Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

Đánh giá thực trạng chất thải và chất lượng môi trường không khí tại làng nghề tái chế kim loại bình yên, xã nam thanh nam trực nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 117 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI CÔNG CẢNH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT THẢI RẮN VÀ
CHẤT LƯỢNG MƠI TRƯỜNG KHƠNG KHÍ TẠI
LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ KIM LOẠI BÌNH YÊN,
XÃ NAM THANH -NAM TRỰC - NAM ĐỊNH

Ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:

60 44 03 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Xuân Thành

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2018

Tác giả luận văn



Bùi Công Cảnh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn,
tơi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự
giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Lời đầu tiên tơi xin được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc PGS.TS
Nguyễn Xuân Thành đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và
tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.

Tôi xin chân thành cám ơn tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Ban Chủ nhiệm khoa và các thầy cô giáo Bộ môn Vi sinh vật, Khoa Môi
trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q
trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, viên chức Sở Tài
nguyên & Môi trường tỉnh Nam Định, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Nam Định,
Trung tâm Quan trắc và Phân tích TNMT tỉnh Nam Định, Phịng Tài Ngun & Mơi
trường huyện Nam Trực, Phịng Nơng nghiệp & Phát triển nơng thơn huyện Nam
Trực, UBND xã Nam Thanh và các hộ dân trong làng nghề Bình Yên đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên
khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2018


Tác giả luận văn

Bùi Công Cảnh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................... vii
Danh mục hình............................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn........................................................................................................................ x
Thesis abstract............................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 2

1.3.

Yêu cầu của đề tài....................................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu....................................................................................................... 3

2.1.

Khái quát về làng nghề............................................................................................. 3

2.1.1.

Đặc điểm của các làng nghề.................................................................................. 3

2.1.2.

Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế - xã hội..................... 5

2.1.3.

Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất của làng nghề tới môi trường
7

2.2.

Đôi nét về các làng nghề trên thế giới........................................................... 10

2.3.

Lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề tại Việt Nam...........13

2.3.1.

Lịch sử hình thành của các loại hình làng nghề tại Việt Nam...........13

2.3.2.


Đơi nét về các loại hình làng nghề tại Việt Nam....................................... 15

2.4.

Tổng quan về làng nghề tái chế kim loại...................................................... 17

2.4.1.

Giới thiệu chung về làng nghề tái chế kim loại........................................ 17

2.4.2.

Tác động đến môi trường của các làng nghề tái chế kim loại.........20

2.5.

Tổng quan về làng nghề tỉnh Nam Định....................................................... 26

2.5.1.

Sự phân bố của các làng nghề.......................................................................... 27

2.5.2.

Quy mô hoạt động của làng nghề.................................................................... 29

2.5.3.

Sản phẩm của làng nghề....................................................................................... 30


2.5.4.

Thiết bị máy móc, cơng nghệ sản xuất......................................................... 31

2.5.5.

Mơi trường làng nghề tại Nam Định................................................................ 31

iii


2.6.

Giới thiệu về làng nghề tái chế kim loại thôn Bình Yên xã Nam Thanh,

huyện Nam Trực........................................................................................................ 33
2.6.1.

Quá trình hình thành làng nghề Bình n................................................... 33

2.6.2.

Đóng góp của làng nghề Bình Yên.................................................................. 33

Phần 3. Đối tượng - nội dung - phương pháp nghiên cứu................................. 35
3.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 35


3.1.1.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 35

3.1.2.

Phạm vi nghiên cứu................................................................................................. 35

3.2.

Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 35

3.2.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Nam Thanh, huyện Nam Trực,

tỉnh Nam Định............................................................................................................. 35
3.2.2.

Hoạt động tái chế kim loại tại làng nghề Bình Yên................................. 35

3.2.3.

Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý mơi trường làng nghề Bình n

xã Nam Thanh, huyện Nam Trực...................................................................... 35
3.2.4 . Ảnh hưởng từ hoạt động tái chế nhôm của làng nghề đến cảnh quan môi
trường và sức khỏe con người......................................................................... 35
3.2.5.


Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm mơi trường làng nghề tái chế kim

loại Bình n xã Nam Thanh............................................................................... 35
3.3.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 35

3.3.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp......................................................... 35

3.3.2.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp........................................................... 35

3.3.3.

Phương pháp khảo sát thực địa....................................................................... 36

3.3.4.

Phương pháp lấy mẫu, phân tích..................................................................... 36

3.3.5.

Phương pháp đánh giá.......................................................................................... 39

3.3.6.

Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................. 39


Phần 4. Kết quả và thảo luận............................................................................................... 40
4.1.

Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của xã Nam Thanh, huyện Nam

Trực, tỉnh Nam Định................................................................................................. 40
4.1.1.

Điều kiện tự nhiên..................................................................................................... 40

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội xã Nam Thanh...................................................... 44

4.2.

Hoạt động tái chế kim loại tại làng nghề Bình Yên................................. 48

iv


4.2.1.

Tổng số hộ thơn Bình n (chia theo ngành nghề : Tái chế kim loại,

sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp

) và số hộ tham gia tái


chế

kim loại chia theo loại hình.................................................................................. 48
4.2.2.

Ngun, nhiên liệu, năng lượng hóa chất đầu vào và sản phẩm đầu ra

(tấn/năm) năm 2017.................................................................................................. 49
4.2.3.

Quy trình tái chế và sản xuất sản phẩm hàng hóa làng nghề Bình Yên, xã

Nam Thanh, huyện Nam Trực............................................................................ 51
4.3.

Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường làng nghề Bình n
53

4.3.1.

Đánh giá hiện trạng mơi trường làng nghề Bình n........................... 53

4.3.2.

