Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.58 KB, 117 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ PHƯƠNG NHUNG

GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO
ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
CẨM KHÊ,
TỈNH PHÚ THỌ

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Trần Đình Thao

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng
để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2019


Tác giả luận văn

Phạm Thị Phương Nhung

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Đình Thao đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam và các Thầy/Cơ dạy đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập,
thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ Phòng Lao động - Thương
binh xã hội huyện Cẩm Khê đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2019
Tác giả luận văn

Phạm Thị Phương Nhung

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... v
Danh mục bảng......................................................................................................................... vi
Trích yếu luận văn................................................................................................................... vii
Thesis abstract........................................................................................................................... ix
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn.......................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm, giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn

4

2.1.

Cơ sở lý luận................................................................................................................ 4

2.1.1.

Một số khái niệm......................................................................................................... 4

2.1.2.

Đặc điểm về nông thôn và đặc thù về việc làm ở nông thôn Việt Nam .............7


2.1.3.

Nội dung giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ......................................... 9

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn............................................................................................................................. 16

2.2.

Cơ sở thực tiễn........................................................................................................... 18

2.2.1.

Kinh nghiệm về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở một số
huyện, tỉnh khác........................................................................................................ 18

2.2.2.

Một số bài học rút ra cho giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở
huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ............................................................................... 21

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 22
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.................................................................................. 22

iii



3.1.1.

Đặc điểm chung về huyện Cẩm Khê...................................................................... 22

3.1.2.

Khái quát về tình hình lao động, việc làm nơng thơn huyện Cẩm Khê ............27

3.2.

Phương pháp nghiên cứu của đề tài....................................................................... 28

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu.................................................................................. 28

3.2.2.

Phương pháp xử lý thông tin và phân tích số liệu............................................... 29

3.2.3.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu........................................................................... 30

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận........................................................................ 32
4.1.

Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Cẩm Khê .......32


4.1.1.

Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Cẩm Khê .......32

4.1.2.

Những tồn tại, hạn chế trong vấn đề giải quyết việc làm cho lao động
nơng thơn huyện Cẩm Khê

4.2.

51

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn

huyện cẩm Khê

55

4.2.1.

Ảnh hưởng của vốn đến giải quyết việc làm........................................................ 55

4.2.2.

Ảnh hưởng của khoa học công nghệ...................................................................... 56

4.2.3.

Ảnh hưởng của chất lượng của người lao động nông thơn................................ 58


4.2.4.

Ảnh hưởng của chính sách tạo việc làm................................................................ 60

4.3.

Phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông

thôn ở huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ 62
4.3.1.

Phương hướng và mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động
nông thôn

4.3.2.

62

Giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở huyện
Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

63

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 82
5.1.

Kết luận....................................................................................................................... 82

5.2.


Kiến nghị.................................................................................................................... 83

5.2.1.

Đối với Trung ương.................................................................................................. 83

5.2.2.

Đối với tỉnh Phú Thọ................................................................................................ 84

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 86
Phụ lục....................................................................................................................................... 88

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CCKT

Cơ cấu kinh tế

CMKT

Chun mơn kỹ thuật


CN

Cơng nghiệp

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

DV

Dịch vụ

ĐTNN

Đầu tư nước ngồi

GQVL

Giải quyết việc làm

KT-XH

Kinh tế - xã hội

LĐNT

Lao động nông thôn

LĐTB&XH


Lao động thương binh và xã hội

NLĐ

Người lao động

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TTDVVL

Trung tâm dịch vụ việc làm

TTLĐ

Thị trường lao động

XD

Xây dựng

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Người lao


Bảng 4.2.

Người lao

2018............
Bảng 4.3.

Quy mô la

Bảng 4.4.

Kết quả ng

kinh tế tran
Bảng 4.5.

Người lao

2015-2018.
Bảng 4.6.

Kết quả ho

giai đoạn 2
Bảng 4.7.

Mong muố

Bảng 4.8.


Tình hình s

Bảng 4.9.

Tình hình

Bảng 4.10.

Tình hình s

Bảng 4.11.

Đánh giá c

Bảng 4.12.

Mong muố

các chính s

vi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Thị Phương Nhung
Tên luận văn: Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn
huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410


Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt
Nam Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải
pháp giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn ở huyện Cẩm Khê. Từ đó đề xuất và
hoàn thiện giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Cẩm Khê,
tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo có liên quan đến thực trạng giải
quyết việc làm (GQVL) cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Cẩm Khê. Số liệu
sơ cấp được thu thập qua điều tra 02 mẫu gồm các đối tượng liên quan như cán bộ
quản lý lao động việc làm, các doanh nghiệp sử dụng lao động; người lao động nông
thôn trên địa bàn huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Nghiên cứu sử dụng một số phương
pháp phân tích số liệu như phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh nhằm
làm rõ thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Cẩm
Khê, tỉnh Phú Thọ.
Kết quả chính và kết luận
Nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về việc làm và GQVL cho lao động
nông thôn (các khái niệm, nội dung giải quyết việc làm và các yếu tố ảnh hưởng đến
GQVL cho lao động nông thôn). Nghiên cứu tổng quan và rút ra được bài học kinh
nghiệm trong GQVL của các địa phương khác ở Việt Nam cho huyện Cẩm Khê.
Trong giai đoạn 2015-2018, với cơ cấu kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nơng lâm nghiệp, với dân số đơng. Trong đó lực lượng lao động tập chung chủ yếu ở nông thôn
chiếm chủ yếu trong lực lượng lao động của huyện. Để đáp ứng u cầu của sự nghiệp
cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, trong những năm qua huyện Cẩm Khê đã có
những chủ trương đúng đắn về chính sách phát triển nguồn nhân lực giúp cho chất lượng
nguồn nhân lực trên địa bàn. Cẩm Khê đã triển khai thực hiện chương trình quốc gia về
việc làm, đồng thời cùng với nhiều chương trình, dự án được đầu tư, các chính sách tạo
việc làm như phát triển kinh tế, xuất khẩu lao động, đào tạo nghề, mở rộng thị trường lao
động… đã góp phần tích cực trong việc giải quyết việc làm cho lực lượng lao


