Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

Đánh giá hiện trạng cấp nước sạch phục vụ mục đích sinh hoạt tại xã phù lãng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 110 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ THÚY

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC SẠCH PHỤC
VỤ MỤC ĐÍCH SINH HOẠT TẠI XÃ PHÙ LÃNG,
HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Khoa hoc moi trươ ng

Mã số:

8440301

Ngươi hướng dẫn khoa hoc:

PGS.TS. Nguyễn Thanh Lâm

NHÀ XUÁT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng năm 2019

Tác giả luận văn

Trần Thị Thúy
.

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thanh Lâm đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Môi trường, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q
trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo Trung tâm Nước sạch và VSMTNT
Bắc Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2019

Tác giả luận văn


Trần Thị Thúy
.

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn........................................................................................................................................... ii
Mục lục................................................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt........................................................................................................................ v
Danh mục bảng.................................................................................................................................. vi
Danh mục hình.................................................................................................................................. vii
Trích yếu luận văn.......................................................................................................................... viii
Thesis abstract.................................................................................................................................... ix
Phần 1. Mở đầu................................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................... 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu......................................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................ 2

1.4.


Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................. 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu............................................................................................................. 4
2.1.

Tổng quan tình hình cung cấp nước sạch nông thôn ở việt nam............................. 4

2.1.1.

Đánh giá điều kiện nguồn nước ảnh hưởng đến việc cấp nước sạch...................... 4

2.1.2.

Tình hình cấp nước nơng thơn Việt Nam...................................................................... 8

2.1.3.

Các mơ hình quản lý........................................................................................................ 16

2.1.4.

Căn cứ pháp lý về cấp nước sinh hoạt tại Việt Nam................................................ 19

2.2.

Tổng quan tình hình sử dụng nước sinh hoạt nơng thơn tại Bắc Ninh................22

2.2.1.


Tình hình cấp nước sinh hoạt tại tỉnh Bắc Ninh....................................................... 22

2.2.2.

Hiện trạng quản lý, vận hành cơng trình cấp nước nơng thơn tại Bắc Ninh......27

2.2.3.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách hiện hành về
quản lý nước sạch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.......................................................... 33

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.................................................................... 35
3.1.

Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................... 35

3.2.

Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................... 35

3.3.

Nội dung nghiên cứu....................................................................................................... 35

3.4.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 35

3.4.1.


Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp..................................................................... 35

iii


3.4.2.

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp....................................................................... 36

3.4.3.

Phương pháp lấy mẫu và phân tích.............................................................................. 37

3.4.4.

Phương pháp đánh giá kết quả...................................................................................... 39

3.4.5.

Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................................. 39

Phần 4. Kết quả và thảo luận..................................................................................................... 40
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã phù lãng, huyện quế võ, tỉnh
bắc ninh.............................................................................................................................. 40

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên............................................................................................................ 40


4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................................... 41

4.1.3.

Hiện trạng nhu cầu sử dụng và các nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt
của người dân tại xã Phù Lãng..................................................................................... 42

4.2.

Đánh giá hiện trạng hoạt động cấp nước sạch tại xã Phù Lãng............................. 47

4.2.1.

Giới thiệu về Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường Bắc Ninh.................47

4.2.2.

Đánh giá hiệu quả vận hành cung cấp nước sạch trên địa bàn xã Phù
Lãng.................................................................................................................................... 50

4.3.

Đánh giá hiện trạng sử dụng nước sạch tại xã Phù Lãng........................................ 64

4.3.1.

Đánh giá đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cấp............................................................ 64


4.3.2.

Nhận thức của người dân đối với hoạt động cấp nước sạch tại xã
Phù Lãng............................................................................................................................ 64

4.4.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cấp nước sạch phục
vụ mục đích sinh hoạt tại xã Phù Lãng....................................................................... 70

4.4.1.

Quản lý tài nguyên nước và mơi trường lưu vực...................................................... 70

4.4.2.

Thực hiện quy trình quản lý vận hành bền vững...................................................... 71

4.4.3.

Áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong cấp nước và bảo vệ
môi trường......................................................................................................................... 75

4.4.4.

Giải pháp về Thông tin - Giáo dục - Truyền thông và thu hút sự tham
gia của cộng đồng trong vấn đề cấp nước sạch......................................................... 76

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................................... 77

5.1.

Kết luận.............................................................................................................................. 77

5.2.

Kiến nghị............................................................................................................................ 78

Tài liệu tham khảo............................................................................................................................ 79
Phụ lục................................................................................................................................................ 82

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nơng thơn

BTC

Bộ Tài chính

BTNMT

Bộ Tài ngun Môi trường


BYT

Bộ y tế

CLN

Chất lượng nước

CLNSHNT

Chất lượng nước sinh hoạt nơng thơn

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

ĐB

Đồng bằng

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NTU

Nephelometric Turbidity Units (đơn vị đo độ đục)

QCVN


Quy chuẩn Việt Nam

QLNN

Quản lý Nhà nước

TCU

True Color Units (đơn vị đo độ màu)

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

UBND

Ủy ban nhân dân

USD

Đô la Mỹ


VSMT

Vệ sinh môi trường

VSMTNT

Vệ sinh môi trường nông thôn

WB

Ngân hàng Thế giới

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Trữ lượng động thiên nhiên nước ngầm.................................................................... 6
Bảng 2.2. Tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh (%)....................................... 10
Bảng 2.3. Tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩnkỹ thuật quốc gia (%)
10

Bảng 2.4. Cơ cấu cấp nước cho khu vực nông thôn tỉnh Bắc Ninh năm 2015................. 22
Bảng 2.5. Chất lượng một số mẫu nước giếng khoan hộ gia đình...................................... 24
Bảng 2.6. Tỷ lệ về mục tiêu cấp nước đạt được qua các năm tỉnh Bắc Ninh...................25
Bảng 2.7. Kết quả thực hiện cấp nước sạch nông thôn tỉnh Bắc Ninh............................... 26
Bảng 2.8. Tổng hợp các trạm cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
28

Bảng 3.1. Các nội dung khảo sát đối với khu vực bảo vệ nguồn nước.............................. 37

