Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.26 KB, 100 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ HIẾU

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN
DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Đà Nẵng – Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ HIẾU

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN
DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRƢƠNG SỸ QUÝ

Đà Nẵng – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi.


Các số liệu điều tra, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được công bố trong bất kỳ tài liệu nào khác.
Tác giả

Lê Thị Hiếu


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
5. Bố cục của luận văn .............................................................................. 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................... 4
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
TRONG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH ....................................... 9
1.1. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH .......................................................... 9
1.1.1. Quản lý nhà nƣớc về kinh tế ........................................................... 9
1.1.2 Tài nguyên du lịch.......................................................................... 11
1.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHAI THÁC
TÀI NGUYÊN DU LỊCH ............................................................................... 18
1.2.1. Tổ chức điều tra, đánh giá TNDL để xây dựng quy hoạch phát
triển du lịch, định kỳ đánh giá công tác khai thác, bảo vệ và tôn tạo TNDL . 22
1.2.2. Xây dựng và ban hành các quy định, định mức, quy trình, quy
chuẩn trong khai thác, bảo vệ và tôn tạo TNDL ............................................. 23
1.2.3. Xây dựng chiến lƣợc phát triển du lịch gắn liền khai thác, bảo vệ
và tôn tạo tài nguyên du lịch ........................................................................... 23

1.2.4. Tổ chức thực hiện các hoạt động thu phí sử dụng tài nguyên du
lịch ................................................................................................................... 24


1.2.5. Đầu tƣ bảo vệ, tôn tạo các TNDL của nhà nƣớc, hỗ trợ trong bảo
vệ TNDL của tổ chức, cá nhân........................................................................ 25
1.2.6. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục du khách và cộng đồng tham gia
bảo vệ tài nguyên du lịch ................................................................................ 26
1.2.7. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác khai thác, bảo vệ và tôn
tạo tài nguyên du lịch ...................................................................................... 26
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QLNN VỀ KHAI
THÁC TNDL .................................................................................................. 26
1.3.1. Bản chất và đặc điểm của loại tài nguyên du lịch......................... 26
1.3.2. Nhận thức về trách nhiệm bảo vệ TNDL của các lãnh đạo ngành
du lịch .............................................................................................................. 28
1.3.3. Nhận thức về chiến lƣợc phát triển du lịch bền vững của các doanh
nghiệp du lịch .................................................................................................. 28
1.3.4. Đặc điểm của nguồn khách và ý thức của du khách ..................... 29
1.3.5. Đặc điểm và ý thức cộng đồng của cƣ dân địa phƣơng ................ 30
1.4 CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CƠNG TÁC QLNN VỀ KHAI THÁC tài
nguyên du lịch ................................................................................................. 32
1.4.1. Các tiêu chí về công tác kiểm kê, đánh giá TNDL ....................... 32
1.4.2. Các tiêu chí đánh giá về các văn bản pháp lý điều chỉnh việc khai
thác, bảo vệ, đầu tƣ tôn tạo TNDL .................................................................. 32
1.4.3. Các tiêu chí đánh giá về chiến lƣợc phát triển DL gắn liền với khai
thác, bảo vệ TNDL .......................................................................................... 33
1.4.4. Các tiêu chí đánh giá về hoạt động thu phí sử dụng TNDL ......... 33
1.4.5. Các tiêu chí đánh giá hoạt động đầu tƣ bảo vệ và tôn tạo tài
nguyên du lịch ................................................................................................. 33
1.4.6. Các tiêu chí đánh giá về cơng tác tun truyền, giáo dục du khách

và cộng đồng tham gia bảo vệ TNDL ............................................................. 33


1.4.7. Các tiêu chí đánh giá về cơng tác đào tạo nguồn nhân ực phục vụ
công tác QLNN về TNDL. .............................................................................. 34
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 35
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG ...................................................................................................... 36
2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN
QUA ................................................................................................................ 36
2.1.1. Tình hình phát triển nguồn khách ................................................. 36
2.1.2. Tình hình phát triển hệ thống doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng phục vụ
du lịch .............................................................................................................. 37
2.1.3. Tình hình phát triển loại hình, sản phẩm và thị trƣờng du lịch
thành phố Đà Nẵng.......................................................................................... 38
2.2. TÀI NGUYÊN DU LỊCH ĐÀ NẴNG..................................................... 39
2.2.1.Tài nguyên du lịch thiên nhiên....................................................... 40
2.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa ........................................................... 43
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG KHAI THÁC TÀI
NGUYÊN DU LỊCH ĐÀ NẴNG ................................................................... 45
2.3.1. Thực trạng hoạt động khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch Đà
Nẵng ................................................................................................................ 45
2.3.2. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý nhà nƣớc về khai thác
tài nguyên du lịch tại Đà Nẵng ........................................................................ 54
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 69
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG
TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU
LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TRONG THỜI GIAN TỚI ........ 70
3.1. CƠ SỞ CỦA XÂY DỰNG PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ......... 70



