Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vacxin RTD PRRS 1 trên đàn lợn nuôi tại tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (707.28 KB, 76 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

CAO ĐỨC THUẬN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG
VACXIN RTD PRRS-1 TRÊN ĐÀN LỢN NUÔI
TẠI TỈNH HÀ TĨNH

Ngành:

Thú y

Mã số:

60.64.01.01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Phạm Hồng Ngân

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của tơi, số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và
các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Cao Đức Thuận

ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận
được sự quan tâm và giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo của Học Viện Nông
nghiệp Việt Nam, cán bộ, công nhân viên của Công ty cổ phần phát triển công
nghệ nông thơn - RTD cũng như gia đình, người thân và bạn bè.

Nhân dịp này tơi xin bày tỏ lịng cám ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm
Hồng Ngân đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn cho tơi trong suốt q trình
thực hiện và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn cán bộ, công nhân viên chức của Công ty
cổ phần phát triển công nghệ nông thôn - RTD đã tạo mọi điều kiện, giúp
đỡ chỉ dẫn cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy, các cô của khoa
Thú y đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài cũng như có những đóng
góp q báu cho q trình thực hiện đề tài.
Nhân đây cho tôi gửi lời biết ơn tới gia đình, người thân và bạn bè
đã ln động viên, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày


tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Cao Đức Thuận

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ...............................................................................................................
Lời cảm ơn ..................................................................................................................
Mục lục

.............................................................

Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................
Danh mục bảng ..........................................................................................................
Danh mục hình .............................................................................................................
Trích yếu luận văn .........................................................................................................
Thesis abstract .............................................................................................................
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................
1.

1.

Tính cấp thiết của đề tài ................

1.


2.

Mục đích của đề tài .......................

1.

3.

Ý nghĩa của đề tài ..........................

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................
2.

1.

Tình hình nghiên cứu về PRRS .....

2.

1.1.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới v

2.

1.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước v

2.


2.

Bệnh do prrs gây ra và biện pháp ph

2.

2.1.

Một số hiểu biết về PRRS và bệnh d

2.2.1.3.
2.

Virus học PRRS ................................................
2.2.

Hội chứng rối loạn sinh sản và hô h

2.3.

Phương pháp chẩn đoán PRRS .....

2.

3.1.

Phương pháp huyết thanh học ......

2.


3.2.

Phương pháp phát hiện virus ........

2.

4.

Phòng và điều trị PRRS ................

2.

4.1.

Vacxin và vacxin phịng PRRS.......

2.4.1.1.

Hiểu biết chung về Vacxin ..............................

2.4.1.2.

Đặc tính của vacxin..........................................

2.4.1.3.

Thành phần của vacxin ...................................

2.4.1.4.


Phân loại vacxin ...............................................

2.4.1.5.

Vacxin phòng PRRS........................................

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ..........................................................

iv


3.1.

Địa điểm nghiên cứu .................................

3.2.

Thời gian nghiên cứu ...............................

3.3.

Nguyên liệu ..............................................

3.4.

Nội dung nghiên cứu ................................

3.4.1. Đánh giá hiệu giá kháng thể của lợn nái sau khi sử dụng vacxin ............
3.4.2.


Theo dõi tình hình sinh sản của lợn nái ở

chứng ........................................................
3.

4.3. Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và tình
hình dịch bệnh của lợn con được sinh ra từ lợn nái ở 2 lơ thí
nghiệm và đối

chứng. .............................................
3.

5.

Phương pháp nghiên cứu ...............

3.

5.1.

Phương pháp lấy mẫu .....................

3.5.1.1.

Bố trí thí nghiệm.................................................

3.5.1.2.

Lấy mẫu ..............................................................


3.

5.2.

Phương pháp Elisa xác định kháng t

3.

5.3.

Phương pháp theo dõi một số chỉ tiê

lợn con ............................................
3.

5.4.

Phương pháp đo thân nhiệt lợn nái

3.

5.5. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................

Phần 4.
4.

Kết quả và thảo luận ...........................
1.


Kết quả theo dõi các chỉ tiêu lâm sàn

vacxin prrs ......................................
4.

1.1.

Triệu chứng lâm sàng của lợn trước

4.1.1.1.

Triệu chứng lâm sàng của lợn trước khi tiêm v

4.1.1.2.

Triệu chứng lâm sàng của lợn sau khi tiêm va

4.

1.2.

Thân nhiệt của lợn trước và sau khi

4.

2.

Kết quả xét nghiệm kháng thể trước

1 bằng phương pháp Elisa ..............

4.

2.1.

Kết quả xét nghiệm kháng thể PRRS

PRRS nhược độc đông khô RTD PR
4.

2.2.

Kết quả xét nghiệm kháng thể PRR

PRRS nhược độc đông khô RTD PR

v


4.

3.

Tình hình sinh sản của lợn nái ở hai lơ thí n

4.

3.1.

Khả năng sinh sản của lợn nái ở hai lơ thí n


4.

3.2.

Thời gian động dục lại của lợn nái ở hai lô th

4.

4.

Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và t

con được sinh ra từ lợn nái ở 2 lơ thí nghiệ
Phần 5. Kết luận và Kiến nghị ..................................................................................
5.

1.

Kết luận ...................................................

5.

2.

Kiến nghị ................................................

Tài liệu tham khảo .....................................................................................................

vi



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

cs

Cộng sự.

ĐC

Đối chứng.

ELISA

Enzyme linked immunosorbent assay.

