Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự lưu hành của giun tròn ký sinh trong đường tiêu hóa ở chó tại thành phố nam định và đề xuất biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.49 MB, 66 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRỊNH VĂN HÙNG

NGHIÊN CỨU SỰ LƯU HÀNH CỦA GIUN TRỊN
KÝ SINH TRONG ĐƯỜNG TIÊU HĨA Ở CHÓ
TẠI THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH VÀ ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Chuyên ngành:

Thú y

Mã số:

60.64.01.01

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Bùi Khánh Linh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung
nghiên cứu, số liệu tính, kết quả được thể hiện trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố cho việc bảo vệ một học vị nào trong và ngồi nước.
Tơi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2017


Tác giả luận văn

Trịnh Văn Hùng

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy cô giáo công tác tại Học viện
Nông nghiệp Việt Nam nói chung và các Thầy cơ trong Khoa Thú Y nói riêng đã giúp
đỡ tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn TS. Bùi Khánh Linh - Bộ môn Ký sinh trùng, khoa Thú
Y người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình thực tập và hồn thành luận
văn này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, anh em, bạn bè và đồng
nghiệp đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2017
Tác giả luận văn

Trịnh Văn Hùng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii

Danh mục biểu đồ ..................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract ............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Đặt vấn đề .......................................................................................................1

1.2.

Mục đích của đề tài ..........................................................................................2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..........................................................2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................3
2.1.

Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................3

2.1.1.

Vị trí của một số lồi giun trịn chủ yếu ký sinh ở đường tiêu hóa của chó
trong hệ thống phân loại động vật học..............................................................3

2.1.2.

Đặc điểm sinh học của một số lồi giun trịn ký sinh ở đường tiêu hố
chó...................................................................................................................4


2.1.3.

Đặc điểm dịch tễ bệnh giun trịn đường tiêu hố của chó..................................8

2.1.4.

Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh giun tròn đường tiêu hố chó ................. 10

2.1.5.

Phịng trị bệnh giun trịn đường tiêu hố chó .................................................. 14

2.2.

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .....................................................17

2.2.1.

Những nghiên cứu trong nước........................................................................ 17

2.2.2.

Những nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................... 18

Phần 3. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu ......................................... 20
3.1.

Đối tượng, vật liệu và địa điểm nghiên cứu .................................................... 20


3.1.1.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 20

3.1.2.

Vật liệu nghiên cứu........................................................................................ 20

3.1.3.

Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 20

3.2.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 20

3.2.1.

Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun trịn ở chó tại thành phố

iii


Nam Định ...................................................................................................... 20
3.2.2.

Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh giun trịn đường tiêu
hố của chó.................................................................................................... 20

3.2.3.


Đề xuất biện pháp phịng trị bệnh giun trịn cho chó....................................... 21

3.3.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 21

3.3.1.

Phương pháp lấy mẫu .................................................................................... 21

3.3.2.

Phương pháp mổ khám cơ quan tiêu hố chó. ................................................ 21

3.3.3.

Phương pháp xử lý, bảo quản và định danh các lồi giun trịn ký sinh
ở chó.............................................................................................................. 21

3.3.4.

Phương pháp kiểm tra phân ........................................................................... 21

3.3.5.

Phương pháp xác định cường độ nhiễm giun trịn........................................... 22

3.3.6.


Quy định lứa tuổi chó .................................................................................... 22

3.3.7.

Mùa vụ trong năm được quy định gồm 2 mùa vụ ........................................... 22

3.3.8.

Phương pháp theo dõi các biểu hiện lâm sàng của chó bị bệnh giun tròn ........ 23

3.3.9.

Phương pháp xác định bệnh tích đại thể ở cơ quan tiêu hố của chó bị
bệnh giun tròn................................................................................................23

3.3.10. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 23
Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................24
4.1.

Kết quả nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun trịn của chó ở thành phố
nam định........................................................................................................ 24

4.1.1.

Kết quả thành phần lồi giun trịn ký sinh ở đường tiêu hóa của chó ni
ở thành phố Nam Định ................................................................................... 24

4.1.2.

Kết quả tỷ lệ nhiễm giun trịn đường tiêu hố của chó ni ở thành phố

Nam Định (qua xét nghiệm phân) .................................................................. 25

4.1.3.

Kết quả cường độ nhiễm giun trịn đường tiêu hóa của chó ni ở thành
phố Nam Định (qua xét nghiệm phân)............................................................ 27

4.1.4.

Kết quả tỷ lệ và cường độ nhiễm giun trịn đường tiêu hố của chó ni ở
thành phố Nam Định qua mổ khám ................................................................ 28

4.1.5.

Kết quả tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hố theo từng loại chó ni ở
thành phố Nam Định...................................................................................... 30

4.1.6.

Kết quả tỷ lệ nhiễm giun tròn theo tuổi của chó ở thành phố Nam Định ......... 32

4.1.7.

Kết quả tỷ lệ nhiễm giun trịn ở chó theo mùa vụ ........................................... 34

4.1.8.

Kết quả tỷ lệ nhiễm giun trịn theo tính biệt của chó ....................................... 36

iv



4.1.9.

Kết quả tỷ lệ nhiễm giun tròn theo phân bố địa lý của chó tại thành phố
Nam Định. ..................................................................................................... 37

4.2.

Kết quả nghiên cứu bệnh lý, lâm sàng của chó bị bệnh giun trịn ở đường
tiêu hố .......................................................................................................... 39

4.2.1.

Kết quả tỷ lệ và những biểu hiện lâm sàng của chó bị bệnh giun trịn ............. 39

4.2.2.

Kết quả bệnh tích đại thể ở cơ quan tiêu hố của chó bị bệnh giun tròn .......... 40

4.2.3.

Đề xuất biện pháp phòng trị ........................................................................... 41

Phần 5. Kết luận và đề nghị ...................................................................................... 43
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 43

5.2.