3.1.1. Mục tiêu và chiến lƣợc phát triển du lịch ..................................... 70
3.1.2. Các văn bản của nhà nƣớc về du lịch............................................ 71
3.2. PHƢƠNG HƢỚNG TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH ..................................... 72
3.3. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH ........ 72
3.3.1. Khẩn trƣơng điều tra, khảo sát tài nguyên du lịch và thực trạng
khai thác tài nguyên du lịch ............................................................................ 72
3.3.2. Rà soát, xây dựng lại chiến lƣợc phát triển du lịch Đà Nẵng theo
hƣớng phát triển du lịch bền vững .................................................................. 73
3.3.3. Hoàn thiện các văn bản pháp lý về khai thác và bảo vệ tài nguyên
du lịch .............................................................................................................. 78
3.3.4. Rà soát lại và xây dựng các mức phí sử dụng tài nguyên du lịch,
đặc biệt là giá phí cho th đất có điều kiện phát triển các dịch vụ du lịch ... 80
3.3.5. Khuyến khích, hỗ trợ các cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cƣ
trong bảo vệ và đầu tƣ tôn tạo tài nguyên du lịch ........................................... 81
3.3.6. Xây dựng và triển khai chƣơng trình tuyên truyền cho du khách,
cộng đồng về khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch ..................................... 82
3.3.7. Xây dựng đội ngũ chuyên trách về quản lý tài nguyên du lịch .... 86
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu


STT

Nguyên nghĩa

1

UBND

Ủy ban nhân dân

2

TNDL

Tài nguyên du lịch

3

QLNN

Quản lý nhà nƣớc

4

KT- XH

Kinh tế - Xã hội

5


DL

Du lịch

6

PTDL

Phát triển du lịch

7

SPDL

Sản phẩm du lịch

8

HĐDL

Hoạt động du lịch

9

DLBV

Du lịch bền vững

10


DN

Doanh nghiệp

11

BV&TT

Bảo vệ và tôn tạo

12

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

13

BQL

Ban quản lý

14

TP ĐN

Thành phố Đà Nẵng


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1.

Tình hình phát triển nguồn khách du lịch Đà Nẵng thời gian
qua

Trang

35

2.2.

Đánh giá công tác Kiểm kê, đánh giá TNDL Đà Nẵng

53

2.3.

Đánh giá việc khai thác TNDL Đà Nẵng theo quy hoạch

58

2.4.

Đánh giá công tác xây dựng và thực thi các văn bản pháp lý
về khai thác và bảo vệ TNDL Đà Nẵng


60

2.5.

Đánh giá việc thực hiện thu phí sử dụng TNDL tại Đà Nẵng

63

2.6.

Đánh giá công tác đầu tƣ tôn tạo TNDL tại Đà Nẵng

65

2.7.

2.8.

Đánh giá công tác truyền thông về khai thác và bảo vệ
TNDL tại Đà Nẵng
Đánh giá công tác đào tạo nguồn nhân lực cho QLNN về
TNDL tại Đà Nẵng

66

67


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Đà Nẵng không chỉ là trung tâm kinh tế và văn hóa mà cịn
là trung tâm du lịch của miền Trung. Du lịch đƣợc coi là ngành kinh tế mũi
nhọn của Đà Nẵng, du lịch phát triển đã góp phần to lớn vào sự phát triển KTXH của thành phố, góp phần quảng bá hình ảnh thành phố trên phạm vi quốc
gia và toàn thế giới.
Một trong những yếu tố cơ bản của sự thành cơng đó là TP Đà Nẵng đã
sở hữu TNDL đa dạng và biết cách khai thác nó.
Năm 2005, biển Đà Nẵng đƣợc vinh dự là 1 trong 6 bãi biển quyến rũ
nhất hành tinh do tạp chí Forbes bình chọn.
Năm 2015, New York Times bình chọn Đà Nẵng là một trong những
điểm đến lý tƣởng trên thế giới.
Nắm bắt đƣợc tiềm năng đa dạng và các cơ hội phát triển của du lịch
Đà Nẵng, UBND TPĐN đã khẳng định phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển
của thành phố đến năm 2020 là “Đầu tƣ phát triển mạnh DL thành ngành kinh
tế mũi nhọn của thành phố, xây dựng thành phố trở thành trung tâm DL lớn
của đất nƣớc”. Khai thác TNDL một cách hợp lý là một trong những vấn đề
xã hội có tính chất tồn cầu, là mối quan tâm lớn của toàn nhân loại, của hầu
hết các điểm DL nói chung và TP ĐN nói riêng. Tuy nhiên, sự phát triển
nhanh chóng của du lịch Đà Nẵng đã dẫn đến một vấn đề muôn thuở của khai
thác tài nguyên, đó là sự mâu thuẫn giữa khai thác và bảo tồn, mâu thuẩn giữa
lợi ích của thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau, giữa kinh tế, môi trƣờng và xã
hội. Vấn đề đặt ra đối với Đà Nẵng hiện nay là làm thế nào để vừa có thể thực
hiện khai thác TNDL hấp dẫn du khách, đáp ứng các mục tiêu kinh tế nhƣng
không ảnh hƣởng đến môi trƣờng, phúc lợi của dân cƣ.