HCRLSS & HH Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp
IPMA

Immunoperoxidase monolayer assay.

Nxb

Nhà xuất bản.

OIE

Office International des Epizooties.


PRRS

Porcine reproductive and respiratory syndrome.

PRRSV

Porcine reproductive and respiratory syndrome virus.

S/P

Sample/position

TN

Thí nghiệm

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.Lịch sử phát hiện bệnh.................................................................................. 7
Bảng 2.2.Một số tên gọi của bệnh................................................................................ 7
Bảng 2.3. Sự tương đồng về Nucleotid của các chủng virus phân lập ở một số
nước với VR2332............................................................................................. 9
Bảng 4.1.Triệu chứng lâm sàng của lợn sau khi tiêm vacxin .......................28
Bảng 4.2.Thân nhiệt của lợn trước và sau khi tiêm vacxin............................ 30
Bảng 4.3.Kết quả xét nghiệm kháng thể kháng PRRSV

bằng phương pháp


ELISA 33
Bảng 4.4. Kết quả xét nghiệm kháng thể trước và sau khi tiêm vacxin RTD
PRRS-1 bằng phương pháp ELISA........................................................ 35
Bảng 4.5. Kết quả xét nghiệm kháng thể sau khi tiêm vacxin RTD PRRS-1 bằng
phương pháp ELISA..................................................................................... 35
Bảng 4.6.Tình hình sinh sản của nái ở 2 lơ thí nghiệm và đối chứng .......37
Bảng 4.7. Thời gian động dục trở lại của lợn nái ở 2 lơ thí nghiệm và đối chứng
39

Bảng 4.8.Khối lượng lợn con lúc sơ sinh.............................................................. 41
Bảng 4.9.Khối lượng lợn con lúc cai sữa............................................................... 42
Bảng 4.10. Kết quả theo dõi tăng trọng của lợn con......................................... 43
Bảng 4.11. Tình hình dịch bệnh ở lợn con............................................................. 44

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Biến động nhiệt độ của lợn trước và sau khi tiêm vacxin RTD PRRS-1. 31
Hình 4.2. Hàm lượng kháng thể của lợn nái trước khi tiêm vacxin...........34
Hình 4.3. Tỷ lệ chết và loại thải ở đàn lợn con của 2 lơ thí nghiệm và đối chứng
37

Hình 4.4. Thời gian động dục trung bình của lợn nái ở lơ thí nghiệm

và đối

chứng40
Hình 4.5. Khối lượng trung bình lợn con lúc sơ sinh....................................... 41

Hình 4.6. Khối lượng trung bình lợn con lúc cai sữa....................................... 42
Hình 4.7. Tỷ lệ mắc bệnh của lợn con được sinh ra từ lợn nái ở 2 lơ thí nghiệm
và đối chứng

44

Hình 4.8. Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện đề tài............................ 46

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Cao Đức Thuận
Tên luận văn: Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vacxin RTD PRRS-1
trên đàn lợn nuôi tại tỉnh Hà Tĩnh.
Chuyên ngành: Thú y

Mã số: 60.64.01.01

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
Nội Dung
Mục đích nghiên cứu
Bước đầu đánh giá được hiệu quả của vacxin RTD PRRS-1 phòng
bệnh tai xanh trên đàn lợn nuôi tại tỉnh Hà Tĩnh.
Đối tượng nghiên cứu
Lợn nái có ngày đẻ dự kiến trùng nhau, được tiêm vacxin RTD PRRS-1.

Nội dung nghiên cứu
Theo dõi hàm lượng kháng thể của lợn nái sau khi tiêm vacxin RTD PRRS-1.


Theo dõi tình hình sinh sản của lợn nái ở 2 lơ thí nghiệm và đối chứng.
Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, và tình hình dịch bệnh
của lợn con được sinh ra từ lợn nái ở 2 lơ thí nghiệm và đối chứng.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lấy mẫu.
Phương pháp ELISA.
Phương pháp theo dõi một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của đàn lợn con.

Phương pháp cân khối lượng đàn lợn.
Phương pháp xử lý số liệu.
Kết quả
Hàm lượng kháng thể của lợn nái ở lô thí nghiệm đạt mức cao và
đồng đều giữa các cá thể được tiêm vacxin, trong khi đó, hàm lượng
kháng thể ở lơ đối chứng khơng có sự đồng đều giữa các cá thể.
Khả năng sinh sản của lợn nái ở lơ thí nghiệm cao hơn lơ đối chứng qua 2
đợt thí nghiệm, tỷ lệ chết và loại thải lợn con ở lơ đối chứng cao hơn lơ thí
nghiệm 13,22% so với 2,36%. Thời gian động dục lại của lợn nái ở lơ thí nghiệm
ngắn hơn so với lơ đối chứng 6,6 ngày so với 9,3 ngày.

x


Tỷ lệ sống sót và khối lượng lợn con sinh ra từ lợn nái tiêm vacxin cao
hơn rõ rệt so với lô đối chứng. Tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa và hơ hấp ở lợn
con lơ thí nghiệm cũng được cải thiện rõ rệt so với lô đối chứng. Khối lượng
lợn con của nái lơ thí nghiệm cũng cao hơn so với lô đối chứng.

