Tải bản đầy đủ (.docx) (137 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.14 KB, 137 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÀO TRỌNG ĐẠI

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO
LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THEO ĐỀ ÁN 1956 TẠI
THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60.34.01.02

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Quốc Chỉnh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực
và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và
các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Đào Trọng Đại

i


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
của mình, ngồi sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Nhân dịp này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến:
- Lãnh đạo và các thầy, cô giáo khoa Kế tốn và Quản trị kinh

doanh, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam;
- Thầy giáo TS. Nguyễn Quốc Chỉnh đã trực tiếp hướng dẫn tơi

trong suốt q trình thực hiện luận văn;
- Ban giám hiệu, Ban Giám đốc và các phòng ban của Trường Cao

đẳng nghề kinh tế - kỹ thuật Bắc Ninh, Trường Trung cấp nghề kinh tế kỹ
thuật Bắc Ninh - Liên đoàn lao động Việt Nam, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ
trợ nông dân tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm Dạy nghề thành phố Bắc Ninh;
- Phòng Quản lý Dạy nghề của Sở Lao động - Thương binh xã hội tỉnh Bắc


Ninh;
- Các cơ quan của thành phố Bắc Ninh: UBND thành phố, Phòng

Lao động - thương binh xã hội, Phịng Kinh tế, Hội Nơng dân, Chi cục
Thống kê, phịng tài ngun và mơi trường.
Qua đây tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đối với gia đình và bạn bè
đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Đào Trọng Đại

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................. iii
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục............................................................................................................................................... ii
Danh mục viết tắt......................................................................................................................... vi
Danh mục bảng........................................................................................................................... vii
Danh mục hình.............................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn........................................................................................................................ x

Thesis abstract............................................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................... 3


Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

theo đề án 1956.............................................................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận................................................................................................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản.......................................................................................... 5

2.1.2.

Phân loại và các hình thức đào tạo nghề........................................................ 8

2.1.3.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956....................... 12

2.1.4.

Đánh giá chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn.............21

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn
21

2.2.


Cơ sỏ thực tiễn............................................................................................................ 25

2.2.1.

Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động cho lao động nông thôn ở một số

quốc gia trên thế giới............................................................................................... 25
2.2.2.

Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Việt Nam.....27

2.2.3.

Những bài học kinh nghiệm cho thành phố Bắc Ninh........................... 30

2.2.4.

Một số cơng trình nghiên cứu liên quan........................................................ 31

iii


Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu...................................... 33
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.............................................................................. 33

3.1.1.

Khái quát về thành phố Bắc Ninh...................................................................... 33


3.1.2.

Đặc điểm hệ thống đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956

tại thành phố Bắc Ninh........................................................................................... 39
3.2.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 43

3.2.1.

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.......................................................... 43

3.2.2.

Phương pháp phân tích.......................................................................................... 45

3.2.3.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu..................................................................... 45

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận..................................................................... 47
4.1.

Thực trạng chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956

tại thành phố Bắc Ninh............................................................................................ 47
4.1.1.


Tình hình triển khai tổ chức đào tạo nghề theo đề án 1956................47

4.1.2.

Đánh giá chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở thành phố Bắc

Ninh.................................................................................................................................... 62
4.1.3.

Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 của thành

phố Bắc Ninh................................................................................................................ 72
4.2.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông

thôn trên địa bàn thành phố Bắc Ninh............................................................ 76
4.2.1.

Hệ thống quản lý, cơ chế chính sách về đào tạo nghề......................... 76

4.2.2.

Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý..................................................................... 78

4.2.3.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ đào tạo nghề.......................... 78

4.2.4.


Nguồn kinh phí cho đào tạo nghề...................................................................... 82

4.2.5.

Hình thức, nội dung đào tạo nghề..................................................................... 84

4.3.

Đánh giá chung về chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo

đề án 1956 của thành phố Bắc Ninh trong giai đoạn 2014 - 2016....88
4.3.1.

Những kết quả đạt được........................................................................................ 88

4.3.2.

Những hạn chế tồn tại............................................................................................. 89

4.3.3.

Nguyên nhân của hạn chế..................................................................................... 90

4.4.

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động

nông thôn theo đề án 1956 tại thành phố Bắc Ninh................................ 91


iv


4.4.1.

Quan điểm, định hướng và mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn

tại thành phố Bắc Ninh........................................................................................... 91
4.4.2.

Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao

động nông thôn tại thành phố Bắc Ninh....................................................... 93
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 99
5.1.

Kết luận............................................................................................................................ 99

5.2.

