Tải bản đầy đủ (.docx) (120 trang)

Tình hình sản xuất, tiêu thụ và kỹ thuật bón phân cho cây chùm ngây (moringa oleifera l ) trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.88 MB, 120 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ VÀ KỸ THUẬT BÓN
PHÂN CHO CÂY CHÙM NGÂY (MORINGA OLEIFERA L.)
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn:

GS. TS. Phạm Tiến Dũng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2016



Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới GS.TS. Phạm Tiến Dũng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Thống kê sinh học và Phương pháp thí nghiệm, Khoa Nông học - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài
và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn ban giám đốc công ty TNHH TM & ĐT Việt Liên,
chủ nông trại hữu cơ Tuệ Viên: bà Nguyễn Thị Phương Liên đã tạo điều kiện giúp đỡ
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo trạm bảo vệ thực vật quận Long
Biên, ủy ban nhân dân phường Cự Khối, quận Long Biên và các đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2016


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................... 2

1.4.


Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................. 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu................................................................................................. 4
2.1.

Giới thiệu chung về cây chùm ngây (Moringa oleifera lam.).............................. 4

2.1.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại chùm ngây........................................................... 4
2.1.2. Đặc điểm thực vật học.................................................................................................. 6
2.1.3. Yêu cầu của cây chùm ngây đối với các yếu tố ngoại cảnh ................................... 7
2.1.4. Sinh sản, tái sinh, nhân giống...................................................................................... 7
2.2.

Tình hình nghiên cứu về cây chùm ngây................................................................... 8

2.2.1. Nghiên cứu về trồng trọt và thu hái ngoài tự nhiên................................................. 8
2.2.2. Nghiên cứu về ni cấy in-vitro................................................................................. 9
2.2.3. Nghiên cứu về phân bón............................................................................................. 11
2.2.4. Nghiên cứu về công dụng của chùm ngây............................................................... 12
2.3.

Nông nghiệp hữu cơ.................................................................................................... 16

2.3.1. Nền nông nghiệp hữu cơ và sự phát triển của nó................................................... 16
2.3.2. Tình hình sản xuất nơng nghiệp hữu cơ trên thế giới............................................ 18
2.3.3. Tình hình phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam........................................... 18
2.3.4. Những khó khăn trong phát triển nơng nghiệp hữu cơ.......................................... 20
2.4.


Phân giun quế............................................................................................................... 20

2.4.1. Giới thiệu về giun quế và phân giun quế................................................................. 20

iii


2.4.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phân giun quế trên thế giới và
Việt Nam....................................................................................................................... 22
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu..................................................... 26
3.1.

Địa điểm nghiên cứu................................................................................................... 26

3.2.

Thời gian nghiên cứu.................................................................................................. 26

3.3

Vật liệu nghiên cứu..................................................................................................... 26

3.4.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................... 27

3.5.

Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 27


3.5.1. Điều tra tình hình sản xuất và tiêu thụ chùm ngây trên địa bàn Hà Nội .............27
3.5.2. Thí nghiệm.................................................................................................................... 27
3.5.3. Phân tích số liệu........................................................................................................... 30
Phần 4. Kết quả và thảo luận.......................................................................................... 31
4.1.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ chùm ngây trên địa bàn Hà Nội ........................... 31

4.1.1. Tình hình sản xuất và mục đích trồng chùm ngây................................................. 31
4.1.2. Tình hình tiêu thụ và sản lượng chùm ngây............................................................ 33
4.2.

Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất của cây chùm ngây.................................................................................... 35

4.2.1. Ảnh hưởng của mức phân giun quế đến thời gian nảy mầm và số mầm vụ
xuân hè.......................................................................................................................... 35
4.2.2. Ảnh hưởng của mức phân giun quế đến số lá thu hoạch của cây chùm
ngây qua các lần thu hoạch vụ xuân hè................................................................. 367
4.2.3. Ảnh hưởng của mức phân giun quế đến chiều dài cành của cây chùm
ngây qua các lần thu hoạch vụ xuân hè................................................................... 38
4.2.4. Ảnh hưởng của mức phân giun quế đến kích thước lá của cây chùm ngây
qua các lần thu hoạch vụ xuân hè............................................................................. 39
4.2.5. Ảnh hưởng của mức phân giun quế đến khối lượng trung bình lá của cây
chùm ngây qua các lần thu hoạch vụ xuân hè........................................................ 40
4.2.6. Ảnh hưởng của mức phân giun quế đến khối lượng lá trên cây của cây
chùm ngây qua các lần thu hoạch vụ xuân hè........................................................ 42
4.2.7. Ảnh hưởng của mức phân giun quế đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của cây chùm ngây qua các lần thu hoạch............................................ 42


iv


4.2.8. Ảnh hưởng của mức phân giun quế đến thời gian nảy mầm và số mầm vụ
hè thu............................................................................................................................. 46
4.2.9. Ảnh hưởng của mức phân giun quế đến số lá thu hoạch của cây chùm
ngây qua các lần thu hoạch vụ hè thu...................................................................... 47
4.2.10. Ảnh hưởng của mức phân giun quế đến chiều dài cành của cây chùm
ngây qua các lần thu hoạch vụ hè thu...................................................................... 49
4.2.11. Ảnh hưởng của mức phân giun quế đến kích thước lá của cây chùm ngây
qua các lần thu hoạch vụ hè thu................................................................................ 51
4.2.12. Ảnh hưởng của mức phân giun quế đến khối lượng trung bình lá chùm
ngây qua các lần thu hoạch vụ hè thu...................................................................... 51
4.2.13. Ảnh hưởng của mức phân giun quế đến khối lượng lá trên cây của cây
chùm ngây qua các lần thu hoạch vụ hè thu........................................................... 52
4.2.14. Ảnh hưởng của mức phân giun quế đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của cây chùm ngây qua các lần thu hoạch............................................ 54
4.2.15. So sánh năng suất thực thu của vụ xuân hè và hè thu........................................... 57
4.2.16. Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế đến hiệu qủa kinh tế của cây
chùm ngây.................................................................................................................... 59
Phần 5. Kết luận và kiến nghị......................................................................................... 62
5.1.