2
Bản thân những khuyết tật của cơ chế thị trƣờng không cho phép thị

trƣờng tự giải quyết vấn đề này mà chính Nhà nƣớc là ngƣời phải giải quyết.
Thực hiện điều này địi hỏi UBND TPĐN và cả Chính phủ phải quan tâm, tìm
mọi biện pháp để quản lý khai thác TNDL một cách đúng đắn, coi đây là vấn đề
có tính cấp bách, góp phần khơng nhỏ vào phát triển bền vững của thành phố.
TNDL muốn khai thác tốt, địi hỏi phải có sự kết hợp giữa khả năng
kinh doanh DL và khả năng quản lý tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của
các ngành liên quan. Các điểm DL chỉ trở nên hấp dẫn khi việc khai thác
TNDL có hiệu quả. Chính vì vậy, việc quản lý khai thác hiệu quả tài nguyên
là vấn đề cấp thiết, góp phần quan trọng trong sự tăng trƣởng và phát triển của
ngành DL.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài: "Quản lý nhà
nƣớc về khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng"
để làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý kinh tế với
mong muốn làm sáng tỏ thực trạng QLNN đối với khai thác TNDL trên địa
bàn TP Đà Nẵng, giúp các nhà lãnh đạo tỉnh có thêm thơng tin đƣợc kiểm
chứng nhằm phục vụ cho việc ra quyết định chính sách phù hợp để phát triển
du lịch trên địa bàn TP trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp để hoàn thiện hoạt động quản lý
nhà nƣớc về khai thác TNDL tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Để thực hiện đƣợc mục tiêu trên, mục tiêu cụ thể đƣợc đặt ra là:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn QLNN về khai thác
TNDL.
- Phân tích thực trạng cơng tác QLNN về khai thác TNDL thành phố


3
Đà Nẵng trong thời gian qua.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện công tác QLNN về khai thác
TNDL ở thành phố Đà Nẵng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Với mục tiêu đã xác định nhƣ trên, đối tƣợng nghiên cứu sẽ là những
hoạt động quản lý của chính quyền đối với việc khai thác TNDL trên địa bàn
TP Đà Nẵng.
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu việc khai thác TNDL
trong phạm vi TP Đà Nẵng.
- Về thời gian: Nghiên cứu đánh giá thực trạng khai thác TNDL từ
những năm du lịch Đà Nẵng phát triển bùng nổ từ 2010 đến 2017, khảo sát
chi tiết giai đoạn 2014 - 2017; các giải pháp đề ra cho triển khai thực hiện đến
năm 2025.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu:
Phƣơng pháp nghiên cứu chính là phƣơng pháp duy vật biện chứng: đi
từ nội dung QLNN trong kinh tế nói chung qua QLNN trong khai thác tài
nguyên đến QLNN về khai thácTNDL, sử dụng lý luận để soi rọi thực tiễn.
Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng:
+ Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống, từ nghiên cứu đầu vào, đầu ra của hệ
thống để giải mã những quan hệ bên trong hệ thống.
+ Phƣơng pháp thống kê, so sánh: Sử dụng các số liệu thống kê để phân
tích, so sánh từ đó đƣa ra các kết luận làm cơ sở đề xuất các giải pháp hồn
thiện cơng tác QLNN về khai thác TNDL trên địa bàn TP Đà Nẵng.


4
- Phương pháp thu thập d liệu: Luận văn chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ
cấp có đƣợc từ các báo cáo thống kê và các báo cáo kết quả phát triển du lịch

hằng năm trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2017 của TP Đà Nẵng, các đề
tài, sách tham khảo, các bài báo khoa học chuyên ngành, các luận án tiến sỹ,
luận văn thạc sỹ; trực tuyến trên Internet.
5. Bố cục của luận văn
Nội dung nghiên cứu của đề tài đƣợc chia làm 3 chƣơng cụ thể:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nƣớc trong khai thác
tài nguyên du lịch
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về khai thác tài nguyên du lịch
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng giải pháp tăng cƣờng trong QLNN về khai
thác tài nguyên du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong luận văn này, tác giả đã sử dụng một số tài liệu, tƣ liệu tham
khảo khác nhau để làm tiền đề cơ sở lý luận cho vấn đề mình nghiên cứu nhƣ:
- Sách “Quản lý Nhà nước về kinh tế” GS.TS Phan Huy Đƣờng (2015),
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.Nội dung cuốn sách đã đúc kể lý luận và thực
tiễn QLNN về kinh tế trong nền kinh tế thị trƣờng hiện đại trong quá trình đổi
mới nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN ở Việt Nam. Giáo trình đã khái
quát các khái niệm, phạm trù, các yếu tố, bộ phận cấu thành, các chức năng,
nguyên tắc, phƣơng pháp, tổ chức bộ máy, thông tin và quyết định quản lý,
cán bộ, công chức QLNN về kinh tế.
- Trong bài giảng “QLNN về kinh tế” TS. Lê Bảo (2016), tác giả đã nêu
nhƣng vấn đề lý luận chung về QLNN về kinh tế, chức năng, nhiệm vụ, đối
tƣợng, phạm vi và nội dung, phƣơng thức, công cụ và chiến lƣợc trong QLNN
về kinh tế. Đặc biệt là sự cần thiết khách quan của QLNN về kinh tế.


