Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về thời hiệu khởi kiện yêu cầu phân chia di sản đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật và những giải pháp hoàn thiện pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.61 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................1
I. Khái quát chung về thời hiệu khởi kiện yêu cầu phân chia di sản...................1
1. Khái niệm thời hiệu.......................................................................................1
2. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự..................................................................2
3.

Thời hiệu về khởi kiện………………………………………… 2

II. Thực tiễn thực hiện pháp luật về thời hiệu khởi kiện yêu cầu phân chia di sản
và đưa ra những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật...................................4
1. Về việc xác định “ sự kiện bất khả kháng” và “ trở ngại khách quan” là thời
gian khơng tính vào thời hiệu khỏi kiện............................................................5
2. Giải quyết tranh chấp di sản thừa kế là tài sản chung của vợ chồng mà một
bên vợ, chồng chết trước và thời hiệu khởi kiện để chia di sản thừa kế của
người này đã hết................................................................................................7
KẾT LUẬN.............................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................12

0


MỞ ĐẦU
Trong giao lưu dân sự, để các quan hệ xã hội ngày càng phát triển và mang
tính ổn định cao, pháp luật có quy định các vấn đề về thời hạn để các bên có thể
lựa chọn những cách xử sự phù hợp với mục đích và lợi ích của mình cũng như của
xã hội. Khi hết thời hạn theo quy định có thể phát sinh hoặc chấm dứt quyền, nghĩa
vụ của chủ thể có liên quan. Pháp luật gọi đó là thời hiệu. Thời hiệu thừa kế cũng
khơng phải là ngoại lệ, nó có thể làm phát sinh hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ đối
với một hoặc nhiều chủ thể trong các quan hệ với người để lại di sản. Do đó, để tìm


hiểu rõ về vấn đề thời hiệu khỏi kiện yêu cầu phân chia di sản em chọn đề số 27
trong danh mục bài tập học kì: “Pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về
thời hiệu khởi kiện yêu cầu phân chia di sản? đưa ra những kiến nghị hoàn
thiện pháp luật và những giải pháp hoàn thiện pháp luật”.
NỘI DUNG
I.

Khái quát chung về thời hiệu khởi kiện yêu cầu phân chia di sản

1. Khái niệm thời hiệu
Để các quan hệ dân sự phát huy được tác dụng tích cực, góp phần thúc đẩy
xã hội phát triển lành mạnh thì phải tạo sự ổn định cho các quan hệ dân sự, từ đó
tạo tâm lý yên tâm cho các chủ thể trong giao lưu dân sự. Do đó, pháp luật quy
định các thời hạn để các bên có thể lựa chọn cách xử sự cho phù hợp vì mục đích
và lợi ích của mình. Khi kết thúc thời hạn đó có thể làm phát sinh hay chấm dứt
quyền, nghĩa vụ của những chủ thể có liên quan, thời hạn đó được gọi là thời hiệu.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015), thời hiệu là thời
hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối
với chủ thể theo điều kiện do luật quy định (khoản 1 Điều 149 BLDS 2015). Thời
hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại
thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.Điều 150 về thời hiệu khởi kiện
1


2


2. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
Thời hiệu khởi kiện được quy định tại khoản 3 điều 150 BLDS 2015
“3. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu

cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm
phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.”
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu
Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu
thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp
pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Thời hiệu về khởi kiện yêu cầu phân chia di sản
Điều 623 BLDS 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:
“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất
động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này
thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp khơng có
người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại
Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu khơng có người chiếm hữu quy định tại
điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình
hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người
chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.
Khác với quy định của BLDS 2005, BLDS 2015 đã phân biệt rõ thời hiệu
khởi kiện về thừa kế đối với di sản thừa kế là động sản và bất động sản (10 năm
đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản). Quy định này phù hợp hơn với
3


tính chất quan trọng của từng loại di sản thừa kế và tương thích với quy định về
xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản khơng có
căn cứ pháp luật tại Điều 236 BLDS 2015: “Người chiếm hữu, người được lợi về

