Tải bản đầy đủ (.docx) (105 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá hoạt động của trung tâm phát triển quỹ đất thành phố phủ lý, tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.4 KB, 105 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ HỮU SỰ

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG
TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT THÀNH PHỐ
PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hồ Thị Lam Trà

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn


Vũ Hữu Sự

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi
đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự
giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới PGS.TS. Hồ Thị Lam Trà đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Quản lý đất đai, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung
tâm phát triển quỹ đất thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến
khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn

Vũ Hữu Sự

iii



MỤC LỤC
Lời cam đoan.................................................................................................................................. ii
Lời cảm ơn...................................................................................................................................... iii
Mục lục.............................................................................................................................................. iv
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................. vii
Danh mục bảng.......................................................................................................................... viii
Danh mục hình.............................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn........................................................................................................................ x
Thesis abstract........................................................................................................................... xiii
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu của đề tài....................................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn.................3

Phần 2. Tổng quan tài liệu....................................................................................................... 4
2.1.


Khái quát về tổ chức phát triển quỹ đất.......................................................... 4

2.1.1.

Một số khái niệm liên quan...................................................................................... 4

2.1.2.

Sự cần thiết thành lập tổ chức phát triển quỹ đất...................................... 5

2.1.3.

Các văn bản pháp luật quy định về Tổ chức phát triển quỹ đất.........6

2.2.

Công tác phát triển quỹ đất của một số nước trên thế giới...............10

2.2.1.

Công tác phát triển quỹ đất của Hàn quốc................................................... 10

2.2.2.

Công tác phát triển quỹ đất của Trung quốc.............................................. 12

2.2.3.

Công tác phát triển quỹ đất của Australia.................................................... 14


2.3.

Tổ chức phát triển quỹ đất ở Việt Nam hiện nay...................................... 15

2.3.1.

Quy định về tổ chức phát triển quỹ đất.......................................................... 15

2.3.2.

Tình hình thành lập và loại hình hoạt động................................................. 20

2.3.3.

Kết quả thực hiện các nhiệm vụ........................................................................ 22

2.3.4.

Kết quả hoạt động tài chính................................................................................. 24

2.3.5.

Đánh giá về cơ cấu tổ chức và hoạt động của các tổ chức phát triển quỹ

đất tại các địa phương............................................................................................ 25

iv


Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu............................................................ 26

3.1.

Địa điểm nghiên cứu................................................................................................ 26

3.2.

Thời gian nghiên cứu............................................................................................... 26

3.3.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 26

3.4.

Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 26

3.5.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 27

3.5.1.

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp...................................... 27

3.5.2.

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp......................................... 27

3.5.3. Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu...........28
Phần 4. Kết quả và thảo luận................................................................................................ 29

4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, thực trạng quản lý, sử dụng đất đai

của thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam................................................................ 29
4.1.1.

Điều kiện tự nhiên...................................................................................................... 29

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.............................................................. 31

4.1.3.

Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng................................................................ 35

4.1.4.

Thực trạng quản lý, sử dụng đất đai của thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
37

4.1.5.

Đánh giá chung............................................................................................................ 45

4.2.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính của


trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam...........47
4.2.1.

Tổ chức nhân sự của Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Phủ Lý, tỉnh

Hà Nam............................................................................................................................. 47
4.2.2.

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm phát triển quỹ

đất thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam................................................................. 49
4.2.3.

Cơ chế tài chính của Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Phủ Lý,

tỉnh Hà Nam................................................................................................................... 50
4.3.

Kết quả hoạt động của trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Phủ Lý,

tỉnh Hà Nam................................................................................................................... 51
4.3.1.

Kết quả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
51

4.3.2.

Kết quả đấu giá quyền sử dụng đất................................................................. 56


4.4.

Đánh giá về trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
60

4.4.1 . Đánh giá về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế tài chính
của Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
.............................................................................................................................................. 60


v


4.4.2.

Đánh giá tình hình thực hiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

khi Nhà nước thu hồi đất của Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Phủ

Lý, tỉnh Hà Nam........................................................................................................... 61
4.4.3.

Đánh giá việc thực hiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất của Trung

tâm phát triển quỹ đất thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
4.4.4.

65

Đánh giá của cán bộ có liên quan đến hoạt động của Trung tâm phát triển


quỹ đất thành phố Phủ Lý

68

4.4.5.

Đánh giá chung............................................................................................................ 70

4.5.