Kiến nghị ....................................................................................................... 43

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 44
Phụ lục ...................................................................................................................... 48

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
-

Nghĩa tiếng Việt
Đến

%

Phần trăm

<

Nhỏ hơn

>

Lớn hơn

A. caninum

Cs.

Ancylostoma caninum
Cộng sự

SS

Sơ sinh

Sp

Species

T. canis

Toxocara canis

T. leonina

Toxascaris leonina

T. vulpis

Trichocephalus vulpis

TT

Thể trọng

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Kết quả thành phần loài giun trịn đường tiêu hố của chó ni ở thành
phố Nam Định ............................................................................................. 24
Bảng 4.2. Kết quả tỷ lệ nhiễm giun trịn đường tiêu hố của chó ni ở thành phố
Nam Định .................................................................................................... 25
Bảng 4.3. Kết quả cường độ nhiễm giun trịn đường tiêu hóa của chó ni ở thành
phố Nam Định..............................................................................................27
Bảng 4.4. Kết quả cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hố của chó ở thành phố
Nam Định qua mổ khám .............................................................................. 29
Bảng 4.5. Kết quả tỷ lệ nhiễm giun trịn đường tiêu hố của một số loại chó ni ở
thành phố Nam Định ................................................................................... 30
Bảng 4.6. Kết quả tỷ lệ nhiễm giun trịn theo tuổi của chó ni ở thành phố Nam Định ...... 32
Bảng 4.7. Kết quả tỷ lệ nhiễm giun trịn ở chó theo mùa vụ ......................................... 35
Bảng 4.8. Kết quả tỷ lệ nhiễm giun tròn theo tính biệt của chó .................................... 36
Bảng 4.9. Kết quả tỷ lệ nhiễm giun tròn theo theo phân bố địa lý ................................ 38
Bảng 4.10. Kết quả biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chó bị bệnh giun trịn ................... 39
Bảng 4.11. Kết quả bệnh tích đại thể ở cơ quan tiêu hố chó bị bệnh giun trịn ............41

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Kết quả tỷ lệ nhiễm giun trịn đường tiêu hố của chó ni ở thành
phố Nam Định ........................................................................................26
Biểu đồ 4.2. Kết quả cường độ nhiễm giun trịn đường tiêu hóa của chó ni ở
thành phố Nam Định ................................................................................27
Biểu đồ 4.3. Kết quả tỷ lệ nhiễm giun trịn đường tiêu hố của chó ở thành phố
Nam Định qua mổ khám ......................................................................... 29

Biểu đồ 4.4. Kết quả tỷ lệ nhiễm giun trịn đường tiêu hố của một số loại chó
ni ở thành phố Nam Định .................................................................... 31
Biểu đồ 4.5. Kết quả tỷ lệ nhiễm giun tròn theo tuổi của chó ni ở thành phố
Nam Định ............................................................................................... 33
Biểu đồ 4.6. Kết quả tỷ lệ nhiễm giun tròn ở chó theo mùa vụ ..................................... 35
Biểu đồ 4.7. Kết quả tỷ lệ nhiễm giun trịn theo tính biệt của chó................................. 37
Biểu đồ 4.8. Kết quả tỷ lệ nhiễm giun trịn theo phân bố địa lý của chó ....................... 38

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trịnh Văn Hùng
Tên luận văn: Nghiên cứu sự lưu hành của giun tròn ký sinh trong đường tiêu hóa
ở chó tại thành phố Nam Định và đề xuất biện pháp phòng trị.
Chuyên ngành: Thú y

Mã số: 60.64.01.01

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Xác định thành phần lồi giun trịn ký sinh ở đường tiêu hố của chó nuôi ở
thành phố Nam Định.
- Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun trịn đường tiêu hố của chó ở
thành phố Nam Định.
- Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của chó bị bệnh giun trịn.
- Đề xuất biện pháp phịng trị bệnh giun trịn cho chó có hiệu quả.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra hồi cứu thu thập số liệu và thông tin về tình hình nhiễm
bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa của chó do giun trịn gây nên tại thành phố Nam

Định.
- Phương pháp thu thập và xét nghiệm mẫu phân của chó.
- Phương pháp mổ khám tồn diện cơ quan tiêu hoá của Skrjabin (1928).
- Phương pháp sử lý, bảo quản và định danh các lồi giun trịn ký sinh ở
- Phương pháp xác định cường độ nhiễm giun trịn chó.
- Phương pháp quy định tuổi chó và mùa vụ.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
- Các giống chó ni tại thành phố Nam Định bị nhiễm nhiễm giun tròn đường
tiêu hóa qua mổ khám. Đó là các lồi: Ancylostoma caninum, Toxocara canis và
Trichocephalus vulpis.
- Có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giun trịn đường tiêu hóa theo từng giống chó,
lứa tuổi và mùa vụ.
- Chó bị bệnh giun trịn đường tiêu hố biểu hiện triệu chứng: nơn mửa
(89,47%); ăn ít, bỏ ăn, (91,22%); ỉa chảy, phân khơng có máu và chất nhầy (31,57%); ỉa
ra máu, phân có chất nhày (66,66%); gày yếu.suy nhược, (82,45%); có triệu chứng thần
kinh (3,50%).

ix


- Bệnh tích đại thể ở đường tiêu hố chó bị bệnh giun tròn: niêm mạc ruột viêm
cata, trong lòng ruột chứa dịch màu nâu hồng (19,04%); xung huyết, xuất huyết từng
đám, vách ruột bị tổn thương, dày (71,42%); niêm mạc ruột non xuất huyết lấm chấm
(9,52%).
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là những minh chứng về tác hại của một số lồi
giun trịn ký sinh ở đường tiêu hố của chó, đồng thời là những khuyến cáo có ý nghĩa
cho những hộ gia đình ni chó ở thành phố Nam Định và các địa phương khác.

x



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Trinh Van Hung
Thesis title: Research the circulation of nematode which parasitic in the digestive tract
of dogs in Nam Dinh city and propose preventive measures.
Major: Veterinary Medicine

