Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đặc điểm dịch tễ của bệnh gan thận mủ và bệnh xuất huyết trên cá tra nuôi tại tỉnh bến tre và an giang năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.45 MB, 91 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI THỊ VIỆT HẰNG

NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA BỆNH GAN THẬN MỦ VÀ

BỆNH XUẤT HUYẾT TRÊN CÁ TRA NUÔI TẠI
TỈNH BẾN TRE VÀ AN GIANG NĂM 2016

Chuyên ngành:

Nuôi trồng thủy sản

Mã số:

60 62 03 02

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Văn Long

TS. Kim Văn Vạn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực, khách quan


và chưa từng dùng để bảo vệ bất kỳ học vị nào khác.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày
Tác giả luận văn

Bùi Thị Việt Hằng

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn TS. Nguyễn Văn Long và TS. Kim Văn
Vạn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian
học tập và thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến q thầy cơ trong khoa Thủy sản, Học
viện Nông nghiệp Việt Nam và quý thầy cô từ các Viện nghiên cứu, các Trường đại
học đã dày công chỉ bảo, truyền đạt kiến thức cho tôi trong thời gian qua.

Tôi chân thành cám ơn Lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp ở Cục Thú y,
Cơ quan Thú y vùng VI, VII, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, các doanh nghiệp và
người nuôi cá tra tại các tỉnh An Giang, Bến Tre đã tạo điều kiện rất tốt, tận
tình giúp đỡ và hỗ trợ tơi trong q trình triển khai thực hiện đề tài.

Cám ơn các bạn bè và Lớp cao học Nuôi trồng thủy sản khóa 24 đã
động viên, giúp đỡ tơi hồn thành khóa học.
Tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ, chồng và 2 con cùng các anh chị em
trong gia đình đã dành rất nhiều thời gian giúp đỡ, động viên, khuyến khích và chia sẻ
với tơi trong những năm tháng qua, giúp tơi có thêm nghị lực trong suốt khóa học này.


Hà Nội, ngày
Tác giả luận văn

Bùi Thị Việt Hằng

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................... ii
MỤC LỤC.......................................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH....................................................................................................................... viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN............................................................................................................. ix
THESIS ABSTRACT...................................................................................................................... x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................. 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................................... 2

1.3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................................... 2


1.4.

Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI..................................................................... 2

1.5.

Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI..................................................................... 2

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................................ 3
2.1.

TÌNH HÌNH NI VÀ XUẤT KHẨU CÁ TRA................................................... 3

2.1.1.

Tình hình sản xuất giống và ni cá tra........................................................ 3

2.1.2.

Tình hình xuất khẩu cá tra..................................................................................... 4

2.2.

TỔNG QUAN VỀ BỆNH GAN THẬN MỦ TRÊN CÁ TRA......................... 6

2.2.1.

Lịch sử bệnh................................................................................................................. 6

2.2.2.


Tên bệnh......................................................................................................................... 6

2.2.3.

Tác nhân gây bệnh.................................................................................................... 7

2.2.4.

Một số đặc điểm dịch tễ.......................................................................................... 7

2.2.5.

Dấu hiệu bệnh lý......................................................................................................... 8

2.2.6.

Tình hình bệnh gan thận mủ tại Việt Nam.................................................... 9

2.3.

TỔNG QUAN VỀ BỆNH XUẤT HUYẾT TRÊN CÁ TRA..........................10

2.3.1.

Lịch sử bệnh............................................................................................................... 10

2.3.2.

Tên bệnh....................................................................................................................... 10


2.3.3.

Tác nhân gây bệnh................................................................................................. 10

2.3.4.

Một số đặc điểm dịch tễ....................................................................................... 10

2.3.5.

Triệu chứng, bệnh tích.......................................................................................... 11

iii


2.3.6.

Tình hình bệnh xuất huyết tại Việt Nam...................................................... 11

2.4.

TÌNH HÌNH NUÔI VÀ DỊCH BỆNH TRÊN CÁ TRA TẠI BẾN TRE

VÀ AN GIANG............................................................................................................. 12
2.4.1.

Tình hình ni cá tra giai đoạn 2014 - 2016............................................... 12

2.4.2.


Tình hình dịch bệnh trên cá tra giai đoạn 2014 – 2016........................14

2.5.

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH GAN THẬN MỦ VÀ BỆNH
XUẤT HUYẾT TRÊN CÁ TRA............................................................................. 16

2.5.1.

Tình hình nghiên cứu trong nước.................................................................. 16

2.5.2.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................................ 21

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................... 23
3.1.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..................................................... 23

3.2.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................................... 23

3.2.1.

Nội dung nghiên cứu............................................................................................. 23

3.2.2.


Thời gian thực hiện................................................................................................ 23

3.2.3.

Vật liệu nghiên cứu................................................................................................ 23

3.2.4.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 24

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................................. 29
4.1.

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA BỆNH GAN THẬN MỦ VÀ BỆNH
XUẤT HUYẾT TRÊN CÁ TRA TẠI BẾN TRE VÀ AN GIANG...............29

4.1.1.

Phân tích đặc điểm dịch tễ theo khơng gian............................................ 29

4.1.2.

Phân tích đặc điểm dịch tễ theo thời gian................................................. 32

4.1.3.

Phân tích đặc điểm dịch tễ về đối tượng.................................................... 38

4.2.


CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ LƯU HÀNH CÁC

BỆNH TRÊN CÁ TRA TẠI BẾN TRE VÀ AN GIANG................................ 40
4.2.1.

Phân tích nhị biến.................................................................................................... 40

4.2.2.

Phân tích đa tầng – nhiều biến......................................................................... 45

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................. 48
5.1.

Kết luận......................................................................................................................... 48

5.2.

Kiến nghị...................................................................................................................... 48

5.2.1.

Đối với người sản xuất giống, nuôi cá tra:................................................ 49

5.2.2.

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước:..................................................... 49

5.2.3.


