Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê và thu hồi đất giai đoạn 2010 2015 tại huyện hoài đức, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 112 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TỪ THỊ KIM NGỌC

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIAO
ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT VÀ THU HỒI ĐẤT
GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 TẠI HUYỆN HOÀI
ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

GVC.TS. Trần Trọng Phương

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của bản thân, do tôi trực
tiếp thực hiện. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và
trung thực, chưa có người nào cơng bố trước đó./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn


Từ Thị Kim Ngọc

i


LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập và nghiên cứu, đến nay tơi đã hồn thành luận văn Thạc sỹ
chun ngành Quản lý đất đai với đề tài: “Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho
thuê đất và thu hồi đất giai đoạn 2010 - 2015 tại huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội”.

Trước tiên, tôi xin được chân thành cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo GVC.TS.
Trần Trọng Phương, là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
tôi nghiên cứu đề tài và hồn thiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cơ giáo khoa
Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của UBND huyện Hồi
Đức, Phịng Tài ngun và mơi trường huyện Hồi Đức, Văn phịng Đăng ký đất đai
Hà Nội-chi nhánh huyện Hoài Đức, Ban Quản lý Đào tạo-Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài.
Trân trọng cảm ơn các cơ quan ban ngành, chính quyền và nhân dân địa phương,
nơi tôi tiến hành điều tra nghiên cứu đã tận tình giúp đỡ tơi để tơi hồn thành luận văn.

Trân trọng cảm ơn đối với tất cả tập thể, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã
giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Từ Thị Kim Ngọc


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... vi
Danh mục bảng......................................................................................................................... vii
Danh mục hình........................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn..................................................................................................................... ix
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu......................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu.................................................................................................. 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................ 3

Phần 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu........................................................................ 4

2.1.

Cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý của công tác giao đất, cho thuê đất và thu

hồi đất............................................................................................................................ 4
2.1.1.

Cơ sở lý luận của công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất ......................... 4

2.1.2.

Căn cứ pháp lý của giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất ...................................... 8

2.2.

Một số quy định về giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất ................................... 11

2.2.1.

Căn cứ giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất......................................................... 11

2.2.2.

Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất............................................... 11

2.2.3.

Các hình thức giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất............................................. 13

2.2.4.


Hạn mức và thời hạn giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất ................................ 13

2.2.5.

Nghĩa vụ tài chính..................................................................................................... 16

2.2.6.

Trình tự, thủ tục thu hồi, giao đất, cho thuê đất................................................... 18

2.2.7.

Quyền và nghĩa vụ của người được nhà nước giao đất, cho thuê đất và
thu hồi đất.................................................................................................................. 20

2.3.

Kết quả giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất cả nước và thành phố Hà Nội. .22

2.3.1.

Kết quả giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất cả nước ........................................ 22

2.3.2.

Kết quả giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất tại Thành phố Hà Nội ................28

iii



Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 32
3.1.

Địa điểm nghiên cứu................................................................................................. 32

3.2.

Thời gian nghiên cứu................................................................................................ 32

3.1.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 32

3.4.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 32

3.4.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hoài Đức có ảnh

hưởng đến cơng tác giao đất, cho th đất, thu hồi đất...................................... 32
3.4.2.

Tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Hồi Đức...................................... 32

3.4.3.

Đánh giá thực trạng cơng tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất tại

huyện Hoài Đức giai đoạn 2010 - 2015................................................................ 32

3.4.4.

Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác giao đất, cho thuê

đất, thu hồi đất tại Hoài Đức................................................................................... 32
3.5.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 33

3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu.................................................................... 33

3.5.2.

Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu............................................... 33

3.5.3.

Phương pháp so sánh................................................................................................ 34

3.5.4.

Phương pháp minh hoạ bằng đồ thị........................................................................ 34

Phần 4. Kết quả và thảo luận.............................................................................................. 35
4.1.


Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến công tác giao đất,
cho thuê đất và thu hồi đất huyện Hoài Đức........................................................ 35

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên..................................................................................................... 35

4.1.2.

Các nguồn tài nguyên............................................................................................... 37

4.1.3.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.................................................................... 39

4.1.4.

Dân số, lao động, việc làm và thu nhập................................................................. 46

4.1.5.

Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư .................................................... 47

4.1.6.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội......................................... 50

4.2.

Tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Hồi Đức...................................... 51


4.2.1.

Tình hình quản lý đất đai huyện Hoài Đức giai đoạn 2010 - 2015 ................... 51

4.2.2.

Hiện trạng sử dụng đất Huyện Hoài Đức năm 2015........................................... 54

4.2.3.

