Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

(Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện quy trình nhân giống in vitro cây tỏi trắng hải dương sạch virus

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.74 MB, 76 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ QUỲNH MAI

HỒN THIỆN QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG IN
VITRO CÂY TỎI TRẮNG HẢI DƯƠNG SẠCH VIRUS

Ngành:

Công nghệ sinh học

Mã số:

8.42.02.01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Thị Lý Anh
TS. Nguyễn Thị Lâm Hải

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng
để bảo vệ lấy bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2018


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Quỳnh Mai

i


LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian thực tập tại Viện sinh học Nông nghiệp – Học Viện Nông nghiệp
Việt Nam, bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ, cán bộ kỹ thuật, bạn bè và người thân.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Lý Anh
và TS. Nguyễn Thị Lâm Hải – Bộ môn Công nghệ sinh học thực vật, khoa Công
nghệ sinh học, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và
động viên tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài và hồn thành luận văn này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy giáo, Cô giáo trong Khoa
Công nghệ sinh học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến các thầy, cô, cán bộ nhân viên trong bộ môn Công nghệ sinh học thực vật –
Viện sinh học Nông nghiệp – Học viện nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện tốt nhất
cho tơi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả người thân, bạn bè,
những người luôn bên cạnh động viên giúp đỡ tơi trong q trình học tập, và thực hiện
đề tài.
Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Quỳnh Mai


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn................................................................................................................................. ii
Mục lục...................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... v
Danh mục bảng......................................................................................................................... vi
Danh mục biểu đồ................................................................................................................... vii
Danh mục hình....................................................................................................................... viii
Tóm tắt.................................................................................. Error! Bookmark not defined.
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Đặt vấn đề................................................................................................................... 1

1.2.

Mục đích..................................................................................................................... 3

1.3.

Yêu cầu....................................................................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu.................................................................................................... 4
2.1.

Giới thiệu chung về cây tỏi...................................................................................... 4


2.1.1.

Nguồn gốc, phân loại, đặc điểm thực vật học của cây tỏi.................................. 4

2.2.

Yêu cầu sinh thái của tỏi.......................................................................................... 6

2.2.1.

Các yếu tố tự nhiên................................................................................................... 6

2.2.2.

Các yếu tố dinh dưỡng............................................................................................. 7

2.3.

Giá trị của cây tỏi...................................................................................................... 7

2.3.1.

Thành phần dinh dưỡng của tỏi.............................................................................. 7

2.3.2.

Tác dụng của tỏi........................................................................................................ 8

2.4.


Tình hình sản xuất và tiêu thụ tỏi trên thế giới và tại Việt Nam ........................ 9

2.4.1.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ tỏi trên thế giới..................................................... 9

2.4.2.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ tỏi ở Việt Nam.................................................... 10

2.5.

Sâu bệnh hại trên cây tỏi và biện pháp phịng trừ.............................................. 11

2.6.

Một số cơng trình nghiên cứu trên cây tỏi.......................................................... 13

2.6.1.

Nghiên cứu trên thế giới........................................................................................ 13

2.6.2.

Nghiên cứu trong nước........................................................................................... 14

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu............................................................. 16
3.1.


Địa điểm nghiên cứu............................................................................................... 16

iii


3.2.

Thời gian nghiên cứu.............................................................................................. 16

3.3.

Đối tượng/Vật liệu nghiên cứu.............................................................................. 16

3.4.

Nội dung nghiên cứu.............................................................................................. 17

3.4.1.

Tạo mẫu tỏi in vitro sạch virus:............................................................................ 17

3.4.2.

Giai đoạn nhân nhanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh
trưởng đến khả năng nhân nhanh chồi 17

3.4.3.

Giai đoạn tạo củ in vitro:........................................................................................ 18


3.4.4.

Giai đoạn vườn ươm............................................................................................... 19

3.4.5.

Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 19

Phần 4. Kết quả và thảo luận............................................................................................. 23
4.1.

Kết quả...................................................................................................................... 23

4.1.1.

Tạo mẫu tỏi in vitro sạch virus:............................................................................ 23

4.1.2.

Giai đoạn nhân nhanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh
trưởng đến khả năng nhân nhanh chồi 25

4.1.3.

Giai đoạn tạo củ....................................................................................................... 32

4.1.4.

Giai đoạn vườn ươm............................................................................................... 37


4.1.5.

Ảnh hưởng của thời vụ trồng tỏi khác nhau đến khả năng sống và sinh
trưởng của củ in vitro ngoài vườn ươm 39

4.2.

Thảo luận.................................................................................................................. 41

4.2.1.

Tạo cây sạch virus bằng nuôi cấy meristem....................................................... 41

4.2.2.

Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến nhân nhanh in vitro................ 41

4.2.3.

Tạo củ in vitro.......................................................................................................... 42

4.2.4.

Giai đoạn ex vitro (trồng củ in vitro tại vườn ươm)........................................... 42

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................ 44
5.1.

Kết luận..................................................................................................................... 44


5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................. 46

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 47
Phụ lục....................................................................................................................................... 49

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BA

: Benzyl adenine

BVTV

: Bảo vệ thực vật

cs

: Cộng sự

CT

: Công thức


CTTD

: Chỉ tiêu theo dõi

CTTN

: Cơng thức thí nghiệm

C.V%

: Sai số thí nghiệm

IBA

: Indol butyric acid

5%LSD

: Độ lệch chuẩn mức ý nghĩa 5%

LYSV

: Leek yellow stripe virus

MS

: Môi trường Murashige and Skoog (1962)

NXB


: Nhà xuất bản

OYDV

: Onion yellow dwarf virus

SYSV

: Shallot yellow stripe virus

α-NAA

: α-naphtyl axetic acid

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của kích thước meristem đến khả năng tái sinh chồi tỏi
(sau 2 tuần nuôi cấy)

23

Bảng 4.2. Kết quả kiểm tra độ sạch bệnh của cây tái sinh từ các kích thước
meristem khác nhau

23

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của nồng độ BA đến khả năng nhân nhanh chồi tỏi (sau 4

tuần nuôi cấy) 25
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của tổ hợp BA và IBA đến khả năng nhân nhanh chồi tỏi
(sau 4 tuần nuôi cấy)