tài sản khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời
hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu
tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác
có liên quan quy định khác”.
Thơng thường, nếu các thừa kế thỏa thuận được với nhau về cách thức phân
chia di sản thừa kế, khơng có tranh chấp thì việc phân chia đó được thực hiện theo
thỏa thuận. Cịn trong trường hợp các bên có tranh chấp, khơng thỏa thuận được
cách thức phân chia di sản thì có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án phân chia. Sau
thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm mở
thừa kế, một trong các bên mới yêu cầu phân chia di sản thừa kế thì Tịa án có
quyền từ chối giải quyết, nếu có đương sự yêu cầu xem xét vấn đề thời hiệu khởi
kiện.
Thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện về thừa kế
Việc xác định khoảng thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện sẽ dẫn
đến thời hạn từ thời điểm mở thừa kế đến thời điểm hết thời hạn khởi kiện có thể
dài hơn 10 năm (đối với di sản là động sản), dài hơn 30 năm (đối với di sản là bất
động sản). Điều 156 BLDS 2015 quy định thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi
kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy
ra một trong các sự kiện sau đây:
– Có sự kiện bất khả kháng làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu
cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu. Theo quy định của
BLDS 2015, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không
thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện
pháp cần thiết và khả năng cho phép.
4


Như vậy, để được coi là sự kiện bất khả kháng phải đáp ứng đủ các điều kiện
sau đây:
+ Là sự kiện xảy ra một cách khách quan;

+ Không thể lường trước được;
+ Không thể khắc phục được dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả
năng cho phép.
– Có trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền u
cầu khơng thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu. Theo quy định của
BLDS 2015, trở ngại khách quan là những trở ngại do hồn cảnh khách quan tác
động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi
ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa
vụ dân sự của mình.
Như vậy, để được coi là có trở ngại khách quan phải đáp ứng đủ các điều
kiện sau đây:
+ Trở ngại phải là khách quan đối với chủ thể bị tác động bởi trở ngại đó;
+ Khơng thể biết được quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặc khơng thể
thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự.
– Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người
có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
– Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:
+ Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;
+ Người đại diện vì lý do chính đáng mà khơng thể tiếp tục đại diện được.

5


II.

Thực tiễn thực hiện pháp luật về thời hiệu khởi kiện yêu cầu phân
chia di sản và đưa ra những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp

luật.

1. Về việc xác định “ sự kiện bất khả kháng” và “ trở ngại khách quan” là
thời gian khơng tính vào thời hiệu khỏi kiện
Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 170 BLDS thì thời gian khơng tính
vào thời hiệu khởi kiện khi có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm
người có quyền khỏi kiện khơng thể khởi kiện trong phạm vi thời hiệu. để vận
dụng đúng quy định của điều luật khi xác định thời hiệu khỏi kiện trong các trường
hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan như thế nào cho đúng, thì
hiện nay cịn có những ý kiến khác.
Theo giải thích của BLDS thì:
Sự kiện bất khả kháng là những sự kiện xảy ra một cách khách quan, không
thể lường trước được và không thể khắc phục được, mặc dù đã áp dụng mọi biện
pháp cần thiết mà khả năng cho phép. Ví dụ: động đất, bão lụt, …
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh tác động hoặc các sự
kiện bất khả kháng mà người có quyền dân sự khơng thể khỏi kiện đúng thịi hạn.
Ví dụ: động đất, chiến tranh,…
Như vậy khái niệm trở ngại khách quan rộng hơn khái niệm sự kiện bất khả
kháng.
Trong thời gian qua, một sô vụ án mà trong thời hạn khởi kiện đương sự
khơng khởi kiện tại Tịa án mà gửi đơn lên các cơ quan khác như UBND, cơ quan
công an,… để yêu cầu giải quyết. Khi cơ quan đã nhận đơn của đương sự không
giải quyết hoặc giải quyết không đúng yêu cầu của người khỏi kiện, lúc đó người
có quyền khởi kiện mới có đơn tại Tịa án thì đã hết thời hiệu khỏi kiện.
Ví dụ về vụ án chia di sản thừa kế tại tỉnh Thừa Thiên Huế giữa: Nguyên
đơn là ông Trần Văn Nhân với bị đơn là bà Trần Thị Mai.
6