Đánh giá thực trạng cơng tác quản lý mơi trường tại làng nghề Bình n

xã Nam Thanh............................................................................................................. 62
4.4.

Ảnh hưởng từ hoạt động tái chế nhôm của làng nghề đến cảnh quan môi


trường và sức khỏe của con người............................................................... 66
4.4.1.

Ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường....................................................... 66

4.4.2.

Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng............................................................ 67

4.5.

Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề tái chế kim

loại Bình Yên xã Nam Thanh............................................................................... 68
4.5.1.

Giải pháp cơ chế, chính sách............................................................................. 68

4.5.2.

Giải pháp quy hoạch................................................................................................ 69

4.5.3.

Giải pháp tuyên truyền giáo dục cộng đồng.............................................. 70

Phần 5. Kết luận và đề nghị.................................................................................................. 72
5.1.


Kết luận........................................................................................................................... 72

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................................ 73

Tài liệu tham khảo..................................................................................................................... 74
Phụ lục............................................................................................................................................. 76

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVMT

Bảo vệ mơi trường

BTNMT

Bộ Tài ngun và Mơi trường

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa


CTNH

Chất thải nguy hại

HTX

Hợp tác xã

NXB

Nhà xuất bản

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

RTSH

Rác thải sinh hoạt

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND


Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Dự báo ph

Bảng 2.2.

Số lượng

Bảng 2.3.

Thực trạn

Bảng 2.4.

Lượng sả

Bảng 2.5.

Kết quả p

Đồng Xâm
Bảng 2.6.

Thải lượn


Bảng 2.7.

Chất lượng

Bảng 2.8.

Tổng hợp

Bảng 2.9.

Tổng hợp

Bảng 2.10.

Tổng hợp

Bảng 2.11.

Tổng hợp

Bảng 3.1.

Vị trí (điể

thời điểm
Bảng 3.2.

Vị trí điểm


hướng gi
Bảng 3.3.

Thơng số

Bảng 4.1.

Khí hậu t

2012-2016
Bảng 4.2.

Tổng số h

huyện Na
Bảng 4.3.

Số hộ tha

nghề Bình
Bảng 4.4.

Nguyên li

Nam Than
Bảng 4.5.

Nhiên liệ

(trung bìn

Bảng 4.6.

Kết quả q

tái chế kim
Bảng 4.7.

Kết quả đ

hộ sản xu

vii


Bảng 4.8. Kết quả điều tra về tình hình phát sinh, thu gom, phân loại và xử lý
RTSH tại làng nghề Bình Yên....................................................................... 58
Bảng 4.9. Thống kê tải lượng chất thải nguy hại phát sinh của làng nghề cơ
khí, tái chế kim loại nhơm Bình n trong năm 2017.....................60
Bảng 4.10. Ý kiến của người dân về việc quy hoạch khu cụm làng nghề Bình Yên
xã Nam Thanh....................................................................................................... 65
Bảng 4.11. Đánh giá của người dân về mơi trường làng nghề Bình Yên....66
Bảng 4.12. Kết quả điều tra về một số loại bệnh thường gặp ở làng nghề Bình
Yên............................................................................................................................. 67

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Biểu đồ hàm lượng một số kim loại nặng trong nước thải làng nghề tái chế 21
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu quan trắc khơng khí xung quanh tháng 11/2017

37

Hình 3.2. Sơ đồ vị trí lấy mẫu quan trắc khơng khí xung quanh tháng 3/2018
38

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí xã Nam Thanh huyện Nam Trực tỉnh Nam Định.........41
Hình 4.2. Tỷ trọng giữa các ngành của xã Nam Thanh - Nam Trực...............44
Hình 4.3. Sơ đồ quy trình sản xuất ngành nghề tái chế nhơm của làng nghề Bình Yên
51

Hình 4.4. Diễn biến hàm lượng bụi lơ lửng trong khơng khí xung quanh của làng
nghề tái chế kim loại Bình Yên..................................................................... 55
Hình 4.5. Diễn biến chất lượng thơng số NO2 trong khơng khí xung quanh tại làng
nghề tái chế kim loại Bình Yên..................................................................... 56
Hình 4.6. Tiếng ồn trong khơng khí xung quanh tại làng nghề tái chế kim loại
Bình Yên..................................................................................................................... 56


ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bùi Cơng Cảnh
Tên luận văn: “Đánh giá thực trạng chất thải rắn và chất lượng mơi trường khơng
khí tại làng nghề tái chế kim loại Bình Yên, xã Nam Thanh - Nam Trực - Nam Định”.

Ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 8440301


Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu là đánh giá thực trạng chất thải rắn và chất
lượng mơi trường khơng khí tại làng nghề tái chế kim loại Bình n. Từ đó đề
xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động của làng
nghề tái chế kim loại Bình Yên, xã Nam Thanh – Nam Trực – Nam Định.

Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá thực trạng chất thải rắn và mơi trường khơng khí tại làng nghề
tái chế kim loại Bình Yên, các phương pháp nghiên cứu được áp dụng như:
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, phương pháp lấy mẫu vào mùa mưa và
mùa khô năm 2017-2018, phương pháp xử lý và thống kê sô liệu, phương pháp
so sánh đánh giá theo các quy chuẩn Việt Nam. Qua những nội dung đã tìm hiểu,
nghiên cứu có cơ sở để đưa ra những giải pháp có thể áp dụng vào thực tiễn.

Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, làng nghề Bình n có khoảng 51,7% trên tổng
số hộ toàn xã tham gia sản xuất tái chế kim loại. Trong đó các hộ chủ yếu làm cô đúc
chiếm tỷ lệ 38,75 % và các hộ tạo hình, nhúng rửa chiếm tỷ lệ 43,5 %. Với tổng
nguyên liệu đầu vào năm 2017 là 6554,6 tấn, phát sinh ra 647 tấn xỉ thải là CTNH. Với
khối lượng CTNH lớn như vậy, UBND xã đã đưa ra được phương pháp quản lý và xử
lý triệt để nguồn chất thải phát sinh này. Bên cạnh đó, hoạt động đốt nhiên liệu: than,
củi; sử dụng các nguyên vật liệu, hóa chất trong q trình sản xuất và hoạt động
giao thông vận tải trong đời sống hàng ngày và giao lưu bn bán của làng nghề
Bình n đã gây ảnh hưởng đến mơi trường khơng khí.
Từ kết quả phân tích khơng khí xung quanh làng nghề Bình n cho thấy: đã có
một số thơng số như bụi lơ lửng, NO 2, tiếng ồn của một số điểm phân tích vượt quá quy
chuẩn cho phép từ 1,01 lần đến 1,34 lần. Kết quả từ phiếu điều tra các hộ dân trong làng
nghề Bình Yên cho thấy, người dân tại làng đang mắc phải một số về hơ hấp, ngồi da
(chiếm khoảng trên 80%). Hiện trang mơi trường khơng khí đang bị ô nhiễm gây ảnh

hưởng đến sức khỏe của người dân tại làng Bình Yên. Từ thực tế trên, đưa ra một số
giải pháp phù hợp để phát triển và bảo vệ mơi trường khơng khí của làng nghề Bình n.

x


THESIS ABSTRACT
Author's name: Mr. Bui Cong Canh
Name of thesis: “Assessment of the status of solid waste and quality of
air environment in Binh Yen metal recycling village, Nam Thanh
commune, Nam Truc district, Nam Dinh province”.
Major: Environmental Science

Code: 8440301

Education oganization: Vietnam National University of
Agriculture Reseach Objectives
The purpose of the study was to evaluate the status of solid waste and
air pollution in Binh Yen metal recycling village. From there, the solution
proposed to reduce environmental pollution from Binh Yen metal recycling
craft village Nam Thanh commune, Nam Truc district, Nam Dinh province.

Research Methods
To assess the status of solid waste and air environment in the Binh Yen
metal recycling village, the research methods were applied as secondary data
collection method, sampling method in rainy season and dry season from 2017
to 2018, method of processing and statistical data, comparison method
according to Vietnamese standards. Based on the contents studied, the research
has the basis to come up with solutions that can be applied in practice.


Main results and conclusions
Research results show that indicate that Binh Yen trade village has about
51.7% of the total households in the commune involved in metal recycling. In
which, the households mainly make castings account for 38.75% and the
households shaping, the dipping, accounting for 43.5%. With total raw material
input in 2017 is 6554.6 tons, generated 646.3 tons of slag (hazardous waste). With
such large volume of hazardous wastes, the Commune People's Committee also
introduced methods of managing and thoroughly treating this waste source. In
addition, burning fuel: coal, firewood; using raw materials, chemicals in
production process and transportation activities in everyday life and trade
exchange of Binh Yen trade village has affected the air environment.
From the results of air analysis around the Binh Yen trade village, there are
some parameters such as suspended dust, NO2, the noise of some analysis points
beyond the standard allowed from 1.01 times to 1.34 times. Results from the

xi


questionnaire survey of households in Binh Yen trade village show that
people in the village are suffering from some respiratory, skin (accounting for
over 80%). Current environmental pollution is affecting the health of people in
Binh Yen village. From the above, to propose some suitable solutions to
develop and protect the air environment of Binh Yen trade village.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Để phát triển kinh tế xã hội của một lãnh thổ lâu dài và bền vững thì

vấn đề khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường là những vấn đề hết sức quan trọng. Sau công cuộc cách mạng công
nghiệp, nền kinh tế thế giới như được thay da đổi thịt với tốc độ tăng trưởng
kinh tế thần kì của nhiều nước. Nhưng mọi vấn đề đều ln có mặt trái của
nó, con người chúng ta đã và đang phá hỏng sự cân bằng của trái đất.

Hiện nay tình trạng ơ nhiễm mơi trường là vấn đề nóng bỏng, gây
bức xúc trong dư luận xã hội do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của
con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự
phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của thế hệ hiện
tại và tương lai.Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động
sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, sinh hoạt tại các đô thị
lớn, giao thông và đặc biệt là các hoạt động của làng nghề.
Phát triển làng nghề có vai trị quan trọng trong xây dựng nơng thơn
mới, góp phần tạo công ăn việc làm,chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao
động, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.Tuy nhiên, sự phát triển
phức tạp của làng nghề trong thời gian gần đây đã khiến môi trường ở những
làng nghề trong cả nước bị ô nhiễm nghiêm trọng và người dân làng nghề đang
là những người đầu tiên phải gánh chịu hậu quả của sự ô nhiễm này.
Làng nghề Bình Yên, xã Nam Thanh - Nam Trực - Nam Định cũng khơng
nằm ngồi tình trạng trên. Là một làng chun sản xuất hàng cơ khí từ lâu đời,
cơng nghệ sản xuất lạc hậu cũ kĩ, sản xuất nhỏ lẻ manh mún, ý thức của người
dân trong công tác bảo vệ môi trường sống và bảo vệ sức khỏe chưa được nâng
cao. Do đó mơi trường tại khu vực làng nghề đã và đang bị ảnh hưởng nghiêm
trọng. Vì vậy việc tìm hiểu nghiên cứu và đánh giá ảnh hưởng từ các hoạt động
tái chế kim loại nhôm tới mơi trường tại làng nghề Bình n là rất cần thiết. Với
mục tiêu góp phần bảo vệ mơi trường làng nghề, đảm bảo cho sức khỏe của
người dân được nâng cao. Xuất phát từ thực tiễn đó tơi thực hiện đề tài: “Đánh
giá thực trạng chất thải rắn và chất lượng mơi trường khơng khí tại làng nghề tái
chế kim loại Bình Yên, xã Nam Thanh - Nam Trực - Nam Định” với mong


1


muốn được đóng góp một phần cơng sức của mình trong việc bảo
vệ môi trường của làng nghề.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
-

Đánh giá thực trạng chất thải rắn và chất lượng mơi trường khơng khí tại

làng nghề tái chế kim loại Bình Yên - xã Nam Thanh - Nam Trực - Nam Định;

-

Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động

sản xuất của làng nghề tái chế kim loại Bình Yên - xã Nam Thanh - Nam Trực

-

Nam Định.