28

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của tổ hợp BA và α-NAA đến khả năng nhân nhanh chồi
tỏi (sau 4 tuần nuôi cấy)

30

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của nồng độ đường đến khả năng tạo củ từ chồi tỏi .................. 31
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của tuổi cây in vitro đến khả năng tạo củ (sau 4 tuần ni
cấy)

34

Bảng 4.8. Xác định kích thước củ in vitro đến khả năng sống và sự sinh trưởng
ngoài vườn ươm (sau 4 tuần nuôi cấy) 36
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của thời vụ đưa củ in vitro ra ngoài vườn ươm đến khả
năng sống và sinh trưởng

vi

37


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Ảnh hưởng của nồng độ đường đến khả năng tạo củ từ chồi tỏi ...............33
Biểu đồ 4.2. Ảnh hưởng của tuổi cây in vitro đến khả năng tạo củ.................................. 36

Biểu đồ 4.3. So sánh hệ số nhân chồi cao nhất của các thí nghiệm bổ sung BA, tổ
hợp BA với IBA và tổ hợp BA với α-NAA đến khả năng nhân
nhanh chồi tỏi 42

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Kết quả kiểm tra họ Potyvirus các mẫu tái sinh từ meristem .......................... 24
Hình 4.2. Ảnh hưởng của BA đến khả năng nhân nhanh chồi tỏi .................................... 26
Hình 4.3. Ảnh hưởng của tổ hợp BA và IBA đến khả năng nhân nhanh chồi tỏi.......28
Hình 4.4. Ảnh hưởng của tổ hợp BA và α-NAA đến khả năng nhân nhanh chồi tỏi ....30
Hình 4.5. Ảnh hưởng của nồng độ đường đến khả năng tạo củ từ chồi tỏi ....................32
Hình 4.6. Ảnh hưởng của tuổi cây in vitro đến khả năng tạo củ...................................... 35
Hình 4.7. Xác định kích cỡ củ tỏi in vitro đến khả năng sống và sự sinh trưởng
ngồi vườn ươm

36

Hình 4.8. Xác định thời vụ đưa củ in vitro ra ngoài vườn ươm đến khả năng sống
và sinh trưởng 38

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Quỳnh Mai
Tên Luận văn: Hồn thiện quy trình nhân giống in vitro cây tỏi trắng Hải Dương sạch
virus.
Ngành: Công nghệ sinh học


Mã số: 8.42.02.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu:
Ứng dụng thành cơng kỹ thuật nuôi cấy meristem để tạo cây tỏi trắng Hải dương sạch
virus.
Nghiên cứu hồn thiện được quy trình nhân giống bằng kỹ thật nuôi cấy mô đối với
cây tỏi trắng Hải Dương làm cơ sở cho sản xuất giống chất lượng cao đáp ứng nhu cầu
của sản xuất.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài thực hiện các nội dung nghiên cứu trên đối tượng tép tỏi và chồi tỏi 4 tuần tuổi
của giống tỏi trắng được thu thập tại tỉnh Hải Dương ở các giai đoạn tạo mẫu sạch
virus; giai đoạn nhân nhanh nghiên cứu các chất điều tiết sinh trưởng đến hệ số nhân
nhanh chồi tỏi; giai đoạn tạo củ tỏi in vitro tốt nhất và ươm trồng củ tỏi in vitro ngồi
vườn ươm để hồn thiện được quy trình nhân giống sạch virus và đánh giá khả năng
sinh trưởng phát triển của giống bằng các phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật
tách meristem (đỉnh sinh trưởng), Phương pháp đánh giá mức độ sạch virus của chồi
tái sinh bằng kỹ thuật RT-PCR, Phương pháp trồng củ in vitro tại vườn ươm và các số
liệu được tính tốn trên chương trình IRRISTAT5.0 (Phương pháp xử lý số liệu).
Kết quả chính và kết luận
Kết quả đạt được như sau: (1) Kích thước meristem thích hợp để làm sạch virus cho cây
tỏi là < 0,5mm; (2) Môi trường tốt nhất để nhân nhanh chồi tỏi là MS + 30g/l saccarose
+ 5,0 g/l agar + 1,0 mg/l BA + 0,25 mg/l α-NAA, với hệ số nhân chồi 3,24 chồi/mẫu,
chiều cao 10,84 cm sau 4 tuần;(3) Tuổi cây tốt nhất cho vào tạo củ in vitro là cây 4 tuần
tuổi; (4) Mơi trường thích hợp nhất cho việc tạo củ in vitro: MS + 120 g/l saccarose; (5)
Kích cỡ củ in vitro đủ tiêu chuẩn để đưa ra ươm trồng có đường kính 0,9- 1,5cm và khối
lượng trung bình 0,89- 1,42g. Và kích cỡ thích hợp nhất khi đưa ra ngoài vườn ươm là củ
in vitro có đường kính 1,5cm và trọng lượng trung bình 1,42g; (6) Thời vụ thích hợp để
đưa củ in vitro ra ngoài vườn ươm là khoảng giữa tháng 10 với tỷ lệ sống đạt 92,7%.


ix


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Thi Quynh Mai
Title: “Improving the process of in vitro propagation of free-virus white garlic seeds
derived from Hai Duong”
Majors: Biotechnology

Code: 8.42.02.01

Training Facility Name: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Objectives
Successful application of Meristem culture technique is to create free-virus
white garlic seeds derived from Hai Duong. Studying and improving the process of
propagation by tissue culture technique for white garlic plant derived from Hai Duong
is the basis for production of high quality seed to meet the needs of production.
Methods
The study was implemented on materials being garlic cloves and garlic buds
after 4 weeks old of white garlic was conducted in Hai Duong province at the stage of
creating free-virus samples and rapid propagation of garlic buds; study on growth
regulators affecting to the rapid propagation coefficient of garlic buds; the best stage
of creating in vitro garlic buds and planting them in nursery was to improve the
process of free-virus propagation and evaluate the possibility of growth and
development of seeds by culture methods of plant cell tissue separated Meristem (the
growth top). The method of evaluating the virus purity of regenerated buds by RTPCR technique, planting in vitro tubers in nursery and the data were calculated on the
IRRISTAT5.0 program. (Data Processing method).
Results and conclusions
The results achieved as follow: (1) The appropriate size of meristem to make freevirus garlic plant was <0.5mm; (2) The best medium for rapid propagation of garlic buds