Di sản của cụ Phạm Thị Tiêu là ngôi nhà xây ba gian rộng 35m2, trên diện

tích đất 2 sào 12 thước tại thôn Lại Thế, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tình
Thừa Thiên Huế. Cụ Tiêu sinh được 4 người con là ông Trần Văn Kiều( cha
nguyên đơn), chết năm 1968, bà Trần Thị Mai( đang quản lý đất tranh chấp), bà
Huệ và bà Tuyết. ngày 11/3/1989 cụ Tiêu lập di chúc phân chia di sản là nhà đất
trên cho Ơng Nhân cháu đích tơn được hưởng. Ngày 12/3/1993 cụ Tiêu chết.
8/2001 Ơng Nhân mới biết có di chúc để lại di sản cho ông. Từ tháng 8/2002 đến
tháng 2/2003 UBND xã Phú Thượng và UBND xã Phú Vang xin giải quyết nhận di
sản theo di chúc. Hai bên tiến hành hịa giải nhưng khơng thành. 7/2003 ơng Nhân
làm đơn khởi kiện gửi TAND huyện Phú vang, tòa án trả lại đơn kiện vì hết thời
hạn khởi kiện.
Ngày 22/4/2004 ông Nhân tiếp tục gửi đơn lên TAND tỉnh Thừa Thiên Huế
yêu cầu chia di sản.
Nhận xét vụ án: Ngày 12/3/1993 cụ Tiêu chết, đến ngày 12/3/2003 là ngày
hết thời hạn khởi kiện đối với di sản của cụ Tiêu. Đến tháng 7/2003 ông Nhân mới
làm đơn khỏi kiện gửi đến TAND huyện Phú Vang thì đơn bị trả lại vì hết thời hiệu
khỏi kiện là đúng. Thời điểm khởi kiện là thời điểm Tòa án thụ lý vụ án, từ thời
điểm này thời hiệu khởi kiện mới được tính. Song từ tháng 8/2002 đến 2/2003 ơng
Nhân đã có đơn gử UBND xã và huyện xin giải quyết nhận di sản, đến ngày
12/2/2003 và ngày 20/2/2003 UBND xã Phú Thượng đã tiến hành hịa giải nhưng
khơng thành sau đó khồng hướng dẫ cho ơng Nhân khởi kiện ra Tịa thì đã hết thời
hạn khỏi kiện. Vậy thời gian UBND giải quyết có được coi là trở ngại khách quan
của thời hiệu khỏi kiện của ông Nhân không?
Kiến nghị:
Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người có
quyền khởi kiện khơng thể khởi kiện trong phạm vi thời hiệu, là những sự kiện
thực tế nhất định có tính chất khách quan và khơng phụ thuộc vào ý chí hoặc mong
7


muốn của người khởi kiện. Không chỉ giới hạn ở các sự kiện động đất, bão lụt,

chiến tranh.
Sự kiện bất khả kháng có thể là bị tai nạn, ốm đau phải đi chữa trị tại các cơ
sở y tế, đi cơng tác đột xuất ở trong nước hay nước ngồi, người có nghĩa vụ bỏ
trốn mà chưa tìm được ra nơi cứ trú,… mà cần mở rộng ra cả các sự kiện ngồi ý
chí người khởi kiện như giai đoạn hịa giải cấp cơ sở.
Nếu có sự kiện thực tế làm gián đoạn thời hiệu mà người có quyền khởi kiện
xuất trình những bằng chứng cần thiết để chứng minh các sự kiện bất khả kháng
hoặc trở ngại khách quan có cơ sở tin cậy, thì phải trừ đi khoảng thời gian khơng
tính vào thời hiệu khỏi kiện của họ.
Do đó khi sử đỏi, bổ sung BLDS ban soạn thảo cần nghiên cứu về vấn đề
này để quy định cho phù hợp với thực tế khách quan.
2. Giải quyết tranh chấp di sản thừa kế là tài sản chung của vợ chồng mà
một bên vợ, chồng chết trước và thời hiệu khởi kiện để chia di sản thừa
kế của người này đã hết.
Thực tế có nhiều trường hợp người vợ và người chồng chết cách nhau quá
10 năm Nay các thừa kế tranh chấp di sản là tài sản chung của họ, thì giải quyết
như thế nào?
Ví dụ: ơng A và bà B có 3 người con là C, D, E. Tài sản chung của ông và bà
B là ngôi nhà trị giá 600 triệu đồng. Ông A chết năm 1991, bà B và anh C vẫn ở
trong ngôi nhà. Bà B chết năm 2002, anh C tiếp tục quản lý và sử dụng ngôi nhà
chung của bố, mẹ. Năm 2003, E đã khởi kiện yêu cầu Toà án chia thừa kế ngôi nhà
của bố, mẹ mà anh C đang quản lý, hưởng dụng.
Thực tế có Tồ án đã đưa toàn bộ di sản của vợ, chồng ra chia thừa kế, có
Tồ án chỉ chia phần di sản của người chết sau, có Tồ án khơng thụ lý giải quyết.
Tồ Dân sự- TAND Tối cao đã hướng dẫn các Toà án địa phương giải quyết vấn đề