1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
Chỉ ra thực trạng chất thải rắn phát sinh tại làng nghề Bình
Yên bao gồm: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ làng nghề và chất
thải rắn công nghiệp phát sinh từ hoạt động sản xuất của làng nghề
(chất thải thông thường và chất thải nguy hại).
Chỉ ra các hoạt động phát sinh khí thải, tiếng ồn từ đó lấy
mẫu, phân tích đánh giá chất lượng mơi trường khơng khí.

Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn và mơi
trường khơng khí tại làng nghề Bình n.
Đề xuất giải pháp giảm thiểu các tác động xấu của hoạt động
sản xuất đến môi trường làng nghề.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI QUÁT VỀ LÀNG NGHỀ
Làng nghề truyền thống đã hình thành lâu đời với tuổi thọ hơn 100 năm
tồn tại cho đến nay và các làng nghề này thu hút được một lượng lao động
lớn từ trong làng (35% - 40% số hộ) có thu nhập từ làng nghề chiếm trên 50%
tổng thu nhập của các hộ, giá trị sản lượng của ngành nghề chiếm đến hơn
50% tổng giá trị sản lượng của địa phương. Các làng nghề truyền thống đã
và đang đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội Việt
Nam, đặc biệt là khu vực kinh tế nơng thơn. Ở nước ta có rất nhiều làng nghề
tryền thống hoạt động hiệu quả và tồn tại cho đến ngày nay như làng lụa Vạn
Phúc, làng gốm Bát Tràng, v.v. Tuy nhiên trước những thay đổi của nền kinh
tế thị trường, một số lượng lớn làng nghề truyền thống đã mai một và rơi vào
dĩ vãng. Do đó, đối với làng nghề đã từng có 50 hộ hoặc có 1/3 tổng số hộ
cùng làm một nghề truyền thống cũng coi là làng nghề truyền thống.

Đi cùng với đó là những “làng nghề mới” được hình thành do phát
triển từ những làng nghề truyền thống hoặc tiếp thu những nghề mới
phục vụ sản xuất sinh hoạt trong khu vực. Sự xuất hiện và phát triển của
làng nghề này cũng mang những ý nghĩa tích cực đối với đời sống khu
vực kinh tế nơng thơn nói riêng và nên kinh tế thành phố nói chung.
Hiện nay, nước ta có nhiều chính sách nhằm khuyến khích làng
nghề phát triển, đã có nhiều chương trình, chính sách nhằm bảo tồn, thúc

đẩy sự phát triển làng nghề trên địa bàn cả nước. Tuy nhiên, nhiều làng
nghề đã và đang có nguy cơ lâm vào tình trạng suy thối do nhiều ngun
nhân khác nhau như bế tắc về thị trường, do bị cạnh tranh, do thiếu vốn
để cải tiến sản xuất, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng…

2.1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC LÀNG NGHỀ
-

Đặc điểm nổi bật nhất của các làng nghề là tồn tại ở nơng thơn,

gắn bó chặt chẽ với nơng nghiệp. Các làng nghề xuất hiện trong từng
làng - xã ở nơng thơn sau đó các ngành nghề thủ cơng nghiệp được
tách dần nhưng không rời khỏi nông thôn, sản xuất nông nghiệp và
sản xuất- kinh doanh thủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen lẫn
nhau. người thợ thủ công trước hết và đồng thời là người nông dân.

3


-

Công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề, đặc biệt là

các làng nghề truyền thống thường rất thô sơ, lạc hậu, sử dụng kỹ thuật thủ
công là chủ yếu. công cụ lao động trong các làng nghề đa số là công cụ thủ
công, công nghệ sản xuất mang tính đơn chiếc. nhiều loại sản phẩm có cơng
nghệ- kỹ thuật hồn tồn phải dựa vào đơi bàn tay khéo léo của người thợ
mặc dù hiện nay đã có sự cơ khí hố và điện khí hố từng bước trong sản
xuất, song cũng chỉ có một số khơng nhiều nghề có khả năng cơ giới hố
được một số công đoạn trong sản xuất sản phẩm.


-

Đại bộ phận nguyên vật liệu của các làng nghề thường là tại chỗ.

hầu hết các làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ sự sẵn
có của nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ, trên địa bàn địa phương. cũng
có thể có một số nguyên liệu phải nhập từ vùng khác hoặc từ nước ngoài
như một số loại chỉ thêu, thuốc nhuộm... song không nhiều.
-