was MS + 30 g/l saccharose + 5.0 g/l agar + 1.0 mg/l BA + 0.25 mg/l α-NAA with the bud
coefficient of 3.24 buds/sample, the height of 10.84 cm after 4 weeks; (3) The best age for
creating in vitro tubers was the plants of 4 weeks; (4) The most suitable environment for
creating in vitro tuber: MS + 120 g/l saccarose; (5) The standard size of in vitro tubers to
plant in nursery was a diameter of 0.9 – 1.5 cm and an average weight of 0.89 – 1.42 g.
And the most suitable size of in vitro tubers to plant in nursery was a diameter of 1.5 cm
and an average weight of 1.42 g; (6) The appropriate time to put in vitro tubers outside the
nursery was around mid-October with a survival rate of 92.7%.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây tỏi (Allium sativum L.) thuộc họ hành tỏi Alliaceae, là một trong những
cây trồng cổ xưa nhất còn tồn tại đến ngày nay (trên 5000 năm). Tỏi là một loại rau
gia vị được dùng làm thức ăn và thuốc từ những năm trước công nguyên trên các
vùng nhiệt đới Trung Á, về sau được trồng rộng rãi ở Hi Lạp, Ai Cập và La Mã.
Tỏi đã được xem là một loại thực phẩm chức năng có giá trị hàng đầu trong việc
chống oxy hóa, bảo vệ màng tế bào, giảm cholesterol, giảm huyết áp để phịng
chống các loại tim mạch. Ngồi tác dụng làm thức ăn và tác dụng làm thuốc cho
người, tỏi còn được sử dụng như là một loại thuốc trừ sâu để bảo vệ thực vật.
Tỏi được trồng rộng rãi ở tất cả các nước trên thế giới trong đó có Việt
Nam. Việt Nam là nước có các điều kiện thuận lợi cho việc trồng tỏi và đã hình
thành nhiều vùng chuyên canh có tiếng như Tiên Sơn (Bắc Ninh), Mê Linh (Vĩnh
Phúc), Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh
Thuận và Đà Lạt... (Tạ Thu Cúc và cs, 2000). Đặc biệt, tỉnh Hải Dương có các
vùng chun canh trồng tỏi với diện tích 5.000 ha (vụ đông 2017) và được coi là
vựa tỏi lớn nhất miền Bắc (theo thống kê của Sở Nông nghiệp tỉnh Hải Dương).
Trong sản xuất tỏi ở nước ta hiện nay, giữ giống và nhân giống thường là

bằng các nhánh tỏi (nhánh tỏi, tép tỏi, căn tỏi). Củ tỏi thu từ vụ trước sẽ được bảo
quản để làm giống cho vụ sau. Do thời gian bảo quản dài trong điều kiện tán xạ
thông thường nên củ giống rất dễ bị hỏng vì biến động của nhiệt độ, độ ẩm và sâu
bệnh hại gây hao hụt về số lượng và giảm chất lượng giống. Hơn thế, do nhân
giống vơ tính từ vụ này sang vụ khác tỷ lệ giống nhiễm bệnh, đặc biệt là bệnh
virus ngày càng gia tăng. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc
giảm năng suất và chất lượng củ tỏi thương phẩm, gây khó khăn trong quá trình
trồng trọt và giảm thu nhập của người sản xuất. Chính vì vậy, việc cung cấp nguồn
giống tỏi sạch bệnh, chất lượng cao là nhu cầu cấp bách của các địa phương trồng
tỏi trong cả nước nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng.
Để phát triển sản xuất, giữ vững và nâng cao hơn nữa thương hiệu sản phẩm
tỏi, tỉnh Hải Dương đang đặc biệt chú trọng việc nâng cao chất lượng giống tỏi Hải
Dương. Nhưng cho đến nay các cơng trình nghiên cứu trên cây tỏi

1


Hải Dương vẫn cịn hạn chế. Trong khi đó biện pháp phục tráng giống tỏi, bằng kỹ
thuật nuôi cấy đỉnh sinh trưởng và nhân giống in vitro cây sạch bệnh đã được
nhiều nhà khoa học trên thế giới công bố như: Rabinowitch & Brewster (1990),
Ayuso & Pena-Iglesias (1981), Bhojwani (1980), ...Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn
Thị Thanh Phương và Nguyễn Thị Lý Anh (2012) cũng đã sử dụng phương pháp
nuôi cấy meristem để làm sạch virus cho cây tỏi; Trần Văn Giang (2016) đã nghiên
cứu xây dựng quy trình nhân nhanh in vitro tỏi cô đơn Lý Sơn và tỏi Jum-bo Nhật
Bản (Allium SP.). Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ dừng ở giai đoạn nuôi
cấy in vitro mà chưa đưa ra ni trồng các dịng tỏi sạch virus ngoài vườn ươm để
theo dõi và đánh giá khả năng thích nghi và khả năng chống chịu bệnh hại trong
điều kiện tự nhiên.
Chính vì những lý do trên, chúng tơi tiến hành đề tài: Hồn thiện quy trình
nhân giống in vitro cây tỏi trắng Hải Dương sạch virus nhằm tạo cơ sở cho việc

ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô trong nhân nhanh giống tỏi chất lượng cao phục
vụ nhu cầu của thực tiễn sản xuất tại tỉnh Hải Dương.
1.2. MỤC ĐÍCH
Ứng dụng thành cơng kỹ thuật ni cấy meristem để tạo cây tỏi trắng Hải
dương sạch virus.
Nghiên cứu hoàn thiện được quy trình nhân giống bằng kỹ thật ni cấy mô
đối với cây tỏi trắng Hải Dương làm cơ sở cho sản xuất giống chất lượng cao đáp
ứng nhu cầu của sản xuất.
1.3. YÊU CẦU
-

Tạo được cây sạch virus từ nuôi cấy meristem

-

Xác định được môi trường phù hợp để nâng cao hệ số nhân in vitro.

-

Xác định môi trường thích hợp cho tạo củ tỏi in vitro.