vii


động nói chung và lực lượng lao động ở nơng thơn huyện nói riêng. Tuy nhiên, bên
cạnh những kết quả đạt được, tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Cẩm Khê
vẫn còn những hạn chế nhất định như: Trình độ của người lao động cịn thấp; cơ cấu
lao động của huyện mất cân đối, thiếu lao động kĩ thuật, lao động đã qua đào tạo, gây
nên tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu lao động; công tác đào tạo, dạy nghề, các trường
dạy nghề chưa thực sự được đầu tư đúng mức về chương trình, mục tiêu đào tạo, cũng
như cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, chất lượng đào tạo thấp; công tác xuất khẩu
lao động cịn gặp nhiều khó khăn, rủi ro, bất cập.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, các yếu tố ảnh hưởng đến GQVL cho lao động nông
thôn huyện Cẩm Khê gồm: vốn, khoa học công nghệ; chất lượng của người lao động
nông thơn và chính sách tạo việc làm.
Một số giải pháp được đề xuất giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn
ở huyện Cẩm Khê thời gian tới như sau: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng,

chính quyền địa phương về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; Đẩy mạnh
công tác đào tạo nghề nâng cao chất lượng lao động nông thôn; Khôi phục và phát
triển các làng nghề truyền thống nhằm giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông
thôn; Đẩy mạnh cơng tác xuất khẩu lao động, khuyến khích tìm việc làm ở các vùng,
địa phương khác trong cả nước; Thu hút đầu tư, phát triển các khu công nghiệp tạo
việc làm cho người lao động.

viii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Thi Phuong Nhung
Thesis title: Solutions to create jobs for rural workers in Cam Khe district, Phu Tho province


Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objectives
Assessing the situation, analyzing the factors affect on the implementation of
employment solutions for rural workers in Cam Khe district. Since then, proposing
and completing solutions to create jobs for rural workers in Cam Khe district, Phu Tho
province in the coming time.
Materials and Methods
While secondary data was collected from related reports on employment status
for rural laborers in Cam Khe district, primary data was achieved through a survey of
02 sample groups, including labor and employment managers, employers; rural
workers in research site. The study used a number of methods on data analysis such as
descriptive statistical and comparison methods to clarify the situation of job creation
for rural workers in Cam Khe district, Phu Tho province.
Main findings and conclusions
The study systematized basis of theoretical on employment and solving
problem for rural workers (concepts, content of job creation and factors affecting job
creation for rural workers). Review and sum up all the experience in create job for
rural labor in other areas in Vietnam for Cam Khe district.
In the period 2015-2018, the economic structure was mainly focused on
agricultural and forestry production, with a large population. In which the labor force
concentrates mostly in rural areas, which occupied almost of the district's labor force. In
order to meet the requirements of the national industrialization and modernization process,
in the past years, Cam Khe district has had proper guidelines on human resource
development policies to improve human resources quality in the area. Cam Khe has
implemented the national employment program, along with many investment programs

and projects, job creation policies such as economic development, labor export, vocational
training. expanding the labor market... contributed positively to job creation for the labor
force in general and the rural labor force in particular. However, besides the achieved
results, creating jobs for rural workers in Cam Khe district still has certain limitations such
as: Low standard of workers; unbalanced labor structure in the

ix


district, lack of technical workers, trained laborers, causing over-redundancy and labor
shortage; vocational training have not really been properly invested in training
programs and objectives, as well as facilities, equipment, and quality training still low;
Labor export has faced many difficulties, risks and shortcomings.
Research has shown that factors affecting create jobs for rural workers in Cam
Khe district include capital, science and technology; quality of rural workers and job
creation policies.
Some solutions are proposed to create jobs for rural workers in Cam Khe
district in the coming time as follows: Strengthening the leadership of the Party
committees and local authorities on employment generation for workers countryside;
Promote vocational training to improve the quality of rural labor; Restore and develop
traditional craft villages to solve jobs for local workers; To step up labor export,
encourage employment in other regions in the country; Attract investment and develop
industrial zones to create jobs for workers.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong thời đại ngày nay, việc làm là một trong những vấn đề kinh tế - xã