5
- Sách “Kinh tế phát triển” PGS.TS Bùi Quang Bình (2012), NXB
Thơng tin và truyền thơng, HN. Giáo trình cung cấp các kiến thức toàn diện

về phát triển kinh tế. Phát triển là một quá trình vận động đi lên, là một q
trình lâu dài, ln thay đổi và sự thay đổi đó theo hƣớng ngày càng hồn
thiện. Giáo trình cũng đã đề cập đến phát triển bền vững, đó là sự phát triển
mạnh mẽ, liên tục của nền kinh tế, đồng thời với việc lành mạnh hóa xã hội và
bảo vệ môi trƣờng. Phát triển bền vững đƣợc coi là sự kết hợp giữa sự phát
triển và bảo vệ môi trƣờng, là sự cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trƣờng.
- Sách “A community Approach” của Peter E.Murphy (1986), NXB
Routledge. Giáo trình đƣa ra góc nhìn mới hơn về du lịch bằng phƣơng pháp
tiếp cận về DLST và DLCĐ, những sáng kiến sẽ đƣợc khuyến khích nhằm
tăng lợi ích cho ngƣời dân với việc cùng tham gia xây dựng SPDL dựa vào
nguồn TNDL vốn có của địa phƣơng.
- Sách “Địa lý du lịch” của PTS Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) cùng
tập thể tác giả (1996), NXB Giáo dục Việt Nam. Các tác giả đã phân tích sâu
về tiềm năng du lịch của mỗi vùng có giá trị đối với trong và ngồi nƣớc. Qua
đó ngƣời làm du lịch có thể xác định những tuyến, điểm du lịch thích hợp
nhất để tổ chức các HĐDL cho phù hợp với khách du lịch nội địa cũng nhƣ
khách quốc tế.
- Sách “Tài nguyên du lịch” của Bùi Thị Hải Yến (chủ biên) và Phạm
Hồng Long (2012), NXB Giáo dục. Tác giả đã trình bày những vấn đề lí luận
và bức tranh chung về TNDL, điều tra, đánh giá TNDL, đánh giá tác động của
các HĐDL đến tài nguyên và môi trƣờng, quản lí, sử dụng, bảo vệ và tơn tạo
tài nguyên môi trƣờng du lịch. Tác giả cũng đã chỉ ra thực tế những địa
phƣơng, quốc gia quan tâm, ƣu tiên đầu tƣ cho quản lý, sử dụng, bảo vệ, tôn
tạo, phát triển du lịch đúng đắn, hợp lý, khoa học cho ngành du lịch phát triển
mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Cuốn sách cũng đã


6
đƣa ra 7 nhóm giải pháp bảo vệ TNDL trong đó nhấn mạnh đến việc quy
hoạch phát triển du lịch bền vững, ƣu tiên phát triển các loại hình du lịch sinh

thái, văn hóa có lợi cho bảo vệ tài nguyên và có trách nhiệm nâng cao chất
lƣợng cuộc sống cho cộng đồng, đồng thời khuyến khích sự tham gia của
cồng đồng địa phƣơng vào PTDL và bảo vệ tài ngun mơi trƣờng du lịch bởi
họ là chủ thể chính yếu trong khai thác và bảo tồn các tài nguyên này, chú
trọng đến công tác nghiên cứu đánh giá và dự báo tác động của HĐDL đến tài
nguyên làm cơ sở cho việc lập, thực thi các dự án, đây là điểm mấu chốt giúp
các bên liên quan ra các quyết định đầu tƣ một dự án hay không.
- Sách “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” của Phạm Trung
Lƣơng (chủ biên) cùng tập thể tác giả (2000), NXB Giáo dục. Tác giả đã góp
phần vào việc nâng cao những hiểu biết về tài nguyên và môi trƣờng du lịch
nói chung, về tài ngun và mơi trƣờng du lịch Việt Nam nói riêng. Qua đó
có thể có đƣợc những thơng tin bổ ích, những nhìn nhận khách quan và đúng
đắn hơn. Để có những hành động tích cực hơn góp phần vào sự phát triền bền
vững của du lịch Việt Nam trên quan điểm tài nguyên và môi trƣờng.
- Sách “Kinh tế và du lịch” GS.TS. Nguyễn Văn Đính & TS. TRần
Thị Minh Hịa (2006), NXB Lao động - xã hội Hà Nội. Giáo trình nêu ra
những vấn đề kinh tế du lịch nhƣ: Lao động, cơ sở vật chất - kỹ thuật, chất
lƣợng dịch vụ và hiệu quả kinh tế du lịch. Mặt khác, những vấn đề quản lý
nhƣ PTDL, tổ chức và quản lý ngành du lịch ở Việt Nam và thế giới cũng
đƣợc đề cập trong giáo trình này.
- Sách “Kinh tế du lịch” TS. Trƣơng Sỹ Quý & Hà Quang Thơ (1995),
Đại Học Huế. Giáo trình đã cung cấp những khái niệm cơ bản trong du lịch;
nghiên cứu về nhu cầu du lịch, các loại hình du lịch, quan hệ cung cầu và tính
thời vụ trong du lịch; chất lƣợng phục vụ du lịch. Đặc biệt giáo trình có đề
cập đến các nội dung của điểm du lịch, mạng lƣới du lịch. Từ việc nghiên cứu