Code: 60.64.01.01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives
- Determine component specied of nematode which parasitic in the digestive tract
of dogs, powered in Nam Dinh city.
- Research some epidemiology characteristics of nematosis in the digestive tract
of dogs, powered in Nam Dinh city.
- Research pathological, clinical characteristics of dogs which contract nematosis.
- Determine effective of worm medicine for dog.
- Propose measures to prevent nematode diseases.
Materials and Methods
- Method of retrospective investigation collected data and information about
contract parasitosis situation in the digestive tract of dogs by nematode in Nam Dinh
city.
- Method of collecting testing dog shit sample.
- Method of comprehensive examination operating digestive organ of
Skrjabin(1928).
- Methods of disposing, maintaining and identification nematodes.
- Methods of determining intensity contract nematosis in dogs.
- Methods of fix the ages of dogs, crop
Main findings and conclusions
- The breeding dogs in Nam Dinh city are infected with nematode worms. They

are: Ancylostoma sp, Toxocara sp and Trichuris sp.
- There is a difference in the rate of contract nematosis in the digestive tract of
dogs according to race of dog, age and season.
Dogs which contract nematosis in the digestive tract symptom: vomiting (89.47%); eat
less, stop eating (91.22%); diarrhea, feces without blood and mucus (31.57%); feces
with blood, mucus stools (66.66%); thin and weak (82.45%); have neurological

xi


symptoms (3.50%).
The genral lipolipoidosis in the digestive tract which contract nematosis:
Mucous membrane of bowel is cata inflamation, inside of bowel contains pinkish brown
fluid (19.04%); injected, Haemorrhagic haemorrhage, thick intestinal wall (71.42%);
Intestinal mucosal dermatitis (9.52%).
Research results of the thesis are evidences about the harmful effects of some
nematode which parasitic in the digestive tract of dogs, at the same time, they are the
significant recommendations for the households which feed dogs in Nam Dinh city and
the other localities.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ khi được thuần hóa, lồi chó được con người sử dụng vào nhiều mục
đích khác nhau như: giữ nhà, đi săn, chăn cừu, kéo xe, lấy thịt… Chó được con
người thuần hóa và coi như là người bạn gần gũi, thân thiện. Chó dễ nuôi, trung
thành với chủ, các giác quan rất phát triển, thơng minh, nhanh nhẹn và có tính
thích nghi cao với điều kiện sống khác nhau. Ngày nay, ngoài những mục đích

trên thì lồi chó cịn được ni để phục vụ an ninh - quốc phòng, phòng chống
bạo loạn, chống buôn lậu ma túy, cứu hộ cứu nạn, thể thao, giải trí…mà nó cịn
trở thành những người bạn, được coi như những thành viên trong gia đình…
Những năm gần đây, nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống dân trí
được nâng cao và cải thiện, do vậy việc ni chó để giữ nhà, làm cảnh và làm
kinh tế được quan tâm chú ý trong nhiều gia đình. Nhiều giống chó ngoại quý
hiếm được nhập làm phong phú thêm về số lượng và chủng loại chó ở nước ta.
Tuy nhiên, chó là lồi động vật rất mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh. Bệnh
truyền nhiễm do vi khuẩn, vi rút và bệnh do ký sinh trùng đã và đang làm chết
nhiều chó, gây thiệt hại kinh tế cho nhiều hộ chăn nuôi, đặc biệt là các hộ chăn
nuôi những giống chó quý hiếm.
Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm,
mưa nhiều, có điều kiện thuận lợi đối với bệnh ký sinh trùng phát triển đặc biệt là
bệnh do giun tròn ký sinh đường tiêu hóa gây ra.Với đặc điểm gây bệnh âm ỉ kéo
dài và khơng có biểu hiện triệu chứng bệnh rõ ràng, các bệnh do ký sinh trùng
gây ra hiện nay vẫn chưa nhận được sự chú ý đúng mức trong việc phịng và điều
trị. Chính điều đó, đã tạo điều kiện cho các loài ký sinh trùng phát triển, phát tán
mầm bệnh ra ngồi mơi trường, gây bệnh và là suy giảm sức khỏe của vật ni,
thậm chí có những căn bệnh cịn có thể truyền lây sang cho con người như bệnh
giun móc, giun đũa chó... Một số tài liệu do các tác giả nghiên cứu về bệnh do ký
sinh trùng gây nên ở chó như: Phạm Sĩ Lăng (1985), Ngô Huyền Thuý (1996).
Cho tới nay, các nhà khoa học nước ta đã xác định được khoảng 26 lồi giun,
sán ký sinh ở chó, trong đó có khoảng16 loại giun tròn.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu về các bệnh của chó chưa được quan tâm đúng
mức, đặc biệt là bệnh do ký sinh trùng gây nên, trong đó có nhiều lồi giun trịn
ký sinh ở đường tiêu hố gây tác hại lớn đối với chó. Giun ký sinh lấy chất dinh

1



dưỡng, hút máu, tiết độc tố và chất chống đông máu. Bệnh âm ỉ, kéo dài làm vật
chủ mất máu suy dinh dưỡng, gầy yếu, rối loạn tiêu hoá, giảm sức đề kháng. Từ
đó, các vi khuẩn trong đường ruột có cơ hội trỗi dậy gây hội chứng tiêu chảy
nặng hơn và làm chết chó nếu khơng được điều trị kịp thời.
Thành phố Nam Định là một trong những thành phố được Pháp lập ra đầu
tiên ở Bắc Kỳ, Việt Nam. Hiện nay thành phố Nam Định có 15 phường và 05 xã
ngoại thành. Thành phố Nam Định được Chính phủ Việt Nam quy hoạch thành
trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, xã hội của tỉnh Nam Định và của tiểu vùng
sông Hồng. Theo Cục thống kê tỉnh Nam Định ngày 01/10/2016 số đầu chó ni
tại thành phố Nam Định là 6.960 con.
Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu sự lưu hành của giun tròn ký sinh trong đường tiêu hóa ở chó
tại thành phố Nam Định và đề xuất biện pháp phịng trị”.
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định thành phần lồi giun trịn ký sinh ở đường tiêu hố của chó
ni ở thành phố Nam Định.
- Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun trịn đường tiêu hố của
chó ở thành phố Nam Định.
- Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của chó bị bệnh giun trịn.
- Đề xuất biện pháp phịng trị bệnh giun trịn cho chó có hiệu quả.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học bổ sung và hoàn thiện
thêm các nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ và bệnh học của bệnh giun tròn ký sinh
ở đường tiêu hố của chó trong điều kiện chăn nuôi hiện nay ở nước ta.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là những minh chứng về tác hại của một
số lồi giun trịn ký sinh ở đường tiêu hố của chó, đồng thời là những khuyến
cáo có ý nghĩa cho những hộ gia đình ni chó ở thành phố Nam Định và các địa
phương khác.
- Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng để chẩn đốn và phịng trừ bệnh
giun trịn đường tiêu hóa, góp phần khống chế bệnh trong thực tiễn.