Các đề xuất nghiên cứu tiếp theo:................................................................. 49

iv


TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................. 50
PHỤ LỤC.......................................................................................................................................... 57
Phụ lục 1: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TẠI
CƠ SỞ NUÔI CÁ TRA............................................................................................ 57
Phụ lục 2: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TẠI
CƠ SỞ SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TRA............................................................... 61
Phụ lục 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN..................... 65
Phụ lục 4: SƠ ĐỒ XÉT NGHIỆM ĐỐI VỚI MẪU GIÁM SÁT................................... 69

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ASC

The Aquaculture Stewardship Council

ASEAN

The Association of Southeast Asian Nations


AUC

Area Under the Curve

BAP

Best Aquaculture Practices

CFU

Colony forming unit

CI

Confidence interval

DNA

Deoxyribonucleic acid

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

EU

European Union

FSIS


The Food Safety and Inspection Service

GlobalGAP

Global Good Agricultural Practices

GTM

Gan thận mủ

NACA

Network of Aquaculture Centers in Asia-Pacific

NN&PTNN

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

OIE

World Organisation for Animal Health

OR

Odds ratio


PCR

Polymerase chain reaction

RNA

Ribonucleic acid

ROC

Receiver-Operating Characteristic

XH

Xuất huyết

VietGAP

Vietnamese Good Agricultural Practices

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thị trường xuất khẩu cá tra của Việt Nam từ năm 2011 - 2016. ...................
Bảng 2.2. Phạm vi xuất hiện bệnh gan thận mủ trên cá tra. ...........................................
Bảng 2.3. Phạm vi xuất hiện bệnh xuất huyết trên cá tra. ............................................
Bảng 2.4. Tình hình dịch bệnh trên cá tra ở các địa phương giai đoạn
2014 - 2016. .................................................................................................

Bảng 2.5. Tần suất báo cáo bệnh gan thận mủ và xuất huyết tại An Giang từ năm
2014 - 2016. .................................................................................................
Bảng 3.1. Số lượng cá thu/mẫu để xét nghiệm bệnh. ...................................................
Bảng 4.1. Kết quả phân tích mơ tả về lưu hành bệnh gan thận mủ và xuất huyết ở
cá tra tại Bến Tre và An Giang năm 2016. ..................................................
Bảng 4.2. Kết quả phân tích nhị biến các yếu tố nguy cơ liên quan đến lưu hành
bệnh gan thận mủ và xuất huyết tại Bến Tre và An Giang năm 2016. ........
Bảng 4.3. Kết quả phân tích đa tầng, nhiều biến định lượng các yếu tố nguy cơ
có liên quan đến lưu hành bệnh gan thận mủ và bệnh xuất huyết ...............

vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Tình hình ni và xuất khẩu cá tra từ năm 2001 - 2015. ....................4
Hình 2.2. Phạm vi và mức độ mắc bệnh trên cá tra từ năm 2012 - 2014 ........9
Hình 2.3. Phạm vi và mức độ bệnh GTM trên cá tra từ năm 2012 - 2014 tại
ĐBSCL........................................................................................................................... 9
Hình 4.1. Bản đồ phân bố các cơ sở nuôi cá tra phát hiện bệnh gan thận mủ và
bệnh xuất huyết tại tỉnh Bến Tre.................................................................. 30
Hình 4.2. Ni cấy vi khuẩn A. hydrophila trên thạch máu (khuẩn lạc gây dung
huyết).

31

Hình 4.3. Ni cấy vi khuẩn A. hydrophila trên mơi trường thạch chun biệt
(Aeromonas agar)................................................................................................ 31
Hình 4.4. So sánh tỷ lệ lưu hành của bệnh gan thận mủ và bệnh xuất huyết
giữa các huyện giám sát.................................................................................. 32

Hình 4.5. So sánh tỷ lệ lưu hành của bệnh gan thận mủ và bệnh xuất huyết
giữa các đợt giám sát......................................................................................... 33
Hình 4.6. Bản đồ phân bố mầm bệnh gan thận mủ và xuất huyết theo không
gian (a, b: Bến Tre; c, d: An Giang)............................................................. 34
Hình 4.7. Đường cong ROC với giá trị AUC là 0,75 cho thấy mơ hình phân
tích đa biến là đủ mạnh và kết quả đáng tin cậy................................. 47

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Luận văn này cung cấp thơng tin khoa học về một số đặc điểm dịch tễ của
các bệnh gan thận mủ do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và bệnh xuất huyết do vi
khuẩn Aeromonas hydrophila trên cá tra ni. Kết quả có thể giúp người ni cá
tra và các cơ quan chuyên ngành thú y xây dựng và triển khai các giả phòng,
chống dịch bệnh trên cá tra nuôi phù hợp và hiệu quả hơn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn từ tháng 1-12/2016, tổng số
89,74% cơ sở sản xuất cá tra giống và nuôi cá tra thương phẩm nhiễm ít nhất một
trong hai hoặc cả hai tác nhân gây bệnh gan thận mủ (E. ictaluri) và bệnh xuất huyết
(A. hydrophila). Trong đó, 100% cơ sở sản xuất cá tra giống và 87,88% cơ sở nuôi cá
tra thương phẩm có ít nhất một trong hai tác nhân gây bệnh.

Tỷ lệ lưu hành bệnh xuất huyết là 8,83%, trong đó cá tra giống được
sản xuất và ương nuôi là 8,60% và cá tra nuôi thương phẩm là 7,61%. Các
huyện của tỉnh An Giang có tỷ lệ lưu hành trung bình là 10,58%, cao hơn
nhiều so với các huyện của tỉnh Bến Tre 4,42%; Tỷ lệ lưu hành gan thận mủ
là 3,36%, trong đó cá tra giống được sản xuất và ương nuôi là 2,56% và cá tra
nuôi thương phẩm là 3,01%. Các huyện của tỉnh An Giang có tỷ lệ lưu hành
trung bình là 2,07%, thấp hơn nhiều so với các huyện của tỉnh Bến Tre 3,98%.
Kết quả phân tích đa biến cho thấy có 6 yếu tố có liên quan đến nguy

cơ phát sinh dịch bệnh, điển hình như nguy cơ bị bệnh của các cơ sở không
được chứng nhận vệ sinh thú y là 2,10 (95% CI 1,45 - 3,04) lần so với cơ sở
được chứng nhận vệ sinh thú y. Các yếu tố ở cấp cơ sở chiếm 91% trong
tổng số nguy cơ bị bệnh; các yếu tố ở cấp độ tỉnh chỉ đóng vai trò là 9%.
Trong số 22 kháng sinh được thử, có 20 (chiếm 91%) loại kháng sinh kháng với

vi khuẩn A. hydrophila và 15 (chiếm 68%) loại kháng sinh kháng với vi khuẩn
E. ictaluri. Các kết quả nêu trên cho thấy, các giải pháp phòng, chống cần tập
trung tại các cơ sở sản xuất, nuôi cá tra và việc thực hiện của chủ cơ sở
đóng vai trị quan trọng, quyết định vào kết quả phòng, chống dịch bệnh.

ix


THESIS ABSTRACT

This thesis provides scientific evidence accounted for epidemiology of
diseases caused by Edwardsiella ictaluri and Aeromonas hydrophila in pangasisus.
Findings of this thesis may help catfish producers and aquatic animal health
authorities to develop and carry out more proper intervention measures.
Results of the repeated cross-sectional study conducted from January to
December 2016 indicated that 89.74% hatcheries and commercial pangasius farms were
infected with at least one of the two mentioned pathogens. All (100%) pangasius
hatcheries and 87.88% commercial pangasius farms were infected with the diseases.