Kết luận
Việc tiêm vacxin RTD PRRS-1 cho lợn nái đã cho kết quả tốt trên thực địa, tạo

được hàm lượng kháng thể đồng đều trên đàn lợn nái, và kháng thể này đã giúp cho
đàn lợn con sinh ra có khả năng đề kháng tốt hơn với áp lực mơi trường dịch bệnh, qua
đó tỷ lệ loại thải cũng như tỷ lệ chết ở đàn lợn con thấp hơn so với lô đối chứng.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Cao Duc Thuan
Thesis title: The evaluation of the effectiveness of PRRS-1 RTD
vaccination for the pigs raised in Ha Tinh province.
Major: Veterinary Medicine

Code: 60.64.01.01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA).

Research Objectives
Initial assessment of the effectiveness of PRRS-1 RTD vaccination
for the pigs in Ha Tinh province.
Research subjects
Sows with expected birth dates coincide with RTD-1 RTD vaccines.
Research content
Monitoring of the antibody content of the sows after PRRS-1 RTD vaccination.

Monitoring of reproductive
experimental and control groups.

performance


of

sows

in

two

Assessment of some indicators of growth, development, and disease
status of the piglets born from sows in two experimental and control groups.

Research Methods
Sampling method.
ELISA method.
Method of monitoring some indicators of growth and development of pigs.

Method of weight of pigs.
Data processing methods.
Result
The antibody content of the sows in the experimental plots was
high and even among the vaccinated individuals, whereas the antibody
content in the control group was not uniform among individuals.
The reproductive performance of sows in the experimental group was higher than
that in the two control groups, the mortality and the piglets in the control was higher
than that of the control group 13.22% compared to 2.36%. Reproduction time of sows in
experimental batches was shorter than that of control 6,6 days with 9,3 days.

xii



Survival and litter weight of vaccinated sows were significantly higher than
the control. The incidence of gastrointestinal and respiratory diseases in
experimental pigs was also significantly improved compared to control. The piglets
weight of the sows experimental batch was also higher than the control batch.

Conclusions
PRRS-1 RTD vaccination gave good results in the field, resulting in uniform
antibody content in the sow herd, and this antibody helped the piglet to be born
resistant. Better with environmental epidemic pressures, where by the culling rate
as well as the mortality rate in the piglet herd is lower than the control.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, nền chăn nuôi lợn cả nước nói chung, và
địa bàn Hà Tĩnh nói riêng đang ngày càng phát triển về số lượng và quy mô
đàn, nhằm cung cấp nhu cầu thực phẩm của con người. Ngành chăn nuôi
lợn đã cung cấp cho thị trường thực phẩm 40% tổng sản lượng thịt. Ngày
nay với trình độ khoa học phát triển theo xu thế hội nhập thì nhu cầu về thịt
lợn ngày một tăng. Đặc biệt là thịt lợn hướng nạc, có hàm lượng dinh
dưỡng cao với những địi hỏi chặt chẽ về vệ sinh an tồn thực phẩm.
Hình thức chăn ni tập trung quy mơ lớn ngày càng nhiều, những giống
lợn ngoại có khả năng sinh trưởng, phát triển nhanh nhưng khả năng thích
nghi với điều kiện ngoại cảnh và chống chịu bệnh tật kém. Đây là vấn đề cực kỳ
khó khăn mà các trại thường gặp. Hiện nay, tình hình dịch bệnh đang diễn biến
ngày càng phức tạp, gây ảnh hưởng xấu đến nền chăn nuôi. Một trong những
dịch bệnh nguy hiểm phải kể đến dịch tai xanh ở lợn (Hội chứng rối loạn sinh
sản và hơ hấp- PRRS) bệnh có tốc độ lây lan nhanh, đặc biệt là gây bệnh cho

lợn ở mọi lứa tuổi. PRRS xuất hiện đầu tiên tại vùng Bắc Mỹ năm 1987, sau đó
nhanh chóng lan ra khắp Châu Âu năm 1991 và ra nhiều nước khác. Hàng năm
PRRS gây thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi trên thế giới, kể cả nước có
ngành chăn ni phát triển và hiện đại. Ước tính nước Mỹ hàng năm phải chi
khoảng 560 triệu USD cho cơng tác phịng, chống dịch bệnh (Jenny G. Cho and
Scott A. Dee, 2007). PRRS không chỉ gây chết lợn do làm suy giảm miễn dịch
mắc phải mà nó cịn tạo điều kiện cho các vi sinh vật khác xâm nhập và gây
bệnh, đặc biệt là Streptococcus suis type II, Mycoplasma Hyopneumoniae...
PRRSV được phát hiện ở Việt Nam vào những năm 1997, khi kiểm tra
huyết thanh của 51 lợn giống nhập từ Mỹ, có 10/51 mẫu có kháng thể kháng
PRRS, ngay sau đó 51 lợn này đã được xử lý. Nhưng PRRS chính thức xuất
hiện có triệu chứng lâm sàng rõ rệt vào tháng 3 năm 2007, đầu tiên tại Hải
Dương, sau đó nhanh chóng lan ra 6 tỉnh lân cận. Vì vậy, việc khống chế dịch
rất phức tạp, cộng thêm ý thức của người dân còn kém, bán tháo, bán chạy lợn
từ vùng dịch ra bên ngoài nên dịch nhanh chóng lan ra khắp 3 miền Bắc- TrungNam. Đồng thời PRRSV có khả năng tồn tại và gây bệnh rất dai dẳng. Do đó mà
trên thế giới chưa có nước nào thanh tốn triệt để PRRS.

