Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

(Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trung tâm tài nguyên thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.17 MB, 126 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐINH THỊ NGÂN

HỒN THIỆN TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI
TRUNG TÂM TÀI NGUN THỰC VẬT

Chuyên ngành:

Kế toán

Mã số:

8.34.03.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Liên

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Nếu có gì sai sót tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018



Tác giả luận văn

Đinh Thị Ngân

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận đƣợc
sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi đƣợc bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới thầy TS. Lê Văn Liên đã tận tình hƣớng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
mơn Kế tốn Tài chính, Khoa Kế tốn và Quản trị kinh doanh - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, phịng Tài chính Kế toán và cán bộ
viên chức Trung tâm Tài nguyên thực vật đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt
q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng


năm 2018

Tác giả luận văn

Đinh Thị Ngân

iii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. iii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HỘP THƠNG TIN, HÌNH ẢNH............................................... viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................. ix
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................... 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................... 3

1.3.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................... 3


2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TỐN TẠI CÁC
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CƠNG LẬP ................................................................. 4

2.1.2.

Cơ sở lý luận về tổ chức cơng tác kế tốn ........................................................ 9

2.1.3.

Nội dung tổ chức cơng tác kế tốn tại các đơn vị sự nghiệp công lập ........... 12

2.1.4.

Những nhân tố ảnh hƣởng tổ chức cơng tác kế tốn trong đơn vị sự
nghiệp công lập .............................................................................................. 30

2.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN ...................................................................................... 35

2.2.1.

Kinh nghiệm tổ chức cơng tác kế tốn tại một số đơn vị hành chính sự
nghiệp của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn ..................................... 35

2.2.2.


Bài học kinh nghiệm ...................................................................................... 42

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 44
3.1.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ......................................................... 44

3.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Tài nguyên thực vật ........ 44

3.1.2.

Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Tài nguyên thực
vật ................................................................................................................... 45

3.1.3.

Tình hình nguồn lực của Trung tâm Tài nguyên thực vật .............................. 47

3.2.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 51

3.2.1.

Phƣơng pháp thu thập tài liệu......................................................................... 51

3.2.2.


Phƣơng pháp xử lý số liệu .............................................................................. 52

iv


3.2.3.

Phƣơng pháp phân tích số liệu ....................................................................... 52

3.2.4.

Thiết kế khung phân tích ................................................................................ 52

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 54
4.1.

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI TRUNG
TÂM TÀI NGUYÊN THỰC VẬT ................................................................ 54

4.1.1.

Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán ................................................................ 54

4.1.2.

Thực trạng tổ chức thu nhận, xử lý và cung cấp thơng tin kế tốn ................ 58

4.1.3.

Thực trạng tổ chức kiểm tra kế toán............................................................... 70


4.1.4.

Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế tốn ................. 71

4.2.

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TOÁN TẠI
TRUNG TÂM TÀI NGUYÊN THỰC VẬT ................................................. 73

4.2.1.

Ƣu điểm .......................................................................................................... 73

4.2.2.

Nhƣợc điểm .................................................................................................... 75

4.3.

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ
TỐN TẠI TRUNG TÂM TÀI NGUN THỰC ....................................... 81

4.4.

GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI TRUNG
TÂM TÀI NGUYÊN THỰC VẬT ................................................................ 83

4.4.1.


Sự cần thiết, u cầu và ngun tắc hồn thiện tổ chức cơng tác kế toán
Trung tâm Tài nguyên thực vật ...................................................................... 83

4.4.2.

Giải pháp hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn tại Trung tâm Tài nguyên
thực vật ........................................................................................................... 86

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 99

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCTC

Báo cáo tài chính

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

HCSN


Hành chính sự nghiệp

NSNN

Ngân sách Nhà nƣớc

SNCL

Sự nghiệp công lập

TSCĐ

Tài sản cố định

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCKT

Tài chính kế tốn

TK

Tài khoản

vi


DANH MỤC BẢNG


Bảng 3.1. Đánh giá tình hình nguồn nhân lực của Trung tâm Tài nguyên thực vật ...... 48
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu trên bảng cân đối tài khoản năm 2015, 2016 ........................ 49
Bảng 3.3. Tình hình hoạt động thu chi của Trung tâm Tài nguyên thực vật giai
đoạn 2015-2017 .............................................................................................. 50
Bảng 3.4. Danh mục các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn để thu thập dữ liệu ....................... 52
Bảng 4.1. Tình hình nguồn nhân lực bộ máy kế tốn giai đoạn 2015-2017 ................... 57
Bảng 4.2. Hệ thống các chứng từ kế toán hƣớng dẫn đang áp dụng .............................. 61
Bảng 4.3. Hệ thống các tài khoản kế toán trong bảng đang áp dụng.............................. 63
Bảng 4.4. Hệ thống các tài khoản kế tốn ngồi bảng đang áp dụng ............................. 64
Bảng 4.5. Bảng tổng hợp chứng từ ghi sổ ...................................................................... 65
Bảng 4.6. Thống kê thời gian nộp báo cáo ..................................................................... 68
Bảng 4.7. Hệ thống các báo cáo đang áp dụng ............................................................... 69
Bảng 4.8. Tình hình cơng tác tổ chức kiểm tra kế toán .................................................. 71
Bảng 4.8. Bảng xác định tỷ lệ sử dụng tài sản, thiết bị .................................................. 90

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HỘP THƠNG TIN, HÌNH ẢNH
Sơ đồ 3.1.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm Tài nguyên thực vật ................. 46

Sơ đồ 4.1.

Bộ máy kế toán của Trung tâm Tài nguyên thực vật ......................... 55

Sơ đồ 4.2.


Sơ đồ luân chuyển phiếu thu .............................................................. 59

Sơ đồ 4.3.

