Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đề xuất giải pháp cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sau đo đạc bản đồ địa chính tại huyện Thanh Oai, thành phố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN VĂN QUÝ

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẤP ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN
SAU ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TẠI

HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ: 8850103

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN BÁ LONG

Hà Nội, 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.


Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày … tháng …. năm 2020
Người cam đoan

Nguyễn Văn Quý


ii

LỜI CÁM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của
nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lịng biết ơn chân
thành tới q thầy cơ lãnh đạo và giảng viên Trường Đại học Lâm nghiệp,
Viện Quản lý đất đai và Phát triển nơng thơn, Phịng đào tạo Sau đại học đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo, TS. Nguyễn
Bá Long đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tơi hồn thành tốt luận văn này.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ Phịng Tài ngun và Mơi
trường - UBND huyện Thanh Oai, Lãnh đạo Văn phòng ĐKĐĐ Hà Nội chi
nhánh huyện Thanh Oai, lãnh đạo UBND xã và công chức địa chính 2 xã Dân
Hịa, Cao Dương đã cung cấp tài liệu, số liệu cho tơi để hồn thành luận văn
thuận lợi.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Văn Quý



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 4
1.1. Đất đai.................................................................................................. 4
1.2. Vai trò của đất đai ................................................................................ 5
1.3. Khái niệm về đăng ký đất đai ............................................................... 7
1.4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ..................................................... 8
1.4.1. Khái niệm ....................................................................................... 8
1.4.2. Vai trò của giấy chứng nhận QSD đất ............................................ 9
1.4.3. Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận QSD đất ................................... 11
1.4.4. Đối tượng và thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ............................ 13
1.5. Cấp đổi giấy chứng nhận .................................................................... 15
1.5.1. Các trường hợp được cấp đổi giấy chứng nhận ............................ 15
1.5.2. Trình tự, thủ tục cấp đổi GCN ...................................................... 15
1.5.3. Sự cần thiết của việc cấp đổi giấy chứng nhận sau đo đạc bản đồ
địa chính ................................................................................................ 17
1.6. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ..................................................................................... 17
1.6.1. Giai đoạn từ năm 1987 đến trước năm 1993 ................................ 17
1.6.2. Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2003 .......................................... 19
1.6.3. Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2013 .......................................... 20
1.6.4. Giai đoạn từ năm 2013 đến nay ................................................... 23



iv

1.7. Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và những gợi mở cho Việt Nam ................................... 24
1.7.1. Khái quát pháp luật của một số quốc gia về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu đất đai ........................................ 24
1.7.2. Những gợi mở đối với Việt Nam từ việc nghiên cứu, tìm hiểu pháp
luật và thực tiễn pháp lý về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc
cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai của một số nước.................. 26
Theo Sở tài nguyên và môi trường (2012): ............................................ 26
1.8. Thực trạng đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn
cả nước...................................................................................................... 29
1.9. Thực trạng đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận trên địa bàn thành phố
Hà Nội ...................................................................................................... 31
1.10. Tổng quan về dự án “Xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và
cơ sở dữ liệu quản lý đất đai thành phố Hà Nội” ....................................... 32
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ 33
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................... 33
2.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................ 33
2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 33
2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 34
2.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................ 34
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .......................................... 34
2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp............................................ 35
2.4.4. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, so sánh ............................... 36
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 37
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thanh Oai, thành

phố Hà Nội ................................................................................................ 37


v

3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 37
3.1.2. Các nguồn tài nguyên ................................................................... 39
3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ........................................... 41
3.1.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ........................................ 47
3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Oai ............ 52
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Oai. .................................... 52
3.2.2. Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2015-2018 ........................ 55
3.3. Đánh giá công tác đo đạc đối với đất ở, đất vườn, ao trong khu dân cư
theo dự án đo đạc tổng thể trên địa bàn huyện Thanh Oai ......................... 58
3.3.1. Quy trình triển khai dự án xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa
chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai thành phố Hà Nội ....................... 58
3.3.2. Đánh giá tiến độ dự án trên địa bàn huyện Thanh Oai từ thực tế hai
xã Dân Hòa và xã Cao Dương . ............................................................. 64
3.3.3. Khối lượng cấp đổi GCN đất ở, đất vườn, ao dự kiến sau đo đạc
bản đồ địa chính trên địa bàn huyện Thanh Oai .................................... 67
3.3.4. Đánh giá công tác cấp đổi giấy chứng nhận đất ở, đất vườn, ao
hiện nay trên địa bàn huyện Thanh Oai. ................................................ 69
3.4. Đánh giá tình hình thực hiện cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Thanh Oai .......................................................................... 71
3.4.1. Kết quả của công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Thanh
Oai ......................................................................................................... 71
3.4.2. Đánh giá công tác cấp đổi giấy chứng nhận đất nơng nghiệp. ..... 73
3.5. Những khó khăn vướng mắc trong công tác chỉnh lý, cấp đổi giấy GCN
sau đo đạc bản đồ địa chính trên địa bàn huyện Thanh Oai ....................... 77
3.5.1. Khó khăn trong việc đăng ký biến động, cấp đổi giấy chứng nhận