Kết luận......................................................................................................................... 62

5.2.

Kiến nghị...................................................................................................................... 63

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 64

Phụ lục....................................................................................................................................... 68

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Cs

Cộng sự

CT

Công thức

HTX

Hợp tác xã

KL

Khối lượng

KLTB

Khối lượng trung bình




Lao động

LT

Lần thu

NNHC

Nơng nghiệp hữu cơ

NS

Năng suất

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

NXB

Nhà xuất bản

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần hóa học của phân giun(%)............................................................ 24
Bảng 2.2. Hàm lượng dinh dưỡng trong phân giun và phân gia súc ............................. 24
Bảng 3.1. Thành phần hoá tính của đất.............................................................................. 26
Bảng 4.1. Diện tích sản xuất và mục đích sử dụng chùm ngây...................................... 32
Bảng 4.2.

Tình hình sử dụng phân bón cho chùm ngây tại một số đơn vị trồng
chùm ngây trên địa bàn Hà Nội năm 2015 . ………………………………33

Bảng 4.3. Số người trồng và sử dụng sản phẩm chùm ngây........................................... 34
Bảng 4.4. Năng suất và tổng giá trị thu nhập của sản xuất chùm ngây .........................35
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của mức phân giun quế đến thời gian nảy mầm và số
mầm vụ xuân hè . ………………………………………………………….36
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế đến số lá thu hoạch của cây
chùm ngây tại lần thu hoạch vụ xuân hè......................................................... 37
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của mức phân giun quế đến chiều dài cành của cây chùm
ngây qua các lần thu hoạch vụ xuân hè........................................................... 38
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của mức phân giun quế đến kích thước lá của cây chùm
ngây qua các lần thu hoạch vụ xuân hè........................................................... 40
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của mức phân giun quế đến khối lượng trung bình lá của
cây chùm ngây qua các lần thu hoạch vụ xuân hè......................................... 41
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của mức phân giun quế đến khối lượng lá trên cây của cây
chùm ngây qua các lần thu hoạch vụ xuân hè................................................. 42
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của mức phân giun quế đến các yếu tố cấu thành năng

suất và năng suất của cây chùm ngây lần thu 1 vụ xuân hè ......................... 43
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của mức phân giun quế đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của cây chùm ngây lần thu 2 vụ xuân hè ......................... 44
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của mức phân giun quế đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của cây chùm ngây lần thu 3 vụ xuân hè ......................... 45
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của mức phân giun quế đến thời gian nảy mầm
và số mầm vụ hè thu........................................................................................... 46
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của liều lượng phân giun quế đến số lá thu hoạch của cây
chùm ngây tại mỗi lần thu hoạch vụ hè thu.................................................... 48

vii


Bảng 4.16. Ảnh hưởng của mức phân giun quế đến chiều dài cành của cây chùm
ngây qua các lần thu hoạch vụ hè thu 50
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của mức phân giun quế đến kích thước lá của cây chùm
ngây qua các lần thu hoạch vụ hè thu 51
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của mức phân giun quế đến khối lượng trung bình lá
chùm ngây qua các lần thu hoạch vụ hè thu

52

Bảng 4.19. Ảnh hưởng của mức phân giun quế đến khối lượng lá trên cây của
cây chùm ngây qua các lần thu hoạch vụ hè thu

53

Bảng 4.20. Ảnh hưởng của mức phân giun quế đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của cây chùm ngây lần thu 1 vụ hè thu


54

Bảng 4.21. Ảnh hưởng của mức phân giun quế đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của cây chùm ngây lần thu 2 vụ hè thu

55

Bảng 4.22. Ảnh hưởng của mức phân giun quế đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của cây chùm ngây lần thu 3 vụ hè thu

57

Bảng 4.23. Tổng năng suất hai vụ......................................................................................... 58
Bảng 4.24. Hiệu quả kinh tế của các công thức tại hai vụ thí nghiệm ............................ 59

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Tên luận văn: Tình hình sản xuất, tiêu thụ và kỹ thuật bón phân cho cây chùm ngây
(Moringa oleifera L.) trên địa bàn Hà Nội.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu
Xác định được diện tích trồng cây chùm ngây và tình hình tiêu thụ, mục đích sử dụng
chùm ngây trên địa bàn Hà Nội và định hướng phát triển cây chùm ngây cho phù hợp.


Xác định được liều lượng phân giun quế phù hợp bón cho cây chùm ngây để
đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất.
Phương pháp nghiên cứu
Điều tra thu thập thông tin thứ cấp, sơ cấp về thực trạng sản xuất, tiêu thụ và sử
dụng các sản phẩm của cây chùm ngây trên địa bàn Hà Nội.
Thí nghiệm nghiên cứu sự ảnh hưởng của phân giun quế đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất của cây chùm ngây tuổi 4 tại nông trại hữu cơ Tuệ Viên, phường Cự
Khối, quận Long Biên, Hà Nội năm 2015. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu
nhiên đầy đủ (RCB) với 3 lần nhắc lại. Yếu tố thí nghiệm là phân giun quế gồm 4 mức
bón (G1: 40 tấn/ha, G2: 45 tấn/ha, G3: 50 tấn/ha, G4: 55 tấn/ha).
Kết quả chính và kết luận
Có 18/22 quận, huyện của Hà Nội đã biết đến, sử dụng và trồng trọt chùm ngây.
Tuy nhiên tổng diện tích còn hạn chế: 11,2 ha. 30% số người dân được phỏng vấn
chưa biết tới rau chùm ngây. Có 75% phỏng vấn biết tới chùm ngây và mong muốn
trồng chùm ngây.
Bón phân giun quế có tác dụng tốt đến sinh trưởng phát triển của cây chùm ngây.
Lượng phân bón tăng có tác dụng tăng cho sinh trưởng phát triển. Liều lượng phân
giun quế có ảnh hưởng tới thời gian nảy mần của cây chùm ngây trong vụ xuân hè
nhưng không ảnh hưởng đến thời gian nảy mầm trong vụ hè thu. Liều lượng phân giun
quế không ảnh hưởng tới số mầm, số lá thu hoạch của cây chùm ngây trong cả hai vụ.
Liều lượng giun quế có ảnh hưởng đến chiều dài cành, kích thước, khối lượng trung
bình lá tại các lần thu hoạch và năng suất của cây chùm ngây ở vụ xuân hè và hè thu.
Mức bón phân giun quế tăng tỷ lệ thuận với năng suất và hiệu quả kinh tế. Hiệu quả
kinh tế của cơng thức bón mức phân giun quế 55 tấn/ha đạt cao nhất. Nên áp dụng
phân giun quế với mức bón 55 tấn/ha trong sản xuất chùm ngây theo hướng hữu cơ.

