Tải bản đầy đủ (.docx) (127 trang)

Tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.13 MB, 127 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ VĂN THÙY

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thơng
tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Phú Thọ, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn



Vũ Văn Thùy

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi
đã nhận được sự giúp đỡ quý báu tận tình của các cấp lãnh đạo, các tập thể, cá nhân và
gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam và các Thầy/Cô dạy đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập,
thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Toàn bộ nghiên cứu trong luận văn được thực hiện tại Sở Xây dựng tỉnh Phú
Thọ. Tại đây tôi đã nhận được sự giúp đỡ và tạo mọi điền kiện của các vị lãnh đạo
cũng như sự giúp đỡ của các cán bộ tại đơn vị trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ q báu đó.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình và bạn bè đã ln quan tâm,
động viên khích lệ tơi.
Mặc dù bản thân đã cố gắng hoàn thành luận văn trong phạm vi và khả năng
cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được
sự cảm thơng và tận tình chỉ bảo của q Thầy cơ và các bạn.
Phú Thọ, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn

Vũ Văn Thùy


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục hình........................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở dầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................ 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 3


1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.4.

Đóng góp mới của luận văn....................................................................................... 4

1.4.1.

Về mặt lý luận............................................................................................................. 4

1.4.2.

Về mặt thực tiễn.......................................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ........5
2.1.

Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về trật tự xây dựng.............................................. 5

2.1.1.


Một số khái niệm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng...................................... 5

2.1.2.

Đặc điểm, vai trò, nguyên tắc của quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng .........7

2.1.3.

Nội dung quản lý nhà nước về trật tự xây dựng................................................... 12

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về trật tự xây dựng .....................29

2.2.

Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về trật tự xây dựng........................................ 33

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng của một số địa
phương........................................................................................................................ 33

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Việt Trì............................................. 37

2.2.3.


Các nghiên cứu có liên quan................................................................................... 39

iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 40
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.................................................................................. 40

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên..................................................................................................... 40

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................................... 42

3.1.3.

Tình hình sử dụng đất đai........................................................................................ 45

3.2.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 47

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu...................................................................... 47


3.2.2.

Phương pháp thu thập dữ liệu................................................................................. 47

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................... 49

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu................................................................................ 49

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu phân tích...................................................................................... 49

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận........................................................................ 50
4.1.

Thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố
Việt Trì giai đoạn 2016 - 2018................................................................................ 50

4.1.1.

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng.................................................... 50

4.1.2.

Quản lý nhà nước về xây dựng theo quy hoạch................................................... 52


4.1.3.

Thực trạng quản lý nhà nước về cấp, thu hồi giấy phép xây dựng và xây
dựng theo giấy phép xây dựng tại thành phố Việt Trì......................................... 59

4.1.4.

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho CBCC quản lý về
trật tự xây dựng đô thị.............................................................................................. 66

4.1.5.

Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành
chính trong xây dựng............................................................................................... 68

4.1.6.

Đánh giá chung quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng tại địa bàn Thành
phố Việt Trì thời gian qua........................................................................................ 72

4.2.

Phân tích các yếu tổ ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về trật tự xây dựng

trên địa bàn thành phố Việt Trì thời gian qua....................................................... 77
4.2.1.

Cơ chế chınh́ sách của Nhànước............................................................................. 77

4.2.2.


Tổchức bô ̣máy quản lýnhànước về xây dưng ̣...................................................... 80

4.2.3.

Năng lưc ̣của cán bô, ̣công chức làm công tác quản lývề xây dưng ̣ ...................82

4.2.4.

Ýthức vàsư h ̣ iểu biết của các hô g ̣ ia đınhh̀ vàtổchức ............................................ 83

4.2.5.

Giám sátcủa công ̣ đồng............................................................................................ 85

iv


4.3.

Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn
thành phố Việt Trì

86

4.3.1.

Hồn thiện quy hoạch phát triển đô thị.................................................................. 86

4.3.2.


Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý cấp phép xây dựng .......88

4.3.3.

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, kiện toàn tổ chức bộ máy trong
quản lý trật tự xây dựng

4.3.4.

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao ý thức tự giác của

người dân trong chấp hành các quy định trong quản lý trật tự xây dựng
4.3.5.

90
92

Đẩy mạnh phối hợp trong quản lý trật tự xây dựng, tăng cường giám sát
của cộng đồng 92

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 94
5.1.

Kết luận....................................................................................................................... 94

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 96


5.2.1.

Đối với Bộ Xây dựng............................................................................................... 96

5.2.2.

Đối với UBND tỉnh................................................................................................... 96

5.2.3.