The overall prevalence of A. hydrophila was 8.83%, of which 8.60% pangasius
hatcheries and 7.61% commercial pangasius farms were positive. Districts of An
Giang province had the prevalence of 10.58% is much higher than that recorded for
districts of Ben Tre province (4.42%). The prevalence of E. ictaluri was 3.36%, of
which 2.56% pangasius hatcheries and 3.01% commercial pangasius farms were

positive. Districts of An Giang province had the prevalence of 2.07% is lower than
that recorded for districts of Ben Tre province (3.98%).

Multivariable analysis indicated that 6 risk factors were significantly
associated with infection risk of the two diseases, in particularly the odds of the
two disease infection in farms without certification of veterinary hygiene was
2.10 (95% CI 1.45 - 3.04) times the odds of the two disease infection in farms with
certification of veterinary hygiene. The proportion of variance at the farm level
was 91% compared with that recorded for the district level was only 9%.

Of the 22 tested antibiotics, 20 (91%) antibiotics were resisted by A.
hydrophila and 15 (68%) antibiotics were resisted by E. ictaluri. These
findings convince that the intervention measures should be strictly
implemented at the farm level and cooperation of farm owners plays the
most important role in the success of prevention and control of diseases.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá tra là một trong những đối tượng nuôi chủ lực tại các tỉnh Đồng bằng
sơng Cửu Long. Trong đó, Bến Tre (có diện tích ni khoảng 700 ha) và An Giang
(có diện tích nuôi khoảng 1280 ha) là những tỉnh trọng điểm về ni cá tra, với
diện tích ni chiếm trên 26% tổng diện tích ni cá tra của cả nước (khoảng
5.100 ha vào năm 2016); năng suất nuôi cá tra của hai tỉnh đạt khoảng 369.840
tấn, chiếm 30% tổng sản lượng cá tra cả nước (Tổng cục Thủy sản, 2016).

Báo cáo của các địa phương cho thấy trong năm 2015, dịch bệnh trên

cá tra đã xảy ra tại 89 xã của 24 huyện thuộc 4 tỉnh (Đồng Tháp, An Giang,
Vĩnh Long và Hậu Giang) với tổng diện tích bị thiệt hại là 542 ha. Trong đó,
bệnh gan thận mủ do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và bệnh xuất huyết do vi
khuẩn Aeromonas hydrophila là hai bệnh xảy ra nhiều nhất và gây thiệt hại
nghiêm trọng cho người ni cá tra. Ngồi ra, cịn một số bệnh khác như
vàng da, trắng mang - trắng gan, bệnh đỏ mang và bệnh ký sinh trùng cũng
gây ảnh hưởng đáng kể hiệu quả kinh tế trong nuôi cá tra.
Việt Nam là nước xuất khẩu cá tra lớn nhất thế giới, cá tra và sản phẩm cá tra
đã được xuất bán ở trên 161 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, trong những năm
gần đây, nhiều thị trường nhập khẩu đã đưa ra các rào cản kỹ thuật nhằm hạn chế,
thậm chí ngừng nhập khẩu sản phẩm cá tra của Việt Nam. Một trong các rào cản
chính là các nước nhập khẩu yêu cầu Việt Nam phải xây dựng, tổ chức giám sát tình
hình dịch bệnh trên cá tra và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện (Cục Thú y, 2015). Do
đó, để hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh và đáp ứng yêu cầu của các nước nhập
khẩu, Cục Thú y đã xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông
thôn ban hành Quyết định số 4995/QĐ-BNN-TY ngày 20/11/2014 phê duyệt “Kế hoạch
quốc gia phòng, chống dịch bệnh trên cá tra giai đoạn 2015-2020”. Sau đó, Bộ Nơng
nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục ban hành Công văn số 7270/BNN-TY ngày
04/9/2015 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh Bến Tre, Đồng Tháp và An Giang (vì đây là 3
tỉnh có tổng diện tích ni lớn nhất, chiếm trên 70% diện tích của cả nước và
thường xun có dịch bệnh trên cá tra xuất hiện) về việc tổ chức phòng, chống và
kiểm soát các loại nguyên vật liệu đầu vào; trong đó có nội dung giám sát dịch bệnh
trên cá tra. Tuy

1


nhiên, do điều kiện khách quan nên ngày 09/3/2016 Chi cục Thú y Đồng
Tháp đã có Cơng văn số 275/TY-DT gửi Cục Thú y báo cáo chưa triển khai
hoạt động giám sát chủ động phát hiện bệnh trên cá tra như kế hoạch.

Để có cơ sở khoa học nhằm giúp các địa phương xây dựng và triển
khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên cá tra;
đồng thời được sự hỗ trợ và bố trí kinh phí của Cục Thú y, sự phối hợp của
Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh Bến Tre và An Giang, chúng tôi tiến hành
đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của bệnh gan thận mủ và bệnh xuất
huyết trên cá tra nuôi tại tỉnh Bến Tre và An Giang năm 2016”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định mức độ lưu hành và một số đặc điểm dịch tễ của bệnh gan thận
mủ do vi khuẩn E. ictaluri và bệnh xuất huyết do vi khuẩn A. hydrophila; xác định
và lượng hóa các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến mức độ lưu hành bệnh nhằm
đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên cá tra hiệu quả và kịp thời.

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của bệnh gan thận mủ và bệnh
xuất huyết trên cá tra nuôi tại tỉnh Bến Tre và An Giang năm 2016.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Xác định được mức độ lưu hành và một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh
gan thận mủ do vi khuẩn E. ictaluri và bệnh xuất huyết do vi khuẩn A. hydrophila;
xác định khả năng mẫn cảm, kháng kháng sinh của vi khuẩn đã lựa chọn.

