Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bình luận quy định của pháp luật việt nam hiện hành về thỏa thuận trọng tài thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.5 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1
NỘI DUNG.................................................................................................................... 1
I. Khái quát về thỏa thuận trọng tài thương mại..........................................................1
1. Khái niệm của thỏa thuận trọng tài.......................................................................1
II. Bình luận quy định của pháp luật hiện hành về thỏa thuận trọng tài thương mại.....2
III.

Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và các giải

pháp nâng cao hiệu quả..................................................................................................6
1. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thỏa thuận
trọng tài thương mại..................................................................................................6
2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả về áp dụng pháp luật hiện hành về thỏa thuận
trọng tài trong thực tiễn ở Việt Nam..........................................................................8
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................11

0


MỞ ĐẦU
Trọng tài Thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp rất phổ biến trên thế
giới, đặc biệt là tại những nước có nền kinh tế phát triển. Ở Việt Nam, cơ chế giải
quyết tranh chấp thương mại thông qua trọng tài được xác lập từ lâu, dù theo quy định
của pháp luật mỗi thời kỳ, cách thức tổ chức và hoạt động của tổ chức trọng tài là khác
nhau. Qua bài phân tích sau đây em xin giải quyết về vấn đề: “Bình luận quy định
của pháp luật Việt Nam hiện hành về thỏa thuận trọng tài thương mại.”
NỘI DUNG
I.
Khái quát về thỏa thuận trọng tài thương mại


1. Khái niệm của thỏa thuận trọng tài
1.1. Khái niệm
Theo khoản 2 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 thì: “Thỏa thuận trọng tài là
thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài tranh chấp có thể phát sinh
hoặc đã phát sinh”. Như vậy có thể hiểu khái quát thỏa thuận trọng tài là một thỏa
thuận bằng văn bản theo đó các bên ký kết nhất trí đưa tất cả hoặc một số tranh chấp đã
hoặc có thể phát sinh từ giao dịch thương mại có khả năng được áp dụng trọng tài ra
giải quyết bằng con đường trọng tài.
Trong phương thức trọng tài thì thỏa thuận trọng tài là yếu tố quan trọng nhất.
Thỏa thuận trọng tài là yếu tố tiên quyết để hình thành việc giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài. Bản chất của thỏa thuận ở đây thể hiện sự thống nhất ý chí, sự tự nguyện và
đồng thuận của các bên tham gia tranh chấp. Điều cơ bản làm nên một thỏa thuận trọng
tài là sự thống nhất ý chí của các bên khi cùng nhau đưa tranh chấp ra giải quyết tại
một tổ chức trọng tài nhất định. Thỏa thuận trọng tài sẽ khơng có giá trị pháp lý nếu
chỉ là ý chí chủ quan của một bên hay là sự áp đặt của bất kỳ cơ quan, tổ chức hay cá
nhân nào.
1.2.

Đặc điểm

1


Thứ nhất, thỏa thuận trọng tài là sự thể hiện ý chí của các bên có liên quan trong
việc giải quyết tranh chấp. Theo đó các bên cam kết và đồng thuận với nhau về việc sử
dụng phương thức trọng tài để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra, đồng thời thỏa
thuận cụ thể về cách thức, trình tự giải quyết và các vấn đề khác có liên quan
Thứ hai, thỏa thuận trọng tài được xác lập dưới hình thức văn bản. Trong các
trường hợp, thỏa thuận trọng tài phải được thể hiện dưới hình thức văn bản. Điều này
đảm bảo cho thỏa thuận trọng tài có giá trị như một chứng cứ xác định ý chí của các

bên muốn giải quyết tranh chấp trọng tài.
Thứ ba, thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập trước hoặc sau khi tranh chấp xảy
ra
Thứ tư, nội dung của thỏa thuận trọng tài. Nội dung của thỏa thuận trọng tài chính
là việc xác định cách thức, trình tự, thủ tục, thẩm quyền và trách nhiệm của các bên
liên quan khi cần giải quyết những tranh chấp, bât đồng phát sinh hay liên quan đến
hợp đồng chính. Một thỏa thuận trọng tài chỉ có giá trị pháp lý khi đáp ứng được
những yêu cầu của pháp luật về mặt nội dung. Hầu hết các pháp luật của các quốc gia
trên thế giới đều yêu cầu nội dung của thỏa thuận trọng tài phải rõ ràng, chính xác, có
thể dễ dàng xác định thẩm quyền của hội đồng trọng tài và quy tắc tố tụng nhất định.
Thứ năm, thỏa thuận trọng tài có hiệu lực độc lập với hợp đồng trong cả trường
hợp thỏa thuận trọng tài là một điều khoản của hợp đồng.