7
mạng lƣới du lịch, ta có thể xem xét kết hợp với điểm du lịch của vùng khác
hoặc ở các nƣớc khác, xây dựng các điểm du lịch bổ sung, từ đó sẽ hình thành

nhiều SPDL mới, hồn chỉnh hơn, giúp giữ khách du lịch lƣu trú lại nhiều
ngày, mở rộng thị trƣờng du lịch.
- Sách “Quy hoạch du lịch”, Bùi Thị Hải Yến (2006), NXB Giáo dục,
Hà Nội.Nội dung cuốn sách hƣớng dẫn làm rõ các dẫn luận quy hoạch du
lịch: Lịch sử phát triển khoa học quy hoạch DL, khái niệm quy hoạch DL,
nguyên tắc quy hoạch DL, tiềm năng và các điều kiện quy hoạch DL. Tổ chức
thực hiện và đánh giá tác động từ các dự án quy hoạch PTDL đến tài nguyên
và môi trƣờng. Kinh nghiệm của thế giới về quy hoạch ở vùng biển, vùng núi,
vùng nông thôn và ven đô. Nội dung của cuốn sách nhằm tổng quát những
vấn đề lý luận và thực tiễn quy hoạch DL ở Việt Nam và trên thế giới.
Bên cạnh các giáo trình, sách tham khảo nêu trên, đề tài cịn kế thừa
các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến khai thác TNDL của các tác giả
trƣớc đây nhƣ:
- Cơng trình “Nghiên cứu xây dựng SPDL Đà Nẵng từ tài nguyên văn
hóa” của TS. Trần Thị Mai An (2014), Đại học Đà Nẵng.
- Cơng trình “Mơi trƣờng du lịch Đà Nẵng cần đƣợc bảo vệ” của TS.
Đinh Thị Thi (2010), Tạp chí du lịch Việt Nam.
- Cơng trình “Xây dựng mơ hình điểm Du lịch sinh thái” của TS. Đinh
Thị Thi (2011), Tạp chí Khoa học và cơng nghệ Đại học Đà Nẵng.
- Cơng trình “Thực trạng và một số giải pháp nhằm PTDL Đà Nẵng”
của Hoàng Thanh Hiền và Nguyễn Thị Nhƣ Liêm (2010), Tạp chí Khoa học
và cơng nghệ Đại học Đà Nẵng.
- Cơng trình “Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường du
lịch”, của Trần Xuân Ảnh (2007) Tạp chí Quản lý nhà nƣớc.
- Cơng trình “Một số suy nghĩ về công tác quản lý nhà nước đối với


8
ngành du lịch”, Trịnh Đăng Thanh (2009), Tạp chí Quản lý nhà nƣớc, (98).
- Cơng trình “Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm

2010”, Vũ Khoan (2005), Tạp chí Du lịch, (11).
- Cơng trình “Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch
ở tỉnh Nghệ An”, Vũ Thị Nga (2015), Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngồi ra, đề tài nghiên cứu cịn tiếp cận một số bài báo, các quyết định
về khai thác TNDL của UBND TP Đà Nẵng. Các cơng trình cơng bố ở trên đã
đánh giá thực trạng việc khai thác, đề xuất các ý kiến phát triển sản phẩm du
lịch. Tuy nhiên, đến nay vẫn chƣa có nghiên cứu nào đi vào giải quyết đầy đủ
các mục tiêu mà đề tài này đặt ra, mà chỉ phần nào giúp luận văn có một số tƣ
liệu tiếp cận, từ đó tác giả có cơ sở để hồn thiện đề tài “Quản lý nhà nước về
khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”.


9
CHƢƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
TRONG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH
1.1. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH
1.1.1. Quản lý nhà nƣớc về kinh tế
QLNN là quản lý hành chính, bao gồm toàn bộ hoạt động chấp hành
điều hành của các cơ quan nhà nƣớc không thuộc bộ phận lập pháp và tƣ pháp
nhằm phát triển KT–XH, giữ gìn trật tự xã hội và thỏa mãn những yêu cầu
của xã hội.
Theo Giáo trình quản lý nhà nƣớc về kinh tế: “QLNN là sự tác động có
tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội
và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ
xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện nh ng chức năng và nhiệm vụ của
Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc
XHCN”(14,407).

QLNN về kinh tế là nói đến việc nhà nƣớc thực hiện chức năng quản lý
kinh tế bằng pháp luật, bằng hệ thống các chính sách, quy chế điều hành các
quan hệ vĩ mô, không làm thay đổi, không giải quyết những công việc thuộc
quyền tự chủ của các đơn vị kinh doanh. QLNN về kinh tế là quản lý toàn bộ
nền kinh tế quốc dân với tính cách là một hệ thống lớn và phức tạp do vô số
các phần tử nhỏ ở các cấp độ khác nhau hợp thành.
Tuy cơ chế thị trƣờng có khả năng tự điều chỉnh để tuy làm cho nền
kinh tế phát triển năng động và hiệu quả nhƣng cơ chế thị trƣờng không thể
tránh những khuyết tật. Đó là nguy cơ dẫn đến độc quyền, không công bằng,
không giải quyết những hiệu ứng ngoại lai và khủng hoảng có chu kỳ. Vì vậy,