Đánh giá chung về tình hình quản lý sử dụng đất đai tại huyện Hoài Đức .....57

4.3.

Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa

bàn huyện Hoài Đức giai đoạn 2010 - 2015......................................................... 58

iv


4.3.1.

Căn cứ để huyện Hồi Đức thực hiện cơng tác giao đất, cho thuê đất, thu

hồi đất giai đoạn 2010-2015

58


4.3.2.

Tình hình giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Hồi Đức .........................59

4.3.3.

Tình hình thu hồi đất trên địa bàn huyện Hồi Đức............................................ 71

4.3.4.

Đánh giá chung về cơng tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất huyện
Hoài Đức

4.4.

73

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác giao đất, cho thuê đất,
thu hồi đất trên địa bàn Hoài Đức

76

4.4.1.

Giải pháp cho công tác giao đất, cho thuê đất...................................................... 76

4.4.2.

Giải pháp cho công tác thu hồi đất......................................................................... 77


Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 79
5.1.

Kết luận....................................................................................................................... 79

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 80

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 81
Phụ lục....................................................................................................................................... 84

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CN

Cơng nghiệp

CNH-HĐH


Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CP

Chính phủ

CT

Chỉ thị

DV

Dịch vụ

GCN

Giấy chứng nhận

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HĐND

Hội đồng nhân dân


KH

Kế hoạch

NQ

Nghị quyết

NN

Nhà nước

QH

Quốc hội



Quyết định

SDĐ

Sử dụng đất

TC

Tổ chức

TCKT


Tổ chức kinh tế

TM

Thương mại

TT

Thông tư

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Hiện trạng diện tíc

Bảng 2.2.

Hiện trạng sử dụn

nước năm 2014 ....
Bảng 2.3.


Tình hình giao đất

Bảng 2.4.

Hiện trạng sử dụn

Bảng 4.1 .

Một số chỉ tiêu của

Bảng 4.2.

Giá trị sản xuất và

- 2015 ..................
Bảng 4.3.

Cơ cấu các ngành

Bảng 4.4.

Tốc độ tăng trưởn

đoạn 2010-2015 ..
Bảng 4.5.

Giá trị sản xuất cô

Bảng 4.6.


Một số chỉ tiêu ng

Bảng 4.7.

Các khoản thu từ đ

Bảng 4.8.

Diện tích các loại

Bảng 4.9.

Biến động các loạ

Bảng 4.10. Bảng hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo
mục đích sử dụng
Bảng 4.11. Hiện trạng sử dụng đất của các loại hình sử dụng .......................................
Bảng 4.12. Tình hình giao đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ............................
Bảng 4.13. Tình hình thuê đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ............................
Bảng 4.14. Kết quả cấp GCNQSDĐ của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ..................
Bảng 4.15. Tình hình sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà
nước giao đất cho
Bảng 4.16. Tình hình sử dụng đất vào các mục đích khác của các tổ chức, hộ gia

đình cá nhân ........
Bảng 4.17. Diện tích đất đã giao, cho thuê nhưng chưa thực hiện (chậm triển khai) ....
Bảng 4.18. Các dự án chậm thực hiện đề nghị đẩy nhanh tiến độ trên địa bàn

huyện Hoài Đức ..
Bảng 4.19. Các dự án trong và ngoài ngân sách của huyện Hoài Đức ..........................


vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ tổng qt trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất .............19
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Hồi Đức - Thành phố Hà Nội.......................................... 35
Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất năm 2015 huyện Hồi Đức............................................. 54
Hình 4.3. Biến động sử dụng đất năm 2015 so với năm 2010 và 2005 huyện
Hồi Đức............................................................................................................... 57
Hình 4.4. Tỷ lệ diện tích được giao, cho thuê của các tổ chức, hộ gia đình cá
nhân tại huyện Hồi Đức.................................................................................... 62
Hình 4.5. Biểu đồ so sánh các loại hình tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo mục
đích sử dụng......................................................................................................... 67
Hình 4.6. Biểu đồ cơ cấu diện tích chậm triển khai sử dụng khi được giao đất,
cho thuê đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân........................................ 70

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Từ Thị Kim Ngọc
Tên đề tài: “Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi
đất giai đoạn 2010 - 2015 tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội”.
Chuyên ngành: Quản lý Đất đai

Mã số: 62.85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất giai đoạn
2010-2015 tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giao đất, cho
thuê đất và thu hồi đất tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
+

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

Điều tra số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu tại phòng Thống kê huyện Hồi Đức,
phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Hồi Đức,kết quả thanh tra tại Thanh tra
huyện Hoài Đức, Chi cục thuế huyện Hoài Đức.
+

Phương pháp thống kê, tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu;

+

Phương pháp so sánh;

+

Phương pháp minh hoạ bằng đồ thị.

