Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường huy động vốn của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng VVMI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.12 KB, 92 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHAN THẾ THẮNG

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG VVMI

Ngành:

Kế toán định hướng ứng dụng

Mã số:

8340301

Người hướng dẫn:

TS. Chu Thị Kim Loan

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng Luận văn luận này là cơng trình nghiên cứu thực sự của
cá nhân tác giả, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát tình hình thực
tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Chu Thị Kim Loan, Giảng viên Học viện
nông nghiệp Việt Nam.
Các số liệu và những kết quả trong luận văn là trung thực, các đánh giá, kiến
nghị đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm, chưa từng được công bố dưới bất cứ
hình thức nào .
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2018


Tác giả luận văn

Phan Thế Thắng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Chu Thị Kim Loan đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
mơn Marketing, Khoa kế tốn - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi
trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức công ty cổ phần
Đầu tư và Xây dựng - VVMI đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hoàn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2018
Tác giả luận văn

Phan Thế Thắng

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................... v
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Danh mục sơ đồ, biểu đồ .............................................................................................vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................viii
Thesis abstract ............................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu tổng quát ........................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

1.3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .............................................................................. 3
2.1.

Cơ sở lý luận ................................................................................................... 3

2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 30

2.2.1.

Đặc điểm ngành xây dựng và ảnh hưởng của nó đến việc huy động vốn
của doanh nghiệp xây dựng............................................................................ 30

2.2.2.

Kinh nghiệm huy động vốn của một số doanh nghiệp ở việt nam ................... 31

2.2.3.

Bài học về huy động vốn cho công ty cổ phần đầu tư và xây dựng VVMI ............................................................................................................ 32


Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu .......................................... 33
3.1.

Giới thiệu về công ty cổ phần đầu tư và xây dựng - VVMI ............................ 33

3.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển của công ty ............................................... 33

3.1.2.

Đặc điểm chức năng hoạt động của công ty ................................................... 33

3.1.3.

Cơ cấu tổ chức ............................................................................................... 34

3.1.4.

Nguồn lực của công ty ................................................................................... 36

iii


3.1.5.

Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty ....................................................... 39

3.2.


Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 40

3.2.1.

Phương pháp thu thập thông tin ..................................................................... 40

3.2.2.

Phương pháp xử lý thông tin .......................................................................... 41

3.2.3.

Phương pháp phân tích thơng tin .................................................................... 42

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 43
4.1.

Thực trạng huy động vốn của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng –
VVMI ............................................................................................................ 43

4.1.1.

Thực trạng huy động vốn chủ sở hữu ............................................................. 43

4.1.2.

Thực trạng huy động vốn vay......................................................................... 46

4.1.3.


Đánh giá chung việc huy động vốn của công ty.............................................. 53

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn của công ty ..................................... 60

4.2.1.

Các yếu tố bên trong ...................................................................................... 60

4.2.2.

Các yếu tố bên ngoài...................................................................................... 63

4.3.

Giải pháp tăng cường huy động vốn của công ty cổ phần đầu tư và xây
dựng VVMI` .................................................................................................. 65

4.3.1.

Định hướng phát triển của công ty ................................................................. 65

4.3.2.

Một số giải pháp tăng cường huy động vốn .................................................... 68

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 74
5.1.


Kết luận ......................................................................................................... 74

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 74

5.2.1.

Đối với nhà nước ........................................................................................... 74

5.2.2.

Đối với tổng công ty ...................................................................................... 76

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 78
Phụ lục ...................................................................................................................... 79

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

HĐQT

Hội đồng quản trị


NV

Nguồn vốn

NVDH

Nguồn vốn dài hạn

SX

Sản xuất

TSDH

Tài sản dài hạn

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

Trđ

Triệu đồng

VCSH

Vốn chủ sở hữu

VLĐR


Vốn lưu động ròng

XDCB

Xây dựng cơ bản

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình lao động của cơng ty .................................................................37
Bảng 3.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của cơng ty ...............................................38
Bảng 3.3. Tình hình hoạt động kinh doanh ................................................................39
Bảng 4.1. Cơ cấu và sự biến động nguồn vốn chủ sở hữu. .........................................44
Bảng 4.2. Cơ cấu các chỉ tiêu thành phần của vốn nợ ................................................47
Bảng 4.3. Cơ cấu tín dụng ngân hàng giai đoạn từ năm 2015 - 2017 ..........................48
Bảng 4.4. Cơ cấu vốn vay ngân hàng của cơng ty ......................................................49
Bảng 4.5. Cơ cấu tín dụng thương mại của công ty....................................................50
Bảng 4.6. Cơ cấu nợ phải trả mang tính chu kỳ của cơng ty .......................................52
Bảng 4.7. Một số chỉ tiêu phản ánh nguồn vốn của công ty .......................................54
Bảng 4.9. Chi phí sử dụng vốn của cơng ty................................................................56
Bảng 4.10. Vốn lưu động rịng thường xun của cơng ty ...........................................57
Bảng 4.11. Nhu cầu vốn lưu động ròng thường xuyên của công ty ..............................57
Bảng 4.12. Đánh giá của cổ đông và người lao động về hính thức huy động vốn của
cơng ty ......................................................................................................59
Bảng 4.13. Ý kiến của cổ đông và ngân hàng về khả năng huy động vốn của công ty ..62
Bảng 4.14. Lãi suất cho vay của ngân hàng BIDV ở một số thời điểm .........................64
Bảng 4.15. Ý kiến của cổ đông và người lao động về giải pháp huy động vốn .............68

vi



DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1.

Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng - VVMI........... 34

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu lao động theo trình độ ................................................................. 37
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu Tài sản dài hạn và Tài sản ngắn hạn ............................................ 61

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phan Thế Thắng
Tên luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn của công ty cổ phần Đầu tư và Xây
dựng – VVMI.
Ngành: Kế toán định hướng ứng dụng

Mã số: 8340301

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng huy động vốn tại công ty cổ
phần Đầu tư và Xây dựng - VVMI trong thời gian vừa qua. Từ đó, đề xuất một số giải
pháp tăng cường huy động vốn của công ty trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp để thu thập thông tin về
thực trạng huy động vốn tại công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng - VVMI; kết hợp
phương pháp thu thập số liệu sơ cấp thơng qua điều tra trực tiếp 3 nhóm đối tượng gồm:
10 Cổ đông trong công ty, 10 đại diện tổ chức Ngân hàng và 55 lao động trong công ty

nhằm thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu; đánh giá, nhận định về khả năng huy động
vốn và hoạt động huy động vốn tại công ty trong thời gian vừa qua. Nghiên cứu sử dụng
một số phương pháp phân tích số liệu truyền thống như phương pháp thống kê mô tả và
phân tích so sánh nhằm làm rõ nội dung nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
Huy động vốn là một hoạt động quan trọng đối với sự phát triển sản xuất kinh
doanh của cơng ty. Nó có vai trị to lớn trong việc quyết định quy mơ hoạt động của
công ty và đáp ứng vốn cho đầu tư phát triển trong bối cảnh hội nhập. Nội dung chủ yếu
của hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp gồm: Huy động vốn chủ sở hữu (gồm
vốn góp ban đầu và Vốn chủ sở hữu bổ sung trong quá trình kinh doanh); Huy động nợ
của doanh nghiệp (gồm nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nguồn vốn tín dụng thương mại
và Phát hành trái phiếu công ty). Thực trạng về huy động vốn của công ty cổ phần Đầu
tư và Xây dựng – VVMI trong thời gian vừa qua thì nguồn vốn nợ là chủ yếu. Trong
nguồn vốn nợ, tín dụng thương mại chiếm tỷ trọng lớn với hơn 80%. Công tác huy động
vốn này đã mang lại một cơ cấu vốn ổn định với chi phí thấp, đảm bảo cân bằng tài
chính cho cơng ty. Tuy nhiên, hoạt động này còn nhiều hạn chế, gồm: Nguồn vốn huy
động của công ty chưa đa dạng; Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất nhỏ (khoảng 18%
trong tổng nguồn vốn); Nguồn vốn huy động từ vốn vay ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ,
chưa đáp ứng được nhu cầu vốn; Huy động vốn từ người lao động, Ngân sách, phải trả

viii


khác… làm cho hệ số nợ tăng; Hệ số nợ của công ty được đánh giá là cao, bằng khoảng
82%; Chưa khai thác đến nguồn vốn huy động bằng hình thức thuê tài chính.
Luận văn cũng đã tập trung phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến cơng tác huy
động vốn tại công ty như quy mô doanh nghiệp, cơ cấu tài sản, doanh thu và lợi nhuận,
trình độ quản lý. Bên cạnh đó, các chính sách kinh tế vĩ mơ như chính sách tiền tệ;
chính sách thuế; chính sách lãi suất; lượng cung tiền của Nhà nước cầm chừng; chi tiêu
cơng bị Chính phủ cắt giảm; giá cả nguyên, nhiên vật liệu thường xuyên biến động…

cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động này.
Trong những năm tới, để tăng cường huy động vốn, công ty cần thực hiện một số
giải pháp cụ thể như: (1) Giải pháp tăng cường vốn nợ như tiếp tục vay ngân hàng với
hình thức vay dài hạn và không cần thế chấp tài sản; Vay của cán bộ, công nhân viên và
người lao động tại công ty. (2) Giải pháp tăng cường vốn chủ sở hữu như Phát hành cổ
phiếu mới, trái phiếu. Và (3) một số giải pháp khác như Công ty có thể đi th tài chính,
th hoạt động và thanh lý, bán hàng tồn kho.

ix


THESIS ABSTRACT
Master Candidate: Phan The Thang
Thesis Title: Solutions to enhance capital mobilization of the Investment and
Construction Joint Stock Company – VVMI.
Major: Applied accounting

Code: 8340301

Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Objectives of the study: Based on the analysis of the current situation of
mobilization of capital of the Investment and Construction Joint Stock Company –
VVMI in the past. From that, the study proposed solutions to enhance mobilization of
capital of the Investment and Construction Joint Stock Company – VVMI in the future.
Research Methodology: The study used secondary data collection method to
gather information on the status of mobilization of capital of the Investment and
Construction Joint Stock Company – VVMI; Combining the primary data collection
method through a direct field survey of 3 groups included 10 shareholders in the
company, 10 representatives from the Bank and 55 employees in the company to collect
data for research; identification and assessment on the ability to mobilize capital and the

activity mobilize capital in the company in the past. The study used a number of
traditional data analysis methods such as descriptive statistical and comparative method
to clarify the research contents.
Main results and Conclusion:
Mobilizing capital is an important activity for the development of business
production of the company. It plays a big role in deciding the size of the company's
operations and meeting the capital for development investment in the context of
integration. The main contents of the enterprise's capital mobilization include:
Mobilization of Equity (including initial capital and additional equity in the course of
business); Debt mobilization of enterprises (including bank credit capital, commercial
credit capital and issuance of corporate bonds). Current situation of capital mobilization
of investment and construction Joint Stock Company - VVMI in the past, debt capital is
mainly. In debt capital, commercial credit accounts for over 80%. This mobilization has
brought a stable capital structure at a low cost; ensuring financial balance for the
company. However, this activity has many limitations, including: The capital
mobilization of the company is not diversified; Equity is very small (about 18% of total
capital); The capital mobilized from bank loans accounts for a small proportion, not
meeting the demand for capital; Mobilizing capital from laborers, budget, paying other

x


debts ... making the debt ratio increase; Debt ratio of the company was high, about 82%;
The capital mobilization has not been exploited in the form of financial leasing.
The thesis also focused on factors affecting the capital mobilization in the
company such as size of enterprise, structure of assets, revenue and profit,
management level. In addition, macroeconomic policies such as monetary policy;
policy of tax; interest rate policy; the money supply of the State in moderation;
Government spending cuts; the price of raw materials and fuel frequently fluctuate
... also greatly affect this activity.