Đề xuất những giải pháp nâng cao hoạt động của trung tâm phát triển quỹ

đất thành phố Phủ Lý

72

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 75
5.1.

Kết luận............................................................................................................................ 75

5.2.

Kiến nghị......................................................................................................................... 76

Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 78

vi



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMB

Giải phóng mặt bằng

PTQĐ

Phát triển quỹ đất

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

TĐC

Tái định cư

TTBĐS

Thị trường bất động sản


TT PTQĐ

Trung tâm phát triển quỹ đất

TCPTQĐ

Tổ chức phát triển quỹ đất

UBND

Ủy ban nhân dân

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Dân số trung bình thành phố Phủ Lý giai đoạn 2012- 2016........32
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Phủ Lý năm 2016.....................42
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất phân theo các đơn vị hành chính trên địa bàn
thành phố Phủ Lý năm 2016........................................................................ 43
Bảng 4.4. Biến động đất đai giai đoạn 2012 - 2016 của thành phố Phủ Lý
44

Bảng 4.5. Nhân sự của Trung tâm PTQĐ thành phố Phủ Lý............................ 48
Bảng 4.6. Bảng tổng hợp số dự án nhận thực hiện và số dự án đã bàn giao mặt
bằng sạch cho Chủ đầu tư tổ chức thi công...................................... 52
Bảng 4.7. Kết quả thực hiện nhóm dự án từ năm 2012 - 2016 của Trung tâm
PTQĐ thành phố Phủ Lý................................................................................. 54
Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả đấu giá quyền sử dụng đất từ năm 2012-2016 57
Bảng 4.9. Kết quả thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất tại các khu dân cư của

Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Phủ Lý

59

Bảng 4.10. Kết quả khảo sát, đánh giá của hộ gia đình, cá nhân về công tác bồi
thường, hỗ trợ tái định cư của TT PTQĐ thành phố Phủ Lý......62
Bảng 4.11. Kết quả khảo sát, đánh giá của hộ gia đình, cá nhân về công tác bồi
thường, hỗ trợ tái định cư của TT PTQĐ thành phố Phủ Lý......63
Bảng 4.12. Đánh giá của hộ gia đình, cá nhân về cơng tác đấu giá quyền sử dụng
đất của TT PTQĐ thành phố Phủ Lý........................................................ 66
Bảng 4.13. Đánh giá của hộ gia đình, cá nhân về công tác đấu giá quyền sử dụng
đất của TT PTQĐ thành phố Phủ Lý........................................................ 67
Bảng 4.14. Đánh giá của cán bộ có liên quan đến hoạt động của Trung tâm phát
triển quỹ đất thành phố Phủ Lý.................................................................. 69

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ hành chính thành phố Phủ Lý - tỉnh Hà Nam.......................... 29
Hình 4.2. Sơ đồ tổ chức của Trung tâm PTQĐ thành phố Phủ Lý..................47

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Hữu Sự
Tên luận văn: “Đánh giá hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất thành
phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam”.
Ngành: Quản lý đất đai


Mã số: 65.85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Phủ

Lý, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2012-2016.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm giải quyết những tồn tại, khó khăn
trong q trình thực hiện nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm
phát triển quỹ đất thành phố Phủ Lý phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Hà Nam.

Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu điều tra

thu thập tại Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Phủ Lý và các phịng
ban có liên quan đến hoạt động của Trung tâm.
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra, khảo sát
những đối tượng liên quan đến đề tài là các cán bộ, hộ gia đình, cá nhân có liên quan
đến hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

- Phương pháp phân tích, thống kê và xử lý số liệu: Các thông tin, số

liệu, tài liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel, Kiểm tra độ chính
xác của dữ liệu nhập, tổng hợp, phân tích các nguồn tài liệu, số liệu có
liên quan, hệ thống hố các kết quả thu được thành thông tin tổng thể.
- Phương pháp so sánh - tổng hợp: Sử dụng để so sánh, tổng hợp các nguồn
tài liệu, số liệu có liên quan đến Luận văn, nhằm đánh giá những khó khăn vướng
mắc trong hoạt động của Trung tâm PTQĐ thành phố Phủ Lý, qua đó đề xuất một số
giải pháp nâng cao hoạt động của Trung tâm PTQĐ thành phố Phủ Lý.