ix



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi My Hanh
Thesis title: Situation of production, consumption and fertilizer applying techniques
for Moringa oleifera L. in Ha Noi.
Major: Crop Science

Code: 60.62.01.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The study aims at finding out the area of Moringa Oleifera L., its usage and
consumption capacity in Hanoi in order to determine the production direction and
consumption needs of Moringa Oleifera L. product.
Determine the appropriate dose of vermicompost bring productivity and high
economic efficiency for Moringa Oleifera L. in production.
Materials and Methods
Survey collecting secondary information, primary on the status of production,
consumption and use of Moringa Oleifera L. products in Ha Noi.
The research was conducted to evaluate the impact of vermicompost on the
growth and yield of Moringa Oleifera L. at Tue Vien organic farm at Cu Khoi Town,
Long Bien District, Hanoi in 2015. The experiment was arranged in Randomized
Complete Block Design with three replications. The experiment’s factor is
vermicommpost including four levels which are G1(40 tons/ha), G2 (45 tons/ha), G3
(50 tons/ha) and G4 (55 tons/ha).
Main findings and conclusions
18/22 districts of Hanoi was known, used and planting Moringa Oleifera L..
However limited the total area: 11.2 ha. 30% of people interviewed unknown ngay,
75% vegetable beam moringa oleifera interviewer know and desire to grow moringa
oleifera.
Vermicompost has a good effect on growth development of Moringa Oleifera L..

Increasing the amount of vermicompost also used to increase the growth and development.
The results of the experiment showed that different levels of vermicompost used did not
affect the germination time of Moringa Oleifera L. in summer season but in spring
season. The dose of vermicompost applied did not influence the bud quantity and harvest
leaf amount of Moringa Oleifera L. plant in the

x


two seasons but it did affect the length of the branch, leaf dimension and volume in
each harvest time and the yield of Moringa Oleifera L. plant in both spring and
summer seasons. Vermicompost levels increase proportional to the productivity and
economic efficiency. Economic efficiency of the distribution formula vermicompost
55 tons/ha was the highest. Apply vermicompost 55 tons/ha in production for towards
organic Moringa Oleifera L.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) là một trong những loài cây có ích
nhất trong giới thực vật. Hầu hết mọi bộ phận của cây đều được sử dụng như 1
nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời, một nguồn dược liệu tự nhiên, nguyên liệu
hoàn hảo cho ngành mỹ phẩm… Lá cây chùm ngây có chứa nhiều vitamin và muối
khống có ích, với hàm lượng rất cao: Vitamin C cao gấp 7 lần trong quả cam,
provitamin A cao gấp 4 lần trong cà-rốt, canxi cao gấp 4 lần, protein cũng cao gấp
2 lần trong sữa, kali (potassium) cao gấp 3 lần trong chuối, sắt cao gấp 3 lần cải bó
xơi. Do vậy, lá chùm ngây được xem là một trong những nguồn dinh dưỡng thực
vật có giá trị cao.Các cơng trình nghiên cứu của thế giới đều cơng nhận ngồi giá

trị dinh dưỡng cao, chùm ngây còn chứa nhiều hoạt chất: 7 loại vitamin, 6 loại
khoáng chất, hơn 18 loại acid amin, 46 loại chất chống oxi hóa khác nhau, liều
lượng lớn các chất chống viêm, kháng khối u, đặc biệt là những khối u ở vùng
bụng (Harwell et al., 1967-1971), kháng nấm gây bệnh (Chuang et al., 2007), trị
bệnh tiểu đường, bảo vệ gan, chống nhiễm xạ (Rao et al., 2001), kích thích hoạt
động của tim và hệ tuần hồn, làm giảm lượng cholesterol trong máu (Mehta et
al., 2003). Ngoài ra, chùm ngây còn được sử dụng làm mỹ phẩm cao cấp, nước
uống dinh dưỡng và làm nguyên liệu tinh cho cơng nghiệp thực phẩm, dược phẩm,
hóa chất, thức ăn gia súc, phân bón.
Cây chùm ngây có nguồn gốc từ vùng Nam Á, được trồng nhiều ở những
vùng đất khô hạn, khắc nghiệt nhiệt đới hoặc bán nhiệt đới. Theo Trần Hợp (2002),
ở Việt Nam chùm ngây là loài duy nhất của chi chùm ngây (Moringa) được phát
hiện mọc hoang dại từ lâu đời tại nhiều nơi như Thanh Hóa, Ninh Thuận, An
Giang, đảo Phú Quốc... Tuy vậy, trước đây cây ít được chú ý, chỉ trong vài chục
năm trở lại đây khi hạt cây được nhập về Việt Nam được trồng có chủ định và qua
các nghiên cứu thấy các tác dụng đặc biệt của cây thì cây mới được nhiều hộ gia
đình cũng như các nhà vườn ở một số vùng miền Việt Nam đã đưa cây chùm ngây
vào sản xuất thu lá làm rau ăn như An Giang, Kiên Giang, Hưng Yên... Tại Hà Nội
cũng đã có một vài nơi đưa cây chùm ngây vào trồng tập trung với mục đích làm
rau và làm dược liệu nhưng chưa có thống kê về diện tích và sản lượng.

1


Tuy cây chùm ngây là một loại cây dễ trồng, khơng u cầu đặc biệt về chăm
sóc nhưng là loại cây mới đưa vào sản xuất nên kỹ thuật trồng và chăm sóc vẫn
chưa được nghiên cứu nhiều. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng
và năng suất của cây chùm ngây theo hướng hữu cơ là nhằm mục đích tìm ra được
liều lượng phân bón thích hợp cho cây chùm ngây sinh trưởng tốt đạt năng suất
cao đem lại hiệu quả kinh tế cho người trồng và đảm bảo an tồn thực phẩm.

