Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

Nghiên cứu khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các trang trại trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.32 KB, 103 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ NHUNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN
TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA CÁC TRANG TRẠI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 62 01 15

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Hữu Khánh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nhung

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Nguyễn Hữu Khánh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ UBND huyện Tân Yên,
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Yên, Phịng Tài ngun và
Mơi trường huyện Tân n, Phịng Thống kê huyện Tân Yên và các chủ trang trại các
xã Ngọc Châu, Tân Trung, Việt Lập, Song Vân và Hợp Đức đã ủng hộ, giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.


Hà Nội, ngày
tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nhung

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt........................................................................................................ v
Danh mục bảng......................................................................................................................... vi
Danh mục sơ đồ....................................................................................................................... vii
Danh mục hộp.......................................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ……………………………………………………………………viii
Thesis abstract …………………………………………………………………………..x
Phần 1 Mở đầu.......................................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................. 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................................. 2
1.3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................. 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................... 3

Phần 2 Tổng quan tài liệu...................................................................................................... 4
2.1.
Cơ sở lý luận................................................................................................................. 4
2.1.1. Một số quan điểm, khái niệm có liên quan.............................................................. 4
2.1.2. Vai trị của nguồn vốn tín dụng chính thức đối với trang trại ............................... 8
2.1.3. Khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của trang trại ........................9
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của
trang trại...................................................................................................................... 14
2.2.
Cơ sở thực tiễn........................................................................................................... 17
2.2.1. Tín dụng chính thức và khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của trang
trại ở một số nước trên thế giới............................................................................... 17
2.2.2. Tín dụng chính thức ở Việt Nam............................................................................. 22
Phần 3 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 29
3.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................................... 29
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên...................................................................................................... 29
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.......................................................................................... 31
3.2.
Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 36
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu................................................................................... 36
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................................ 37

iii


3.2.3. Phương pháp phân tích ...................................................................................
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ..........................................................................

Phần 4 Kết quả và thảo luận .....................................................................................

4.1.
Thực trạng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các trang
địa bàn huyện Tân Yên .......................................................
4.1.1. Tình hình huy động vốn..................................................................................
4.1.2. Tình hình cho vay vốn ....................................................................................
4.1.3. Đặc điểm của các trang trại trên địa bàn huyện Tân Yên .................................
4.1.4. Khả năng tiếp cận thơng tin tín dụng ..............................................................
4.1.5. Mức độ tiếp cận các thủ tục vay vốn ...............................................................
4.1.6. Mức độ tiếp cận nguồn vốn tín dụng ...............................................................
4.2.
Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chín
của các trang trại trên địa bàn huyện Tân Yên ...................
4.2.1. Các yếu tố từ phía trang trại ............................................................................
4.2.2. Các yếu tố từ phía tổ chức tín dụng .................................................................
4.2.3. Các yếu tố từ phía cơ quan quản lý Nhà nước .................................................
4.3.
Giải pháp chủ yếu nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụn
thức của các trang trại trên địa bàn huyện Tân Yên ...........
4.3.1.
Định hướng ........................................................................
4.3.2.
Giải pháp ............................................................................
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................
5.1.
Kết luận ..............................................................................
5.2.
Kiến nghị ............................................................................
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................
Phụ lục .......................................................................................................................


iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CBTD
CC
CP
ĐTN
HCCB
HND
HPN
HTX
HTXTD
IFAD
NHCSXH
NHNo&PTNT
NHCPNT
NHNN
NGOs
PAO
PTNT

QTDND
SXKD
STT
TT

UNDP

Cán bộ tín dụng
Cơ cấu
Chính phủ
Đồn thanh niên
Hội cựu chiến binh
Hội nơng dân
Hội phụ nữ
Hợp tác xã
Hợp tác xã tín dụng
Quỹ phát triển nơng nghiệp quốc tes
Ngân hàng Chính sách xã hội
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Ngân hàng Cổ phần nơng thơn
Ngân hàng Nhà nước
Tổ chức phi chính phủ
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc
Phát triển nơng thơn
Quyết định
Quỹ tín dụng nhân dân
Sản xuất kinh doanh
Số thứ tự
Trang trại
Chương trình phát triển Liên hiệp quốc

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 4.1.
Bảng 4.3.

Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của huyện Tân Yên.................................. 31
Dân số và lao động của huyện Tân Yên........................................................... 32
Tình hình phát triển các ngành kinh tế giai đoạn 2013 - 2015 .....................34
Số lượng trang trại trên địa bàn huyện Tân Yên ............................................. 35
Cơ cấu mẫu điều tra............................................................................................. 37
Tình hình huy động vốn của các tổ chức tín dụng chính thức ......................41
Tình hình vay vốn của trang trại tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn 45
Bảng 4.4. Diễn biến lãi suất cho vay của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nơng thơn
46
Bảng 4.5. Tình hình vay vốn của trang trại tại ngân hàng Chính sách xã hội ..............49
Bảng 4.6. Tình hình vay vốn của trang trại tại Quỹ tín dụng nhân dân .........................53
Bảng 4.7. Thơng tin chung về các trang trại điều tra ........................................................ 54
Bảng 4.8. Tình hình đất đai của các trang trại điều tra năm 2015 .................................. 55
Bảng 4.9. Tình hình vốn của các trang trại điều tra.......................................................... 57
Bảng 4.10. Các nguồn thơng tin về tín dụng....................................................................... 58
Bảng 4.11. Mức độ hiểu biết của các trang trại về thơng tin tín dụng tại các tổ
chức tín dụng chính thức
59
Bảng 4.12. Tình hình làm đơn xin vay vốn của các trang trại tại các tổ chức tín
dụng chính thức