Đối với UBND thành phố........................................................................................ 96

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 98
Phụ lục..................................................................................................................................... 100

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

CNQSDĐ

Chứng nhận quyền sử dụng đất

CPXD

Cấp phép xây dựng


DT

Diện tích

HĐND

Hội đồng nhân dân

QHĐT

Quy hoạch đô thị

TTXD

Trật tự xây dựng

UBND

Ủy ban nhân dân

XD

Xây dựng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Dân số, mật độ dân số phân theo phường, xã .............................................

Bảng 3.2. Tổng hợp mật độ dân số phân theo phường ...............................................
Bảng 3.3. Thống kế tình hình sử dụng đất đai ............................................................
Bảng 4.1. Các hình thức tiếp tuyên truyền về TTXD người dân tiếp nhận được .........
Bảng 4.2. Tình hình quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố ...............................
Bảng 4.3. Đánh giá của cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng

đối với công tác Quy
Bảng 4.4. Thực trạng công bố quy hoạch và cung cấp thông tin về quy hoạch ...........
Bảng 4.5. Những tồn tại trong công tác quy hoạch ở các cơ sở điều tra .....................
Bảng 4.6.

Tình hình cấp phép

Bảng 4.7. Ý kiến đánh giá của người dân về công tác cấp phép xây dựng trên địa
bàn thanh phố
̀h̀

Bảng 4.8.

Kết quả kiểm tra, vi
thanh phố ViêṭTrì g

Bảng 4.9. Vi phạm trật tự xây dựng tại các cơng trình đã cấp phép ở các cơ sở

̀h̀

điều tra năm 2018 .
Bảng 4.10. Các lỗi điển hình trong vi phạm trật tự xây dựng sai phép trên địa bàn

thành phố Việt Trì .

Bảng 4.11. Đánh giá của người dân về cán bộ làm công tác quản lý TTXD trên địa

bàn thanh phố ViêṭT
Bảng 4.12. Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong xây dựng trên địa

̀h̀

bàn thanh phố
Bảng 4.13. Vi phạm trật tự xây dựng và công tác xử lý vi phạm tại các cơng trình

̀h̀

đã cấp phép ở các c
Bảng 4.14. Đánh giá của cán bộ đối với hệ thống văn bản pháp luật trong quản lý

TTXD ...............................
Bảng 4.15. Số lượng và cơ cấu cán bộ Phòng quản lý trật tự đơ thị Viê t ̣ Trıtình đến

31/12/2018........................
Bảng 4.16. Nhận thức của người dân về các vi phạm trong quản lý trật tự xây dựng ....

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí, mối liên hệ vùng thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ .................... 41
Hình 3.2. Bản đồ địa giới hành chính và phân khu phát triển TP Việt Trì .....................42
Hình 4.1. Cơng trình xây dựng vượt q số tầng, khơng có bạt che chắn tại số 225
đường Nguyễn Tất Thành phường Tiên Cát, TP Việt Trì


viii

71


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: VũVăn Thùy
Tên luận văn: Tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành
phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên Cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn
thành phố Việt Trì thời gian qua đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về trật
tự xây dựng ở địa phương trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành điều tra 103 hô ̣gia đıh̀nh và 38 cán bộ làm viêc ̣liên quan
đến quản lýtrật tư ̣đô thi ̣để tiến hành thu thập thông tin phục vụ đánh giá thực trạng
công tác quản lýnhànước về trậtư ̣ xây dưng ̣ tại thành phố ViêṭTrı.h̀Luận văn sử dụng
các phương pháp nghiên cứu gồm thống kê mô tả, phương pháp so sánh để đánh giá
thực trạng quản lý nhànước về trậtư ̣xây dưng ̣.
Kết quả chính và kết luận
Trong những năm qua, công tác quản lý quy hoạch xây dựng tại thành phố Viêṭ
Trıch̀ ơ bản đã được chính quyền các cấp quan tâm. Chính quyền đô thị đã ý thức Quy
hoạch xây dựng đô thị là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quản lý nhà nước
nhằm cụ thể hóa đường lối của Đảng và Nhà nước, thể hiện nguyện vọng chính đáng
của nhân dân, là công cụ điều tiết vĩ mô trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của

nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa, làm cơ sở để thu hút các nguồn vốn đầu tư xây
dựng đô thị.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nhìn một cách tổng thể thì cơng
tác quản lý, quy hoạch đơ thị trên địa bàn thành phố ViêṭTrı h̀vẫn còn nhiều bất cập. Hệ
thống hạ tầng kỹ thuật đô thị hiện chưa đáp ứng được yêu cầu và tốc độ phát triển kinh
tế - xã hội, công tác quy hoạch chưa thật sự đi trước một bước. Việc lập và quản lý
quy hoạch mới chỉ chú trọng vào các khu đô thị mới, các dự án kinh doanh hạ tầng và
chủ yếu do các doanh nghiệp thực hiện. Các dự án mang tính xã hội như quy hoạch cải
tạo các khu dân cư cũ, quy hoạch chỉnh trang đô thị, các đồ án thiết kế đô thị khu vực
trung tâm, khu vực nhạy cảm về kiến trúc cảnh quan, các trục đường chính của thành
phố chưa được quan tâm đúng mức.