2


II.

Bình luận quy định của pháp luật hiện hành về thỏa thuận trọng tài
thương mại
Luật Trọng tài thương mại được Quốc hội thơng qua ngày 17/06/2010 và có

hiệu lực từ ngày 01/01/2011 thay thế cho Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 là
một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế về tổ chức và hoạt động trọng
tài ở Việt Nam. Luật trọng tài thương mại đã tiếp thu được những nguyên tắc cơ bản
nhất về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trên thế giới và trong Luật Mẫu
UNCITRAL đặc biệt nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận (principle of respecting
arbitration agreement)
Thứ nhất, Luật trọng tài thương mại tại Điều 6 đã quy định "Trong trường hợp
các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Tồ án thì Tồ

án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận
trọng tài không thể thực hiện được". Luật Trọng tài thương mại đã giải quyết được vấn
đề thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được cũng như Luật Mẫu và pháp luật
trọng tài các nước đều quy định rõ về vấn đề này. Việc pháp luật trọng tài ghi nhận đối
với trường hợp này một mặt tạo điều kiện cho trọng tài được phát triển vì Tịa án sẽ
khơng can thiệp vào vụ việc nếu như các bên đã có thỏa thuận trọng tài, mặt khác còn
tạo điều kiện cho việc hỗ trợ nếu như thỏa thuận trọng tài đó có sai sót khiến cho thỏa
thuận trọng tài không thể thực hiện được.
Thứ hai, nếu như trước đây, quy định về hình thức thể hiện của thỏa thuận trọng
tài thương mại chỉ được coi là giống văn bản như thư, điện báo, telex, thư điện tử hoặc
hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên1 và cũng thiếu chi tiết, rõ ràng.
Luật trọng tài thương mại hiện hành đã mở rộng và quy định cụ thể, chi tiết hình thức
thỏa thuận trọng tài, khắc phục được sự khác biệt về các dạng tồn tại của thỏa thuận
trọng tài trong pháp luật trọng tài của Việt nam2 và Luật mẫu về trọng tài thương mại
của Liên hợp quốc cũng như các nước trên thế giới.
1 Điều 9.1 Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003
2 “Điều 16. Hình thức thoả thuận trọng tài

3


Một điểm nổi bật khác về thỏa thuận trọng tài được quy định trong Luật trọng
tài thương mại là đã công nhận quyền của người tiêu dùng trong điều khoản trọng tài
đã được quy định trong điều kiện chung về cung cấp hàng hóa dịch vụ do nhà cung cấp
soạn sẵn, thì người tiêu dùng được quyền lựa chọn hoặc Tòa án hoặc trọng tài để giải
quyết tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
Lần đầu tiêu, pháp luật về trọng tài có quy định tranh chấp liên quan đế một bên là
người tiêu dùng. Quy định này dựa trên một thực tế là thông thường người tiêu dùng
luôn bị đặt ở một vị thế có nhiều nguy cơ bị lạm dụng bởi các điều khoản in sẵn (trong
hợp đồng mẫu) của người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ. Bởi cứ có lợi nhuận