Kết quả chính và kết luận
1. Thành phố Phủ Lý là địa bàn có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị,văn hóa,
an ninh quốc phòng của tỉnh Hà Nam. Kinh tế của thành phố đang trên đà phát triển, đặc
biệt những năm gần đây q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa diễn ra rất nhanh trên địa
bàn thành phố dẫn đến nhu cầu về quỹ đất sạch phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế
xã hội của thành phố ngày càng cao. Vì vậy sự ra đời của Trung tâm

x


Phát triển quỹ đất thành phố là yêu cầu rất cần thiết. Từ khi thành lập đến
nay, Trung tâm đã có sự phát triển mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức, năng lực
thực hiện công tác chuyên môn, giúp cho UBND thành phố thực hiện
được nhiều dự án giải phóng mặt bằng cũng như mang lại nguồn thu lớn
cho ngân sách nhà nước qua công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
2. Nhân sự của Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố đã có sự phát triển
mạnh mẽ, cơ bản là cán bộ trẻ nhiệt huyết, năng nổ trong công việc cơ bản đáp ứng
được yêu cầu công việc đặt ra. Tuy nhiên kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều, cịn
nhiều lúng túng trong xử lý cơng việc, hiệu quả cơng tác có mặt cịn chưa cao.

3. Theo quy định Trung tâm có nhiều chức năng, nhiệm vụ, tuy nhiên

căn cứ vào năng lực và khả năng của Trung tâm, hiện nay Trung tâm
được giao thực hiện 02 nhiệm vụ chính là cơng tác bồi thường, hỗ trợ và
TĐC khi Nhà nước thu hồi đất và công tác đấu giá QSDĐ trên địa bàn:
- Việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
của Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố về cơ bản đáp ứng được nhu cầu về tiến độ
cũng như kết quả mà chủ đầu tư đã đặt ra. Trong tổng số 33 dự án mà trung tâm triển
khai thực hiện đã bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thực hiện 31 dự án, đạt 93,9%. Tuy

nhiên, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn một số dự án chậm tiến độ, phần lớn là do các
nguyên nhân khách quan cụ thể như: Một số hộ gia đình, cá nhân do lợi ích cá nhân
khơng chấp hành quyết định, quy định... của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Công tác đấu giá quyền sử dụng đất: Trung tâm đã khá thành công trong việc tổ
chức đấu giá quyền sử dụng đất các dự án. Từ năm 2012 đến hết năm 2016, đã tổ chức
đấu giá được 783 lơ đất, tổng kinh phí thu ngân sách Nhà nước đạt 345.638.769 nghìn
đồng. Kết quả này đạt được là do Trung tâm đã làm tốt khâu quảng bá, phối hợp tốt với
UBND các xã, phường, các phòng ban chuyên môn cũng như tham mưu cho UBND
thành phố chọn ra những dự án có vị trí thuận lợi, gần trung tâm, có hạ tầng tốt để đưa
ra đấu giá trước. Tuy kết quả đấu giá đạt cao nhưng hiện nay số lô đất đã được xây nhà

ở mới đạt 62,2% số lô đất trúng đấu giá, một số dự án đấu giá không đạt kế hoạch đề ra.
Nguyên nhân là cịn rất nhiều trường hợp người tham gia mang tính chất đầu cơ đấu đai,
nhu cầu về đất, nhà ở thực sự rất ít hoặc do hồn cảnh khó khăn chưa thể xây nhà.

4. Từ việc đánh giá thực trạng hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất thành
phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu
tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế tài chính của Trung tâm phát triển
quỹ đất thành phố Phủ Lý, cũng như những giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và công tác đấu giá quyền sử
dụng đất của Trung tâm. Kết quả nghiên cứu của luận văn dùng làm tài liệu tham khảo

xi


cho học viên cao học và sinh viên cũng như nhà quản lý đất đai. Luận văn
cũng có thể phục vụ cho công tác và hoạt động thực tiễn của Trung tâm
phát triển quỹ đất thành phố Phủ Lý.


xii


THESIS ABSTRACT
The writer name: Vu Huu Su
Subject of thesis: “Performance evaluation of Land Development Center
of Phu Ly city, Ha Nam province”.
Sector: Land management

Code: 65.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
(VNUA). The purpose of research study
- Performance evaluation of Land Development Center of Phu Ly city,

Ha Nam province for the period of 2012 – 2016.
- Propose

some

solutions,

recommendations

for

resolving

shortcomings and difficulties in the process of implementation of tasks in
order to improve the operational efficiency of The Land Fund Development

Center of Phu Ly city meet the actual conditions of Ha Nam province.