hội có tính chất tồn cầu, là mối quan tâm hàng đầu trong các quyết sách kinh tế xã hội của mỗi quốc gia để hướng tới sự phát triển bền vững. Tại các nước đang
phát triển, việc làm là nền tảng căn bản cho phát triển, mang lại nhiều lợi ích to lớn
hơn nhiều so với thu nhập đơn thuần. Việc làm có vai trị quan trọng trong q
trình giảm nghèo, giúp các quốc gia có thể vận hành tốt hơn. Có việc làm vừa giúp
bản thân người lao động có thu nhập, thúc đẩy kinh tế phát triển, đồng thời cũng
tạo điều kiện để phát triển nhân cách và lành mạnh hoá các quan hệ xã hội.
Theo báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2018 của Tổng cục thống kê,
lực lượng lao động trung bình cả nước là 55,1 triệu người. Nguồn nhân lực dồi dào
này là thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội của chúng ta, song đồng thời nó
cũng tạo ra sức ép về việc làm cho tồn xã hội, nhất là vẫn cịn tới 69,9% lực
lượng lao động tập trung ở khu vực nông thôn. Vì vậy, quan tâm giải quyết việc
làm, ổn định việc làm cho người lao động nhất là lao động nông thôn luôn là một
trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm.
Thực hiện chủ trương của Đảng đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
nơng nghiệp, nông thôn, trong những năm gần đây bộ mặt nơng thơn nước ta đã có
những đổi thay lớn, đời sống của người nông dân ở mọi địa phương trên cả nước
đã được nâng cao không ngừng cả về vật chất, văn hóa và tinh thần. Tuy nhiên,
thực tế cũng nảy sinh nhiều vấn đề nan giải, trong đó việc làm đang là vấn đề nổi
cộm, cần tập trung giải quyết kịp thời. Đại hội Đảng lần thứ XI khẳng định: “ Trên
cơ sở đầu tư phát triển kinh tế, phải hết sức quan tâm tới yêu cầu chuyển dịch cơ
cấu lao động, giải quyết việc làm cho người lao động, tạo điều kiện giải quyết
ngày càng nhiều việc làm, đặc biệt là cho nông dân”.
Cẩm Khê là huyện miền núi có diện tích đất nơng nghiệp tương đối lớn,
tồn huyện có 31 xã, thị trấn, nơng thơn chiếm tỷ trọng lớn với sản xuất nông
nghiệp lúa nước là chủ yếu. Tỷ trọng dân số, lao động và diện tích đất đai trong
khu vực nông nghiệp nông thôn chiếm tỉ lệ cao. Vì vậy vấn đề giải quyết việc làm
cho người lao động nhất là lao động nơng thơn có vai trị rất quan trọng. Tính đến
tháng 12 năm 2018, dân số trung bình của huyện Cẩm Khê là 137.282 người, lao
động ở khu vực nông thôn chiếm 80,7%, tỷ lệ hộ nghèo 24,78%, thất


1


nghiệp 34,6%. Những năm qua, việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm,
trong đó chủ yếu là cho lao động nơng thơn ở huyện Cẩm Khê cịn nhiều hạn chế:
Một số ngành và cấp ủy, chính quyền ở một số xã trên địa bàn huyện chưa thật sự
quan tâm chỉ đạo thường xuyên chính sách giải quyết việc làm, chưa tập trung
nguồn lực, kinh phí cho chương trình, cịn trông chờ sự đầu tư của cấp trên. Một số
ngành chức năng và huyện, xã chưa cụ thể hóa chương trình theo kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội để tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Nguồn lao
động tuy dồi dào nhưng trình độ tay nghề cịn thấp, phần lớn là lao động phổ thông
chưa qua đào tạo... Bên cạnh đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Cẩm Khê cịn chậm,
nền kinh tế nơng nghiệp mang tính tự cấp tự túc, quy mơ sản xuất nhỏ lẻ; Việc áp
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhìn chung cịn hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo cao.
Lực lượng lao động của huyện chủ yếu tập chung ở nông thôn, với tâm lý thụ
động, chưa năng động trong việc tìm kiếm việc làm, nặng tư tưởng muốn làm việc
trong cơ quan nhà nước để có cơng việc ổn định, lâu dài. Một bộ phận người lao
động có mong muốn tìm kiếm việc làm ở các doanh nghiệp tư nhân, của các thành
phần kinh tế khác, tuy nhiên, trình độ chuyên môn, tay nghề, tác phong làm việc
không đáp ứng được với yêu cầu. Vì thế việc tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu để
sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết
việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn huyện miền núi Cẩm Khê, tỉnh
Phú Thọ là một vấn đề đòi hỏi cấp thiết và mang ý nghĩa thiết thực.
Từ những lý do trên tôi quyết định lựa chọn đề tài “Giải pháp giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ”
làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ kinh tế.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng vấn đề giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn ở huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất những phương hướng,

giải pháp, để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm và giải quyết

việc làm cho lao động nông thơn.
- Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải

pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Cẩm Khê.

2


- Đề xuất và hoàn thiện giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

ở huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải
quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Phản ánh thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho

người lao động ở nông thôn huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
+ Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trong phạm vi huyện Cẩm

Khê, tỉnh Phú Thọ.
+ Về thời gian: Số liệu được thu thập từ năm 2015 đến 2018. Đề tài được

thực hiện từ tháng 5 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

Luận văn dự kiến sẽ có một số đóng góp mới sau:
- Làm rõ lý luận về việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động nông

thôn.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao

động nông thôn ở huyện Cẩm Khê trong thời gian tới.
- Những thuận lợi và khó khăn trong q trình tạo việc làm cho lao động

nơng thơn trên địa bàn huyện Cẩm Khê.
- Tìm ra các mơ hình về tạo việc làm tại các địa phương hiện nay.
- Luận văn kỳ vọng với những kết quả nghiên cứu của mình có thể được

các cơ quan hữu quan nghiên cứu, xem xét và lựa chọn áp dụng.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM, GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về lao động
Lao động là hoạt động có mục đích và ý thức của con người tác động vào
thế giới tự nhiên nhằm cải biến những vật tự nhiên thành các sản phẩm phục vụ
cho nhu cầu đời sống con người. Vì vậy, lao động là một hoạt động đặc thù riêng
có của con người.
Trong q trình lao động, con người đã vận dụng sức lực của mình, sử dụng
cơng cụ lao động tác động vào tự nhiên nhằm biến đổi tự nhiên phục vụ cho nhu
cầu của cuộc sống. Đó là q trình sản xuất vật chất được kết hợp bởi ba yếu tố:

Lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong bất kỳ nền sản xuất nào,
kể cả nền sản xuất hiện đại, lao động bao giờ cũng là nhân tố cơ bản, là điều kiện
không thể thiếu của sự tồn tại và phát triển đời sống xã hội loài người. Lao động là
hoạt động sáng tạo của con người, nhờ có lao động mà con người khẳng định mình
là chủ thể sáng tạo mọi giá trị vật chất và tinh thần của xã hội.
2.1.1.2. Khái niệm về việc làm
Vấn đề việc làm là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp. Đó là
cơng việc cụ thể của mỗi cá nhân nhưng lại gắn liền với xã hội. Có việc làm, người
lao động khơng những có thu nhập để ni sống bản thân họ mà còn tạo ra một
lượng của cải vật chất cho xã hội.
Ở nước ta trước năm 1986, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, người lao

động được coi là có việc làm và được xã hội thừa nhận, là những người làm việc
trong thành phần kinh tế quốc doanh, khu vực Nhà nước, kinh tế tập thể. Trong cơ
chế đó, Nhà nước bố trí việc làm cho người lao động. Do đó, trong xã hội hình
thành tâm lý thụ động, ỷ lại vào Nhà nước, không thừa nhận có hiện tượng thất
nghiệp, thiếu việc làm, lao động dư thừa. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN hiện nay, quan niệm của Đảng và Nhà nước ta về việc làm đã
thay đổi một cách căn bản. Theo Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 của nước
CHXHCN Việt Nam năm 2012. Điều 9, chương II (việc làm) quy định rõ: “Việc
làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm”.

4


Như vậy, theo quan niệm trên việc làm bao gồm hai yếu tố: lao động tạo ra
thu nhập và không bị pháp luật cấm. Vì vậy nó đã xố bỏ được quan niệm cũ cho
rằng chỉ có làm việc trong khu vực Nhà nước và tập thể mới được coi là có việc
làm, bởi vì lao động tạo ra nguồn thu nhập không chỉ trong khu vực Nhà nước mà
cả trong khu vực tư nhân, cá thể, hộ gia đình. Ý nghĩa về mặt kinh tế, xã hội của

quan niệm này đã xoá bỏ sự phân biệt đối xử lao động giữa các thành phần kinh tế;
Mặt khác, khái niệm trên còn làm rõ đặc trưng của Nhà nước pháp quyền, thể hiện
ở chổ cho phép công dân Việt Nam được làm những việc mà pháp luật không cấm.
Cho đến nay, việc làm được nhận thức khá thống nhất: “Việc làm là những
hoạt động lao động có ích, khơng bị pháp luật ngăn cấm, tạo thu nhập hoặc lợi ích
cho bản thân, gia đình người lao động hoặc cho một cộng đồng nào đó”.
2.1.1.3. Khái niệm lao động nơng thơn (LĐNT)
“LĐNT là những người thuộc lực lượng lao động và tham gia hoạt động
trong hệ thống các ngành kinh tế nông thôn như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp,
ngư nghiệp, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn” (Trần
Xuân Cầu, 2012).
LĐNT sống và làm việc rải rác trên địa bàn rộng. Đặc điểm này làm cho
việc tổ chức hiệp tác lao động và việc bồi dưỡng đào tạo, cung cấp thơng tin cho
LĐNT là rất khó khăn. Đặc điểm này đặc biệt nổi bật ở một tỉnh miền núi như tỉnh
Phú Thọ.
LĐNT có trình độ văn hố và chun mơn thấp hơn so với thành thị. Tỷ lệ
LĐNT đã qua đào tạo chiếm một tỷ lệ thấp. LĐNT chủ yếu học nghề thông qua
việc hướng dẫn của thế hệ trước hoặc tự truyền cho nhau nên lao động theo truyền
thống và thói quen là chính. Điều đó làm cho LĐNT có tính bảo thủ nhất định, tạo
ra sự khó khăn cho việc thay đổi phương hướng sản xuất và thực hiện phân công
lao động, hạn chế sự phát triển kinh tế nơng thơn.
LĐNT mang tính thời vụ rõ rệt, đặc biệt là các vùng nông thôn thuần nông.
Do vậy, việc sử dụng lao động trong nông thôn kém hiệu quả, hiện tượng thiếu
việc làm là phổ biến. Vì vậy, muốn giải quyết việc làm (GQVL) cho LĐNT thì
phải bằng mọi biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa tính thời vụ bằng cách phát
triển đa dạng ngành nghề trong nông thôn, thâm canh tăng vụ, xây dựng cơ cấu
cây trồng hợp lý.

5



2.1.1.4. Khái niệm giải quyết việc làm
Giải quyết việc làm theo nghĩa rộng, là tổng thể những biện pháp, chính
sách kinh tế - xã hội của Nhà nước, cộng đồng và bản thân nguời lao động tác
động đến mọi mặt của đời sống xã hội để đảm bảo cho mọi người có khả năng lao
động có việc làm và có thu nhập. Theo nghĩa hẹp, giải quyết việc làm là các biện
pháp, chính sách chủ yếu hướng vào đối tượng thất nghiệp, thiếu việc làm nhằm
tạo ra chỗ làm cho ngưòi lao động để giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp.
Như vậy, giải quyết việc làm là quá trình tạo ra điều kiện và mơi trường bảo
đảm cho mọi nguời có khả năng lao động đều có cơ hội làm việc với chất lượng
làm việc ngày càng cao.
Người được giải quyết việc làm: Là những người trong độ tuổi lao động mà
trong 12 tháng qua kể từ thời điểm điều tra đã ký được hợp đồng lao động theo Bộ
luật Lao động và những người tự giải quyết việc làm.
Trong Bộ luật lao động 2012, chương II Điều 9 ghi rõ: Nhà nước, người sử
dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho
mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm.
Q trình giải quyết việc làm cho ngưòi lao động phụ thuộc vào cả ba nhân
tố là nhà nước, người lao động và người sử dụng lao động.
- Về phía Nhà nước: Giải quyết việc làm là vấn đề được tất cả các quốc gia

trên thế giới quan tâm, vấn đề này ảnh hưởng đến sự ổn định về chính trị, tốc độ
tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Ở nước ta, dân số đông
nên giải quyết việc làm là vấn đề nan giải, nhà nước phải tạo được hành lang pháp
lý, ban hành các điều luật cụ thể, các chính sách liên quan trực tiếp đến người lao
động và người sử dụng lao động.
- Về phía người lao động: Muốn tìm được việc làm phù hợp, thu nhập cao

thì bản thân người lao động phải có sự đầu tư nâng cao chất lượng sức lao động
của mình.