Để góp phần hồn thiện kỹ thuật trồng trọt và sử dụng các sản phẩm chùm ngây,
chúng tơi thực hiện đề tài: “Tình hình sản xuất, tiêu thụ và kỹ thuật bón phân
cho cây chùm ngây (Moringa oleifera L.) trên địa bàn Hà Nội”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định được diện tích trồng cây chùm ngây và tình hình tiêu thụ, mục đích
sử dụng chùm ngây trên địa bàn Hà Nội và định hướng phát triển cây chùm ngây
cho phù hợp.
Xác định được lượng phân giun quế phù hợp bón cho cây chùm ngây để đem
lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phần điều tra:
+

Đối tượng: Cơ quan nhà nước quản lý cơ cấu cây trồng trên địa bàn các

quận, huyện cịn sản xuất nơng nghiệp tại Hà Nội; các đơn vị sản xuất chùm ngây
tập trung; người tiêu dùng
+

Thời gian: năm 2015

- Phần thí nghiệm:
+

Đối tượng: cây chùm ngây giai đoạn kinh doanh, tuổi 4.

+

Thời vụ: vụ xuân hè và vụ hè thu 2015


+
Địa điểm nghiên cứu: Nông trại hữu cơ Tuệ Viên, phường Cự Khối, quận
Long Biên, Hà Nội.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
* Những đóng góp mới
Đề tài tổng hợp được diện tích trồng cây chùm ngây, tình hình tiêu thụ, mục
đích sử dụng chùm ngây trên địa bàn Hà Nội và đóng góp thêm nghiên cứu về

2


phân bón đến sinh trưởng và năng suất của cây chùm ngây nhằm tăng hiệu quả
trong sản xuất rau chùm ngây theo hướng hữu cơ.
* Ý nghĩa khoa học
Đề tài đóng góp cơ sơ lý luận về ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và
năng suất của cây chùm ngây trồng làm rau ăn trong vụ xuân hè, vụ hè thu.
* Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để hồn thiện quy trình trồng cây
chùm ngây lấy lá làm rau ăn theo hướng hữu cơ nhằm tăng năng suất đồng thời
giảm chi phí phân bón trong q trình trồng trọt, chăm sóc và đảm bảo an toàn
thực phẩm.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY CHÙM NGÂY (MORINGA OLEIFERA
LAM.)
2.1.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại chùm ngây

2.1.1.1. Nguồn gốc và phân bố
Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) có nguồn gốc ở Nam Á, mọc hoang ở
vùng núi Himalaya (Dogra et al., 1995). Chùm Ngây là cây nhiệt đới và cận nhiệt
đới, thích hợp trồng ở những điều kiện đất đai khô cằn và trong điều kiện khí hậu
khắc nghiệt, chịu được hạn hán. Odee (1998), phát hiện thấy chùm ngây mọc
hoang ở nhưng khu vực có lượng mưa dưới 400mm/năm.
Hiện nay trên thế giới, cây chùm ngây được trồng chủ yếu ở những vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới như ở vùng nhiệt đới châu Phi, nhiệt đới châu Mỹ, Sri
Lanka, Ấn Độ, Mexico, Malaysia và Philippines. Cây chùm ngây là loài cây phân
bố địa lý rộng rãi nhất ở dãy núi Himalaya phía tây bắc Ấn Độ và được trồng ở
nhiều vùng của châu Phi, Ả Rập, Đơng Nam Á, Thái Bình Dương và quần đảo
Caribbean và Nam Mỹ. Ở Việt Nam, chùm ngây mọc tự nhiên ở Ninh Thuận, Bình
Thuận. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do nhiều nghiên cứu đã chứng minh
cơng dụng tuyệt vời của lồi cây này mà diện tích gây trồng được mở rộng nhiều,
chủ yếu ở các tỉnh phía Nam (Nguyễn Cơng Đức, 2007).
2.1.1.2. Phân loại thực vật học (Olsom, 1999)
Giới Thực vật

: Plantae

Ngành Ngọc lan

: Magnoliophyta

Lớp Ngọc lan

: Magnoliopsida

Bộ Cải


: Brassicales

Họ Chùm ngây

: Moringaceae

Chi

: Moringa

Loài

: Moringa oleifera Lam.

Theo tài liệu của The World Agro – Forestry centrer, cây chùm ngây là một
trong 13 loài thuộc chi Moringa, tất cả trong số chúng đều là các cây thân gỗ nhỏ,
sinh sống trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Khu vực phân bố chủ

4


yếu của chúng là đông bắc và tây nam Châu Phi, Madagascar, bán đảo Ả Rập và
Nam Á.
Có 2 lồi phổ biến nhất là:
-

Cây chùm ngây (cải ngựa) (Moringa oleifera), có nguồn gốc ở vùng Nam

Á từ khu vực thuộc bang Kerala của Ấn Độ. Lồi cây này đã có lịch sử trồng trọt
tới hơn 4.000 năm, rất phổ biến ở Châu Á và Châu Phi.

-

Cây chùm ngây Châu Phi (Moringa stenopetala) ít phổ biến hơn.