Xác định điều kiện ni trồng ex vitro thích hợp (chế độ chăm sóc, bón
phân, thời vụ, kích cỡ củ…) cho củ tỏi in vitro

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY TỎI
2.1.1. Nguồn gốc, phân loại, đặc điểm thực vật học của cây tỏi

2.1.1.1. Nguồn gốc
Tỏi có nguồn gốc từ trung tâm Châu Á và Tây Nam Châu Âu, đặc biệt là
vùng Địa Trung Hải. Một vài nghiên cứu khác cho thấy tỏi là một loại cây địa
phương từ Châu Á, tổ tiên là loài hoang dại từ Hy Lạp cổ đại và Ai Cập từ 3000
năm trước công nguyên, sau đó được mang đến Trung Quốc và Ấn Độ. Ngày nay
tỏi được trồng ở hầu hết các nước trên thế giới.
2.1.1.2. Vị trí phân loại
Để tránh sự sáo trộn J.G. Agard đã phân loại tỏi vào họ Alliaceac (họ hành
tỏi). Họ này tới nay có 30 chi và có tới 600 loài .
Cây tỏi thuộc:
Lớp

: Một lá mầm

Họ

: Hành tỏi

Chi

: Allium

Loài

: Allium sativum

Tên gồm 2 phần : Allium sativum L.
Ở Việt Nam, tỏi được chia làm 3 loại:
Tên giống
T


1

Danh mục

Đặc điểm

3


2

Năng suất

3

Chất lượng củ

2.1.1.3. Thời vụ trồng tỏi

đồng bằng sông Hồng, tỏi nằm trong công thức luân canh giữa 2 vụ lúa
nên thời vụ thích hợp để trồng là 25/9 – 30/10, thu hoạch 30/1 – 25/2 vẫn đảm bảo
đủ thời gian sinh trưởng và không ảnh hưởng đến thời vụ của lúa.
Ở khu vực miền Trung, tỏi trồng vào tháng 9-10, thu hoạch củ vào tháng 1-2.
2.1.1.3. Đặc điểm thực vật học
Tỏi là cây thảo, cao khoảng 60 cm. Thân hành, gồm nhiều nhánh con ( múi
tỏi, tép tỏi). Lá phẳng, mỏng. Hoa trắng hoặc hồng. Cây tỏi cần thời tiết nóng và
ngày dài mới hình thành củ, số giờ nắng 12-13 giờ/ngày kích thích cây hình thành
củ sớm; trời mát, ngày ngắn thì đâm mầm, ra lá mạnh hơn; lúc ra củ thì cần ẩm,
khi củ đã ta cần khơ ráo:

Thân, lá tỏi: Thân thực hình trụ, phía dưới mang nhiều rễ phụ, phía trên
mang nhiều lá. Lá cứng, hình dải, thẳng dài 15-50cm, rộng 1-2,5cm có rãnh khía,
mép lá hơi ráp.
Củ, tép tỏi: Ở mỗi nách lá phía gốc có một chồi nhỏ sau này phát triển
thành một tép Tỏi; các tép này nằm chung trong một cái bao (do các bẹ lá trước tạo
ra) thành một củ Tỏi tức là thân hành (giò) của Tỏi. Củ tỏi nằm phía dưới mặt đất.
Tỏi có hàm lượng chất khô cao (trong củ tới 35%), bộ rễ kém phát triển
(sâu 45cm, rộng 65cm), nên chế độ tưới nước với cây tỏi rất khắt khe. Cây chịu
hạn kém và cũng không chịu được úng.Tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng và
phát triển của cấy, cần ẩm độ ở mức 70-80% cho phát triển thân lá, 60% cho củ

4


lớn. Lượng nước thiếu, cây phát triển kém, củ nhỏ. Ngược lại, nếu thừa nước cây
dễ phát sinh các bệnh thối ướt, thối nhũn, ảnh hưởng tới quá trình bảo quản củ
(Bùi Huy Hiền, 2014).

Hình 2.1. Hình thái của cây tỏi.
2.2. YÊU CẦU SINH THÁI CỦA TỎI
2.2.1. Các yếu tố tự nhiên
Tỏi là cây chịu lạnh tốt, cây có thể sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ18 20°C, còn để tạo củ thì cần từ 20 - 22°C. Tỏi ưa ánh sáng dài ngày, nếu có đủ nắng
trong 12 giờ/ngày thì cây sẽ ra củ nhanh. Tuy nhiên những giống được tạo ra trong
điều kiện ánh sáng ngắn ngày hoặc trung bình thì tỏi phát triển rất thích hợp trong
điều kiện có chế độ ánh sáng tương tự như nơi chúng được tạo ra.
Tỏi cũng là loại cây ưa nước nhưng ở mức độ vừa phải. Nếu thiếu nước cây
sẽ đanh lại, củ nhỏ cịn nếu thừa nước thì sẽ gây ra hiện tượng úng củ, thối củ làm
cho củ không giữ được lâu. Tùy theo giai đoạn sinh trưởng mà cây tỏi có yêu cầu
khác nhau đối với độ ẩm, để phát triển thân lá cây cần có độ ẩm đất là 70-80%. Để
phát triển củ cần độ ẩm là 60%.

Đất tốt nhất cho trồng tỏi là đất nhẹ giàu chất hữu cơ, trồng tỏi trên đất cát
pha, đất thịt nhiều mùn thường cho năng suất cao.
2.2.2. Các yếu tố dinh dưỡng
Yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây
tỏi để tạo ra được củ tỏi chất lượng và năng suất nhất.
Nguyên tắc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây tỏi, ở thời kỳ đầu khi bắt đầu
hình thành củ thì bón nhiều đạm, kali, photpho vừa phải. Khi thân củ phình to đến
thời kỳ thành thục cần tăng cường bón lân và kali hạn chế bón đạm hoặc ngừng
bón đạm.