1




Việt Nam HCRLSS & HH ở lợn đã trở thành một dịch bệnh nguy hiểm, gây

thiệt hại lớn về nền kinh tế cho người chăn nuôi, làm ảnh hưởng sâu sắc đến đời
sống xã hội của một bộ phận không nhỏ người dân. Đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc,
người chăn nuôi đang phải đối mặt với nhiều mối nguy hại do HCRLSS & HH ở lợn
gây ra. Mặc dù các cấp, các ngành đang tích cực triển khai các biện pháp phịng,
chống để dịch khơng lây lan ra diện rộng, nhưng người dân vẫn thờ ơ, chủ quan
với việc này, nên tình hình dịch vẫn có nguy cơ bùng phát cao.


Từ tháng 3/2007 đến nay dịch PRRS đã xảy ra ồ ạt trên phạm vi cả nước.
Năm 2007 chúng ta đã phải tiêu hủy khoảng trên 40.000 lợn, năm 2008 tiêu hủy
gần 300.000 con và đặc biệt năm 2010 dịch lây lan mạnh ở các tỉnh phía Nam,
số lợn bị tiêu hủy đến 400.000 con, gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho ngành chăn
nuôi lợn ở nước ta, gây khơng khí hoang mang, lo sợ cho người chăn nuôi.
Những năm gần đây bệnh vẫn thường xuyên xảy ra uy hiếp nghiêm trọng đến
ngành chăn nuôi lợn trên phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng.

Một câu hỏi đặt ra, làm thế nào để ngăn chặn và làm giảm thiệt hại của
PRRS? Có rất nhiều phương án đã được đưa ra, nhưng tất cả các giải pháp
đó đến nay chưa đem lại hiệu quả cao. Vì vậy, Bộ Nơng nghiệp và phát triển
nơng thơn muốn có một giải pháp mang tính chiến lược, lâu dài đó là bên
cạnh cơng tác vệ sinh phịng bệnh, việc sử dụng vacxin được coi là biện
pháp hữu hiệu để phòng bệnh do PRRSV gây ra. Hiện nay trên thị trường
Việt Nam, có rất nhiều vacxin để phịng bệnh do PRRSV, tuy nhiên hiệu quả
chưa được làm rõ và người chăn ni phải tự mày mị để đánh giá và lựa
chọn vacxin phù hợp. Nhằm cung cấp thêm cơ sở khoa học đánh giá hiệu
quả sử dụng vacxin PRRS trong phịng bệnh tai xanh ở đàn lợn ni tại địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“ Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vacxin RTD PRRS-1 trên
đàn lợn nuôi tại tỉnh Hà Tĩnh”.
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Bước đầu đánh giá được hiệu quả của vacxin RTD PRRS-1 phòng bệnh tai
xanh trên đàn lợn nuôi tại tỉnh Hà Tĩnh, bởi Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có nền
chăn ni phát triển đột biến trong những năm vừa qua về mặt số lượng và quy
mơ, đồng thời với đó là trình độ về quản lý trong chăn nuôi ở đây chưa phát triển,
vẫn cịn những hình thức chăn ni theo cảm tính, khơng tuân thủ an toàn


2


sinh học, khơng làm vacxin, khơng được tiếp thu trình độ khoa học, vì thế từ năm
2015 đến nay dịch tai xanh liên tục nổ ra gây thiệt hại vô cùng to lớn cho nền chăn
nuôi. Một số trang trại thì đã làm vacxin tai xanh nhập ngoại như Boerhinger,
Hippra..., tuy nhiên trong thời kỳ bão giá như hiện nay, những vacxin này sẽ làm
cho chi phí chăn ni tăng lên rất nhiều, mặt khác theo chủ trương của bộ Nơng
nghiệp sẽ nội địa hóa nền vacxin. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài này để cung cấp
thêm các cơ sở khoa học cho việc đưa vacxin RTD PRRS

– 1 vào nền chăn nuôi của Hà Tĩnh nhằm thay thế và giảm chi phí
chăn ni cho các trang trại.
1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả sử dụng vacxin trong phòng bệnh.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PRRS
2.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về PRRS
Năm 1987 khi lần đầu tiên dịch PRRS được phát hiện ở Bắc Mỹ
cho đến nay đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về PRRS. Nhiều
thành quả đã được ứng dụng và mang lại hiệu quả thiết thực cho
công tác phịng, kiểm sốt PRRS trên thế giới.
Collins et al. (1990), Wenvoort et al. (1991), áp dụng định đề Koch đã
khẳng định nguyên nhân của PRRS là do virus, khẳng định có hai dịng
virus ngun mẫu là dịng Châu Âu và dòng Bắc Mỹ gây ra PRRS. Tác
giả đã đặt tên cho virus gây ra PRRS ở Châu Âu là Lelystad.

Benfield et al. (1992), Cozelman et al. (1993), Dea et al. (1992),
Saitoet al. (1996), đã khẳng định virus gây PRRS có quan hệ họ hàng gần
với

virus

viêm

động

mạch

ngựa,

virus

tăng

enzyme

lactate

dehydrogenase ở chuột, virus gây sốt xuất huyết ở khỉ. Cũng như đưa
ra những đặc tính quan trọng của họ Arteriviridae, bộ Nidovirales.