3. KẾT QUẢ CHÍNH VÀ KẾT LUẬN
+
Huyện Hồi Đức là huyện ven đơ, nằm phía Tây thành phố Hà Nội, q
trình phát triển cơng nghiệp - dịch vụ và hình thành các khu đơ thị đã và đang diễn ra
mạnh mẽ, thu hút một lượng lao động lớn. Hồi Đức là địa phương có tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao trong thời gian qua của Thành phố. Đây cũng là nơi có sự chuyển

dịch đất nơng nghiệp sang mục đích phi nơng nghiệp (chủ yếu các khu đô thị; cụm,
điểm công nghiệp; thương mại dịch vụ) mạnh mẽ nhất thời gian qua của thành phố Hà
Nội. Huyện Hồi Đức đã có quy hoạch mở rộng không gian, phát triển năng động thời
gian từ nay đến năm 2020 và sau năm 2030.
+
Hiện trạng sử dụng đất: Tổng diện tích tự nhiên của Huyện Hồi Đức tính đến
ngày 31/12/2015 là 8493,2 ha, trong đó diện tích đất nơng nghiệp là 4582,3 ha, chiếm 54,0
%, diện tích đất phi nông nghiệp là 3882,8 ha; chiếm 45,70 % tổng diện tích tự nhiên, đất
chưa sử dụng cịn 28,1 ha; chiếm 0,30 % tổng diện tích tự nhiên. Huyện có tiềm năng đất
đai, cho phát triển đô thị, dịch vụ chất lượng tốt. Đất đai của huyện đã

ix


được sử dụng tương đối ổn định, việc giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng
đất để phát triển kinh tế, xây dựng công nghiệp và dịch vụ phù hợp với quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất và đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện. Bên cạnh
đó, cơng tác thu hồi đất luôn được Huyện ủy, UBND huyện quan tâm, chỉ đạo sát sao và
đã đạt được những kết quả quan trọng trong công cuộc CNH-HĐH.

+
Kết quả nghiên cứu: Việc giao đất, cho thuê đất và việc sử dụng đất của các
tổ chức, hộ gia đình cá nhân tại huyện Hồi Đức tương đối ổn định. Tổng diện tích các
tổ chức đang sử dụng là 2.737,50 ha, chiếm 32,23% tổng diện tích tự nhiên. Các hộ gia
đình, cá nhân sử dụng là 5755,66 ha chiếm 43,47%. Trong đó diện tích được giao
không thu tiền sử dụng đất là 4861,35 ha chiếm 70,05% diện tích được giao, diện tích
giao có thu tiền sử dụng đất là 1287,98 chiếm 29,95% diện tích được giao; Diện tích
cho th là 2343,83 ha, trong đó: diện tích cho thuê đất trả tiền 1 lần là 292,01 ha,
chiếm 12,46 % diện tích cho thuê, diện tích cho thuê đất trả tiền hàng năm là 2051,82
ha chiếm 87,54 % diện tích cho thuê.

Diện tích sử dụng đúng mục đích chiếm 93,56%, về cơ bản chấp hành đúng pháp
luật về đất đai. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đất vẫn cịn một số tổ chức sử dụng đất
khơng đúng mục đích sử dụng đất, như: cho thuê, cho mượn và chậm đầu tư xây dựng dự
án... Việc chấp hành pháp luật đất đai của một số tổ chức vẫn còn hạn chế.

Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án tại huyện dựa vào 2 nguồn vốn chủ
yếu là vốn ngân sách nhà nước và vốn ngoài ngân sách. Đến nay có 132 dự án phải thu
hồi đất đã thực hiện xong cơng tác GPMB trong đó có 107 dự án sử dụng vốn ngồi
ngân sách với diện tích 1.017,80 ha và 25 dự án phải thu hồi đất sử dụng nguồn vốn
ngân sách với diện tích là 237,70 ha.
+
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giao đất, cho thuê
đất, thu hồi đất như: xác định chính sách cụ thể để quản lý quỹ đất được nhà nước giao
đất, cho thuê đất. Có quy định cụ thể về trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức đơn
vị nếu để xảy ra tình trạng đất đai bị lấn chiếm, sử dụng trái phép, sử dụng khơng có
hiệu quả hoặc lấn, chiếm đất. Đầu tư kinh phí để thực hiện quy hoạch chi tiết đến cấp
xã, phường cho kịp thời giai đoạn. Vì có quy hoạch chi tiết vừa làm cơ sở pháp lý vừa
là chuẩn để kiểm tra đối chiếu trong quá trình quản lý, sử dụng đất, việc thu hồi đất
được đảm bảo đúng quy định.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Tu Thi Kim Ngoc
Thesis title: “Assessment of the status of land allocation, land lease and land
acquisition phase 2010 - 2015 in Hoai Duc district, Hanoi”.
Major: Land Management