5


-

Các yếu tố vi lượng: Tỏi là cây trồng mẫn cảm với sự thiếu hụt các yếu tố

vi lượng trong đất.
-

Nguyên tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng:

Đất thiếu đồng (Cu) làm cho cây tỏi gầy yếu, màu sắc kém, giảm khả năng
bảo quản, khi bón đồng (Cu) hợp lý làm cho mẫu mã củ đẹp, thúc đẩy q trình
thành thục và chín già của củ.
Đất thiếu magie (Mg) gây ra bệnh vàng lá, đặc biệt nặng trên đất giàu mùn
có tính kiềm cao có thể làm cho cây bị chết. Đất thiếu magie (Mg) gây ra vết vàng
ở gân lá, lá bị cong và nhăn, cây trở nên cằn (Trần Văn Giang, 2016).
2.3. GIÁ TRỊ CỦA CÂY TỎI
2.3.1. Thành phần dinh dưỡng của tỏi

Tỏi là một loại rau gia vị co giá trị dinh dưỡng cao theo Ivannova E.P
(1980) trong tỏi có các thành phần hóa học: protein 3%, đường 9%, vitamin C 3035%, các vitamin A, B1, B2 và các khoáng chất vi lượng Na, Ca, Mg, P, Fe,....
Theo nghiên cứu của tổ chức lương thực thế giới (FAO) tỏi là một trong số
những loại gia vị có giá trị năng lượng cao, 133kcal/100g tỏi xay. Theo nhiều tài
liệu nghiên cứu thức ăn của Việt Nam, cứ 100g tỏi tươi có 62,8% là nước; 6,3%
protein; 29% hydratcacbon; 0,1% chất béo; 24 mg Ca; 31 mg P; 1,3 mg Fe; 0,24
mg vitamin B1; 0,03 vitamin B2; 0,9 vitamin PP; 3 mg Vitamin C. (Nguyễn Diệu
Linh, 2011).
Trong tỏi có 3 hoạt chất chính là: allicin, liallyl sulfid và ajoen. Trong đó
allicin là hoạt chất mạnh nhất và quan trong trong tỏi. Allicin được xem là chất
kháng sinh tự nhiên rất mạnh mạnh hơn cả penicillin. Allicin được tạo ra khi chất
alliin tiếp xúc với một enzym alliinase khi tỏi được nhai, bằm nhỏ hay được nghiền
nát và là thành phần tạo mùi đặc trưng cho tỏi. Nhưng khi đun qua nấu thì nó sẽ
làm giảm dần hoặc phá hủy hoàn toàn chất allicin.
2.3.2. Tác dụng của tỏi
Củ tỏi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, thơng khiếu, giải phong,
sát trùng; chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng trướng đầy, tiêu nhọt, đườm và hạch ở
phổi, tẩy uế, kiết lỵ, trị giun móc, giun kim, phịng trị cảm cúm. Tỏi giúp phục hồi
alycin, một hợp chất tự nhiên trong cơ thể có tác dụng chống ung thư, giảm
cholesterol, giảm huyết áp, có khả năng giết 60 loại nấm mốc, đồng thời

6


làm phát triển 20 loại vi khuẩn có ích đối với phụ nữ mãn kinh.
Tác dụng kháng sinh: Củ tỏi được sử dụng như một phương thuốc cho các
bệnh nhiễm trùng (đặc biệt ở phổi), rối loạn tiêu hóa và nhiễm trùng nấm. Trong
nghiên cứu in vitro, tỏi đã được tìm thấy có hoạt tính kháng khuẩn, kháng virus, và
chống nấm.
Tác dụng chống bệnh tim mạch: tỏi làm giảm triglycerid và cholesterol

tromg máu tương tự clofibrat. Tỏi làm tăng hàm lượng cholesterol tốt (HDL) và
giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL) do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa
mỡ trong máu, chống xơ cứng động mạch vành, động mạch não, động mạch ngoại
vi.
Tác dụng giảm đường huyết (không độc hại và chống chỉ định như các
thuốc chữa tiểu đường Tây y). Tỏi có tác dụng gia tăng sự phóng thích Insulin tự
do trong máu, tăng cường chuyển hóa glucose trong gan – giảm lượng đường trong
máu và trong nước tiểu (tác dụng tương đương với Tolbutamid, một loại sunfamid
chữa tiểu đường type II).
Tác dụng với rối loạn tiêu hóa, rối loạn cơ quan: tỏi đặc biệt tốt để phòng
tránh các rối loạn men tiêu hóa. Kích thích tiết dịch vị, tiết mật. Phòng tránh các
nhiễm khuẩn dạ dày
Tác dụng tăng cường hệ miễn dịch: tỏi có tăng hoạt tính các thực bào
lympho cyte nhất là với thực bào CD4 giúp cơ thể bảo vệ màng tế bào chống tổn
thương nhiễm sắc thể ADN; kháng virus; phòng chống nhiễm trùng.
Tác dụng phịng chống ung thư: tỏi có hiệu lực trên tế bào ung thư. Theo
các nhà khoa học trường Đại học Pensylvania khả năng ngăn chặn khối u ung thư
củ tỏi liên quan đến các hợp chất S-allyl cysteine, diallyl disulfide và diallyl
trisulfide.
Các tác động y học khác của tỏi: bảo vệ gan, chống các bệnh đường hô
hấp, xua đuổi và diệt cơn trùng, chống nhiễm độc chất phóng xạ, giải độc nicotin
mãn tính, ngăn ngừa bệnh cịi, giúp tăng cường hấp thu thiamin.
Ngồi tác dụng cho sức khỏe thì tỏi cịn có tác dụng đối với làn da của con
người. Vì trong tỏi có chứa Vitamin B1, B2 và E là chất men khơ khơng thể thiếu
trong q trình chuyển đổi đường, nếu thiếu Vitamin B1 sẽ làm giảm sức đề kháng
bệnh tật của cơ thể sinh ra một số bệnh về da.