2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Vị trí của một số lồi giun trịn chủ yếu ký sinh ở đường tiêu hóa của chó
trong hệ thống phân loại động vật học
Chó ở nước ta nhiễm nhiều lồi giun trịn, trong đó số lượng lồi ký sinh ở
đường tiêu hóa là phổ biến. Những lồi gây tác hại nhiều cho chó là giun đũa
(Toxocara canis, Toxascaris leonina), giun tóc (Trichocephalus vulpis), và đặc biệt
là lồi giun móc (Ancylostoma caninum). Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề
tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu những giun trịn chủ yếu ký sinh ở đường tiêu hóa.
* Giun móc chó Ancylostoma caninum
Theo khóa phân loại động vật của các tác giả Nguyễn Thị Lê (1996), De
Ley and Blaxter (2002) các lồi giun móc ký sinh ở chó thuộc:
Lớp: Nematoda
Bộ: Rhabditida
Phân bộ: Rhabditata
Họ: Ancylostomatidae
Giống Ancylostoma
Loài: Ancylostoma bzaziliense
Ancylostoma caninum
Giống Uncinaria
Loài Uncinaria stenocephala
* Giun đũa Toxocara canis
Giun đũa Toxocara canis ký sinh ở chó thuộc:
Lớp Nematoda
Bộ Spirurida
Phân bộ Spirurata

Họ Anisakidae
Giống Toxocara
Lồi Toxocara canis
Ký chủ: chó nhà, chó sói, cáo

3


Nơi ký sinh : ruột non
* Giun đũa Toxascaris leonina
Giun đũa Toxascaris leonina thuộc:
Lớp Nematoda
Bộ Spirurida
Phân bộ Spirurata
Họ Ascarididae
Giống Toxascaris
Loài Toxascaris leonina
Ký chủ cuối cùng: chó nhà
Nơi ký sinh: dạ dày, ruột non
* Giun tóc Trichocephalus vulpis
Giun tóc Trichocephalus vulpis thuộc:
Lớp Nematoda
Bộ Trichocephalida
Phân bộ Trichocephalata
Họ Trichocephalidae
Giống Trichocephalus
Loài Trichocephalus vulpis
Ký chủ cuối cùng: chó nhà
Nơi ký sinh: manh tràng
2.1.2. Đặc điểm sinh học của một số lồi giun trịn ký sinh ở đường tiêu hố chó

* Đặc điểm hình thái, cấu tạo
Nguyễn Thị Lê và cs. (1996), Ballweber L. R. (2001), Nguyễn Thị Kim
Lan (2012), Brown G. et al. (2014) đã mơ tả hình thái các lồi giun trịn ở chó
như sau:
- Lồi Ancylostoma caninum
Là lồi giun trịn nhỏ, thân hình sợi chỉ, màu vàng nhạt, đoạn trước cong
về phía lưng, bao miệng mỗi bên có 2 răng 3 chạc lớn, cong vào phía trong,
miệng hình bầu dục.

4


Con đực dài 9 - 12 mm, đi có túi kitin, 2 gai giao hợp bằng nhau dài
0,74- 0,87 mm, bánh lái dài 0,13 - 0,21 mm.
Con cái dài 10 - 21 mm, đi có gai nhọn, âm hộ nằm 1/3 phía sau của
thân. Trứng hình bầu dục dài 0,06 - 0,066 mm, rộng 0,037- 0,042 mm. Trứng có
nhiều nhân, vỏ trong suốt.
- Loài Toxocara canis
Loài Toxocara canis là loài giun trịn có kích thước khá lớn, màu vàng
nhạt, đầu hơi cong về phía bụng, miệng có 3 mơi bao quanh, trên mỗi mơi đều có
răng nhỏ, thực quản hình trụ, đặc biệt giữa thực quản và ruột có đoạn phình to tạo
thành “dạ dày giả” của giun.
Con đực dài 50 - 90 mm, đầu có cánh dài, hẹp, hơi giống mũi giáo có 2
gai giao cấu bằng nhau dài 0,75 - 0,95 mm.
Con cái dài 90 - 170 mm, đuôi thẳng. Giun cái đẻ trứng. Lỗ sinh dục cái ở
khoảng 1/4 phía trước thân, trứng gần như trịn, đường kính 0,068- 0,075 mm,
trên vỏ trứng có những nếp nhăn nhỏ mịn.
- Lồi Trichocephalus vulpis.
Giun có kích thước lớn, con đực dài 45-75 mm, thực quản chiếm 3/4 chiều
dài cơ thể. Đi giun đực thường cuộn trịn về phía trong, mang một gai giao hợp

rất dài (8,31- 11,1 mm).
Con cái dài 62 -75 mm, thực quản dài 42 -56,3 mm, âm hộ nằm về phía
sau của đoạn cuối thực quản. Trứng có hình cái thùng, có nắp ở hai đầu, dài
0,083 - 0,93 mm và rộng 0,037- 0,40mm.
Đặc điểm vòng đời sinh học
- Loài Ancylostoma caninum
Theo Ballweber L. R. (2001), Phan Địch Lân (2005), Nguyễn Thị Kim
Lan (2012) cho biết:
Giun trưởng thành sống ở niêm mạc ruột non của ký chủ, tập chung chủ
yếu ở tá tràng, không tràng và kết tràng. Giun cái mỗi ngày đẻ ra 10.000 -15.000
trứng. Trứng mới bài xuất ra ngồi có từ 2-8 tế bào nhân, ấu trùng phát triển
thành ấu trùng cảm nhiễm nếu gặp điều kiện thuận lợi. Ấu trùng không phát triển
tới giai đoạn cảm nhiễm ở nhiệt độ dưới 170 C. Ấu trùng giun móc phát triển qua
3 giai đoạn để trở thành ấu trùng cảm nhiễm. Ở điều kiện nhiệt độ từ 20 -300 C