QSD đất ở, đất vườn, ao hiện nay .......................................................... 77


vi

3.5.2. Khó khăn đối với việc cấp đổi giấy chứng nhận sau đo đạc bản đồ
địa chính ................................................................................................ 78
3.5.3. Đối với việc cấp đổi giấy chứng nhận tại xã Cao Dương ............. 79
3.5.4. Đối với việc cấp đổi giấy chứng nhận tại xã Dân Hòa ................. 82
3.5.5. Đối với việc lựa chọn phương án tháo gỡ vướng mắc, tồn tại qua ý
kiến của nhân dân .................................................................................. 83
3.6. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả cấp đổi giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất sau đo đạc bản đồ địa chính trên địa bàn huyện Thanh
Oai ............................................................................................................ 85
3.6.1. Giải pháp chung ........................................................................... 85
3.6.2. Giải pháp cụ thể giải quyết các vướng mắc đối với GCN đã cấp
hiện nay ................................................................................................. 90
3.6.3. Đối với việc chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông
nghiệp sau đo đạc bản đồ địa chính. ...................................................... 90
3.6.4. Giải pháp tháo gỡ khó khăn từ thực tế tồn tại của các giấy chứng
nhận đã cấp ........................................................................................... 92
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ........................................................................ 95
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu


Giải thích

DĐĐT

Dồn điền đổi thửa

ĐKĐĐ

Đăng ký đất đai

GCN

Giấy chứng nhận

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

QSD

Quyền sử dụng

UBND

Ủy ban nhân dân


VPĐK

Văn phòng đăng ký

VPĐKĐĐ

Văn phòng đăng ký đất đai


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tổng giá trị sản xuất một số ngành chủ yếu tại huyện Thanh Oai
giai đoạn 2015 - 2018 ................................................................................... 42
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành
kinh tế từ năm 2015 đến 2018 ...................................................................... 44
Bảng 3.3. Hiện trạng diện tích, dân số, mật độ dân số huyện Thanh Oai ...... 47
Bảng 3.4. Tình hình biến động về nguồn lao động trên địa bàn huyện Thanh
Oai. .............................................................................................................. 49
Bảng 3.5. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân ........... 51
Bảng 3.6. Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Oai năm 2018 ..................... 52
Bảng 3.7. Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2015-2018 ......................... 55
Bảng 3.8. Đánh giá tiến độ thực hiện dự án tổng thể trên địa bàn 2 xã Dân
Hòa, xã Cao Dương ...................................................................................... 64
Bảng 3.9. Khối lượng GCN đất ở, đất vườn, ao dự kiến cần cấp mới và cấp
đổi sau đo đạc bản đồ địa chính .................................................................... 67
Bảng 3.10. Đánh giá cơng tác cấp đổi giấy chứng nhận đất ở, đất vườn, ao
nói chung trên địa bàn huyện Thanh Oai ...................................................... 69
Bảng 3.11. Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa và cấp giấy chứng nhận tại xã
Dân Hòa và xã Cao Dương ........................................................................... 72

Bảng 3.12. Tổng số giấy chứng nhận đất nông nghiệp được cấp trên địa bàn
huyện Thanh Oai .......................................................................................... 74
Bảng 3.13. Ý kiến đánh giá của hộ gia đình, cá nhân về việc đánh giá công tác
cấp đổi giấy chứng nhận đất nông nghiệp ..................................................... 75
Bảng 3.14. Ý kiến người dân về giải pháp đối với các trường hợp trên giấy
chứng nhận có mục đích sử dụng là chữ “T”, “Đất ở + vườn” ...................... 83


