Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bình luận cơ hội và thách thức đối với việt nam với vai trò chủ tịch asean 2020 trong bối cảnh đại dịch covid 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.34 KB, 8 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1
NỘI DUNG........................................................................................................................ 1
I. Khái quát về tổ chức ASEAN...................................................................................1
II. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam với vai trò chủ tịch Asean 2020 trong bối
cảnh đại dịch Covid 19..................................................................................................2
1. Cơ hội của Việt Nam.............................................................................................2
2. Thách thức đối với Việt Nam................................................................................4
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................6

0


MỞ ĐẦU
Được đánh giá là một trong những tổ chức khu vực thành cơng nhất, ASEAN đã
có những đóng góp tích cực cho việc duy trì mơi trường hịa bình, ổn định, hợp tác và
phát triển ở Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương. Trên nền tảng của thành cơng
đó, ASEAN đã xác định mục tiêu phát triển cao hơn trong giai đoạn mới là xây dựng một
Cộng đồng ASEAN vững mạnh. Để đạt mục tiêu này, ASEAN sẽ phải khắc phục triệt để
những hạn chế còn tồn tại như thiếu một khung pháp lý chặt chẽ, chưa có tư cách pháp
nhân, các hoạt động hợp tác còn lỏng lẻo, tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động chưa
hiệu quả. Đóng vai trị quan trọng để dẫn đầu đó là chủ tịch Asean. Năm 2020, Việt Nam
là nước đóng vai trị Chủ tịch Asean với nhiều biến động xảy ra đặc biệt đó là đại dịch
tồn cầu Covid 19. Để làm rõ vấn đề này em chọn đề số 05 trong danh mục bài tập học
kì: “Bình luận cơ hội và thách thức đối với Việt Nam với vai trò chủ tịch Asean 2020
trong bối cảnh đại dịch Covid 19”.
NỘI DUNG
I.

Khái quát về tổ chức ASEAN


Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8 tháng 8 năm

1967 trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc, với 5 nước thành viên ban đầu là In-đơ-nê-xi-a, Malay-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Sau 40 năm tồn tại và phát triển với nhiều
thăng trầm, ASEAN ngày nay đã trở thành một tổ chức hợp tác khu vực liên Chính phủ
bao gồm cả 10 quốc gia Đơng Nam Á (thêm 5 nước là Brunei, Cămpuchia, Lào, Mianma
và Việt Nam), là một thực thể chính trị-kinh tế quan trọng ở Châu Á - Thái Bình Dương
và là đối tác khơng thể thiếu trong chính sách khu vực của các nước lớn và các trung tâm
quan trọng trên thế giới.
Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là xây dựng Hiệp hội thành một tổ
chức hợp tác liên Chính phủ liên kết sâu rộng hơn và ràng buộc hơn trên cơ sở pháp lý là
Hiến chương ASEAN; nhưng không phải là một tổ chức siêu quốc gia và không khép kín
mà vẫn mở rộng hợp tác với bên ngồi.

1


Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 tại Bangkok vào tháng 11/2019 là sự kiện
cuối cùng của Thái Lan trong nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN năm 2019.
Tối 4-11, lễ bế mạc hội nghị và lễ chuyển giao vai trò chủ tịch ASEAN 2020 đã
diễn ra ở Trung tâm hội nghị Grand Diamond Ballroom, thủ đô Bangkok.
Thủ tướng Thái Lan Chan-o-cha đã trao búa chủ tịch ASEAN cho Thủ tướng
Nguyễn Xn Phúc, chính thức chuyển giao vai trị chủ tịch cho Việt Nam.
Đây là một sự kiện quan trọng đánh dấu vai trò của Việt Nam trong ASEAN. Việc
đảm nhận vai trò là chủ tịch ASEAN năm 2020 đầy biến động vừa là cơ hội vừa là thách
thức với Việt Nam.
II.

Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam với vai trò chủ tịch Asean 2020
trong bối cảnh đại dịch Covid 19
1. Cơ hội của Việt Nam

Với vai trò là Chủ tịch ASEAN đây là cơ hội với rnhững hoạt động ngoại giao

quan trọng để Việt Nam thể hiện và nâng cao vị thế, uy tín, cũng như năng lực trên
trường quốc tế. Việt Nam sẽ đóng góp khơng chỉ tiếng nói của mình, mà cịn đại diện cho
cả Cộng đồng ASEAN ở một diễn đàn quan trọng và tầm cỡ tồn cầu như Liên hợp quốc.
Với vai trị Chủ tịch luân phiên, Việt Nam cần thể hiện rõ vai trị ngoại giao tích cực để
nâng cao vị thế của ASEAN. Việt Nam cũng sẽ nỗ lực vận động tất cả các quốc gia thành
viên cùng tham gia bảo vệ và duy trì lợi ích tại khu vực; đưa ra các ý tưởng, xây dựng kế
hoạch và mang lại động lực cho các nước ASEAN trong việc đối phó với những thách
thức và tình huống khó khăn mà họ gặp phải. Đồng thời, Việt Nam sẽ có cơ hội thuận lợi
để thể hiện vai trị lãnh đạo của mình trên phạm vi toàn cầu, giúp mở rộng và khẳng định
vai trị trung tâm của ASEAN trên trường quốc tế.
Vị trí Chủ tịch ASEAN cũng là cơ hội để Việt Nam tăng cường quan hệ song
phương với nước lớn; huy động nguồn lực phát triển đất nước. ASEAN đã thiết lập Quan
hệ Đối thoại với 9 nước, 1 tổ chức khu vực (EU) và 1 tổ chức quốc tế (LHQ). Ngoài ra,
ASEAN còn lập nhiều quan hệ đối tác ở các mức độ thấp hơn nhưng thực chất, như Đối

2


tác theo lĩnh vực với Pakistan, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ, Thuỵ Điển; Đối tác phát triển với
Đức; hợp tác với các tổ chức như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Hiệp hội Hợp tác
khu vực Nam Á (SAARC), Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC), MERCOSUR, Tổ chức
Hợp tác Kinh tế (ECO)..; và đang xem xét gần 30 đề nghị thiết lập quan hệ của các nước
và tổ chức trong và ngoài khu vực. Đến nay, ASEAN đã hình thành các khn khổ đối tác
chiến lược với Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc, New Zealand và Nga;
đối tác toàn diện với EU; đối tác tăng cường với Canada kèm theo các chương trình, Kế
hoạch hành động cụ thể. Trong các cơ chế hợp tác do ASEAN chủ trì, ASEAN+1 là
khn khổ chính để Hiệp hội tranh thủ sự ủng hộ chính trị, sự hỗ trợ về nguồn lực và
kinh nghiệm của các đối tác cho mục tiêu an ninh và phát triển của ASEAN, trước hết là

phát triển Cộng đồng và hội nhập khu vực. Các nước ngày càng coi trọng, tranh thủ vai
trò của ASEAN, đồng thời tích cực thúc đẩy quan hệ hợp tác ngày càng sâu rộng và thiết
thực hơn với ASEAN trên nhiều lĩnh vực như chính trị - an ninh, kinh tế, văn hoá-xã hội,
và hợp tác phát triển.
Với vai trò Chủ tịch, Việt Nam sẽ trực tiếp chủ trì, điều hành 3 tuần lễ lớn gồm
Cấp cao ASEAN lần thứ 36 tháng 4-2020, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các
Hội nghị liên quan tháng 7-2020 và Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Cấp cao
liên quan tháng 11-2020. Đây sẽ là dịp quan trọng để Việt Nam thể hiện vai trò Chủ tịch,
điều phối quan hệ đối thoại của ASEAN, cũng như tranh thủ thúc đẩy tiếp xúc, hợp tác
song phương với các đối tác cả trong và ngồi ASEAN, trong đó có tất cả các nước lớn.
Đây là cơ hội lớn để đưa quan hệ song phương đi vào chiều sâu, huy động nguồn lực phát
triển và tăng cường hợp tác xây dựng năng lực, hỗ trợ kỹ thuật, khoa học - cơng nghệ
phục vụ phát triển đất nước.
Với tình hình năm 2020 đầy biến động và khó khăn, đặc biệt là đại dịch Covid 19,
đã ảnh hưởng đến toàn thế giới. Với vai trị là chủ tịch, Việt Nam ln đề ra những sáng
kiến, biện pháp để đẩy lùi dịch bệnh, nhất là chủ đề của năm 2020 là "Gắn kết và Chủ
động thích ứng".“Gắn kết” tức là ASEAN đồn kết thống nhất thơng qua gắn bó về lợi
ích trước tình hình thế giới đầy biến động, phức tạp; “Thích ứng” là sự chủ động trước