5


và độ ẩm thích hợp, pH trung tính, trứng sẽ nở thành ấu trùng sau 24- 48 giờ và
trở thành ấu trùng cảm nhiễm sau 6 - 7 ngày. Ấu trùng gây nhiễm dài 0,59 - 0,69
mm, có màng bọc bên ngoài và chứa 30 - 34 tế bào ruột. Ấu trùng có hướng
động đặc biệt là ln tìm đến vị trí cao và nơi ẩm ướt, nhiệt độ thích hợp và
hướng đến vật chủ gần chúng.
Ấu trùng tuy cần độ ẩm nhưng không phát triển trong nước mặn, khi bị
khô, ấu trùng sẽ chết nhanh trong 24 giờ. Do vậy, việc lan truyền bệnh bị hạn chế
trong mùa khô. Khi nhiệt độ của đất tăng lên, ấu trùng di chuyển tới chỗ lồi lõm
của đất và tụ lại từng đám ở những chỗ râm mát và có độ ẩm thích hợp. Từ chỗ
ban đầu, ấu trùng di chuyển trong phạm vi 10-20 cm. Trong khi di chuyển, ấu
trùng có khuynh hướng leo lên cao, có thể tới 2 m. Ấu trùng ít chui xuống đất,
nhưng nếu ở đất cát, ấu trùng có thể chui xuống sâu 1 m, đất mùn chui xuống sâu

30cm, đất sét chui sâu 15 cm. Nói chung, từ điểm di chuyển ban đầu, ấu trùng
thường di chuyển ở bề mặt của đất. Thời gian sống của ấu trùng thay đổi tuỳ
thuộc điều kiện của môi trường.
Ấu trùng có thể tồn tại ngồi tự nhiên từ vài tuần tới 1 tháng. Nhưng nếu
trong điều kiện ẩm ướt, nhiệt độ từ 15-300C ấu trùng có thể tồn tại được 18
tháng. Theo Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1976), ấu trùng gây nhiễm dài
0,59-0,69 mm có màng bọc bên ngoài và chứa 30-34 tế bào ruột, ấu trùng có
hướng động đặc biệt là tìm đến vật chủ gần chúng và đến vị trí cao nhất.
Sự phát triển tiếp theo của ấu trùng Ancylostoma caninum tiến hành trên
cơ thể ký chủ và cảm nhiễm vào ký chủ theo 2 con đường:
- Qua đường tiêu hoá: Ấu trùng được ký chủ nuốt vào đường tiêu hoá qua
thức ăn, nước uống. Vào ruột, ấu trùng lột xác và sau một thời gian di hành thì
phát triển thành giun trưởng thành.
- Qua da: Ấu trùng cảm nhiễm xâm nhập qua da vào hệ thống tuần hoàn
đến tim, phổi, xuyên qua phế nang vào phế quản. Khi vật chủ ho, ấu trùng lên
hầu và được nuốt xuống đường tiêu hố, từ đó phát triển thành giun trưởng thành
và ký sinh ở ruột non. Thời gian phát triển đến giai đoạn trưởng thành từ 14-16
ngày. Giun trưởng thành có thể sống trong cơ thể ký chủ từ 43- 100 tuần.
Theo Brown G. et al. (2014) trứng giun móc Ancylostoma caninum ở
mơi trường gặp điều kiện thuận lợi (môi trường ẩm, thiếu ánh sáng) sau 2 – 9
ngày có thể nở và phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh. Chó con có thể

6


nhiễm ấu trùng qua sữa mẹ. Thời gian hoàn thành vòng đời thay đổi theo con
đường lây nhiễm (2 – 3 tuần qua đường tiêu hóa và 4 – 5 tuần qua da).
- Loài Toxocara canis
Ballweber L. R. (2001), Phan Địch Lân (2005), Nguyễn Thị Kim Lan
(2012) cho biết:

Giun cái trưởng thành ký sinh ở dạ dày, ruột non, đẻ trứng. Trứng giun
được thải ra môi trường theo phân, gặp điều kiện ngoại cảnh thích hợp (nhiệt độ,
độ ẩm, ánh sáng), trứng phát triển thành ấu trùng cảm nhiễm, ấu trùng vẫn nằm
trong vỏ trứng.
Khi xâm nhập vào đường tiêu hố của chó qua thức ăn, nước uống. Ấu
trùng cảm nhiễm phá vỡ vỏ và chui ra bắt đầu quá trình di hành trong cơ thể ký
chủ. Ấu trùng xuyên qua niêm mạc ruột, vào máu, theo hệ thống tuần hồn đến
gan, về tim, lên phổi vào khí quản, lên miệng rồi trở lại ruột non, tiếp tục phát
triển ở niêm mạc ruột non và trở thành giun trưởng thành gây bệnh cho chó. Một
số ấu trùng sau khi vào phổi tiếp tục theo hệ thống tuần hoàn về các tổ chức cư
trú làm thành kén nhưng vẫn có khả năng gây nhiễm nếu các đông vật cảm nhiễm
khác ăn phải. Ấu trùng cịn qua hệ tuần hồn của chó mẹ khi có chửa và nhiễm
vào bào thai. Ở bào thai ấu trùng cư trú chủ yếu ở gan và phổi. Do vậy, chó con
sau khi được sinh ra đã mang mầm bệnh, đến 14 ngày tuổi đã gây bệnh cho chó
con và khi 30 ngày tuổi đã thành giun trưởng thành. Thời gian hồn thành vịng
đời từ 26-28 ngày.
Theo Brown G. et al. (2014) giun cái Toxocara canis có thể đẻ trên
100.000 trứng/ngày. Một con chó nhiễm giun Toxocara canis có thể thải 1,5 x
107 trứng/ngày. Ở nhiệt độ tối ưu 25 – 300C, trứng giun phát triển thành trứng có
thể gây bệnh sau 2 tuần.
- Lồi Trichocephalus vulpis
Giun cái đẻ trứng trong ruột già ký chủ, trứng của Trichocephalus
vulpis theo phân ra ngoài ở giai đoạn tiền phân, trong điều kiện thuận lợi về
ngoại cảnh như nhiệt độ và độ ẩm, ấu trùng phát triển trong trứng, sau 25 -26
ngày trở thành trứng có khả năng cảm nhiễm. Chó ăn phải trứng cảm nhiễm
cùng với thức ăn và nước uống, ấu trùng nở ra sẽ chui sâu vào niêm mạc ruột
già và tiếp tục phát triển thành giun trưởng thành. Thời gian phát triển của
Trichocephalus vulpis đến giai đoạn trưởng thành trong cơ thể chó khoảng 30
- 107 ngày Skrjabin K.I and A.M. Petrov (1963).


7


2.1.3. Đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn đường tiêu hố của chó
Nghiên cứu dịch tễ học cho ta cơ sở phịng trị bệnh ký sinh trùng có hiệu
quả. Sự phát triển của ký sinh trùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ở
nước ta việc điều tra dịch tễ bệnh do giun trịn gây ra ở chó đã được các tác giả
như Nguyễn Thị Lê và cs. (1996), Ngơ Huyền Thúy (1996), Hồng Minh Đức
và Nguyễn Thị Kim Lan (2008), Hoàng Minh Đức và Nguyễn Thị Kim Lan
(2008), Võ Thị Hải Lê và Nguyễn Văn Thọ (2009), (2011), Dương Đức Hiếu
và cs. (2014) đề cập đến.
Động vật cảm nhiễm
Chó và hầu hết các lồi thú ăn thịt họ chó (Canidae) đều nhiễm một số
lồi giun trịn (Nematoda) như: Giun đũa (Toxocara canis, Toxascaris leonina),
giun móc (Ancylostoma caninum, Uncinaria stenocephala), giun tóc
Trichocephalus vulpis.
Theo Phan Thế Việt và cs. (1977) chó ở Việt Nam nhiễm 16 lồi giun trịn.
Hầu hết các tác giả trong và ngoài nước đều thấy rằng: Chó cũng như
thú ăn thịt khác bị nhiễm giun nặng ở giai đoạn còn non và nhẹ hơn ở giai
đoạn trưởng thành Trịnh Văn Thịnh (1963).
Tuổi cảm nhiễm
Qua nghiên cứu của nhiều tác giả, hầu hết các tài liệu cho thấy: Chó
nhiễm giun đũa chủ yếu ở giai đoạn tuổi cịn non chiếm 60% và nhiễm nặng hơn
chó trưởng thành. Skrjabin K.I and A.M Petrov (1979) cho biết: Chó con 80-90
ngày tuổi mới thấy nhiễm giun đũa Toxascaris leonina, chó 2 tháng tuổi nhiễm
nặng giun đũa Toxocara canis. Thậm chí chó 15-21 ngày tuổi đã thấy nhiễm
Toxocara canis do vịng đời phát triển của loại này qua bào thai.
William Heinemann (1978) điều tra sự nhiễm Toxocara canis ở các lứa
tuổi khác nhau của chó, tác giả cho biết: Chó dưới 1 năm tuổi tỷ lệ nhiễm 45%,
trên 1 năm tuổi (20%).

Chó con nhiễm giun nặng (đáng chó ý là giun đũa, giun móc) vì cơ thể
chó non sức đề kháng yếu với mầm bệnh, dễ mẫn cảm với các loài giun. Mặt
khác một số lồi (giun đũa, móc) truyền cho chó non ngay từ khi cịn trong bụng
mẹ (qua bào thai). Ấu trùng giun móc theo máu vào bào thai và cư trú ở phổi bào
thai, sau khi chó con ra đời, ấu trùng bắt đầu hoạt động và quay về đường tiêu
hoá và phát triển thành giun trưởng thành. Do vậy, chó con chưa đầy 1 tháng tuổi

8


đã nhiễm giun móc, giun đũa. Chó trưởng thành nhiễm ít hơn, do có sức đề
kháng với ký sinh trùng. Mặt khác, tuổi thọ của ký sinh trùng có hạn. Nếu chó có
miễn dịch với giun móc thì nó có khả năng tống phần lớn giun này ra khỏi cơ thể.
Skrjabin K.I and A.M Petrov (1979) cho biết: Ở chó lớn, bệnh do
Toxocara canis ít thấy hơn so với chó non, điều đó nói lên rằng: Chó trưởng
thành có sức đề kháng (miễn dịch) đối với bệnh do Toxocaracanis.
Theo Phan Địch Lân và cs. (1989), kết quả kiểm tra 96 chó con từ 1-3
tháng tuổi tại Nam Định, tẩy giun cho chó bằng thuốc Piperazin và Levamisol,
kết hợp kiểm tra phân, cho biết: 82 chó nhiễm giun Toxascaris leonina, tỷ lệ
85,41%, tác giả cho biết, chó con bị nhiễm Toxascaris leonina với tỷ lệ rất cao và
thường bị bệnh nặng hơn chó trưởng thành...
Theo Skrjabin K.I and A.M Petrov (1979), chó con 80 - 90 ngày tuổi, kiểm tra
phân mới bắt đầu thấy trứng của Toxascaris leonia, bệnh thường xảy ra nhiều từ
tháng thứ 7 - 8. Chó trưởng thành 2- 3 tuổi ít thấy nhiễm và 4 tuổi trở lên thì chỉ
gặp trong những trường hợp đặc biệt.
Phạm Văn Khuê và cs. (1993) cho biết: Chó con từ 1-3 tháng tuổi đã thấy
nhiễm 5 loài giun, một số loài như: Giun đũa, giun móc tỷ lệ nhiễm cao,
Toxocara canis 57,1%, chó 7-12 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm Toxocara canis (14,8%),
chó