10
trong thực tế, hầu hết các quốc gia đều chọn hƣớng vận hành nền kinh tế theo
mơ hình hỗn hợp, tức sử dụng cơ chế thị trƣờng có sự điều tiết của Nhà nƣớc
ở các mức độ khác nhau.
Nƣớc ta đi theo con đƣờng phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng
xã hội chủ nghĩa. Điều 52 Hiến pháp nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2013 đã xác định vai trò và chức năng của Nhà nƣớc nƣớc ta trong
quản lý kinh tế “Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết
nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công,
phân cấp, phân quyền trong QLNN; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm
tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân”.
Hiện nay, Nhà nƣớc có chức năng bảo vệ lợi ích giai cấp trong lĩnh vực
kinh tế; điều chỉnh sao cho mọi quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế đƣợc
thực hiện một cách tối ƣu về kinh tế, công bằng, văn minh về xã hội; hỗ trợ
công dân làm kinh tế và bảo vệ kinh tế nhà nƣớc, bảo đảm cho kinh tế nhà
nƣớc thực sự là công cụ đắc lực cùng với công cụ cƣỡng chế, công cụ tuyên
truyền, thuyết phục.
So với hoạt động quản lý của các chủ thể khác trong xã hội, QLNN có

những điểm khác biệt sau đây:
- Chủ thể QLNN là cơ quan chính quyền các cấp, cán bộ, cơng chức có
thẩm quyền phù hợp với chức năng nhiệm vụ đƣợc giao. Những chủ thể này
tham gia vào quá trình tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nƣớc về lập pháp,
hành pháp, và tƣ pháp theo luật định.
- Đối tƣợng của QLNN bao gồm tất cả các tổ chức, cá nhân sinh sống
và hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia,
các nguồn tài nguyên thiên nhiên và xã hội đƣợc khai thác sử dụng vào quá
trình cung cấp các sản phẩm theo nhu cầu xã hội.
- QLNN có tính toàn diện, bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã


11
hội nhƣ: Chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phịng, ngoại giao…
- QLNN mang tính quyền lực Nhà nƣớc, sử dụng cơng cụ pháp luật,
chính sách, kế hoạch để quản lý xã hội.
- Mục tiêu QLNN là đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững KTXH, mọi ngƣời có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn
diện.
1.1.2 Tài nguyên du lịch
a. Khái niệm
Có nhiều quan niệm khác nhau về tài nguyên du lịch.
Theo I.I. Pirojnik (năm 1985): “TNDL là những tổng thể tự nhiên, văn
hóa – lịch sử và những thành phần của chúng giúp cho việc phục hồi, phát
triển thể lực, tinh lực, khả năng lao động và sức khỏe của con ngƣời mà chúng
đƣợc sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo ra dịch vụ du lịch gắn liền với
nhu cầu ở thời điểm hiện tại hay tƣơng lai và trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật
cho phép”.
Trong cuốn Địa lý du lịch, Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) và các đồng
tác giả cho rằng “TNDL là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành
phần của chúng góp phần khơi phục, phát triển thể lực, trí tuệ của con ngƣời,

khả năng lao động và sức khỏe của họ. Những tài nguyên này đƣợc sử dụng
cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch.” (28,48).
Ngô Tất Hổ (năm 2000) cho rằng: “Tất cả giới tự nhiên và xã hội lồi
ngƣời có sức hấp dẫn khách du lịch, có thể sử dụng cho ngành du lịch, có thể
sản sinh ra hiệu quả KT - XH và mơi trƣờng đều có thể gọi là TNDL”.
Theo Tiến sĩ Trƣơng Sỹ Quý: “TNDL là những yếu tố tự nhiên hoặc
những cơng trình do con ngƣời tạo ra khơng với mục đích sử dụng cho du lịch
nay đƣợc sử dụng trong du lịch nhằm tạo ra hay tạo điều kiện thuận lợi để tạo


12
ra các dịch vụ tham quan, giải trí cho du khách”.1
Luật Du lịch (2017) định nghĩa: TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố
tự nhiên, di tích lịch sử - văn hố, cơng trình lao động sáng tạo của con ngƣời
và các giá trị nhân văn khác có thể đƣợc sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du
lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du
lịch, đô thị du lịch (19,2).
Từ những luận điểm trên có thể thấy đƣợc điểm chung của TNDL, đó
là những điều kiện tự nhiên và nhân tạo có thể khai thác phục vụ nhu cầu
tham quan, giải trí của du khách, bao gồm cả những yếu tố đang khai thác và
chƣa khai thác. Mức độ khai thác tiềm năng DL phụ thuộc vào nhu cầu của
con ngƣời. Nhu cầu này ngày càng gia tăng và càng đa dạng phụ thuộc vào
mức độ và trình độ dân trí, khả năng nghiên cứu, phát hiện, đánh giá TNDL
cịn tiềm ẩn, trình độ phát triển khoa học, cơng nghệ tạo ra phƣơng tiện khai
thác TNDL đó.
Chung quy các quan niệm đều đề cập đến các yếu tố tự nhiên và các giá
trị văn hóa do con ngƣời tạo ra có sức hấp dẫn với du khách.
b. Vai trị của tài nguyên du lịch trong phát triển du lịch
TNDL là một trong những yếu tố cơ bản hình thành nên các SPDL.
TNDL là yếu tố đầu vào không thể thiếu để tạo ra các dịch vụ tham quan, giải

trí tạo nên sức hấp dẫn du khách của vùng mà thông qua điều này, nó ảnh
hƣởng trực tiếp đến sự phân bố, quy mô, cấp chất lƣợng, phong cách của tất
cả các dịch vụ khác trong cấu trúc SPDL, bao gồm cả dịch vụ lƣu trú, ăn
uống, vận chuyển, mua sắm,…Sự phong phú và đa dạng của TNDL đã tạo
nên sự phong phú và đa dạng của SPDL và độ hấp dẫn khách DL ngày càng
tăng. TNDL không di chuyển đƣợc và từ đó SPDL cũng khơng di chuyển