ix


Nghiên cứu chỉ ra rằng, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về
trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố ViêṭTrı nh̀ hư: Các cơ chế chính sách của Nhà
nước liên quan đến quản lý hoạt động xây dựng; Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về
xây dựng; Năng lực của cán bộ, công chức làm công tác quản lý về xây dựng; Cơ sở
vật chất phục vụ công tác trật tự xây dựng; Ý thức chấp hành pháp luật của chủ đầu tư;
Giám sát của cộng đồng.
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về trật tự
xây dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì trong thời gian tới như: Hoàn thiện quy hoạch
phát triển đơ thị; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý cấp phép xây dựng;
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, kiện toàn tổ chức bộ máy trong quản lý trật tự xây
dựng; Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao ý thức tự giác của người dân
trong chấp hành các quy định trong quản lý trật tự xây dựng; Đẩy mạnh phối hợp trong
quản lý trật tự xây dựng, tăng cường giám sát của cộng đồng.

x



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Vu Van Thuy
Thesis title: Strengthen state management on construction order in Viet Tri city, Phu
Tho province
Major: Economics Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
On the basis of assessing the status of state management on construction order
in Viet Tri city in the past time, propose solutions to strengthen state management on
construction order in the locality in the future.
Materials and Methods
The study conducted a survey of 103 households and 38 officials involved in
urban order management to conduct information collection to assess the status of state
management on construction order at Viet Tri city. The thesis uses research methods
including descriptive statistics, comparison methods to assess the state management of
construction order.
Main findings and conclusions
In recent years, the management of construction planning in Viet Tri city has
been basically concerned by authorities at all levels. The urban government has
consciously the urban construction planning is one of the key tasks of the state
management in order to concretize the Party and State guidelines, demonstrating the
legitimate aspirations of the people and the public macro-regulatory instruments in the
market economy with the socialist-oriented state management, serving as a basis for
attracting urban construction investment capital sources.
However, in addition to the achieved results, in general, the management and

urban planning in the area of Viet Tri city still has many shortcomings. The urban
technical infrastructure system does not meet the requirements and the speed of socioeconomic development, the planning is not really one step ahead. The planning and
management of the plan only focus on new urban areas, infrastructure business
projects and mainly implemented by enterprises. Social projects such as planning to
renovate old residential areas, urban embellishment planning, urban design projects in
the central area and sensitive areas of landscape architecture and roads The city itself
has not been given adequate attention.

xi


The study shows that the factors affecting the state management on construction
order in Viet Tri city such as: State policies and mechanisms related to construction
management; Organizing the state management apparatus for construction; Capacity of
cadres and civil servants working on construction management; Material facilities for
construction order; The investor's sense of law observance; Community supervision.

Research and propose some solutions to strengthen state management on
construction order in Việt Trì city in the coming time such as: Completing urban
development planning; Promote the reform of administrative procedures in
construction permit management; Completing the system of legal documents,
strengthening organizational structure in managing order and construction; Enhancing
the propaganda and propaganda, raising people's self-consciousness in observing
regulations in construction order management; Promote coordination in construction
order management, strengthen community supervision.