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ hành chính huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội ................ 37
Hình 3.2. Sơ đồ giai đoạn 1, cơng tác chuẩn bị ............................................. 58
Hình 3.3. Sơ đồ giai đoạn 2, đo đạc, thu thập thơng tin thửa đất ................... 60
Hình 3.4. Sơ đồ giai đoạn 3, đo đạc chi tiết, cấp giấy chứng nhận với trường
hợp chưa ghép biên kín ................................................................................ 61
Hình 3.5. Sơ đồ giai đoạn 3, đo đạc chi tiết, cấp giấy chứng nhận với trường
hợp đã ghép biên kín .................................................................................... 62
Hình 3.6. Sơ đồ giai đoạn 4, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ..................... 63


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là tư
liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, mọi hoạt động trong đời sống
con người đều gắn liền với đất đai. Tuy nhiên đất đai là có hạn, do vậy việc sử
dụng tiết kiệm và hiệu quả đất đai giúp tạo động lực phát triển kinh tế xã hội,
ổn định chính trị, chính vì vậy chúng ta cần có những quy định, chính sách
chặt chẽ trong công tác quản lý, sử dụng đất để có thể sử dụng đất đai một

cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.
Điều 53, 54 Hiến pháp 2013; Điều 4 Luật Đất đai năm 2013 quy định
đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất
quản lý, bên cạnh đó nhà nước cũng trao các quyền cho người sử dụng đất,
trong đó một trong các quyền cơ bản nhất và quan trọng nhất đối với người sử
dụng đất đó là quyền được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (khoản 1, điều 66, Luật
Đất đai năm 2013). Việc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vừa có
ý nghĩa quan trọng trong cơng tác quản lý nhà nước về đất đai, vừa mang lại
sự yên tâm để người dân sinh sống, sản xuất, tạo điều kiện cho việc phát huy
các tiềm lực của đất đai.
Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU ngày 29/8/2011 của Thành ủy
Hà Nội (khóa XV) về “Phát triển nơng nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng
bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011 - 2015” và Quyết định số
6264/QĐ-UBND ngày 27/11/2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc “phê
duyệt dự án Xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản
lý đất đai thành phố Hà Nội”, với mục đích đo đạc, chỉnh lý theo hiện trạng
đang sử dụng của toàn bộ các thửa đất nhằm quản lý hết các thửa đất đang có
trong địa bàn, Kết nối các hồ sơ pháp lý đang quản lý với hiện trạng đang sử


2
dụng (đến mức tối đa). Cấp lần đầu, cấp đổi giấy chứng nhận cho các hộ gia
đình, cá nhân có nhu cầu sau đo đạc bản đồ địa chính. Nằm trong chương
trình của dự án, Thanh Oai là một huyện đồng bằng nằm ở phía Tây Nam của
thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội 20 km về phía Bắc. Tồn
huyện có 20 xã và 01 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 12.385,56 ha. Phía
Bắc giáp quận Hà Đơng; Phía Đơng giáp huyện Thường Tín và huyện Thanh
Trì; Phía Tây giáp huyện Chương Mỹ; Phía Nam giáp huyện Ứng Hồ và
huyện Phú Xun;

Thanh Oai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, ở cửa ngõ thủ
đơ Hà Nội và có quốc lộ 21B đi qua, vị trí của huyện có lợi thế rất đặc biệt
cho phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, mở rộng thị trường, giao lưu hàng
hóa và thu hút vốn đầu tư. Thanh Oai có hệ thống giao thông khá thuận lợi
(đường Quốc lộ 21B; Đường tỉnh lộ 427, 429; đường đê sông Đáy và hệ
thống đường liên xã); ngồi ra các dự án: đường Trục phía Nam và đường
Vành đai 4 đang triển khai xây dựng thuận lợi cho đi lại, sản xuất, lưu thơng
hàng hóa phát triển kinh tế xã hội.
Cùng với những lợi thế về sự phát triển, nhu cầu cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất của người dân trên địa bàn huyện là rất cần thiết. Tuy
nhiên, cùng với những nhu cầu đó việc thực hiện cấp giấy chứng nhận sau đo
đạc bản đồ địa chính cũng cịn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần có sự
quan tâm vào cuộc, tháo gỡ của các cấp, các ngành để bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của người sử dụng đất cũng như phát huy được tối đa tiềm năng của
đất đai. Xuất phát từ những vấn đề trên tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu; “Đề
xuất giải pháp cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia
đình, cá nhân sau đo đạc bản đồ địa chính tại huyện Thanh Oai,
thành phố Hà Nội”.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần giải quyết khó khăn vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ cấp đổi
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau đo đạc địa chính trên địa bàn huyện
Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá công tác thành lập bản đồ địa chính trên địa bàn huyện
Thanh Oai, thành phố Hà Nội.

- Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa
bàn huyện Thanh Oai.
- Đánh giá các khó khăn, tồn tại trong công tác cấp đổi giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất hiện nay trên địa bàn huyện Thanh Oai.
- Đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm hồn thiện
cơng tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau đo đạc bản đồ địa chính.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài nghiên cứu
- Ý nghĩa khoa học: nghiên cứu góp phần bổ sung, hồn thiện cơ sở pháp
lý của cơng tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau đo đạc bản đồ địa
chính trên địa bàn huyện Thanh Oai nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho cơ quan có
thẩm quyền, các nhà quản lý đất đai đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả
công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện.


4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đất đai
Theo Huỳnh Thanh Hiền (2015), khái niệm đất đai (Land) Trong phạm
vi nghiên cứu về sử dụng đất các nhà đánh giá đất nhìn nhận đất đai là một
nhân tố sinh thái (theo FAO 1976), bao gồm các thuộc tính sinh học và tự
nhiên tác động đến sử dụng đất. Đây là lý luận có tính chất cơ sở thơng qua 4
kỳ hội thảo quốc tế từ năm 1972 - 1980. Học thuyết sinh thái học cảnh quan
ra đời và họ coi đất đai như là những vật mang của các hệ sinh thái. Đất đai
bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh
hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Các điều kiện tự
nhiên tạo nên chất lượng đất đai bao gồm các yếu tố sau:
- Đặc trưng về thổ nhưỡng: Bao gồm loại hình thổ nhưỡng, tính chất lý
hố học đất, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, kết von,…

- Đặc trưng về khí hậu: nhiệt độ, bức xạ mặt trời, ánh sáng, mưa gió,
sương muối,…
- Đặc trưng về nước: Ngập nước, chất lượng nước, khả năng tưới
tiêu,…
- Đặc trưng khác: Bao gồm địa hình, địa mạo, địa chất thuỷ văn,…
- Sinh vật,…và đặc biệt là hoạt động của con người.
Theo Christian và Stewart 1968, Brinkman và Smith 1973: “Một vạt
đất xác định về mặt địa lý là một diện tích của bề mặt trái đất với các thuộc
tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đốn được
của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như là: khí hậu, đất (soil),
điều kiện địa chất, điều kiện thuỷ văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt
động trước đây và hiện nay của con người, ở chừng mực mà các thuộc tính
này có ảnh hưởng đến việc sử dụng vạt đất đó của con người hiện tại và trong
tương lai”.


5
1.2. Vai trị của đất đai
Theo Phạm Tơn (2016), vai trò của đất đai với mỗi lĩnh vực khác
nhau đất đai lại đóng vai trị và ý nghĩa khác nhau. Cụ thể:
- Về mặt chính trị:
Đất đai là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, nói đến chủ quyền của
quốc gia người ta nghĩ đến những bộ phần cấu thành lãnh thổ bao gồm : vùng
trời , vùng biển và đất liền. Xác định quy mơ, diện tích, ranh giới đất đai của
một đất nước tức là xác định độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trên đất
liền của quốc gia đó. Chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia là vô cùng thiêng
liêng. Hàng ngàn năm lịch sử, thế hệ ông cha đã hi sinh xương máu, hi sinh
tất cả để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của dân tộc. Ngày nay, các cuộc chiến
âm thầm vẫn tiếp tục diễn ra nhằm tranh giành quyền sở hữu các vùng đất, vùng
biển đảo. Nói như vậy, để thể hiện tầm quan trọng vô cùng to lớn của đất đai,