Bảng 3.2. Phương pháp phân tích các thơng số trong mẫu nước........................................ 39
Bảng 4.1. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước hộ gia đình tại xã Phù Lãng..........................42
Bảng 4.2. Hiện trạng các nguồn nước sử dụng trên địa bàn xã Phù Lãng.........................43
Bảng 4.3. Kết quả phân tích chất lượng mơi trường nước sinh hoạt trên địa bàn
xã Phù Lãng................................................................................................................. 45
Bảng 4.4. Tổng lưu lượng nước cấp sinh hoạt tại xã Phù Lãng (2018)............................. 53
Bảng 4.5. Giá tiêu thụ nước sạch được niêm yết tại xã Phù Lãng...................................... 54
Bảng 4.6. Kết quả khảo sát, đánh giá đối với khu vực bảo vệ nguồn nước của
Trạm cấp nước xã Phù Lãng.................................................................................... 55
Bảng 4.7. Số liệu quan trắc nước sông cầu tại Cảng Đáp Cầu............................................. 57
Bảng 4.8. Kết quả phân tích nước máy tại các điểm lấy mẫu.............................................. 59
Bảng 4.9. Tỷ lệ thất thoát nước qua các năm 2016-2018...................................................... 61
Bảng 4.10. Tần suất kiểm tra, duy trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị tại Trạm cấp
nước sạch xã Phù Lãng............................................................................................. 63
Bảng 4.11. Nhu cầu sử dụng nước của xã Phù Lãng đến năm 2020.................................... 64
Bảng 4.12. Đánh giá nhận thức của các hộ gia đình về nước sạch...................................... 65
Bảng 4.13. Mức độ ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt tại địa phương..................................... 66
Bảng 4.14. Đánh giá của các hộ về mức độ hài lòng chất lượng nước............................... 67
Bảng 4.15. Đánh giá mức độ hài lịng về các tiện ích liên quan đến cung cấp
nước sạch..................................................................................................................... 68
Bảng 4.16. Đánh giá của các hộ về về sự minh bạch trong tính toán khối lượng
nước sử dụng............................................................................................................... 68
Bảng 4.17. Ý kiến của người dân sử dụng nước sạch trong sinh hoạt................................ 69

vi


DANH MỤC HÌNH
3


Hình 2.1. Cấu trúc lu chứa 2m .................................................................................................... 12
Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc bể chứa nước mưa.............................................................................. 12
Hình 2.3. Cấu trúc giếng đào hộ gia đình................................................................................... 13
Hình 2.4. Sơ đồ cấu trúc giếng khoan lắp bơm tay.................................................................. 14
Hình 2.5. Sơ đồ dây truyền cơng nghệ nước ngầm.................................................................. 15
Hình 2.6. Sơ đồ dây truyền cơng nghệ nước mặt..................................................................... 16
Hình 2.7. Mơ hình tư nhân quản lý, vận hành........................................................................... 17
Hình 2.8. Mơ hình hợp tác xã quản lý vận hành....................................................................... 17
Hình 2.9. Mơ hình doanh nghiệp quản lý................................................................................... 19
Hình 4.1. Sơ đồ hành chính xã Phù Lãng, huyện Quế Võ...................................................... 40
Hình 4.2. Nhà máy nước sạch Phù Lãng.................................................................................... 48
Hình 4.3. Sơ đồ mơ hình tổ chức Trung tâm Nước sạch & VSMTNT Bắc Ninh.............49
Hình 4.4. Sơ đồ hệ thống xử lý nước tại trạm cấp nước Phù Lãng...................................... 50

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Thị Thúy
Tên đề tài:Đánh giá hiện trạng cấp nước sạch phục vụ mục đích sinh hoạt tại xã Phù
Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Ngành: Khoa học Môi trường

Mã số: 8440301

Tên cơ sở đào tạo:Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu quảcấp nước sạch trên địa bàn xã Phù Lãng nhằm đề xuất một số
giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành và sử dụng nước sạch trên địa bàn xã.
Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp sử dụng trong đề tài gồm: (i) Phương pháp thu thập thông tin
thứ cấp; (ii) Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp; (iii) Phương pháp lấy mẫu; (iv)
Phương pháp so sánh; (v) Phương pháp xử lý số liệu; (vi) Phương pháp chuyên gia.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Xã Phù Lãng nằm ở phía đơng huyện Quế Võ của tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay xã có
1996 hộ gia đình với dân số là 8.119 người. Nhu cầu sử dụng nước cho mục đích sinh
hoạt khoảng 115 lít/người/ngày. Các nguồn nước sử dụng chính là nước sạch, nước
ngầm, nước mặt và nước mưa. Ngoại trừ nước sạch, các nguồn nước cịn lại đều khơng
đảm bảo chất lượng sử dụng trong sinh hoạt.
3

Trạm cấp nước sạch xã Phù Lãng có cơng suất 2000 m /ngày, hiện đang cấp cho
90,5% số hộ gia đình trên địa bàn. Chất lượng nước sau xử lý đảm bảo QCVN
01:2009/BYT và có tính ổn định. Trữ lượng nước cấp đảm bảo đủ cho toàn bộ dân cư xã
Phù Lãng. Một số nhược điểm trong công tác quản lý nước sạch bao gồm tỷ lệ thất thoát
nước còn cao, thiếu biển cảnh báo tại khu vực bảo vệ nước, chưa đảm bảo cung cấp
nước cho toàn bộ hộ gia đình của xã, hiệu quả truyền thơng khơng cao.
Các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng nước sạch tại xã Phù Lãng gồm:
Quản lý tài nguyên nước và mơi trường lưu vực; Thực hiện quy trình quản lý vận hành
bền vững, Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và Giải pháp tăng cường thông tin –
giáo dục – truyền thông.

viii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Tran Thi Thuy
Thesis title: Assessing the status of Tap water supply in Phu Lang commune, Que Vo
district, Bac Ninh province
Major: Environmental science