Sơ đồ luân chuyển phiếu chi............................................................... 60

Sơ đồ 4.4.

Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức Chứng từ - Ghi sổ tại
Trung tâm Tài nguyên thực vật .......................................................... 67

Sơ đồ 4.5.

Sơ đồ kế tốn trên máy vi tính............................................................ 72

Hình ảnh 4.1.

Giao diện phần mềm kế tốn trên máy vi tính.................................... 72

Hộp thông tin 1. Về sự phối hợp trong công việc của phịng TCKT ............................. 74
Hộp thơng tin 2. Về báo cáo quyết tốn ngân sách ....................................................... 78
Hộp thơng tin 3. Về tình hình sử dụng phần mềm kế tốn ............................................ 79
Hộp thông tin 4. Về ứng dụng tin học trong cơng tác kế tốn ....................................... 80
Hộp thơng tin 5. Về việc chậm nộp báo cáo tài chính ................................................... 91

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đinh Thị Ngân

Tên luận văn: “Hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn tại Trung tâm Tài nguyên thực
vật”.
Ngành: Kế toán

Mã số: 60.34.03.01

Tên cở sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài: Hệ thống hóa cơ sở lý luận của tổ chức cơng tác
kế tốn trong các đơn vị sự nghiệp cơng lập. Phân tích thực trạng tổ chức cơng tác kế
tốn tại Trung tâm Tài nguyên thực vật. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện tổ
chức cơng tác kế tốn tại Trung tâm Tài nguyên thực vật.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về vận dụng chế độ kế tốn hành chính sự nghiệp Ban
hành theo thơng tƣ số 107/2017/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2017 trong việc tổ chức
cơng tác kế tốn của các đơn vị sự nghiệp cơng lập nói chung và tại Trung tâm Tài
ngun thực vật nói riêng. Cụ thể:
- Tổ chức bộ máy kế toán;
- Tổ chức thu nhận, xử lý và cung cấp thơng tin kế tốn;
- Tổ chức kiểm tra kế tốn;
- Tổ chức ứng dụng CNTT trong cơng tác kế tốn.
Tác giả sử dụng phƣơng pháp thu thập dữ liệu gồm thu thập dữ liệu sơ cấp và dữ
liệu thứ cấp. Sau khi thu thập dữ liệu tác giả đã xử lý số liệu và phân tích thơng tin
thơng qua hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.
Kết quả chính và kết luận
Trên cơ sở những nghiên cứu về lý luận cơ bản, đi sâu tìm hiểu phân tích thực
trạng tổ chức cơng tác kế toán tại Trung tâm Tài nguyên thực vật từ đó thấy đƣợc những
bất cập, những mặt tồn tại cần phải khắc phục;
Từ những nghiên cứu về lý luận cũng nhƣ thực trạng tổ chức kế toán tại Trung
tâm Tài nguyên thực vật, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện tổ chức kế

tốn tại Trung tâm Tài nguyên thực vật trong cơ chế tài chính nhƣ hiện nay, bao gồm
các giải pháp:
+ Hoàn thiện tổ chức bộ máy cơng tác kế tốn;

ix


+ Hoàn thiện tổ chức thu nhận, xử lý và cung cấp thơng tin kế tốn;
+ Hồn thiện tổ chức kiểm tra kế tốn;
+ Hồn thiện việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong cơng tác kế tốn.

x


THESIS ABTRACT
Writer: Dinh Thi Ngan
Thesis title: Improvement of accounting organization at Plant Resources Center
Major: Accounting

Code No: 60.34.03.01

Name of training institution: Vietnam National University of Agriculture
Purpose and significant:
- To systematize the theoretical basis of accounting work in the public
administrative units;
- To analyze the status of accounting work in the Plant Resources Center;
- To propose solutions to improve the organizational management of accounting
work in the Plant Resources Center.
Methodology
This study concentrates on the application of the administrative accounting regime

in accordance with the Circular No. 107/2017/TT-BTC dated 10/10/2017 on the
organization of accounting work of the public administrative units in general and in the
Plant Resources Center in particular as follows:
- Organization of the accounting apparatus;
- Organization of collecting, processing and supplying accounting information;
- Organization of auditing;
- Organization of IT application in the accounting works.
This study utilized the data collection methodologies such as the literature review
and secondary data collection. After the data collection, we processed the data and
analyzed the information through the research indicator system.
Main results and conclusions
By the literature review and the deep analysis of the status of the accounting
organization in the Plant Resources Center, this study showed the existting aspects
which need to improve.
By the literature review and the status analysis of the accounting organization in
the Plant Resources Center, this study proposes some solutions in order to improve the
accounting organization in the Plant Resources Center under the current financial
mechanism as follows:
+ To improve the organizational apparatus of accounting work;

xi


+ To improve the process of organization of collecting, processing and supplying
accounting information;
+ To impove the organization of the accounting inspection;
+ To impove process of the application of information technology in accounting
work.