3


các biến động, thách thức phi truyền thống, cạnh tranh chiến lược nước lớn và tận dụng
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Thực tế cho thấy, Việt Nam đã thực hiện tốt, chủ động, linh hoạt ứng phó với
nhiều diễn biến trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, đặc biệt trước tác động của dịch
Covid-19. Theo đó, trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát nhưng chưa lan rộng, chúng
ta đã kịp thời tổ chức 1 loạt các hoạt động quan trọng: Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại
giao ASEAN, Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng, Hội nghị hẹp Bộ trưởng kinh tế
ASEAN; Một số cuộc họp SOM của 3 trụ cột cộng đồng; Hội thảo thúc đẩy đầu tư và

thương mại nội khối ASEAN... đặt nền móng cơ bản cho cả năm...
Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 lan rộng và diễn biến phức tạp, biên giới
nhiều nước bị đóng cửa, đi lại hạn chế, các chuyến bay bị hủy bỏ. Hội nghị cấp cao 36 dự
kiến tổ chức trực tiếp trong tháng 4 phải lùi đến cuối tháng 6, chuyển sang tổ chức trực
tuyến. Ứng phó với tình hình trên, ngày 14/4, hội nghị cấp cao đại biểu ASEAN đã họp
trực tuyến, ra tuyên bố chung; Kịp thời lập quỹ ASEAN về ứng phó dịch bệnh Covid-19,
lập Kho dự phịng vật tư y tế khẩn cấp của ASEAN, xây dựng Quy trình chuẩn về ứng
phó dịch bệnh của ASEAN, xây dựng kế hoạch phục hồi sau dịch bệnh của ASEAN. Trên
cương vị Chủ tịch năm ASEAN, Việt Nam cũng thực hiện hỗ trợ khẩu trang, thiết bị y tế,
kít xét nghiệm cho tất cả các nước ASEAN.
Như vậy Việt Nam đã làm tốt vai trị của mình đối với Asean, đầy là cơ hội lớn để
Việt Nam ghi tên mình với các nước trong khu vực và cả các nước trên thế giới.
2. Thách thức đối với Việt Nam
Đại dịch Covid-19 được coi là thách thức nghiêm trọng nhất đối với nhân loại kể
từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai và cũng là thử thách lớn nhất với ASEAN trong hơn
nửa thế kỷ hình thành và phát triển. Tất cả 10 nước thành viên ASEAN đều đã ghi nhận
các trường hợp mắc Covid-19, với tổng cộng hơn 130.000 ca nhiễm bệnh.
Không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân, đại dịch còn tác động nghiêm
trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội và các hoạt động hợp tác, giao lưu giữa các

4


nước thành viên cũng như giữa ASEAN và các đối tác bên ngoài. Ngân hàng Phát triển
châu Á (ADB) dự báo ASEAN chỉ tăng trưởng 1% trong năm nay trước khi hồi phục
4,7% trong năm tới. Nhiều cuộc họp của ASEAN cũng đã phải hỗn hoặc hủy do tình
hình dịch bệnh trên thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.
Tất cả những thách thức đó địi hỏi vai trị của nước Chủ tịch ASEAN phải đủ sức
bao quát, nắm bắt và điều hành trên cương vị quan trọng của mình, cùng với các thành
viên khác tăng cường liên kết, bảo đảm khả năng thích ứng với mơi trường đang biến đổi