Kiến nghị....................................................................................................................... 100

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 102
Phụ lục........................................................................................................................................... 104

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt



Cao đẳng

CN – TTCN

Cơng nghiệp – Tiểu thủ cơng nghiệp

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại

CNSX

Công nghiệp sản xuất

DN

Doanh nghiệp

ĐH

Đại học

ĐTN


Đào tạo nghề

HĐND

Hội đồng nhân dân

KCN – CCN

Khu công nghiệp - Cụm công nghiệp

LĐNT

Lao động nông thôn

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TBXH

Thương binh xã hội

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

TTDN

Trung tâm dạy nghề


UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của thành phố Bắc
Ninh qua từ năm 2001 đến 2016................................................................. 35
Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế của thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2016. .36
Bảng 3.3. Dân số thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2014 – 2016.......................... 37
Bảng 3.4. Cơ cấu lao động của thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2016
38

Bảng 3.5. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn thành phố Bắc Ninh giai
đoạn 2014 – 2016................................................................................................ 39
Bảng 3.6. Danh sách các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 41
Bảng 3.7. Tổng hợp số lượng ngành nghề và lao động tại các cơ sở dạy nghề
trên địa bàn thành phố.................................................................................... 42
Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả thực hiện đề án 1956 tại thành phố Bắc Ninh
42

Bảng 3.9. Đối tượng và số lượng mẫu điều tra....................................................... 45
Bảng 4.1.

Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề cho người lao động của thành

phố Bắc Ninh........................................................................................................ 48
Bảng 4.2. Nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

năm 2016................................................................................................................. 49
Bảng 4.3. Tình hình thực hiện thí điểm các mơ hình dạy nghề theo thời gian
giai đoạn 2014 - 2016........................................................................................ 51
Bảng 4.4. Tình hình thực hiện thí điểm các mơ hình dạy nghề theo ngành nghề
giai đoạn 2014 – 2016....................................................................................... 52
Bảng 4.5. Ý kiến đánh giá của CBGV tại các cơ sở ĐTN về cơ sở vật chất phục
vụ đào tạo nghề................................................................................................... 53
Bảng 4.6. Kế hoạch triển khai hoạt động phát triển chương trình, giáo trình dạy
nghề 54
Bảng 4.7. Kết quả thực hiện hoạt động phát triển chương trình, giáo trình dạy
nghề........................................................................................................................... 55
Bảng 4.8.

Số lượng cán bộ, giáo viên tham gia dạy nghề của các cơ sở ĐTN trên

địa bàn thành phố Bắc Ninh đến năm 2016.......................................... 56
Bảng 4.9. Số lượng lao động nông thôn thuộc nhóm đối tượng đã qua đào tạo
nghề giai đoạn 2014 - 2016............................................................................ 57

vii


Bảng 4.10. Đánh giá của giáo viên về tỷ lệ người học đạt được các mức độ kiến
thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp trong quá trình đào tạo nghề 59

Bảng 4.11. Tình hình kiểm định chất lượng của các cơ sở dạy nghề ...........62
Bảng 4.12. Cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 2014-2016
65

Bảng 4.13. Ý kiến đánh giá của các cơ sở đào tạo nghề về chương trình, giáo

trình dạy nghề.

66

Bảng 4.14. Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của lao động qua đào tạo 67
Bảng 4.15. Đánh giá của lao động đã và đang được đào tạo của Đề án 1956 về
chương trình, giáo trình dạy nghề

68

Bảng 4.16. Đánh giá của người lao động đã và đang được đào tạo theo Đề án
1956 về tác dụng của học nghề 69
Bảng 4.17. Đánh giá của lao động đã và đang được đào tạo theo Đề án 1956 về
hoạt động đào tạo nghề của thành phố Bắc Ninh.............................. 70
Bảng 4.18. Ý kiến đánh giá của người lao động đã và đang được đào tạo theo đề
án 1956 về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo nghề

71

Bảng 4.19. Kết quả đào tạo nghề theo đề án 1956 tại thành phố Bắc Ninh giai
đoạn 2014 - 2016................................................................................................. 73
Bảng 4.20. Kết quả tập huấn kỹ thuật cho nông dân do Hội Nông dân thành phố
Bắc Ninh tổ chức 75
Bảng 4.21. Cơ sở vật chất kỹ thuật của một số cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành
phố Bắc Ninh năm 2016 80
Bảng 4.22. Ccơ sở vật chất của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố Bắc
Ninh giai đoạn 2014-2016 81
Bảng 4.23. Kinh phí đào tạo nghề trên thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2014-201683
Bảng 4.24. Số lượng học viên được đào tạo trên địa bàn thành phố Bắc Ninh giai
đoạn 2014 -2016.................................................................................................. 84

Bảng 4.25. Số lượng học viên theo nhóm nghề nơng nghiệp, phi nông nghiệp
trên địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2014 – 2016...............87
Bảng 4.26. Mục tiêu đào tạo nghề cho người lao động nông thôn đến năm 2020
93

Bảng 4.27. Số lượng lao động và các ngành, nghề tập trung đào tạo..........93

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính thành phố Bắc Ninh.................................................. 33
Hình 3.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của thành phố
Bắc Ninh

35

Hình 4.1. Đánh giá kết quả học tập của lao động nông thôn theo đề án 1956 của
thành phố Bắc Ninh............................................................................................ 64

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Đào Trọng Đại
Tên luận văn: “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
theo Đề án 1956 tại Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh”.
Ngành: Quản trị Kinh doanh


Mã số: 60.34.01.02

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và chỉ rõ yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 tại địa bàn thành phố
Bắc Ninh - tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng
đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.

Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:
+ Phương pháp thu thập tài liệu:
Thu thập số liệu thứ cấp: về hoạt động ĐTN cho nông dân được thu thập từ
qua sách, báo, tạp chí, niên giám thống kê, báo cáo của các Bộ như: Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn, Bộ Lao động thương binh - xã hội, Đề án ĐTN của UBND
tỉnh Bắc Ninh, sở Lao động TB-XH Bắc Ninh, UBND thành phố Bắc Ninh, Chi cục
thống kê thành phố, phòng Lao động TB-XH thành phố Bắc Ninh, Trường Cao đẳng
nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh, Trường Trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật Bắc ninh Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ Nông dân tỉnh Bắc
Ninh, Trung tâm dạy nghề Thành phố Bắc Ninh sẽ được tổng hợp và hệ thống hóa.

Thu thập tài liệu sơ cấp: Các số liệu mới liên quan đến thực trạng hoạt
động đào tạo nghề, việc triển khai chính sách phát triển ĐTN cho nông dân được
thu thập bằng phương pháp khảo sát các nhóm đối tượng lao động hiện đang
sinh sống ở nông thôn, học viên học nghề đang làm việc tại cơ sở sản xuất,
phỏng vấn, trao đổi với các cán bộ làm công tác quản lý đào tạo nghề, chính
quyền địa phương, giáo viên tại các cơ sở đào tạo nghề, lãnh đạo cơ sở ĐTN cho
nông dân trên địa bàn thành phố để làm rõ chất lượng đào tạo nghề .
+ Phương pháp phân tích số liệu: phương pháp thống kê mô tả;

phương pháp so sánh đối chiếu


x


Kết quả chính và kết luận
+ Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đào tạo nghề

cho lao động nông thôn và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào
tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956
+ Thực trạng việc thực hiện đề án 1956 tại thành phố Bắc Ninh; đánh giá chất lượng
đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Bắc Ninh; những kết quả đạt
được và những hạn chế, tồn tại, những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, những nhân tố
ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề theo đề án 1956 tại thành phố Bắc Ninh

Những hạn chế trong đào tạo nghề
- Một số văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý chun mơn Bộ, ngành đơi
khi cịn chưa kịp thời, chưa có các chỉ tiêu, giải pháp cụ thể; Việc phê duyệt định mức
chi phí đào tạo nghề cho từng nghề cụ thể của tỉnh cịn chậm, nguồn kinh phí đào tạo
nghề cho nơng dân cịn thấp, phân bổ khơng đủ đáp ứng yêu cầu dẫn đến khó khăn khi
tổ chức các lớp đào tạo nghề; Các điều kiện đảm bảo cho đào tạo nghề cịn gặp nhiều
khó khăn; Do quá trình khảo sát, nắm bắt nhu cầu học nghề còn chưa sát với thực tế,
chưa phù hợp với điều kiện của người học, chưa gắn chặt với kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, chất lượng
nguồn nhân lực chưa theo kịp yêu cầu của sự phát triển cơng nghiệp, tính kỷ luật,
chun nghiệp của người lao động chưa cao; Nhu cầu học nghề của nông dân trên địa
bàn đăng ký học nghề manh mún, phân tán, khó khăn trong việc lựa chọn mở lớp cho
phù hợp. Số lượng người lao động chưa qua đào tạo nghề, có nhu cầu học nghề để
chuyển đổi nghề nghiệp tăng nhanh, song người lao động chưa thực sự chủ động trong
việc học nghề. Lao động sau khi học nghề gặp khó khăn về vốn để mở rộng sản xuất.
Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố
Bắc Ninh cần thực hiện các giải pháp sau: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và tư vấn học

nghề; Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề của các cơ sở dạy nghề; Phát triển đội
ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; Phát triển, đổi mới nội dung chương trình đào tạo;
Hồn thiện hệ thống chính sách đào tạo và công tác tổ chức đào tạo nghề.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Đào Trọng Đại
Thesis title: Improving the quality of vocational tranining fof rural
labour under project 1956 in Bac Ninh city, Bac Ninh province
Major: Business Administration

Code: 60.34.01.02

Educational organization: Vietnam National University of
Agriculture (VNUA) Research Objectives
Study the theoretical basis, evaluate the situation and identify the factors
affecting the quality of vocational training for rural labour under Project 1956 in Bac
Ninh city, Bac Ninh province. On that basis, we propose some solutions to improve
the quality of vocational training for rural labour in the city in the coming time.

Materials an Methods
+ Method of document collection:
Secondary data collection: on MSM activities for farmers was collected from
books, newspapers, magazines, statistical yearbook and reports from ministries such as
Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Labor Invalids and Social
Affairs, Bac Ninh Province People's Committee MSM Bac Ninh, Bac Ninh Department of
Labor, Invalids and Social Affairs, People's Committee of Bac Ninh City, City Statistics
Office, Bac Ninh City Department of Labor, Invalids and Social Affairs Bac Ninh Bac Ninh

Vocational Technical College Bac Ninh Vocational Technical College Bac Ninh Vocational
Training College Bac Ninh Vocational Training Center Bac Ninh City Vocational Training
Center will be synthesized and systematized.
Primary data collection: New data related to the current situation of vocational
training activities, the implementation of policies for homosexual MSM development were
collected by surveying the current labor force live in the countryside, trainees are
working at production facilities, interviews and exchanges with managers of vocational
training, local authorities, teachers at vocational training institutions , leaders of MSM
facilities for farmers in the city to clarify the quality of vocational training.