xii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay trong xu thế tồn cầu hóa và khu vực hóa để hội nhập và phát triển
Việt Nam khơng ngừng đẩy mạnh “Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nƣớc”, đổi
mới toàn diện nền kinh tế, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều cải cách trên tất cả các
lĩnh vực đời sống của xã hội đặc biệt quan trọng là những cải cách về lĩnh vực hành
chính, tổ chức bộ máy cũng nhƣ việc nhấn mạnh tầm quan trọng của cơng tác tài
chính, kế tốn trong các đơn vị SNCL, cơ quan Nhà nƣớc sử dụng nguồn kinh phí
hoạt động chủ yếu từ ngân sách Nhà nƣớc. Tại Nghị định 16/2015/NĐ/CP có hiệu
lực thi hành ngày 06 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ với mục đích tạo sự chuyển
biến mạnh mẽ trong cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp
cơng lập, chuyển dần sang hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ cơng
thay vì giao dự tốn trƣớc đây, gắn liền với lợi ích mà đơn vị đã năng động tạo nên
bằng nhiều hình thức nhƣ cung ứng các dịch vụ khác nhau, khuyến khích các đơn vị
chủ động tăng thu, giảm dần việc thụ động phụ thuộc vào ngân sách nhà nƣớc.
Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều đơn vị và các tổ chức chƣa thực sự sát sao
theo dõi và kiểm soát các hoạt động thu - chi ngân sách tại các đơn vị, tình trạng sử
dụng kinh phí chƣa đúng quy định gây lãng phí nguồn kinh phí ngân sách Nhà nƣớc
vẫn xảy ra. Trƣớc thực trạng chung đó, là một đơn vị HCSN sử dụng kinh phí ngân
sách Nhà nƣớc, Trung tâm Tài nguyên thực vật là cơ quan cũng có nhiều điều cịn
bất cập trong tổ chức cơng tác kế tốn tại đơn vị.
Trung tâm Tài nguyên thực vật là một đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện theo
Nghị định số 16/2015/NĐ/CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính Phủ quy định
cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp cơng lập. Trong bối cảnh kinh phí hoạt động
thƣờng xun theo chức năng hàng năm đƣợc giao theo cơ chế tự chủ, chính vì thế
để đảm bảo cho q trình hoạt động thƣờng xuyên, liên tục của đơn vị thì tổ chức
cơng tác kế tốn một cách khoa học, hợp lý phù hợp với thực tiễn của đơn vị trở nên
hết sức cần thiết.

Tổ chức cơng tác kế tốn là một trong những công cụ đặc biệt quan trọng trong
quản lý tài chính. Thơng qua các thơng tin do kế toán cung cấp, cơ quan chủ quản
và các đơn vị sự nghiệp nắm bắt đƣợc tình hình tài chính của đơn vị mình, từ đó có

1


các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí của đơn vị. Chính vì thế
nắm vững cơng tác kế tốn là hết sức quan trọng nó đảm bảo cơng tác kế tốn đƣợc
tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, thực hiện theo đúng các chỉ tiêu, định
mức cho phép và dự toán đƣợc giao nhằm quản lý có hiệu quả nhất nguồn ngân
sách nhà nƣớc. Cơng việc của kế tốn trong các đơn vị HCSN là phải tổ chức hệ
thống thông tin bằng số liệu để quản lý và kiểm sốt nguồn kinh phí, tình hình sử
dụng quyết tốn kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tƣ tài sản cơng,
tình hình chấp hành dự tốn thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn định mức của Nhà
nƣớc ở đơn vị. Đồng thời, kế tốn HCSN với chức năng thơng tin mọi hoạt động
kinh tế phát sinh trong quá trình chấp hành NSNN tại đơn vị HCSN đƣợc Nhà nƣớc
sử dụng nhƣ là một công cụ sắc bén trong việc quản lý NSNN, góp phần đắc lực
vào việc sử dụng nguồn kinh phí một cách tiết kiệm và hiệu quả. Để thực sự là cơng
cụ sắc bén, có hiệu quả trong cơng tác quản lý tài sản chính kế tốn ở đơn vị hành
chính sự nghiệp phải thực hiện các nghiệp vụ sau:
 Thu thập, phản ánh, xử lý và tổng hợp thơng tin về nguồn kinh phí đƣợc cấp,
đƣợc tài trợ, đƣợc hình thành và sử dụng các khoản kinh phí: Sử dụng ở các khoản
thu ở đơn vị.
 Thực hiện kiểm tra, kiểm sốt tình hình chấp hành dự tốn thu, chi, tình hình
thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, tài chính, các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nƣớc,
kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại vật tƣ, tài sản cơng sở đơn vị, kiểm tra tình
hình chấp hành thu nộp ngân sách; chấp hành kỉ luật thanh tốn và các chế độ,
chính sách hành chính của Nhà nƣớc.
 Lập và nộp đúng hạn báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ

quan tài chính theo quy định. Cung cấp thơng tin và tài liệu cần thiết phục vụ cho
việc xây dựng dự tốn, xây dựng định mức chi tiêu. Phân tích và đánh giá hiệu quả
các nguồn kinh phí.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của cơng tác kế tốn hành chính sự nghiệp
trong các đơn vị HCSN hoạt động dƣới sự quản lý của Nhà nƣớc Việt Nam và nâng
cao chất lƣợng hoạt động của bộ máy thực hiện công tác kế toán tại Trung tâm Tài
nguyên thực vật, tác giả đã chọn đề tài “HỒN THIỆN TỔ CHỨC CƠNG TÁC
KẾ TOÁN TẠI TRUNG TÂM TÀI NGUYÊN THỰC VẬT” làm nội dung cho luận
văn của mình.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng tổ chức cơng tác kế tốn tại Trung tâm Tài nguyên thực
vật từ đó đƣa ra một số giải pháp hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn tại đơn vị
nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận của tổ chức cơng tác kế tốn trong các đơn vị sự
nghiệp cơng lập.
Phân tích thực trạng tổ chức cơng tác kế tốn tại Trung tâm Tài nguyên thực
vật.
Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức cơng tác kế tốn tại Trung tâm
Tài ngun thực vật.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Vận dụng chế độ kế tốn hành chính sự nghiệp Ban hành theo thông tƣ số
107/2017/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2017 trong việc tổ chức cơng tác kế tốn
của các đơn vị sự nghiệp cơng lập nói chung và tại Trung tâm Tài nguyên thực vật

nói riêng.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Điều tra tại Trung tâm Tài nguyên thực vật.
- Địa điểm: An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội
- Phạm vi thời gian:

-

+Thời gian về số liệu: Số liệu trong 3 năm từ năm 2015
năm 2017
+Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018
Phạm vi về mặt nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về tổ chức cơng tác kế
tốn tại Trung tâm Tài nguyên thực vật. Cụ thể:
Tổ chức bộ máy kế toán;
Tổ chức thu nhận, xử lý và cung cấp thơng tin kế tốn;
Tổ chức kiểm tra kế tốn;
Tổ chức ứng dụng CNTT trong cơng tác kế tốn.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TỐN TẠI CÁC ĐƠN
VỊ SỰ NGHIỆP CƠNG LẬP
2.1.1. Đơn vị sự nghiệp công lập
2.1.1.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập
Đơn vị SNCL là những đơn vị do Nhà nƣớc thành lập, thực hiện cung cấp
các dịch vụ xã hội công cộng và các dịch vụ nhằm duy trì sự hoạt động bình thƣờng
của các ngành kinh tế quốc dân. Các đơn vị này hoạt động trong các lĩnh vực: Y tế,
giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và môi trƣờng, văn học nghệ thuật, thể dục

thể thao, sự nghiệp kinh tế, dịch vụ,…Các đơn vị sự nghiệp cơng lập có sử dụng
ngân sách nhà nƣớc nên hệ thống kế toán phải tuân theo Chế độ kế tốn hành chính
sự nghiệp và Hệ thống mục lục ngân sách nhà nƣớc để phục vụ công tác quản lý và
thống kê.
Theo nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015, các đơn vị sự
nghiệp công lập đƣợc giao cơ chế tự chủ nhằm phát huy mọi khả năng của đơn vị để
cung cấp dịch vụ với chất lƣợng cao cho xã hội và tăng nguồn thu nhằm từng bƣớc
giải quyết thu nhập cho ngƣời lao động, giảm lệ thuộc vào ngân sách nhà nƣớc. Đơn
vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nƣớc thành lập theo quy
định của pháp luật, có tƣ cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý
nhà nƣớc (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp cơng).
Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính
đối với đơn vị sự nghiệp công lập là những đơn vị do cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền quyết định thành lập (đơn vị dự tốn độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, có
tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán), hoạt động trong các lĩnh
vực: giáo dục đào tạo; dạy nghề; y tế; văn hóa; thể thao và du lịch; thơng tin truyền
thơng và báo chí; khoa học và cơng nghệ; sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.
Tại điều 9 Luật viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 của
Quốc hội ban hành: Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền
của Nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định
của pháp luật, có tƣ cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà
nƣớc.

4


Nhƣ vậy, đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức đƣợc thành lập theo quyết
định của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền để cung cấp dịch vụ sự nghiệp công.
2.1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập

Mục đích của phân loại đơn vị sự nghiệp cơng lập là tạo căn cứ cho việc xác
định cơ chế và cách thức quản lý phù hợp với từng loại hình, sử dụng viên chức tại
các đơn vị sự nghiệp công lập có quy mơ, tổ chức, tính chất hoạt động khác nhau,
thuộc các lĩnh vực, địa bàn khác nhau.
* Căn cứ vào ngành, lĩnh vực hoạt động, đơn vị SNCL bao gồm:
- Đơn vị SNCL hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật;
- Đơn vị SNCL hoạt động trong lĩnh vức giáo dục đài tạo bao gồm các cơ sở
giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
- Đơn vị SNCL hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học;
- Đơn vị SNCL hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao;
- Đơn vị SNCL hoạt động trong lĩnh vực y tế;
- Đơn vị SNCL hoạt động trong lĩnh vực xã hội;
- Đơn vị SNCL hoạt động trong lĩnh vực kinh tế;
- Đơn vị SNCL thuộc các tổng cơng ty, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội.
* Căn cứ vào mức độ tự chủ tài chính về chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ, các
đơn vị sự nghiệp đƣợc chia thành 4 loại:
- Đơn vị SNCL tự đảm bảo chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ;
- Đơn vị SNCL tự đảm bảo chi thƣờng xuyên;
- Đơn vị SNCL tự đảm bảo một phần chi thƣờng xuyên (do giá, phí dịch vụ
sự nghiệp cơng chƣa kết cấu đủ chi phí, đƣợc Nhà nƣớc đặt hàng, giao nhiệm vụ
cung cấp dịch vụ sự nghiệp cơng theo giá, phí chƣa tính đủ chi phí);
- Đơn vị sự nghiệp cơng lập do Nhà nƣớc đảm bảo chi thƣờng xuyên (theo
chức năng nhiệm vụ đƣợc cấp có thẩm quyền giao, khơng có nguồn thu hoặc nguồn
thu thấp).

5


* Căn cứ theo cơ chế quản lý tài chính, các đơn vị SNCL bao gồm:
- Các đơn vị SNCL thuần túy khơng thực hiện cơ chế khốn biên chế và kinh