Code: 8440301

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
Assessing the efficiency of tap water supply in Phu Lang commune and
proposing solutions to improve the efficiency of management, operation and using of
clean water in Phu Lang commune.
Materials and Methods
In the thesis has used the method to carry out such research: (1) method for
secondary data collection; (2) Method of field surveys, selection of samples and
locations; (3) Sampling methods; (4) The method compares the current state of
environmental assessment; (5) Data processing method and experts counseling method.
Main findings and conclusions
Phu Lang commune is located in the east of Que Vo district, Bac Ninh province.
Currently the commune has 1996 households with a population of 8,119. The demand
for water for domestic purposes is approximately 115 liters/person/day. The main water
sources are clean water, groundwater, surface water and rainwater. Except tap water, the
others water sources do not guarantee the quality of Nation Technichcal Standard for
domestic use.
3

Tap water supply station in Phu Lang commune has a capacity of 2000 m / day,
currently supplying to 90.5% of households in the area. The quality of treated water
ensures Nation Technichcal Standard No. QCVN 01: 2009/BYT.The water supply is
sufficient for the entire population of Phu Lang commune. Some disadvantages in tap
water management include high rate of water loss, lack of warning signs in water
protection areas, insufficient water supply for all households in the commune and
effectiveness of Communication activity is not high.
Solutions to improve the efficiency of tap water use in Phu Lang commune

include: Managing water resources and basin environment; Implementing the
sustainable operation management process, Applying scientific and technological
advances and Solutions to enhance education and communication.

ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước giữ một vai trò đặc biệt trong đời sống sinh tồn và phát triển của con
người, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên trái đất và rất cần thiết cho các
hoạt động kinh tế - xã hội của loài người. Trong cơ thể sống, nước chiếm khoảng
70% khối lượng cơ thể con người trưởng thành. Nước còn được coi như một tiêu
chí để đánh giá mức sống, sự phát triển của mỗi quốc gia hay mỗi khu vực.
Chất lượng nước sạch đang trong tình trạng báo động đỏ, thiếu nước sạch
đang là áp lực chung của nhiều quốc gia và Việt Nam không ngoại lệ. Nước dùng
cho ăn uống an toàn và vệ sinh là những yếu tố quyết định để phát triển bền
vững. Nước sạch cho dân cư nơng thơn là một trong những tiêu chí quan trọng
của Bộ tiêu chí Quốc gia về nơng thơn mới. Hiện nay, một số vùng nông thôn ở
nước ta, người dân đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt chủ yếu từ sông, hồ, nước
mưa và nước ngầm từ giếng khơi, giếng khoan. Nếu nguồn nước không đảm bảo
vệ sinh sẽ gây nguy cơ mắc các bệnh đường ruột, bệnh ngoài da và gây những
hậu quả nặng nề về sức khỏe. Bên cạnh đó tốc độ tăng dân số ngày càng tăng,
lượng chất thải và nước thải cũng tăng theo dẫn ra sơng, suối, kênh rạch mà
khơng có biện pháp xử lý làm sạch khiến việc thiếu nước sạch trở nên khan hiếm
hơn.
Nước sạch là một sản phẩm thiết yếu, đã và đang trở thành đòi hỏi cấp
thiết trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người dân, cũng như trong sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Tỷ lệ dân số được cung
cấp nước sạch là một trong những tiêu chí đánh giá mức sống của một quốc gia.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước, Chính phủ ln quan tâm đến
cơng tác cung cấp nước sạch và VSMT, nhất là việc cung cấp nước sạch cho
vùng nông thôn. Năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
104/2000/QĐ-TTG ngày 25/8/2000, về việc phê duyệt “Chiến lược quốc gia về
cấp nước sạch và VSMT nơng thơn đến năm 2020”, trong đó nêu rõ Chương
trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và VSMT nông thôn là một trong những
công cụ quan trọng để thực hiện chiến lược.
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm trong tam giác

1


phát triển kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Trong những
năm gần đây kinh tế Bắc Ninh đã có nhiều khởi sắc với tốc độ tăng trưởng khá
nhanh so với các địa phương khác trên cả nước. Đời sống nhân dân cả khu vực
thành thị và nông thôn được cải thiện một cách rõ rệt. Bên cạnh đó, tỉnh Bắc
Ninh cũng quan tâm, triển khai mạnh mẽ chương trình mục tiêu Quốc gia “nước
sạch và VSMT nông thôn”. Đến năm 2015, tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước
hợp vệ sinh đạt 98%, trong đó tỷ lệ dân số nơng thơn sử dụng nước sạch quy
chuẩn QCVN 02:2009/BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế là 57% (UBND tỉnh Bắc
Ninh, 2015).
Xã Phù Lãng nằm ở phía đơng huyện Quế Võ của tỉnh Bắc Ninh, có làng
nghề gốm, rèn, đồ gỗ nên nguồn nước bị ảnh hưởng không nhỏ. Xuất phát từ thực
trạng tác giả chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng cấp nước sạch phục vụ mục đích
sinh hoạt tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh”làm luận văn thạc sỹ
của mình.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hiện trạngcấp nước sạch phục vụ mục đích sinh hoạt tại xã Phù

Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cấp nước sạchphục vụ

mục đích sinh hoạt tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng cung cấp nước

sạch, sử dụng nước sạch của người dân tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc
Ninh.
- Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại xã Phù Lãng,

huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi thời gian: số liệu thứ cấp thu thập 3 năm (2016 - 2018).

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HọC VÀ THựC TIễN
CỦA ĐỀ TÀI
Nước sạch là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng và là nhu cầu thiết
yếu trong cuộc sống của mỗi người dân. Nguồn nước sử dụng cho các mục đích
sinh hoạt, đặc biệt cho ăn uống rất quan trọng bởi lẽ có vai trị và những tác động
trực tiếp lên sức khỏe con người. Đặc biệt tại các khu vực nông thôn, nơi hạ tầng

2


cấp nước sạch vẫn đang trong quá trình được đầu tư và hồn thiện thì người dân
vẫn giữ thói quen sử dụng các nguồn nước tự khai thác như nước mưa, nước
ngầm với chất lượng không đảm bảo. Kết quả nghiên cứu của Luận văn đã làm rõ
hiện trạng sử dụng và chất lượng nước sạch cấp cho sinh hoạt tại xã Phù Lãng,
huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, đồng thời đề xuất các giải pháp về kỹ thuật, truyền
thông để nâng cao hiệu quả cấp nước sạch tại địa phương. Kết quả nghiên cứu
góp phần cung cấp các cơ sở mang tính thực tiễn để cơ quan quản lý tại địa

phương và Trung tâm cấp nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh Bắc Ninh triển
khai áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cấp nướ sạch cho người dân.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CUNG CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN
Ở VIỆT NAM
2.1.1. Đánh giá điều kiện nguồn nước ảnh hưởng đến việc cấp nước sạch
2