+ Method of data analysis: descriptive statistical method;

comparative comparison method.
Main findings and conclusions
+ Theoretical and practical basis for improving the quality of

vocational training for rural workers and factors affecting the quality of
vocational training for rural labour under scheme 1956

xii


+ Actual implementation of the 1956 project in Bac Ninh city; evaluate the
quality of vocational training for rural workers in Bac Ninh city; Achievements
and limitations, persistence, causes of shortcomings, factors affecting the
quality of vocational training under the 1956 scheme in Bac Ninh city.

Limitations in vocational training
- A number of guiding documents of the specialized management agencies of
ministries and branches are sometimes not timely, there are no specific targets and

solutions; The approval of vocational training cost norms for specific trades in the
province is still slow, the funding source for vocational training for farmers is still low
and the allocations are inadequate to meet the requirements leading to difficulties in
organizing training courses. job creation; The conditions to ensure vocational training
are difficult; Due to the process of surveying and grasping the demand for vocational
training is not close to the reality, it is not suitable with the conditions of the learner, not
attached to the local socio-economic development plan and the need to use it. the labor
force of enterprises, the quality of human resources has not kept up with the
requirements of industrial development, disciplined and professional workers are not
high; The demand for apprenticeship of farmers in the area registered scattered training,
scattered, difficulty in choosing the appropriate class. The number of laborers who have
not yet received vocational training and who want to learn careers to change their
careers has increased sharply, but the laborers are not really active in vocational
training. Laborers after apprenticeship have difficulty in capital to expand production.
In order to improve the quality of vocational training for rural labour in Bac Ninh
city, the following measures should be implemented: Propaganda, awareness raising and
vocational training counseling; To invest in material foundations and vocational training
equipment of vocational training institutions; To develop the contingent of teachers and
vocational managers; To develop and renovate the contents of training programs;
Improve the system of training policies and job training.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất nước ta đang trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,
HĐH) mạnh mẽ, q trình chuyển dịch cơ cấu lao động cũng theo đó mà thay đổi
theo hướng tích cực. Những chính sách thu hút đầu tư đang ngày càng được
hồn thiện, theo đó là hàng loạt diện tích đất nơng nghiệp bị chuyển đổi mục

đích sử dụng thành đất công nghiệp và dịch vụ. Các khu công nghiệp và đô thị
được hiện ra cũng là thời điểm người nơng dân khơng cịn đất canh tác. Từ đây,
vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn được chú trọng hơn bao giờ hết.
Bởi lẽ, chỉ khi chất lượng nguồn lao động nơng thơn được cải thiện thì nguồn
lao động mới có thể đáp ứng được yêu cầu của ngành nghề mới, cơng việc mới
nói riêng, và của sự nghiệp CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn nói chung.
Để giải quyết vấn đề cấp bách trên, Đảng và Nhà nước đã có những hành động
cụ thể mang tính tích cực. Ngày 05/8/2008 Ban chấp hành Trung ương Đảng ban
hành Nghị quyết số 26/2008/NQ-TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Nghị
quyết Tam nông). Nghị quyết này đã tạo hành lang pháp lý quan trọng để công tác
đào tạo nghề cho lao động nông thôn được triển khai ở nhiều nơi. Ngày 28/10/2008,
Chính phủ ra Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về "Chương trình hành động của Chính
phủ", trong đó có nêu mục tiêu: "Tập trung đào tạo nguồn nhân lực

ở nông thôn, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và
dịch vụ, giải quyết việc làm nhằm nâng cao thu nhập một bước cho người nông
dân". Một trong những nhiệm vụ chủ yếu trong Chương trình hành động của
Chính phủ là: "Xây dựng Chương trình quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực nông
thôn. Tập trung xây dựng kế hoạch và giải pháp đào tạo cho bộ phận con em
nơng dân đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp, thủ công
nghiệp và dịch vụ; chuyển nghề; bộ phận nơng dân cịn tiếp tục sản xuất nông
nghiệp về kiến thức và kỹ năng để thực hành sản xuất nông nghiệp hiện đại”.
Để cụ thể hóa chủ trương trên, ngày 27 tháng 11 năm 2009 Thủ tướng chính
phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho
lao động nông thôn đến năm 2020 (Đề án 1956) với quan điểm: "Đào tạo nghề cho
lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng và Nhà nước, của các cấp, các ngành và
xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu

1



cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thôn”. Đây là văn
bản quan trọng giúp các địa phương cũng như các bộ ban ngành có cơ
sở để tiến hành đào tạo nghề, nâng cao trình độ cho lao động nông thôn.
Bắc Ninh là thành phố trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế của tỉnh
Bắc Ninh, những năm qua tiến trình CNH - HĐH trên địa bàn thành phố
diễn ra mạnh mẽ, nhiều khu công nghiệp - cụm công nghiệp được đầu tư
xây dựng. Song song với tốc độ đơ thị hóa, một bộ phận khơng nhỏ
người lao động bị thu hồi đất canh tác, đòi hỏi cần phải chuyển đổi sang
các nghề khác tại nông thôn hoặc trở thành lao động công nghiệp.
Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề ở Thành phố Bắc Ninh đã đạt
được những kết quả nhất định kể cả về quy mô và chất lượng đào tạo, song vẫn tồn
tại sự mất cân đối giữa đào tạo công nhân với đào tạo cán bộ trung cấp, cao đẳng và
đại học, tình trạng thừa thầy thiếu thợ khá phổ biến. Hơn nữa, đào tạo nghề chưa
thích ứng với thị trường lao động, nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu phát triển
của các khu công nghiệp cả về số lượng và chất lượng. Vấn đề nâng cao chất lượng
đào tạo nghề cho người lao động góp phần giải quyết cơng ăn việc làm, chuyển dịch
cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động ngành nghề
và phi nơng nghiệp. Trong q trình đào tạo nghề cho lao động nơng thơn, Thành
phố Bắc Ninh gặp phải khơng ít khó khăn như năng lực của một số cơ sở dạy nghề
của thành phố còn thấp, chất lượng đào tạo chưa cao, đội ngũ giáo viên còn thiếu,
cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và thực hành chưa đảm bảo, hình thức, nội
dung đào tạo cịn chưa được phong phú, đa dạng, chưa tạo ra sức hút lớn cho
người lao động. Thực tế địi hỏi phải có giải pháp phát triển, nâng cao được chất
lượng đào tạo nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng, là điều kiện để thực
hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố, đây là nhân tố cơ
bản góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy q trình CNH-HĐH nơng nghiệp,
nơng thơn của Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra
những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
tỉnh Bắc Ninh nói chung và thành phố Bắc Ninh nói riêng, là rất cần thiết và quan

trọng.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu Đề tài:
“Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề
án 1956 tại Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh”.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và chỉ rõ yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề
án 1956 tại địa bàn thành phố Bắc Ninh - tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở đó,
đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao
động nông thôn trên địa bàn thành phố trong thời gian tới .

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo

nghề và chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Đánh giá thực trạng và chỉ rõ yếu tố ảnh hưởng đến chất

lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 tại
Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua.
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động
nông thôn trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh - tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới.

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

1.3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng đào tạo nghề
cho lao động nông thôn theo Đề án 1956.
1.3.1.2. Đối tượng điều tra, khảo sát.
- Học viên đã và đamg tham gia học nghề theo đề án 1956 tại

điểm nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh - tỉnh Bắc Ninh;
- Quản lý, giáo viên tham gia đào tạo nghề nông nghiệp và phi

nông nghiệp trên địa bàn thành phố;
- Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sử dụng lao động đã được Đào tạo nghề
và các đối tượng liên quan trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh - tỉnh Bắc Ninh.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 và nâng cao chất lượng
đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 tại thành phố Bắc Ninh.

3


1.3.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu tại Thành phố Bắc Ninh - tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2014 đến 2016, số liệu

sơ cấp được tập trung thu thập vào năm 2016 và 2017. Các giải pháp
áp dụng cho giai đoạn 2018-2020.

4



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO
LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THEO ĐỀ ÁN 1956.
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
a. Khái niệm về lao động
Theo khái niệm của Liên hợp quốc thì: “Lao động là tổng thể sức
dự trữ, những tiềm năng, những lực lượng thể hiện sức mạnh và sự
tác động của con người vào cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội”.
Hay theo Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) thì: “Lực lượng lao động là
một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định, thực tế có tham gia lao động và
những người khơng có việc làm đang tích cực tìm kiếm việc làm”.

Thực tế trong từng thời kỳ, và ở mỗi một nước trên thế giới quy định
độ tuổi lao động khác nhau. Ở nước ta, theo bộ Luật lao động, độ tuổi lao
động được quy định đối với nam từ 15 tuổi đến 60 tuổi, đối với nữ từ 15
tuổi đến 55 tuổi. Dù hiểu theo khái niệm nào thì chung nhất có thể hiểu:
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật
chất tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình.

b. Khái niệm về lao động nông thôn
Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động
và hoạt động trong hệ thống kinh tế nông thôn.
Lao động nông thôn là những người dân khơng phân biệt giới tính, tổ chức, cá
nhân sinh sống ở vùng nơng thơn, có độ tuổi từ 15 trở lên, hoạt động sản xuất

ở nông thôn. Trong đó bao gồm những người đủ các yếu tố về thể chất, tâm sinh lý
trong độ tuổi lao động theo quy định của Luật lao động và những người ngồi độ

tuổi lao động có khả năng tham gia sản xuất, trong một thời gian nhất định họ hồn
thành cơng việc với kết quả đạt được một cách tốt nhất. (Chính phủ, 2012)

c. Khái niệm về đào tạo
Đào tạo được hiểu là q trình hoạt động có mục đích, có tổ chức,
nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo, thái độ,…để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề
cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng xuất và hiệu quả.