phí quản lý hành chính: Đó là các cơ quan cơng quyền trong bộ máy hành chính nhà
nƣớc (các đơn vị quản lý hành chính nhà nƣớc);
- Các đơn vị SNCL thuần túy hoạt động theo cơ chế khoán biên chế và kinh
phí quản lý hành chính: Sự nghiệp văn hóa, sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế, sự
nghiệp kinh tế, sự nghiệp nghiên cứu khoa học,…;
- Các đơn vị sự nghiệp hoạt động theo cơ chế quản lý tài chính áp dụng cho
đơn vị sự nghiệp có thu: Tổ chức đoàn thể, xã hội, nghề nghiệp, tổ chức quần
chúng,….
* Theo phân cấp quản lý tài chính, đơn vị SNCL đƣợc tổ chức theo hệ thống dọc
tƣơng ứng với từng cấp ngân sách nhằm phù hợp với công tác chấp hành ngân sách
cấp đó.
- Đơn vị sự tốn cấp I: Là cơ quan chủ quản các ngành hành chính sự nghiệp
trực thuộc Trung ƣơng và địa phƣơng nhƣ các Bộ, tổng cục, Sở, ban,…Đơn vị dự
toán cấp I trực tiếp quan hệ với cơ quan tài chính để nhận và thanh quyết tốn
nguồn kinh phí cấp phát. Đơn vị dự tốn cấp I có trách nhiệm:
+ Tổng hợp và quản lý toàn bộ vốn của ngân sách giao, xác định trách nhiệm
và quyền hạn của các đơn vị kế tốn cấp dƣới;
+ Phê chuẩn dự tốn q, năm của các đơn vị cấp dƣới;
+ Tổ chức việc hạch tốn kinh tế, việc quản lý vốn trong tồn ngành;
+ Tổng hợp các báo biểu kế tốn trong tồn ngành, tổ chức kiểm tra kế tốn và
kiểm tra tài chính đối với đơn vị cấp dƣới.
- Đơn vị dự toán cấp II: Trực thuộc đơn vị dự toán đơn vị cấp I chịu sự lãnh
đạo trực tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát vốn của đơn vị dự toán cấp I. Đơn vị
dự toán cấp II quản lý phần vốn ngân sách do đơn vị cấp I phân phối bao gồm phần
kinh phí của bản thân đơn vị và phần kinh phí của các đơn vị cấp III trực thuộc.
Định kỳ đơn vị phải tổng hợp chi tiêu kinh phí ở đơn vị và của đơn vị dự toán cấp
III báo cáo lên đơn vị dự toán cấp I và cơ quan tài chính cùng cấp.

6



- Đơn vị dự toán cấp III: Trực thuộc đơn vị dự toán cấp II. Chịu sự lãnh đạo trực
tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát vốn của đơn vị dự toán cấp II, là đơn vị cuối
cùng thực hiện dự toán. Đơn vị dự toán cấp III trực tiếp sử dụng kinh phí của ngân
sách, chấp hành các chính sách về chi tiêu, về hạch tốn, tổng hợp chi tiêu kinh phí
báo cáo lên đơn vị cấp II và cơ quan tài chính cùng cấp theo định kỳ.
Cần chú ý rằng, đơn vị dự tốn có thể chỉ có một cấp hoặc hai cấp. Ở các đơn
vị chỉ có một cấp thì cấp này phải làm nhiệm vụ của cấp I và cấp III. Ở các đơn vị
đƣợc tổ chức thành hai cấp thì đơn vị dự toán cấp trên làm nhiệm vụ của đơn vị dự
toán cấp I, đơn vị dự toán cấp dƣới làm nhiệm vụ của đơn vị cấp III.
Nhƣ vậy, đơn vị SNCL rất đa dạng, phạm vi rộng, chi cho hoạt động chủ yếu
đƣợc thực hiện thơng qua nguồn kinh phí của Nhà nƣớc cấp phát. Đặc điểm nổi bật
của đơn vị HCSN là khơng phải là đơn vị hạch tốn kinh tế, chức năng chủ yếu
không phải là SXKD mà hoạt động theo mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà nƣớc.
2.1.1.3. Đặc điểm hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
Thứ nhất, đơn vị sự nghiệp công là một tổ chức hoạt động theo ngun tắc
phục vụ xã hội, khơng vì mục đích kiếm lời.
Trong nền kinh tế thị trƣờng các hoạt động, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp
tạo ra đều có thể trở thành hàng hố cung ứng cho mọi thành phần trong xã hội, việc
cung ứng các hàng hố này cho thị trƣờng chủ yếu khơng vì mục đích lợi nhuận nhƣ
hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà nƣớc tổ chức, duy trì và tài trợ cho các hoạt
động sự nghiệp để cung cấp các hoạt động dịch vụ cho thị trƣờng trƣớc hết nhằm
thực hiện vai trò của Nhà nƣớc trong việc phân phối lại thu nhập và thực hiện các
chính sách phúc lợi cơng cộng khi can thiệp vào thị trƣờng. Nhờ đó sẽ hộ trợ cho
các ngành, các lĩnh vực kinh tế hoạt động bình thƣờng, nâng cao dân trí, bồi dƣỡng
nhân tài, đảm bảo nguồn nhân lực, thúc đẩy các hoạt động kinh tế ngày càng phát
triển và ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, đảm bảo và không ngừng nâng cao đời
sống, sức khoẻ, văn hoá, tinh thần của nhân dân.
Thứ hai, sản phẩm của đơn vị sự nghiệp công là sản phẩm mang lại lợi ích
chung có tính bền vững và gắn bó hữu cơ với q trình tạo ra sản phẩm của cải vật

chất và giá trị tinh thần.
Sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp tạo ra chủ yếu là tri thức, văn hoá
phát minh, sức khoẻ, đạo đức, các giá trị về xã hội…. Đây là các sản phẩm vơ hình