Phần đông lao động trong các làng nghề là lao động thủ công, nhờ vào kỹ

thuật khéo léo, tinh xảo của đơi bàn tay, vào đầu óc thẩm mỹ và sáng tạo của
người thợ, của các nghệ nhân. trước kia, do trình độ khoa học và cơng nghệ
chưa phát triển thì hầu hết các cơng đoạn trong quy trình sản xuất đều là thủ
cơng, giản đơn. ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học- công nghệ, việc
ứng dụng khoa học- công nghệ mới vào nhiều công đoạn trong sản xuất của
làng nghề đã giảm bớt được lượng lao động thủ công, giản đơn. tuy nhiên, một
số loại sản phẩm cịn có một số cơng đoạn trong quy trình sản xuất vẫn phải duy
trì kỹ thuật lao động thủ công tinh xảo. việc dạy nghề trước đây chủ yếu theo
phương thức truyền nghề trong các gia đinh từ đời này sang đời khác và chỉ
khuôn lại trong từng làng. sau hồ bình lập lại, nhiều cơ sở quốc doanh và hợp
tác xã làm nghề thủ công truyền thống ra đời, làm cho phương thức truyền nghề
và dậy nghề đã có nhiều thay đổi, mang tính đa dạng và phong phú hơn.
-

Sản phẩm làng nghề, đặc biệt là làng nghề mang tính đơn chiếc, có tính mỹ

thuật cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. các sản phẩm làng nghề truyền thống

vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao, vì nhiều loại sản phẩm vừa phục
vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa là vật trang trí trong nhà, đền chùa, cơng sở nhà nước...
các sản phẩm đều là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng
tạo nghệ thuật. Cùng là đồ gốm sứ, nhưng người ta vẫn có thể phân biệt được đâu
là gốm sứ bát tràng (hà nội), thổ hà (bắc ninh), đông triều (quảng ninh). từ những
con rồng chạm trổ ở các đình chùa, hoa văn trên các trống đồng

4


và các hoạ tiết trên đồ gốm sứ đến những nét chấm phá trên các bức thêu...
tất cả đều mang vóc dáng dân tộc, quê hương, chứa đựng ảnh hưởng về văn
hoá tinh thần, quan niệm về nhân văn và tín ngưỡng, tơn giáo của dân tộc.
-

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề hầu hết mang tính địa

phương, tại chỗ và nhỏ hẹp. bởi sự ra đời của các làng nghề, đặc biệt là các
làng nghề truyền thống, là xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu
dùng tại chỗ của các địa phương. ở mỗi một làng nghề hoặc một cụm làng
nghề đều có các chợ dùng làm nơi trao đổi, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm của
các làng nghề. cho đến nay, thị trường làng nghề về cơ bản vẫn là các thị
trường địa phương, là tỉnh hay liên tỉnh và một phần cho xuất khẩu.
Hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là ở quy mơ hộ gia
đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanh nghiệp tư nhân.

2.1.2. Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Tạo việc làm cho người lao động và giảm thời gian nông
nhàn ở nông thôn
Theo số liệu điều tra của Báo cáo kết quả thực hiện Đề án: ''Điều tra,

đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Nam
Định năm 2016, số lượng làng nghề trên địa bàn tỉnh Nam Định có 131 làng

nghề với 18.524 hộ làm nghề đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho khoảng
51.104 lao động, giảm thời gian nông nhàn của người nông dân ở nông thôn.
Đặc điểm chủ yếu của làng nghề là sản xuất thủ công và sử dụng nhiều sức
lao động, số lượng lao động của các cơ sở sản xuất rất đa dạng, tùy theo quy mô
của các cơ sở sản xuất và ngành nghề của làng nghề. Các cơ sở sản xuất quy mô
nhỏ sử dụng lao động thường xuyên từ 2 đến 4 người. Tuy nhiên có cơ sở sản xuất
quy mô lớn sử dụng lao động hàng chục người như các làng nghề cơ khí đúc, làng
nghề thủ cơng mỹ nghệ. Có nhiều làng nghề tạo việc làm cho người lao động lớn
tuổi hoặc tạo việc làm cho lao động nơng nhàn ở nơng thơn như làng làm nón, ni
tằm, thêu ren, trồng cây cảnh,... Người dân có thể làm nghề tại nhà, tranh thủ được
thời gian để kết hợp làm những công việc khác.

Một số làng nghề phát triển các cơ sở sản xuất có quy mơ lớn
như làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ La Xuyên, làng nghề Bình
Minh, Tống Xá…khơng chỉ tạo việc làm cho lao động ở làng nghề mà
còn tạo việc làm cho lao động đến từ địa phương khác.

5


2.1.2.2. Tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động
Cùng với vai trò tạo việc làm cho người lao động, các làng nghề cịn góp
phần tăng thu nhập cho nhiều loại lao động khác nhau. Nhìn chung thu nhập của
các hộ làm nghề cao hơn thu nhập của các hộ thuần nông. Qua số liệu điều tra
cho thấy thu nhập bình quân đầu người hộ làm nghề của nhóm làng nghề chế
biến


lương

thực

thực

phẩm

bình

qn

đầu

người

từ

18-150

triệu

đồng/người/năm; nhóm làng nghề dệt may từ 9 - 41 triệu đồng/người/năm; nhóm
làng nghề thủ cơng mỹ nghệ từ 7,5-60 triệu đồng/người/năm; nhóm làng nghề cơ
khí 15-70 triệu đồng/người/năm; nhóm làng nghề trồng cây và kinh doanh sinh
vật cảnh 25-70 triệu đồng/người/năm; nhóm làng nghề trồng dâu nuôi tằm từ 1036 triệu/người/năm; làng nghề làm muối từ 10-28 triệu đồng/người/năm.