60
Bảng 4.13. Mức độ tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các trang trại ............61
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến khả năng tiếp cận tín dụng của
trang trại
62
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của giới tính chủ trang trại đến khả năng tiếp cận vốn tín
dụng chính thức của trang trại 64
Bảng 4.16. Đánh giá của trang trại về thủ tục vay vốn của các tổ chức tín dụng
chính thức
65
Bảng 4.17. Đánh giá của trang trại về lãi suất cho vay vốn của các tổ chức tín
dụng chính thức
67
Bảng 4.18. Đánh giá của trang trại về lượng vốn cho vay của các tổ chức tín dụng
chính thức
68
Bảng 4.19. Đánh giá về thái độ làm việc của cán bộ tín dụng......................................... 70

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Quy trình cho vay vốn của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn huyện Tân Yên............................................................................................ 42
Sơ đồ 4.2. Quy trình cho vay vốn của ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Yên . 46
Sơ đồ 4.3. Quy trình cho vay vốn qua hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa
bàn huyện Tân Yên.............................................................................................. 50

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Khó khăn khi vay vốn ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ......66

Hộp 4.2. Nguồn vốn, và thời gian vay quá ít...................................................................... 69

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Nhung
Tên luận văn: “Nghiên cứu khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức
của các trang trại trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang”.
Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60 62 01 15

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận
nguồn vốn tín dụng chính thức của các trang trại trên địa bàn huyện Tân Yên, từ đó đề
xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng
chính thức của các trang trại trên địa bàn nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn gồm: Phương pháp thu
thập số liệu thứ cấp tổng hợp từ sách, báo cáo, các tài liệu khác có liên quan, phương
pháp thu thập số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách điều tra phỏng vấn 90 chủ trang
trai trên địa bàn huyện, trong đó tập trung vào các xã Ngọc Châu, Tân Trung, Việt
Lập, Song Vân, Hợp Đức; Số liệu được thu thập sẽ được xử lỹ bằng phần mềm excel
và được phân tích bằng phương pháp thống kê mơ ta, phương pháp phân tích so sánh.
Kết quả chính và kết luận:
Góp phần hệ thống hóa được cơ sở lý luận về khả năng tiếp cận nguồn vốn
tín dụng chính thức của trang trại bao gôm: các khái niệm trang trại, khái niệm tín
dụng chính thức, cách tiếp cận vốn tín dụng của trang trại cũng như vai trị của vốn tín

dụng đến phát triển trang trại, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín
dụng của các trang trại.
-

Trên địa bàn huyện Tân Yên hiện có 3 tổ chức tín dụng chính thức cung cấp vốn

cho phát triển nông nghiệp nông thôn bao gồm: Ngân Hàng Nơng Nghiệp và Phát Triển
Nơng Thơn (NHNo&PTNT) Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội (NHCSXH) và Quỹ Tín
Dụng Nhân Dân (QTDND). Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ hiểu biết của các trang
trại về tổ chức tín dụng chính thức trên địa bàn huyện Tân Yên khá cao tỷ lệ trang trại hiểu
và nắm rõ về các thủ tục tín dụng của ngân hàng Chính sách xã hội là 75,56%, của ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 82,22% và Quỹ tín dụng nhân dân là 70%.
Chính vì vậy, số lượng trang trại làm đơn xin vay vốn tại các tổ chức tín dụng này rất lớn.
Tuy nhiên, tỷ lệ trang trại thường xuyên tiếp cận được nguồn vốn tín dụng tại các tổ chức
tín dụng chính thức vẫn cịn thấp, tại ngân hàng Nơng nghiệp và

viii


Phát triển nông thôn là 40,26%, tỷ lệ này tại ngân hàng chính sách xã hội và Quỹ tín
dụng nhân dân lần lượt là 27,78% và 26,87%.
-

Các yếu tổ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vay vốn chính thức của các trang

trại: Nhóm yếu tố từ phía trang trại như trình độ văn hóa của chủ trang trại. Chủ trang trại
có trình độ văn hóa cao hơn thường có nhu cầu vay với lượng vốn vay nhiều hơn. Giới
tính của chủ trang trại sự khác biệt về giới tính có ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận vốn vay
cũng như lượng vốn vay của các trang trại. Chủ trang trại là nam giới thường mạnh dạn
hơn trong việc đầu tư sản xuất so với nữ giới; Nhóm yếu tố từ phía tín dụng gồm thủ tục

vay, lãi suất cho vay, lượng vốn và thời gian cho vay, thái độ làm việc của các cán bộ tín
dụng cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của trang trại; Nhóm yếu tố từ phía quản
lý của cơ quan Nhà nước như hoạt động tuyên truyền về các chính sách tín dụng, hoạt
động của các tổ chức đoàn thể xã hội như hội Phụ nữ, hội Nông dân.

Để nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức, cần phải thực hiện một
số giải pháp sau: Nâng cao hiểu biết của chủ trang trại về hoạt động vay và cho vay;
Hoàn thiện quy trình, thủ tục cho vay như: Đợn giản hóa thủ tục vay vốn, áp dụng linh
hoạt lãi suất cho vay, điều chỉnh kỳ hạn cho vay thích hợp; Tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát; Tăng cường công tác đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng; Tăng
cường mối liên kết giữa các tổ chức tín dụng chính thức với các cấp chính quyền và
các tổ chức xã hội ở địa phương; Cần có sự quan tâm hơn từ phía quản lý của nhà
nước về các chính sách vay vốn cho phát triển kinh tế trang trại.

ix


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Thi Nhung
Thesis title: “Research access to formal credit sources of the farms in Tan
Yen district, Bac Giang province”.
Major: Agricultural Economics