thì các nhà tư bản sẵn sàng khuyến mại cho khách hàng những cạm bẫy pháp lý, do đó,
khơng thể khơng có những quy định bảo vệ người tiêu dùng trong các tình huống cần
thiết. Đặc biệt, nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ chỉ được quyền khởi kiện nếu được
người tiêu dùng chấp thuận.3 Bên cạnh đó, tại Điều 7 Nghị quyết 01/2014 của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao4 còn cụ thể hóa, bổ sung thêm về quy định
tại Điều 16 Luật trọng tài thương mại, qua đó làm căn cứ để áp dụng luật một cách
chính xác hơn.
Ngồi ra, nhằm khắc phục những bất cập trong quy định của pháp luật về trọng
tài thương mại trước đây về quy định thỏa thuận trọng tài vô hiệu do không xác định rõ
tên tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, Luật trọng tài thương mại đã
loại bỏ quy định trên bởi vì nguyên tắc giải quyết bằng trọng tài là phải dựa trên ý chí
của các bên. Cũng từ việc loại bỏ quy định này mà Luật trọng tài thương mại đã loại bỏ
rất nhiều trường hợp xác định thỏa thuận trọng tài là vơ hiệu về hình thức và hòa nhập
với xu thế chung của thế giới. Luật đã gói gọn thỏa thuận trọng tài vơ hiệu trong 06
trường hợp: “1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của
Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này.
3 Điều 17 Luật trọng tài thương mại 2010
4 “Điều 7. Về thỏa thuận trọng tài quy định tại Điều 16 Luật TTTM
a) Các bên thỏa thuận đồng ý gộp nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp vào giải quyết trong cùng một vụ kiện;
b) Quy tắc tố tụng trọng tài cho phép gộp nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp vào giải quyết trong cùng một vụ
kiện.”

4


2. Người xác lập thoả thuận trọng tài khơng có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật.
3. Người xác lập thoả thuận trọng tài khơng có năng lực hành vi dân sự theo quy
định của Bộ luật dân sự.
4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16

của Luật này.
5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả
thuận trọng tài và có u cầu tun bố thoả thuận trọng tài đó là vơ hiệu.
6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.”5 Cũng như các quan
hệ hợp đồng, khi một bên khơng có thẩm quyền, khơng đầy đủ năng lực hành vi dân sự
hoặc không đảm bảo các tiêu chuẩn về mặt hình thức thì rõ ràng, thỏa thuận trọng tài
đó không thể mang đầy đủ hiệu lực. Hơn nữa, xuất phát từ nguyên tắc tự do thỏa thuận
dựa trên quy định của pháp luật thì các bên khơng thể bị cưỡng ép, đe dọa hoặc bị lừa
dối hoặc vi phạm các quy định của pháp luật, nếu điều đó xảy ra, thì tất nhiên thỏa
thuận sẽ vơ hiệu.
Bên cạnh đó, giải quyết vấn đề thỏa thuận trọng tài không rõ ràng, Luật cịn cho
phép các bên có quyền thỏa thuận lại. Trong trường hợp khơng thể thỏa thuận được thì
bên khởi kiện có quyền yêu cầu tổ chức trọng tài mà mình cho là phù hợp để đưa vụ
việc ra giải quyết. Quy định này nằm ngăn chặn tình trạng mà thỏa thuận vơ hiệu hoặc
tình trạng khơng tìm được cơ quan giải quyết tranh chấp.
Với tính độc lập của thỏa thuận trọng tài thương mại, dù các bên có tiến hành
thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng hay hợp đồng vô hiểu hoặc không thể thực hiện
được cũng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Thực tế cho
thấy, các bên tham gia vào một hợp đồng thường lựa chọn luật áp dụng cho việc thực
hiện hợp đồng và luật áp dụng để trọng tài giải quyết khi xảy ra tranh chấp là khác

5 Điều 18 Luật trọng tài thương mại 2010

5


nhau đặc biệt với những hợp đồng thương mại quốc tế. Điều này càng thể hiện tầm
quan trọng của việc thỏa thuận trọng tài thương mại.
III.


Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và các

giải pháp nâng cao hiệu quả
1. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thỏa
thuận trọng tài thương mại
Những điêm hạn chế.
Trong giai đoạn LTTTM 2010 ra đời, có hiệu lực thi hành cho đến nay vẫn còn một
số điểm bất cập liên quan đến thỏa thuận trọng tài.
Thứ nhất, nếu thỏa thuận trọng tài tạo thành một phần của thỏa thuận khác, không
phải là một điều khoản của hợp đồng, liệu thỏa thuận trọng tài có thể được coi như một
thỏa thuận độc lập và có thể tồn tại hay khơng, nếu thỏa thuận chính vơ hiệu.
Thứ hai, Điều 6 LTTTM chỉ nêu thuật ngữ: “thỏa thuận trọng tài không thể thực
hiện được ” mà khơng làm rõ khái niệm trên, sự thiếu sót này đã gây cản trở các bên
trong việc áp dụng pháp luật để xác định trường hợp nào là thỏa thuận trọng tài không
thực hiện được để họ cân nhắc trước khi xây dựng thỏa thuận trọng tài. Bên cạnh đó
nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được các điểm mới của LTTTM nói chung cũng như
các quy định về thỏa thuận trọng tài nói riêng so với pháp lệnh trước đây.
Thứ ba, về thời điểm xác lập thỏa thuận trọng tài. Nếu điều khoản trọng tài là
một bộ phận của hợp đồng thì điều khoản này cũng có hiệu lực pháp luật. Câu hỏi đặt
ra là liệu có thể áp dụng những quy định về giao dịch dân sự và hợp đồng dân sự để
xác định thời điểm hình thành của thỏa thuận trọng tài hay không hay chỉ cần ghi nhận
điều này trong một văn bản pháp luật riêng biệt về trọng tài? Luật trọng tài thương mại
cần phải có quy định cụ thể về vấn đề.
Thứ tư, Luật quy định việc thay đổi,gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của
hợp đồng không ảnh hưởng đến hiệu lực của điều khoản trọng tài. Vậy nếu hợp đồng

6


không thể thực hiện được, không rơi vào những trường hợp trên, giá trị pháp lý của

điều khoản trọng tài như thế nào?
Thứ năm, doanh nghiệp chưa có một thói quen đặt ra câu hỏi là cần lực chọn
trọng tài hay tòa án khi ký kết hợp đồng và tại sao lại như vậy. Một số doanh nghiệp
Việt Nam, do khơng chọn trước trọng tài (hay Tịa án) khi có tranh chấp phát sinh
trong các vụ kiện có yếu tố nước ngồi, họ khơng biết quyết định như thế nào
Thứ sáu, nếu có chọn trọng tài thì họ cũng chỉ quy định một cách chung chung,
khơng chính xác. Ví dụ : trong các điều khoản trọng tài, họ vừa chọn trọng tài lại vừa
chọn Tòa án; chọn trọng tài A để phúc thẩm trọng tài B; chọn trọng tài A nhưng lại quy
định dung quy tắc trọng tài B để áp dụng; ghi tên tổ chức trọng tài hoặc ghi quy tắc tố
tụng khơng chính xác… Những điều khoản trọng tài như vậy rất dễ bị tranh chấp về
tính hiệu lực của nó, khả năng vơ hiệu của điều khoản trọng tài sẽ rất cao. Một điều
khoản trọng tài bị coi là vô hiệu sẽ dẫn đến hệ quả phức tạp, nhất là việc quyết định
trọng tài có thể bị hủy, vụ tranh chấp sẽ bị kéo dài không cần thiết.
Những điểm đạt được.
Hiện nay, với gần 20 trung tâm trọng tài thương mại được cấp phép hoạt động ở
Việt Nam, trong đó, nếu tính riêng VIAC, các vụ tranh chấp có yếu tố nước ngồi
chiếm khoảng 30% trong tổng số các vụ tranh chấp được giải quyết. Số vụ giải quyết
tranh chấp do VIAC thu lý cũng tăng đều qua các năm, với khoảng 155 vụ được giải
quyết trong năm 2016. Từ thực tế trên, có thể thấy rằng thiết chế trọng tài thương mại
sẽ phát triển nhanh ở Việt Nam, và sớm là một công cụ hỗ trợ cho hoạt động của doanh
nghiệp FDI tại Việt Nam.
2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả về áp dụng pháp luật hiện hành về thỏa
thuận trọng tài trong thực tiễn ở Việt Nam
Thứ nhất, Cần hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật về thỏa thuận trọng tài
thương mại phù hợp và dự trên các điều khoản trọng tài mẫu