1.5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Cung cấp bức tranh tổng thể về tình hình ni cá tra, tình hình
dịch bệnh, mức độ lưu hành bệnh gan thận mủ và xuất huyết.
Xác định được các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến lưu hành bệnh gan
thận mủ và xuất huyết nhằm đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch bệnh
trên cá tra kịp thời, hiệu quả và khả thi tại hai tỉnh Bến Tre và An Giang.
Giúp người nuôi trồng thủy sản đưa ra biện pháp phòng bệnh hiệu quả;
lựa chọn thuốc điều trị theo đúng nguyên tắc sử dụng kháng sinh tránh gây ra
các dịng vi khuẩn kháng thuốc gây ơ nhiễm mơi trường và hạn chế được tồn dư

kháng sinh trong cá sản phẩm cá tra, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu
dùng và đáp ứng yêu cầu của các thị trường xuất khẩu.ư

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH NI VÀ XUẤT KHẨU CÁ TRA
2.1.1. Tình hình sản xuất giống và nuôi cá tra
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là một trong những đối
tượng cá ni nước ngọt chính của Việt Nam, cung cấp thực phẩm trong
nước và là mặt hàng xuất khẩu thủy sản quan trọng. Việt Nam là nước
sản xuất và xuất khẩu cá tra lớn nhất thế giới. Cá tra được nuôi tập trung
chủ yếu tại 10 tỉnh ĐBSCL, gồm: Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Cần Thơ,
Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang và Trà Vinh.
Từ năm 2009 - 2016, diện tích ni, sản lượng và giá trị xuất khẩu
cá tra ít biến động, nhưng đang có xu hướng giảm dần (từ 6.022 ha xuống
cịn 5.100 ha, giảm khoảng 17% diện tích ni). So với cùng kỳ năm 2015,
mặc dù số lượng giống thả nuôi giảm 11,1%, diện tích thả ni tăng 3,1%,
nhưng sản lượng tăng 8,9%. Sản lượng thu hoạch tăng do kích cỡ cá thu
hoạch để tiêu thụ sang thị trường Trung Quốc tăng hơn so với năm 2015.
Các tỉnh có diện tích thả nuôi tăng so với cùng kỳ năm 2015 gồm: Đồng
Tháp (diện tích tăng 85 ha, sản lượng tăng 23.970 tấn); Bến Tre (diện tích
tăng 22 ha, sản lượng tăng 13.420 tấn) và An Giang (diện tích tăng 75 ha,
sản lượng tăng 11.168 tấn) (Tổng cục Thủy sản, 2016).
Năm 2016, tổng diện tích thả ni cả nước đạt khoảng 5.100 ha, với sản
lượng 1.150.000 tấn. Mặc dù vậy, về tổng thể cho thấy tốc độ tăng trưởng trong
ngành hàng cá tra là rất cao, có vai trị rất quan trọng đối với sự tăng trưởng
kinh tế chung của ngành Nông nghiệp. Về sản xuất giống, đến nay cả nước có
230 cơ sở sản xuất giống cá tra, hơn 4.000 hộ ương dưỡng cá giống với diện

tích hơn 2.250 ha, sản xuất được khoảng 25 - 28 tỷ con cá bột (hơn 2,0 tỷ cá tra
giống), tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Tiền Giang
và cung cấp đủ cho nhu cầu thả nuôi của người dân (Tổng cục Thủy sản, 2016).
Tuy nhiên, như một qui luật tự nhiên, khi hoạt động ni phát triển thì
dịch bệnh cũng xuất hiện. Theo báo cáo của các địa phương trong những năm
gần đây cho thấy tình hình dịch bệnh trên cá tra có chiều hướng gia tăng mạnh,
tác động tiêu cực đến q trình ni, xuất khẩu cá tra của nước ta. Đã có một số
nước yêu cầu Việt Nam phải có kế hoạch phịng, chống dịch bệnh trên cá tra,
nhất là các bệnh như gan thận mủ, xuất huyết (Bùi Thị Việt Hằng và cs., 2016).

3


2.1.2. Tình hình xuất khẩu cá tra
Diện tích ni và sản lượng cũng như giá trị kim ngạch xuất khẩu từ cá tra có
xu hướng tăng liên tục từ năm 2001 - 2009 (Tổng cục Thủy sản, 2016) (Hình 2.1).

Năm 2016, tổng diện tích ni cá tra của cả nước là 5.050 ha, đạt 99% so
với kế hoạch. Sản lượng thu hoạch là 1,15 triệu tấn (Tổng cục Thủy sản, 2016).
Cá tra và sản phẩm cá tra đã được xuất sang trên 140 quốc gia (tăng thêm 04 thị
trường so với 2015) và vùng lãnh thổ thuộc châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi
và châu Đại Dương, trong đó Mỹ và EU là hai thị trường lớn nhất (Bảng 2.1).

Nguồn: Tổng cục Thủy sản (2016)

Hình 2.1. Tình hình ni và xuất khẩu cá tra từ năm 2001 - 2015.
Bảng 2.1. Thị trường xuất khẩu cá tra của Việt Nam từ năm 2011 - 2016.
ĐVT: Triệu USD

Thị trường

EU
Mỹ
Bra-xin
Me-hi-cô
ASEAN
Trung Quốc và Hồng Kông
Cô-lôm-bi-a
Ả-rập xê-út
Nước khác
Tổng

4


Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu cá tra đang ngày một trở nên khó khăn do
các nước liên tục đưa ra các rào cản kỹ thuật để bảo hộ sản xuất trong nước
như Liên bang Nga, Brazil và mới đây là Hoa Kỳ. Cụ thể, từ ngày 20-31/10/2014,
Cơ quan Giám sát và Kiểm dịch Động Thực vật Liên bang Nga (FSVPS) đã cử
đoàn thanh tra sang Việt Nam để thanh tra các doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu
thủy sản từ Việt Nam vào Liên minh Hải quan Nga - Kazakstan - Belarus và Liên
bang Nga. Sản phẩm cá tra của nhiều doanh nghiệp Việt Nam không xuất khẩu
được vào thị trường Liên bang Nga do không đạt yêu cầu an toàn thực phẩm, an
toàn vệ sinh thú y của Liên minh Hải quan và Liên bang Nga và một trong các
nguyên nhân là đã phát hiện cá tra bị nhiễm mầm bệnh xuất huyết do
Aeromonas, bệnh gan thận mủ do E. ictaluri và Pseudomonas; tại các trang trại
đoàn đến thanh tra, đã khơng có hoạt động giám sát dịch bệnh chủ động, đây
cũng là “lỗ hổng” lớn nhất của Việt Nam trong việc chứng minh kiểm soát tốt
cũng như đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Tương tự Liên bang Nga, để nhập khẩu các sản phẩm cá tra, Bộ