Code: 62.85.01.03


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
(VNUA) Objectives of dissertation
Assessment of the status of land allocation, land lease and land acquisition for
the period 2010-2015 in Hoai Duc district, Hanoi.
Propose some solutions to improve the efficiency of land allocation, land
lease and land acquisition in Hoai Duc district, Hanoi.
Methodology of dissertation
+ The method of data collection, documentation
Survey of secondary data: data collection in Hoai Duc District Statistical
Division, Department of Natural Resources and Environment, Hoai Duc district, the
inspection results in Hoai Duc district inspector, Hoai Duc District Tax Department.
+

Statistical methods, synthesis, processing and analysis of data;

+

Method comparison;

+

Method is illustrated by the graph.

Main conclusions of the thesis
+
Hoai Duc District 's suburban district, located west of the city of Hanoi, the
process of industrial development - services and formation of urban areas has been
going strong, attracting a large amount of labor. Hoai Duc is local economic growth
rates higher in recent years by the City. This is also where a shift of agricultural land to

non-agricultural purposes (mainly urban areas ; clusters of industrial trade and
services) the last time the most powerful city of Hanoi. Hoai Duc district has planned
to expand the space, time dynamic development from now until 2020 and after 2030.
+
The status of land use: The total natural area of Hoai Duc District to the date
31/12/2015 is 8493.2 ha, including agricultural land area is 4582.3 hectares, accounting for
54.0%, the area non-agricultural land is 3882.8 ha; accounting for 45.70% of the total
natural area, unused land was 28.1 hectares; accounting for 0.30% of the total natural area.
The district has the potential land for urban development, good quality services. Land of
the district has been used relatively stable, land allocation, land lease,

xi


change of purpose of use of land for economic development, industrial construction
and services in line with plan, plan to land and meet the requirements of socioeconomic development of the district. Besides, land acquisition work is always District
Party Committee, People's Committee concerned district, close direction, and has
achieved significant results in the process of industrialization - modernization.
+
Research results: The allocation, land lease and land use by organizations,
households and individuals in Hoai Duc district is relatively stable. The total area of
these organizations are using is 2737.50 hectares, accounting for 32.23 % of the total
natural area. Households and individuals use accounting for 43.47 % is 5755.66
hectares. In which area allocated without collection of land use fees is 4861.35
hectares, accounting for 70.05 % assigned area, an area with collection of land use fees
are accounted for 29.95 % 1287.98 assigned area ; Leasable area is 2343.83 hectares,
of which land area for lease is paid 1 292.01 hectares, accounting for 12.46
% of the leasable area of land lease is paid annually in 2051, 82 ha accounted 87.54 %
of the rental.
Living area accounting purposes 93.56 %, basically abide by the law of the land.

However, in the process of land use are still some organizations improper land use land
use purposes, such as leasing, lending and slow investment in construction projects... The
observance of land legislation Sale of some organizations is still limited.

Acquisition of land to implement the project in two districts based on capital
funds mainly state budget and off-budget funds. To date, 132 projects have land
acquisition work done including 107 land acquisition projects using off-budget funds
with 1017.80 ha area and 25 land acquisition projects using budget funds with an area
of 237.70 hectares.
+
Some measures to improve efficiency in land allocation, land lease, land
acquisition such as: identify specific policy to manage state land allocation, land lease.
There are specific regulations on responsibilities of heads of organizational units for
the occurrence of the status of land occupied, illegal use, use of ineffective or
encroaching upon the land. Investment funds to perform detailed planning to
commune level for the period in time. Since there are just as detailed planning is both
a legal basis to check and compare the standards of management processes, land use,
land acquisition is to ensure compliance with regulations.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai ngồi chức năng vốn có của nó là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể
thay thế, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố
các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hố, xã hội, an ninh và quốc
phịng thì trong thời kỳ phát triển kinh tế mới, đất đai cịn có thêm chức năng tạo
nguồn vốn và thu hút cho đầu tư phát triển mang ý nghĩa rất quan trọng. Trên
phương diện kinh tế, đất đai là nguồn tài nguyên chính, là nguồn lực cơ bản để