Benfield et al. (1992), đã mô tả đặt tên cho virus gây bệnh ở Bắc
Mỹ là VR-2332 và đưa ra đặc tính của PRRSV như sức đề kháng của
PRRSV. Tác giả khẳng định PRRSV thích hợp ở pH từ 6,5- 7,5.
Mengeling et al. (1996), Mengeling et al. (1998), nghiên cứu về
vacxin chống lại PRRSV. Khẳng định virus vacxin kích thích đáp ứng

miễn dịch chậm, virus vacxin có thể truyền qua nhau thai, truyền từ
con được tiêm vacxin sang con không tiêm vacxin.
Vezina et al. (1996), Yoon et al. (1995), đã nghiên cứu về quá trình đáp ứng
miễn dịch của lợn khi cơ thể lợn nhiễm PRRSV. Các tác giả đã khẳng định
kháng thể IgM xuất hiện vào ngày thứ 7 và ngày thứ 14 IgG xuất hiện sau khi
nhiễm PRRSV. Kháng thể trung hoà xuất hiện vào 4- 5 tuần sau nhiễm PRRSV
và đạt tối đa vào lúc 10 tuần, miễn dịch kéo dài khoảng 1 năm.

Zimmermen et al. (1999), đã nghiên cứu một cách đầy đủ và sâu
sắc về Hội chứng hô hấp và sinh sản ở lợn. Các tác giả đã giải thích
về nguồn gốc tên gọi PRRS, cũng như cung cấp cho độc giả một
bảng danh sách tên gọi trước khi có tên PRRS.

4


Jun et al.(2006), đã khẳng định, về mặt di truyền học và tính kháng
nguyên hai loại virus Lelystad và VR-2332 hoàn toàn khác nhau, nếu
chúng xuất phát từ một tổ tiên thì chúng được tiến hố theo hai hướng
khác nhau. Hai virus này đã trở thành hai dòng virus nguyên mẫu, dòng
Châu Âu (virus Lelystad) và dòng Bắc Mỹ (VR2332).

2.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về PRRS
Năm 1997 nước ta nhập 51 lợn giống từ Mỹ khi kiểm tra có 10/51 con có huyết
thanh dương tính với PRRS. Từ năm 1997 đến 2006 có rất nhiều tác giả trong nước
nghiên cứu về hội chứng PRRS nhưng chỉ dừng lại ở điều tra, giám sát. Bắt đầu từ
tháng 3 năm 2007 khi PRRS thực sự bùng nổ thì việc nghiên cứu khơng chỉ có
chiều sâu mà cịn phân tích rất nhiều khía cạnh về PRRS ở Việt Nam.

Tơ Long Thành (2007), đã trình bày một cách tổng hợp về hội

chứng PRRS nói chung, khẳng định lợn các lứa tuổi đều mắc, nhưng
nặng nhất ở lợn nái và lợn con. Tác giả đã đưa ra biện pháp phòng
hội chứng PRRS, trong đó nhấn mạnh việc phịng PRRS bằng vacxin.
Khi lợn mắc PRRS khơng chỉ có những bệnh tích đặc trưng nhất
của PRRS là ở phổi và hạch lâm ba, mà còn có những bệnh tích khác
do vi khuẩn kế phát gây ra. Những vi khuẩn kế phát ở đường phổi
thường gặp là Mycoplasma hyopneumoniae(suyễn lợn), Pasteurella
multocida (Tụ huyết trùng), Streptococcus suis type 2 (liên cầu khuẩn
type 2), Bordetella bronchiseptica (viêm teo mũi) và Haemophilus
parasuis (viêm đường hô hấp)… Bùi Quang Anh và cs. (2007).
Phạm Ngọc Thạch và Đàm Văn Phải (2007), nghiên cứu về một số chỉ
tiêu lâm sàng và chỉ tiêu máu của lợn mắc PRRS tại Hải Dương và Hưng
Yên đã cho thấy, khi lợn mắc PRRS tần số hô hấp, tim mạch, thân nhiệt đều
cao hơn sinh lý bình thường, chỉ tiêu sinh lý, sinh hố máu thay đổi đặc biệt
là số lượng bạch cầu, độ dự trữ kiềm trong máu tăng cao. Trong khi hàm
lượng protein tổng số, hàm lượng đường huyết lại giảm rõ rệt.
Lê Văn Năm (2007), khi khảo sát các biểu hiện lâm sàng và bệnh tích đại thể ở
lợn mắc PRRS tại một số địa phương thuộc Đồng bằng Bắc Bộ - Việt Nam đã thấy
rằng các biểu hiện lâm sàng và bệnh tích đại thể của lợn mắc PRRS tương tự như
các tài liệu trong và ngồi nước cơng bố. Nhưng điểm khác đó là tỷ lệ tiêu chảy, lạc
giọng của lợn con theo mẹ cũng như tỷ lệ táo bón ở lợn lớn hơn.

5


Tô Long Thành và Nguyễn Văn Long (2008), đã cho biết năm 2008 số
lượng bệnh phẩm lợn mắc PRRS gửi đến trung tâm Chẩn đoán thú y TW nhiều
hơn năm 2007, khẳng định những mẫu bệnh phẩm dương tính với PRRS có sự
bội nhiễm vi khuẩn. Chủng virus độc lực cao của Việt Nam có sự tương đồng
về cấu trúc gen với chủng virus độc lực cao của Trung Quốc đến 99%. Khi sử

dụng virus PRRS gây bệnh tại Việt Nam cơng cho lợn thí nghiệm lợn khơng
chết, huyễn dịch bệnh phẩm lấy tại ổ dịch của Việt Nam gây chết 100% lợn
trong 72h. Điều này cho thấy vai trò của vi khuẩn bội nhiễm.