Cây chùm ngây (Moringa oleifera) được trồng ở những vùng đất khô, nhiệt
đới hoặc bán nhiệt đới. Cây này chuộng đất ráo nước, nhiều cát, dù là đất xấu cũng
dễ mọc, chịu được hạn hán.
Trong hầu hết các bộ phận của cây đều chứa các chất mà con người cần như:
Khoáng chất, vitamin, các axit amin, phenolics...
Cây chùm ngây rất phổ thông ở Ấn Độ và được dân tộc Ấn trân trọng đặt tên
là cây Độ Sinh (Tree of Life). Các nhà dược học, các nhà khoa học nghiên cứu
thực vật học, dựa vào hàm lượng dinh dưỡng và nguồn dược liệu quý hiếm được
kiểm nghiệm, đã khơng ngần ngại đặt tên cho nó là cây Thần Diệu (Miracle Tree).
Cây chùm ngây dễ trồng, có thể trồng từ hạt, hom cành, hom củ và trồng
được quanh năm. Vùng thiếu nước nên trồng vào mùa mưa, tức khoảng tháng 4,
tháng 5. Cây ưa đất ráo nước, nhiều cát, dù là đất xấu cũng dễ mọc, chịu được hạn
hán, ưa nắng, hầu như không bị sâu bệnh hại do đó chăm sóc cây khơng cần điều
kiện gì đặc biệt về phân bón và nước tưới. Tuy nhiên, cây không chịu được úng
ngập và dễ chết nếu không được thoát nước tốt. Hệ thống rễ phát triển mạnh nếu
được trồng từ hạt, phình to như củ màu trắng với những rễ bên thưa.Nếu trồng
bằng cách giâm cành, hệ thống rễ sẽ không được như vậy. Cây bắt đầu cho quả từ
thân và nhánh từ sau 6 đến 8 tháng trồng.
Cây chùm ngây (Moringa oleifera) được mọc hoang và trồng tại nhiều nơi
trong khu vực nhiệt đới Châu Á và là lồi duy nhất của Chi chùm ngây có mặt tại
Việt Nam. Cây chùm ngây (Moringa oleifera), có ở Việt Nam ta từ lâu đời (mọc
hoang nhiều nhất ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận vùng Bảy Núi ở An Giang, đảo
Phú Quốc v.v.) Tuy vậy trước đây cây ít được chú ý, có nơi trồng chỉ để làm hàng
rào, và chỉ trong vài chục năm trở lại đây khi hạt cây từ nước ngoài được mang về
Việt Nam, được trồng có chủ định và qua nghiên cứu người ta thấy cây


5


có nhiều tác dụng đặc biệt nên tưởng là cây mới du nhập và hiện nay được quan
tâm phát triển rộng rãi hơn.
Cây chùm ngây phát triển tốt nhất trong đất cát, đất tơi xốp nhiều mùn, cây
có thể chịu đựng được đất nghèo dinh dưỡng, đất khô cằn, bạc màu và chịu hạn
tốt.
Ấn Độ là nước sản xuất chùm ngây lớn nhất, với sản lượng hàng năm là
1.100.000 - 1.300.000 tấn quả với từ diện tích gieo trồng là 380 km². Trong số các
tiểu bang, Andhra Pradesh chiếm diện tích và sản lượng lớn nhất (156,65 km²) tiếp
theo là Karnataka (102,8 km²) và Tamil Nadu (74,08 km²). Còn lại các tiểu bang
khác, chiếm diện tích sản xuất là 46,13 km² (Rajangam et al., 2001).
Booth (1999), cây chùm ngây được trồng trong vườn nhà và trồng làm hàng
rào sống trong Tamil Nadu miền Nam Ấn Độ và Thái Lan, sản phẩm chùm ngây
được cung cấp và tiêu thụ trong nước. Ở Philippines, nó thường được trồng để lấy
lá làm rau ăn.
2.1.2. Đặc điểm thực vật học
Chùm ngây (Moringa oleifera Lam) thuộc nhóm cây gỗ, có thể mọc cao
5 - 10 m (Adediram et al., 2003), phân nhánh nhiều, thân có tiết diện trịn, thân
non màu xanh có lơng, thân già màu xám nốt sần. Lá kép hình lơng chim 3 lần lẻ,
dài 30 - 60 cm, màu xanh mốc, mọc cách, có từ 5 - 7 cặp lá phụ bậc 1, 4 - 6 cặp lá
phụ bậc 2, 6 - 9 cặp lá chét. Lá chét dài 12 - 20 mm hình trứng, mọc đối, mặt trên
xanh hơn mặt dưới, lá non kích thước lớn hơn lá già, gai nhỏ có lơng ở chỗ phân
nhánh lá kép lơng chim. Gân lá hình lơng chim, nổi rõ mặt dưới. Cuống lá dài 18 25 cm. Cụm hoa dạng chùm xim mọc ở nách lá hay ngọn cành. Hoa khơng đều
lưỡng tính, màu trắng hơi vàng, mùi thơm, hình dạng giống hoa đậu, có cuống dài
1 - 2 cm, có lơng tơ. Trục phát hoa màu xanh, có lơng dài 10 - 15 cm. Lá bắc hình
vảy nhỏ, có lơng. Lá đài hoa 5, rời, đều, hơi cong hình lịng muỗng, màu trắng, dài
1cm, rộng 0,4 cm. Cánh hoa 5, rời, không đều, cánh hoa dạng thìa, màu trắng hơi
vàng, phấn nằm ngoài, dài hơn nhị bất thụ và đối diện với cánh hoa, nhị bất thụ

nằm xen kẽ cánh hoa. Chỉ nhị có kích thước to ở dưới, màu vàng, dài 0,6 - 1 cm,
có lơng. Bao phấn 2 ơ, hình bầu dục, màu vàng, hướng trong. Bộ nhụy: 3 lá nỗn
dính, tạo thành bầu trên 1 ơ, mang nhiều nỗn, đính nỗn bên, có lơng. Vịi nhụy

6


màu xanh, dài 1,8 cm, có nhiều lơng. Đầu nhụy hình trụ, màu vàng, có lơng. Cây
cho nhiều lá vào cuối mùa khô và trổ hoa vào các tháng 1 - 2. Quả dạng nang treo,
dài 25 - 30 cm, ngang 2 cm, có 3 cạnh, chỗ có hạt hơi gồ lên, dọc theo quả có khía
rãnh, quả khơ màu vàng xám. Hạt màu đen, trịn có 3 cạnh, lớn cỡ hạt đậu Hà Lan
(Võ Văn Chi, 1999).
2.1.3. Yêu cầu của cây chùm ngây đối với các yếu tố ngoại cảnh
Cây chùm ngây phát triển tốt nhất ở vùng nhiệt đới bán khơ hạn, đây là cây
chịu hạn, có thể phát triển tại những nơi có lượng mưa từ 250 - 1500 mm mỗi năm.
Thích hợp với những vùng có độ cao dưới 600 m. Tuy nhiên, cây chùm ngây cũng
có thể phát triển ở độ cao 1200 m.
Để cây sinh trưởng phát triển bình thường yêu cầu nhiệt độ bình quân 18,7 o

28,5 C và độ pH từ 4,5 - 8. Khoảng nhiệt độ tối ưu cho cây chùm ngây là 25 - 35
o

o

C, ở nhiệt độ 48 C cây có thể chịu đựng được được một khoảng thời gian. Cây
chịu được hạn và có thể sinh trưởng tốt trên đất cát khô. Cây kém chịu lạnh hoặc
sương mù.
Cây chùm ngây thích nghi với nhiều loại đất nhưng phát triển tốt tại những
vùng đất mùn pha cát, thoát nước tốt (Doerr and Cameron, 2005); tại những vùng
đất pha sét, thốt nước khơng tốt cây cũng có thể sinh trưởng nhưng cây không

cao, thân nhỏ.