Code: 60 62 01 15

Training university: Vietnam National University of
Agriculture Research objectives:
The overall objective of this study is to analyze current situation and factors
that affect the ability to access formal credit sources of the farms in Tan Yen district.
Therefore, effective solutions are proposed enhance accessibility of these sources in

the study area.
Research Methodology:
Research methods used in the thesis are: Method of collecting secondary data
compiled from books, reports, and other related documents, methods of collecting
primary data was collected from survey, direct interviewed 90 ranchers in the district,
which focuses on Ngoc Chau, Tan Trung, Viet Lap, Song Van, Hop Duc commune.
The collected data will be processed by Excel software and analyzed using descriptive
statistics, comparative analysis method.
The research results:
To contribute on systematizing the rationale for access formal credit sources
of the farms on: concepts of the farm, the official credit concept, the approach of the
farm credit as well as the role of credit to farm development, factors affecting access
to credit capital of the farms.
In Tan Yen district, there are three credit organizations which officially
provide funds for development of agriculture and rural areas namely Bank of
Agriculture and Rural Development, Bank for Social Policies, People's Credit Fund.
The results showed a vast number of the farms have known well about the official
credit institutions Tan Yen district. 75.56% of interviewed farms understand and know
about the procedures of the bank credit in Social Policy Assembly while it is 82.22%
in the bank of Agriculture and rural Development and 70% in the People's credit Fund.
As a result, the number of farms applying for loans at the credit institution
considerably increase. However, the percentage of farms often have access to credit in
the formal credit institutions remains low at 40.26% in Bank of Agriculture and Rural

x


Development, 27.78% in the Bank of social policy and 26.87% in the bank of People's
credit fund.
Factors affecting ability to access formal loans of the farms: group factors

relating to the farms ‘owner such as education level. Farm owners with higher levels
of education are often in need of more loans. Moreover, differences in gender of
ranchers also affect the level of access to credit and the amount of farm loans. Male
ranchers tend to encourage themselves to invest in manufacturing than female ones;
group factors from the credit include borrowing procedures, lending rate, amount of
loan, and duration of the loan capital, work attitude of the credit officers also affect the
accessibility of farm capital; Group elements from the management of state agencies
such as the propagation of the credit policy, the activities of social organizations such
as the Women's Union, the Peasants.
To improve access to formal capital sources, some measures need to taking as
follow: Raising awareness of ranchers on borrowing and lending activities; To
complete the process, lending procedures such as: to simplify loan procedures, to
apply flexible lending rate, to adjust the appropriate term loans; Strengthen inspection
and monitoring; Strengthen training to improve the quality of credit officers;
Strengthening relationship between the formal credit institutions with the authorities
and social organizations at local communities; Need more attention from the state's
management on the loan policies for development of the farm economy.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Mơ hình kinh tế trang trại trong sản xuất nơng nghiệp ở nước ta đã hình
thành và khơng ngừng được mở rộng, phát triển trong thời gian qua. Sự phát triển
của kinh tế trang trại đã góp phần giúp người dân phát huy được lợi thế so sánh,
mở rộng quy mô sản xuất nơng nghiệp hàng hố, nâng cao năng suất, hiệu quả và
sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên, một rào cản lớn đối với sự phát
triển kinh tế trang trại là tình trạng thiếu vốn. Hiện nay, đa số các trang trại đều có

nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất, tăng thu nhập. Vì vậy nguồn vốn tín dụng
có vai trị quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu, bổ sung sự thiếu hụt về vốn
nhằm phát triển kinh tế trang trại.

nông thôn Việt Nam hiện nay, hệ thống tín dụng bao gồm tín dụng chính
thức và tín dụng phi chính thức, trong đó tín dụng chính thức là chủ yếu và giữ vai
trị quyết định đến phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hệ thống tín dụng chính
thức bao gồm Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, Ngân hàng Chính
sách xã hội và Quỹ tín dụng nhân dân. Vốn tín dụng dành cho khu vực nông thôn
là chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước, nhằm góp phần phát triển nơng
nghiệp nơng thơn, giúp bà con nơng dân có thể làm giàu từ nghề nông, nâng cao
chất lượng cuộc sống.
Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính thức đóng vai trị quan
trọng, khơng thể thiếu đối với phát triển kinh tế xã hội nói chung và nền nơng
nghiệp - nơng thơn nói riêng. Nguồn vốn này góp phần giúp cho sản xuất nơng
nghiệp có những bước chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng được yêu cầu sản xuất nông
nghiệp, tăng năng suất và thu nhập cho người dân, góp phần đầu tư phát triển mở
rộng ngành nghề nông thôn, đa dạng hóa nơng nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nơng thơn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và
dịch vụ, đời sống dân cư nông thôn ngày càng phát triển, tăng năng suất cây trồng
vật nuôi và tăng thu nhập cho các trang trại.
Tân Yên là huyện miền núi nắm ở phía tây tỉnh Bắc Giang, có tổng diện
tích đất tự nhiên hơn 20.000 ha, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế trang trại.
Theo báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế trang trại trên

1


địa bàn huyện Tân Yên, trong giai đoạn 2013 – 2015, số lượng trang trại tăng
mạnh từ 309 trang trại năm 2013 lên 405 trang trại năm 2015 nên nhu cầu về vốn