2

Việt Nam có tổng diện tích là 331.000 km trên đất liền và 1 triệu km diện
tích lãnh hải nằm ở Đông Nam Á với chiều dài 3260 km bờ biển cùng hàng nghìn
đảo lớn nhỏ thuộc quần đảo Hồng Sa, Trường Sa, Bạch Long Vĩ, … Với tổng tài
3

2

nguyên nước 830 tỷ m nước mặt, với 2.360 con sông có chiều dài trên 10 km
trở lên nằm trong các lưu vực sông lớn sông Hồng, sông Mê công, sông Đồng
Nai, sông Đà, ... (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).

Với vị trí đặc biệt đó, nguồn nước tương đối phong phú để phục vụ cho cấp
nước sạch. Nguồn nước chủ yếu được dùng để cấp nước sinh hoạt bao gồm: nước
mưa, nước mặt và nước ngầm.
2.1.1.1 Nước mưa
Lượng nước mưa hàng năm của Việt Nam tương đối lớn, trung bình từ

1.800mm đến 2.000mm song phân bố khơng đều cả về khơng gian và thời gian,
tạo nên những vùng có lượng mưa lớn xen kẽ các vùng có lượng mưa nhỏ trong
phạm vi tồn lãnh thổ(Cổng thơng tin điện tử Chính Phủ Việt Nam, 2019).
Theo các tài liệu khí tượng nhìn chung, lượng mưa hàng năm trung bình năm ở
Việt Nam biến đổi trong phạm vi khá lớn, từ 600 – 800mm ở vùng ven biển miền
Trung (Bình Thuận, Ninh Thuận), lên đến 4000 – 5000mm ở các vùng Bắc Quang,
Kỳ Anh, Trà Mi – Ba Tơ, Bảo Lộc, .... Phần lớn lãnh thổ Bắc Bộ, Tây Nguyên và
Nam Bộ có lượng mưa năm trong khoảng 1.600 – 2.400mm, trong đó:
+ Đồng bằng Bắc Bộ: 1.600 – 1.800mm
+ Đồng bằng Nam Bộ: 1.400 – 2.800mm

Một đặc điểm của mưa là sự phân bố không đều theo thời gian trong năm,
chia 2 mùa rõ rệt phụ thuộc vào 2 mùa gió chính (mùa mưa và mùa khơ). Hai
mùa này khác nhau về lượng mưa, thời gian xuất hiện và kết thúc mưa, thời gian
mưa và độ ổn định tương đối của mưa. Mưa trong mùa khô chủ yếu là mưa phùn,
lượng mưa không đáng kể (từ tháng 1 tới tháng 3 trên cả nước lượng mưa đều
dưới 80mm/tháng) vì vậy khơng có ý nghĩa với cung cấp nước. Mưa lớn thường
xuyên có khả năng xảy ra trong mùa mưa với cường độ mạnh. Mùa mưa

4


kéo dài khoảng 4 – 6 tháng ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Ở Đông Trường
Sơn, mùa mưa rất ngắn, chỉ kéo dài khoảng 3 tháng(Cổng thông tin điện tử Chính
Phủ Việt Nam, 2019). Vì vậy, việc sử dụng nguồn nước mưa để cung cấp nước
cho ăn uống là có thể được nhưng để mục đích sinh hoạt khác thì khơng thể thỏa
mãn đặc biệt trong mùa khơ. Do vậy cần có các nguồn nước khác sử dụng kết
hợp, bổ sung.
2.1.1.2. Nước mặt
Nước mặt là nước trên bề mặt Trái đất, ở dạng chảy (sông, suối, mương, máng)

hay nước lặng (ao, hồ, đầm, ruộng); nguồn nước mặt ở Việt Nam khá dồi dào.
- Nước ta có địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, tập trung phần lớn
ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc và miền Trung, phần diện tích cịn lại là châu thổ và

đồng bằng phù sa, chủ yếu là ở Đồng bằng sông Hồng và ĐB sơng Cửu Long. Do
điều kiện địa hình như vậy nên mạng lưới sông suối dày đặc với mật độ sơng
2

suối tính theo những dịng chảy thường xun là 0.60 km/km trung bình trên
tồn lãnh thổ. Tuy nhiên, mật độ sơng suối có sự giao động lớn giữa các vùng,
2

2

trong đó mật độ sơng suối nhỏ nhất là 0.3 km/km và lớn nhất là 4km/km . Việt
Nam có hơn 2.360 con sơng có chiều dài 10km trở lên, trong đó có 109 sơng
2

chính. Tồn quốc có 16 lưu vực sơng với diện tích lưu vực lớn hơn 2.500km ,
2

10/16 lưu vực có diện tích trên 10.000 km . Tổng diện tích các lưu vực sơng trên
2

cả nước lên đến trên 1.167.000 km (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).
- Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên có lượng mưa lớn do đó
nguồn nước mặt rất phong phú. Mặc dù lượng mưa trung bình năm trên tồn lãnh
thổ vào khoảng 1.940 mm/năm nhưng do ảnh hưởng của địa hình đồi núi, lượng
mưa phân bố khơng đồng đều trên cả nước và biến đổi mạnh theo thời gian đã và
đang tác động đến trữ lượng và phân bố tài nguyên nước ở Việt Nam(Bộ Tài

nguyên và Môi trường, 2012).
- Về chất lượng nước mặt, nhìn chung khơng đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng

nước phục vụ cho ăn uống. Vì vậy trước khi sử dụng cần có phương pháp xử lý
nước. Ở vùng cửa sông, nước biển theo thủy triều xâm nhập vào sông làm cho
nước sông bị nhiễm mặn. Những vùng này không sử dụng nước mặt cho mục
đích ăn uống và sinh hoạt được.
Từ những kết quả cho thấy, nguồn tài nguyên nước mặt tương đối phong
phú nếu được xử lý tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng nguồn nước tại
chỗ cho các mục đích nói chung và ăn uống sinh hoạt nói riêng.