Thủy sản và Nuôi trồng thủy sản của Bra-xin (MPA) đã sang Việt Nam
đánh giá hệ thống kiểm soát dịch bệnh trên cá tra và cơ sở nuôi cá tra
trong thời gian từ 04-15/3/2013. Sau đó, MPA đã yêu cầu Việt Nam phải
xây dựng và thực hiện kế hoạch quốc gia về kiểm soát và ngăn chặn
các bệnh do Edwardsiella spp., Flavobacterium spp., Aeromonas spp.
và Streptoccus spp. tại các cơ sở sản xuất, ương và nuôi cá tra.
Ngày 02/12/2015, Cơ quan Kiểm tra An tồn thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ
Nơng nghiệp Hoa Kỳ đã thơng báo chính thức về chương trình thanh tra bắt
buộc đối với các loài cá thuộc Bộ Siluriformes (cá da trơn) và các sản phẩm của
chúng trong Luật Nông trại năm 2014 (Farmbill) của Hoa Kỳ. Trong đó phía Hoa
Kỳ đã đưa ra lộ trình đánh giá tương đương giữa cá da trơn Việt Nam và cá da
trơn Mỹ (áp dụng thời gian chuyển đổi là 18 tháng) cho đến khi Luật này được áp
dụng đầy đủ từ ngày 01/9/2017. Sau thời hạn này tất cả các lô hàng cá tra từ Việt
Nam xuất sang Hoa Kỳ đều phải được lấy mẫu kiểm tra 100% trước khi cho vào
thị trường. Có thể thấy, để đạt được sự tương đương với Hoa Kỳ là vơ cùng khó
khăn và phức tạp. Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Cơng Thương, Bộ
NN&PTNT cùng các Bộ Ngành có liên quan khẩn trương xây dựng kế hoạch ứng
phó kịp thời, hiệu quả. Tuy khơng đề cập nhiều đến u cầu an tồn dịch bệnh
5


nhưng Cơ quan thẩm quyền Mỹ cũng như chúng ta đều hiểu, để có sản phẩm an
tồn, cần có q trình ni đảm bảo an tồn dịch bệnh, có an tồn dịch bệnh,
người ni mới khơng sử dụng thuốc, kháng sinh, sản phẩm sẽ khơng có tồn
dư hóa chất, kháng sinh và đảm bảo sản phẩm an toàn cho người sử dụng.

2.2. TỔNG QUAN VỀ BỆNH GAN THẬN MỦ TRÊN CÁ TRA
2.2.1. Lịch sử bệnh
Vi khuẩn E. ictaluri được phân lập đầu tiên trên cá nheo nuôi tại châu Mỹ
(Ictalurus punctatus) và được xác định là nguyên nhân gây bệnh ESC (Enteric

septicaemia of catfish) (Hawke, 1979; Hawke et al., 1981). Còn ở Việt Nam E.
ictaluri gây bệnh trên cá tra được gọi bệnh mủ gan (gan thận mủ). Bệnh được
ghi nhận đầu tiên ở ĐBSCL vào cuối năm 1998 trên cá tra ni bè với dấu hiệu
bệnh có nhiều nốt trắng trên gan (Ferguson et al., 2001). Tại vùng ĐBSCL bệnh
gan thận mủ xuất hiện đầu tiên ở các tỉnh nuôi cá tra thâm canh phát triển mạnh
như An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ, sau đó bệnh lây lan sang các vùng lân
cận (Từ Thanh Dung và cs., 2004). Đặc biệt những năm gần đây bệnh cũng xuất
hiện ở một số tỉnh mới phát triển nuôi cá tra như Trà Vinh, Bến Tre và Sóc Trăng.

Bệnh gan thận mủ xuất thường xuất hiện vào mùa lũ, cao điểm vào
tháng 7, 8 và 9 (Từ Thanh Dung và cs., 2016). Trong một chu kỳ ni, bệnh có
thể xuất hiện từ 3 - 5 lần, đặc biệt trong những năm gần đây, bệnh xuất hiện
hầu như quanh năm và ở hầu hết các tỉnh nuôi cá tra ở Việt Nam. Bệnh xuất
hiện ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá tra với tỷ lệ hao hụt lớn nhất ở
giai đoạn giống, có thể gây chết từ 10 - 50% tùy thuộc chế độ chăm sóc, quản
lý. Bệnh gây thiệt hại lớn cho người nuôi cá tra, tăng tỷ lệ hao hụt và chi phí
do điều trị (Ferguson et al., 2001; Từ Thanh Dung và cs., 2004).

Mạng lưới các Trung tâm Nuôi trồng thủy sản ở châu Á - Thái Bình
Dương (NACA) đã liệt kê bệnh gan thận mủ vào danh sách các bệnh có
ảnh hưởng lớn đến nghề ni cá da trơn và là một trong những bệnh phải
báo cáo. Tại Việt Nam, bệnh này thuộc Danh mục các bệnh thủy sản phải
công bố dịch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2016).

2.2.2. Tên bệnh
Bệnh gan thận mủ ở cá tra.

6



2.2.3. Tác nhân gây bệnh
Do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri thuộc
Ngành

: Proteobacterria

Lớp

: Gammaproteobaterria

Bộ

: Enterobacteriales

Họ

: Enterobacteriaceae

Giống

: Edwardsiella

Vi khuẩn E. ictaluri là tác nhân chính gây ra bệnh gan thận mủ
(Ferguson et al., 2001; Crumlish et al., 2002). E. ictaluri gây bệnh chủ yếu ở cá
da trơn nuôi thâm canh. E. ictaluri được phân lập lần đầu tiên ở cá nheo Mỹ
(Ictalurus furcatus) gây bệnh nhiễm trùng máu (Hawke, 1979; Hawke et al.,
1981), cá trê trắng (Clarias batrachus) ở Thái Lan (Kasornchandra et al.,
1987), cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở Việt Nam (Ferguson et al.,
2001; Crumlish et al., 2002; Từ Thanh Dung và cs., 2004), ở Indonesia (Yuasa
et al., 2003) và trên một số loài cá da trơn khác. E. ictalluri là vi khuẩn Gram

âm, có dạng que, mảnh và có kích thước biến i (0,75 ì 1,5 - 2,5 àm), phỏt
o

trin tt 26 - 28 C, khả năng di động kém hoặc không di động khi ở nhiệt
o

độ > 30 C (Từ Thanh Dung và cs., 2016).

2.2.4. Một số đặc điểm dịch tễ
Lồi cảm nhiễm: Các lồi cá da trơn trong đó có cá tra (P.
hypophthalmus).
Giai đoạn nhiễm bệnh: Cá bị bệnh ở tất cả các giai đoạn nuôi
nhưng mẫn cảm nhất là giai đoạn cá giống.
-

Mùa vụ xuất hiện bệnh: Bệnh gan thận mủ xuất hiện quanh năm

trên cá tra và tập trung vào 03 tháng đầu mới thả nuôi; cao điểm bệnh
xuất hiện là vào mùa mưa lũ nhất là tháng 7, tháng 8 hằng năm. Bệnh có
thể xuất hiện từ 3 - 5 lần trong một vụ nuôi và có thể gây chết đến 50%.
Kết quả điều tra của Từ Thanh Dung và cs. (2005) cho thấy bệnh mủ gan
thường bắt đầu xuất hiện vào tháng 5 và phát triển mạnh nhất vào khoảng tháng
7 đến tháng 10 rồi giảm xuống ở các tháng còn lại. Đặc biệt bệnh gan thận mủ
xuất hiện cao nhất vào thời gian lũ về với tỉ lệ 85,4% số hộ nuôi cá ở An Giang bị

7


nhiễm bệnh (Trần Anh Dũng, 2005). Lê Thị Bé Năm (2002) cũng cho
rằng bệnh xuất hiện mạnh vào mùa lũ trong năm, nước đục mang

nhiều phù sa, chất lượng nước biến động, đồng thời nước chảy mạnh
làm cá dễ bị sốc, giảm khả năng đề kháng đối với mầm bệnh. Ngoài ra,
o

nhiệt độ nước dao động trong khoảng 26 - 28 C là điều kiện tốt cho vi
khuẩn E. ictaluri phát triển và gây bệnh (Trương Quốc Phú, 2004).