Ngoài những người lao động trực tiếp tham gia sản xuất, làng
nghề còn mang lại thu nhập cho lao động làm vệc ở các ngành nghề
liên quan với làng nghề như những hộ, doanh nghiệp cung ứng

nguyên liệu hoặc tiêu thụ sản phẩm cho làng nghề.
2.1.2.3. Bảo tồn các giá trị văn hóa địa phương và phát triển du lịch
Lịch sử phát triển làng nghề luôn gắn liền với quá trình phát triển kinh tế
xã hội của địa phương. Làng nghề có phương thức sản xuất truyền thống, có bề
dày lịch sử lâu đời, là nơi hội tụ và kết tinh những nét văn hóa truyền thống đặc
trưng của của từng vùng miền. Làng nghề còn gắn với văn hóa bởi sản phẩm
làng nghề đa dạng, phổ biến gần gũi với sinh hoạt thường ngày của dân cư như
mây tre đan, thêu, gỗ mỹ nghệ, công cụ dụng cụ sản xuất nông nghiệp. Mỗi sản
phẩm làng nghề là một tác phẩm nghệ thuật, được làm bởi sự sáng tạo và khéo
léo của nghệ nhân. Sản phẩm làng nghề phản ánh sinh động sinh hoạt của dân
cư, phong tục tập quán của làng quê. Làng nghề còn thể hiện nét văn hóa qua
hoạt động lễ hội, hoạt động mua bán sản phẩm như lễ hội chợ Viềng được tổ
chức vào ngày mồng 8 tháng Giêng hàng năm. Các hoạt động lễ hội thụ hưởng
thành quả lao động sau một năm làm việc. Sản phẩm của làng nghề là sự kết
tinh, sự giao lưu giá trị văn hóa, văn minh lâu đời được đúc kết từ đời này sang
đời khác. Nhiều người ở các vùng miền khác hoặc người nước ngồi biết đến
thơng qua những mặt hàng, sản phẩm đặc sắc.

Vì vậy bảo tồn và phát triển làng nghề góp phần vào việc giữ gìn giá trị
văn hóa của làng q trong thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

6


2.1.2.4. Tăng giá trị sản xuất hàng hóa và kim ngạch xuất khẩu
Hiện nay các sản phẩm của làng nghề đang có triển vọng phát triển rộng lớn,
nhiều sản phẩm có mặt ở các tỉnh thành trong cả nước như công cụ phục vụ sản
xuất nông nghiệp, lương thực thực phẩm, chế biến gỗ, mây tre đan, dệt may, tơ tằm,
thêu ren, các mặt hàng gia dụng…Một số mặt hàng như mây tre đan, đồ gỗ, cơ khí,
dệt may,..phát triển nhất trong các làng nghề của tỉnh Nam Định. Sản phẩm không

những được tiêu thụ rộng rãi trong nước mà cịn được xuất khẩu sang nước ngồi
như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, EU,… Đặc biệt các làng nghề cơ khí, đúc phát
triển rất mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ mới đào tạo nhân lực
giỏi phục vụ cho sản xuất.Các sản phẩm làng nghề có giá trị cao đóng góp quan
trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

2.1.2.5. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nơng thơn
Trong q trình phát triển, các làng nghề có vai trị tích cực góp phần tăng tỷ
trọng nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, chuyển lao động từ sản xuất
nơng nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nơng nghiệp có thu nhập cao
hơn. Khi nghề thủ cơng hình thành và phát triển thì kinh tế nông thôn kéo theo các
ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ, vận tải, thông tin liên lạc,… cùng tồn tại
và phát triển. Các làng nghề không chỉ cung cấp tư liệu sản xuất cho khu vực nông
nghiệp mà cịn có tác dụng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nơng nghiệp.
Làng nghề có vai trị tích cực trong việc thay đổi tập quán sản xuất từ sản xuất nhỏ,
phân tán, tự cung tự cấp sang sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, tập trung, kết hợp
sản xuất nơng nghiệp với cơng nghiệp dịch vụ, thúc đẩy hình thành và phát triển thị
trường hàng hóa, thị trường lao động nông thôn. Làng nghề sẽ là đầu nối giữa công
nghiệp hiện đại với nông nghiệp tập trung, làm tiền đề xây dựng cơng nghiệp hiện
đại, đơ thị hóa. Sự phát triển của làng nghề là một trong những hướng rất quan
trọng để thực hiện việc chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới
theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2.1.3. Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất của làng nghề tới môi trường
Chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề đã và đang gây ô nhiễm, làm suy thoái
môi trường nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến sức khỏe người dân và ngày càng
trở thành vấn đề bức xúc. Ơ nhiễm mơi trường làng nghề có một số đặc điểm sau: ơ
nhiễm mơi trường tại làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán, mang đậm nét đặc thù
của sản xuất ngành nghề và loại hình sản phẩm và tác động trực tiếp tới mơi trường


7


nước, đất, khơng khí của khu vực. Ơ nhiễm mơi trường làng nghề thường khá
cao tại khu vực sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động.
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường làng nghề (năm 2008) Chương 2 - Ơ
nhiễm mơi trường làng nghề thì bên cạnh những lợi ích mà làng nghề đã đem lại
cho nền kinh tế, dịch vụ, văn hóa thì sự phát triển hoạt động sản xuất làng nghề
cũng đã và đang đe dọa tới môi trường rất lớn. Kết quả khảo sát 52 làng nghề
điển hình trong cả nước của Đề tài KC 08.09 (2005) cho thấy, có đến 46% làng
nghề có mơi trường bị ơ nhiễm nặng, 27% ơ nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ. Do
các làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề
và loại hình sản phẩm nên khơng phải tất cả các làng nghề đều gây ô nhiễm và
mức độ cũng như dạng ô nhiễm gây ra là không giống nhau.