7


và có thể dung chung cho nhiều ngƣời cho nhiều đối tƣợng trên phạm vi rộng. Nhìn
chung đại bộ phận các sản phẩm của đơn vị sự nghiệp là sản phẩm có tính phục vụ
khơng chỉ bó hẹp trong một ngành hoặc một lĩnh vực, nhất định mà những sản
phẩm đó khi tiêu dùng thƣờng có tác dụng lan toả, chuyển tiếp.
Mặt khác sản phẩm của các hoạt động sự nghiệp chủ yếu tạo ra các “hàng hố
cơng cộng” ở dạng vật chất và phi vật chất, phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp quá
trình tái sản xuất. Cũng nhƣ các hàng hoá khác sản phẩm của các hoạt động sự
nghiệp có giá trị và giá trị sử dụng, dùng rồi có thể dùng lại đƣợc trên phạm vi rộng.
Vì vậy, sản phẩm của hoạt động sự nghiệp chủ yếu là các “hàng hố cơng cộng”.
“Hàng hố cơng cộng” có hai đặc điểm là “không loại trừ và không tranh giành”.
Nói cách khác, đó là những hàng hố mà khơng ai có thể loại trừ những ngƣời tiêu
dùng khác sự nghiệp tạo ra làm cho quá trình sản xuất của cải vật chất đƣợc thuận
lợi ra khỏi việc sử dụng nó và tiêu dùng của ngƣời này khơng loại trừ việc tiêu dùng
của ngƣời khác.
Việc sử dụng những “hàng hoá công cộng” do hoạt động và ngày càng đạt
hiệu quả cao. Hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo y tế, thể dục thể thao, đem lại
tri thức và đảm bảo sức khoẻ cho lực lƣợng lao động, tạo điều kiện cho lao động có
chất lƣợng ngày càng tốt hơn. Hoạt động sự nghiệp khoa học, văn học, văn hố
thơng tin mang lại hiểu biết cho con ngƣời về tự nhiên, xã hội tạo ra những công
việc mới phục vụ sản xuất và đời sống… Vì vậy, hoạt động sự nghiệp ln gắn bó
hữu cơ và tác động tích cực đến quá trình tái sản xuất xã hội.
Thứ ba, hoạt động sự nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công luôn gắn liền và bị
chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước.

Với chức năng của mình, Chính phủ ln tổ chức, duy trì và đảm bảo hoạt
động sự nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ và phát triển kinh tế, xã hội. Để thực hiện
các mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định, Chính phủ tổ chức thực hiện các chƣơng
trình mục tiêu quốc gia nhƣ: Chƣơng trình xố mù chữ, Chƣơng trình chăm sóc sức
khoẻ cộng đồng, Chƣơng trình dân số - kế hoạch hố gia đình, chƣơng trình phịng
chống AIDS, Chƣơng trình xố đói giảm nghèo,… Những chƣơng trình mục tiêu
quốc gia này chỉ có Nhà nƣớc, với vai trị của mình mới có thể thực hiện một cách
triệt để và có hiệu quả, nếu để tƣ nhân thực hiện, mục tiêu lợi nhuận sẽ lấn chiếm
mục tiêu xã hội và dẫn đến hạn chế việc tiêu dùng sản phẩm hoạt động sự nghiệp, từ
đó kìm hãm sự phát triển của xã hội.

8


2.1.1.4. Đặc điểm quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Các đơn vị SNCL mặc dù hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau vừa chịu sự
quản lý theo ngành vừa chịu sự quản lý theo lãnh thổ, nhƣng xét về mặt bản chất
hoạt động của các đơn vị SNCL và mối quan hệ trong tổng thể các hoạt động quản
lý Nhà nƣớc nói chung thì các đơn vị SNCL còn chịu sự quản lý và chi phối gián
tiếp của nhiều ngành nhiều lĩnh vực có liên quan. Một đơn vị SNCL nếu xét theo
đặc điểm hoạt động có thể thuộc một trong hai nhóm, đơn vị sự nghiệp hoặc cơ
quan quản lý nhà nƣớc hoạt động ở mọi lĩnh vực khác nhau theo chức năng nhiệm
vụ đƣợc giao, nhƣng cho dù hoạt động trong lĩnh vực nào các đơn vị này cũng phải
chịu sự quản lý và chi phối của các đơn vị có liên quan nhƣ: Cơ quan quản lý tài
chính (Bộ Tài chính, Sở Tài chính, Phịng Tài chính), Kho bạc Nhà nƣớc nơi đơn vị
mở tài khoản và hơn cả chính là cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp, mối quan hệ
giữa các đơn vị SNCL và các đơn vị chức năng khác trong hệ thống quản lý Nhà
nƣớc.
Các đơn vị thuộc các ngành, các lĩnh vực khác có quan hệ phối hợp trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ cũng ảnh hƣởng lớn tới hoạt động của các đơn vị SNCL.

Tất cả sự phối hợp đan xen trong quản lý các đơn vị SNCL tạo nên một mạng lƣới
các mắt xích có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình vận hành của bộ máy
quản lý nhà nƣớc nói chung. Do vậy, xét ở phạm vi một đơn vị SNCL cụ thể, bộ
máy quản lý phải đƣợc thiết lập phù hợp nhằm đảm bảo cho hoạt động của bản thân
đơn vị và tồn bộ hệ thống quản lý nhà nƣớc nói chung đƣợc diễn ra thuận lợi. Để
đáp ứng và thỏa mãn đƣợc các mối quan hệ ngang dọc trong hệ thống quản lý, các
bộ phận chức năng các phòng ban trong đơn vị SNCL phải đƣợc bố trí đầy đủ, phù
hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị trong mối quan hệ với các đơn vị khác. Số
lƣợng các bộ phận trong bộ máy quản lý phụ thuộc vào đặc điểm, quy mô hoạt
động và đặc điểm quản lý tại các đơn vị SNCL có thể đƣợc tổ chức theo các mơ
hình trực tuyến, chức năng hoặc mơ hình hỗn hợp. Tác giả cho rằng dù đơn vị đƣợc
tổ chức theo mơ hình nào thì cũng bao gồm các bộ phận có quan hệ với nhau.
2.1.2. Cơ sở lý luận về tổ chức cơng tác kế tốn
2.1.2.1. Khái niệm về tổ chức cơng tác kế tốn
Theo Luật Kế tốn 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội
nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Tổ chức cơng tác kế tốn là tổ chức
việc thu nhận, hệ thống hóa và cung cấp thơng tin về hoạt động của đơn vị kế toán