Vùng xuất hiện bệnh: Bệnh xảy ra ở hầu hết các vùng ương
giống và nuôi cá tra thâm canh ở các tỉnh ĐBSCL.
-

Phương thức truyền lây: Bệnh lây truyền theo chiều ngang, trực

tiếp từ cá bệnh sang cá khỏe qua phân, môi trường nước (Từ Thanh Dung
và cs., 2004). Vi khuẩn trong nước có thể qua đường mũi của cá xâm
nhập vào cơ quan khứu giác và di chuyển vào dây thần kinh khứu giác,
sau đó vào não, bệnh lan rộng từ màng não đến sọ và da. E. ictaluri cũng
có thể xâm nhiễm qua đường tiêu hoá qua niêm mạc ruột vào máu gây
nhiễm trùng máu. Cá cũng có thể nhiễm E. ictaluri qua đường miệng gây
nhiễm khuẩn ruột. Bệnh tiến triển gây viêm ruột, viêm gan và viêm cầu
thận trong vòng 2 tuần sau khi nhiễm bệnh (Shotts et al., 1986).

2.2.5. Dấu hiệu bệnh lý
-

Thể cấp tính: Cá chết nhanh sau vài ngày.

Thể mạn tính: Cá chết rải rác trong vài tuần hoặc kéo
dài hơn.
-


Triệu chứng: Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh chưa rõ ràng hay nói

cách khác là khơng có dấu hiệu bất thường bên ngồi. Ở giai đoạn mới chớm bệnh
cá vẫn còn bắt mồi. Tuy nhiên ở giai đoạn này nếu không phát hiện sớm và mơi
trường ni q bẩn thì bệnh cá sẽ trở nên trầm trọng hơn và rất khó khăn trong
điều trị. Khi bị bệnh nặng hơn, cá tách đàn, bơi lờ đờ, giảm ăn hoặc bỏ ăn hồn tồn,
ít phản ứng với những tác động xung quanh. Giai đoạn tiếp theo, cá bệnh có hiện
tượng da nhợt nhạt; mặc dù bên ngồi khơng có những biểu hiện bệnh rõ ràng
nhưng bên trong nội tạng xuất hiện nhiều đốm trắng (ổ mủ) trên gan, thận và lách.
Cá bị bệnh xuất hiện nhiều đốm trắng đục kích cỡ 1 - 3 mm trên gan, thận và tỳ tạng
(Nguyễn Quốc Thịnh và cs., 2003). Quan sát mô bệnh học nhuộm H&E (Haematoxylin
& Eosin) dưới kính hiển vi ở gan, thận và tỳ tạng cho thấy các vết tổn thương đặc
trưng bởi sự hoại tử nội tạng gan thận tỳ tạng, nhiều vùng bị xung huyết ở động
mạch và tĩnh mạch gan. Nhiều cụm vi

8


khuẩn xuất hiện ở rìa các vết thương ở các cơ quan nội tạng này. Tuy
nhiên, ở giai đoạn đầu của bệnh thì những đốm trắng nhỏ li ti chỉ xuất
hiện trên thận hoặc tỳ tạng của cá (Từ Thanh Dung và cs., 2016).

2.2.6. Tình hình bệnh gan thận mủ tại Việt Nam
Từ năm 2013 đến năm 2015, bệnh có xu hướng giảm về diện tích
nhưng tăng về phạm vi ảnh hưởng (Cục Thú y, 2015). Năm 2013, có 88 ha
cá tra mắc bệnh tại 14 xã thuộc 3 huyện tại tỉnh Đồng Tháp; năm 2014,
diện tích cá tra mắc bệnh tăng mạnh lên 729 ha tại tỉnh Đồng Tháp với 56
xã có cá mắc bệnh; năm 2015, diện tích bệnh giảm chỉ còn 77 ha tại 45 xã
của 16 huyện thuộc 4 tỉnh (Bảng 2.2). Tình hình dịch bệnh trên cá tra trong

3 năm từ 2012 - 2014 được thể hiện ở Hình 2.2; phạm vi và mức độ xuất
hiện của bệnh gan thận mủ được thể hiện ở Hình 2.3.

Bảng 2.2. Phạm vi xuất hiện bệnh gan thận mủ trên cá tra.
Chỉ tiêu so sánh
Số tỉnh xuất hiện bệnh
Số huyện xuất hiện bệnh
Số xã xuất hiện bệnh
Diện tích cá tra mắc bệnh (ha)

Hình 2.2. Phạm vi và mức độ mắc bệnh Hình 2.3. Phạm vi và mức độ bệnh
GTM

trên cá tra từ năm 2012 - 2014

trên cá tra từ năm 2012 - 2014 tại ĐBSCL
9


2.3. TỔNG QUAN VỀ BỆNH XUẤT HUYẾT TRÊN CÁ TRA
2.3.1. Lịch sử bệnh
Bệnh xuất hiện trên tất cả các loài cá nuôi và cá tự nhiên trên
khắp thế giới từ các nước châu Âu như Liên Xô, Đức, Tiệp Khắc, Ba
Lan, Hung-ga-ri đến các nước châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Inđơ-nê-xi-a,, Việt Nam...Ngồi ra bệnh này cịn xuất hiện trên cá ba sa,
cá sấu, ếch, tôm càng xanh (Từ Thanh Dung và cs., 2016).
Tại Việt Nam, bệnh được ghi nhận từ trước năm 1993 (Bộ NN&PTNT,
2016). Hiện nay, bệnh xuất hiện ở hầu khắp các vùng nuôi cá nước ngọt và
gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi ở các tỉnh ĐBSCL.