Trần Thị Bích Liên (2008), đã tổng quát về tình hình dịch PRRS cả
Việt Nam và thế giới cũng như những đặc điểm cơ bản về PRRSV. Đặc
biệt tác giả đưa ra phương pháp chẩn đoán PRRS như phân lập virus
bằng phương pháp IPMA, IPMA kết hợp với PCR, phương pháp phát
hiện kháng nguyên, kháng thể. Tác giả chỉ rõ để phát hiện kháng nguyên
sử dụng phương pháp RT- PCR là hiệu quả nhất, phát hiện kháng thể có
hai phương pháp có độ chính xác cao là IPMA và ELISA.

Youjun Feng et al. (2009) đã chỉ rõ các biến chủng của PRRSV
của Trung Quốc và Việt Nam có bộ gen tương đồng tới 99%. Phân
tích di truyền đã cho thấy các chủng virus này đều có sự đứt đoạn
acid amin trên protein không cấu trúc Nsp2. Nhóm tác giả khẳng định
các biến chủng của PRRSV tại Việt Nam và Trung Quốc là đồng nhất.
2.2. BỆNH DO PRRS GÂY RA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH
2.2.1. Một số hiểu biết về PRRS và bệnh do PRRSv gây ra
2.2.1.1. Khái quát về PRRS
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn- PRRS (Porcine
reproductive and respiratory syndrome), là một bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm ở lợn, biểu hiện đặc trưng của lợn bệnh là các rối loạn về sinh sản ở
lợn nái như sảy thai, thai chết lưu, lợn sơ sinh chết yểu. Lợn con theo mẹ,
lợn nái hậu bị có biểu hiện viêm đường hơ hấp rất nặng, tỷ lệ chết cao.

2.2.1.2. Lịch sử PRRS
PRRS lần đầu tiên được phát hiện, mô tả và thông báo ở Mỹ vào năm 1987, với
biểu hiện triệu chứng ở cơ quan sinh sản và hô hấp. Lợn nái mắc bệnh tăng tỷ lệ sảy
thai ở thai kỳ cuối, đẻ non, đẻ ra lợn con yếu hoặc chết, tỷ lệ đẻ thấp, chậm động dục

trở lại. Tỷ lệ chết cao ở lợn con và lợn con sau cai sữa. Lợn con đang bú sữa

6


hoặc lợn con đã cai sữa có biểu hiện triệu chứng hơ hấp rất nghiêm trọng.
Sau đó cũng vào năm 1987 bệnh thấy ở Canada, Nhật Bản, Đức, Hà Lan…

Bảng 2.1. Lịch sử phát hiện bệnh
Quốc gia
Mỹ
Canada
Nhật Bản
Đức
Hà Lan
Tây Ban Nha
Pháp
Anh
Đan Mạch
Hồng Kông
Từ bảng 2.1 cho thấy: Châu Á dịch đã xuất hiện từ rất sớm, năm
1989 tại Nhật Bản. Châu Âu bệnh bắt đầu xuất hiện năm 1990 ở Đức, sau
đó lan ra rộng khắp, Shimizu et al.(1994).Bệnh xuất hiện lúc đầu với rất
nhiều tên gọi khác nhau như bệnh thần bí ở lợn, bệnh lợn tai xanh, hội
chứng vô sinh và sảy thai ở lợn … điều này được tổng hợp tại bảng 2.2.

Bảng 2.2. Một số tên gọi của bệnh
Tên Bệnh
Bệnh bí hiểm ở lợn (Mystery swine
disease)

Bệnh tai xanh
Bệnh Heko- Heko
Lan er bing
Hội chứng vô sinh và sảy thai ở lợn (Swine
infertility and abortion syndrome)
Hội chứng sảy thai và bệnh đường hô hấp
(Porcine epidemic abortion and respiratory
syndrome)
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở
lợn (Porcine reproductive and respiratory
syndrome)


7


Đến năm 1991, khi bệnh lây ra ở nhiều nước trên thế giới với triệu
chứng hô hấp và sinh sản đặc trưng, nên Uỷ ban Châu Âu đề nghị tên chính
thức của bệnh là “Porcine reproductive and respiratory syndrome”- viết tắt
là PRRS, bên cạnh các tên như nêu trong bảng trên (Zimmermenet al.,
1999). Năm 1992 tổ chức thú y thế giới công nhận tên PRRS như một tên
gọi quốc tế cho bệnh này. Ngày nay tên PRRS đã được sử dụng rộng rãi.

2.2.1.3. Virus học PRRS
Nguồn gốc và phân loại PRRS
Nguyên nhân gây PRRS đã được Collins và cs xác định vào năm 1990,
sau khi sử dụng dịch lọc bệnh phẩm của lợn ngồi thực địa gây nhiễm cho lợn
thí nghiệm đã khẳng định PRRS do một loại virus gây ra (Collins et al., 1990).
Năm 1991, Viện nghiên cứu thú y TW ở Lelystad (Hà Lan) sau khi đã áp dụng
định đề Koch và phân lập virus trên tế bào đại thực bào phế nang của lợn đã

khẳng định PRRS do virus gây ra. Các tác giả Hà Lan đặt tên virus gây bệnh là
virus Lelystad (Wensvoort et al., 1991). Năm 1992 tại Mỹ các nhà khoa học cũng
phân lập được một loại virus gây PRRS và đặt tên là virus VR- 2332 (Benfield et
al., 1992).Về mặt di truyền học và tính kháng ngun, hai chủng virus này hồn
tồn khác nhau, người ta cho rằng nếu chúng xuất phát từ một tổ tiên thì chúng
được tiến hố theo hai hướng khác nhau. Hai virus Lelystad và VR- 2332 đã trở
thành hai dòng virus nguyên mẫu, dòng Châu Âu (virus Lelystad) và dịng Bắc
Mỹ (VR- 2332) (Tơ Long Thành, 2007), (Jun et al., 2006).
Các kết quả nghiên cứu của Benfield et al. (1992), Cozelman et al. (1993), Dea
et al. (1992), Saito et al.(1996), Tơ Long Thành (2007), cho thấy PRRSV có quan hệ
gần về mặt sinh học, về cấu trúc di truyền với virus gây viêm động mạch