phát triển kinh tế đất nước và là nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Đất đai được
coi là một loại bất động sản, là một loại hàng hoá đặc biệt vì những tính chất của
nó như cố định về vị trí, giới hạn về khơng gian, vơ hạn về thời gian sử dụng và
trong quá trình sử dụng nếu sử dụng đất đai một các hợp lý thì giá trị của đất
khơng những khơng mất đi mà cịn tăng lên.
Mối quan hệ giữa con người và đất đai ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau.
Trong tiến trình phát triển lịch sử của xã hội đất đai đã trở thành một nguồn tài sản
quý giá của con người. Con người dựa vào đất đai để làm ra của cải nuôi sống
mình, khơng có đất thì khơng có một ngành sản xuất nào, một quá trình lao động
nào diễn ra và quan trọng là sẽ khơng có sự tồn tại của con người. Song đất đai là
nguồn tài nguyên tự nhiên có giới hạn về khơng gian, diện tích, trong khi đó sự
phát triển của kinh tế, gia tăng dân số cũng như nhu cầu ngày càng tăng lên đang
gây áp lực lớn đối với quỹ đất của mỗi vùng, của mỗi quốc gia.
Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn khách quan, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2007 về việc kiểm kê quỹ
đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Đây là việc làm có ý nghĩa thiết thực trong việc tăng cường vai trò quản lý Nhà
nước đối với nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng về đất đai nói chung và diện
tích đất đã giao, cho thuê cho các cá nhân, tổ chức quản lý sử dụng nói riêng.
Huyện Hồi Đức là huyện ven đơ, nằm phía Tây thành phố Hà Nội, q trình
phát triển cơng nghiệp - dịch vụ và hình thành các khu đơ thị đã và đang diễn ra
mạnh mẽ, thu hút một lượng lao động lớn. Hồi Đức là địa phương có tốc độ tăng

1


trưởng kinh tế cao trong thời gian qua của Thành phố. Đây cũng là nơi có sự
chuyển dịch đất nơng nghiệp sang mục đích phi nơng nghiệp (chủ yếu các khu đô
thị; cụm, điểm công nghiệp; thương mại dịch vụ) mạnh mẽ nhất thời gian qua của
thành phố Hà Nội.

Huyện Hồi Đức đã có quy hoạch mở rộng khơng gian, phát triển năng động
thời gian từ nay đến năm 2020 và sau năm 2030. Vì vậy q trình đơ thị hóa là một
xu thế tất yếu đối với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện. Nhu cầu sử dụng quỹ
đất cho quy hoạch các khu đô thị; thương mại dịch vụ; quy hoạch các cụm, điểm
công nghiệp cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến quy mô sản xuất nơng nghiệp tại
huyện, có những xã thuộc khu vực nơng thơn diện tích đất sản xuất nơng nghiệp
cịn lại khơng đáng kể do q trình đơ thị hóa. Nhưng làm thế nào để phân bổ được
quỹ đất một cách hợp lý, giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất phải bảo đảm hài hịa
được quyền lợi và lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất đã và
đang là một vấn đề rất được quan tâm. Đánh giá công tác này là rất cần thiết để
nắm bắt được tình hình giao đất, thu hồi đất, cho th đất nhằm tìm ra những khó
khăn, tồn tại và đưa ra các giải pháp khắc phục sao cho quản lý đất đai đạt hiệu quả
tốt nhất.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá thực trạng công
tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất giai đoạn 2010-2015 tại huyện Hoài
Đức, thành phố Hà Nội”. nhằm đánh giá thực trạng, phân tích những khó khăn,
thuận lợi, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của huyện.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
-

Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất giai đoạn

2010-2015 tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
-

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giao đất,

cho thuê đất và thu hồi đất tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

+

Về không gian: Nghiên cứu việc giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất tại

huyện Hồi Đức.
+

Về thời gian: Thực trạng cơng tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất tại

nghiên cứu giai đoạn 2010 – 2015.

2


1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
* Đóng góp mới
Đánh giá cơng tác cơng tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất giai đoạn
2010 - 2015 tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
Trên cơ sở phân tích, bổ sung thêm cơ sở thực tiễn cho huyện Hồi Đức về
tình hình giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trong giai đoạn tới.
* Về khoa học
Kết quả nghiên cứu góp phần vào cơ sở khoa học nghiên cứu về việc giao
đất, cho thuê đất và thu hồi đất cho huyện Hoài Đức nói riêng và thành phố Hà Nội
nói chung.
* Về thực tiễn
+