In the future, in order to enhance capital mobilization, the Company should
implement some specific solutions such as: (1) Solutions to increase debt capital such as
continuing bank loans in the form of long-term loans and no collateral; Loans from
employees at the company. (2) Solutions to increase equity such as the issuance of new
shares, bonds. And (3) some other solutions such as the Company can hire finance,
operating and liquidating, selling inventory.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ loại hình doanh nghiệp
nào, vốn được xem là yếu tố khơng thể thiếu, là đòi hỏi đầu tiên bắt buộc phải có
và đóng vai trị hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Nền kinh tế nước ta đã
và đang hội nhập rất mạnh mẽ vào nền kinh tế toàn cầu, mở ra những cơ hội và
thách thức to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trước tình hình này nhu cầu
về vốn để đổi mới công nghệ và phát triển của các doanh nghiệp rất lớn.
Trước những đòi hỏi mạnh mẽ của q trình hội nhập, các giám đốc tài
chính cần phải xem xét lựa chọn cho doanh nghiệp mình những kênh huy động
vốn phù hợp. Ở Việt Nam thời gian qua, mặc dù đã có nhiều phương thức cung
ứng vốn cho doanh nghiệp, song hình thức vay vốn truyền thống gần như vẫn là
sự lựa chọn duy nhất. Trong thời gian gần đây, hoạt động của hệ thống ngân
hàng và thị trường chứng khốn có sự suy giảm nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Thực tế khách quan cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn gặp rất nhiều
khó khăn về tài chính, và có thể nói khó khăn lớn nhất chính là thiếu vốn. Thiếu
vốn đặc biệt là vốn trung hạn và dài hạn dẫn đến thiếu năng lực tài chính, giảm
hiệu quả kinh doanh. Cụ thể hơn, đó là khó tiếp cận với cơng nghệ hiện đại,
nguồn nhân lực chất lượng cao và vươn ra những thị trường lớn. Bên cạnh thiếu
vốn, đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và

vừa, việc đa dạng các hình thức huy động vốn nhằm gia tăng lợi ích và chia sẻ rủi
ro cũng chưa thực sự phát huy tính hiệu quả.
Cơng ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng - VVMI là doanh nghiệp vốn Nhà
nước, được tiến hành cổ phần hóa theo chủ trương của Nhà nước nhằm cơ cấu lại
doanh nghiệp, đổi mới nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời tăng cường sức
hút đối với nhà đầu tư. Như vậy, việc chuyển đổi từ một doanh nghiệp nhà nước
sang hoạt động theo mơ hình cơng ty cổ phần đã có những tác động khơng nhỏ
làm thay đổi hoạt động huy động vốn của công ty. Để phục vụ cho sản xuất kinh
doanh, hoạt động đầu tư và mục tiêu phát triển cần rất nhiều vốn. Tuy nhiên công
tác huy động vốn tại công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng - VVMI gặp rất nhiều
khó khăn. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế hiện nay khi cả hệ thống ngân hàng
cùng với thị trường chứng khoán đều trong tình trạng khó khăn chưa thể khơi
thơng dịng vốn. Vì vậy, việc nghiên cứu giải pháp tăng cường huy động vốn
đang là nhu cầu bức thiết hiện nay với công ty. Xuất phát từ việc nhận thức hoạt

1


động huy động vốn tại công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng - VVMI có ý nghĩa
hết sức quan trọng và cần phải tăng cường hơn nữa nên đề tài “Giải pháp tăng
cường huy động vốn của công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng - VVMI” được
chọn để nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng huy động vốn tại công ty cổ phần Đầu tư và
Xây dựng - VVMI trong thời gian vừa qua. Từ đó, đề xuất một số giải pháp tăng
cường huy động vốn của công ty trong thời gian tới.
1.2.2 .Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn cơ bản về huy động vốn của doanh
nghiệp xây dựng;

- Đánh giá thực trạng huy động vốn của công ty cổ phần Đầu tư và Xây
dựng - VVMI thời gian qua;
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường huy động vốn của công ty cổ phần
Đầu tư và Xây dựng - VVMI trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động huy động vốn của công ty cổ
phần Đầu tư và Xây dựng - VVMI.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu giải pháp huy động vốn của công ty cổ phần
Đầu tư và Xây dựng – VVMI.
1.3.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng – VVMI,
địa chỉ: Tổ 20, Thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội.
1.3.2.3. Phạm vi thời gian
+ Số liệu dùng cho nghiên cứu được thu thập qua 03 năm từ năm 2015 đến
năm 2017;
+ Thời gian thực hiện đề tài: Dự kiến từ tháng 6/2017 đến tháng 5/2018.