Research methodology of the thesis
- The method of investigation, secondary data collection: The survey

data collected at The Land Fund Development Center of Phu Ly city and
related departments to the operation of the Center.
- The method of investigation, secondary data collection: To

conduct investigations and surveys related to subject such as staffs,
families, individuals related to the operation of The Land Fund
Development Center of Phu Ly city, Ha Nam province .
- Analytical methods, statistic and data processing: Information,

data, and collected data are processed by Excel software, checking the
accuracy of entry data, summary the resources of documents, related
data, systematization of achieved results for the overall information.
- Comparison method – summary: Using for comparison, summary the

document resources, data related to the thesis, to evaluate the difficulties
and problems in the operation of The Land Fund Development Center of Phu
Ly city, and propose some solutions to improve the operation of The Center.

Main results and conclusions
1. Phu Ly city is a significant region about economy, politics, security, national
defence of Ha Nam province. The economy of Phu Ly city is on the rise, particularly in the
recent years the process of urbanization and industrialization is rapid development

xiii



on the town as a result of the demand for clean land fund to serve for the purpose of
the socioeconomic development of the town is growing. So the establishment of the
Land Fund Development Center of the city is very neccessary requirements. Since
its establishment, the Center has developed powerfully about organizational
structure, the capacity to perform professional work, to help for the People’s
Committee of city to implement many land clearance projects as well as bring major
revenue sources for the state budget through the work of the land use right auction.

2. Human resources of The Land Fund Development Center of the city

had strong growth, basically enthusiatic young staffs in work, basically
meet job requirements. However, practical experience is limited, still much
confusion in handling the work, the efficiency is not high as expected.
3. According to regulations of the Center has many functions and tasks,

but based on the capacity and abilities of the Center, currently assigned 02
tasks to perform are the compensation, support, and resettlement when State
recovers the land and land use right auction activities in the region.
- The implementation of the compensation, support and resettlement when
the State recovers the land of the Land Fund Development Center of the city
basically meet the needs of the progress and the goals of Investors. In total 33
projects which Center has implemented the handover 31 projects for investors,
achieved 93,9%. However, besides the achieved results still have some projects
not meet the deadline, most objective reasons are: some families, individuals, do
not abide the decision, provisions,... of the State authorities.
- The land use right auction: The Centre has been successfully in organizing
land use auction of the projects. From 2012 to 2016, 783 land plots of auction were
held, total budget revenue of the State reached 345.638.769.000VND. This result was
achieved by the Centre did a good job at promoting, coordinating well with CPCs,

specialized departments as well as advising People’s Committe of the city selected
the projects with advantage place, near the center, with good infrastructure to offer
for the prior auction. The auction results have met the expectation but the number of
land plots of building new houses reached 62,2% of the auction winner plots, some
projects haven’t met the auction plan. The reason is that there are many cases where
participants fight to keep land for their own, demand of land, and houses are still low
or the disadvantages of living condition of family to hold back for building houses.

4. From the assessment of the operational status of Land Fund Development
Center Phu Ly city, Ha Nam province. We have launched a number of solutions in
order to improve the organizational structure, functions, duties, powers and financial

xiv


regulations of Land Fund Development Center Phu Ly city, as well as solutions
for improving the efficiency of compensation, support and resettlement when the
State recovers land and the activities of land auction rights of the Centre. The
research results of the thesis used as reference for graduated students and
students as well as land managers. Thesis can also served for the work and
practical activities of the Land Fund Development Center Phu Ly city.

xv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia,
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là tư liệu sản
xuất đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, là

địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các khu công nghiệp, xây
dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phịng.
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 quy định tại điều 53:
Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển,
vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư,
quản lý là tài sản cơng thuộc sở hữu tồn dân do Nhà nước đại diện chủ
sở hữu và thống nhất quản lý. Tại điều 21 Luật Đất đai năm 2013 cũng chỉ
rõ: Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở
hữu về đất đai theo quy định của Luật đất đai. Hệ thống tổ chức cơ quan
quản lý đất đai được thành lập thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.
Nước ta đang trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều
dự án như các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị mới, khu dân cư đang
được triển khai xây dựng một cách mạnh mẽ với tốc độ ngày càng cao và trên
quy mơ rộng lớn. Do đó, nhu cầu về quỹ đất sạch, quỹ đất dự phòng để cung cấp
cho thị trường, cung cấp cho các Nhà đầu tư để xây dựng các cơng trình, dự án
phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng ngày càng cao. Vì vậy, áp
lực cho việc chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất và giải phóng mặt bằng,
quản lý quỹ đất sau thu hồi đất cũng ngày càng lớn.
Từ năm 2003 đến nay, việc lấy đất thực hiện các dự án đầu tư đã có sự chủ
động hơn và theo quy hoạch được duyệt. Theo quy định của Luật Đất đai 2003
để có đất thực hiện các mục tiêu đầu tư phát triển có thể thực hiện theo cơ chế
thu hồi đất. Cụ thể nhà nước chủ động thực hiện việc thu hồi, bồi thường và giải
phóng mặt bằng (GPMB) sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố
hoặc khi dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền xét
duyệt. Chính sách này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Chủ đầu tư có thể xúc tiến,
đẩy nhanh q trình đầu tư, thi cơng và đưa dự án vào hoạt động.