ở ngựa (Equine virus- EAV), virus LDHV (Lactate dehydrogenase elevating
virus) ở chuột và virus SHFV (Simian Hemorrhagic fever virus) ở khỉ. Dựa
vào đặc điểm đó người ta đưa 4 nhóm đó vào cùng giống Arterivirus, họ
Arteriviridae, bộ Nidovirales. Chúng đều mang chung một số đặc tính sau:

Là loại virus ARN có vỏ bọc, có khả năng sinh sản trên tế bào đơn
nhân, tế bào đại thực bào cũng như khả năng truyền qua nhau thai để
gây bệnh cho bào thai. Bộ gen dễ thay đổi, nên tính kháng ngun
khơng ổn định giúp trốn tránh phản ứng miễn dịch của cơ thể, giúp nó
tồn tại rất lâu trong cơ thể vật chủ. Gây bệnh âm ỉ. Lan truyền do tiếp
xúc trực tiếp hay qua đường khơng khí ở khoảng cách gần.

8


Meng et al.(1995), Nelson et al. (1994), đã kết luận:
Cấu trúc gen và nguồn gốc của PRRSV ở Châu Á có sự tương đồng
cao với dịng Bắc Mỹ. VR- 2332 phân lập được ở hầu hết các nước Châu Á.


Bảng 2.3. Sự tương đồng về Nucleotid của các chủng virus
phân lập ở một số nước với VR2332
Giống
VR2332
Taiwan
807/94
Olot
110

Hình thái và cấu trúc của PRRSV
Virus gây ra PRRS ở lợn thuộc họ Arteriviridae, bộ Nidovirales,
chứa duy nhất hệ gen ARN sợi đơn dương.
PRRS virus có cấu trúc hình cầu, gồm 20 mặt đối xứng, đường kính hạt
virion của virus vào khoảng 45- 55 nm, thậm chí lên đến 80 nm. Nhân
Nucleocapsid có đường kính 25- 35 nm, trên bề mặt có nhiều gai nhô ra rất rõ
(William T.Christianson et al., 2001). Sợi ARN của virus có kích thước 15- 15,5
Kb và gồm ít nhất 8 khung đọc mở ORF- Open reading frame (ORF 1a, ORF 1b,
ORF 2- 7), có chức năng mã hố cho 20 loại protein thành thục, trong đó có 6
protein chính có khả năng trung hồ kháng thể, bao gồm 4 phân tử
glycoprotêin màng, 1 protein xuyên màng (M), 1 protein Nucleocapsit (N), kháng
thể đơn dòng kháng protein N là chủ yếu (Youjun Feng et al., 2009).

Protein không cấu trúc số 2 (Nsp2) và glycoprotein 5 (được mã hoá
bởi ORF5) được coi là 2 vùng có tính đồng nhất cao và là những vùng
đóng vai trị quyết định tính gây bệnh của các chủng PRRSV. Đây là hai
đoạn có khả năng biến đổi rất lớn, quyết định độc lực của virus. Người
ta dựa vào đây để định type virus (Tô Long Thành, 2007).
Cũng dựa vào protein không cấu trúc này mà từ 2 dòng virus ban đầu
là dòng Châu Âu và dòng Bắc Mỹ, hiện nay PRRSV đã biến đổi thành nhiều

chủng khác nhau. Dịng Bắc Mỹ có chủng P129, MN184, 2 chủng này có
nhiều đoạn đứt trên protein Nsp2, dòng Bắc Mỹ khi lan sang Trung Quốc,
Việt Nam đã tạo ra 1 chủng mới có sự đứt đoạn 30 aa trong protein Nsp2 ở
vị trí aa thứ 481 và 532- 560 (Youjun Feng et al., 2009).

9


Sức đề kháng của PRRSV
0

0

0

PRRSV tồn tại 1 năm trong nhiệt độ lạnh từ – 20 C đến – 70 C, 4 C virus
0

tồn tại được 1 tháng. PRRSV đề kháng kém ở nhiệt độ cao, ở 37 C sống được
0

48 giờ, 56 C bị giết sau 45 phút. Với các chất sát trùng thông thường và môi
trường acid, virus dễ dàng bị tiêu diệt, ánh sáng mặt trời, tia tử ngoại vơ hoạt
virus rất nhanh (Trần Thị Bích Liên, 2008), (Tơ Long Thành, 2007). Tính gây
nhiễm của PRRSV bị ảnh hưởng bởi pH, PRRSV chịu đựng được pH trong
khoảng 6,5- 7,5 khả năng gây nhiễm của PRRSV bị bất hoạt nhanh chóng ở pH
< 6 và pH > 7 (Benfield et al., 1992), (Bùi Quang Anh và cs., 2008).
Trong thịt đông lạnh ở 40C PRRSV tồn tại tới 48 giờ. PRRSV bất hoạt nhanh
chóng trong điều kiện khơ hạn ở mơi trường bên ngồi, nhưng tồn tại được 9 ngày
trong nước giếng, 11 ngày trong nước máy (Trần Thị Bích Liên, 2008).