5


2.1.1.3. Nước ngầm
Nguồn nước ngầm ở Việt Nam khá phong phú do điều kiện mưa nhiều,
khắp các vùng ở Việt Nam đều có nguồn nước ngầm có thể phục vụ cho mục
đích ăn uống, sinh hoạt.
Trữ lượng nước dưới đất được đánh giá theo hai loại: trữ lượng động tự
nhiên và trữ lượng khai thác. Trữ lượng động tự nhiên của nước dưới đất là lưu
lượng dòng chảy ngầm ở một mặt cắt nào đó của tầng chứa nước. Tiềm năng
3

nước dưới đất có khả năng khai thác của nước ta là rất lớn, khoảng 60 tỷ m /năm.
Theo báo cáo điều tra của Trung tâm Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước
Quốc gia tổng trữ lượng động tự nhiên trên toàn lãnh thổ (chưa kể phần hải đảo)
3

được đánh giá vào khoảng 1.828 m /s. Còn trữ lượng khai thác của nước dưới đất
là lượng nước tính bằng mét khối trong một ngày đêm có thể thu được bằng các

cơng trình lấy nước một cách hợp lý về mặt kinh tế - kỹ thuật, với chế độ khai
thác nhất định và chất lượng đáp ứng yêu cầu sử dụng trong suốt thời gian dự
kiến sẽ sử dụng nước.
Bảng 2.1. Trữ lượng động thiên nhiên nước ngầm
Miền địa chất, thuỷ văn

đang khai thác

Đông Bắc Bộ
Tây Bắc Bộ
Đồng bằng Bắc Bộ
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đồng bằng Nam Bộ

Cả nước
Nguồn: Cục Quản lý tài nguyên nước (2015)
Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ có hai tầng nước chủ yếu là tầng Holocen (không

giới hạn) và tầng Pleitocen (tầng giới hạn). Tầng Holocen phân bố rộng ở trong
vùng, thường gặp ở chiều sâu 20 – 40m. Đất đá ở vùng này chủ yếu là đất cát két,

6


sạn. Nước trong tầng có quan hệ trực tiếp với nước mặt, dễ bị ô nhiễm, lưu lượng
không cao và dễ bị nhiễm mặn(Lê Văn Hiển và cs., 2000).
Ở vùng đồng bằng Nam Bộ có thể phân ra 5 tầng chứa nước: tầng thứ nhất
ở độ sâu 20 – 70m, nằm trong vùng cát sỏi hạt mịn, chất lượng nước xấu, hay bị


nhiễm phèn, mặn, chứa nhiều clorua, bicarbonat natri, canxi, nitrat và một lượng
nhỏ chất hữu cơ. Tầng thứ hai nằm ở độ sâu 40 – 80m, nằm trong lớp cát, sỏi,
tầng này có trữ lượng nước lớn, chất lượng tốt. Tầng thứ ba nằm ở độ sâu 150 –
200m được phân cách với tầng trên bởi lớp sét có độ dày 20 – 25m, đát đá trong
tầng này là cát sỏi. Tầng thứ tư nằm ở độ sâu 150 – 300m, chiều dày lớp nước 90
– 100m nằm trong vùng cát, sạn, trữ lượng nước ngầm trong tầng phong phú
nhưng có thể bị nhiễm mặn. Tầng thứ năm nằm ở độ sâu 250 - 450m, bị ngăn
cách với tầng trên bởi lớp sét dày 20 – 50m và có bề dày là 40 – 100m; trữ lượng
nước phong phú, có chất lượng tốt, vùng ven biển bị nhiễm mặn(Vũ Văn Nghi và
cs., 1998; Nguyễn Trường Giang và cs., 1998).
Ở vùng miền Đông Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn) sự

phân bố các thành tạo đất đá chứa nước phức tạp, trữ lượng nước và chất lượng
nước khác nhau. Tầng trên cùng có trữ lượng nước lớn, phân bố rộng, nước dễ bị
nhiễm bẩn, nhiễm mặn và chua. Tầng trên có trữ lượng nước thấp, khơng đồng
đều, nhìn chung có chất lượng tốt, trong thành phần của nước có chứa Ca, Na,
-

2-

Cl , Mg, SO4 , độ cứng và độ kiềm cao. Tầng sâu hơn có trữ lượng thấp(Lê Văn
Hiển và cs., 2000).
Nước ngầm ở vùng Tây Bắc (phía Tây sơng Hồng kéo dài từ Lai Châu đến
Ninh Bình) cũng nằm ở ba tầng và các tầng chứa nước ít chồng gối lên nhau,
nhìn chung nước có chất lượng tốt và có độ khống, độ cứng, độ kiềm cao.
Ở tất cả các vùng khác: Bắc Trung Bộ (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh),

đồng bằng ven biển miền Trung các tầng chứa nước có diện phân bố hẹp, ở cả
tầng sâu hay nông và thường bị nhiễm mặn(Nguyễn Văn Đản và cs., 2015).

Ở Tây Nguyên, nước ngầm có mặt ở trong các thành tạo bazan, tạo thành

Neogen và trong các đứt gãy, kiến tạo. Nhìn chung nước có chất lượng tốt đáp
ứng được tiêu chuẩn sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Nước trong các thành tạo
bazan nằm ở độ sâu không lớn, thường không quá 30m được nạp bởi lượng nước
mưa. Lượng nước ngầm này chiếm khoảng 30% tỷ trọng của nước mặt. Chất
lượng nước đảm bảo và hiện đang là nguồn chủ yếu dùng cho sinh hoạt. Mức
nước ngầm dao động theo mùa với biên độ 0,5 – 5m, lệch pha với lượng nước
mưa một tháng (Nguyễn Văn Đản và cs., 2015).