1

Trƣơng Sỹ Q, Phương pháp luận kiểm kê và đánh giá tài nguyên du lịch. Vận dụng vào kiểm kê và đánh
giá tài nguyên du lịch Quảng Nam – Đà Nẵng, Đề tài NCKH cấp Bộ - 2002


13
đƣợc. Điều này khiến cho các địa phƣơng sở hữu nguồn TNDL hấp dẫn, đa
dạng sẽ có sức cạnh tranh mang tính lâu bền.
TNDL là cơ sở quan trọng để duy trì và phát triển các loại hình du lịch.
Trong quá trình phát triển DL, để tăng cƣờng sức thu hút du khách, không
ngừng đáp ứng các yêu cầu và thỏa mãn các mục đích của du khách, các điểm
đến phải nỗ lực phát triển các loại hình du lịch mới. Thế mà các loại hình DL
ra đời đều phải dựa trên cơ sở của TNDL. Ở đây chúng ta cũng cần chú ý
rằng, chính các xu hƣớng thị hiếu du lịch mới cũng làm xuất hiện các loại
hình DL mới và điều này khiến cho các yếu tố, điều kiện tự nhiên, xã hội vốn
không đƣợc coi là tài nguyên du lịch lại trở thành TNDL.
TNDL là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự PTDL. Thật khó
hình dung nếu khơng có TNDL hoặc TNDL q nghèo nàn để mà PTDL.
Tuy nhiên chúng ta phải thấy rằng, khơng phải cứ có TNDL là sẽ có
các SPDL mà chỉ có những TNDL đặc sắc mới có thể sáng tạo ra các SPDL
và thu hút khách. Từ đó, quy mô và cơ cấu nguồn khách chịu ảnh hƣởng trực
tiếp bởi mức độ hấp dẫn, mật độ và sự đa dạng TNDL của vùng.

c. Phân loại tài nguyên du lịch
 Tài nguyên du lịch thiên nhiên
- Điều kiện khí hậu thời tiết: các điều kiện khí hậu tạo sự dễ chịu cho
du khách, chủ yếu là mát mẻ hay nắng ấm.
- Cảnh quan: các thắng cảnh hung vĩ, độc đáo hay hài hịa.
- Các mặt nƣớc: biển, sơng, hồ,…
- Hệ động, thực vật: sự độc đáo hay đa dạng sinh học của hệ động thực
vật trong vùng.
- Những nguồn khoáng: suối khoáng, bùn khoáng tạo điều kiện phát
triển du lịch chữa bệnh, nghỉ dƣỡng.
- Những vùng địa hình thuận lợi cho tổ chức các hoạt động vui chơi,
giải trí.


14
 Tài nguyên du lịch văn hóa
-Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể:
+ Các cơng trình kiến trúc
+ Các di tích lịch sử
+ Các Viện bảo tàng, nhà trƣng bày
+ Các cơng trình là thành tựu khoa học, kỹ thuật
-Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể:
+ Những lễ hội, tập tục, truyền thống dân gian
+ Nghệ thuật sân khấu, âm nhạc
+ Nghệ thuật ẩm thực
+ Ngành nghề thủ cơng
+ Lịng hiếu khách của cƣ dân địa phƣơng
d. Những đặc điểm của tài nguyên du lịch có ảnh hướng đến quản lý
nhà nước về khai thác tài nguyên du lịch
Để khai thác và sử dụng tốt nhất các loại TNDL, trƣớc hết cần phải tìm

hiểu và nghiên cứu các đặc điểm nguồn tài nguyên này. TNDL có những đặc
điểm chính sau:
- TNDL bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và cả các cơng trình xây
dựng, các sản phẩm của con người
TNDL khơng chỉ là điều kiện khí hậu, thời tiết, cảnh quan mà cịn bao
gồm cả các cơng trình xây dựng, các sản phẩm nghệ thuật. Nếu các cơng trình
xây dựng trong các cơng viên giải trí khơng đƣợc coi là tài ngun mà chỉ là
các cơng trình đầu tƣ kinh doanh dịch vụ giải trí thì những cơng trình vốn
khơng đƣợc xây dựng cho du lịch nhƣng nay có khả năng thu hút khách sẽ
đƣợc coi là TNDL. Chẳng hạn nhƣ Hồng thành Huế, cầu quay sơng Hàn…
- TNDL thuộc sở hữu không chỉ của Nhà nước
Theo luật pháp nƣớc ta, các TNDL nhƣ biển, sông, hồ, thắng cảnh, các