xii


PHẦN 1. MỞ DẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quản lý trật tự xây dựng ở các đơ thị đóng vai trị rất quan trọng trong phát
triển đơ thị bền vững, trách nhiệm của các cấp chính quyền trong cơng tác đảm bảo
trật tự đô thị là một nội dung quan trọng đảm bảo quản lý đô thị hiệu quả. Công tác
quản lý trật tự xây dựng ở các đô thị nước ta trong nhiều năm qua chưa được quan
tâm một cách đúng mức. Nhiều vấn đề liên quan đến quản lý đô thị như quản lý
quy hoạch, quản lý xây dựng và kiến trúc, quản lý đất đai, quản lý môi trường,
quản lý cơ sở hạ tầng, quản lý nhà ở, quản lý dịch vụ đô thị nhiều năm qua làm
chưa được tốt. Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, kinh tế, văn hóa và sinh
hoạt cộng đồng của các đô thị.
Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về trật tự xây dựng, cùng với việc đầu tư
các nguồn lực cho việc phát triển các công trình xây dựng ở đơ thị, đáp ứng các
nhu cầu nhà ở, sản xuất kinh doanh và các nhu cầu khác của nhân dân, Nhà nước
và xã hội ta không ngừng hoàn thiện khung thể chế về trật tự xây dựng, trong đó
có các quy định về trách nhiệm hành chính. Đồng thời, Nhà nước cũng địi hỏi áp
dụng nghiêm túc các quy định về quản lý đối với vi phạm trong xây dựng nhằm
quản lý nhà nước có hiệu quả đối với lĩnh vực xây dựng, đồng thời bảo đảm quyền
và lợi ích hợp pháp của cơng dân theo các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về xây dựng ở nước ta thời gian qua
còn bộc lộ nhiều yếu kém đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển đất nước. Tình
trạng thiếu hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tính kết nối hạ tầng cịn yếu. Vấn đề
ùn tắc giao thông, môi trường ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân của tình trạng này, trước hết là do hệ thống pháp luật liên quan đến
quản lý nhà nước về xây dựng còn thiếu đồng bộ, chế tài xử lý vi phạm chưa rõ.
Các cơ quan còn chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ trong quản lý.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, thực tiễn công tác quản lý nhà nước về
trật tự xây dựng ở thành phố Việt Trì cho thấy tình trạng vi phạm trong lĩnh vực
xây dựng ln có xu hướng ngày càng tăng, thể hiện qua những hoạt động xây
dựng sai, trái phép, khơng đảm bảo an tồn xây dựng, gây mất mỹ quan đô thị,

nhiều vi phạm không được phát hiện, xử lý kịp thời, hoặc chưa xử lý kiên

1


quyết triệt để, quản lý nhà nước kém hiệu lực, kém hiệu quả, ảnh hưởng tới an
ninh, trật tự xã hội… Tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau: Sự gia tăng
nhanh chóng tốc độ xây dựng trong cơng nghiệp, đô thị ở thị xã với mức sống của
người dân ngày càng cao; công tác quản lý trật tự xây dựng rất phức tạp liên quan
đến nhiều lĩnh vực; đất đai, quy hoạch, kiến trúc; ý thức pháp luật hạn chế của một
bộ phận dân cư, pháp luật chưa hoàn chỉnh…
Trước đây, do nhiều nguyên nhân, nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng ít được
quan tâm một cách đúng mức. Nhưng gần đây nhiều vấn đề thực tiễn liên quan đến
công tác quản lý trật tự xây dựng không cho phép chúng ta hời hợt, đơn giản trong
nhận thức và chậm trễ trong việc thực thi các giải pháp. Lâu nay, việc tổ chức xây
dựng các cơng trình cụ thể chủ yếu chúng ta quan tâm đến quy mơ và bề rộng mà
ít chú ý đến tổng thể mang tính hiện đại, văn minh. Quản lý trật tự xây dựng có vai
trị quan trọng như là một trong những giải pháp quan trọng tạo cho hoạt động xây
dựng các điểm dân cư nơng thơn có tính đồng bộ và thống nhất, môi trường sống,
làm việc, tổ chức giao thơng thuận lợi. Chính vì vậy nâng cao hiệu quả công tác
quản lý trật tự xây dựng là một trong những yêu cầu cấp bách đặt ra cho thực tiễn
hiện nay đối với các địa phương nói chung và đối với Thành phố Việt Trì của tỉnh
Phú Thọ nói riêng.
Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quản lý trật tự xây dựng
trên địa bàn thành phố Việt Trì chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Việt
Trì, tỉnh Phú Thọ”.
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan
đến công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Việt trì,
tỉnh Phú Thọ:

1)
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì dựa
trên cơ sở lý luận và thực tiễn gì?
2)
Thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố
Việt Trì thời gian qua diễn ra như thế nào?
3)
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về trật tự xây
dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì?
4)
Cần đề xuất những giái pháp nào để tăng cường quản lý nhà nước về trật
tự xây dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì trong thời gian tới?

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa
bàn thành phố Việt Trì thời gian qua đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà
nước về trật tự xây dựng ở địa phương trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về trật tự xây
dựng;
Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn
thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2018;
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về trật tự
xây dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì giai đoạn 2016-2018;
Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa
bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ thời gian tới.

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn của công
tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng.
-

Đối tượng khảo sát:

+
Các cơ quan quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố
Việt Trì;
+
Các cơng ty, doanh nghiệp, cá nhân liên quan đến hoạt động xây dựng trên
địa bàn trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ;
+
Các đơn vị thi cơng cơng trình xây dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì,
tỉnh Phú Thọ.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu


Về nội dung:

Đề tài tập trung làm rõ các nội dung trong quản lý nhà nước về trật tự xây
dựng; các chủ trương, chính sách của Nhà nước về quản lý xây dựng; chủ thể quản
lý; hệ thống tổ chức quản lý, kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng ở một số
địa phương và một số quốc gia trên thế giới.