trên 12

tháng tuổi khơng

nhiễm loại này. Tỷ lệ nhiễmAncylostom

caninum là 68,8%, Uncinaria stenocephala (80%). Đó là những nguyên nhân gây
cho chó rối loạn tiêu hố, cịi cọc, chậm lớn...
Ngược lại, một số loài giun tỷ lệ nhiễm tăng dần theo tuổi chó như giun thực
quản (Spirocerca lupi, giun tóc Trichocerphalus vulpis) Phạm Sĩ Lăng (1985).
Skrjabin K.I and A.M Petrov (1979) cho thấy: Chó mắc bệnh sớm nhất
vào tuần tuổi thứ năm, chó trưởng thành mắc bệnh nhẹ hơn chó non. Chó trưởng
thành được ni dưỡng tốt, có sức đề kháng cao với giun đũa Toxocara canis.
Người ta đã làm thực nghiệm gây nhiễm 15.000 trứng giun có sức gây bệnh cho
3 chó hai năm tuổi, cả ba chó đều khơng bị bệnh khi ni dưỡng tốt. Nhưng chó
bị mắc bệnh ngay sau khi giảm tiêu chuẩn vitamin A trong thức ăn. Chó và các
lồi thú ăn thịt trưởng thành khác ít bị nhiễm Toxocara canis, điều này chứng tỏ
rằng chó trưởng thành có sức đề kháng với bệnh và được duy trì khi được ni.
Phạm Sĩ Lăng (1985) cho biết: Chó Nhật, Becger, Tây Ban Nha, Fok từ 13 tháng tuổi nhiễm giun móc 62,1%; 3-6 tháng tuổi (90,7%), Toxocara canis là

9


14,6%, Toxascaris leonina là 85,4%. Tỷ lệ nhiễm của chó con cịn phụ thuộc vào
chế độ ni dưỡng chăm sóc, điều kiện môi trường bị ô nhiễm, mất vệ sinh, ẩm
thấp thì tỷ lệ nhiễm giun đũa ở chó cao, có thể từ 30 - 60%.
Qua kết quả nghiên cứu thực tế của các tác giả, tỷ lệ nhiễm giun trịn
đường tiêu hố qua các lứa tuổi ở chó khác nhau.
Mùa vụ
Phan Địch Lân và cs. (1989) cho biết: Chó con từ 1-3 tháng tuổi bị nhiễm

bệnh hầu hết các tháng trong năm. Chó con, ngồi con đường lây nhiễm trực tiếp
(do ăn phải trứng giun cảm nhiễm), còn bị lây nhiễm ấu trùng từ lúc cịn trong
bào thai thơng qua máu của con mẹ.
Bệnh lây nhiễm và phát sinh nhiều vào mùa hè và mùa thu, nhiệt độ nóng
và ẩm ướt là điều kiện thích hợp để trứng phát triển. Mùa đông thời tiết lạnh sẽ
hạn chế sự phát triển của ấu trùng và ấu trùng có thể bị chết. Vì vậy, mùa đơng
chó ít mắc bệnh giun trịn đường tiêu hố hơn.
Ở nước ta, do điều kiện nóng, ẩm gần như quanh năm nên trứng giun có
thể phát triển thành ấu trùng trong trứng, ở bất cứ tháng nào và lây nhiễm cho
chó và các lồi ăn thịt khác. Nhiệt độ thích hợp để trứng phát triển thành ấu trùng
là 20 -300C , thời gian lây nhiễm giun móc thường xảy ra từ tháng 4 - tháng 10,
đó là mùa nóng ẩm, mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho trứng giun móc phát
triển thành ấu trùng cảm nhiễm. Khi chó nhiễm ấu trùng qua da, con đường di
chuyển bình thường theo hệthống tuần hồn, qua phổi.
Những ấu trùng này lưu lại một thời gian ở phổi và bắt đầu vào đường tiêu
hoá sau 6 -9 giờ.
Tuy nhiên, chó con thường bị nhiễm nặng trong những tháng nóng ẩm từ
mùa hè sang mùa thu.
2.1.4. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh giun trịn đường tiêu hố chó
Biểu hiện lâm sàng
Khi nghiên cứu về bệnh lý lâm sàng, các tác giả đều cho thấy: Bệnh xảy ra
ở thể cấp và mãn tính. Tuỳ theo số lượng giun và sức đề kháng của chó mà biểu
hiện lâm sàng nặng hay nhẹ khác nhau.
+ Thể cấp tính: Thường xảy ra ở chó non, sức đề kháng yếu, chó hay nơn
mửa là do giun trịn kích thích vào niêm mạc ruột, đặc biệt chó nhiễm nhiều giun
đũa, cuộn thành từng búi trong ruột, chó nơn ra cả giun.