không chỉ đem lại sự sống, sự giàu có, sự phồn thịnh cho con người mà nó cịn
thể hiện ý nghĩa dân tộc rất lớn, nó là sự tự tôn của bất kỳ dân tộc nào trên thế
giới. Như vậy, việc sở hữu và sử dụng đất đai như thế nào cho hợp lý để đảm
bảo sự phát triển ổn định, hịa bình ln là vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗi
quốc gia cũng như nhân loại và hơn hết là từng cá nhân.
-Về mặt tự nhiên:
Đất đai là món q vơ cùng q giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con
người, được hình thành trước khi lồi người xuất hiện. Đất đai đóng vai trò
quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội lồi người, nếu khơng có đất
đai sẽ khơng có bất kỳ một ngành sản xuất nào. Bởi mọi hoạt động sản xuất,
sinh hoạt của con người đều diễn ra trên đất. Trải qua hàng triệu năm tiến hóa
từ khi tổ tiên của chúng ta là loài vượn cổ qua q phát triển, thích nghi với
mơi trường sống, từ đi lại bằng bốn chi đến đi lại bằng hai chi và đứng thẳng
trên mặt đất, từ nguồn cung thức ăn phụ thuộc vào tự nhiên, đến khi con người


6
biết sử dụng đất đai để sản xuất, tạo ra nguồn cung thức ăn dồi dào mà không
phải phụ thuộc vào những thứ có sẵn trong tự nhiên. Từ việc lấy các hang động
làm nơi ở, đến việc dựng nhà ở tại những nơi thuận lợi cho việc đi lại và sản
xuất. Tất cả các q trình đó đều diễn ra trên đất đai. Khơng có đất đai, con
người cũng sẽ không xuất hiện và phát triển như ngày nay. Hay nói cách khác,
khơng có đất đai thì sẽ khơng có lồi người.
- Về mặt kinh tế- xã hội:
Đất đai tham gia mọi hoạt động kinh tế - xã hội của con người: tất cả
các hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội của các thôn làng đến thành thị đều
gắn liền với đất đai và đều được xác định vị trí xác định. Đất đai cịn là
ngun liệu, địa bàn cho nhiều ngành sản xuất nông - công nghiệp đặc biệt là
trong ngành xây dựng.
Đất đai kết hợp với các yếu tố khí hậu, thủy văn, địa hình, độ ẩm…

hình thành nên các vùng với những đặc trưng riêng về điều kiện tự nhiên và
tạo cho từng vùng những lợi thế riêng. Trên cơ sở những lợi đó những nhà
quản lý sẽ tận dụng để quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng.
Đất đai tham gia mọi hoạt động sản xuất vật chất của con người: Tùy theo
từng ngành cụ thể, từng loại hình sản xuất mà vai trị của đất đai có vị trí khác
nhau. Nhưng tất cả các hoạt động đó đều lấy đất đai làm địa bàn. Đặc biệt đối
với ngành nông nghiệp, vai trị của đất đai vơ cùng quan trọng, không chỉ là
địa bàn sinh sống, địa bàn xây dựng các cơng trình đất đai cịn vừa là tư liệu
lao động vừa là đối tượng lao động, giúp con người tạo ra của cải vật chất,
đáp ứng như cầu sống của mình. Đất đai là mơi trường sống, là nguồn cung
cấp dinh dưỡng cho gần như tất cả các loài thực vật trên trái đất. Cũng có thể
nói rằng khơng có đất đai thì cũng khơng có ngành nơng nghiệp.
Đất đai là một nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia và trở thành
một loại tài sản không thể thiếu, có giá trị to lớn đối với mỗi cá nhân và cộng


7
đồng. Để làm cơ sở cho cơ quan quản lý Nhà nước nắm chắc thông tin và
quản lý chặt chẽ tồn bộ đất đai theo pháp luật, từ đó đưa ra những biện pháp
quản lý và sử dụng đất có hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của người sử dụng đất.
1.3. Khái niệm về đăng ký đất đai
Theo Nguyễn Bá Long (2008), đăng ký đất đai là một thủ tục hành
chính do cơ quan nhà nước thực hiện với các đối tượng là tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân sử dụng đất, bởi nó thực hiện đăng ký đối với đất đai - một loại
tài sản đặc biệt có giá trị và gắn bó mật thiết mọi tổ chức, hộ gia đình và cá
nhân trong quá trình sản xuất và đời sống.
Đăng ký đất đai thực chất là q trình thực hiện cơng việc nhằm thiết
lập hồ sơ địa chính, xây dựng đầy đủ cho toàn bộ đất đai trong phạm vi từng
xã, phường, thị trấn trong cả nước và cấp GCNQSDĐ cho những người sử