7



Tỏi còn được sử dụng chế tạo các sản phẩm hóa học như: Ở Trung Quốc
dùng dịch ép của tỏi làm chất kết dính trong vá thủy tinh và đồ sứ. Chế phẩm thân
thiện với môi trường polysunfit này được chấp thuận cho sử dụng trong liên minh
Châu Âu. Tinh dầu tỏi được chế thành thuốc BVTV để xua đuổi ruồi đục quả,
thuốc diệt tuyến trùng, thuốc diệt ve bét trên vật nuôi và thuốc trừ sâu ở một số
nước (Hồng Văn Lương, 2013).
2.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TỎI TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI
VIỆT NAM
2.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ tỏi trên thế giới
Tỏi được sử dụng và trồng rộng rãi ở các nước trên thế giới. Diện tích tùy thuộc
vào khí hậu của từng nước nên khác nhau. Chỉ có một số nước có điều kiện khí hậu
thích hợp thì cây tỏi chiếm diện tích khá lớn như: Braxin, Đài Loan, Trung Quốc…

Diện tích và năng suất trồng tỏi không ngừng tăng lên những năm gần đây,
trong đó nước đứng đầu về diện tích là Mỹ, về sản lượng là Trung Quốc và về
năng suất là Liên Xô. Theo FAO, 1997, sản lượng tỏi trên thế giới đạt 11,8 triệu
tấn, Châu Á chiếm 10,4 triệu tấn. Năng suất tỏi trên thế giới đạt bình quân là 11
tấn/ha.Châu Á năng suất đạt 12 tấn/ ha.
Trung Quốc, Ai Cập, Nga, Mỹ và Tây Ban Nha là các nước sản xuất tỏi lớn
trên thế giới. Mỹ là nước đứng đầu, sản lượng năm 2001 đạt 266.57 nghìn tấn,
2005 đạt 236.96 nghìn tấn, sau đó là Nga đạt 257.28 nghìn tấn, Thái Lan đạt 106.6
nghìn tấn và Ai Cập đạt 162.08 nghìn tấn (theo số liệu của FAO).
Năm 2016, sản lượng tỏi thế giới là 26,6 triệu tấn , riêng Trung Quốc chiếm
tới 80% tổng sản lượng tỏi . Ấn Độ là nước sản xuất lớn thứ hai với 5% sản lượng
thế giới. Hoa Kỳ - đứng thứ 10 về sản lượng tỏi tồn cầu - tăng ít hơn 1% sản
lượng của Trung Quốc. Phần lớn sản lượng tỏi ở Hoa Kỳ tập trung ở Gilroy,
California , vốn tự gọi mình là "Thủ đơ của thế giới tỏi".

8



2.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ tỏi ở Việt Nam

nước ta, hiện nay tỏi là cây trồng vụ đông quan trọng của nhiều vùng, tỉnh
khác nhau với diện tích cũng như năng suất ngày càng tăng và đem lại nguồn thu
nhập đáng kể cho người dân như: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ngãi, Hải
Dương,...

huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi với hơn 300 ha trồng tỏi nhiều hộ gia
đình đã đi lên từ cây tỏi, với 8 sào đất trồng tỏi lãi suất lên tới 30-40 triệu
đồng.Năm 2001, năng suất tỏi ở Lý Sơn đạt 42 tạ/ ha, sản lượng đạt hơn 1300
tấn.Đến năm 2005 năng suất đạt hơn 10 tạ/ha.Tổng sản lượng đạt gần 1500 tấn/ha
trên cùng một diện tích.
Vụ đơng 2007 tỉnh Hải Dương trồng được khoảng 1.950 ha tỏi, thu hoạch
được 20.000 tấn, đem lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân thành lập nhiều
cơ sở sản xuất chế biến tỏi và các sản phẩm được chế biến từ tỏi đã được xuất khẩu
sang nhiều nước trên thế giới như Đài Loan, Nhật Bản… Năm 2010, Hải Dương
được coi là vùng trồng tỏi lớn nhất vùng đồng bằng sơng Hồng, với diện tích hơn
4.100 ha, tổng sản lượng hơn 41.000 tấn/năm. Và đến nay, Hải Dương vẫn được
coi là “vựa hành tỏi” của Việt Nam với vụ động năm 2017 toàn tỉnh trồng được
hơn 5.000ha, riêng huyện Kinh Môn với các xã trồng nhiều tỏi như: Hiệp Hòa,
Thăng Long, Lạc Long, An Phụ và Thái Sơn đã chiếm diện tích

9


khoảng 2.300 ha, là một trong những huyện có diện tích trồng tỏi lớn nhất tỉnh Hải
Dương.
Bên cạnh đó, tỉnh Thái Bình cũng là nơi có diện tích trồng tỏi lớn của cả
nước. Riêng xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ là xã dẫn đầu huyện về phong trào

trồng cây vụ đơng, năm 2005 diện tích trồng tỏi chiếm 15 ha.
Huyện Trường Phù, tỉnh Sơn La vụ ba năm 2006 có 112,16 ha trồng rau trong
đó diện tích trồng tỏi chiếm 67,75% ha, chiếm 60% ha diện tích đất trồng rau.
Như vậy có thể nói, cây tỏi được coi là cây chủ lực của nhiều địa phương,
diện tích trồng tỏi mỗi năm một tăng, kinh tế nhiều gia đình ngày càng ổn định và
đi lên.
2.5. SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY TỎI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
Đối với cây sinh trưởng vào vụ đông, thường bị phá hại bởi các loại sâu chủ
yếu sau: sâu xanh da láng, sâu xám, dòi đục lá, bọ trĩ, nhện trắng.
Theo tác giả Trần Văn Giang (2016) thì một số bệnh gây hại phổ biến trên đối
tượng cây tỏi và các biện pháp phòng trừ hiệu quả là:
Bệnh sương mai: Bệnh này thường xuất hiện cuối tháng 11 khi nhiệt độ thấp
độ ẩm cao. Vào những ngày này có sương nên tưới nước lã để rửa lá. Để phòng
bệnh sương mai cho tỏi cần phun thuốc Boocdo 1% (gần 1 kg phèn xanh, 1 kg vôi
cục, 100 lít nước), Zineb 2 – 4% phun khoảng 18 – 20 lít/sào Bắc Bộ.
Bệnh than đen: Trên củ tỏi vào lúc sắp thu hoạch thường xuyên xuất hiện các
chấm đen. Để phòng bệnh này người ta phun dung dịch Zineb, nếu phát hiện củ bị
bệnh thì phải lựa ra để loại bỏ.
Bệnh nghẹt cổ rễ: Thời kỳ cây con tỏi thường hay bị bệnh nghẹt cổ rễ, cây
thấp bé, còi cọc. Nguyên nhân chủ yếu là do đất bị gí chặt, khơng tơi xốp thơng
thống. cần phải tăng cường xới đất và thơng thống.
Các loại virus gây hại trên họ hành tỏi: Theo Van Regenmortel và cs, 2000 đã
định danh được 23 loài virus thuộc 5 họ virus gây bệnh trên các cây họ hành tỏi:
Flexiviridae, Potyviridae, Reoviridae, Tombusviridae, Bunyaviridae trong đó có 3
lồi virus gây bệnh phổ biến nhất là: Onion yellow dwarf virus (OYDV), Leek
Yellow Stripe Virus ( LYSV), Shallot Yellow Stripe virus (SYSV).
Bos L. và cộng sự, 1978 đã mơ tả triệu chứng điển hình do virus OYDV gây ra
trên cây tỏi là toàn thân cây bệnh bị vàng lá, uốn cong, cây còi cọc, lá dày,