8


này theo theo hướng chấp nhận một phần các ý kiến nêu trên và “tuỳ trường hợp

mà xử lý…”
Ý kiến của Toà dân sự – TAND tối cao như vừa trình bày cũng như cả ba ý
kiến trên đều chưa có sự thuyết phục.
Ý kiến thứ nhất trong nhiều trường hợp cũng chưa phù hợp, vì nếu con cái
mà đi kiện người cha hay người mẹ còn sống, người đã sinh thành và ni dạy
mình nên người, đuổi họ ra khỏi ngôi nhà là tài sản chung của họ với người q cố,
để chia thừa kế thì có đúng luật, nhưng không phù hợp với truyền thống tốt đẹp của
dân tộc. Ngược lại, nếu người thừa kế đã không khởi kiện trong thời hiệu, chờ đến
khi người cha hoặc mẹ cịn lại qua đời mới khởi kiện, thì việc ấy tuy có phù hợp
với đạo đức, nhưng khơng được pháp luật công nhận. Căn cứ Điều 648 mà tuyên
bố hết thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp này thì tuy hợp lý, nhưng khơng hợp
tình.
Ý kiến thứ hai cũng khơng thuyết phục vì cịn vướng hai u cầu pháp lý:
Một là, người thừa kế đã khơng có quyền khởi kiện về thừa kế do thời hiệu khởi
kiện thừa kế đã hết; Hai là, trên thực tế, người thừa kế vẫn chưa có tư cách của sở
hữu chủ (hoặc người chiếm hữu hợp pháp), nên họ khơng có tư cách pháp lý để
khởi kiện người đang thực tế chiếm hữu di sản phải hồn trả tài sản đó được.
Ý kiến thứ ba cũng chưa hợp lý vì trên thực tế, thời hiệu khởi kiện thừa kế
đối với di sản thừa kế của người chết trước đã hết. Sau 10 năm kể từ thời điểm mở
thừa kế mà khơng có căn cứ để bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện hoặc khơng được
kéo dài thời hiệu, thì thời hiệu khởi kiện thừa kế đã hết, người có quyền khởi kiện
đã mất quyền khởi kiện. Mặt khác, sau
10 năm kể từ ngày mở thừa kế, d1. Luật Dân sự năm 2015
2.Trường Đại học Luật, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Tập 1, NXB
CAND

9


i sản do người chết để lại cũng không đương nhiên thuộc quyền sở hữu của

người vợ hay người chồng còn sống. Do vậy, khi người còn lại chết, phần tài sản
của người vợ hay người chồng chết trước chưa phải là tài sản riêng của người chết
sau, nên không phải là di sản của người chết sau. Công nhận tài sản chung của vợ,
chồng là tài sản riêng của người chết sau để chia thừa kế là xâm phạm đến quyền
và lợi ích hợp pháp của người thừa kế của người chết trước.
Thực tiễn khá phổ biến trong xã hội ta hiện nay đối trường hợp một bên vợ
hay chồng đã chết mà các con chung của họ chưa thành niên, thì người vợ hay
chồng cịn sống vẫn sẽ tiếp tục quản lý tài sản chung của vợ chồng và nuôi dạy các
con. Trường hợp này, pháp luật quy định một bên còn sống đại diện cho con chưa
thành niên và có quyền quản lý tài sản của các con để thực hiện việc chăm sóc và
ni day chúng. Những người con chưa thành niên sẽ rất khó tự mình khởi kiện để
địi chia thừa kế di sản của người cha, mẹ đã chết để lại. Nếu sau này, những người
con đó trưởng thành và muốn khởi kiện địi chia thừa kế, nhưng thời hiệu khởi kiện
chỉ được trừ ra có một năm như quy định tại Điều 170 của BLDS, thì quyền lợi
hợp pháp của họ khơng được đảm bảo. Tình trạng khơng u cầu phân chia di sản
là tài sản chung của vợ chồng khi một bên cịn sống là hết sức phổ biến, vì khơng
ai nỡ đuổi ơng, bà hay cha, mẹ cịn sống ra khởi nơi nương náu của gia đình để
giành chia nhau tài sản.
Kiến nghị:
Đối với phần di sản của người vợ hay người chồng đã chết mà người còn
sống vẫn quản lý, hưởng dụng đến sau
10 năm tính từ ngày mở thừa kế, mà khơng có ai khởi kiện địi chia thừa kế,
thì người vợ hay người chồng cịn sống được xác lập quyền sở hữu. Phương án này
cho phép những người thừa kế của người chết sau (có thể họ đồng thời cũng là
người thừa kế hợp pháp của người chết trước như con đẻ, con ni…) được quyền
khởi kiện địi chia thừa kế không chỉ đối với một phần di sản của người chết sau
10