dụng đất đủ điều kiện, làm hồ sơ để nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai
theo pháp luật.
Như vậy, đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính thiết lập hồ sơ địa
chính đầy đủ và cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hợp pháp nhằm
xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa nhà nước với người sử dụng đất, làm
cơ sở để nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai theo pháp luật và đảm bảo quyền
lợi hợp pháp của người sử dụng đất.
Theo khoản 1 Điều 95 Luật Đất đai 2013: Đăng ký đất đai là bắt buộc
đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý, đăng ký quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ
sở hữu.
Đăng ký đất đai gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Đăng ký ban đầu được tổ chức thực hiện lần đầu tiên trên
phạm vi cả nước để thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính ban đầu cho toàn bộ đất
đai và cấp GCNQSDĐ cho tất cả các chủ sử dụng đất đủ điều kiện.


8
- Giai đoạn 2: Đăng ký biến động đất đai thực hiện ở những địa phương
đã hoàn thành đăng ký đất ban đầu, do có biến động (diện tích, hình thể, chủ
sử dụng, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng…) nên phải có đăng ký lại để
thay đổi nội dung của hồ sơ địa chính đã thiết lập
1.4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1.4.1. Khái niệm
Theo mục 16, điều 3 Luật Đất đai 2013: Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư
pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản
khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Việc cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho các hộ

gia đình, cá nhân nhằm mục đích nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về đất
đai, tránh tình trạng lấn chiếm, tranh chấp của người sử dụng đất để họ yên
tâm chủ động sử dụng đất có hiệu quả cao nhất và thực hiện các quyền, nghĩa
vụ sử dụng đất theo pháp luật...
Điều 97 Luật Đất đai 2013 quy định, Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người
có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền
với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,
Giấy chứng nhận quyền sở hữu cơng trình xây dựng đã được cấp theo quy
định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng
trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi
sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản


9
khác gắn liền với đất; trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận
trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất theo quy định của Luật này.
1.4.2. Vai trò của giấy chứng nhận QSD đất
Theo Bùi Thị Thúy Hường (2015), Giấy chứng nhận QSD đất có các
vai trị sau:
- Đối với Nhà nước và xã hội, Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước thống nhất quản lý nên Nhà nước phải nắm rõ các thông tin liên quan
đến việc sử dụng đất, thông qua công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, Nhà nước có thể:

+ Giám sát hiện trạng sử dụng đất.
+ Kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất còn là tài liệu phục vụ việc đánh giá tính hợp
lý của hệ thống chính sách pháp luật, hiệu quả trong công tác tuyên truyền
phổ biến pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật, đánh giá xem Luật Đất đai
và các văn bản hướng dẫn thi hành đã đi vào cuộc sống chưa.
+ Phục vụ quản lý trật tự xã hội: Thực hiện tốt việc cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
sẽ giúp cho công tác thống kê, kiểm kê đất đai, quản lý Nhà nước đối với các
giao dịch liên quan đến bất động sản tốt hơn, làm lành mạnh thị trường bất
động sản. Cơng dân sử dụng nhà, đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất với tỷ lệ cao sẽ giúp họ
yên tâm hơn vì quyền lợi hợp pháp của họ được Nhà nước bảo hộ. Làm cho
xã hội văn minh thêm, nhân dân tin tưởng vào Chính quyền hơn, góp phần
vào việc đấu tranh phịng, chống diễn biến hịa bình của các thế lực thù địch
có âm mưu chống phá cách mạng nước ta.


10
- Đối với người dân: Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất với vai trò ghi nhận các
thông tin của thửa đất, của ngôi nhà thành chứng thư pháp lý, là sự đảm bảo
quyền lợi của người sử dụng đất, chủ sở hữu đối với nhà ở đó. Bởi lẽ, một khi
nhà, đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất tức là Nhà nước đã công nhận chủ quyền của
chủ sử dụng, chủ sở hữu. Chủ quyền đó sẽ được bảo hộ bởi chính sách pháp
luật. Như vậy, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, sự an toàn về quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở, chủ sở hữu - sử dụng sẽ được tăng cường.
- Hỗ trợ các giao dịch về bất động sản: Hầu hết các giao dịch trên thị