10



khơng lớn, tạo nhiều nhánh nhỏ, khơng có củ hoặc củ nhỏ. Các cây tỏi bị nhiễm
virus LYSV đều xuất hiện các sọc vàng đứt đoạn chạy dọc theo chiều lá, cây có 23 thân giả và khơng cho thu hoạch. Theo Barg E. Và cộng sự, 1994, virus SYSV đã
được ghi nhận gây bệnh trên cây tỏi giai đoạn cịn non. Cây non bị bệnh có các sọc
màu trắng sữa dọc lá, lá cong cuốn, thô cứng. Đến giai đoạn thu hoạch, xuất hiện
các sọc vàng rõ rệt trên lá già, thấp lùn hơn so với các cây xung quanh.
Hầu hết các bệnh trên và một số bệnh do vi khuẩn và tuyến trùng đều có thể
phịng trừ được thơng qua các biện pháp phun thuốc hóa học, kỹ thuật canh tác,
phơi khô củ bảo quản…Nhưng đối với các bệnh do virus gây ra rất khó phịng
tránh, dễ phát triển trên diện tích rộng, từ năm này qua năm khác, bệnh không chr
ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất mà còn tới chất lượng sản phẩm.


Một số chú ý khi phòng sâu bệnh cho cây tỏi:

+
Chọn củ tỏi giống chắc, nhánh tỏi mẩy, đế to, không mọc rễ non, không
bị sâu bệnh hại hoặc giập nát để trồng. Nên xử lý củ giống bằng dung dịch thuốc
Nativo 750 WG nồng độ 1% (3gr/3lít nước) + thuốc trừ vi khuẩn Kasumin 2L
(1%) phun ướt đều cho 15 kg hành giống trước khi trồng.
+ Hoặc xử lý củ giống bằng cách ngâm vào dung dịch Rovral 50 WP 2%
+ Kasumin 2 L (1%) trong thời gian 5 – 10 phút.
+
Xử lý cây con sau khi trồng để phòng trừ sâu bệnh hại: Pha 1 gói Nativo
750 WG (3g) + 1 gói Confidor 700 WG (1g) + Kasumin 2L (1%) cho 1 bình 12 lít
phun 1,5 bình cho 1 sào Bắc bộ (360 m2).
+ Nên luân canh cây tỏi với lúa nước hoặc cây trồng khác họ.
+


Ngoài việc làm đất kỹ, phơi ải, lên luống cao thốt nước tốt, cần chú ý

bón lót bằng phân chuồng hoai mục (5-7 tạ/sào Bắc bộ), bón lót thêm vơi bột.
+
Về phân hố học cần chú ý bón cân đối N-P-K, có thể bổ sung khống
chất tinh khiết cho cây tỏi bằng cách phun trên lá thuốc Bayfolan 11-8-6 của công
ty Bayer sau khi trồng 2 tuần với liều lượng 25ml /8lít nước hoặc 50 ml/16 lít nước
để cân bằng dinh dưỡng, bổ sung vi lượng và tăng sức đề kháng cho cây.
+
Để hạn chế cỏ dại có thể rải hoặc phun thuốc Raft 800 WG với liều lượng
130g/ha có tác dụng diệt nhiều loại cỏ dại, tiết kiệm chi phí và làm tơi xốp đất.
+
Để phịng trừ sâu xanh da láng, ruồi đục lá có thể dùng luân phiên một số
loại thuốc sau: Regent 800 WG (32 g/ha), Buldock 025 EC (0,75 lít/ha) hoặc

11


Decis Repel 2,5 EC (0,5 lít/ha). Phịng trừ bọ trĩ, nhện trắng dùng Confidor 100 SL
(0,5 lít/ha) hoặc Confidor 700 WG (0,04 kg/ha), Admire 200 OTEQ (0,2 lít/ha).
+

Phải đảm bảo thời gian cách ly trước thu hoạch 7 ngày – 14 ngày. Thu

hoạch hành nên chọn ngày nắng ráo, khi để giống cần loại bỏ những củ bị sâu
bệnh, giập nát, sây sát và không cắt lá khi tỏi chưa khô. Để bảo quản hành sau khi
thu hoạch cần chú ý phơi khô cả mặt trên và mặt dưới của bó tỏi. Trong q trình
bảo quản củ tỏi cần chú ý đảm bảo khơ ráo, thơng thống vì nhiệt độ cao và ẩm
ướt là yếu tố cơ bản dẫn đến củ giống bị hao hụt và sâu bệnh phá hại nhiều.
2.6. MỘT SỐ CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN CÂY TỎI

2.6.1. Nghiên cứu trên thế giới
Trong q trình ni cấy, những chồi đơn phát triển từ đỉnh chồi tỏi phân lập
có thể xuất hiện trên mơi trường khơng có chất điều tiết sinh trưởng. Tuy nhiên,
một lượng auxin nhất định sẽ làm tăng tỷ lệ chồi tái sinh từ đỉnh sinh trưởng ngắn
(0,1- 0,5 mm), quá trình phân chồi cần cả cytokinin (kinetin hoặc BAP) và auxin
(α-NAA hoặc IAA). Muhammad S.H.và Cs (2003) đã nghiên cứu mơi trường thích
hợp cho sự tái sinh chồi, sự hình thành củ từ chồi tỏi và đầu rễ trên giống tỏi địa
phương của Bangladesh, từ mô phân sinh đầu rễ và đỉnh chồi. Chồi được tách và
cắt mô phân sinh đỉnh 0,5mm, rễ được tách ở kích thước 2-3mm. Mơi trường tái
sinh chồi thích hợp nhất là MS có bổ sung 0,5 ppm BA. Mơi trường ni cấy đầu
rễ thích hợp nhất MS + 1 ppm α-NAA + 10 ppm BA. Các mẫu được nuôi cấy ở pH
0