9


trên cơ sở vân dụng các phƣơng pháp kế toán và tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị
nhằm quản lý và điều hành hoạt động có hiệu quả”.
Để thu nhận, xử lý thơng tin kế tốn, phải thơng qua một hệ thống các phƣơng
pháp khoa học nhất định là phƣơng pháp kế tốn. Đồng thời phải có yếu tố tổ chức
bộ máy kế toán với những cán bộ làm cơng tác kế tốn có hiểu biết về chun môn
và đƣợc phân công nhiệm vụ cụ thể rõ ràng trong việc thực hiện các cơng việc kế
tốn. Hay nói cách khác là phải có sự tổ chức bộ máy, tổ chức con ngƣời làm kế
tốn.
Nhƣ vậy, tổ chức cơng tác kế toán tại đơn vị kế toán một mặt phải giải quyết

đƣợc việc tổ chức thực hiện các phƣơng pháp kế toán, các nguyên tắc kế toán, và
các phƣơng pháp, phƣơng tiện tính tốn nhằm đạt đƣợc mục đích của cơng tác kế
tốn, mặt khác phải đảm bảo tổ chức bộ máy kế toán hợp lý nhằm tạo đƣợc sự liên
kết và phối hợp chặt chẽ giữa các nhân viên kế tốn đảm nhiệm và thực hiện tốt
cơng tác kế tốn trong đơn vị.
Tổ chức cơng tác kế tốn trong đơn vị hợp lý, khoa học có ý nghĩa quan trọng
đối với công tác quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị. Thể hiện trên các khía
cạnh sau:
- Cung cấp chính xác, kịp thời và đầy đủ các thơng tin kinh tế, tài chính của
đơn vị cho lãnh đạo đơn vị và các đối tƣợng quan tâm để có các quyết định đúng
đắn, kịp thời;
- Đảm bảo ghi chép, theo dõi, phản ánh và giám sát chặt chẽ các loại tài sản,
nguồn vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nguồn vốn trong đơn vị;
- Tạo điều kiện cho kế toán đơn vị thực hiện tốt yêu cầu, chức năng và nhiệm
vụ trong hệ thống các công cụ quản lý và tổ chức bộ máy kế toán hợp lý, nâng cao
hiệu suất và hiệu quả hoạt động của bộ máy kế toán trong đơn vị.
2.1.2.1. Nguyên tắc và nhiệm vụ tổ chức cơng tác kế tốn
Để phù hợp với các yêu cầu, các quy định có liên quan và tổ chức cơng tác
kế tốn phát huy vai trị của mình thì tổ chức cơng tác kế toán tại đơn vị phải đảm
bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Tổ chức cơng tác kế tốn của đơn vị phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc,
các chính sách, chế độ, thể lệ và các quy định của pháp luật hiện hành;

10


- Tổ chức cơng tác kế tốn của đơn vị phải đảm bảo nguyên tắc thống nhất,
thống nhất giữa các bộ phận kế toán trong đơn vị, giữa đơn vị chính với các đơn vị
thành viên và các đơn vị nội bộ, giữa tổ chức cơng tác kế tốn ở công ty mẹ và các
công ty;

- Tổ chức công tác kế toán của đơn vị phải phù hợp với quy mô, đặc điểm tổ
chức sản xuất, tổ chức quản lý, đặc điểm hoạt động của đơn vị;
- Tổ chức công tác kế toán của đơn vị phải phù hợp với yêu cầu, trình độ
quản lý, mức độ trang bị các phƣơng tiện thiết bị phục vụ cơng tác kế tốn tại doanh
nghiệp;
- Tổ chức cơng tác kế tốn của đơn vị phải đảm bảo thực hiện đƣợc đầy đủ
chức năng, nhiệm vụ của kế tốn, đáp ứng u cầu thơng tin cho các cấp lãnh đạo
và các đối tƣợng quan tâm;
- Tổ chức cơng tác kế tốn của đơn vị phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm,
hiệu quả.
Để thực hiện đƣợc vai trị của mình trong cơng tác quản lý và điều hành, tổ
chức cơng tác kế tốn của đơn vị phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị hợp lý, phù hợp với đặc điểm điều kiện
hoạt động của đơn vị trên cơ sở tổ chức phân cấp và phân công rõ ràng nhiệm vụ
thực hiện các phần hành kế toán cho từng cán bộ kế toán cụ thể của đơn vị;
- Tổ chức thực hiện các phƣơng pháp kế toán, các nguyên tắc kế toán và chế
độ kế toán hiện hành, tổ chức vận dụng hình thức kế tốn hợp lý, chế độ kế tốn,
chuẩn mực kế tốn, thơng lệ kế tốn và các phƣơng tiện kỹ thuật tính tốn hiện có
nhằm đảm bảo chất lƣợng của thơng tin kế toán của đơn vị;
- Xác định rõ mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy kế toán với các bộ
phận quản lý khác trong đơn vị về các cơng việc liên quan đến cơng tác kế tốn và
thu nhận, cung cấp thơng tin kinh tế, tài chính liên quan của đơn vị cho các cấp lãnh
đạo, quản lý;
- Tổ chức ứng dụng những thành tựu khoa học quản lý, ứng dụng công nghệ
thông tin và sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật tính tốn hiện đại, tổ chức bồi dƣỡng,
nâng cao trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ kế toán.
- Tổ chức hƣớng dẫn các cán bộ, nhân viên trong đơn vị hiểu và chấp hành
chế độ quản lý kinh tế, tài chính nói chung và chế độ kế tốn nói riêng và tổ chức
kiểm tra kế toán nội bộ tổ chức.