2.1.3.1. Ơ nhiễm khơng khí
Đối với làng nghề tái chế phế liệu thì ơ nhiễm khơng khí diễn ra khá
nặng nề đặc biệt là các làng nghề tái chế kim loại và tái chế nhựa. Ngồi ơ
nhiễm khơng khí do đốt nhiên liệu thể hiện qua các thông số SO 2, CO,
NOx…, q trình tái chế và gia cơng cũng phát sinh các khí độc như hơi
axit, kiềm, oxit kim loại (PbO, ZnO, Al2O3) và đặc biệt gây ô nhiễm nhiệt.
Đối với làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng thì ơ nhiễm khơng khí do khí
thải từ đốt nhiên liệu như CO, SO2, bụi…, ô nhiễm thường diễn ra cục bộ xung
quanh lò. Còn đối với làng nghề khai thác đá, bụi phát sinh từ quá trình khai thác và
chế tác đá. Đặc biệt, hàm lượng các chất ô nhiễm khơng khí thường rất cao xung
quanh khu vực sản xuất. Kết quả khảo sát ở khu vực làng nghề cho thấy, hàm lượng
bụi đều vượt TCCP từ 3-8 lần, hàm lượng SO2 có nơi vượt đến 6,5 lần.

Các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ ơ

nhiễm khơng khí đặc trưng do sự phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải,
chất thải rắn tạo nên các khí như SO2, NO2, H2S, NH3, CH4 và các khí ơ nhiễm gây
mùi tanh thối khó chịu nhất là các cơ sở chăn nuôi giết mổ gia xúc, gia cầm.

Các làng nghề ươm tơ, dệt vải, thuộc da xảy ra ô nhiễm cục bộ. Khu
vực sản xuất tại các làng nghề này thường bị ô nhiễm bởi các thơng số như
bụi, SO2, NO2, mơi trường vi khí hậu ở các làng nghề dệt thường bị ô nhiễm
bởi tiếng ồn do các máy dệt thủ công. Mức ồn vượt TCVN từ 4 đến 14 dBA.
Các làng nghề thủ cơng mỹ nghệ, thêu ren; ơ nhiễm khơng khí thường xảy ra
ở một số làng nghề chế tác đá và sản xuất mây tre đan. Đặc biệt trong bụi phát sinh
từ hoạt động chế tác đá còn chứa một lượng khơng nhỏ SiO2 có hại cho sức

8


khỏe. Trong khi đó ở các làng nghề mây tre đan thì ơ nhiễm SO 2
phát sinh từ q trình xử lý mốc cho sản phẩm.
2.1.3.2. Môi trường nước
a. Môi trường nước mặt
Chất lượng nước mặt tại các làng nghề chế biến lương thực,
thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, một
số nơi đang ở mức báo động. Nước mặt ở nhiều nơi có BOD 5, COD,
+

NH 4, Coliform vượt QCVN hàng chục đến hàng trăm lần.
Các làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ và thuộc da nước mặt bị ô nhiễm
hữu cơ nặng: COD vượt QCVN từ 2-3 lần, BOD 5 vượt 1.5-2.5 lần. Hàm lượng
coliform trong nước mặt ở một số làng nghề khá cao, chứng tỏ bên cạnh
nước thải sản xuất nước mặt đã bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinh hoạt.


Các làng nghề thủ công, mỹ nghệ nhiều nơi hàm lượng COD trong
nước mặt đã vượt QCVN. Đặc biệt đối với làng nghề mây tre đan, do mây
tre phải ngâm trong nước và q trình gia cơng xử lý gây phát sinh nước
thải có độ ơ nhiễm hữu cơ cao dẫn đến nước mặt ở đây có hàm lượng
+

COD, BOD5, NH 4, Coliform, độ màu đều tăng cao, vượt QCVN.

b. Ô nhiễm nước dưới đất tầng nơng
Nhìn chung nước dưới đất ở một số làng nghề: chế biến lương thực, thực
phẩm, chăn nuôi, giết mổ gia xúc, gia cầm và làng nghề ươm tơ, dệt vải, thuộc
da đã có biểu hiện ơ nhiễm: hàm lượng NH

+

4

trong nước dưới đất ở làng nghề

sản xuất tinh bột Dương Liễu và làng nghề dệt nhuộm Phùng Xá rất cao (18,46
mg/l và 17,75 mg/l); hàm lượng H2S trong nước dưới đất ở làng nghề sản xuất
tinh bột Tân Phú Đông, Đồng Tháp lên tới 28,40 mg/l. Coliform trong nước dưới
đất tại các làng nghề đều cao hơn TCVN từ 2-100 lần. Hầu hết các làng nghề thủ
công mỹ nghệ nước dưới đất tầng nông chưa bị ô nhiễm.

2.1.3.3. Chất thải rắn tại các làng nghề
Chất thải rắn đặc biệt là các chất thải nguy hại ở hầu hết các làng nghề chưa
được thu gom và xử lý triệt để, nhiều làng nghề vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng xấu
tới cảnh quan môi trường, gây ô nhiễm mơi trường khơng khí, nước và đất. Theo
nguồn Sở Cơng thương tp.Hà Nội năm 2008 thì khối lượng chất thải rắn của 255 làng

nghề thuộc thành phố Hà Nội(sau mở rộng) đã lên tới 207,3 m3/ngày(tương đương
với 90 tấn trên ngày) chưa tính chất thải chăn ni gia súc gia cầm.

9


2.2. ĐÔI NÉT VỀ CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN THẾ GIỚI
Theo bài báo: “Mạn đàm về làng nghề và đôi điều trăn trở” được đăng
ngày 06-08-2013 trên trang Langnghevietnam.vn thì tại các nước Châu Âu và
Châu Mỹ, khái niệm “làng nghề” hầu như khơng tồn tại, chỉ có các cơ sở thủ
công sản xuất vừa và nhỏ trong khu dân cư. Các đối tượng này được quản lý
theo các chính sách, pháp luật chung của địa phương và quốc gia, không theo
quy định riêng biệt. Mơ hình “làng nghề” chỉ tập trung chủ yếu tại khu vực Châu
Á (phổ biến là Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore và Việt Nam).