5


Đào tạo được thực hiện bởi các loại hình tổ chức chuyên ngành
nhằm thay đổi hành vi và thái độ làm việc của con người, tạo cho họ
khả năng đáp ứng tiêu chuẩn và hiệu quả của công việc chuyên môn.

d. Khái niệm đào tạo nghề
Đào tạo nghề là những hoạt động giúp cho người học có được các kiến
thức về lý thuyết và kỹ năng thực hành một số nghề nào đó sau một thời gian
nhất định người học có thể đạt được một trình độ để tự hành nghề, tìm việc làm
hoặc tiếp tục học tập nâng cao tay nghề theo những chuẩn mực mới.

Đào tạo nghề phục vụ cho mục tiêu kinh tế - xã hội, trước hết là phương
hướng phân công lao động mới, tạo cơ hội cho mọi người đều được học tập
nghề nghiệp để dễ dàng tìm kiếm việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.

e. Khái niệm đào tạo nghề cho lao động nơng thơn
Kết hợp từ những khái niệm đã trình bày ở trên, chúng tôi xin đưa ra
khái niệm về đào tạo nghề cho lao động nông thôn như sau: "Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn là hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm

truyền đạt những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của một nghề nào đó cho
người lao động ở khu vực nơng thơn, từ đó tạo ra năng lực cho người lao
động đó có thể thực hiện thành công nghề đã được đào tạo”.

2.1.1.2. Chất lượng đào tạo nghề
a. Khái niệm về chất lượng
Chất lượng là một khái niệm tương đối trừu tượng, cùng với sự phát triển
của xã hội, khái niệm chất lượng cũng có những thay đổi đáng kể. Trước đây,
người ta coi chất lượng là một khái niệm “tĩnh” với tiêu chuẩn chất lượng được
coi là cố định và tồn tại trong một thời gian dài. Ngày nay, khái niệm chất lượng
không được gắn với một tiêu chuẩn cố định nào đó, mà “chất lượng là một hành
trình, khơng phải là một điểm dừng cuối cùng mà ta đi tới”. Đây là quan niệm
“động” về chất lượng, trong đó chất lượng được xác định bởi người sử dụng
sản phẩm - dịch vụ hay trong nền kinh tế thị trường còn gọi là khách hàng.
Khách hàng cảm thấy thoả mãn khi sử dụng sản phẩm - dịch vụ có nghĩa là sản
phẩm - dịch vụ đó có chất lượng. (Bộ Giáo dục và đào tạo, 2007).

Bên cạnh sự thay đổi về thời gian thì từ những cách tiếp cận
khác nhau cũng dẫn đến những khái niệm khác nhau về chất lượng.
Có một số khái niệm tiêu biểu về chất lượng như:

6


“Chất lượng là phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của
sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật phân biệt nó với sự
vật khác, chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật. Chất lượng biểu thị ra
bên ngồi qua các thuộc tính. Nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm
một, gắn bó với sự vật như một tổng thể bao quát tồn bộ sự vật và khơng tách
rời khỏi sự vật. Sự vật khi vẫn cịn là bản thân nó thì khơng thể mất đi chất

lượng của nó. Sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật. Về căn
bản, chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn với tính qui định về số lượng của
nó và khơng thể tồn tại ngồi tính qui định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự
thống nhất giữa số lượng và chất lượng” (Hoàng Phê, 2005).

“Chất lượng là mức độ mà một tập hợp các đặc trưng vốn có
đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng và những người khác
có quan tâm” (TS Nguyễn Thị Tính, 2012).
Trên đây là các khái niệm chung về chất lượng mà khi xét cho từng đối tượng
cụ thể thì cần xét tới cả những điều kiện lịch sử – cụ thể của đối tượng đó.

b. Khái niệm về chất lượng đào tạo nghề
Chất lượng giáo dục - đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng là
vấn đề cơ bản và là mục tiêu phấn đấu không ngừng của các cấp quản lý
giáo dục - đào tạo cũng như các cơ sở đào tạo trực tiếp. Có nhiều cách hiểu
khác nhau về chất lượng đào tạo nghề với những khía cạnh khác nhau.
Một số nước phương Tây có quan điểm cho rằng "Chất lượng một trường
chuyên nghiệp phụ thuộc vào chất lượng hay số lượng đầu vào của trường đó".
Quan điểm này được gọi là "quan điểm nguồn lực" có nghĩa là: Nguồn lực =
Chất lượng. Theo quan điểm này, một trường nghề tuyển được học sinh giỏi, có
đội ngũ giáo viên giỏi, cán bộ giảng dạy uy tín, có nguồn tài chính cần thiết để
trang bị các phịng thí nghiệm, giảng đường, các thiết bị tốt nhất được xem là
trường có chất lượng cao. (Thomas J. Robbins-Wayned Morryn, 1999).