cho phát triển kinh tế trang trại rất lớn. Vấn đề các trang trại quan tâm là tiếp cận
được nguồn vốn tín dụng để mở rộng quy mơ trang trại và phát triển sản xuất.
Hiện trên địa bàn huyện đã có các tổ chức tín dụng như Ngân hàng Nơng
nghiệp và Phát triển nơng thơn, Ngân hàng Chính sách xã hội, các tổ chức tín dụng
nhỏ khác. Nhưng thực tế còn rất nhiều vướng mắc trong việc vay vốn từ các tổ
chức tín dụng chính thức như: hồ sơ thủ tục rườm rà, nguồn vốn vay thấp, thời hạn
cho vay ngắn trong khi việc vay vốn đầu tư trong nông nghiệp gặp nhiều rủi ro,
khả năng sinh lợi thấp và địi hỏi có thời gian dài, trách nhiệm cá nhân củ nhân
viên ngân hàng trong xử lý công việc. Những tồn tại trên đã và đang gây rất nhiều
khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các trang trại, ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế của các trang trại nói riêng và của nền kinh tế nói
chung.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu
khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các trang trại trên địa
bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận
nguồn vốn tín dụng chính thức của các trang trại trên địa bàn huyện Tân Yên, từ đó
đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín
dụng chính thức của các trang trại trên địa bàn nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về khả năng
tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của trang trại.
Đánh giá thực trạng tiếp cận ngồn vốn tín dụng chính thức của các trang
trại trên địa bàn huyện Tân Yên.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng
chính thức của các trang trại trên địa bàn Huyện.
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng tiếp cận
nguồn vốn tín dụng chính thức của các trang trại trên địa bàn huyện Tân Yên.


2


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của
các trang trại trên địa bàn huyện Tân Yên.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài nghiên cứu các nội dung về khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng
của chính thức của các trang trại trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, các
nội dung liên quan đến hệ thống tín dụng chính thức trên địa bàn, tình hình cho
vay vốn, khả năng tiếp cận thơng tin tín dụng, mức độ tiếp cận các thủ tục và mức
độ tiếp cận nguồn vốn tín dụng của trang trại trên địa bàn Huyện.
1.3.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu, thực hiện trên địa bàn huyên Tân Yên, tỉnh Bắc
Giang.
1.3.2.3. Phạm vi thời gian
Thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2013 – 2015, thời gian thu thấp số liệu sơ
cấp trong năm 2015.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số quan điểm, khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Tín dụng

Tín dụng biểu hiện mối quan hệ kinh tế xã hội gắn liền với quá trình tạo lập
và sử dụng vốn nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu cho các q trình sản xuất và đời
sống theo ngun tắc hồn trả. Tín dụng là một “phạm trù kinh tế thể hiện mối
quan hệ giữa người cho vay và người vay". Trong quan hệ này người cho vay có
nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hóa cho người đi vay trong
một thời gian nhất định, khi tới thời hạn trả nợ người đi vay có nghĩa vụ hồn trả
số tiền hoặc giá trị hàng hóa đã vay kèm theo một khoản lãi” (Đào Văn Hùng,
2005).
Theo nội dung kinh tế, tín dụng bao gồm hai bộ phận chính: một bên là
người cho vay, một bên là người đi vay. Tín dụng thực chất là quan hệ kinh tế về
sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi giữa người đi vay và người cho vay theo ngun tắc
có hồn trả dựa trên sự tín nhiệm. Giá cả của sự chuyển nhượng quyền sử dụng là
lãi suất đã thỏa thuận giữa người đi vay và người cho vay.
Tóm lại có thể hiểu, tín dụng là những hành động cho vay và bán chịu hàng
hóa và vốn giữa những người sở hữu khác nhau. Tín dụng khơng phải là hoạt động
vay tiền đơn giản mà là hoạt động vay tiền có điều kiện, tức là phải bồi hồn thanh
tốn lợi tức. Tín dụng là hình thức đặc thù vận động giá trị khác với lưu thơng
hàng hóa đơn thuần: vận động giá trị nên dẫn đến phương thức mượn tài khoản,
bồi hoàn giá trị thanh tốn.
2.1.1.2. Tín dụng chính thức
a. Khái niệm tín dụng chính thức
Tín dụng chính thức là hình thức huy động vốn và cho vay vốn thông qua
các tổ chức tài chính tín dụng chính thức có đăng kí và hoạt động công khai theo
luật, hoặc chịu sự quản lý giám sát của chính quyền Nhà nước các cấp (Phạm Đình
Khơi, 2012).

4


Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, tổ chức tín dụng

bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mơ và
quỹ tín dụng nhân dân.
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các
hoạt động ngân hàng. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân
hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một
hoặc một số hoạt động ngân hàng, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và
cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng
phi ngân hàng bao gồm cơng ty tài chính, cơng ty cho th tài chính và các tổ chức
tín dụng phi ngân hàng khác. Tổ chức tài chính vi mơ là loại hình tổ chức tín dụng
chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá
nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ. Quỹ tín dụng nhân
dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành
lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy
định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau
phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Vốn tín dụng chính thức của trang trại được cung ứng bởi các tổ chức tín
dụng chính thức như: ngân hàng thương mại, quỹ hộ trợ phát triển, công ty tài
chính, hợp tác xã tín dụng và quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức phi chính phủ
(NGOs), trong đó các ngân hàng thương mại ở nơng thơn là tổ chức tín dụng cung
ứng đại bộ phận vốn tín dụng chính thức cho kinh tế trang trại.
b. Sơ lược về các tổ chức tín dụng chính thức
Các tổ chức tín dụng trong nơng nghiệp bao gồm ngân hàng Nơng nghiệp
và Phát triển nơng thơn, ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, một
số hợp tác xã tín dụng và ngân hàng cổ phần nơng thơn (NHCPNT). Bên cạnh đó
cịn có các tổ chức xã hội giúp đỡ các hộ nông dân tiếp cận được nguồn vốn tín
dụng như Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (Hội phụ nữ), Hội nơng dân Việt Nam
(Hội nơng dân), Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (Đồn thanh niên), các
cấp chính quyền địa phương. Các tổ chức tín dụng chính thức trong nơng thơn hiện
nay bao gồm:

-

Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn là ngân hàng của khu

vực nông thôn, chuyên cung ứng vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và
là ngân hàng lớn nhất của khu vực nông thôn.
5


Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập và chính thức đi vào hoạt
động từ tháng 3 năm 2003, tiền thân của ngân hàng Chính sách xã hội là Ngân
hàng phục vụ người nghèo được thành lập cuối năm 1995.
Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn là nơi cung cấp vốn tín dụng
cho nơng thơn tuy nhiên lượng vốn cung cấp của ngân hàng Thương mại cổ phần
nông thơn khơn đáng kể.
Quỹ tín dụng nhân dân: Đây là tổ chức tín dụng mang tính chất tập thể
của nơng dân ở tại nơng thơn cung cấp tín dụng cho nơng thơn. Quỹ tín dụng nhân
dân ra đời năm 1993 và ngày càng có vai trị trong việc cung cấp vốn tín dụng cho
hộ nơng dân đặc biệt với hộ nghèo và những hộ chưa đủ điều kiện tiếp cận với
nguồn vốn của ngân hàng.
Ngồi các tổ chức tín dụng mang tính chất chuyên nghiệp trên tham gia cung
cấp vốn tín dụng cho khu vực nơng nghiệp nơng thơn cịn có các tổ chức đồn thể
quần chúng như Hội phụ nữ (HPN), Hội nông dân (HND), Hội cựu chiến binh
(HCCB), Đoàn thanh niên (ĐTN), một số hợp tác xã dịch vụ nơng nghiệp và một số tổ
chức phi chính phủ... Đây là các tổ chức đóng vai trị trung gian chuyển vốn từ hệ
thống ngân hàng và các tổ chức tài chính chính thức tới hộ nơng dân hoặc sử dụng
nguồn vốn của mình hay các nhà tài trợ cho vay và quản lý các khoản tiết kiệm của
các thành viên. Tuy nhiên quy mô hoạt động của các tổ chức này cịn hạn chế và lượng
tiền cung cấp khơng lớn (Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung, 2011).


2.1.1.3. Khái niệm trang trại
Khái niệm trang trại được nhìn nhận dưới nhiều quan điểm khác nhau, thể
hiện rõ qua các khái niệm:
Trang trại là một đơn vị kinh tế hộ gia đình hộ gia đình có tư cách pháp
nhân, được Nhà nước giao quyền sử dụng một số diện tích đất đai, rừng, biển hợp
lý; để tổ chức lại quá trình sản xuất nơng, lâm nghiệp theo hướng cơng nghiệp hóa,
hiện đại; tích cực áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới nhằm cung ứng
ngày càng nhiều sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao hơn cho nhu cầu trong nước
và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của từng đơn vị diện tích, góp phần
xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của mọi người
tham gia (Nguyễn Điền và cs.,1993).
Trang trại gia đình, thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hóa với quy mơ
lớn, sử dụng lao động tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh có
hiệu quả (Nguyễn Đình Điền, 2000).
6


Trang trại là một hình thức sản xuất cơ sở trong nơng lâm, ngư nghiệp, có
mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng của một người chủ độc lập sản xuất được tiến hành trên quy mô
ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với cách thức tổ chức quản
lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường (Từ
Thị Thanh Hiệp, 2003).
Theo Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 4 năm 2011 thì
Trang trại là các cá nhân, hộ gia đình sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn các điều kiện sau:
(1) Đối với cơ sở trồng trọt, ni trịng thủy sản, sản xuất tổng hợp phải
đạt:
Có diện tích trên mức hạn điền tối thiểu: 3,1 ha đối với vùng Đông Nam
Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long; 2,1 ha đối với các tỉnh cịn lại.

-

Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.

(2)
Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000
triệu đồng/năm trở lên;
(3)
Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và
giá trị sản lượng hàng hóa bình qn đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.
2.1.1.4. Tiếp cận vốn tín dụng chính thức của trang trại
Sự tiếp cận là hình thức hoạt động của một hệ thống cụ thể. Nó vừa cung
cấp thơng tin, khích lệ, hướng dẫn về tổ chức, lãnh đạo, xây dựng chương trình,
huy động, sử dụng các nguồn lực và tạo dựng các mối liên kết. Tùy theo mục tiêu,
lĩnh vực nghiên cứu mà có các hướng tiếp cận khác nhau như tiếp cận giới, tiếp
cận thị trường, tiếp cận tín dụng, tiếp cận khuyến nơng.
Có thể hiểu, tiếp cận vốn tín dụng chính thức của trang trại là những hoạt
động của trang trại nhằm tìm hiểu, nắm bắt thơng tin về vốn tín dụng cũng như
điều kiện và phương thức để thiết lập mối quan hệ cung cấp dịch vụ tín dụng của
các tổ chức tín dụng chính thức tại một khu vực hay địa phương. Sự tiếp cận diễn
ra theo hai phía ngược chiều nhau, từ tổ chức tín dụng đến với trang trại và ngược
lại.
Trong cung cấp dịch vụ tín dụng cho trang trại, khi một bên có phát sinh
nhu cầu và một bên có khả năng cung cấp sẽ có tương tác giữa hai bên - đó là khi
bên có nhu cầu đã tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng và nhu cầu được đáp ứng.
Tuy nhiên, vẫn có giả định rằng những trường hợp có cung và có cầu nhưng
7


vẫn chưa dẫn tới việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Điều này có thể do cung chưa