Giúp cho các nhà quản lý, quản lý tình hình giao đất, cho thuê đất và thu

hổi đất tại huyện. Chỉ ra điểm hợp lý và chưa hợp lý của hệ thống chính sách về

giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất.
+

Kết quả nghiên cứu đã giúp người dân hiểu rõ thêm về quyền lợi và nghĩa

vụ của mình về việc khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và khi bị Nhà nước
thu hồi đất.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC GIAO ĐẤT,
CHO THUÊ ĐẤT VÀ THU HỒI ĐẤT
2.1.1. Cơ sở lý luận của công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất
2.1.1.1. Cơ sở của việc hình thành quy định giao đất, cho thuê và thu hồi đất
* Khái quát về đất đai
Theo định nghĩa về đất đai của Luật đất đai 2003 thì: “ Đất là tài sản quốc
gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, là đối tượng lao động đồng thời cũng là sản phẩm
lao động. Đất còn là vật mang của hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh tái canh tác, đất
là mặt bằng để phát triển nền kinh tế quốc dân” (Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam, 2003).
Đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, với khái niệm này đất đai
bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng
nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất đai bao gồm: các yếu tố khí
hậu, địa hình, địa mạo, tính chất thổ nhưỡng, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên,
động vật và những biến đổi của đất do các hoạt động của con người.
Về mặt đời sống - xã hội, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý
giá, là tư liệu sản xuất khơng gì thay thế được của ngành sản xuất nơng – lâm
nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố

khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng. Nhưng đất đai
là tài nguyên thiên nhiên có hạn về diện tích, có vị trí cố định trong không gian.
Về mặt địa lý, đất đai là một cùng đất chuyên biệt trên bề mặt của trái đất có
những đặc tính ổn định, hay có chu kỳ dự đốn trong khu vực sinh khí quyển theo
chiều thẳng từ trên xuống dưới, trong đó bao gồm: Khơng khí, đất và lớp địa chất,
nước, quần thể thực vật và động vật và kết quả của những hoạt động bởi con người
trong việc sử dụng đất đai ở quá khứ, hiện tại và trong tương lai (Trần Quang Huy,
2013).
* Sử dụng đất đai
Sử dụng đất liên quan đến chức năng hoặc mục đích của loại đất được sử
dụng. Việc sử dụng đất có thể được định nghĩa là: những hoạt động của con người
có liên quan trực tiếp tới đất, sử dụng nguồn tài nguyên đất hoặc có tác động lên
chúng.

4


Phạm vi sử dụng đất, cơ cấu và phương thức sử dụng đất một mặt bị chi
phối bởi điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, mặt khác bị kiềm chế bởi các điều
kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Vì vậy, có thể khái quát một
số điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất như sau (Trần Quang Huy,
2013):
Điều kiện tự nhiên: Khi sử dụng đất đai, ngồi bề mặt khơng gian như diện
tích trồng trọt, mặt bằng xây dựng...., cần chú ý đến việc thích ứng với điều
kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng như các yếu tố bao quanh
mặt đất như: Yếu tố khí hậu, yếu tố địa hình, yếu tố thổ nhưỡng.
Điều kiện kinh tế - xã hội: Bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội, dân số,
lao động, thơng tin, các chính sách quản lý về mơi trường, chính sách đất đai, u
cầu về quốc phịng, sức sản xuất, các điều kiện về cơng nghiệp, nông nghiệp,
thương nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ

quản lý, sử dụng lao động, điều kiện và trang thiết bị vật chất cho công tác phát
triển nguồn nhân lực, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Yếu tố không gian: Đây là một tính chất “đặc biệt” khi sử dụng đất do đất đi
là sản phẩm của tự nhiên, tồn tại ngoài ý chí và nhận thức của con người. Đất đai
hạn chế về số lượng, có vị trí cố định và là tư liệu sản xuất không thể thay thế được
khi tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội (Nguyễn Quang Huy, 2013).
Việc sử dụng nguồn tài nguyên đất đai đúng mục đích, hợp lý, có hiệu quả,
bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái sẽ phát huy tối đa nguồn lực của đất đai,
góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng cơng
nghiệp hóa-hiện đại hóa.
* Quản lý đất đai
Quản lý đất đai là q trình điều tra mơ tả những tài liệu chi tiết về thửa đất,
xác định hoặc điều chỉnh các quyền và các thuộc tính khác của đất, lưu giữ, cập
nhật và cung cấp những thông tin liên quan về sở hữu, giá trịnh, sử dụng đất và các
nguồn thông tin khác liên quan đến thị trường bất động sản. Quản lý đất đai liên
quan đến đến cả hai đối tượng đất công và đất tư bao gồm các hoạt động đo đạc,
đăng ký đất đai, định giá đất, giám sát và quản lý sử dụng đất đai, cơ sở hạ tầng
cho công tác quản lý (Nguyễn Quang Tuyến, 2004).