7


Một điều khoản trọng tài rõ ràng, đầy đủ và chặt chẽ sẽ đảm bảo tranh chấp phát

sinh được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, khơng phải ai cũng có điều
kiện để tìm hiểu sâu về ngun tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Để tiết kiệm
thời gian, giải pháp tốt nhất là nên sử dụng các điều khoản trọng tài mẫu.
Thứ hai, Lựa chọn hình thức trọng tài phù hợp
Khi soạn thảo điều khoản về trọng tài, các bên cần cân nhắc các điều kiện về tài
chính, sự thuận tiện hay bản chất của tranh chấp sễ phát sinh để lựa chọn một hình thức
trọng tài phù hợp. Trọng tài quy chế thích hợp với những tranh chấp phức tạp, hợp
đồng có giá trị lớn cịn trọng tài vụ việc thích hợp vói những tranh chấp đơn giản, cần
giải quyết nhanh chóng và tiết kiệm chi phí
Thứ ba, Lựa chọn luật áp dụng cho nội dung vụ tranh chấp
Luật áp dụng hoàn toàn do các bên tự do lựa chọn. Trong trường hợp các bên
không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài sẽ quyết định luật phù hợp
nhất với quan hệ hợp đồng . Để lựa chọn luật phù hợp thì một yêu cầu quan trọng là
luật áp dụng phải dễ tiếp cận, phải được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong thương mại
quốc tế và phù hợp với quan hệ thương mại cụ thể giữa các bên. Do vậy, khi quyết
định chọn luật, các bên cần chủ động tìm hiểu để lường trước được các rủi ro và bất lợi
có thể xảy ra.
Thứ tư, Thỏa thuận trọng tài đơn giản và chính xác
Để đạt được tính khả thi hiệu quả, một điều khoản thỏa thuận trọng tài không nhất
thiết phải dài và chi tiết. Hai nguyên tắc cơ bản mà bất kì người soạn thảo điều khoản
trọng tài cũng nên biết là tính đơn giản và tính chính xác, cụ thể là đơn giản trong soạn
thảo và chính xác khi tập hợp các nội dung để đưa vào điều khoản.
Theo đó, điều khoản trọng tài nên quy định một cách khái quát tối đa các tranh
chấp không chỉ liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, mà còn cả những vấn đề về sự

8


tồn tại ,hiệu lực của hợp đồng, vi phạm và chấm dứt hợp đồng và các hệ quả tài chính
của hợp đồng.

Thứ năm, tăng cường ý thức pháp luật cho các doanh nghiệp
Doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ hơn về các phương thức giải quyết tranh chấp như
thương lượng,trung gian, hòa giải cũng như các phương thức tài phán như trọng tài, tòa
án.
Mở các lớp huấn luyện do các chuyên gia đầu ngành về trọng tài chủ trì để các
doanh nghiệp có điều kiện giao lưu trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về nghệ thuật đàm
phán và xác lập thỏa thuận trọng tài.

9


KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu về thỏa thuận trọng tài thương mại, chúng ta có thể khẳng định vị
trí, vai trò quan trọng của thỏa thuận trọng tài đối với phương thức trọng tài thương
mại. Ngày nay, trong nền kinh tế thế giới với đặc điểm chủ yếu là toàn cầu hóa và tự
do hóa, trọng tài càng được giới kinh doanh quốc tế thường xuyên sử dụng. Họ tăng
cường khai thác những ưu thế truyền thống của phương thức giải quyết tranh chấp này
đồng thời kết hợp với việc sử dụng các phương tiện hiện đại của kỹ thuật thơng tin
điện tử để nâng cao hiệu quả của nó. Pháp luật về trong tài của các quốc gia trong đó
có Việt Nam cũng đã thường xuyên sửa đổi để phù hợp hơn với xu thế phát triển kinh
tế như hiện nay

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình Luật Thương Mại Tập II, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb.


2.
3.

CAND
Luật trọng tài thương mại 2010
Model Law on International Commercial Arbitration
/>
4.

Trọng tài thương mại: Quá trình hội nhập và pháp triển

5.

/>
6.
7.

a166.html
Giáo trình Luật Thương mại Quốc tế - 2014, NXB Công an nhân dân
Nghị quyết 01/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

11



×