2


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Những vấn đề chung về huy động vốn của doanh nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm về vốn và huy động vốn
a. Khái niệm vốn
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp
nào muốn tồn tại và phát triển được đều cần phải có nguồn tài chính đủ mạnh,

đây là một trong ba yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động
của mình. Vốn là yếu tố số một cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Có vốn
các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm các trang thiết bị
hay triển khai các kế hoạch khác trong tương lai. Vốn luôn là yếu tố cơ bản, cần
thiết và là điều kiện không thể thiếu được đối với hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp (Nguyễn Hữu Tài, 2013).
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về vốn như:
Các nhà kinh tế học cổ điển tiếp cận vốn với góc độ hiện vật. Họ cho rằng,
vốn là một trong những yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cách
hiểu này phù hợp với trình độ quản lý kinh tế còn sơ khai - giai đoạn kinh tế học
mới xuất hiện và bắt đầu phát triển
Theo một số nhà tài chính thì vốn là tổng số tiền do những người có cổ
phần trong cơng ty đóng góp và họ nhận được phần thu nhập chia cho các chứng
khốn của cơng ty. Như vậy, các nhà tài chính đã chú ý đến mặt tài chính của
vốn, làm rõ được nguồn vốn cơ bản của doanh nghiệp đồng thời cho các nhà đầu
tư thấy được lợi ích của việc đầu tư, khuyến khích họ tăng cường đầu tư vào mở
rộng và phát triển sản xuất.
Theo David Begg, Standley Fischer, Rudige Darnbusch trong cuốn “Kinh
tế học”: Vốn là một loại hàng hoá nhưng được sử dụng tiếp tục vào q trình sản
xuất kinh doanh tiếp theo. Có hai loại vốn là vốn hiện vật và vốn tài chính. Vốn
hiện vật là dự trữ các loại hàng hoá đã sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ khác.
Vốn tài chính là tiền mặt, tiền gửi ngân hàng... Đất đai không được coi là vốn
(David Begg, 2007).
Một số nhà kinh tế học khác cho rằng vốn bao gồm toàn bộ các yếu tố
kinh tế được bố trí để sản xuất hàng hố, dịch vụ như tài sản tài chính mà còn cả

3


các kiến thức về kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp đã tích luỹ được , trình độ

quản lý và tác nghiệp của các cán bộ điều hành cùng chất lượng đội ngũ cơng
nhân viên trong doanh nghiệp, uy tín, lợi thế của doanh nghiệp.
Một số quan điểm khác lại cho rằng vốn là giá trị đem lại giá trị thặng dư.
Vốn trong doanh nghiệp có thể được hiểu là biểu hiện bằng giá trị của các
tài sản trong doanh nghiệp tồn tại dưới các hình thức khác nhau được sử dụng
vào mục đích sản xuất kinh doanh.
b. Khái niệm huy động vốn
Huy động vốn là việc đảm bảo vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh,
đồng thời huy động vốn để tối đa hoá giá trị doanh nghiệp.
Đây là một trong những chính sách quan trọng và là nhiệm vụ luôn được
các nhà quản trị quan tâm. Để đưa ra quyết định về huy động vốn, để có đánh giá
hợp lý về chính sách huy động vốn, trước hết cần xem xét những nguồn vốn
doanh nghiệp có thể tự khai thác, huy động trong quá trình thành lập cũng như
quá trình kinh doanh, tuỳ theo loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể,
mỗi doanh nghiệp có thể có các phương thức huy động khác nhau. Trong điều
kiện kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp được đa
dạng hoá nhằm khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế. Tuy nhiên, trong
hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, do thị trường tài chính chưa phát triển hồn
chỉnh nên việc khai thác vốn có những nét đặc trưng nhất định.
2.1.1.2. Phân loại vốn
a. Căn cứ theo nguồn hình thành vốn
+ Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là số vốn góp do chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp. Số
vốn này khơng phải là một khoản nợ, doanh nghiệp không phải cam kết thanh
tốn, khơng phải trả lãi suất. Số vốn này thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp,
doanh nghiệp có quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt. Tùy vào từng
loại hình doanh nghiệp mà một doanh nghiệp sẽ có một hoặc nhiều chủ sở hữu
vốn. Tuy nhiên, lợi nhuận thu được do kinh doanh có lãi của doanh nghiệp sẽ
được chia cho các cổ đông theo tỷ lệ phần vốn góp. Tuỳ theo loại hình doanh
nghiệp, vốn chủ sở hữu được hình thành theo các cách thức khác nhau. Thơng

thường nguồn vốn này bao gồm vốn góp và lãi chưa phân phối (Nguyễn Thị
Đông, 2007).

4


+ Vốn vay
Vốn vay là khoản vốn đầu tư ngoài vốn pháp định được hình thành từ nguồn
đi vay, đi chiếm dụng của các tổ chức, đơn vị cá nhân và sau một thời gian nhất
định, doanh nghiệp phải hoàn trả cho nguời cho vay cả lãi và gốc. Phần vốn này
doanh nghiệp được sử dụng với những điều kiện nhất định (như thời gian sử dụng,
lãi suất, thế chấp...) nhưng không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Vốn vay có
hai loại là vốn vay ngắn hạn và vốn vay dài hạn (Nguyễn Thị Đông, 2007).
b. Căn cứ theo hình thức luân chuyển
+ Vốn cố định
Vốn cố định là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định
mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và
hồn thành một vịng tuần hồn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng. Hiểu
một cách đơn giản, vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định
trong doanh nghiệp. Đây là số vốn đầu tư ứng trước vì nếu được sử dụng hiệu
quả, số vốn này sẽ không mất đi mà được thu hồi sau khi doanh nghiệp hoàn
thành tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Quy mơ của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết
định đến quy mơ của tài sản cố định, ảnh hưởng đến trình độ trang bị kĩ thuật
công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn cố định tham
gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh vì tài sản cố định của doanh nghiệp có
thời gian luân chuyển dài. Vốn cố định được luân chuyển giá trị dần dần từng
phần thông qua việc hao mòn giá trị tài sản cố định. Muốn quản lý vốn cố định
một cách hiệu quả thì phải quản lý sử dụng tài sản cố định một cách hữu hiệu
(Bùi Mạnh Hùng, 2007).
+ Vốn lưu động