7


2.1.1.4. Đánh giá ảnh hưởng của nguồn nước tới việc cấp nước sạch
Yếu tố tự nhiên như: Lượng mưa là nhân tố đóng vai trị quan trọng nhất
trong việc cung cấp nước, làm tăng trữ lượng và giảm độ khoáng hóa của nước.
Lượng bốc hơi là một trong những nguyên nhân làm hao hụt lượng nước, vì vậy
nó được xem là một thành phần quan trọng của cán cân cân bằng nước và làm
giảm trữ lượng nước dưới đất, tăng độ khống hóa của nước. Địa hình làm thay
đổi những đặc điểm địa chất thủy văn, dẫn đến thay đổi trữ lượng, chất lượng và
động thái của nước.
Yếu tố nhân tạo như: Hoạt động sống của con người, các dòng nước mặt
(sông, kênh rạch…) đặc biệt là ở vùng đô thị đều bị ô nhiễm trầm trọng bởi rác
thải, nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư xả vào kênh rạch chưa qua xử lý. Tình
trạng lấn chiếm lịng, bờ sông kênh rạch để sinh sống, xả rác và nước thải trực
tiếp trên bề mặt gây ô nhiễm nước mặt, cản trở lưu thơng của dịng chảy, tắc
nghẽn cống rãnh tạo nước tù. Mơi trường yếm khí gia tăng phân hủy các hợp chất
hữu cơ, không những gây mùi hơi thối, ơ nhiễm nguồn nước và mơi trường mà
cịn gây khó khăn trong việc lấy nguồn nước mặt để xử lý thành nguồn nước sạch
cấp cho nhu cầu xã hội. Ngồi ra cịn có các hoạt động phát triển nơng nghiệp

chăn ni gia súc, gia cầm chưa có hệ thống xử lý nước thải phần lớn cho ra ao
hồ, sơng. Các bè cá, bè tơm ni trên các dịng sơng sạch lượng thức ăn dư thừa,
khuấy động dịng nước. Sử dụng bừa bãi các loại hóa chất phân bón…
Kết luận chung: Tài nguyên nước của Việt Nam có khả năng thỏa mãn nhu
cầu ăn uống và sinh hoạt của người dân nơng thơn nói riêng và tồn quốc nói
chung nếu được xử lý tốt. Tuy nhiên, do sự phân bố không đồng đều theo không
gian và thời gian cũng như những vấn đề về chất lượng nước nên cần phải khai
thác và sử dụng một cách hợp lý để đạt hiệu quả về kinh tế - kỹ thuật và khơng
làm suy kiệt và ơ nhiễm nguồn nước.
2.1.2. Tình hình cấp nước nông thôn Việt Nam
2.1.2.1. Hiện trạng cấp nước nơng thơn
Theo Quyết định số của thủ tướng chính phủ số 104/2000/QĐ-Ttg ngày
25/8/2000 về phê duyệt Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông
thôn đến năm 2020, Chương trình nước sạch nơng thơn được phân cấp thực hiện
khá rõ ràng từ trung ương tới địa phương, mà cơ quan chủ quản từ trung ương
được Chính phủ giao nhiệm vụ là Bộ Nông nghiệp và PTNT, sau đó sẽ triển khai
ở các tỉnh, thành phố, các huyện và cuối cùng là người dân tiếp nhận.

8


Về hình thức cấp nước, người dân nơng thơn chủ yếu sử dụng nước theo
truyền thống từ 2 nguồn chính là nước mưa và nước giếng. Các giếng đào thường
là những giếng ngoài trời theo truyền thống. Nước mưa được chứa trong bể hay
lu thường không được che đậy, dùng gầu hoặc gáo để múc nước là phổ biến. Các
giếng khoan có đường kính nhỏ và dùng bơm tay hoặc bơm điện. Một số vùng
còn thiếu nước dùng cho sinh hoạt với số lượng tối thiểu chứ chưa nói đến chất
lượng như: vùng bị nhiễm mặn ở ven biển, hải đảo; vùng núi cao, vùng sâu, vùng
xa, … và trong thời gian gần đây là vùng bị hạn hán như Ninh Thuận, Bình
Thuận, Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai, Long An, …(Bộ Y tế, 2011).

Về công tác đầu tư xây dựng cơng trình: Các nguồn đầu tư xây dựng các
cơng trình nước sạch trên tồn quốc được huy động từ nguồn vốn Ngân sách nhà
nước, vốn tài trợ của các nước từ các chương trình Zaika, Unicef, WB. Trong đó
có 2 dự án lớn được đầu tư cho cấp nước sạch nông thôn Việt Nam từ khi bắt đầu
khởi động Chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch và VSMTNT đó là (Bộ
Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, 2014):
- Dự án của Unicef tài trợ cho Chính phủ Việt Nam với tổng số vốn lên đến

53.815.875 USD, đầu tư cho hoạt động cấp nước và VSMTNT trên 64 tỉnh thành
của Việt Nam từ năm 1982 đến năm 2010, và đã đầu tư xây mới được 1.639 cơng
trình cấp nước tập trung, Giếng khoan 148.558 cái, cải tạo giếng đào 42.683
cái…
- Dự án tài trợ bằng vốn vay của Ngân hàng thế giới đầu tư cho Nước sạch

và VSNT vùng đồng bằng Sông Hồng. Dự án NS&VSMTNT vùng đồng bằng
sông Hồng giai đoạn I (vay vốn của Ngân hàng Thế giới (WB) nhằm mục tiêu cải
thiện dịch vụ cấp nước, vệ sinh hộ gia đình tại bốn tỉnh: Nam Định, Ninh Bình,
Hải Dương và Thái Bình theo hướng bền vững. Dự án có kinh phí gần 122 triệu
USD (gồm: những khoản được tài trợ, từ nguồn vốn đối ứng và khoản đóng góp
từ phía cộng đồng). Giai đoạn 2 được đầu tư cho tiếp 8 tỉnh đồng bằng Sơng
Hồng đó là Bắc Ninh, Hà Nội, Quảng Ninh, Hưng Yên, Thanh Hóa, Phú Thọ, Hà
Nam, Vĩnh Phúc với tổng số vốn đầu tư là 123,527 triệu USD, đầu tư cho xây
mới khoảng 240 cơng trình cấp nước đến năm 2018 của 8 tỉnh đồng bằng Sơng
Hồng.
Ngồi 2 dự án lớn trên lĩnh vực cấp nước của Việt Nam còn nhận được

9


nhiều nguồn đầu tư từ Hà Lan, vốn JICA và nhiều nguồn vốn khác.