0

Trong mẫu huyết thanh ở 25 C, thì 47%, 14%, 7% mẫu huyết thanh vẫn
0

0

phân lập được PRRSV trong 24, 48, 72 giờ. Ở 4 C hoặc – 25 C, thì 85% mẫu
huyết thanh vẫn phân lập được PRRSV trong 72 giờ (Zimmermen et al.,1999).

Vật chủ và phương thức lây truyền
Khả năng gây bệnh của mầm bệnh là một đặc tính sinh học quan trọng.
Mầm bệnh có độc lực càng cao, khả năng gây bệnh càng lớn và ngược lại. Tuy
vậy, nó cịn phụ thuộc rất lớn vào vật chủ, nhân tố trung gian và phương thức
lây truyền, để mầm bệnh đó phát triển, phát tán và hình thành dịch.
Vật chủ của PRRSV là lợn. Lợn ở tất cả các giống, các lứa tuổi đều mẫn
cảm, nhưng lợn con và lợn nái mang thai thường mẫn cảm hơn cả.. Vịt trời,
thuỷ cầm chân màng, lợn rừng là loài mang trùng. Vì thế lợn rừng, vịt trời, thủy
cầm được coi là nguồn dịch thiên nhiên và phát tán mầm bệnh. PRRSV được
xác định là không lây sang gia súc và người (Tô Long Thành, 2007).

Đường truyền lây là một yếu tố quan trọng, nó ảnh hưởng tới
tốc độ lây lan và quy mơ dịch bệnh truyền nhiễm.
PRRSV có trong dịch mũi, nước bọt, phân và nước tiểu của lợn ốm
hoặc lợn mang trùng. Từ đây mầm bệnh được phát tán ra mơi trường bên
ngồi. Nhiều tác giả cho rằng trong tinh dịch của lợn đực giống bị PRRS
cũng là nguồn lây lan virus (Yaeger et al., 1993). Lợn nái mang thai bị bệnh,
virus có thể truyền qua nhau thai cho lợn con (Christianson et al., 1993).
Lợn con nhiễm bệnh và lợn mang trùng có thể đào thải virus ra môi trường


10


Tóm lại PRRS truyền chủ yếu theo đường khơng khí, lây trực
tiếp do tiếp xúc hay gián tiếp qua nhân tố trung gian mang mầm bệnh
như phân, rác, chất độn chuồng, thức ăn…
Cơ chế gây bệnh của virus
Đặc trưng nổi bật của họ virus Arteriviridae là khả năng thích ứng
đặc biệt trên tế bào đại thực bào. Đối với PRRSV, tế bào thực bào phế
nang phổi là tế bào thích ứng đặc biệt. Đại thực bào là tế bào duy nhất
có receptor phù hợp với cấu trúc hạt virus. Sau khi xâm nhập vào tế bào
đại thực bào chúng nhân lên và phá huỷ rất nhanh tế bào.
Lúc đầu, PRRSV có thể kích thích các tế bào đại thực bào, nhưng sau 2
hoặc 3 ngày virus sẽ giết chết chúng, các virion được giải phóng ồ ạt rồi xâm
nhiễm sang các tế bào khác. Ở giai đoạn đầu của quá trình xâm nhiễm của
PRRSV, dường như hiệu giá kháng thể chống lại các loại virus và vi khuẩn
không liên quan khác trong cơ thể của lợn tăng cao do sự kích hoạt của đại
thực bào trong hệ thống miễn dịch. Điều này rất dễ gây ra sự nhầm lẫn trong
việc đánh giá mức độ miễn dịch đối với các bệnh truyền nhiễm ở cơ thể lợn.
Trong hệ thống miễn dịch, đại thực bào là tế bào trình diện kháng nguyên,
là tế bào đóng vai trị mở đầu cho q trình đáp ứng miễn dịch. Khi đại thực
bào bị tấn công và phá huỷ thì khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể giảm, rất
dễ mắc các bệnh nhiễm trùng thứ phát. Đối với lợn thịt sắp xuất chuồng khi
mắc PRRS, những biểu hiện bệnh ở đường hô hấp là rất rõ.
Khi con vật bị PRRS sẽ bị viêm phổi rất nặng nề, tất yếu khả năng cung cấp
oxy cho cơ thể giảm, gây rối loạn chuyển hoá các chất trong cơ thể. Đặc biệt nguy
hiểm với con vật mang thai, nhu cầu về năng lượng, oxy tăng, nên rất dễ bị sảy
thai, thai suy dinh dưỡng và chết thai. Ngồi ra virus cịn có thể truyền qua nhau
thai để gây bệnh cho thai (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội).


Nhìn chung lợn mọi lứa tuổi đều có thể mắc, nhưng bệnh sảy ra
trầm trọng ở lợn nái và lợn con.
Đáp ứng của vật chủ chống lại PRRSV
Sau khi PRRSV xâm nhập vào cơ thể lợn, cơ thể lợn sẽ huy động hệ thống
miễn dịch của mình chống lại. Đây là một chuỗi liên tục nhiều khâu bao gồm cả đáp
ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào.

11


×