Vốn lưu động là số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư, mua sắm tài sản lưu
động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được
tiến hành liên tục. Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động hay
nguồn vốn mà doanh nghiệp dùng để tài trợ cho các tài sản ngắn hạn. Tài sản lưu
động là những tài sản ngắn hạn, thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh
doanh. Tài sản lưu động tồn tại dưới dạng dự trữ sản xuất (nguyên vật liệu, bán
thành phẩm, công cụ, dụng cụ... ), sản phẩm đang trong quá trình sản xuất (sản
phẩm dở dang), thành phẩm, chi phí tiêu thụ, tiền mặt... trong giai đoạn lưu
thông. Trong bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp thì tài sản lưu động chủ yếu
được thể hiện ở các bộ phận là tiền mặt, các chứng khốn có thanh khoản cao,

5


các khoản phải thu và dự trữ tồn kho. Vốn lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ
sản xuất và khơng giữ ngun hình thái vật chất ban đầu. Vì vậy giá trị của nó
được chuyển dịch tồn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm. Khởi đầu vòng tuần
hồn vốn, vốn lưu động từ hình thái tiền tệ ban đầu chuyển sang hình thái vốn vật
tư hàng hố dự trữ và vốn sản xuất. Kết thúc vòng tuần hoàn, sau khi sản phẩm
được tiêu thụ, vốn lưu động lại trở về hình thái tiền tệ như điểm xuất phát ban
đầu của nó. Sau mỗi chu kỳ tái sản xuất, vốn lưu động hồn thành một vịng ln
chuyển. Vì vậy, quản lý và sử dụng vốn lưu động hợp lý có ảnh hưởng rất quan
trọng đến việc hồn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp, trong đó có cơng
tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
c. Căn cứ theo thời gian huy động vốn
+ Vốn thường xuyên
Vốn thường xuyên là nguồn vốn có tính chất ổn định và dài hạn mà doanh
nghiệp có thể sử dụng để đầu tư vào tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu
động tối thiểu thường xuyên cần thiết cho hoạt động doanh nghiệp. Nguồn vốn
này bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn của doanh nghiệp.

+ Vốn tạm thời
Vốn tạm thời: là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm) thường
dùng cho việc bổ sung vốn lưu động, mua sắm tài sản lưu động đáp ứng nhu cầu
có tính chất tạm thời và bất thường phát sinh trong hoạt động kinh doanh. Nguồn
vốn nay bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản vay
ngắn hạn khác.
2.1.1.3. Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp
Vốn đóng vai trị hết sức quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Nó là cơ sở,
là tiền đề cho một doanh nghiệp bắt đầu khởi sự kinh doanh. Muốn đăng ký kinh
doanh, theo quy định của nhà nước, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải có đủ số
vốn pháp định theo từng ngành nghề kinh doanh của mình (vốn ở đây khơng chỉ
gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, mà nó cịn là các tài sản thuộc sở hữu của các
chủ doanh nghiệp). Rồi để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải thuê
nhà xưởng, mua máy móc thiết bị, cơng nghệ, ngun vật liệu, thuê lao động...
tất cả những điều kiện cần có để một doanh nghiệp có thể tiến hành và duy trì
những hoạt động của mình nhằm đạt được những mục tiêu đã đặt ra đều liên
quan đến vốn.

6


Khơng chỉ có vậy, trong q trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, vốn là điều kiện để doanh nghiệp mở rộng sản xuất cả về chiều rộng
và chiều sâu, đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng
cao chất lượng sản phẩm, tăng việc làm, tăng thu nhập cho người lao động...
cũng như tổ chức bộ máy quản lý đầy đủ các chức năng. Từ đó nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
trên thị trường.
Trong cơ chế thị trường hiện nay ở nước ta, thiếu vốn để phát triển sản
xuất kinh doanh đang là vấn đề bức xúc của các doanh nghiệp. Không chỉ ở cấp

vi mô, nhà nước ta đang rất thiếu các nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế.
Tiến tới hội nhập kinh tế, xoá bỏ hàng rào thuế quan giữa các nước trong khu vực
Đông Nam Á là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước trước sự
vượt trội về vốn, công nghệ của các nước khác trong khu vực. Điều đó càng địi
hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm cách huy động và sử dụng vốn sao cho
tiết kiệm và có hiệu quả nhất.
2.1.2. Nội dung huy động vốn của doanh nghiệp
Tùy theo loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể, có thể có các
phương thức huy động vốn khác nhau. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các
phương thức huy động vốn cho doanh nghiệp được đa dạng hóa nhằm khai thác
tối đa mọi nguồn vốn trong nền kinh tế. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của
nền kinh tế và thị trường tài chính đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng
khả năng thu hút vốn vào kinh doanh.
Sau đây là các phương thức huy động vốn (hay còn gọi là phương thức tài
trợ) mà doanh nghiệp có thể sử dụng.
2.1.2.1. Huy động vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu: là số vốn của các chủ sở hữu hoặc các nhà đầu tư
đóng góp mà doanh nghiệp khơng phải cam kết thanh toán. Số vốn này thuộc
quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền chiếm hữu, sử dụng, chi
phối và định đoạt. Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp mà một doanh nghiệp sẽ
có một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn.
Huy động vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận chủ
yếu: Vốn góp ban đầu, lợi nhuận chưa phân phối, phát hành cổ phiếu mới.