Trong 7 vùng kinh tế - sinh thái, vùng Đồng bằng sơng Hồng có tỷ lệ số dân
nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 98,75%, cao hơn trung bình cả
nước 1,37%. Thấp nhất là vùng Tây Nguyên 87,69% và Đông Bắc Bộ 86,48%, thấp
hơn trung bình cả nước 10% (Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, 2014).

Bảng 2.2. Tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh (%)

Cả nước

97,38

Về hoạt động quản lý chất lượng nước: Bộ y tế đã ban hành Thông tư số
04/2009/TTBYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT) và Thông tư số
05/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 về việc ban hành Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT) để quản lý
kiểm tra chất lượng nước. Theo Báo cáo Chương trình mục tiêu Quốc gia nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, tính đến hết năm 2017 tỷ lệ số dân nơng
thơn được sử dụng nước hợp vệ sinh là 96,33%. Trong đó, tỷ lệ số dân nơng thơn
được sử dụng nước sinh hoạt đạt QCVN 02/2009:BYT trở lên là 60,32%. Cùng
với sự phát triển xây dựng các cơng trình cấp nước tập trung, nhiều địa phương
đã chú trọng cải thiện và quản lý các cơng trình cấp nước và chất lượng nước.
Chất lượng nước của các cơng trình nhỏ lẻ ở quy mơ hộ gia đình cũng đã được
chú ý nâng cao. Tuy nhiên, đảm bảo chất lượng nước theo đúng quy chuẩn chất
lượng nước vẫn đang là một thách thức lớn.
Bảng 2.3. Tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩnkỹ thuật
quốc gia (%)
Cả nước

60,32

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014)

Một số tiến bộ khoa học – công nghệ cấp nước phù hợp với điều kiện địa

10


hình, khí tượng, thuỷ văn của địa phương đã được áp dụng. Trong cấp nước nhỏ lẻ
đã cải tiến và áp dụng công nghệ, kỹ thuật xử lý nước như dàn mưa và bể lọc cát để
xử lý sắt và ô nhiễm Asen từ các giếng khoan sử dụng nước ngầm tầng nông. Nhiều
thiết bị đồng bộ bằng nhiều loại vật liệu phù hợp để xử lý nước được giới thiệu và áp
dụng trên cả nước. Một số cơng trình cấp nước tập trung đã áp dụng công nghệ lọc
tự động khơng van, xử lý hố học (xử lý sắt, mangan, asen, độ cứng, …), hệ thống
bơm biến tầng, hệ thống tin học trong quản lý vận hành
… Công nghệ hồ treo được cải tiến có quy mơ và chất lượng khá hơn góp phần

giải quyết khan hiếm nguồn nước ở vùng cao núi đá trong mùa khô. Khi xảy ra
thiên tai, lũ lụt các địa phương đã sử dụng Cloramin B và Aqua tab, túi PUR …
để xử lý nước phục vụ ăn uống, sinh hoạt.
2.1.2.2. Các cơng trình cấp nước nông thôn
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014), hiện ở khu vực nông
thôn Việt Nam có 5 loại hình cấp nước nơng thơn:
a. Bể, lu chứa nước mưa
Bể, lu thường được sử dụng cho các vùng dân cư thưa thớt, các vùng khan
hiếm nước. Một bể, lu chứa nước mưa đầy đủ bao gồm: mái hứng, máng thu, ống
dẫn và bể, lu chứa nước. Mái hứng tốt nhất là mái ngói, mái tơn hoặc mái đổ bê
tơng. Ngồi ra, người ta cịn có thể hứng nước bằng bạt, cây, … Máng thu làm
bằng tôn hoặc có thể làm bằng ống tre, nứa, thân cau bổ đơi, …. Máng đóng vai
trị quan trọng trong việc thu hứng, cần được treo đỡ cẩn thận để có thể hứng
được nhiều nước nhất trong mỗi lần mưa(T.V.Luong, 2002).

Bể chứa có thể xây bằng gạch hoặc đá, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng
3

3

nơi để chọn vật liệu phù hợp. Dung tích bể thường từ 4m đến 10m . Lu chứa có thể
làm bằng đất nung hoặc bằng xi măng, cát vàng và dăm bột theo công nghệ của Thái
3

Lan. Dung tích lu thường từ vài trăm lít đến 2m (T.V.Luong, 2002).

Ưu điểm của hình thức này là chất lượng nước mưa tốt, kỹ thuật thu hứng
3

nước đơn giản. Lu chứa nước 2m theo công nghệ Thái Lan có ưu điểm dễ làm,
dễ vận chuyển, bền, ít tốn vật tư và giá thành thấp hơn xây bể và là giải pháp hiện
nay cho một số vùng khan hiếm nước. Tuy nhiên về nhược điểm, do đặc điểm khí
hậu nước ta mùa khơ thường ít mưa và bể, lu chứa nước thường có dung tích
nhỏ, dự trữ được ít nước nên hạn chế nước dùng hàng ngày cho nhu cầu tối thiểu
như: ăn, uống, sinh hoạt, …

11


Hình 2.1. Cấu trúc lu chứa 2m

3

Nguồn: Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn (2014)


Lưu ý: nước đầu mỗi cơn mưa thường có nhiều bẩn, do đó cần phải loại bỏ.
Nên lọc nước trước khi cho vào bể chứa và máng thu nước nên được lật úp lại
sau cơn mưa để tránh đọng lá cây và bụi. Thường xuyên kiểm tra và bổ sung cát
lọc vào bể lọc thô, khi cạn nước trong bể nên thau rửa vệ sinh bể chứa. Bể, lu
chứa nước nếu không được che đậy cẩn thận sẽ là nơi sinh sản của muỗi, nguồn
gốc của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Nếu mái hứng, máng thu khơng thích hợp thì
hạn chế hiệu quả sử dụng nguồn nước mưa(T.V.Luong, 2002).

Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc bể chứa nước mưa
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014)

12


b. Giếng đào
Giếng thu nước ngầm tầng nông thường được gọi là giếng đào hay giếng
khơi. Đây là loại hình cấp nước phổ biến ở nước ta. Về cấu tạo có thành giếng
được xây gạch hoặc bằng ống bê tơng đúc sẵn (ống bi), có tác dụng định hình, để
giếng không bị sụt lở và nâng cao chất lượng nước trong giếng. Nắp giếng làm
bằng bê tông đúc sẵn hoặc bằng gỗ, tơn, … hình trịn khớp với miệng giếng, nắp
giếng có tác dụng tránh bụi đất, lá cây rơi rụng làm bẩn nước trong giếng. Nền
giếng làm bằng bê tông, gạch, đá, đảm bảo thuận tiện khi sử dụng đồng thời ngăn
dòng nước bẩn chảy trực tiếp xuống dưới giếng. Nền giếng phải có rãnh dẫn
nước thải ra xa vị trí giếng. Dụng cụ lấy nước: bằng gàu múc, bơm tay hoặc bơm
điện nhỏ. Vật liệu lọc gồm sỏi, cát rải ở đáy giếng để lọc cho nước trong và khi
bơm khơng bị vẩn đục(Võ Thành Hịa và cs., 2018).
Ưu điểm của hình thức này là thuận tiện, dễ sử dụng, có thể sử dụng vật liệu
và sức lao động địa phương nên tiết kiệm được chi phí xây dựng và phù hợp với
điều kiện kinh tế, tự nhiên ở nhiều vùng nông thôn nước ta trong giai đoạn hiện
nay. Tuy nhiên nhược điểm là không phù hợp với vùng hay có lũ lụt và nguồn

nước giếng đào thường dễ bị ô nhiễm do phân thải từ nhà tiêu, chuồng gia súc, …
ngấm xuống đất.
Lưu ý lưu lượngg và chất lượng nước tuỳ thuộc vào từng vùng đất khác
nhau, iếng đào phải cách xa các nguồn gây ô nhiễm (nhà tiêuu, chuồng gia súc,
…) tối thiểu 15m và áp dụng rộng rãi ở vùng đồng bằng, trung du, núi thấp nơi có
mạch nước ngầm nơng.

Hìnnh 2.3. Cấu trúc giếng đào hộ gia đình
Nguồn: Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn (2014)

13


c. Giếng khoan
Giếng khoan là giếng thu nước ngầm tầng nông hoặc tầng sâu thường được
khoan bằng tay hoặc bằng máy. Về cấu tạo gồm ống lắng cát dài 1m, làm bằng
ống nhựa PVC φ48 - φ60, dày 2.5mm. Ống lọc robo chiều dài tuỳ thuộc vào bề
dày tầng chứa, bằng nhựa PVC φ48 - φ60. Ống chống bằng nhựa PVC φ48 - φ60,
dày 2.5mm, chiều dài tuỳ thuộc vào độ sâu của tầng chứa nước. Cổ giếng làm
bằng ống sắt tráng kẽm, dài 0.5m, gắn với ống chống bằng một măng xông nhựa
một đầu ren, một đầu trơn. Bơm tay được gắn vào đầu cổ giếng, dùng để bơm
nước với mực nước động cách mặt đất không quá 7m. Nếu mực nước động trên
7m (hoặc có điều kiện kinh tế) có thể sử dụng bơm điện. Nền giếng được láng xi
2

măng rộng 4m , có rãnh thốt nước thải (Nguyễn Việt Kỳ và cs., 2006).
Ưu điểm của hình thức này là dễ sử dụng, nước sạch hợp vệ sinh, giá thành
thấp, một giếng khoan có thể cấp nước cho nhiều hộ gia đình, ổn định nước vào
mùa khơ và cơng trình gọn, chiếm ít diện tích. Tuy nhiên nhược điểm là khi xây
dựng địi hỏi phải có chun mơn.


Hình 2.4. Sơ đồ cấu trúc giếng khoan lắp bơm tay
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014)

14


Lưu ý ống lọc phải được lắp đúng địa tầng của tầng chứa nước. Nếu nước
có sắt >0.5mg/l cần xử lý theo đúng quy trình trước khi sử dụng , giếng cách xa
nhà tiêu, chuồng gia súc, hoặc các nguồn gây ơ nhiễm khác ít nhất 15m ( Nguyễn
Việt Kỳ và cs., 2006). Người sử dụng phải nắm được quy trình sử dụng và bảo dưỡng
bơm và áp dụng ở những vùng có tầng nước ngầm có chất lượng nước đảm bảo cho
ăn uống và sinh hoạt.
d. Hệ thống cấp nước tập trung sử dụng nguồn nước ngầm
Là hệ thống cấp nước cho nhiều hộ gia đình, nước được bơm từ giếng
khoan qua khâu xử lý rồi đưa đến các hộ gia đình sử dụng nước.

Giếng
khoan

Trạm bơm

Điểm tiêu
thụ nước

Hình 2.5. Sơ đồ dây truyền công nghệ nước ngầm
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014)

Về ưu điểm của hình thức này là quản lý cơng trình được tập trung, chất
lượng nước đảm bảo ổn định, thoả mãn nhu cầu của người sử dụng và là cách

khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên nước hợp lý. Tuy nhiên nhược
điểm là công tác vận hành và bảo dưỡng cơng trình địi hỏi phải có chun mơn,
kỹ thuật và chi phí quản lý, vận hành, bảo dưỡng cao (Nguyễn Việt Kỳ và cs., 2006).
Lưu ý người sử dụng phải tham gia đóng góp xây dựng cơng trình. Cần thu
tiền nước phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương để bảo dưỡng, vận hành
nhằm duy trì và mở rộng hoạt động của cơng trình. Ý thức và sự quan tâm đóng
góp của người dân ln giữ vai trị quan trọng trong việc đảm bảo duy trì sự hoạt
động lâu dài của cơng trình. Có những vùng nước từ giếng khoan có chất lượng
tốt, do vậy có thể không cần phải qua xử lý. Phải bảo vệ khu vực nguồn nước thật
tốt và thường được áp dụng ở vùng tập trung dân cư và có nguồn nước ngầm dồi
dào, chất lượng nước tốt, sử dụng được cho mục đích ăn uống, sinh hoạt.

15


×