3



Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn
thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; Các yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp tăng
cường quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú
Thọ. Hiện nay trên địa bàn thành phố Việt Trì chủ yếu tập trung phát triển các khu
đô thị, khu dân cư, việc xây dựng các nhà máy sản xuất gần như không có. Vì thế
luận văn chủ yếu tập trung quản lý trật tự xây dựng đối với nhà ở đô thị.


Về không gian:

Đề tài tiến hành tại địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.


Về thời gian:
-

Số liệu thứ cấp trong đề tài được thu thập từ năm 2016 đến năm 2018;

-

Số liệu sơ cấp được điều tra và thu thập trong năm 2018;

-

Giải pháp đề xuất đến năm 2025;

-

Thời gian nghiên cứu từ 5/2018 đến 5/2019.


1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.4.1. Về mặt lý luận
Luận văn đã hệ thống và làm sáng rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn công tác
quản lý nhà nước về trật tự xây dựng. Luận văn đã làm rõ khái niệm quản lý nhà
nước về trật tự xây dựng, vai trò của quản lý nhà nước về trật tự xây dựng, các nội
dung nghiên cứu quản lý nhà nước về trật tự xây dựng, các yếu tố ảnh hưởng đến
quản lý nhà nước về trật tự xây dựng. Luận văn cũng đã hệ thống được kinh
nghiệm của một số nước và một số địa phương ở nước ta trong công tác quản lý
nhà nước về trật tự xây dựng từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý
nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
1.4.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn đã khái quát thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên
địa bàn thành phố Việt Trì giai đoạn 2016-2018 và phân tích làm rõ các yếu tố ảnh
hưởng đến quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì,
tỉnh Phú Thọ. Trên cơ sở đó luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường
quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
trong thời gian tới.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
2.1.1. Một số khái niệm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
2.1.1.1. Quản lý nhà nước
“Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực
Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy
trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những
chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ

tổ quốc XHCN” (Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước, tập 1, 2011- Học viện
Hành chính Quốc gia).
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước,
được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý nhà
nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và
có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt. Quản lý nhà nước được hiểu theo hai
nghĩa. Theo nghĩa rộng thì quản lý nhà nước là tồn bộ hoạt động của bộ máy nhà
nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp. Theo
nghĩa hẹp thì quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
Trong nghiên cứu này quản lý nhà nước được đề cập là khái niệm quản lý
nhà nước theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản
luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng
bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà nước.
Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi tất cả các cơ
quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng và
nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ quyền, trao quyền thực hiện
chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật.
2.1.1.2. Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
Theo luật xây dựng số: 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc Hội có
quy định một số khái niệm sau:
Cơng trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con
người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào cơng trình, được liên kết định vị với

5


đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và
phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Cơng trình xây dựng bao gồm
cơng trình dân dụng, cơng trình cơng nghiệp, giao thơng, nơng nghiệp và phát triển
nơng thơn, cơng trình hạ tầng kỹ thuật và cơng trình khác.

Hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây
dựng cơng trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát
xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa cơng trình
vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì cơng trình xây dựng và hoạt động khác có
liên quan đến xây dựng cơng trình.
Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng gồm Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh) và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây
gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
Có thể hiểu quản lý nhà nước về trật tự xây dựng là toàn bộ hoạt động của
bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư
pháp trong quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo cơng
trình xây dựng.
Hay có thể hiểu quản lý nhà nước về xây dựng là quá trình quản lý của các
cơ quan bao gồm Bộ Xây dựng, UBND cấp tình và huyện về các hoạt động lập
quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình, khảo sát xây dựng,
thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn
nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa cơng trình vào khai thác sử dụng, bảo hành,
bảo trì cơng trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng cơng
trình trên địa bàn quản lý của UBND cấp tỉnh và huyện.
Đối tượng quản lý xây dựng là các công trình xây dựng trên địa bàn. Cơng
tác quản lý xây dựng gắn liền với yếu tố vị trí địa lý, thổ nhưỡng đất đai, chịu ảnh
hưởng bởi nhiều yếu tố như phong tục tập quán ở từng địa phương, thẩm mỹ, khí
hậu thời tiết từng khu vực cho đến quy hoạch khu chức năng của từng đô thị…
Hoạt động quản lý xây dựng là một chuỗi các hoạt động từ quản lý quy
hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình, khảo sát thiết kế xây dựng
cơng trình, cấp giấy phép, hoạt động tranh tra, kiểm tra hậu cấp phép (quản lý trật
tự xây dựng).