Việt Nam, theo Dương Tiến Đức (2012), cây Chùm ngây có thể phát

triển trên đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ, thịt trung bình đến cát phá. Đất có
độ chua pHKCl từ 5,27 - 5,79. Hàm lượng mùn từ 0,26 - 2,81%.
2.1.4. Sinh sản, tái sinh, nhân giống

Việt Nam cây trổ hoa vào tháng 1 - 2. Cây ra hoa rất sớm, thường ngay
trong năm đầu tiên, khoảng 6 tháng sau khi trồng. Tại Ninh Thuận, Bình Thuận,
Chùm ngây có thời vụ ra hoa, kết trái 2 lần/ năm (Dương Tiến Đức, 2012). Cây
khoảng 12 năm tuổi là cho hạt tốt nhất. Quả chín, hạt giống phát tán khắp nơi theo
gió và nước, hoặc được phát tán đi bởi những loài động vật ăn hạt.
Khả năng nảy mầm của hạt còn mới là 60 - 90%. Tuy nhiên khả năng này
không giữ được nếu hạt được lưu giữ ở điều kiện thường quá 2 tháng. Tỉ lệ nảy
mầm giảm dần từ 60%, 48% và 7,5% tương ứng với thời gian lưu trữ hạt là 1, 2 và
3 tháng (Rubeena, 1995).

7


Cây có thể trồng bằng hạt hoặc bằng cách giâm cành: trồng bằng hạt là
phương pháp dễ dàng nhất. Cây trồng từ hạt có sức sống cao, tuy nhiên, trong giai
đoạn cịn non, cây yếu nên cần được chăm sóc trong điều kiện bóng mát. Biện
pháp giâm cành cũng có thể thực hiện tuy nhiên hiệu quả không bằng gieo hạt,
thường tiến hành giâm cành vào mùa mưa, khi điều kiện khơng khí đạt được độ ẩm
thích hợp. Biện pháp gieo thẳng chỉ nên tiến hành khi có đủ điều kiện nguồn
giống, hạt nên gieo thẳng xuống đất đã được chuẩn bị và bứng cây rễ trần ra trồng
khi cât con đủ tiêu chuẩn. Gieo vườn ươm thì 2 - 3 tháng có thể xuất vườn ươm.

Giâm hom phải lấy đoạn hoam giữa cành, dài từ 5 - 7 cm (trong phịng thí nghiệm)
và dài từ 30 - 40 cm (trong thực tế), giâm trên nền đất cát và sử dụng thuốc kích
thích sinh trưởng IBA 200g/l (Dương Tiến Đức, 2012).
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY CHÙM NGÂY
Chùm ngây được xem là một cây đa công dụng, rất hữu ích tại những quốc
gia nghèo. Vì vậy nó được nghiên cứu rất nhiều về trồng trọt và thu hái; cũng như
nghiên cứu về các hoạt tính y dược học và giá trị dinh dưỡng. Đa số các nghiên
cứu được thực hiện tại Ấn Độ, Philippines và Phi Châu. Nghiên cứu nhiều nhất về
giá trị của cây chùm ngây (Moringa oleifera) là tại Đại Học Nông Nghiệp
Falsalabad-Pakistan.
2.2.1. Nghiên cứu về trồng trọt và thu hái ngoài tự nhiên
Chùm ngây là một cây có giá trị kinh tế cao, cây phân bố tại nhiều quốc gia
nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây vừa là một nguồn dược liệu vừa là một nguồn thực
phẩm rất tốt. Cây được trồng trong các vườn gia đình làm rau ăn. Người ta thu hái
các bộ phận của cây quanh năm. Cây chùm ngây là cây dễ trồng, có thể trồng bằng
hạt hay bằng cách giâm cành, cây tăng trưởng nhanh; cao từ 4 - 5 m, đường kính
cổ rễ từ 5 - 6 cm sau 1 năm trồng và ra hoa kết trái ngay trong năm đầu tiên và cao
từ 7 - 8 m; đường kính cổ rễ từ 7 - 9 cm khi cây được 2 năm tuổi. Người ta có thể
thu hái quả non ăn sau 55 - 70 ngày kể từ ngày hoa nở và quả chín sau 100 - 115
ngày.
Nghiên cứu trồng trọt bằng hạt để thu hái làm rau ăn theo phương pháp luân
phiên như sau: mỗi cây con trồng với khoảng cách 5 x 5 cm, 5 x 10 cm và 5 x 15
cm và các tần suất thu hoạch ,30, 35 và 40 ngày. Thu hoạch lần đầu sau trồng 60
ngày, thí nghiệm có 7 lần thu hoạch. Về khoảng cách trồng, cho thấy khoảng cách
trồng 5 x 5 cm cho sản lượng cao nhất, sau đó đến khoảng cách 5 x 10 cm,