7


a. Vốn góp ban đầu
Khi mới bắt đầu hình thành, đăng kí kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều
phải có một số vốn nhất định từ các chủ sở hữu. Tùy theo tính chất sở hữu của

loại hình doanh nghiệp mà hình thành vốn góp ban đầu. Vốn góp ban đầu này
được ghi trong điều lệ cơng ty do đó cịn được gọi là vốn điều lệ, là bộ phận quan
trọng của vốn chủ sở hữu. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn chủ sở hữu
sẽ tăng hoặc giảm phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và chiến lược vốn của
doanh nghiệp.
Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, nguồn vốn này hình thành từ các
nguồn sau:
+ Đối với doanh nghiệp Nhà nước vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của
Nhà nước, đồng thời chủ sở hữu của doanh nghiệp Nhà nước chính là Nhà nước.
Hiện nay cơ chế quản lý tài chính nói chung và quản lý vốn Nhà nước nói riêng
đang có những thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế (Lưu Thị Hương, 2013).
+ Đối với các cơng ty cổ phần thì nguồn vốn ban đầu là do các cổ đơng
đóng góp (Nguyễn Hữu Tài, 2013).
+ Đối với cơng ty trách nhiệm hữu hạn thì nguồn vốn ban đầu có thể do
một hoặc nhiều thành viên góp vốn.
+ Đối với cơng ty tư nhân thì vốn góp ban đầu do chính chủ cơng ty bỏ ra.
+ Đối với cơng ty liên doanh thì nguồn vốn ban đầu do các bên tham gia
liên doanh đóng góp.
Ngồi nguồn vốn chủ sở hữu cấp ban đầu khi thành lập, các doanh nghiệp
có thể sử dụng nguồn vốn đi vay từ các tổ chức tín dụng.
Quy mơ và tỷ lệ vốn góp ban đầu khi thành lập doanh nghiệp phải tuân
thủ theo các quy định của Pháp luật, của Ngành và cơ quan chủ quản. Với một số
ngành nghề có yêu cầu về số vốn tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp, chủ sở
hữu phải có số vốn ban đầu bằng hoặc lớn hơn vốn pháp định.
b. Vốn chủ sở hữu bổ sung trong quá trình kinh doanh
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư
mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao năng lực công nghệ, doanh nghiệp tăng
vốn chủ sở hữu từ hai nguồn sau:
+ Tăng vốn góp của chủ sở hữu


8


Đối với doanh nghiệp Nhà nước: việc điều chỉnh tăng vốn điều lệ sẽ căn
cứ vào nhu cầu vốn phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, quy mô chiến lược
phát triển ngành, số vốn này sẽ do Nhà nước cấp.
Đối với công ty cổ phần: Vốn điều lệ (vốn cổ phần) do các cổ đông sáng
lập và cổ đông khác cùng nhau đóng góp, khi khả năng huy động từ nguồn vốn
tích lũy bị hạn chế, cơng ty thường tìm nguồn tài trợ mới bằng cách tăng vốn cổ
phần, tức là doanh nghiệp sẽ phát hành thêm cổ phiếu mới. Đây là một nguồn tài
chính dài hạn rất quan trọng trong huy động vốn của doanh nghiệp, với nguồn
vốn này chúng ta không phải trả lãi cho vốn cổ phần đã huy động được mà sẽ
chia lợi tức cổ phần cho các chủ sở hữu nếu doanh nghiệp có lợi nhuận, lợi tức cổ
phần chia cho cổ đông tùy thuộc vào quyết định của Hội đồng quản trị và nó thay
đổi theo mức lợi nhuận mà cơng ty đạt được. Như vậy doanh nghiệp sẽ chủ động
hơn trong việc sử dụng vốn và hoạt động có hiệu quả hơn. Một ưu điểm nữa là
doanh nghiệp không phải thế chấp tài sản hay nhờ bảo lãnh bởi vốn huy động là
của chủ sở hữu.
Có nhiều loại cổ phiếu trong đó có hai loại được sử dụng phổ biến là cổ
phiếu phổ thơng và cổ phiếu ưu đãi. Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai
công cụ hoặc phối kết hợp cả hai để đem lại hiệu quả tốt nhất.
- Phát hành cổ phiếu ưu đãi:
Cổ phiếu ưu đãi là những cổ phiếu có một số đặc điểm quyền ưu đãi so
với cổ phiếu thường, ví dụ: ưu đãi về quyền biểu quyết, ưu đãi về thứ tự ưu tiên
chi trả cổ tức,…Do đó, cổ phiếu ưu đãi thường được phát hành cho các cổ đông
truyền thống để tránh nguy cơ thơn tính hay sáp nhập vì việc chuyển nhượng các
cổ phiếu này bị giới hạn hơn so với cổ phiếu thường.
Đặc điểm cơ bản của cổ phiếu ưu đãi là cổ tức chi trả cho các cổ đông là
cố định, cổ đông không được hưởng quyền thu nhập thặng dư như cổ đông sở
hữu cổ phiếu thường. Do vậy doanh nghiệp sẽ phát hành cổ phiếu ưu đãi để huy

động vốn trong trường hợp muốn giảm chi phí vốn chủ sở hữu khi doanh nghiệp
có hiệu quả hoạt động tốt. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ gặp phải áp lực chi trả
cổ tức mạnh hơn vì cổ đơng sở hữu cổ phiếu ưu đãi được trả cổ tức trước các cổ
động sở hữu cổ phiếu thường. Thậm chí nếu thu nhập sau thuế của doanh nghiệp
chỉ đủ trả cổ tức ưu đãi thì doanh nghiệp khơng phải trả cổ tức cho cổ phiếu
thường. Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, vẫn phải có trách nhiệm chi trả cổ tức
cho cổ phiếu ưu đãi vào năm sau nếu có lãi.