- Về phía người sử dụng lao động: Người sử dụng lao động cần có thơng tin

về thị trường để khơng chỉ tạo ra việc làm mà cịn duy trì việc làm bền vững, lâu
dài cho người lao động. Để làm được điều này địi hỏi người sử dụng lao động
phải có vốn để mua tư liệu sản xuất và sức lao động để tiến hành sản xuất, phải có
kinh nghiệm quản lý, vận dụng linh hoạt chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực
lao động và việc làm.

6


Sự kết hợp chặt chẽ, đồng bộ cả ba nhân tố trên sẽ giải quyết được việc làm
một cách bền vững cho người lao động.
Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là vấn đề đặt lên hàng đầu của
tất cả các quốc gia trong quá trình thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hóa đất
nước. Hiện nay, nước ta có khoảng 69,9% lực lượng lao động tập trung ở khu vực
nơng thơn. Hàng năm ở Việt Nam có khoảng 1,6 đến 1,7 triệu người bước vào độ
tuổi lao động, vấn đề việc làm trở thành một sức ép đối với xã hội ” (Trần Xuân
Cầu, 2012). Áp lực này cịn đè nặng hơn đối với các vùng nơng thơn vì đây là
những nơi có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh hơn nông nghiệp. Hiện nay, dân
số ở khu vực nông thôn vẫn không ngừng tăng nhanh trong khi diện tích đất canh
tác khơng tăng thậm chí có xu hướng giảm dần do q trình cơng nghiệp hố và đơ
thị hố, mặt khác, với khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
không những làm cho năng suất lao động tăng nhanh mà còn giải phóng một lực
lượng lớn lao động ra khỏi ngành công nghiệp. Nếu không tạo đủ chỗ làm việc cho
người lao động đặc biệt là những lúc nơng nhàn thì sẽ dẫn đến hiện tượng người
lao động đổ xô ra các thành phố lớn và các khu cơng nghiệp tìm kiếm việc làm
một cách tự phát gây ra nhiều vấn đề phức tạp cho việc quản lý lao động, tệ nạn xã
hội gia tăng. Do đó, việc làm cho lao động ở nông thôn là một trong những vấn đề
cốt yếu trong chỉnh thể phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta, là biện pháp

để thực hiện xố đói giảm nghèo.
2.1.2. Đặc điểm về nông thôn và đặc thù về việc làm ở nông thôn Việt Nam
2.1.2.1. Đặc điểm về nông thôn và lao động nông thôn
Nông thôn là nơi sinh sống và làm việc của đại đa số dân cư Việt Nam trải
qua hàng ngàn năm lịch sử; nông thôn Việt Nam đã tạo nên những truyền thống,
bản sắc văn hoá quý báu đã làm nên những phẩm chất tốt đẹp của con người. Đó là
tinh thần đồn kết, tương thân, tương ái, lòng yêu nước, trung thành với Đảng với
cách mạng, sự cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất.
Với cách hiểu trên, chúng ta có thể phân tích những đặc trưng chủ yếu của
vùng nơng thôn và so sánh với thành thị.
Thứ nhất, nông thôn là vùng sinh sống và làm việc của một cộng đồng chủ
yếu là nông dân, là vùng sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, các hoạt động kinh tế
chủ yếu nhằm phục vụ cho nông nghiệp và cộng đồng cư dân nông thôn. Đây là
đặc trưng rất cơ bản của vùng nơng thơn. Với mọi vùng nơng thơn thì nơng

7


nghiệp ln là ngành có vai trị quan trọng (kể cả lâm và ngư nghiệp). Kể cả những
vùng mà TTCN và dịch vụ phát triển rất mạnh thì nơng nghiệp vẫn có vai trị quan
trọng. Bên cạnh đó, nơng nghiệp còn thu hút nhiều ngành phát triển phục vụ cho
sản xuất nơng nghiệp.
Thứ hai, nơng thơn là vùng có cơ sở hạ tầng kém hơn thành thị, có trình độ
tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoá kém hơn. Đối với mọi quốc gia thì chỉ tiêu
này là khá rõ ràng. Vùng nơng thơn có địa bàn rộng lớn, địa hình phức tạp, trình độ
phát triển kinh tế - xã hội thấp hơn nên hệ thống cơ sở hạ tầng và trình độ phát
triển sản xuất hàng hố cũng thấp hơn.
Thứ ba, nơng thơn là vùng có thu nhập và đời sống thấp hơn, trình độ văn
hố, khoa học và cơng nghệ thấp hơn thành thị vì thành thị thường là trung tâm
văn hoá và kinh tế của một vùng, do vậy cơ cấu kinh tế phát triển hơn, mức độ đầu

tư cao hơn. Hơn nữa do điều kiện thuận lợi về kinh tế, văn hoá - khoa học và kỹ
thuật mà thành thị tạo nên sức hút rất lớn đối với nguồn lao động tinh t, có trình
độ cao ở nơng thơn ra lập nghiệp, điều đó cũng góp phần hình thành trung tâm văn
hố, khoa học và cơng nghệ ở thành thị.
Thứ tư, nơng thơn mang tính đa dạng về tự nhiên, kinh tế và xã hội, đa dạng
về quy mơ và trình độ phát triển… giữa các vùng khác nhau thì tính đa dạng cũng
khác nhau.
2.1.2.2. Nét đặc thù của lao động nông thôn Việt Nam
Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động và tham gia hoạt
động trong hệ thống các ngành kinh tế nông thôn như trồng trọt, chăn nuôi, lâm
nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong nơng thơn.