8


sản lượng thấp nhất khi trồng với khoảng cách 5 x 15 cm. Về tần suất thu hoạch,

sau 40 ngày thu lá chùm ngây 1 lần cho sản lượng cao nhất ở tất cả các thí nghiệm,
sau đó là 35 ngày và thấp nhất là 30 ngày thu lá 1 lần. Sự tương tác giữa khoảng
cách trồng và tần suất thu hoạch đến năng suất lá chùm ngây là không có ý nghĩa
(Amaglo et al., 2005).
Trồng chùm ngây với mục đích lấy gỗ và lấy quả có thể trồng với khoảng
cách 3 x 5 m (660 - 700 cây/ha), hoặc lên líp, với chiều trộng mặt líp là 2 mét và
trồng với khoảng cách cây cách cây từ 3 - 5 m. Trồng chùm ngây với mục đích lấy
lá nên trồng khoảng cách 0,5 x 1 m (20.000 cây/ha). Còn khi trồng thâm canh cao
để lấy lá, có thể trồng với khoảng cách 10 x 20 cm, cho thu hoạch liên tục các chồi
non với thời gian từ 2 - 3 tuần/lần thu.
Cây chùm ngây trồng ở nước ta thường ra hoa một vụ trong năm. Cây chủ
yếu là mọc hoang ở những vùng khơ. Kỹ thuật trồng chăm sóc khơng phức tạp, có
khả năng chống chịu các điều kiện khắc nghiệt của mơi trường. Cây rất ít sâu bệnh
và q trình gieo trồng khơng cần sử dụng thuốc trừ sâu bệnh. Vì vậy cơng tác quy
hoạch khoanh vùng trồng trọt để thu hái tạo nguồn nguyên liệu cung cấp cho việc
nghiên cứu và tạo nguồn dược liệu là vấn đề cần thiết.
2.2.2. Nghiên cứu về nuôi cấy in-vitro
Do tầm quan trọng của loài cây chùm ngây, cho đến nay trên thế giới đã có
rất nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về nhân giống cây chùm ngây, tập trung
chủ yếu ở các nước Châu Á, đặc biệt là Philippine. Dưới đây là một số cơng trình
nghiên cứu nổi bật:
Eufrocinio (2010), ở Phịng thí nghiệm ni cấy mơ, Viện nghiên cứu quốc
gia về Sinh học phân tử và Công nghệ sinh học của Trường Đại học Los Banos
Philippine (đã tiến hành nhân giống in vitro loài cây chùm ngây từ nguồn vật liệu
khởi đầu là các đoạn cắt của cây con. Kết quả thu được cho thấy, mơi trường MS
có bổ sung 2,5 µM BAP là thích hợp nhất cho nảy chồi, đạt trung bình 4,6
chồi/mẫu sau 2 tuần; mơi trường MS có bổ sung 0,25 µM NAA là thích hợp nhất
cho ra rễ. Cây con sau khi được huấn luyện (trong bầu đất được che phủ bằng túi
polythene và giữ trong nhà kính 2-4 tuần) được chuyển ra mơi trường tự nhiên, tỉ
lệ cây con sống sót và khỏe mạnh đạt 80%.

Wang and Wei (2008), đã xây dựng hệ thống tái sinh in vitro cho loài cây
chùm ngây M. oleifera từ nguồn mẫu là thân cây con. Kết quả thu được cho thấy,

9


mơi trường kích thích nhân chồi tốt nhất là MS + 1,0 mg/l BAP + 5g/l Karagum +
30g/l sucrose; môi trường kích thích ra rễ tốt nhất là ½ MS + 0,4mg/l IBA + 0,2
mg/l NAA + 7 g/l Karagum + 20g/l sucrose. Cây con hoàn chỉnh được trồng trong
bầu có chứa 40% đất vàng + 60% đất mặt (turf).
Manohar and Gabertan (2008), đã nghiên cứu nhân nhanh chùm ngây thông
qua mô sẹo. Những mẫu hạt vô trùng và cây con chùm ngây trong nhà kính khác
nhau đã được kiểm tra ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng đối với sự
tạo thành mô sẹo và khả năng tái sinh. Những mẫu thu thập từ những cành thấp
của cây trưởng thành và mô phân sinh được kiểm tra khả năng nhân chồi, ra rễ,
huấn luyện và trồng ở nhà kính và vườn ươm. Nghiên cứu đã đạt được những kết
quả bước đầu về sự tạo thành mô sẹo và đưa ra những phương hướng nghiên cứu
tiếp theo.
Chồi bất định từ các cây trồng ngoài tự nhiên và chồi đỉnh của cây con in-vitro
được sử dụng làm mô cấy trên môi trường MS và Wood Plant Medium (WPM).

Khử trùng bằng NaOCl 0,25% trong 10 phút, chồi bất định và chồi đỉnh được
nuôi cấy trên môi trường MS và WPM sau 12 ngày sau đó được chuyển vào mơi
trường MS có bổ sung Benzylaminopurine (BAP) với các nồng độ ( 0,05; 0,25;
1,25; và 6,25 µmol). Tỷ lệ nảy chồi cao nhất là 89 %. Đồng thời khảo sát sự tạo rễ
bằng cách bổ sung AIB với các nồng độ 0,05; 0,25; 1,25 µmol.
Theo nghiên cứu của Trần Văn Tiến (2013), vật liệu nuôi cấy tốt nhất là sử
dụng dung dịch Javen 60% (NaClO) trong 12 phút, tỷ lệ mẫu sạch in vitro đạt
100%, tỷ lệ mẫu sạch tái sinh đạt 100%, thời gian phôi hạt này mầm sau 6 ngày
nuôi.

Môi trường dinh dưỡng thích hợp nhất để tái sinh chồi chùm ngây in vitro là
môi trường: MS + 0,4 mg/l BAP + 0,2 mg/l Kinetin + 8 g/l Agar + 30g/l sucrose,
cho số chồi trung bình đạt 5,25 chồi/mẫu và chiều cao trung bình của chồi là 3,85
cm, chất lượng chồi tốt.
Môi trường ra rễ tốt nhất là môi trường: 1/2MS + 8g/l Agar + 14 g/l Sucrose
+ 0,4 mg/l IBA cho tỷ lệ chồi ra rễ đạt 100%, số rễ trung bình là 5,27 rễ/chồi,
chiều dài trung bình của rễ đạt 2,57cm, sau 6 ngày nuôi chồi bắt đầu ra rễ.
Giá thể thích hợp nhất cho trồng cây chùm ngây in vitro là: 50% đất : 30%
cát: 20% trấu hun, tỷ lệ cây sống cao nhất đạt 95,5% , sau 4 tuần trồng. Cây khỏe
mạnh, sinh trưởng và phát triển bình thường.