5


Quản lý đất đai bao gồm những chức năng, nhiệm vụ liên quan đến việc xác
lập và thực thi các quy tắc cho việc quản lý, sử dụng và phát triển đất đai cùng với
những lợi nhuận thu được từ đất (thông qua việc bán, cho thuê hoặc thu thuế) và
giải quyết những tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu và quyền sử dụng đất
(Đặng Hùng Võ và Nguyễn Đức Khả, 2007).
Quản lý nhà nước về đất đai đó là nhiệm vụ xác định, thu nhận và phổ biến
về chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng (gắn với quyền và nghĩa vụ) của đất đai, giá trị
của đất đai và tài sản gắn liền với đất, việc sử dụng đất đai trong q trình thực

hiện các chính sách. Do vậy, quản lý nhà nước về đất đai là quá trình cơng nhận
tính pháp lý của đất đai và chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng đất, công nhận giá trị kinh
tế của đất đai và tài sản gắn liền với đất, cơng nhận mục đích sử dụng đất theo quy
hoạch sử dụng đất đai của cả nước. Nội dung như vậy là quản lý nhà nước về đất
đai bằng pháp luật, bằng kinh tế, bằng quy hoạch (Đặng Hùng Võ và Nguyễn Đức
Khả, 2007).
* Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai
-

Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai trong phạm vi toàn quốc.

Các cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về đất đai.
-

UBND các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương

theo thẩm quyền quy định.
-

Cơng chức địa chính ở cơ sở có trách nhiệm giúp UBND cấp xã trong việc

quản lý đất đai tại địa phương.
* Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
-

Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và

tổ chức thực hiện các văn bản đó;
Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập

bản đồ hành chính;
Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
-

Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng

đất;

6


Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
-

Thống kê, kiểm kê đất đai;

-

Quản lý tài chính về đất đai;

Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản;
-

Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;


Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai
và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai (Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam, 2003).
Theo Luật đất đai 2013, thì ngồi 13 nội dung kể trên cịn có thêm 02 nội
dung mới là “Xây dựng hệ thống thông tin đất đai và phổ biến, giáo dục pháp luật
về đất đai” (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013).
2.1.1.2. Khái niệm giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất
Một số khái niệm về giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất (Theo quy định
Điều 3, Luật Đất đai 2013)
1.
Nhà nước giao đất là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để
trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
2.
Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng
đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thơng qua hợp đồng cho thuê quyền sử
dụng đất.
3.
Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng
đất của người được nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử
dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.
4.
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị
quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.
5.
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu
hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời
đến địa điểm mới.


7


2.1.1.3. Nguyên tắc giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất
-

Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Giao đất, cho thuê đất phải đúng đối tượng sử dụng đất và nhu cầu sử
dụng đất của tổ chức, cá nhân được giao, cho thuê đất;
Giao đất, cho thuê đất được thực hiện khi có quyết định giao, cho thuê đất
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Thu hồi đất đúng theo mốc giới thu hồi của dự án đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt;
-

Xác định đúng mục đích sử dụng thửa đất bị thu hồi;
Thu hồi đúng diện tích, ranh giới sử dụng đất;

-

Đền bù, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

2.1.1.4. Ý nghĩa của công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất
Đảm bảo việc sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Tăng cường, phục vụ công tác quản lý, sử dụng đất đai;
-


Tiết kiệm đất, sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả;
Đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
Thực thi quyền quản lý của Nhà nước về đất đai;

-

Tăng thu ngân sách khi giao đất, cho thuê đất;
Phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng khi thu

hồi đất.
2.1.2. Căn cứ pháp lý của giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất
2.1.2.1. Giai đoạn 1999 - 7/2004
Luật Đất đai 1993 ra đời đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có cơ hội được
thuê đất thực hiện các dự án đầu tư cụ thể, góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới
nền kinh tế đất nước phát triển theo cơ chế thị trường. Mặc dù vậy để phù hợp với
sự phát triển mạnh mẽ của nước ta trong giai đoạn này, Nhà nước đã ban hành Luật
sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998 và năm 2001. Quốc hội
nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4, thơng qua ngày 26/11/2003 ban
hành Luật đất đai năm 2003;
Tuy nhiên việc thu hồi đất để thực hiện giao đất, cho thuê đất mới chỉ được
thực hiện đối với các dự án đã được phê duyệt cụ thể, do đó vẫn chưa phù hợp với
sự phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới.