2.3.2. Tên bệnh

Bệnh xuất huyết hay còn gọi là bệnh đốm đỏ, bệnh nhiễm
trùng máu do vi khuẩn Aeromonas hydrophila ở cá.
2.3.3. Tác nhân gây bệnh
A. hydrophila là loài vi khuẩn đặc thù vùng nước ngọt thuộc
Ngành

: Proteobacterria

Lớp

: Gammaproteobaterria

Bộ

: Enterobacteriales

Họ

: Aeromonadales

Giống

: Aeromonas

Các loài vi khuẩn di động thuộc giống Aeromonas gây bệnh xuất huyết
trên cá tra là vi khuẩn Gram âm, hình que ngắn, kích thc 0,5 ì 1,0 - 1,5 àm,
hai u hi trũn, đầu có 1 tiêm mao, di động, khơng có nha bào. Trong điều
o

kiện nuôi cấy vi khuẩn phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 28 - 30 C (Inglis et al.,

1993; Từ Thanh Dung và cs., 2016). Vi khuẩn A. hydrophila di động, có khả
năng gây bệnh trên hầu hết các loài động vật thủy sản nước ngọt.

2.3.4. Một số đặc điểm dịch tễ
Loài cảm nhiễm: Cá tra (P. hypophthalmus), cá basa
(Pangasius bocourti) và một số loài cá nước ngọt.
Lứa tuổi mắc: Bệnh xảy ra trên cá ở tất cả các giai đoạn ni, bệnh có thể

10


xảy ở giai đoạn cá giống, cá nuôi thịt. Bệnh lây lan nhanh, tỷ lệ chết có
thể lên đến 90%, có thể xuất hiện nhiều lần trong một vụ ni, đặc biệt ở
giai đoạn cá từ 500g trở lên bệnh thường kéo dài và gây thiệt hại lớn.

Mùa vụ xuất hiện bệnh: Ở Việt Nam, bệnh xuất huyết do A.
hydrophila xảy ra quanh năm, tập trung vào đầu mùa mưa ở ĐBSCL,
đặc biệt là khi cá bị stress như sau các cơn mưa.
Vùng xuất hiện bệnh: Bệnh xuất hiện ở hầu hết trên các lồi cá
ni lồng, bè và ao hồ nước ngọt.
Phương thức truyền lây: Bệnh lây theo chiều ngang từ cá bệnh sang cá khỏe
trong cùng ao. Mầm bệnh tồn tại trong mơi trường có thể gây bệnh trực tiếp cho cá
khỏe qua môi trường nước, phân, dụng cụ chăm sóc (như thau, vợt, lưới).

2.3.5. Triệu chứng, bệnh tích
Triệu chứng:
-

Giai đoạn đầu sau khi nhiễm mầm bệnh cá kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ


đờ trên tầng mặt. Da cá thường đổi màu tối khơng có ánh bạc, cá mất nhớt.

-

Ở giai đoạn tiếp theo, bệnh gây xuất huyết ở da, nhiều ở gốc vây,

xung quanh miệng, hầu, hậu mơn viêm, xuất huyết; bụng trương to có
chứa dịch màu vàng hoặc hồng; ruột, bóng hơi, tuyến sinh dục xuất
huyết; gan tái nhạt, thận, tì tạng sưng to, mềm nhũn, màu đỏ sậm. Trường
hợp cá bệnh nặng, xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ, trên vết loét
thường có nấm và ký sinh trùng ký sinh. Mắt cá bệnh lồi đục, quanh hốc
mắt bị sưng tấy, mất nhớt; hậu môn viêm, xuất huyết; bụng trương to, các
vây xơ rách, tia vây cụt dần. Cá nhiễm ngoại ký sinh trùng hoặc nhiễm
bệnh do vi khuẩn khác như E. ictaluri, tỉ lệ hao hụt có thể rất cao (> 50%).

Bệnh tích: Ruột có thể chứa đầy hơi và hoại tử; xoang bụng
xuất huyết, gan tái nhợt, mật sưng to, thận sưng, xuất huyết.
Trường hợp cấp tính, khi mổ cá thấy nhiều dịch đỏ lẫn máu ở xoang
bụng, xuất huyết nội tạng, cá chết nhiều trong thời gian ngắn.
2.3.6. Tình hình bệnh xuất huyết tại Việt Nam
Bệnh có xu hướng tăng cả về diện tích mắc và phạm vi xảy ra bệnh trong
giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015 (Cục Thú y, 2015). Diện tích cá tra mắc

11


bệnh năm 2013 là 55 ha, năm 2014 diện tích này tăng lên 983 ha (gấp 18,36 lần so
với năm 2013), sau đó giảm xuống cịn 353 ha vào năm 2015. Năm 2013 có 12 xã
tại 3 huyện thuộc 1 tỉnh xuất hiện bệnh nhưng đến năm 2015 số xã bị bệnh tăng
lên là 67 xã thuộc 17 huyện tại 4 tỉnh xuất hiện bệnh (Bảng 2.3).


Bảng 2.3. Phạm vi xuất hiện bệnh xuất huyết trên cá tra.
Chỉ tiêu so sánh
Số tỉnh xuất hiện bệnh
Số huyện xuất hiện bệnh
Số xã xuất hiện bệnh
Diện tích cá tra mắc bệnh (ha)

2.4. TÌNH HÌNH NI VÀ DỊCH BỆNH TRÊN CÁ TRA TẠI BẾN TRE VÀ
AN GIANG
Trong giai đoạn 2014 – 2016, tổng diện tích ni cá tra trung bình tại
hai tỉnh Bến Tre và An Giang là 999 ha, chiếm 20% tổng diện tích ni cá
tra của cả nước; tổng sản lượng cá tra thu hoạch được là 220.015 tấn,
chiếm 19% tổng sản lượng cá tra của cả nước, cụ thể như sau:

2.4.1. Tình hình ni cá tra giai đoạn 2014 - 2016
2.4.1.1. Tình hình sản xuất, ni cá tra tại tỉnh Bến Tre
-

Về nuôi cá tra thương phẩm: Trong các năm 2014 - 2016, diện tích

ni cá tra ở Bến Tre tăng so với cùng kỳ các năm trước, cụ thể: năm 2014,
diện tích ni cá tra là là 711 ha, năm 2015 là 730 ha và năm 2016 đạt 760 ha.
Cá tra được nuôi tập trung chủ yếu ở các huyện Chợ Lách, Châu Thành,
Giồng Trơm và Bình Đại. Về sản lượng, năm 2015 tăng so với 2014 là 6,74%
nhưng năm 2016 lại giảm 1,64% so với 2015 cụ thể, sản lượng cá tra năm
2016 toàn tỉnh đạt 167.212 tấn trong khi năm 2015 đạt 170.000 tấn.
-