6



Như vậy, quản lý trật tự xây dựng là một khâu rất quan trọng trong quản lý
xây dựng. Bằng những quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể trong xây dựng nói
chung và trật tự xây dựng nói riêng, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xây
dựng quản lý mọi hoạt động xây dựng theo đúng trật tự, đảm bảo nguyên tắc, quy
tắc và mỹ quan, môi trường.
Quản lý trật tự xây dựng bao gồm việc cấp GPXD dựa trên các tiêu chuẩn,
quy chuẩn đă được ban hành. Tiếp đó quản lý trật tự xây dựng cịn đảm bảo cho
cơng tác cấp phép được thực thi có hiệu lực.
Quản lý trật tự xây dựng cũng là việc đi rà sốt, kiểm tra những cơng trình
xây dựng trên địa bàn, là hoạt động thanh tra, kiểm tra, đề xuất, kiến nghị và xử lý
vi phạm theo thẩm quyền và trình tự luật định về các vấn đề liên quan đến trật tự
xây dựng nhằm đảm bảo xây dựng quản lý cảnh quan, kiến trúc phù hợp với quy
hoạch tổng thể và phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phịng; giữ gìn và phát
triển các khu dân cư theo đúng quy hoạch được phê duyệt tạo điều kiện cho nhân
dân xây dựng, bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp của nhân dân; ngăn chặn và
tiến tới chấm dứt tình trạng lấn chiếm đất cơng, sử dụng đất sai mục đích, xây
dựng khơng phép, sai phép giữ gìn kỷ cương phép nước.
Từ những vấn đề nêu trên có thể đưa ra định nghĩa: Quản lý nhà nước về
trật tự xây dựng là sự tác động mang tính tổ chức, quyền lực nhà nước trên cơ sở
pháp luật, của các cơ quan hành chính nhà nước nhằm duy trì, bảo đảm trật tự
trong xây dựng.
2.1.2. Đặc điểm, vai trò, nguyên tắc của quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng
2.1.2.1. Đặc điểm quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng
Quản lý nhà nước mang tính quyền lực Nhà nước về trật tự xây dựng là
phương tiện, công cụ chủ yếu để quản lý nhà nước nhằm duy tr ́sự ổn định và phát
triển của xã hội cũng như cảnh quan, môi trường, trật tư tại các khu dân cư.
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng cũng là một dạng quản lý xã hội đặc
biệt, mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi của

con người trong các hoạt động xây dựng, kiến thiết nhằm thoả mãn nhu cầu hợp
pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xă hội.
Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện
chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp bao gồm UBND các cấp, các cơ quan

7


quản lý trong ngành xây dựng như Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng, Phịng quản lý đơ
thị, Thanh tra xây dựng,…
Đối tượng của quản lý nhà nước về trật tự xây dựng là các hoạt động xây
dựng của toàn thể nhân dân (dân cư) sống và làm việc trong phạm vi lãnh thổ quốc
gia.
Quản lý theo một thể thống nhất từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi
tiết 1/2000, 1/500. Gắn quy hoạch tổng thể thành phố, tỉnh với quy hoạch chi tiết
từng thành phố, huyện, và xuống các phường xã, thị trấn.
Hoạt động quản lý trật tự xây dựng phải phù hợp với đặc điểm và điều kiện
kinh tế xã hội và đặc điểm tự nhiên của từng địa phương, đặc biệt là giữa đô thị và
nông thôn.
Quản lý xây dựng lấy cơ sở pháp lý là các điều luật về xây dựng, quy
hoạch- kiến trúc, luật đất đai, luật dân sự và một số luật có liên quan khác.
2.1.2.2. Vai trò quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng
Trước đây, do nhiều nguyên nhân, nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng ít được
quan tâm một cách đúng mức. Nhưng gấn đây nhiều vấn đề thực tiễn liên quan đến
công tác quản lý trật tự xây dựng không cho phép chúng ta hời hợt, đơn giản trong
nhận thức và chậm trễ trong việc thực thi các giải pháp. Lâu nay, việc tổ chức xây
dựng các công trình cụ thể chủ yếu chúng ta quan tâm đến quy mơ và bề rộng mà
ít chú ý đến tổng thể mang tính hiện đại, văn minh. Quản lý trật tự xây dựng có vai
trị quan trọng như là một trong những giải pháp quan trọng tạo cho hoạt động xây
dựng các điểm dân cư nơng thơn có tính đồng bộ và thống nhất, môi trường sống,

làm việc, tổ chức giao thông thuận lợi. Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của
công tác quản lý trật tự xây dựng, chuyên đề này nhằm bồi dưỡng kiến thức cơ bản
về quản lý xây dựng theo quy hoạch, quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng,
xử phạt vi phạm hành chính và xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý trật tự xây
dựng.
2.1.2.3. Nguyên tắc quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng
1.