thực sự phù hợp với cầu hoặc có những rào cản hạn chế việc tiếp cận này ngay cả
khi họ có nhu cầu, chẳng hạn lãi suất, thời hạn vay, lượng vốn được vay.
Nghiên cứu về khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức là việc
xem xét cả hai phía cung và cầu của mối tương tác để đánh giá xem cung phù hợp
với cầu ở mức độ nào. Tìm hiểu mối quan hệ tác động, ảnh hưởng của các yếu tố
tác động tới cung và cầu như lãi suất, lượng vốn vay, thời hạn vay vốn, trình độ,
dẫn đến việc khó, hoặc khơng tiếp cận được nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng
chính thức.
2.1.2. Vai trị của nguồn vốn tín dụng chính thức đối với trang trại
Theo nghiên cứu của ngân hàng thế giới World Bank (2014) tín dụng có
một vai trị quan trọng trong phát triển nơng nghiệp và là vấn đề lớn nhất của sự
trợ giúp đối với khu vực nông nghiệp nông thôn ở các nước đang phát triển. Việc
hệ thống tín dụng nơng thơn, hoạt động có hiệu quả sẽ có vai trị rất to lớn trong
việc thúc đẩy huy động vốn nhàn rỗi trong dân, mở rộng cho vay mà trước hết đối
với hộ nông dân; thu hẹp cho vay nặng lãi, tham gia vào chương trình xóa đói
giảm nghèo, góp phần vào phát triển kinh tế nơng thơn nói riêng và kinh tế xã hội
đất nước nói chung.
Huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, như
khả năng tích lũy của nhân dân, sự ổn định kinh tế, đồng tiền có giá, lãi suất thấp,
thói quen tiêu dùng, truyền thống văn hóa, uy tín của các tổ chức tín dụng. Hệ
thống tín dụng nơng thơn với ưu thế tổ chức đa dạng mạng lưới hoạt động bình
đẳng, hợp tác liên kết và cạnh tranh để cùng thúc đẩy phát triển. Đồng thời với
việc sử dụng các hình thức huy động với lãi suất hợp lý sẽ huy động tối đa nguồn
vốn nhàn rỗi trong dân.
Trong nền kinh tế hàng hố, để có được các yếu tố cho quá trình sản xuất,
tổ chức sản xuất kinh doanh cần phải có vốn. Vì nguồn vốn sở hữu thường có giới
hạn, khơng thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, nên người sản
xuất phải cần tới nguồn vốn tín dụng. Hơn nữa, do đặc điểm ln chuyển vốn và
tính thời vụ trong q trình sản xuất, thời điểm thu nhập và chi phí thường có sự
cách biệt, nên vốn tín dụng là nguồn bù đắp cần thiết để quá trình sản xuất được

liên tục. Vai trị của vốn tín dụng đối với sản xuất và sự tiếp cận tín dụng trong nền
kinh tế thị trường luôn là mối quan tâm lớn của người sản xuất, các nhà hoạch định
chính sách.
8


Vốn tín dụng chính thức đáp ứng nhu cầu đầu tư thâm canh, làm tăng sản
lượng nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng, vật ni từ đó tăng thu nhập, góp
phần tạo ra trang thiết bị máy móc, tài sản cố định, nâng cao năng lực sản xuất cho
các trang trại và nông hộ, tạo tiền đề nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế
đời sống vật chất tinh thần cho hộ nơng dân. Ngồi ra, vốn tín dụng chính thức cịn
tạo điều kiện thuận lợi để các hộ đầu tư mở rộng ngành nghề, đa dạng hoá nông
nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Việc cung ứng vốn cho các trang trại với mục tiêu đầu tư cho sản xuất kinh
doanh, thơng qua kênh tín dụng thu hồi vốn và lãi đã buộc những người vay phải
xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, tính tốn trồng cây gì, ni con gì và
làm như thế nào để có hiệu quả kinh tế cao. Để làm được điều đó họ phải tìm hiểu
học hỏi kỹ thuật sản xuất, suy nghĩ biện pháp quản lý từ đó tạo cho họ tính năng
động sáng tạo trong lao động sản xuất, tích luỹ được kinh nghiệm trong cơng tác
quản lý kinh tế.
Góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế: trong nông nghiệp vấn đề
quan trọng hiện nay để đi lên một nền sản xuất hàng hố lớn địi hỏi phải áp dụng
các biện pháp khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Đó là việc chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật ni và đưa các loại giống mới có năng suất cao vào áp dụng trong
thực tiễn sản xuất và phải được thực hiện trên diện rộng. Để làm được điều này đòi
hỏi phải đầu tư một lượng vốn lớn, thực hiện được khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngư, các trang trại phải được đầu tư vốn họ mới có khả năng thực hiện.
Như vậy, có thể thấy nguồn vốn tín dụng trực tiếp góp phần vào việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn thông qua áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất.

Hoạt động tín dụng có ý nghĩa rất to lớn đến phát triển kinh tế nói chung và
phát triển nơng nghiệp nơng thơn nói riêng. Nhận biết được điều này, Đảng và nhà
nước đã có những chính sách đối với các tổ chức tín dụng nhằm sử dụng vốn tín
dụng như một cơng cụ để phát triển các ngành kinh tế trong khu vực và nông thơn.
2.1.3. Khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của trang trại
2.1.3.1. Các lý thuyết về tiếp cận vốn tín dụng
a. Lý thuyết tiếp cận truyền thống
Lý thuyết về cách tiếp cận truyền thống lập luận rằng cơ chế giá cả hay lãi
suất vẫn có chức năng vốn của thị trường tín dụng. Lãi suất thấp sẽ khuyến khích
9