9


- Phát hành cổ phiếu thường:
Cổ phiếu thường (Common Stock/ Share) là loại cổ phiếu thơng dụng nhất
vì nó có những ưu thế trong việc phát hành ra công chúng và trong q trình lưu
hành trên thị trường chứng khốn. Cổ phiếu thường là chứng khoán quan trọng
nhất được trao đổi, mua bán trên thị trường chứng khốn, điều đó đủ chứng minh
tầm quan trọng của nó so với các cơng cụ tài chính khác.
Giới hạn phát hành: Việc phát hành cổ phiếu có nhiều ưu thế so với các
phương thức huy động vốn khác nhưng cũng có những hạn chế và các ràng buộc
cần doanh nghiệp cân nhắc kỹ lưỡng. Giới hạn phát hành là một quy định ràng
buộc có tính pháp lý: lượng cổ phiếu tối đa mà công ty được phép phát hành gọi
là vốn cổ phiếu được cấp phép. Đây là một trong những quy định của Ủy ban
chứng khoán Nhà nước nhằm quản lý và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động phát
hành và giao dịch chứng khoán. Tại nhiều nước, số cổ phiếu được phép phát
hành được ghi trong điều lệ công ty, muốn tăng vốn cổ phần thì trước hết cần
phải được đại hội đồng cổ đơng cho phép,sau đó phải hồn tất những thủ tục
khác theo quy định.
Hầu hết các nước sử dụng giới hạn phát hành như một công cụ quan trọng
nhằm kiểm soát và hạn chế các rủi ro cho nhà đầu tư. Thơng thường một cơng ty
có thể phát hành một lần hoặc một số lần trong giới hạn số cổ phiếu đã được cấp

phép phát hành. Tuy nhiên trên thực tế việc quản lý và kiểm soát quá trình phát
hành chứng khốn tùy thuộc vào chính sách cụ thể của Nhà nước và Ủy ban
chứng khoán Nhà nước.
Sau khi phát hành, phần lớn những cổ phiếu nằm trong tay các nhà đầu tư
(các cổ đông), những cổ phiếu này gọi là những cổ phiếu đang lưu hành trên thị
trường. Tuy nhiên, có thể chính cơng ty phát hành mua lại một số cổ phiếu của mình
và nắm giữ chúng với mục đích nào đó. Những cổ phiếu được công ty mua lại như
vậy gọi là cổ phiếu ngân quỹ và số cổ phiếu đó được coi như tạm thời không lưu
hành, việc mua bán lại những cổ phiếu này phụ thuộc vào một số yếu tố:
- Tình hình cân đối vốn và khả năng đầu tư.
- Tình hình biến động thị giá chứng khốn trên thị trường.
- Chính sách đối với việc sáp nhập hoặc chống thơn tính cơng ty.
- Tình hình trên thị trường chứng khốn và quy định của Ủy ban chứng
khoán Nhà nước (Lưu Thị Hương, 2013).

10


Sự khác biệt giữa cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường là tỷ lệ trả cổ tức cổ
phiếu thường phụ thuộc vào lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Nếu doanh
nghiệp kinh doanh có lãi thì tỷ lệ trả cổ tức cho cổ phiếu thường có thể cao hơn
cổ phiếu ưu đãi. Điều này hồn tồn hợp lý vì việc đầu tư vào cổ phiếu thường
rủi ro hơn so với cổ phiếu ưu đãi.
Đối với doanh nghiệp khác như cơng ty TNHH, cơng ty có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngồi, các nguồn vốn góp bao gồm do chủ đầu tư bỏ ra, vốn do các bên
tham gia, các đối tác góp…Tỷ lệ và quy mơ góp vốn của các bên tham gia công
ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau (như luật pháp, đặc điểm ngành kinh tế kỹ thuật, cơ cấu liên doanh) (Phạm Quang Trung, 2012).
+ Bổ sung vốn từ lợi nhuận chưa phân phối
Quy mô số vốn ban đầu của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng, tuy
nhiên thông thường số vốn này cần được tăng theo quy mô phát triển của doanh

nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh, nếu doanh nghiệp hoạt
động có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có điều kiện thuận lợi để tăng trưởng nguồn
vốn. Nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận khơng chia là bộ phận lợi nhuận được sử
dụng tái đầu tư, mở rộng sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp (Phạm Quang
Trung, 2012).
Tự tài trợ bằng lợi nhuận không chia - nguồn vốn nội bộ là một phương
thức tạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn của các doanh nghiệp, vì
doanh nghiệp giảm được chi phí, giảm bớt sự phụ thuộc và bên ngoài. Rất nhiều
doanh nghiệp coi trọng chính sách tái đầu tư từ lợi nhuận để lại, họ đặt ra mục
tiêu phải có một khối lượng lợi nhuận để lại đủ lớn nhằm tự đáp ứng nhu cầu vốn
ngày càng tăng.
Nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận để lại chỉ có thể thực hiện được nếu như
doanh nghiệp đã và đang hoạt động và có lợi nhuận, được phép tiếp tục đầu tư.
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước thì việc tái đầu tư phụ thuộc không
chỉ vào khả năng sinh lời của bản thân doanh nghiệp mà cịn phụ thuộc vào chính
sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước.
Đối với cơng ty cổ phần thì việc để lại lợi nhuận liên quan đến một số yếu
tố rất nhạy cảm. Khi công ty để lại một phần lợi nhuận trong năm cho tái đầu tư,
tức là khơng dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần, các cổ đông không nhận
được tiền cổ tức nhưng bù lại họ có quyền sở hữu số cổ phần tăng lên của công
ty. Trị giá ghi sổ của các cổ phiếu sẽ tăng lên cùng với việc tự tài trợ bằng nguồn