11


2.1.3. Nội dung tổ chức cơng tác kế tốn tại các đơn vị sự nghiệp công lập
2.1.3.1. Tổ chức bộ máy kế tốn
a. Những căn cứ để xây dựng mơ hình bộ máy kế tốn ở đơn vị
Ở mỗi đơn vị đƣợc thành lập, có tƣ cách pháp nhân đầy đủ, đều phải tổ chức
bộ máy kế toán để thực hiện cơng tác kế tốn, thống kê và tài chính ở tổ chức. Theo
cơ chế tổ chức quản lý ở nƣớc ta hiện nay, tổ chức thống nhất công tác tài chính, kế
tốn, thống kê ở các đơn vị kinh tế cơ sở và do phịng kế tốn thực hiện.
Bộ máy kế toán ở đơn vị là tập hợp những ngƣời làm kế toán tại tại đơn vị
cùng với các phƣơng tiện trang thiết bị dùng để ghi chép, tính tốn xử lý tồn bộ
thơng tin liên quan đến cơng tác kế toán tại đơn vị từ khâu thu nhận, kiểm tra, xử lý
đến khâu tổng hợp, cung cấp những thông tin kinh tế về các hoạt động của đơn vị.
Tổ chức bộ máy kế tốn chính là tổ chức đội ngũ cán bộ làm kế toán của đơn
vị. Do đó, tổ chức nhân sự nhƣ thế nào để từng ngƣời phát huy đƣợc cao nhất sở
trƣờng của mình, đồng thời tác động tích cực đến những bộ phận hoặc ngƣời khác
có liên quan là mục tiêu của tổ chức bộ máy kế toán.
Để xây dựng bộ máy kế toán ở đơn vị một cách khoa học và hợp lý cần phải
dựa vào các căn cứ sau:
+ Lĩnh vực hoạt động của đơn vị;
+ Đặc điểm và quy trình hoạt động của đơn vị;
+ Quy mô và phạm vi địa bàn hoạt động của đơn vị;
+ Mức độ phân cấp quản lý kinh tế, tài chính nội bộ;
+ Trình độ trang bị, sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật tính tốn;
+ Biên chế bộ máy kế tốn và trình độ nghề nghiệp của đội ngũ nhân viên kế
tốn hiện có.
Dựa vào các căn cứ trên để lựa chọn hình thức tổ chức cơng tác kế tốn và
xây dựng mơ hình bộ máy kế tốn ở tổ chức.
b. Các hình thức tổ chức cơng tác kế tốn

Trong thực tế, tồn tại ba hình thức tổ chức cơng tác kế tốn:
*Mơ hình bộ máy kế tốn tập trung
Hình thức tổ chức bộ máy kế tốn tập trung là hình thức tổ chức mà tồn bộ
cơng tác kế tốn trong đơn vị đƣợc tiến hành tập trung tại phịng kế tốn. Ở các bộ

12


phận khác khơng tổ chức bộ máy kế tốn riêng mà chỉ bố trí các nhân viên làm
nhiệm vụ hƣớng dẫn kiểm tra cơng tác kế tốn ban đầu, thu nhận kiểm tra chứng từ,
ghi chép sổ sách, hạch toán nghiệp vụ phục vụ cho nhu cầu quản lý của từng bộ
phận đó, lập báo cáo nghiệp vụ và chuyển chứng từ cùng báo cáo về phịng kế tốn
để xử lý và tiến hành cơng tác kế tốn.
Ƣu điểm của mơ hình: Mơ hình này có ƣu điểm là cơng tác chỉ đạo, kiểm tra
đƣợc tập trung thống nhất tại phịng kế tốn của đơn vị và trực tiếp là kế toán trƣởng là
đầu mối, đảm bảo sự thống nhất trong quản lý của tồn đơn vị. Cung cấp thơng tin cho
quản lý chính xác, kịp thời về các mặt hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị. Thuận
tiện cho việc phân cơng cơng tác kế tốn theo hƣớng chun mơn hóa và ứng dụng
trang thiết bị, phƣơng tiện kỹ thuật cho cơng tác kế tốn.
Nhƣợc điểm của mơ hình: Bị hạn chế nếu phạm vị hoạt động của đơn vị rộng
trên nhiều địa bàn khác nhau
Điều kiện để lựa chọn mơ hình này là các đơn vị độc lập, có tƣ cách pháp
nhân đầy đủ, hoặc trong các đơn vị có tổ chức các đơn vị thành viên trực thuộc hồn
tồn, khơng có sự phân tán quyền lực của hoạt động. Mơ hình này đƣợc đặt trong
các đơn vị hoạt động có quy mơ nhỏ, hoạt động tập trung về mặt khơng gian và mặt
bằng, có kỹ thuật xử lý thơng tin hiện đại nhanh chóng.
*Mơ hình bộ máy kế tốn phân tán
Hình thức tổ chức kế tốn phân tán là hình thức tổ chức mà cơng tác kế tốn
khơng những đƣợc tiến hành ở phịng kế tốn mà còn đƣợc tiến hành ở những bộ
phận khác của đơn vị. Cơng việc kế tốn ở những bộ phận khác do bộ máy kế tốn

ở nơi đó đảm nhận từ cơng việc kế tốn ban đầu, kiểm tra xử lý chứng từ đến kế
toán chi tiết và kế toán tổng hợp một số hoặc tất cả các phần hành kế toán và lập
báo cáo kế toán trong phạm vi của bộ phận theo qui định của kế toán trƣởng.
Theo hình thức này, bộ máy kế tốn đƣợc phân thành 2 cấp: kế toán trung
tâm và kế toán trực thuộc. Kế toán trung tâm và kế toán trực thuộc đều có sổ sách
kế tốn và bộ máy nhân sự tƣơng ứng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của kế
toán.
Kế toán trực thuộc phải mở sổ kế toán, thực hiện tồn bộ khối lƣợng cơng
việc từ giai đoạn hạch tốn ban đầu tới giai đoạn lập báo cáo kế toán chuyển đến kế
toán trung tâm.
Kế toán trung tâm thực hiện tổng hợp số liệu báo cáo của kế toán trực thuộc,

13


×