10



Skrjabin K.I and A.M Petrov (1979) cho biết: giun đũa tiết độc tố, phá
hoại hồng cầu và mạch máu ngoại biên, gây rối loạn tiêu hố, ảnh hưởng đến
q trình trao đổi chất của chó dẫn đến viêm đường tiêu hố, gây ỉa chảy, suy
nhược cơ thể. Ngồi ra độc tố của giun còn gây các triệu chứng thần kinh: co
giật, sùi bọt mép.
Phạm Sĩ Lăng (1985) quan sát 64 chó nghiệp vụ và chó cảnh bị nhiễm
giun móc cấp tính thấy biểu hiện lâm sàng đặc trưng là nơn mửa 91,1%, bỏ ăn
hoặc ăn ít 87,7%, ỉa chảy 84,3%, chảy máu ruột 98,3%, thân nhiệt tăng do viêm
ruột kế phát 35,9%. Chó chết sau 2-3 ngày nếu khơng được điều trị kịp thời.
Theo Ngơ Huyền Th (1996), chó biểu hiện gày cịm, thiếu máu, niêm
mạc nhợt nhạt, lơng xù, rối loạn tiêu hóa, ỉa ra máu. Chó chết với tỷ lệ cao 6285% do rối loạn chất điện giải, hạ huyết áp, trụy tim mạch. Chó 2- 6 tháng tuổi
nơn mửa liên tục, mồm có nhiều nước dãi, nhiều con nơn ra cả giun đũa
Toxocara canis, có những cơn đau bụng vật vã, kêu rên dãy dụa (do nhiễm nhiều
giun đũa).
Theo Phan Địch Lân (2005), Brown G. et al. (2014) cho biết giun đũa
Toxocara canis là một trong những lồi giun trịn ký sinh ở chó. Trong q trình
ký sinh, giun đũa lấy chất dinh dưỡng làm chso suy nhược, gầy yếu, chậm lớn và
gần như không tăng trọng, độc tố của giun còn gây hội chứng thần kinh ở chó,
đặc biệt nặng ở chó con, có thể gây chết chó ở 20 – 60 ngày tuổi (Iddawela D. R.
et al., 2003).
+ Thể mạn tính:
Thể này thường thấy ở chó lớn, triệu chứng lâm sàng giống như thể cấp
tính, nhưng thể hiện với mức độ nhẹ hơn và thời gian kéo dài. Một tháng sau khi
nhiễm ấu trùng, chó thể hiện hội chứng thiếu máu, chảy máu ruột. Nhưng sau vài
tháng, triệu chứng này giảm dần, chó chỉ cịn hiện tương gầy còm, thể hiện thiếu
máu và thỉnh thoảng nơn khan, đơi khi ỉa chảy, lơng xù, khơng bóng, có biểu
hiện rối loạn thần kinh. Chó rối loạn cả tính thèm ăn, ăn cả phân của chính nó
hoặc của gia khác Skrjabin K.I and A.M Petrov (1979)
Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1978) cho biết: Khi mắc bệnh giun
đũa, chó thường gầy cịm, lơng xù, bụng to, ăn uống thất thường, đi tả hoặc đi

táo, có khi có triệu chứng như động kinh, nôn mửa, chất chứa nôn ra có mùi hắc
như mùi bơ để lâu. Khi bội nhiễm giun đũa, chó run rẩy, thỉnh thoảng lên cơn co

11


rật, giẫy dụa, chảy nước dãi. Chó 3 tháng tuổi nhiễm giun đũa có biểu hiện viêm
phúc mạc, xoang bụng tích nước. Thời kỳ ấu trùng di hành qua phổi gây viêm
phổi, tắc ống dẫn mật
Theo Ngô Huyền Thuý (1996) chó biểu hiện nơn khan, phân lỏng, thỉnh
thoảng có màng nhày, lẫn máu màu cà phê hay màu mận chín, có trường hợp
phân chó thành khn nhưng cuối bãi phân có máu lẫn màng nhày ruột, chó ăn ít,
thỉnh thoảng bỏ ăn, gày yếu, bụng to, đi lại siêu vẹo. Nếu chó được chăm sóc tốt
thì thể trạng được phục hồi dần. Ancylostoma caninum là một trong những giun
trịn có sức gây bệnh nặng cho chó do hai yếu tố cơ bản là tác động cơ học và tiết
độc tố. Giun có bao miệng phát triển lại được trang bị bởi các mảnh kitin, nhờ
vậy mà giun có thể bám chắc vào niêm mạc ruột và gây chảy máu mao mạch,
viêm ruột cata. Giun cịn tiết ra chất chống đơng máu, gây chảy máu kéo dài và
trầm trọng hơn. Ấu trùng giun móc khi xâm nhập qua da phá huỷ các mô của cơ
thể, dẫn đến hiện tượng nhiễm khuẩn và phát sinh các bệnh truyền nhiễm khác
nhau ở chó
Trong q trình ký sinh, giun móc tiết ra độc tố và độc tố này hấp thu vào
máu gây ra một số biến đổi về bệnh lý thể hiện viêm ruột cấp và mãn tính, dẫn
đến tình trạng bần huyết kéo dài và suy nhược cơ thể, giảm khả năng sinh sản và
làm việc (đối với chó nghiệp vụ).
Khi mắc bệnh do giun đũa Toxocara canis, chó gầy cịm, suy nhược do
giun chiếm đoạt chất dinh dưỡng, chó ăn kém, hay nôn mửa, chậm lớn và hầu
như không tăng trọng, bụng to làm cho người ta nhầm với với bệnh viêm gan ở
chó con và hội chứng cịi xương. Độc tố của giun tác động lên hệ thần kinh làm
cho súc vật non biểu hiện run rẩy, co giật.

Phạm Sĩ Lăng và Nguyễn Thị Kim Thành (1999) quan sát thấy 6 chó con
45 ngày tuổi có biểu hiện triệu chứng này, khi được tẩy giun, bình qn mỗi chó
thải ra 48 giun đũa trưởng thành.
Phạm Sĩ Lăng và Đào Hữu Thanh (1989) cho biết: Hội chứng viêm ruột
cấp và mãn tính cũng thấy rõ ở chó với các triệu chứng như:Nơn mửa, ỉa chảy,
phân tanh khắm. Chó con 1- 2 tháng tuổi ỉa phân trắng xám, lỏng, đau bụng, rên
rỉ, lăn lộn, có con nơn ra giun và ỉa ra giun, chó có hội chứng thần kinh như đi lại
run rẩy, loạng choạng giống như trạng thái thần kinh của bệnh care, chỉ khác là
khơng tăng nhiệt độ. Chó trưởng thành bị nhiễm giun chỉ thể hiện gầy còm, thỉnh

12


×