11


vốn nội bộ. Điều này một mặt, khuyến khích cổ đông giữ cổ phiếu lâu dài, nhưng
mặt khác cũng giảm tính hấp dẫn trong ngắn hạn của cổ phiếu do cổ đông chỉ
nhận được một phần cổ tức bằng tiền (Phạm Quang Trung, 2012).
2.1.2.2. Huy động nợ của doanh nghiệp
Để bổ sung vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể

sử dụng nợ từ các nguồn: tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, vay thơng
qua phát hành trái phiếu, huy động bằng tín dụng thuê mua và các khoản phải trả
mang tính chu kỳ.
a. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng
Có thể nói rằng vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan
trọng nhất, không chỉ đối với sự phát triển của bản thân các doanh nghiệp mà cịn
đối với tồn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự hoạt động và phát triển của các doanh
nghiệp đều gắn liền với các dịch vụ tài chính do ngân hàng thương mại cung cấp,
trong đó có việc cung ứng các nguồn vốn.
Không một doanh nghiệp nào không vay vốn ngân hàng hoặc khơng sử
dụng tín dụng thương mại nếu doanh nghiệp đó muốn tồn tại vững chắc trên
thương trường. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp thường vay ngân
hàng để đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt
là đảm bảo đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp.
Về mặt thời hạn, vốn vay ngân hàng có thể được phân loại theo thời hạn
vay, bao gồm: vay ngắn hạn (dưới một năm), vay trung hạn (có thời hạn trên 12
tháng đến 5 năm), vay dài hạn (thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa có thể lên
đến 20 - 30 năm, cá biệt lên tới 40 năm). Tùy theo tính chất và mục đích sử dụng,
ngân hàng cũng có thể phân loại cho vay thành các loại như: cho vay đầu tư tài
sản cố định, cho vay đầu tư tài sản lưu động, cho vay để thực hiện dự án. Cũng
có những cách phân chia khác nhau như: cho vay theo ngành kinh tế, theo lĩnh
vực phục vụ hoặc theo hình thức bảo đảm tiền vay. Nguồn vốn tín dụng ngân
hàng có nhiều ưu điểm, nhưng nguồn vốn này cũng có những hạn chế nhất định.
Đó là các hạn chế về điều kiện tín dụng, kiểm sốt của ngân hàng và chi phí sử
dụng vốn (lãi suất).
Điều kiện tín dụng: các doanh nghiệp muốn vay tại các ngân hàng thương
mại cần đáp ứng được những yêu cầu đảm bảo an tồn tín dụng của ngân hàng.
Doanh nghiệp phải xuất trình hồ sơ vay vốn và những thông tin cần thiết mà

12



ngân hàng yêu cầu. Trước tiên, ngân hàng phải phân tích hồ sơ xin vay vốn, đánh
giá các thơng tin liên quan đến dự án đầu tư hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp vay vốn.
Các điều kiện bảo đảm tiền vay: khi doanh nghiệp xin vay vốn, nói chung
các ngân hàng thường yêu cầu doanh nghiệp đi vay phải có các bảo đảm tiền vay,
phổ biến nhất là tài sản thế chấp. Việc yêu cầu người vay có tài sản thế chấp
trong nhiều trường hợp làm cho bên đi vay không thể đáp ứng các điều kiện vay,
kể cả thủ tục pháp lý về giấy tờ, . . .do đó, doanh nghiệp cần tính đến yếu tố này
khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Sự kiểm soát của ngân hàng: một khi doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thì
doanh nghiệp cũng phải chịu sự kiểm sốt của ngân hàng về mục đích và tình
hình sử dụng vốn vay. Nói chung, sự kiểm sốt này khơng gây khó khăn cho
doanh nghiệp, tuy nhiên, trong một số trường hợp, điều đó cũng làm cho doanh
nghiệp có cảm giác bị “kiểm soát”
Lãi suất vay vốn: lãi suất vay vốn phản ánh chi phí sử dụng vốn. Lãi suất
vốn vay ngân hàng phụ thuộc vào tình hình tín dụng trên thị trường trong từng
thời kỳ. Nếu lãi suất vay quá cao thì doanh nghiệp phải gánh chịu chi phí sử dụng
vốn lớn và làm giảm thu nhập của doanh nghiệp. Có những thời kỳ lãi suất vay
vốn khá cao khiến cho khơng ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc mở rộng
sản xuất - kinh doanh (Lưu Thị Hương, 2013).
Các hình thức vay ngắn hạn ngân hàng phổ biến: vay luân chuyển và vay
theo hạn mức.
Vay luân chuyển là hình thức vay vốn mà doanh nghiệp được phép thực
hiện quay vòng nhiều lần vốn vay với chỉ một hợp đồng tín dụng. Với hình thức
vay vốn này doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí vì chỉ cần ký kết
một hợp đồng mà vay được nhiều lần. Thông thường hợp đồng vay luân chuyển
sẽ có giá trị trong một khoảng thời gian xác định thường là một năm. Trong
khoảng thời gian đó, ngân hàng sẽ tự động cấp vốn cho doanh nghiệp nhiều lần

mà không cần phải ký thêm bất cứ một hợp đồng nào.
Với hình thức vay theo hạn mức; theo hình thức này doanh nghiệp sẽ
được ngân hàng cấp cho một khoản tín dụng tối đa trong một khoảng thời gian
xác định. Để xây dựng hạn mức thích hợp, ngân hàng sẽ căn cứ vào nhu cầu kinh
doanh của doanh nghiệp, từ đó xác định nhu cầu vốn, khả năng thanh toán của
doanh nghiệp, rồi đối chiếu với khả năng cung cấp vốn của ngân hàng. Khi đó

13


×