từng ngày.
Sự tác động của đại dịch Covid đối với ASEAN nói riêng và thế giới nói chung đã
làm cho cả thế giới chao đảo. Thách thức về kinh tế của ASEAN đối với người dẫn đầu:
+ Thứ nhất, dịch bệnh đã hạ thấp kỳ vọng tăng trưởng kinh tế của các nước. Trong
bối cảnh của cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ, tình hình căng thẳng Mỹ-Iran, chiến
tranh ở Trung Đơng và tính bất ổn của thương mại tồn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc
tế đã hạ thấp dự báo phát triển kinh tế năm 2020 của các nước ASEAN.
+ Thứ hai, ngành dịch vụ giữa lúc “ăn nên làm ra” tạm thời đón mùa ảm đạm.
ASEAN cũng như các nước trên thế giới đã đóng cửa các đường bay cũng như nghiêm
ngặt trong việc đi lại của mọi người trên thế giới để tránh lây lan. Những biện pháp này
đã khiến lượng du khách vào các nước ASEAN giảm mạnh, doanh thu của các dịch vụ
tiêu dùng như vận tải hàng không, du lịch, lưu trú, ăn uống, bán lẻ... sụt giảm nghiêm
trọng.
+ Thứ ba, chuỗi cung ứng tạm thời bị gián đoạn, dẫn đến năng lực sản xuất gia
công sụt giảm. Hàng loạt các nhà máy bị đóng cửa để đảm bảo cho dịch khơng bùng phát
thêm.
Trước thách thức của dịch bệnh Covid 19, Việt Nam cần phải có những biện pháp
để kiểm sốt và ngăn chặn lây lan của dịch bệnh, về lâu dài, việc thúc đẩy hợp tác giữa
các nước ASEAN cũng rất quan trọng để hỗ trợ phục hồi kinh tế khu vực hậu Covid-19,
đặc biệt là trong việc cải thiện các sự cố đối với chuỗi cung ứng.

5


Việt Nam phải đối mặt với sự chia rẽ nội bộ nếu khơng có chính sách thống nhất
từ đó dịch bệnh khơng được đẩy lùi cịn làm cho dịch bệnh bùng phát vì khơng có sự gắn
kết và thống nhất giữa các thành viên.
Như vậy trước những thách thức của Đại dịch Việt Nam cần phát huy rõ vai trò
của mình, cần linh hoạt chủ động ứng phó với tình hình để đẩy lùi dịch bệnh, phục hồi lại
nền kinh tế.

KẾT LUẬN
Qua phân tích trên, ta có thể thấy Việt Nam đã thể hiện và phát huy vai trị tích
cực, chủ động của nước Chủ tịch ASEAN 2020 đầy trách nhiệm trong việc dẫn dắt
ASEAN đối phó với thách thức chưa từng có tiền lệ, góp phần thúc đẩy đồn kết, thống
nhất ASEAN. Với đường lối đúng đắn và kinh nghiệm đa phương dày dặn của Đảng và
Nhà nước ta, chắc chắn, Việt Nam sẽ đảm đương thành công trọng trách Chủ tịch
ASEAN 2020, qua đó tiếp tục nâng cao vị thế đất nước, tăng cường niềm tin, niềm tự hào
dân tộc cũng như niềm tin của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Đây sẽ là thành tựu
to lớn để toàn Đảng, toàn dân ta khởi đầu chặng đường 10 năm hướng tới kỷ niệm 100
năm thành lập Đảng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII (2021).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình Pháp luật Cộng đồng ASEAN- Trường Đại học Luật Hà Nội.

Chủ biên: Nguyễn Thị Thuận, Lê Minh Tiến, NXB.Công an nhân dân
2.
3.

Cổng thông tin ASEAN: /> />
chu-dong-va-day-trach-nhiem-1491866853
4.

/>
cho-nhung-thach-thuc-tu-covid-19-116938.html

6



5.

/>
asean-2020-co-hoi-thach-thuc-va-dinh-huong-cong-tac-thong-tin-doi-ngoai-126357
6. />7. />8.

/>
thuc-do-dai-dich-covid-19-2662020-c72-60983.aspx
9.

/>
canh-moi-107312.html

7



×