mà cịn có thể địi thừa kế trên tồn bộ di sản. Tuy vậy, phương án này có những

điều khó khăn sau đây:
(i) Thứ nhất, để có thể áp dụng các quy định này, trước hết, phải sửa đổi, bổ
sung thêm quy định tại Điều 176 của BLDS về căn cứ làm phát sinh quyền sở hữu:
“Người vợ hay chồng còn sống trực tiếp quản lý, hưởng dụng đối với phần di sản
của người đã chết trong khối tài sản chung của vợ, chồng cho đến khi hết thời hiệu
khởi kiện thì được xác lập quyền sở hữu đối với phần di sản đó”; đồng thời bổ
sung khoản 5 Điều 648 về căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với phần di sản đã hết
thời hiệu khởi kiện: “Khi thời hiệu khởi kiện đã hết thì người thừa kế đang trực
tiếp quản lý di sản được xác lập quyền sở hữu đối với phần di sản đó”.
(ii) Thứ hai, phương án này tạo ra bất hợp lý là những người thừa kế hợp
pháp của người chết sau không đồng thời là người thừa kế của người chết trước
(như cha, mẹ, con riêng, con nuôi, vợ, chồng, con với đời vợ hay đời chồng sau…)
cũng được hưởng toàn bộ tài sản chung của vợ, chồng người chết sau và người
chết trước, trong khi những người thừa kế khác ở hàng thứ nhất của người chết
trước (con riêng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi…) lại bị mất quyền khởi kiện.
Bổ sung thêm một căn cứ làm gián đoạn thời hiệu khởi kiện là trường hợp:
người thừa kế là con, cháu của người chết đã không kiện để tranh giành di sản thừa
kế do một bên chết để lại, khi một bên vợ hoặc chồng của người để lại di sản đang
còn sống. Phương án này cũng có những điểm khó khăn do khoảng thời gian
khơng tính vào thời hiệu là khá dài, nên những biến đổi trong q trình tơn tạo, tu
bổ hoặc q trình hao mịn, tiêu huỷ của khối di sản dẫn đến việc xác định giá trị
ban đầu của di sản là rất khó khăn. Tuy vậy, theo chúng tôi, phương án 3 là phương
án tối ưu hơn cả so với hai phương án 1 và 2. Chỉ lưu ý rằng, phương án này chỉ áp
dụng hạn chế trong một trường hợp duy nhất đối với con, cháu có quyền khởi kiện
địi chia thừa kế của cha, mẹ hoặc ơng bà, nhưng đã khơng khởi kiện vì một bên vợ
hay chồng còn sống và đang quản lý tải sản là cha-mẹ hoặc ơng bà của mình, tránh
11


làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người đang thực tế quản lý tài sản (ví dụ: người

quản lý, hưởng dụng đang bệnh nặng, hoặc là người già yếu, hoặc đang mang thai,
đang nuôi con nhỏ hoặc nuôi cả gia đình…).

12


KẾT LUẬN
Qua phân tích các quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện phân chia di
sản cũng như thực tiễn xét xử tại Tòa cho ta thấy được nhiều bất cập trong pháp
luật. Do tính chất pháp lý của từng loại di sản khác nhau nên xác định di sản cũng
có những đặc thù riêng. Do vậy cần phải có những biện pháp để khắc phục giúp
cho các quy định của luật dễ áp dụng.

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Dân sự năm 2015
2.Trường Đại học Luật, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Tập 1, NXB
CAND
3. PGS.TS. Nguyễn Văn Cừ – PGS.TS. Trần Thị Huệ (đồng chủ biên, 2017),
Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
4. PGS.TS. Trần Thị Huệ (2012), Di sản thừa kế theo pháp luật dân sự Việt
Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Sách chuyên khảo), Nxb. Tư pháp, Hà
Nội.
5. ThS. Nguyễn Văn Huy (2017), Thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam,
Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
6. Tưởng Duy Lượng (2017), Thời hiệu, thừa kế và thực tiễn xét xử, Nxb.
Tư pháp, Hà Nội.

7. PGS.TS. Phùng Trung Tập (2016), Chế định thừa kế trong Bộ luật Dân sự
năm 2015, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề triển khai thi hành Bộ luật
Dân sự năm 2015, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
8. PGS.TS. Phùng Trung Tập (2016), Luật Dân sự Việt Nam – Bình giải và
áp dụng: Luật Thừa kế (sách chuyên khảo), Nxb. Hà Nội, Hà Nội.
9. TS. Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên, 2016), Bình luận khoa học Bộ luật Dân
sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, Nxb. Tư pháp, Hà
Nội.
10. PGS.TS. Phạm Văn Tuyết (chủ biên, 2017), Hướng dẫn môn học Luật
Dân sự – Tập 2, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.

14



×