1



Để thực hiện tốt biện pháp hành chính này, Nhà nước đã thành
lập Tổ chức phát triển quỹ đất riêng biệt với chức năng thu hồi đất,
bồi thường, giải phóng mặt bằng. Tổ chức phát triển quỹ đất được
thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh) và ở
quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (cấp huyện).
Thành phố Phủ Lý nằm ở cửa ngõ phía Nam của thủ đơ Hà Nội, có hệ
thống giao thơng đường bộ, đường sắt, đường thủy thuận lợi; cơ sở hạ
tầng được đầu tư nâng cấp, mở rộng; tốc độ đơ thị hóa của thành phố khá
nhanh so với các đô thị khác trong tỉnh Hà Nam. Đây là điều kiện rất thuận
lợi cho việc giao lưu với các địa phương khác nên thành phố Phủ Lý thu
hút được rất nhiều đầu tư trong việc xây dựng các khu đô thị, khu công
nghiệp. Do vậy, nhu cầu thu hồi đất phục vụ mục đích phát triển kinh tế,
xã hội, mở rộng và phát triển các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp
và quản lý quỹ đất sạch sau khi thu hồi ngày càng trở nên cấp bách.
Xuất phát từ yêu cầu trên ngày 18/11/2010 UBND tỉnh Hà Nam đã ban
hành Quyết định số 1284/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm phát triển
quỹ đất thành phố Phủ Lý trực thuộc UBND thành phố Phủ Lý, với chức
năng và nhiệm vụ là đơn vị tham mưu, đề xuất UBND Thành phố và Sở tài
nguyên và Môi trường tổ chức quản lý thống nhất và có hiệu quả quỹ đất
của nhà nước, chủ động đề xuấ việc thu hồi đất công để phục vụ các dự
án đầu tư. Sự ra đời của Trung tâm phát triển quỹ đất như một giải pháp
phù hợp cho tình hình cấp bách đang diễn ra.

Được sự nhất trí của khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam và dưới sự hướng dẫn của cô giáo PGS.TS Hồ Thị
Lam Trà, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hoạt động của
Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất thành


phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm giải quyết những

tồn tại, khó khăn trong q trình thực hiện nhiệm vụ nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Phủ
Lý phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Hà Nam.

2


1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi không gian: Không gian hành chính thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trên địa bàn trong thời gian từ
năm 2012 đến năm 2016.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC, Ý NGHĨA THỰC
TIỄN
- Những đóng góp mới: Luận văn góp phần làm rõ chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Phủ
Lý. Thông qua việc nghiên cứu hoạt động của Trung tâm đề xuất một
số giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của Trung tâm.
- Ý nghĩa khoa học: Cung cấp những kết quả hoạt động của

Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Phủ Lý để đánh giá được
thực trạng hoạt động của Trung Tâm.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm giải quyết

những tồn tại, khó khăn trong q trình thực hiện nhiệm vụ nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Phủ Lý phù

hợp với điều kiện thực tế của thành phố Phủ Lý. Qua luận văn có thể sử
dụng làm tài liệu tham khảo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Trung Tâm,
đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến hoạt
động của Trung tâm, góp phần phát triển kinh tế, chính trị của thành phố.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
Điều 35 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính Phủ quy định
bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư: Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp có thu, do ủy ban nhân dân
cấp tỉnh quyết định thành lập ở cấp tỉnh, cấp huyện. Tổ chức phát triển quỹ đất thực
hiện các nhiệm vụ: tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất; tạo quỹ đất để phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội; tạo quỹ đất để phục vụ sự nghiệp giáo dục - đào tạo,
dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường và các nhu cầu khác của địa
phương, ổn định thị trường bất động sản (Chính Phủ, 2009).