8


2.1.2.2. Giai đoạn tháng 7/2004 đến nay
*

Các văn bản Luật


Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7, thông qua
ngày 14/6/2005 ban hành Luật Dân sự năm 2005;
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10, thông qua
ngày 29/11/2006, ban hành Luật quản lý thuế;
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7, thông qua
ngày 17/6/2010, ban hành Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6, thơng qua
ngày 28/11/2013 ban hành Hiến pháp năm 2013;
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thơng qua ngày
29/11/2013 ban hành Luật đất đai 2013;
* Các văn bản dưới Luật
Nghị định số 79/NĐ-CP ngày 01/11/2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 17/NĐ-CP ngày 19/3/1999 của Chính phủ về thủ tục
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử
dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất;
-

Nghị định số 181/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai

2003;
Nghị định số 188/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá
đất và khung giá các loại đất;
Nghị định số 17/NĐ-CP ngày 27/01/2006 quy định việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 181/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất
đai 2003;
Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ
về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Nghị định số 84/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp
GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi

thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất
đai;
-

Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung

về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

9


-

Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính

phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14
tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
-

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi

tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;
-

Nghị định số 44/2014 /NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về

giá đất;
-

Nghị định số 45/2014 /NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về


tiền sử dụng đất;
-

Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về

thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
-

Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về

bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
-

Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất,
thu hồi đất;
-

Quyết định số 39/2008/QĐ-UBND ngày 22/10/2008 của UBND Thành

phố Hà Nội quy định về thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
-

Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND Thành

phố Hà Nội ban hành về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
tại thành phố Hà Nội;
-


Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND ngày 18/01/2010 của UBND Thành

phố Hà Nội: Ban hành quy định về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục
đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư và làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư
nông thôn tại thành phố Hà Nội;
-

Quyết định số 48/2011/QĐ-UBND ngày 26/12/2011 của UBND thành

phố Hà Nội về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy định ban hành kèm theo
Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND ngày 18/01/2010 của UBND Thành phố Hà
Nội về việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, để
thực hiện dự án đầu tư và làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn tại
Thành phố Hà Nội;

10


-

Quyết định số 07/2013/QĐ- UBND của UBND Thành phố Hà Nội về việc

bãi bỏ, bổ sung một số khoản của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số
02/2010/QĐ-UBND ngày 18/01/2010 và Quyết định số 48/2011/QĐ-UBND ngày
26/11/2011 của UBND Thành phố Hà Nội về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất,
chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư và làm nhà ở nông thôn tại
điểm dân cư nông thôn tại Thành phố Hà Nội.
2.2. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT VÀ THU HỒI
ĐẤT

2.2.1. Căn cứ giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất
* Căn cứ giao đất, cho thuê đất
Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt;
-

Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, cho

thuê đất, cho phép chuyển mục đích (Luật Đất đai 2013, Điều 52).
* Căn cứ thu hồi đất
Dự án thuộc các trường hợp thu hồi đất quy định tại Điều 61 và Điều 62
của Luật 2013;
-

Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước

có thẩm quyền phê duyệt;
-

Tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án.

2.2.2. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất
*

Thẩm quyền giao đất, cho thuê

đất * Thẩm quyền giao đất
Theo Luật Đất đai năm 2003 xác định thẩm quyền giao đất là theo đối
tượng sử dụng đất chứ không dựa vào mục đích sử dụng đất như theo Luật Đất đai
năm 1993. Thẩm quyền giao đất được quy định như sau:

+

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giao

đất đối với tổ chức, giao đất đối với cơ sở tôn giáo, giao đất đối với người Việt
Nam định cư ở nước ngoài;
+
Ủy ban nhân dân thị xã, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định
giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
* Thẩm quyền cho thuê đất: Theo Điều 37 Luật đất đai 2003

11


+
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cho
thuê đất đối với tổ chức, cho thuê đất đối với người Việt Nam đinh cư ở nước
ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
+
Ủy ban nhân dân thị xã, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định
cho thuê đất đối với hộ gia đình cá nhân.
* Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất: Theo Điều 59, Luật Đất đai 2013
quy định
UBND cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục
đích sử dụng đất đối với tổ chức; giao đất đối với cơ sở tôn giáo; giao đất, cho
thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê đất đối với tổ
chức nước ngồi có chức năng ngoại giao.
Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia
đình, cá nhân cho th, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nơng nghiệp để sử

dụng vào mục đích thương mại với diện tích từ 0,5 ha trở lên thì phải có văn bản
chấp thuận của UBND cấp tỉnh trc khi quyết định; giao đất đối với cộng đồng dân
cư.
Uỷ ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nơng nghiệp sử dụng
vào mục đích cơng ích của xã, phường, thị trấn.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này
không được ủy quyền.
* Thẩm quyền thu hồi đất
Theo Điều 44 Luật đất đai 2003 quy định:
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thu hồi đất đối
với các tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá
nhân nước ngoài, ở Việt Nam.
UBND huyện, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thu hồi đất
đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt
Nam.
lại.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất không được phép ủy quyền

12


×