trường bất động sản hiện nay đều có tình trạng chung là thiếu thơng tin hoặc
thơng tin thiếu chính xác, khơng kịp thời. Những bất động sản được cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất tức là đã được đăng ký đầy đủ các thông tin cần thiết theo đúng quy
định của pháp luật. Những thơng tin đó là cơ sở để người tham gia vào thị
trường bất động sản đưa ra quyết định. Thực tế ít người muốn nhận chuyển
nhượng một thửa đất, mua một ngơi nhà chưa có Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vì cịn tiềm ẩn
tranh chấp, khiếu kiện, hoặc thông tin quy hoạch, hạn chế quyền sở hữu – sử
dụng chưa rõ, hay nguồn gốc nhà, đất chưa cụ thể…
- Khuyến khích đầu tư, mở rộng khả năng huy động vốn, phát triển thị
trường tài chính, tiền tệ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để cho người sử
dụng đất, sở hữu nhà ở, có thể vay vốn từ các tổ chức tín dụng ngân hàng
thơng qua việc thế chấp, bảo lãnh. Có thể góp vốn để liên doanh kinh doanh
sản xuất, làm nhiều sản phẩm cho xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao
động, hạn chế tệ nạn xã hội.


11
- Giảm thiểu tranh chấp về đất đai và nhà ở, nếu có tranh chấp thì dễ
giải quyết: Thực tế cho thấy những ngôi nhà và thửa đất đã được Nhà nước
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, được Nhà nước
công nhận chủ quyền thì việc tranh chấp nhà, đất rất ít xảy ra.
- Phục vụ việc thu thuế sử dụng đất, thuế tài sản, thuế chuyển
nhượng… Khi Nhà nước nắm được một cách chính xác thơng tin về thửa đất
và tài sản trên đất thì việc tính thuế sẽ trở nên dễ dàng, chính xác và hiệu quả
hơn, giúp Nhà nước tránh được tình trạng thất thu ngân sách, hồn thiện chủ
trương thực hiện công cụ quản lý đất đai bằng công cụ kinh tế, một trong bốn
công cụ, quy hoạch, pháp luật, hành chính và kinh tế.

1.4.3. Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận QSD đất
Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử
dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã,
phường, thị trấn mà có u cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung
cho các thửa đất đó.
- Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở
hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ
tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở,
tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận;
trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có u cầu thì cấp chung một Giấy
chứng nhận và trao cho người đại diện.
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất
được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản


12
khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định
của pháp luật.
Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền
với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được
miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất
hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và

họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi
tên một người.
- Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp
chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi
cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.
- Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với
số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng
nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh
giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, khơng có tranh
chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử
dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch
nhiều hơn nếu có.


13
Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh
giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo
đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần
diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo
quy định tại Điều 99 của Luật này.
1.4.4. Đối tượng và thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
Theo điều Điều 105 Luật Đất đai 2013.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,

quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với: Tổ chức, cơ sở
tôn giáo, Người Việt Nam định cư ở nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại
giao. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi
trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với: Hộ gia đình, cá
nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu
nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
- Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu cơng trình xây
dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn
liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu cơng trình xây dựng thì do cơ quan
tài ngun và mơi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ.
- Đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy
định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì Sở Tài nguyên


14
và Môi trường cấp GCNQSDĐ, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được
cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận
quyền sở hữu cơng trình xây dựng, trong các trường hợp sau:
+ Khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản thực hiện các quyền của
người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất;
+ Cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu cơng trình xây dựng.

- Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo
quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì việc cấp
Giấy chứng nhận cho các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thực
hiện như sau:
+ Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn
giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức,
cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở
gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về các trường hợp cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất khi thực hiện đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất và
việc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp.


15
1.5. Cấp đổi giấy chứng nhận
1.5.1. Các trường hợp được cấp đổi giấy chứng nhận
Các trường hợp người sử dụng đất được yêu cầu cấp đổi Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất được quy định tại khoản 1 Điều 76 Nghị định số
43/2014/NĐ-CP như sau:
- Việc cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,
Giấy chứng nhận quyền sở hữu cơng trình xây dựng đã cấp được thực hiện
trong các trường hợp sau:
+ Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu cơng trình xây dựng hoặc các loại Giấy
chứng nhận đã cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 sang loại Giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
+ Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng
nhận quyền sở hữu cơng trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng;
+ Do thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích
thước thửa đất;
+ Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên
của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ,
tên vợ và họ, tên chồng.
1.5.2. Trình tự, thủ tục cấp đổi GCN
- Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận
theo điều 10 Thơng tư số 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính gồm:
+ Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;
+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
+ Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy
chứng nhận.
- Văn phịng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công
việc sau:


×