Điều 5 Nghị định số 43/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai: Tổ chức phát triển quỹ đất
là đơn vị sự nghiệp công được thành lập theo quy định của pháp luật về
thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp cơng lập; có tư cách pháp
nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy
định của pháp luật; có chi nhánh tại các quận, huyện, thành phố, thành phố
thuộc tỉnh. Đối với địa phương đã có tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và
cấp huyện thì tổ chức lại tổ chức phát triển quỹ đất trên cơ sở hợp nhất tổ
chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện hiện có (Chính Phủ, 2014).
Tổ chức phát triển quỹ đất có chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai

thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ
chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các dịch vụ khác.
Điều 34 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính Phủ quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư: Quỹ phát triển đất là tổ chức tài chính nhà nước hoạt động theo
ngun tắc bảo tồn vốn, bù đắp chi phí phát sinh trong q trình hoạt động và
khơng vì mục đích lợi nhuận; quỹ phát triển đất có tư cách pháp nhân, hoạt động
hạch tốn độc lập, có con dấu riêng, có bảng cân đối kế toán riêng, được mở tài
khoản tại kho bạc nhà nước và các tổ chức tín dụng để hoạt động theo quy định
của pháp luật. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được trích từ 30% đến 50% nguồn thu
hàng năm từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền đấu giá quyền sử dụng đất để


lập quỹ phát triển đất. Quỹ phát triển đất được sử dụng vào các mục đích sau: ứng
vốn cho tổ chức phát triển quỹ đất để để phát triển đất; ứng vốn để đầu tư tạo quỹ
đất, quỹ nhà tái định cư theo quy hoạch; ứng vốn để thực hiện việc thu hồi đất, bồi
thường, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế,
xã hội, giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, mơi trường và
các nhu cầu khác của địa phương; hỗ trợ thực hiện các đề án đào tạo nghề, chuyển
đổi nghề nghiệp; hỗ trợ xây dựng khu tái định cư; hỗ trợ xây dựng các cơng trình hạ
tầng tại địa phương có đất bị thu hồi; hỗ trợ khoản chênh lệch cho hộ gia đình, cá
nhân vào khu tái định cư (Chính Phủ, 2009).

Theo điều 6 Nghị định số 43/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai: Quỹ phát triển đất là tổ
chức tài chính nhà nước, trực thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có tư cách pháp
nhân, hạch tốn độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà
nước và các tổ chức tín dụng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Quỹ phát triển đất được sử dụng để ứng vốn cho tổ chức phát


triển quỹ đất và các tổ chức khác để thực hiện việc bồi thường, giải
phóng mặt bằng và tạo quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Bộ Tài chính trình thủ tướng chính phủ ban hành quy chế mẫu về quản

lý, sử dụng quỹ phát triển đất; quy định việc cấp phát, hạch tốn, thanh quyết
tốn kinh phí, huy động, sử dụng các nguồn vốn của quỹ phát triển đất và cơ
chế ủy thác cho quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác của địa phương đối
với trường hợp không thành lập quỹ phát triển đất theo quy định về quản lý
ngân sách và quỹ tài chính của nhà nước (Chính Phủ, 2014).

2.1.2. Sự cần thiết thành lập tổ chức phát triển quỹ đất
Kinh tế càng phát triển, nhu cầu về quỹ đất để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật – xã hội ngày càng tăng. Nhà nước cần phải có quỹ đất dự phịng để cung
ứng và tham gia vào thị trường, bình ổn thị trường bất động sản, vừa hạn chế
những cơn sốt đột biến về đất đai, vừa tránh đầu cơ đất đai một cách hiệu quả.
Nhu cầu sử dụng đất “sạch” của các Nhà đầu tư càng ngày lớn. Hiện nay, hầu
hết các Nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất đều phải tự tìm đất, tự
tổ chức, thực hiện cơng tác giải phóng mặt bằng nên tốn nhiều thời gian, làm chậm
quá trình đầu tư do Nhà đầu tư phải thông qua nhiều khâu môi giới trung gian, thiếu
sự can thiệp hữu hiệu của Nhà nước và có tác động tiêu cực đến

5


giá trị sản phẩm. Do đó, Nhà đầu tư cần có quy trình tiếp cận đất đai nhanh hơn để
giảm bớt những thủ tục phiền phức liên quan tới đất đai. Các tổ chức trong và ngoài
nước, các Chủ đầu tư muốn chủ động về thời gian, tiết kiệm chi phí và tăng hiệu
suất đầu tư của dự án, rất cần một Tổ chức vừa có sẵn quỹ đất, hồn chỉnh hạ tầng