Có nhiều loại việc làm diễn ra trong nơng thơn, nó phản ánh tất cả các lĩnh
vực của đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn. Việc làm của người lao động ở nông
thôn lại gắn với đặc thù của lực lượng lao động ở nơi đây, với điều kiện tự nhiên
họ sinh sống.
Có thể nói, việc làm của người lao động ở nông thôn là: Những hoạt động
lao động trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế
- xã hội, của một bộ phận lực lượng lao động sinh sống ở nông thôn để mang lại
thu nhập mà không bị pháp luật ngăn cấm.
Lao động nông thôn phần lớn làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp,
do sản xuất nơng nghiệp có những đặc điểm khác với đặc điểm các

8


ngành khác. Vì vậy, lao động nơng thơn cũng có những nét đặc thù riêng, không
giống với lao động làm việc ở khu vực thành thị và ở các lĩnh vực kinh tế khác. Cụ
thể được biểu hiện ở những điểm chủ yếu sau:
- Lao động nông thôn sống và làm việc rải rác trên địa bàn rộng. Đặc điểm


này làm cho việc tổ chức hiệp tác lao động và việc bồi dưỡng đào tạo, cung cấp
thông tin cho lao động nơng thơn là rất khó khăn. Đặc điểm này đặc biệt nổi bật
ở một huyện miền núi như Cẩm Khê.
- Lao động nơng thơn có trình độ văn hố và chuyên môn thấp hơn so với

thành thị. Tỷ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo chiếm một tỷ lệ thấp. Lao động
nông thôn chủ yếu học nghề thông qua việc hướng dẫn của thế hệ trước hoặc tự
truyền cho nhau nên lao động theo truyền thống và thói quen là chính. Điều đó làm
cho lao động nơng thơn có tính bảo thủ nhất định, tạo ra sự khó khăn cho việc thay
đổi phương hướng sản xuất và thực hiện phân công lao động, hạn chế sự phát triển
kinh tế nơng thơn.
Nếu xét trên góc độ trình độ văn hố, trình độ chun mơn kỹ thuật của
người lao động thì có thể thấy rằng vẫn cịn khoảng cách khá xa về chất lượng lao
động giữa nông thôn và thành thị.
2.1.3. Nội dung giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
2.1.3.1. Giải quyết việc làm thông qua phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ
cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm công bằng xã hội.
Muốn phát triển kinh tế trước hết phải có sự tăng trưởng kinh tế. Nhưng không
phải sự tăng trưởng kinh tế nào cũng dẫn tới phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế
thường giải quyết việc làm cho người dân nhưng mức độ còn phụ thuộc vào mối
quan hệ vốn, lao động và công nghệ.
Phát triển kinh tế nhằm giải quyết việc làm cho người lao động ở địa
phương cấp huyện thơng qua các hình thức chủ yếu như:
* Về phát triển công nghiệp: Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế

chính sách nhằm thu hút vồn đầu tư, thu hút các dự án, mở rộng sản xuất kinh
doanh, hoặc trong việc thành lập các doanh nghiệp của mọi tổ chức và cá nhân
theo đúng quy định của pháp luật.

* Về phát triển dịch vụ: Khi kinh tế càng phát triển thì vai trò của ngành

dịch vụ ngày càng quan trọng. Dịch vụ được xem là một lĩnh vực hoạt động của

9


nền kinh tế quốc dân bao hàm tất cả những hoạt động phục vụ sản xuất và đời sống
dân cư.
* Về phát triển nông - lâm - ngư nghiệp: Nông nghiệp là ngành cung cấp

lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng, nó tạo nên sự ổn định, đảm bảo an toàn cho
phát triển của nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Đồng thời, nông nghiệp
cũng là ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; Nguyên liệu từ nông nghiệp
là đầu vào quan trọng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp khác.
* Về phát triển làng nghề truyền thống - tiểu thủ công nghiệp: LNTT là

những thơn, làng có một hay nhiều nghề thủ cơng truyền thống được tách ra khỏi
nông nghiệp để sản xuất kinh doanh và đem lại nguồn thu chiếm phần chủ yếu
trong năm. Các sản phẩm làm ra của các làng nghề có tính mỹ nghệ và đã trở thành
hàng hố trên thị trường. Mặt hàng sản xuất của các làng nghề chính là sản phẩm
tiểu thủ cơng nghiệp, bản thân nó là dạng sơ khai của công nghiệp, đồng thời việc
áp dụng tiến bộ khoa học cơng nghệ và máy móc hiện đại vào q trình sản xuất sẽ
thúc đẩy cơng nghiệp phát triển. Làng nghề phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động
dịch vụ ở nông thôn mở rộng quy mơ và địa bàn hoạt động, đó là các dịch vụ vật
liệu và tiêu thụ sản phẩm. Sự phát triển của các làng nghề truyền thống hiện nay có
ý nghĩa rất lớn đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nơng thơn theo hướng
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2.1.3.2. Giải quyết việc làm thơng qua xuất khẩu lao động
Thuật ngữ xuất khẩu lao động được sử dụng ở Việt Nam để chỉ hoạt động

chuyển dịch lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác. Tham gia vào quá trình
này gồm 2 bên: Bên nhập khẩu lao động và bên xuất khẩu lao động.
Giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động là việc các cơ quan Nhà
nước (bao gồm các cơ quan quản lý và các tổ chức chính trị, xã hội,… có chức
năng liên quan đến XKLĐ) và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động bằng các việc
làm của mình tìm kiếm, khai thác, thu hút, tổ chức các hoạt động, tạo ra cơ chế và
chính sách,... đặt người lao động (chủ thể cần tìm việc) vào các chỗ làm việc trống
được đặt ở nước ngồi, tại các thị trường khác nhau với địi hỏi về yêu cầu của
NLĐ khác nhau, yêu cầu về ngành nghề khác nhau, có điều kiện làm việc, mức thu
nhập, chế độ đãi ngộ khác nhau. Giải quyết việc làm thơng qua XKLĐ có thể thực
hiện theo 4 hình thức cụ thể như sau:

10


* Thông qua doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, tổ chức sự nghiệp được

phép hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài
Các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ là loại hình doanh nghiệp được Bộ
LĐ-TB&XH cấp giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài. Doanh nghiệp khai thác hợp đồng, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, tổ
chức tuyển chọn lao động, đưa và quản lý người lao động ở nước ngoài. Xuất khẩu
lao động theo hình thức này được coi là một loại hình kinh doanh dịch vụ đem lại
lợi nhuận cho các doanh nghiệp từ đó hình thành nên sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong hoạt động xuất khẩu lao động, thúc đẩy việc mở rộng thị trường xuất
khẩu lao động, tăng lượng các hợp đồng cung ứng, chất lượng lao động ngày càng
được nâng cao để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đây là hình
thức phổ biến nhất được nhiều người lao động lựa chọn, hiện nay và trong thời
gian tới người lao động đi xuất khẩu lao động theo hình thức này là chủ yếu. Tuy
nhiên, xuất khẩu lao động theo hình thức này có nhược điểm: Chi phí xuất khẩu

lớn, nhiều doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận, lợi dụng các hình thức tuyển dụng,
đào tạo để kiếm lời bất hợp pháp, hình thức này là điều kiện để phát sinh các hành
vi trung gian, môi giới, thiếu trách nhiệm với người lao động, gây thiệt hại cho
người lao động và gánh nặng quản lý cho nhà nước.
Các tổ chức sự nghiệp được phép xuất khẩu lao động là các tổ chức sự
nghiệp công thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Ở nước ta
hiện nay thơng qua các Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố là các tổ chức sự
nghiệp trực tiếp thực hiện việc xuất khẩu lao động. Tổ chức sự nghiệp tham gia
xuất khẩu lao động là để thực hiện các thỏa thuận hoặc Điều ước quốc tế ký kết
với phía nước tiếp nhận lao động về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc
ở nước ngồi. Đây là hình thức mới, tổ chức sự nghiệp trực tiếp thực hiện việc
tuyển chọn và đưa người lao động đi XKLĐ theo thỏa thuận đã ký. Hình thức này
đảm bảo thống nhất cao trong việc quản lý, chỉ đạo, điều hành, có cơ sở để thực
hiện các mục tiêu giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo cho người lao động,
thuận lợi cho việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động, tạo sự tin cậy cho phía đối
tác, là cơ sở để hợp tác bền vững, đây là hoạt động phi lợi nhuận, chi phí xuất khẩu
được giảm tới mức thấp nhất tạo điều kiện cho nhiều NLĐ tham gia. Tuy nhiên,
hình thức này có hạn chế về số lượng thị trường xuất khẩu, NLĐ không được chủ
động về thời gian đi xuất khẩu, yêu cầu cao, chặt chẽ trong tuyển chọn lao động,
hạn chế số lượng lao động xuất khẩu.

11


* Thông qua doanh nghiệp nhận thầu, tổ chức, cá nhân đầu tư ở nước ngồi

Đây là hình thức mà các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân Việt Nam
trúng thầu ở nước ngoài, đưa người lao động của doanh nghiệp mình đi làm việc
ở các cơng trình trúng thầu ở nước ngoài hoặc các tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu


tư ra nước ngoài, đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại các cơ sở sản
xuất kinh doanh do tổ chức, cá nhân này đầu tư thành lập ở nước ngồi. Người lao
động đi theo hình thức này phải là người lao động đã có hợp đồng lao động với
doanh nghiệp và chỉ đi làm việc tại các cơng trình trúng thầu hoặc cơ sở sản xuất,
kinh doanh do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngồi. Với hình thức này,
NLĐ khơng mất các chi phí xuất khẩu, có việc làm, thu nhập ổn định do có quyền
lợi và nghĩa vụ trực tiếp với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư ra nước ngồi,
thuận lợi trong cơng tác quản lý, bảo vệ người lao động ở nước ngoài. Nhưng do
số lượng doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài ở nước ta còn rất
hạn chế nên người lao động được xuất khẩu theo hình thức này khơng nhiều. Thời
gian làm việc ở nước ngoài phụ thuộc vào thời gian hoàn thành công việc của
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngồi.
* Thơng qua doanh nghiệp XKLĐ theo hình thức thực tập, nâng cao tay nghề

Hình thức này xuất hiện tương đối nhiều trong những năm qua tại các
doanh nghiệp, nhất là ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Doanh
nghiệp XKLĐ theo hình thức này phải có hợp đồng với cơ sở thực tập ở nước
ngoài để đưa người lao động đi làm việc theo hình thực tập, nâng cao tay nghề, có
hợp đồng đưa NLĐ đi thực tập. Với hình thức này thì người lao động khơng mất
các khoản chi phí xuất khẩu, có điều kiện thuận lợi trong việc học tập, nâng cao
tay nghề tại cơ sở thực tập ở nước ngoài. Tuy nhiên, hình thức này chỉ dành cho
NLĐ đang làm việc tại các doanh nghiệp có nhu cầu đưa lao động của doanh
nghiệp đi thực tập, nâng cao tay nghề tại các cơ sở ở nước ngoài, nên cũng giống
như hình thức xuất khẩu thơng qua doanh nghiệp nhận thầu, tổ chức, cá nhân đầu
tư ở nước ngoài là các hình thức xuất khẩu riêng biệt, khơng mang tính phổ biến
rộng rãi.
* Người lao động tự đi theo hình thức hợp đồng cá nhân
Đây là hình thức người lao động chủ yếu đi thông qua các mối quan hệ họ
hàng giới thiệu, được bảo lãnh hoặc chủ sử dụng lao động cũ tuyển dụng lại lần
thứ hai, số lượng đi không nhiều. Người lao động ký hợp đồng trực tiếp với chủ,