Cũng có quan điểm cho rằng "đầu ra" của đào tạo nghề có tầm
quan trọng hơn nhiều so với "đầu vào" của q trình đào tạo. "Đầu
ra" chính là sản phẩm của giáo dục nghề nghiệp được thể hiện bằng
mức độ hoàn thành công việc của học sinh, sinh viên tốt nghiệp hay
khả năng cung cấp các hoạt động đào tạo của trường đó.
Một số quan điểm khác lại khẳng định chất lượng đào tạo nghề được quyết


7


định bởi các quá trình hoạt động bên trong, đặc biệt là hệ thống
thông tin và hệ thống các quyết định tối ưu.
“Chất lượng sẽ được đánh giá bằng cách khách hàng xếp hạng tầm
quan trọng của các đặc trưng phẩm chất đối nghịch với tính nhất quán và giá
trị bằng tiền”. Đào tạo nghề sẽ đảm bảo, nâng cao chất lượng nếu thực hiện
tốt các yếu tố như: đáp ứng yêu cầu của khách hàng; tập trung vào con
người và mọi người đóng góp xây dựng tổ chức của mình; có tầm nhìn dài
hạn; quản lý sự thay đổi một cách có hiệu quả; có đổi mới; hữu hiệu; tổ chức
tiếp thị tốt với thị trường. (Bộ Giáo dục và đào tạo, 2014).

Xuất phát từ những khái niệm chung về chất lượng và các quan niệm
về chất lượng đào tạo nghề nêu trên, có thể hiểu chất lượng đào tạo nghề
với những điểm cơ bản như sau: “Chất lượng đào tạo nghề là kết quả tác
động tích cực của tất cả các yếu tố cấu thành hệ thống đào tạo nghề và
q trình đào tạo vận hành trong mơi trường nhất định”.

2.1.2. Phân loại và các hình thức đào tạo nghề
2.1.2.1. Phân loại đào tạo nghề cho lao động nơng thơn
Đối với đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nơng
thơn nói riêng, có rất nhiều cách phân loại đào tạo, tuỳ theo mỗi loại tiêu
thức ta có thể phân loại đào tạo nghề thành các loại hình khác nhau. Dưới
đây là một số tiêu thức phân loại đào tạo nghề. Cụ thể như sau:

a. Phân loại theo trình độ đào tạo
+ Trình độ sơ cấp nghề: trình độ sơ cấp được thực hiện từ ba tháng


đến dưới một năm đối với người có trình độ học vấn, sức khoẻ phù hợp với
nghề cần. Trình độ sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học nghề năng lực
thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số cơng việc của
một nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong
cơng nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt
nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình
độ cao hơn học (theo Luật dạy nghề- Mục 1 chương II).
+ Trình độ trung cấp nghề: nghề trình độ trung cấp nghề được thực hiện từ
một đến hai năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung
học phổ thơng; từ ba đến bốn năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng
tốt nghiệp trung học cơ sở. Đào tạo trình độ trung cấp nghề nhằm trang

8


bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các
cơng việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật,
cơng nghệ vào cơng việc; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ
luật, tác phong cơng nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề
sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học
lên trình độ cao hơn (theo Luật dạy nghề - Mục 2 chương II).
+ Trình độ cao đẳng nghề: trình độ cao đẳng nghề được thực hiện từ

hai đến ba năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp
trung học phổ thông; từ một đến hai năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với
người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề cùng ngành nghề đào tạo. Đào tạo
trình độ cao đẳng nghề nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên
môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm
việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng
kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp

trong thực tế; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong
cơng nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt
nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình
độ cao hơn (theo Luật dạy nghề-Mục 3 chương II).
b. Phân theo nghề đào tạo đối với người học
+ Đào tạo mới: Là loại hình đào tạo nghề áp dụng cho những người chưa
có nghề (đào tạo mới là để đáp ứng yêu cầu tăng thêm lao động có nghề).
+ Đào tạo lại: Là q trình đào tạo nghề áp dụng với những người

đã có nghề song vì lý do nào đó, nghề của họ khơng cịn phù hợp nữa.
+ Đào tạo nâng cao: Là quá trình bồi dưỡng nâng cao kiến

thức và kinh nghiệm làm việc để người lao động có thể đảm nhận
được những cơng việc phức tạp hơn.
c. Phân theo nguồn kinh phí
+ Hình thức hỗ trợ tồn bộ kinh phí: Hình thức này được triển khai cho các
đối tượng được bảo trợ xã hội như dạy nghề cho người khuyết tật, dạy nghề
cho người sau cai nghiện… Ngoài ra, một bộ phận đối tượng là nơng dân cũng
được tham gia học nghề miễn phí theo các dự án, các chương trình.
+ Hình thức hỗ trợ một phần kinh phí: Hiện nay, đối với học nghề dài hạn,
đối tượng học nghề được hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách nhà nước theo

9


quy định, cịn lại người học phải đóng một phần kinh phí.
+ Hình thức đóng tồn bộ kinh phí: Hình thức này yêu cầu

người có nhu cầu học nghề phải đóng tồn bộ phần kinh phí.
2.1.2.2. Hình thức đào tạo nghề cho lao động nơng thơn

Đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nơng thơn
nói riêng cần có các hình thức đào tạo phù hợp với các đối tượng, phù
hợp với tình hình thực tế của địa phương. Tuy nhiên, về cơ bản đào
tạo nghề hiện nay thường áp dụng một số hình thức chính sau đây:

- Đào tạo nghề chính quy
Theo quy định của Luật dạy nghề, đào tạo nghề chính quy được thực
hiện với các chương trình sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề
tại các cơ sở dạy nghề theo các khố học tập trung và liên tục. Có thể
hiểu đào tạo nghề chính quy là loại hình đào tạo tập trung tại các trung
tâm dạy nghề, các trường nghề với quy mô đào tạo tương đối lớn, chủ
yếu là đào tạo các cơng nhân kỹ thuật có trình độ lành nghề cao.
Ưu điểm cơ bản của hình thức đào tạo này là: Học sinh được học một cách có
hệ thống từ đơn giản đến phức tạp, từ lý thuyết đến thực hành, tạo điều kiện cho
học sinh tiếp thu kiến thức nhanh chóng và dễ dàng; Đào tạo tương đối tồn diện cả
lý thuyết lẫn thực hành. Với hình thức đào tạo chính quy, sau khi đào tạo, học viên
có thể chủ động, độc lập giải quyết cơng việc, có khả năng đảm nhận các công việc
tương đối phức tạp, địi hỏi trình độ lành nghề cao. Cùng với sự phát triển của sản
xuất và tiến bộ của khoa học kỹ thuật, hình thức đào tạo này ngày càng giữ vai trị
quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ cơng nhân kỹ thuật.
Tuy nhiên, đào tạo chính quy cũng có nhược điểm là: Thời gian đào tạo tương
đối dài; Đòi hỏi phải đầu tư lớn để đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên,
các cán bộ quản lý… nên kinh phí đào tạo cho một học viên là rất lớn.

- Đào tạo nghề tại nơi làm việc (đào tạo trong công việc)
Đào tạo nghề tại nơi làm việc là hình thức đào tạo trực tiếp, trong đó người
học sẽ được dạy những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực
tế thực hiện công việc và thường là dưới sự hướng dẫn của những người lao động
có trình độ cao hơn. Hình thức đào tạo này thiên về thực hành ngay trong quá trình
sản xuất và thường là do các doanh nghiệp (hoặc các cá nhân sản xuất) tự tổ chức.


10


Hình thức đào tạo tại nơi làm việc có nhiều ưu điểm như: Có khả năng
đào tạo nhiều người cùng một lúc ở tất cả các doanh nghiệp, phân xưởng;
Thời gian đào tạo ngắn; Khơng địi hỏi điều kiện về trường lớp, giáo viên
chuyên trách, bộ máy quản lý, thiết bị học tập riêng… nên tiết kiệm chi phí
đào tạo; Trong q trình học tập, người học cịn được trực tiếp tham gia vào
quá trình lao động, điều này giúp họ có thể nắm chắc kỹ năng lao động.

Nhược điểm cơ bản của đào tạo tại nơi làm việc là: Việc truyền đạt
và tiếp thu kiến thức khơng có tính hệ thống; Người dạy khơng có nghiệp
vụ sư phạm nên hạn chế trong quá trình hướng dẫn, việc tổ chức dạy lý
thuyết gặp nhiều khó khăn… nên kết quả học tập cịn hạn chế; Học viên
khơng chỉ học những phương pháp tiên tiến mà cịn có thể bắt chước cả
những thói quen khơng tốt của người hướng dẫn. Vì vậy, hình thức đào
tạo này chỉ phù hợp với những cơng việc địi hỏi trình độ khơng cao.

- Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp
Đây là hình thức đào tạo theo chương trình gồm hai phần lý thuyết
và thực hành. Phần lý thuyết được giảng tập trung do các kỹ sư, cán bộ
kỹ thuật phụ trách. Cịn phần thực hành thì được tiến hành ở các xưởng
thực tập do các kỹ sư hoặc cơng nhân lành nghề hướng dẫn. Hình thức
đào tạo này chủ yếu áp dụng để đào tạo cho những nghề phức tạp, địi
hỏi có sự hiểu biết rộng về lý thuyết và độ thành thục cao.

Ưu điểm nổi bật của các lớp cạnh doanh nghiệp là: Dạy lý thuyết
tương đối có hệ thống, đồng thời học viên lại được trực tiếp tham gia
lao động ở các phân xưởng, tạo điều kiện cho họ nắm vững nghề; Bộ

máy đào tạo gọn, chi phí đào tạo khơng lớn. Tuy nhiên, hình thức đào
tạo này chỉ áp dụng được ở những doanh nghiệp tương đối lớn và chỉ
đào tạo cho các doanh nghiệp cùng ngành có tính chất giống nhau.

- Đào tạo nghề kết hợp tại trường và doanh nghiệp
Hình thức đào tạo nghề kết hợp tại trường và doanh nghiệp được
áp dụng khá rộng rãi trên thế giới nhưng mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam
trong những năm gần đây và cịn có nhiều cách hiểu khác nhau. Có thể
hiểu “đào tạo nghề kết hợp tại trường và doanh nghiệp là hình thức
đào tạo dựa trên hệ thống dạy và học có hai chỗ học, sự tích hợp chức
năng của hai chỗ học tạo thành chức năng chung của hệ thống”.

11


×