để giới thiệu cho họ lựa chọn và thuê lại với giá cả hợp lý. Như vậy vừa có dịch vụ
“một cửa” về đất đai sau khi dự án được duyệt để nhanh chóng triển khai đầu tư
vừa khai thác hiệu quả quỹ đất, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Nhu cầu về đất để đấu giá, đổi đất, xây dựng các cơng trình hạ tầng, phúc
lợi cơng cộng thật sự rất bức thiết, nhưng quỹ đất chuẩn bị cho mục đích này
hiện khơng cịn, hầu hết trường hợp Nhà nước phải bồi thường lại với giá cao
cho những khu đất trước kia đã giao, cấp cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử
dụng. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, giá đất luôn biến động theo chiều
hướng tăng nhanh, làm gia tăng chi phí đầu tư hoặc đầu vào của sản phẩm và
làm giảm sức cạnh tranh cho những sản phẩm trong nước. Tốc độ phát triển
kinh tế - xã hội, tốc độ đơ thị hóa ngày càng nhanh, quỹ đất dự trữ cho các mục
đích sẽ bị cạn kiệt đòi hỏi Nhà nước phải thực sự nâng cao chất lượng quản lý
nguồn tài nguyên của đất nước một cách có hiệu quả, tránh lãng phí.

Theo thị trường thì giá đất chênh lệch rất lớn khi có tác động
của Nhà nước tại 4 thời điểm:
- Khi có quy hoạch của Nhà nước;
- Khi Nhà nước thu hồi đất;
- Khi giao cho Chủ đầu tư sử dụng đất vào mục đích mới sau khi thu hồi;
- Khi thực hiện quy hoạch của Nhà nước (đầu tư hạ tầng,

chuyển đổi mục đích sử dụng đất).
Do vậy, chênh lệch giá đất ở các thời điểm được nêu ở trên tương
đối cao, trong khi đó Nhà nước vừa phải đầu tư thực hiện quy hoạch vừa
phải chi trả tiền bồi thường cho người bị thu hồi. Vì vậy, chỉ có Tổ chức
phát triển quỹ đất mới giúp Nhà nước điều tiết hợp lý chênh lệch giá này.

2.1.3. Các văn bản pháp luật quy định về Tổ chức phát triển quỹ đất
2.1.3.1. Quy định pháp luật liên quan đến Tổ chức phát triển quỹ đất

theo Luật Đất đai năm 1993
Trong thời kỳ này, nước ta chưa có khái niệm về Tổ chức phát triển quỹ đất
(PTQĐ), cũng như chưa có chủ trương tạo quỹ đất sạch để cung cấp mặt bằng

6


cho các dự án đầu tư, việc tổ chức thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng
(GPMB) để thực hiện các dự án đầu tư thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân

(UBND) các cấp, người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Cơ
chế bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện như sau:
- Về trách nhiệm thực hiện việc đền bù cho người có đất bị thu hồi:

Tại Điều 2 Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ quy
định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào
mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng:
“Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà
nước giao đất, cho thuê đất (gọi chung là người sử dụng đất) để sử dụng vào
mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng có trách
nhiệm đền bù thiệt hại về đất và tài sản hiện có gắn liền với đất theo quy định”.
- Về trách nhiệm tổ chức việc thu hồi đất, bồi thường thiệt hại

cho người có đất bị thu hồi sau khi có quyết định thu hồi đất của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền:
Tại khoản 1, Điều 32 Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998
của Chính phủ quy định: “UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương chỉ đạo thành lập Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng
ở cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng có trách nhiệm giúp

UBND cùng cấp thẩm định phương án đền bù thiệt hại giải phóng mặt
bằng trình Hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định sau đó trình Chủ tịch
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt, tổ chức thực
hiện đền bù giải phóng mặt bằng theo phương án đã được phê duyệt”.
Như vậy, theo Luật Đất đai năm 1993, việc tổ chức thu hồi đất, giải
phóng mặt bằng do Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng chịu
trách nhiệm thực hiện, kinh phí chi cho cơng tác bồi thường giải phóng
mặt bằng chủ yếu do người được Nhà nước giao đất, thuê đất thực hiện.

2.1.3.2. Quy định pháp luật liên quan đến Tổ chức phát triển quỹ đất
theo Luật Đất đai năm 2003
So với Luật Đất đai năm 1993 thì cơ chế thu hồi đất quy định trong Luật
Đất đai năm 2003 có nhiều điểm khác biệt, chính sự khác biệt này là cơ sở để
hình thành một mơ hình tổ chức mới đó là Tổ chức phát triển quỹ đất.