nơng dân vay mượn, tích cực áp dụng kỹ thuật mới để đạt được sản lượng và thu
nhập cao hơn. Trên cơ sở lập luận đó, lý thuyết này đề xuất sự can thiệp của chính
phủ ở thị trường tín dụng bằng sự duy trì chính sách lãi suất thấp và trợ cấp tín
dụng cho nơng dân. Tuy nhiên, trong thực tế cơ chế lãi suất thấp khơng hoạt động
hồn hảo nên xác định trần lãi suất đã làm chênh lệch hướng tín dụng về phía
những người vay lớn và làm giảm huy động tiết kiệm cũng như cho vay. Thực tế
này cho thấy lãi suất thấp không phải là yếu tố quyết định tới tiếp cận tín dụng
(Nguyễn Quốc Oánh, 2012).
Để củng cố lập luận về sự can thiệp của chính phủ ở thị trường tín dụng
nơng thơn, lý thuyết này đã giả định rằng tín dụng là một đầu vào hay yếu tố sản
xuất quan trọng bởi vì thiếu vốn là trở ngại chính đối với tăng trưởng kinh tế ở khu
vực nông thôn. Giả định này nêu lên vai trị quan trọng của tín dụng trong việc bù
đắp sự thiếu hụt vốn và góp phần phát triển kinh tế nơng thơn. Từ giả định này có
thể suy luận rằng cầu tín dụng sẽ phụ thuộc vào các đặc điểm sản xuất của trang
trại vì tín dụng là một phần của yếu tố vốn phải kết hợp với các yếu tố sản xuất
khác trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, giả định này khơng phải ln ln đúng
vì vốn tín dụng có thể sử dụng cho mục đích tiêu dùng.
b. Lý thuyết tiếp cận hạn chế tài chính

Lý thuyết về cách tiếp cận hạn chế tài chính lập luận rằng thị trường tài
chính là khơng hồn hảo, lãi suất thấp ở khu vực chính thức đã làm lệch tín dụng
bị giới hạn về phía những người vay lớn hay những người có địa vị kinh tế - xã
hội. Những người cho vay có thể tập trung vào một số khoản cho vay lớn hơn vào
những người vay nhỏ là vì có thể tối thiểu hóa chi phí quản lý của họ. Địa vị chính
trị xã hội của người vay sẽ ảnh hưởng tới uy tín của họ nên những người này sẽ dễ
dàng tiếp cận tín dụng hơn.
Tóm lại, các lập luận của lý thuyết cách tiếp cận hạn chế tài chính cho rằng
quy mơ khoản vay, địa vị chính trị - xã hội và chi phí giao dịch có thể ảnh hưởng
tới tiếp cận tín dụng chính thức.
c. Lý thuyết tiếp cận kinh tế học các định chế mới
Cũng như cách tiếp cận hạn chế tài chính, cách tiếp cận kinh tế học các định
chế mới giả định thị trường tín dụng là khơng hồn hảo. Nhưng lý thuyết này lập
luận rằng phân phối tín dụng theo cơ chế phi giá cả không chỉ là kết quả của sự can
thiệp của Chính phủ mà cịn từ cách hành xử của người cho vay và người đi vay
trong môi trường không cân xứng thông tin ở thị trường
10


tín dụng. Thơng tin khơng cân xứng gắn liền với vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi
ro đạo đức.
Thông thường lãi suất ở thị trường chính thức thấp hơn mức cân bằng của
thị trường. Khi nhu cầu tín dụng vượt cung tín dụng, những người cho vay chính
thức kỳ vọng thu được lợi nhuận cao hơn nhờ gia tăng lãi suất. Tuy nhiên, vì thơng
tin khơng cân xứng, lãi suất cao hơn sẽ dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro
đạo đức.
Trước vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức, những người cho vay
có thể phân phối tín dụng theo cơ chế phi lãi suất. Trước khi chấp thuận một đề
nghị vay, tổ chức tín dụng thường đánh giá tính rủi ro của người đi vay dựa vào
những đặc tính có thể quan sát được của người cho vay bao gồm diện tích đất, tình

trạng nhà cửa, trình độ văn hố và danh tiếng của chủ trang trại. Trên cơ sở những
thông tin này, người cho vay sẽ quyết định kỳ hạn và điều kiện trong hợp đồng cho
vay. Những đặc tính có thể quan sát được kể trên sẽ ảnh hưởng đến sự tiếp cận tín
dụng chính thức của các trang trại vì các tổ chức tín dụng chính thức thường muốn
cho vay những người có đủ thơng tin đáng tin cậy và đảm bảo họ sẽ sử dụng vốn
có hiệu quả để có khả năng hồn trả nợ. Thiếu thơng tin có thể là lý do người cho
vay quyết định không cho vay.
Tóm lại, phương pháp này chỉ ra rằng nắm giữ đất đai, tình trạng nhà cửa,
tài sản, trình độ văn hố của chủ trang trại có thể ảnh hưởng tới sự tiếp cận tín
dụng của họ.
Các lý thuyết tiếp cận kể trên, mỗi lý thuyết nhấn mạnh các nhân tố khác
nhau quyết định sự tiếp cận tín dụng chính thức của trang trại, các lý thuyết sau cố
gắng hoàn thiện lý thuyết trước qua phê phán những khiếm khuyết và bổ sung
những nhân tố hợp lý mới. Lý thuyết tiếp cận truyền thống cho rằng lãi suất và
những đặc tính sản xuất có thể là những nhân tố quan trọng quyết định sự tiếp cận
tín dụng chính thức của các trang trại. Tuy nhiên hai lý thuyết sau lý giải rằng tín
dụng chính thức có thể được phân phối theo cơ chế phi lãi suất và do đó lãi suất
khơng phải là yếu tố quan trọng. Hai phương pháp sau chỉ ra rằng bên cạnh mục
tiêu sản xuất, tín dụng chính thức có thể được sử dụng cho tiêu dùng, do đó tiếp
cận tín dụng chính thức cũng có thể bị ảnh hưởng bởi tiêu dùng của trang trại. Hơn
nữa, qua tập trung phân tích tính khả thi chính sách của chính phủ, lý thuyết tiếp
cận hạn chế tài chính bổ sung qui mơ khoản vay, địa vị chính trị xã hội và chi phí
giao dịch là nhân tố quyết định sự tiếp cận tín dụng chính