12


khơng thơng qua bên trung gian mơi giới. Khi có hợp đồng trực tiếp đến Sở LĐTB&XH nơi thường trú để đăng ký hợp đồng cá nhân và khi làm việc ở nước
ngồi thì đăng ký cơng dân với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở
nước sở tại. Hình thức này được Nhà nước khuyến khích do mang lại nhiều lợi ích
kinh tế cho người lao động, khơng mất các khoản chi phí xuất khẩu, gia tăng tính
tự chủ và tự chịu trách nhiệm của người lao động. Nhưng quyền lợi của người lao
động khó được đảm bảo nếu NLĐ thiếu trách nhiệm khi tham gia xuất khẩu lao
động.
2.1.3.3. Giải quyết việc làm thông qua đào tạo nghề
Đào tạo nghề (đào tạo nghề nghiệp) không phải là hình thức trực tiếp tạo ra
việc làm nhưng nó là một trong những giải pháp quan trọng giúp người lao động
nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật nhằm tìm kiếm việc làm hoặc tự giải quyết
việc làm. Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 quy định: “Đào tạo
nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ
nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự giải
quyết việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề
nghiệp”. Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO): "Những hoạt động nhằm cung cấp
kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có cho sự thực hiện có năng suất và hiệu quả
trong pham vi một nghề hoặc nhóm nghề. Nó bao gồm đào tạo ban đầu, đào tạo
lại, đào tạo nâng cao, cập nhật và đào tạo liên quan đến nghề nghiệp chuyên sâu".
Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho
sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào
tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích
ứng với mơi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao
năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hồn thành
khóa học có khả năng tìm việc làm, tự giải quyết việc làm hoặc học lên trình độ
cao hơn. Đào tạo nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động. Trong q trình

cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, đào tạo nghề trang bị kỹ năng, năng lực cho người
lao động khi dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và
dịch vụ. Đa số người lao động ở khu vực nơng nghiệp chưa có trình độ chun
mơn kỹ thuật hoặc trình độ thấp nên không đáp ứng được yêu cầu về công việc của
khu vực công nghiệp. Khi chuyển sang làm việc trong các khu công nghiệp hoặc
các làng nghề cần phải đào tạo nghề mới đáp ứng được yêu cầu của công việc.Đào
tạo nghề làm tăng cơ hội tìm kiếm việc làm

13


và tăng thu nhập cho các cá nhân, tạo khả năng thay đổi và dịch chuyển việc làm,
nhanh chóng thích nghi với các biến đổi về kinh tế và xã hội.
2.1.3.4. Giải quyết việc làm thông qua phát triển thị trường lao động
Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì: “Thị trường lao động là thị
trường trong đó có các dịch vụ lao động được mua và bán thông qua q trình để
xác định mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công”. Trong bối
cảnh tồn cầu hóa ngày nay, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội và gặp nhiều thách thức
đối với sự phát triển thị trường lao động. Q trình phân cơng sản xuất trong chuỗi
giá trị sản xuất toàn cầu sẽ kéo theo sự tái phân bố lao động và sự phụ thuộc lẫn
nhau của thị trường lao động các quốc gia. Các công ty xuyên quốc gia không chỉ
là tác nhân giúp các nước và lãnh thổ kinh tế tham gia sâu hơn vào mạng sản xuất
tồn cầu, mà cịn có vai trị là người sử dụng lao động đa quốc gia, sẽ đặt ra những
tiêu chuẩn lao động mới, thách thức các khuôn khổ tiêu chuẩn và luật pháp lao
động quốc gia. Cạnh tranh quốc tế trong phân công lao động sẽ thúc đẩy cạnh
tranh và phân công lao động trong nước.
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, thị trường lao động có vai trị rất
quan trọng trong gải quyết việc làm cho người lao động. Thị trường lao động đảm
bảo việc làm cho dân số hoạt động kinh tế, kết nối họ vào lĩnh vực sản xuất và dịch
vụ, tạo khả năng cho họ nhận được những thu nhập thiết yếu để tái sản xuất sức

lao động của chính bản thân mình cũng như ni sống gia đình mình. Thị trường
lao động dễ dàng chuyển đổi người lao động sang chỗ làm việc thích hợp hơn,
năng suất lao động và thu nhập cao hơn. Thị trường lao động là nguồn thơng tin rất
quan trọng và có quan hệ chặt chẽ với tất cả thị trường. Thông tin trên thị trường
lao động giúp cho cả người sử dụng lao động cũng như người lao động xây dựng
được các kế hoạch hoạt động trong tương lai. Phát triển thị trường lao động phải
đáp ứng mục tiêu tăng trưởng bền vững, hỗ trợ tăng trưởng, nâng cao sức cạnh
tranh của nền kinh tế và phát triển con người; Các chính sách về thị trường lao
động cần phải được điều chỉnh để tạo điều kiện cho sự dịch chuyển cơ cấu lao
động phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Giải quyết việc làm cho
người lao động thông qua một số kênh thông tin kết nối, cung ứng lao động như
sau:
Các Trung tâm Giới thiệu việc làm chính là cầu nối giữa người lao động và
người sử dụng lao động. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm giới

14


×