Việc phân cấp quản lý trật tự xây dựng để xác định phạm vi địa bàn, nội

dung phân công quản lý, xử lý khi có hành vi vi phạm hành chính về trật tự xây
dựng; phân định trách nhiệm giữa các cơ quan, cán bộ, công chức được giao nhiệm
vụ quản lý trật tự xây dựng, nhằm mục tiêu quản lý tốt về trật tự xây dựng trên địa
bàn.

8


2.
Việc phân cấp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh được thực hiện
theo các nguyên tắc sau:
a)
Cơ quan nào cấp giấy phép xây dựng thì chịu trách nhiệm tổ chức thực
hiện việc quản lý trật tự xây dựng cơng trình theo giấy phép đã cấp, đồng thời chịu
trách nhiệm tổ chức việc xử lý hành chính khi có hành vi vi phạm trật tự xây dựng.
b)
Đối với cơng trình xây dựng thuộc các dự án: khu đơ thị, khu cơng
nghiệp, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được Ủy ban nhân
dân tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt (cơng trình xây dựng được
miễn giấy phép xây dựng), việc quản lý trật tự xây dựng do Thanh tra Sở Xây

dựng hoặc Phòng Quản lý xây dựng cấp huyện thực hiện.
c)

Trường hợp cơng trình xây dựng thuộc các dự án Khu công nghiệp trên

địa bàn tỉnh mà quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 (đã được phê duyệt) do nhà
đầu tư hoặc Ban Quản lý Khu công nghiệp tổ chức lập thì Ban Quản lý Khu cơng
nghiệp có trách nhiệm tổ chức quản lý việc thực hiện xây dựng cơng trình theo quy
hoạch được duyệt.
d)
Đối với cơng trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được Thủ tướng
Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cấp Bộ quyết định đầu tư trên địa bàn tỉnh,
cơng trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch
UBND cấp huyện quyết định đầu tư, việc quản lý trật tự xây dựng do Thanh tra Sở
Xây dựng hoặc Phòng Quản lý xây dựng cấp huyện thực hiện.
đ) Đối với cơng trình xây dựng theo quy định phải có Giấy phép xây dựng,
Chủ tịch UBND cấp xã nơi có cơng trình xây dựng phải chịu trách nhiệm tổ chức
kiểm tra và xử lý kịp thời hành vi vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền.
3.

Trường hợp cơng trình xây dựng quy định tại các điểm a, b và d được

nêu trong mục 2 ở trên do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng,
phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, Chủ tịch UBND cấp huyện
quyết định đầu tư, thì Đội Thanh tra Xây dựng phụ trách địa bàn (thuộc Thanh tra
Sở Xây dựng) có trách nhiệm phối hợp với Phòng Quản lý xây dựng cấp huyện để
thực hiện việc quản lý trật tự xây dựng.
4.

Khi phát hiện hành vi vi phạm trật tự xây dựng diễn ra trên địa bàn được


phân công quản lý, cán bộ, công chức, thanh tra viên được giao nhiệm vụ quản lý
về trật tự xây dựng phải có biện pháp xử lý kịp thời thuộc thẩm quyền. Trường hợp
hành vi vi phạm vượt thẩm quyền phải lập biên bản và kịp thời

9


chuyển hồ sơ trình người có thẩm quyền xử lý, đảm bảo thời hạn theo quy định
của Nghị định số 180/2007/NĐ-CP và Nghị định số 23/2009/NĐ-CP.
5.
Người có thẩm quyền xử lý cơng trình xây dựng vi phạm trật tự xây
dựng phải tổ chức theo dõi việc khắc phục hành vi vi phạm và chịu trách nhiệm
khi hành vi vi phạm trật tự xây dựng không được khắc phục kịp thời mà tiếp tục
vi phạm ở mức độ nghiêm trọng hơn.
2.1.2.4. Cơ quan quản lý nhà nước về trật tự xây dựng


Bộ Xây dựng

Theo điều 162, chương IX Luật Xây dựng năm 2014 quy định Bộ Xây dựng
chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước trong
hoạt động đầu tư xây dựng và có trách nhiệm sau:
1.
Chủ trì xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ văn bản quy
phạm pháp luật, chiến lược, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển thị trường xây
dựng và năng lực ngành xây dựng;
2.

Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật theo


thẩm quyền về xây dựng; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng, ban
hành các văn bản hướng dẫn kỹ thuật xây dựng theo thẩm quyền;
3.
Tổ chức, quản lý quy hoạch xây dựng, hoạt động quản lý dự án, thẩm
định dự án, thiết kế xây dựng; ban hành, công bố các định mức và giá xây dựng;
4.

Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công tác quản lý

chất lượng cơng trình xây dựng; theo dõi, kiểm tra, kiến nghị xử lý chất lượng và
an toàn của các cơng trình quan trọng quốc gia, cơng trình quy mơ lớn, kỹ thuật
phức tạp trong q trình đầu tư xây dựng và khai thác sử dụng; quản lý chi phí đầu
tư xây dựng và hợp đồng xây dựng; quản lý năng lực hoạt động xây dựng, thực
hiện quản lý công tác đấu thầu trong hoạt động xây dựng; tổ chức và xét duyệt giải
thưởng chất lýợng cơng trình xây dựng;
5.
Cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi giấy phép, chứng chỉ, chứng
nhận trong hoạt động đầu tư xây dựng theo thẩm quyền;
6.
Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong
hoạt động đầu tư xây dựng;
7.
Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, phổ biến kiến thức,
pháp luật về xây dựng;

10


8.


Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động xây

dựng cho cán bộ, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng;
9.

Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác quản lý an tồn,

vệ sinh lao động, mơi trường trong thi cơng xây dựng cơng trình;
10.

Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan trong kiểm tra,

đánh giá việc thực hiện các dự án;

14.

11.

Quản lý, cung cấp thông tin phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng;

12.

Quản lý, lýu trữ hồ sơ cơng trình xây dựng;

13.

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng;

Thực hiện các nhiệm vụ khác về hoạt động đầu tư xây dựng được


Chính phủ giao.


UBND các cấp

Theo điều 164 chương IX Luật xây dựng năm 2014 quy định trách nhiệm
trong quản lý nhà nước về xây dựng của UBND các cấp như sau:
1) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a)

Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn

theo phân cấp của Chính phủ; ban hành văn bản theo thẩm quyền; chỉ đạo tổ chức
thực hiện các quy hoạch xây dựng, kế hoạch đầu tư xây dựng; tổ chức hướng dẫn,
kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng;
b)

Phối hợp và hỗ trợ các bộ, cơ quan ngang bộ khác tổ chức triển khai thực

hiện, theo dõi, kiểm tra và giám sát các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn do
mình quản lý. Chịu trách nhiệm về quản lý chất lýợng cơng trình xây dựng thuộc
phạm vi quản lý được phân công;
c)

Thực hiện báo cáo định kỳ và hàng năm về tình hình quản lý hoạt động

đầu tư xây dựng của địa phương gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp, theo dõi;
d)


Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về đầu tư xây dựng

cho cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2) Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã

11


a)
Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn
theo phân cấp; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về đầu tư xây
dựng cho cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc;
b)

Phối hợp, hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp trên tổ chức triển khai thực hiện,

theo dõi, kiểm tra và giám sát các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn do mình
quản lý. Chịu trách nhiệm về quản lý chất lýợng cơng trình xây dựng thuộc phạm
vi quản lý được phân công;
c)

Thực hiện báo cáo định kỳ và hàng năm về tình hình quản lý hoạt động

đầu tư xây dựng của địa phương gửi Ủy ban nhân dân cấp trên để tổng hợp, theo
dõi;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Luật Xây dựng năm 2014 đã quy định vai trò và trách nhiệm của cơ
quan quản lý nhà nước về xây dựng được phân cấp gồm: Bộ Xây dựng, UBND các
tỉnh, thành phố, huyện. Trong đó cơ quan chuyên môn về xây dựng là các cơ quan

trực thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý cơng trình xây dựng chun ngành; Sở Xây
dựng, Sở quản lý cơng trình xây dựng chun ngành; Phịng có chức năng quản lý
xây dựng thuộc UBND cấp huyện.
2.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng bao hàm những vấn đề cơ bản về quy
hoạch xây dựng, cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng sau cấp phép,
thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử phạt hành chính trong lĩnh vực
xây dựng, xử lý vi phạm trật tự xây dựng nhằm ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả
các hành động xây dựng khơng phép, sai phép, cơi nới, lấn chiếm không gian đô
thị.
2.1.3.1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội Việt nam năm 2013 đã khẳng định: “Nhà
nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật”. Nhiệm vụ đầu tiên là xây dựng,
ban hành pháp luật, tiếp đến là tổ chức thực hiện pháp luật, trong đó, nhiệm vụ
tuyên truyền, phổ biến pháp luật là hết sức quan trọng là cầu nối để đưa các chủ
trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với các tầng lớp nhân dân và
doanh nghiệp. Mục đích của nhiệm vụ tuyên truyền, Phổ biến pháp luật là nhằm
đưa pháp luật vào cuộc sống, xây dựng ý thức thượng tôn pháp luật, làm cho nhân
dân, cán bộ, công chức, doanh nghiệp có thói quen, động cơ tích cực

12


×