11


thức của trang trại. Lý thuyết tiếp cận kinh tế học định chế mới chỉ ra vấn đề thông
tin không cân xứng ở thị trường tín dụng nơng thơn và cho rằng vấn đề thông tin
không cân xứng ở thị trường tín dụng nơng thơn và cho rằng có mối quan hệ giữa

tiếp cận tín dụng chính thức với những đặc tính có thể quan sát được như sở hữu
đất, tình trạng sản xuất của trang trại, tài sản của trang trại, trình độ văn hố của
chủ trang trại.
2.1.3.2. Đặc điểm của trang trại trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức
a. Đặc điểm về chủ trang trại
Chủ trang trại là những người có ý chí làm giàu, có điều kiện làm giàu và
biết làm giàu, có vốn, có kiến thức và khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, có năng lực quản lý và nhạy bén với thị trường. Đại bộ phận
chủ trang trại là nơng dân, bên cạnh đó có một bộ phận chủ trang trại có nghề
nghiệp khác (cơng nhân, viên chức, buôn bán…) nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.
Bên cạnh các chủ trang trại là những “lão nông tri điền” giàu kinh nghiệm, cịn có
các chủ trang trại trẻ tuổi nhưng giàu nghị lực và có kiến thức. Đa số các chủ trang
trại gia đình là chủ hộ và hầu hết chủ trang trại vừa là người làm công việc quản lý,
vừa là người trực tiếp lao động sản xuất và là lao động chính trong trang trại
(Nguyễn Đình Điền, 2000).
b. Đặc điểm về tư liệu sản xuất
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hố theo qui mơ
lớn trong nơng, lâm nghiệp và ni trồng thuỷ sản, do đó tư liệu sản xuất có vai trị
đặc biệt quan trọng. Tư liệu sản xuất chủ yếu của trang trại bao gồm đất đai và cơ
sở vật chất (nhà xưởng và máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ…).
Đất đai: sản xuất kinh doanh của hầu hết các loại hình trang trại gắn liền
với đất đai, vì vậy đất đai của trang trại khơng những là tư liệu sản xuất đặc biệt
mà còn là nguồn vốn tự có đặc biệt quan trọng. Đất đai của trang trại, bên cạnh
một phần nhỏ diện tích (nhưng thường có giá trị lớn) là đất thổ cư, phần lớn diện
tích đất đai dành cho sản xuất kinh doanh. Giá trị đất đai phản ánh qui mô vốn của
trang trại, vừa phụ thuộc vào qui mơ diện tích và chất lượng đất đai, vừa phụ thuộc
vào cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội (giao thông, thuỷ lợi…) của địa phương nơi trang
trại hoạt động. Đất đai của trang trại không những là nguồn vốn tự có quan trọng,
mà cịn là tài sản thường được chấp nhận là vật thế chấp phổ biến trong quan hệ tín
dụng, do đó có ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của trang trại.


12


Cơ sở vật chất: là các loại tài sản cố định, như: nhà xưởng, máy móc thiết
bị, vườn cây, ao nuôi thuỷ sản, kênh mương thuỷ lợi…. Cơ sở vật chất sản xuất
phản ánh qui mô sản xuất và là yếu tố quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả
sản xuất kinh doanh, do đó quyết định khả năng cạnh tranh của trang trại. Tuỳ theo
loại cây trồng, vật ni, phương thức canh tác…, nhưng nhìn chung, để áp dụng có
hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thâm canh cây trồng, vật ni, địi hỏi
phải có mức đầu tư lớn cho cơ sở vật chất sản xuất của trang trại. Ở các nước công
nghiệp phát triển, các trang trại sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại với mức độ cơ
giới hóa ngày càng cao, từng bước tiến lên tự động hóa và tin học hóa. Ở nước ta,
các trang trại trồng trọt đã sử dụng ô tô máy kéo, máy bơm; các trang trại chăn
nuôi, thủy sản đã xây dựng chuồng trại, ao nuôi, sử dụng trang thiết bị hiện đại nên
có sự vượt trội, hơn hẳn các hộ gia đình, nhưng nhìn chung vốn đầu tư cho các tài
sản trên còn rất nhỏ trong tổng số vốn đầu tư của trang trại (Nguyễn Sinh Cúc,
2003).
c. Đặc điểm về vốn
Nguồn vốn tự có bằng tiền (kể cả ngoại tệ, quí kim…) chủ yếu là giá trị tiết
kiệm tích luỹ của trang trại. Tiết kiệm là phần thu nhập còn lại sau khi đã trang trải
các khoản chi phí cho sản xuất và chi tiêu dùng. Vốn tự có bằng tiền của chủ trang
trại là tiền đề quan trọng, quyết định sự hình thành cũng như qui mô và phương
hướng sản xuất kinh doanh của trang trại. Hầu hết các trang trại gia đình hình
thành trước hết từ vốn tự có bằng tiền. Trong q trình phát triển, để mở rộng sản
xuất kinh doanh, trang trại còn cần tới vốn bổ sung từ các nguồn vốn tín dụng.
Theo báo cáo của Cục Hợp tác xã và PTNT (2004), phần lớn chủ trang trại
là nông dân thu nhập thấp nên tiết kiệm tích luỹ khơng nhiều, do đó vốn tự có bằng
tiền có giới hạn và chỉ có thể đáp ứng một phần nhu cầu vốn cho sản xuất kinh
doanh của trang trại. Tuy nhiên, vốn tự có bình qn của chủ trang trại (khơng kể

giá trị đất) chiếm tới 68% tổng vốn đầu tư của trang trại, chứng tỏ qui mô vốn đầu
tư của các trang trại ở nước ta còn khá khiêm tốn và nguồn vốn tín dụng của trang
trại cũng cịn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho sản xuất hàng hóa theo qui
mô lớn của trang trại.

13


×