*
Tại Trung Quốc, sau thời kỳ cải cách mở cửa, việc thành lập
và duy trì Xí nghiệp Hương Trấn, tăng trưởng với tốc độ 20 – 30 %
đã giải quyết được 12 triệu lao động dư thừa ở nông thôn.
* Tại Hàn Quốc, chương trình phát triển làng nghề ngồi nơng nghiệp ở
nông thôn tạo việc làm cho nông dân bắt đầu từ năm 1967. Chương trình này
tập trung vào các nghề sử dụng lao động thủ công, công nghệ đơn giản và
nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, sản xuất với quy mơ nhỏ, khoảng
10 hộ gia đình liên kết với nhau thành tổ hợp được ngân hàng cung cấp vốn
tín dụng với lãi suất thấp để mua nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Năm 1971, Phong trào Cộng đồng mới Saemaul Undong được triển khai.
Phong trào đã đề ra Chương trình về cải thiện mơi trường nông thôn, xây
dựng cơ sở hạ tầng cơ bản cho các hoạt động sản xuất làng nghề và tăng
thu nhập trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp ở khu vực nơng
thơn.Với các nội dung thí điểm phát triển nơng thơn như: Phát triển đường

nơng thơn; kiên cố hóa mái nhà, bếp, tường rào; xây cầu; nâng cấp hệ thống
thủy lợi; mở địa điểm giặt và giếng nước công cộng, áp dụng các mơ hình
cơng nghệ cao vào sản xuất… Sau 5 năm triển khai Phong trào đã thu đươc
kết quả, cụ thể: Cứng hóa đường nơng thơn liên làng: 43.631 km, đường làng
ngõ, xóm: 42.220 km; Xây dựng cầu nơng thơn: 68.797 cầu; Kiên cố hóa đê,
kè: 7.839 km; Xây hồ chứa nước nông thôn các loại: 24.140 hồ; Điện khí hóa
nơng thơn: 98% hộ có điện thắp sáng (Nguyễn Song Tùng, 2014).
Để đảm bảo vệ môi trường Hàn Quốc đã coi việc xây dựng cơ sở hạ tầng là
bước khởi đầu, sau đó là nâng cao thu nhập nơng thơn nhằm tích luỹ khả năng
tài chính cho việc quản lý môi trường, nâng cao đời sống tinh thần với sự tham
gia tình nguyện của người dân và phát triển nguồn nhân lực. Vấn đề quản lý môi
trường được thực hiện thông qua việc tập trung sản xuất và tập trung xử lý chất

10


thải đã được thực hiện theo các cụm sản xuất (khoảng 10 hộ). Đồng thời các
phong trào cộng đồng vảo vệ mơi trường thường xun được thực hiện. Do
đó người quản lý môi trường thường xuyên nắm được hiện trạng mơi trường
để từ đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp (Nguyễn Hồi, 2004).
*

Tại Nhật Bản, mặc dù có nhiều loại ngành thủ cơng truyền thống, nhưng

chỉ có một số ít loại nghề được bảo tồn và phát triển. Làng nghề (traditional
handicraft village) đã trở thành niềm tự hào của tinh hoa văn hóa của người dân
xứ sở phù tang, là các điểm thăm quan du lịch nổi tiếng dành cho học sinh, sinh
viên, du khách trong nước và đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Ngoài mục tiêu
phụ là kinh doanh các sản phẩm thủ công, tại các làng nghề là nơi diễn ra các
hoạt động đào tạo, truyền bá văn hóa Nhật Bản.Cùng với việc ban hành Luật Xúc

tiến Nghề Thủ công mỹ nghệ truyền thống (The Law for Promotion of Traditional
Craft Industry) năm 1974, Hiệp hội khôi phục và phát triển nghề truyền thống
(The Association for the Promotion of Traditional Craft Industries) đã được thành
lập vào năm 1975 và trở thành hạt nhân cho phát triển ngành nghề có tính truyền
thống. Các sản phẩm để được coi là sản phẩm nghề truyền thống phải thỏa mãn
05 điều kiện, đó là: được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày; chủ yếu được
sản xuất bằng tay (đây là điểm mấu chốt quan trọng); được sản xuất bằng kỹ
thuật truyền thống; sử dụng chủ yếu là nguyên liệu truyền thống; phải có tính
chất tự nhiên theo vùng. Ngồi ra có các tiêu chí khác như: nghề thủ cơng
truyền thống là nghề có thời gian tồn tại ít nhất là 100 năm và khu vực nghề
truyền thống (làng nghề) phải có ít nhất 10 cơ sở với khoảng 30 lao động.Phong
trào “Mỗi làng một sản phẩm” (OVOP) được khởi phát từ năm 1979 tại làng
Oyama, tỉnh Oita, Nhật Bản, là cách thức đưa nông nghiệp của tỉnh tăng trưởng
và phát triển theo kịp với sự phát triển chung của đất nước. Phong trào OVOP
được xây dựng dựa trên ba nguyên tắc chính:

“Từ địa phương tiến ra tồn cầu”: Ngun tắc này thể hiện mục
tiêu cao nhất của sản xuất hàng hóa nơng nghiệp Nhật Bản là chiếm
lĩnh thị trường nơng sản thế giới.
“Tự tin - Sáng tạo”: Phong trào OVOP quan tâm đến tất cả các
khâu của chu trình sản xuất - tiêu thụ sản phẩm khuyến khích
những cách làm sáng tạo bao gồm việc nghiên cứu mẫu mã, chất
liệu, quy cách đóng gói bao bì; cách tiếp thị, quảng bá, đưa sản
phẩm ra thị trường sao cho ấn tượng, thu hút khách hàng…

11


×