5,8, nhiệt độ 28 C, chiếu sáng 15 giờ/ngày.
Khoa Nông Nghiệp, Trường Đại học Kafr- Sheikh, Ai Cập đã nghiên cứu và
kết luận rằng cây tỏi nuôi cấy in vitro qua 4 thế hệ thực vật (4 năm) thì củ của nó
sẽ đạt được kích thước thương mại. E.I. Metwally (2012).
B.Alizadeh, S. D. Royandazagh, K. M. Khawar and S. Ozcan (2013) đã
nghiên cứu vi nhân giống tỏi hẹ (Allium tuberosum ROTTL.EX Sprang) sử dụng
mesocotyl axis. Nghiên cứu này đã được nghiên cứu để phát triển hiệu quả sự tái
sinh, các phương pháp nghiên cứu chuyển đổi các đột biến di truyền dễ dàng trên
các mơi trường MS có bổ sung các chất điều tiết sinh trưởng khác nhau: nồng độ
TDZ – NAA, TDZ – 2,4D và BAP – IBA. Phương pháp này sử dụng cây con một
tuần tuổi nuôi cấy trong ống nghiệm làm vật liệu nghiên cứu. Nồng độ và sự kết
hợp khác nhau của các chất điều tiết sinh trưởng thực vật trong môi trường

12


nuôi cấy làm ảnh hưởng đáng kể đến sự tái sinh chồi cho cây tỏi. Môi trường MS +

1,0 mg/l BAP + 2mg/l IBA cho số lượng chồi tối đa là 7,20 chồi/mẫu.
Trung tâm nghiên cứu sự phát triển Công nghệ làm vườn tiên tiến, Trường
đại học Quốc gia Chungbuk, Hàn Quốc nghiên cứu sự tăng trưởng của chồi cây tỏi
và đã kết luận rằng trên mơi trường MS có bổ sung 2% đường và 0,5 mg/l 1.2 iP
cho kết quả tốt nhất.
2.6.2. Nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu làm sạch virus cho cây tỏi ta (Allium sativum L.) của tác giả
Nguyễn Thị Thanh Phương và Nguyễn Thị Lý Anh (2012) bằng nuôi cấy đỉnh sinh
0

trưởng cho thấy, công thức khử trùng mẫu tốt nhất là cồn 70 trong 1 phút phối
hợp với NaDCC 5g/l trong 5 phút, đạt tỷ lệ mẫu sạch là 68,88%, tỷ lệ mẫu sạch có
khả năng tái sinh chồi là 66,85%. Chồi tỏi sạch virus được tái sinh trên mơi trường
MS có bổ sung 1mg/l BA, sau đó được nhân lên trong mơi trường MS bổ sung 0,5
mg/l α-NAA và 2mg/l BA, hệ số nhân chồi đạt 4,08 chồi/mẫu, chồi sinh trưởng tốt
với chiều cao đạt 7,55cm sau 4 tuần ni cấy. Chồi cũng có thể được tái sinh từ
callus trên môi trường MS bổ sung 15g/l saccarose + 10g/l glucose + 5g/l manitol
+ 2mg/l BA cho hệ số tái sinh chồi đạt 11,67 chồi/mẫu. Môi trường ra rễ tốt nhất là
mơi trường MS có bổ sung 0,5mg/l α-NAA + 0,5g/l than hoạt tính, cho tỷ lệ cây ra
rễ đạt 100% với số rễ 5,19 rễ/cây và cây sinh trưởng phát triển tốt.
Nghiên cứu nuôi cấy meristem cây tỏi của tác giả Trịnh Văn Hải (2013) cho
thấy, chế độ khử trùng tốt nhất bằng HgCl 0,1% trong 6 phút cho tỷ lệ mẫu sạch
đạt cao nhất là 69,44%. Cắt meristem với kích thước 0,8 mm cho tỷ lệ mẫu sống
cao nhất đạt 72,20%. Môi trường tái sinh chồi từ Meristem tốt nhất là: MS
+ 30g/l đường + 1mg/l BA + 0,25 mg/l α-NAA. Trên môi trường này tỷ lệ tái sinh
chồi đạt cao nhất là 90,27%. Môi trường nhân chồi tốt nhất là : MS + 30g/l đường
+ 2mg/l BA cho hệ số nhân chồi đạt cao nhất 2,52 chồi/mẫu.
Xây dựng quy trình nhân nhanh in vitro tỏi cô đơn Lý Sơn và tỏi Jum – Bo
Nhật Bản (Allium SP.) của tác giả Nguyễn Văn Giang (2016) cho kết quả: môi
trường bổ sung nồng độ 1,0mg/l BA là mơi trường thích hợp để nhân nhanh chồi

tỏi cô đơn Lý Sơn với hệ số nhân chồi là 2,67 chồi/mẫu, chiều cao là 9,69cm
. Môi trường trên cũng là mơi trường thích hợp để nhân nhanh chồi tỏi Jum-bo
Nhật Bản với hệ số nhân chồi là 2,78 chồi/mẫu, chiều cao đạt 8,22 cm. Còn khi

13


tiến hành bổ sung α-NAA vào môi trường nhân nhanh có 1,0 mg/l BA khơng cải
thiện được hệ số nhân chồi và chiều cao chồi cho tỏi cô đơn Lý Sơn và tỏi Jum-bo
Nhật Bản. Thí nghiệm ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng 2,4 –D đến khả
năng tạo callus của tỏi cô đơn Lý Sơn cho thấy: bổ sung 2,4-D vào môi trường tỷ
lệ đế củ mang đỉnh sinh trưởng tạo callus chưa cao (dưới 50%).
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về cây tỏi được cơng bố. Riêng ở Việt
Nam thì những nghiên cứu này cịn nhiều hạn chế và chỉ tập trung nghiên cứu trên
cây tỏi Lý Sơn và một vài đối tượng tỏi khác trồng phổ biến ở phía Bắc. Trong đó,
tỉnh Hải Dương đang rất quan tâm và đã kết hợp làm việc cùng Viện Sinh học
nông nghiệp để phát triển về giống cây tỏi trắng tại địa phương. Trên cơ sở đó,
chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Hồn thiện quy trình nhân giống
in vitro cây tỏi trắng Hải Dương sạch virus”.

14


×