7


Từ khi có Luật Đất đai năm 2003 thì Nhà nước chủ động thực hiện việc
thu hồi đất, bồi thường và giải phóng mặt bằng sau khi quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất được công bố hoặc khi dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất
phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền xét duyệt (Khoản 1, Điều 39, Luật Đất đai năm 2003).
- Thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng trước Luật Đất đai 2003 về
kinh phí thực hiện do chủ đầu tư thực hiện dự án hoặc do người được Nhà
nước giao đất, cho thuê đất chịu trách nhiệm chi trả. Từ khi có Luật Đất đai năm
2003 thì kinh phí cho thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng do Nhà nước
chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ. Trong trường hợp đất thu hồi để thực hiện dự
án đầu tư thì Chủ dự án đầu tư tạm ứng trước tiền bồi thường GPMB và số tiền
tạm ứng trước này được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.


Để thực hiện cơ chế Nhà nước chủ động thu hồi đất và quản lý quỹ đất
thu hồi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khi chưa có dự án đầu tư cần
thiết phải có tổ chức thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, GPMB chuyên
nghiệp do Nhà nước thành lập, được gọi là Tổ chức phát triển quỹ đất.

“Tổ chức phát triển quỹ đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương thành lập để thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải
phóng mặt bằng và trực tiếp quản lý quỹ đất đã thu hồi đối với trường
hợp sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơng bố mà chưa có
dự án đầu tư” (khoản 1 và khoản 3 Điều 41 Luật Đất đai năm 2003).

Như vậy, xuất phát từ việc đổi mới cơ chế Nhà nước thu hồi đất
theo hướng chủ động tạo quỹ “đất sạch” dẫn đến việc hình thành
Tổ chức phát triển quỹ đất để đạt được hai mục đích:
- Thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng;
- Quản lý quỹ đất đã thu hồi đối với trường hợp sau khi quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố mà chưa có dự án đầu tư.
Do vốn huy động cho việc bồi thường GPMB theo cơ chế thu hồi đất quy
định tại Luật Đất đai năm 2003 là rất lớn, nếu khơng có cơ chế huy động vốn hiệu
quả thì việc thành lập Tổ chức PTQĐ cũng chỉ là hình thức. Vì vậy, bên cạnh việc
thể chế hóa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế tài chính của Tổ chức
PTQĐ, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ cịn quy định
việc thành lập “Quỹ phát triển đất”; nguyên tắc quản lý và sử dụng Quỹ phát
triển đất nhằm kiện toàn cơ chế hoạt động của Tổ chức PTQĐ.

8



2.1.3.3. Quy định pháp luật liên quan đến Tổ chức phát triển quỹ đất
theo Luật Đất đai năm 2013
Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công được thành lập
theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự
nghiệp công lập; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở
tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật; có chi nhánh tại các
quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Đối với địa phương đã có Tổ chức
phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện thì tổ chức lại Tổ chức phát triển
quỹ đất trên cơ sở hợp nhất Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện
hiện có. Tổ chức phát triển quỹ đất có chức năng tạo lập, phát triển, quản lý,
khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các
dịch vụ khác quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014.

Quỹ phát triển đất của địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
thành lập hoặc ủy thác cho Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác
của địa phương để thực hiện ứng vốn cho Trung tâm phát triển quỹ
đất thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và tạo quỹ đất theo
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt được quy định tại Điều 111 Luật Đất đai 2013.
Việc tổ chức thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của
Trung tâm phát triển quỹ đất bước đầu đã phát huy hiệu quả tốt, góp phần
đáp ứng nhu cầu "đất sạch" để thực hiện các dự án đầu tư phục vụ phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội, nhất là các dự án đầu tư nhằm mục đích cơng cộng.

Các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư từng bước được
điều chỉnh, bổ sung phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế thị trường,
đảm bảo tốt hơn quyền lợi hợp pháp của người bị thu hồi đất.
Tổ chức phát triển quỹ đất hoạt động trên cơ sở văn phòng một cấp,

trực thuộc Sở Tài ngun và Mơi trường, có chi nhánh tại các quận, huyện,
thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Đối với địa phương đã có tổ chức phát triển
quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện thì tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất trên
cơ sở hợp nhất tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện hiện có.

9


×