Về sản xuất cá tra giống: Trên địa bàn tỉnh, số cơ sở sản xuất cá tra giống


giảm dần qua các năm, từ 2014 với 05 cơ sở, 2015 có 4 cơ sở và 2016 chỉ còn 3 cơ
sở sản xuất giống cá tra chất lượng cao để cung ứng cho các vùng nuôi của doanh
nghiệp, hộ nuôi. Nguyên nhân là do giá cá tra giống liên tục ở mức thấp trong những
năm qua. Mặc dù giống cá tra sản xuất trong tỉnh chỉ đáp ứng 7,6% so với nhu cầu
của các khu nuôi trong tỉnh. Vì vậy, phần lớn phải thu mua

12


con giống từ các tỉnh lân cận như An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long,
Tiền Giang,…để thả nuôi.
Các cơ sở nuôi cá tra ở Bến Tre chủ yếu là các doanh nghiệp đầu
tư với quy mơ lớn. Tính đến hết 2016, tồn tỉnh đã có 33 khu sản xuất
giống và ni cá tra thương phẩm áp dụng thực hành nuôi trồng thủy sản
tốt theo các tiêu chuẩn (VietGAP, GlobalGAP, ASC, BAP, AquaGAP), với
tổng diện tích mặt nước 243,1 ha. Trong đó có 02 khu sản xuất giống cá
tra, với diện tích 12,4 ha và 21 khu nuôi cá tra thâm canh, với diện tích mặt
nước 230,7 ha, chiếm khoảng 43% tổng diện tích mặt nước ni cá tra
trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch năm 2017, diện tích ni dự kiến là 770 ha với
năng suất khoảng 175.000 tấn (Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre, 2014; Sở
NN&PTNT tỉnh Bến Tre, 2015; Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre, 2016).

2.4.1.2. Tình hình sản xuất, ni cá tra tại tỉnh An Giang
-

Về nuôi cá tra thương phẩm: Diện tích ni cá tra của An Giang

tương đối ổn định qua các năm từ 2014 – 2016, năm 2014: diện tích ni
là 1218 ha, 2015 tăng 75 ha so với 2014 và 2016 đạt 1281 ha. Cá tra được

nuôi ở tất cả các huyện, thị và thành phố thuộc tỉnh An Giang, tập trung
chủ yếu ở 5 huyện, gồm: Chợ Mới, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn và
Phú Tân. Sản lượng cá tra cao nhất là năm 2014 với 308.425 tấn. Riêng
diện tích sản xuất giống cá tra năm 2016 ước đạt 398,36 ha, bằng 85,59%
so với cùng kỳ năm 2015, sản lượng con giống cá tra sản xuất năm 2016
ước đạt 385 triệu con, bằng 82,26% (giảm 83 triệu con so với năm 2015).
Hiện nay, tồn tỉnh có 28 cơ sở/vùng nuôi và 165,26 ha được chứng nhận
các tiêu chuẩn chất lượng GAP (Chi cục Thủy sản An Giang, 2017).
-

Về sản xuất cá tra giống: An Giang có 16 cơ sở sản xuất cá tra bột với

tổng đàn cá tra bố mẹ là 23.743 con, công suất sản xuất 2.200 triệu cá tra
bột/năm cung cấp đủ nhu cầu ương nuôi trong tỉnh và cung cấp số lượng lớn
cho các tỉnh lân cận thuộc khu vực ĐBSCL. Đàn cá tra bố mẹ hậu bị được nhập
từ Cambodia và 4.000 con từ Viện Nghiên cứu NTTS II (Sở NN&PTNT tỉnh An
Giang, 2014). Năm 2016, tổng đàn cá tra F1 nhận từ Viện Nghiên cứu NTTS II hiện
nay còn lại là 3.969 con. Do giá cá giống xuống rất thấp người ương ni khơng
có lãi, khơng tiêu thụ được cá tra giống nên các cơ sở sản xuất cá tra bột tạm
ngừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng để giữ khách hàng, một số cơ sở

13


thiếu vốn đầu tư nuôi vỗ nên cho cá tra bố mẹ ăn cầm chừng để chờ giá và
không thực hiện đúng theo quy trình ni vỗ đàn cá tra bố mẹ nên ảnh hưởng
đến chất lượng cá tra bột sản xuất (Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, 2016).

2.4.2. Tình hình dịch bệnh trên cá tra giai đoạn 2014 – 2016
Phân tích số liệu về dịch bệnh trên cá tra do các tỉnh báo cáo về Cục

Thú y trong giai đoạn 2014 - 2016 cho thấy một số đặc điểm dịch tễ như sau:

Trong các năm 2014 - 2016, dịch bệnh trên cá tra đã xuất hiện
tại 71 xã của 21 huyện tại 5 tỉnh: Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Tiền
Giang và Hậu Giang với tổng diện tích bị thiệt hại là 356,69 ha, số
liệu cụ thể được tóm tắt thể hiện ở Bảng :
Bảng 2.4. Tình hình dịch bệnh trên cá tra ở các địa phương
giai đoạn 2014 - 2016.
Các thơng số theo dõi
Số tỉnh có dịch
Số huyện có dịch
Số xã có dịch
Tổng diện tích thiệt hại (ha)*
Ghi chú: Có một số diện tích ni bị từ 2 bệnh/ngun nhân trở lên, do vậy có sự sai khác giữa
tổng diện tích bị bệnh theo từng nguyên nhân với tổng diện tích thiệt hại thực tế.

Năm 2016, cả nước có 79,26 ha cá tra bị bệnh gan thận mủ, trong đó tại
An Giang 62,66 ha ni cá tra thương phẩm và 2,2 ha ương giống; Đồng Tháp là
8,2 ha trong đó có 1,7 ha ương giống, Bến Tre là 1,1 ha, Hậu Giang là 4,5 ha và
Tiền Giang có 0,6 ha. Bệnh xuất huyết xảy ra tại 313,21 ha nuôi cá tra, trong đó
tại An Giang là 123,10 ha thương phẩm và 7,7 ha ương giống; Đồng Tháp là
81,41 ha (trong đó 26,08 ha ương giống) và Hậu Giang là 01 ha. Bệnh ký sinh
trùng được báo cáo xuất hiện trên diện tích 79,89 ha, cụ thể Đồng Tháp có 79,49
ha bị bệnh (gồm 24,53 ha ương giống) và An Giang là 0,4 ha.
Ngồi ra, có một số bệnh xảy ra trên diện hẹp gây thiệt hại không đáng kể
như bệnh vàng da đã gây thiệt hại cho 15 ha và bệnh chướng hơi xuất hiện trên
01 ha nuôi cá tra tại tỉnh Đồng Tháp; bệnh trắng gan, trắng mang xuất hiện tại
5,39 ha, trong đó An Giang (5,19 ha) và Đồng Tháp (0,2 ha). Thiệt hại không rõ
nguyên nhân được báo cáo trên diện tích 1,26 ha ni cá tra thương phẩm tại


14


×