15
di tích lịch sử đều thuộc sở hữu nhà nƣớc. Tuy nhiên, có một số loại tài
ngun cịn thuộc sở hữu của một tập thể (nhà thờ tộc, chùa, nhà thờ) hoặc
thuộc sở hữu một cá nhân (nhà cổ Tấn Ký, Hội An).
Tuy Nhà nƣớc thống nhất quản lý TNDL nhƣng với những tài nguyên
này việc sử dụng phải có sự đồng tình của cộng đồng, sự đồng ý của các cá
nhân và gia đình là chủ sở hữu của tài nguyên. Đặc điểm này đòi hỏi trong
khai thác các TNDL này địi hỏi phải có sự bảo đảm sự hài hịa lợi ích giữa
các bên. Mục 3, điều 17, Luật Du lịch (2017) quy định “Cơ quan, tổ chức, cá
nhân, cộng đồng dân cƣ quản lý TNDL có trách nhiệm bảo vệ, đầu tƣ, tôn
tạoTNDL, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tham quan, thụ hƣởng giá
trị củaTNDL; phối hợp với cơ quan QLNN về du lịch có thẩm quyền trong
việc bảo vệ và khai thác TNDL cho các mục tiêu kinh tế khác”.
- TNDL có tính tái tạo được.
Theo S.E. Jorgensen (1981) Tài nguyên tái tạo là tài ngun có thể tự
duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục nếu đƣợc quản lý, sử dụng một cách

hợp lý và khôn ngoan.
Các TNDL đƣợc xếp vào loại tài nguyên có khả năng tái tạo và sử dụng
lâu dài. Vấn đề chính là phải nắm đƣợc quy luật của tự nhiên, lƣờng trƣớc
đƣợc sự thử thách khắc nghiệt của thời gian và những biến động đổi thay do
con ngƣời gây ra. Từ đó có định hƣớng lâu dài và các biện pháp cụ thể để
khai thác hợp lý các nguồn TNDL, không ngừng bảo vệ, tôn tạo và hoàn thiện
tài nguyên nhằm đáp ứng nhu cầu PTDL. Đây là điều sống còn của mỗi điểm
du lịch, mỗi khu du lịch nhằm thực hiện phát triển DL bền vững. Chỉ có phát
triển bền vững mới đảm bảo nguồn TNDL ít bị tổn hại, mỗi điểm du lịch, mỗi
khu DL ngày càng trở nên hấp dẫn hơn, không những thỏa mãn các nhu cầu
phát triển DL hiện tại, mà còn sẵn sàng để đáp ứng yêu cầu phát triển của DL
trong tƣơng lai.


16
TNDL nếu tuân theo các quy định khai thác một cách hợp lý, nó có thể
đƣợc khai thác một cách lâu dài.
- TNDL là loại nguồn lực không khan hiếm
Tài nguyên nói chung đa phần là các nguồn lực khan hiếm. Việc sử
dụng của doanh nghiệp này sẽ ảnh hƣởng đến việc sử dụng của doanh nghiệp
khác. Với các tài nguyên là nguồn lực khan hiếm, doanh nghiệp nào sử dụng
tài nguyên tốt, mang lại năng suất biên cao hơn mới có thể chấp nhận đƣợc
mức giá và mới đƣợc quyền sử dụng tài nguyên đó. Nói cách khác, giá cả
đƣợc sử dụng nhƣ là cơ chế phân bổ việc sử dụng tài nguyên. Trong khi đó,
đối với TNDL, việc sử dụng của ngƣời này không ảnh hƣởng đến việc sử
dụng của ngƣời khác. Chẳng hạn, việc hƣởng thụ khí hậu mát mẻ ở Đà Lạt,
việc tắm biển Đà Nẵng của du khách này không ảnh hƣởng đến việc hƣởng
thụ của du khách khác. Do đó, việc sử dụng TNDL ở đây là miễn phí. Có một
số loại TNDL chỉ không khan hiếm một cách tƣơng đối bởi sự hƣởng thụ của
quá nhiều ngƣời có ảnh hƣởng đến sự hƣởng thụ của ngƣời khác.

Chính điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp du lịch có xu hƣớng
khai thác tối đa TNDL dẫn đến sự hủy hoại tài nguyên, phát triển không bền
vững. Và cũng từ đặc điểm này, việc định phí tham quan phải trên cơ chế
hồn tồn khác với định giá các nguồn lực khác, nó khơng theo cơ chế thị
trƣờng mà thƣờng là mục tiêu tạo ngân sách để bảo trì tài ngun, thậm chí
đơi khi chỉ nhằm hạn chế số lƣợng ngƣời sử dụng tài nguyên (chẳng hạn giá
vé tham quan rất cao của động Sơn Đòong (Phong Nha – Kẻ Bàng).
- Việc khai thác và bảo vệ TNDL chịu tác động bởi nhiều chủ thể
Tham gia vào khai thác và bảo vệ TNDL là tất cả các chủ thể trong du
lịch: Du khách, doanh nghiệp du lịch, Nhà nƣớc, cộng đồng cƣ dân địa
phƣơng. Bên cạnh đó, sự quản lý và khai thác TNDL chịu sự chi phối khơng
chỉ bởi các Sở Du lịch mà cịn bởi nhiều cơ quan QLNN khác nhau ở các cấp


×