10


2.2.3. Nghiên cứu về phân bón
Các nghiên cứu về phân bón ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng
suất của cây chùm ngây chủ yếu tại các trường đại học và cao đẳng của Ấn Độ và
Nigeria.
Phân bón giúp cây chùm ngây sinh trưởng mạnh, tăng sinh khối (Jones,
1999), đặc biệt cây chùm ngây cần kali cho sự tăng trưởng và tăng khả năng chống
hạn và sâu bệnh (Parker, 1998).
Imoro et al. (2012), nghiên cứu sự ảnh hưởng của hai loại phân hữu cơ, phân
bò và phân gia cầm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và sắc tố quang hợp của lá
chùm ngây. Kết quả cho thấy cả hai loại đều tăng hiệu suất sinh trưởng của cây và
sắc tố quang hợp không bị ảnh hưởng nhiều. Sự tăng trưởng về chiều cao cây,
đường kính gốc và khối lượng chất khơ ở cơng thức bón phân gia cầm cao hơn
cơng thức bón phân bị nhưng sự khác nhau là khơng có ý nghĩa…
Theo Dasd and Gupta (2009), khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến
sinh trưởng của cây chùm ngây trong điều kiện nhà kính cho thấy các kiểu kết hợp
phân bón khác nhau giữa phân vơ cơ, solubiliser phosphate và phân bón vi sinh

cho kết quả về chiều cao cây, sinh khối tươi và khơ có sự khác biệt đáng kể.
Theo Abudallahi et al. (2013), khi nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân
ure đến năng suất của cây chùm ngây cho thấy số cành trên mỗi cây là như nhau ở
các tổ hợp mật độ và liều lượng ure. Mật độ 20000 cây/ha và lượng bón
400 kg/ha cho số lá cao nhất nhưng khác nhau khơng có ý nghĩa. Tuy nhiên, tổ
hợp mật độ 20000 cây/ha và lượng bón 200 kg/ha cho năng suất cao nhất.
Makinde (2013), nghiên cứu ảnh hưởng của phân vô cơ đến sinh trưởng và
thành phần dinh dưỡng của cây chùm ngây. Thí nghiệm sử dụng phân N: P: K với
4 mức bón 0, 30, 60, 90 và 120kg. Kết quả cho thấy mức phân bón 120kg N:
P: K / ha cho số lá, chiều cao cây, chu vi thân cây là cao nhất nhưng khác nhau
khơng có ý nghĩa so với đối chứng. Mức bón cao nhất 120kg N: P: K / ha cho hàm
lượng protein cao nhất.
Larwanou (2014), nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ bón phân và tưới nước
vào giai đoạn cây con và sản xuất sinh khối lá. Sử dụng các loại phân bón hóa học
và hữu cơ: Urê: 46% N; triple super phosphate (TSP): 46% P2O5; natural
phosphate of Tahoua (PNT): 23% P2O5; NPK:15-15-15 và phosphate

11


diammoniaque (DAP): 18-46-0. Phân bón hữu cơ là phân động vật từ nguồn phân
trong chăn nuôi gia súc. Kết quả cho thấy ở giai đoạn cây con Chùm ngây cần ít
phân bón để phát triển. Tổ hợp phân bón SPT + Urê và PNT + Urê có hiệu quả
nhất vào sự tăng trưởng và tích lũy sinh khối lá của chùm ngây. Thường xuyên
tưới nước kích thích tăng trưởng chiều cao cây và tích lũy sinh khối lá.
2.2.4. Nghiên cứu về cơng dụng của chùm ngây
2.2.4.1. Thành phần hóa học: chứa nhiều hoạt chất mà các loại cây trồng khác
không có như: các hợp chất thuộc nhóm flavonoids và phenolic
* Rễ cây chùm ngây
Chứa


hợp

chất

glycosinolates

như:

4-(α-L-rhamnosyloxy)

benzyl

glucosinolate (khoảng 1%), sau khi chịu tác động của enzym myrosinase sẽ cho 4(α-L-rhamnosyloxy) benzyl isocyanate, glucotropaeolin (khoảng 0.05%) và benzyl
isocyanate.
* Hạt cây chùm ngây
Hạt chứa glucosinolate như trong rễ, có thể lên đến 9% sau khi hạt đã được
khử chất béo. Các axit loại phenol carboxylic như 1 β-D-glucosyl 2, 6 dimethyl
benzoate. Ngồi ra hạt cịn chứa chất béo 33-38% được dùng trong dầu ăn và kỹ
nghệ hương liệu, thành phần chính gồm các axit béo như oleic acid (60-70%),
palmitic acid (3-12%), stearic acid (3-12%) và các acid béo khác như behenic acid,
eicosanoic và lignoceric acid
* Lá cây chùm ngây
Chứa các hợp chất thuộc nhóm flavonoids và phenolic như kaempferol 3-Oα-rhamnoside, kaempferol, syringic acid, gallic acid, rutin, quercetin 3-O-βglucoside.
Các flavonol glycosides được xác định đều thuộc nhóm kaempferide nối kết
với các rhamnoside hay glucoside.
* Hoa chùm ngây
Hoa chứa polysaccharide được dùng làm chất phụ gia trong kỹ nghệ dược phẩm.

* Nhựa cây chùm ngây (Gôm)

Gôm chiết từ vỏ cây có chứa arabinose, galactose, acid glucuronic và vết
rhamnose. Từ gôm, chất leucoanthocyanin đã đượ chiết và xác định là
leucodelphinidin, galactopyranosyl, glucopyranosid.

12


2.2.4.2. Thành phần dinh dưỡng có trong quả, lá và hạt cây chùm ngây
Cây chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) là "Cây thần diệu" rất có ý nghĩa
trong việc chống suy dinh dưỡng tại các khu vực đói nghèo. Nhiều bộ phận của
cây như quả, lá non, hoa các nhánh non đều có thể dùng. Theo các nghiên cứu thì
cây chùm ngây khơng chỉ là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà cịn
chứa nhiều khống chất và acid amin tốt cho cơ thể (Narayana and Parvathi,
2004). Cây chùm ngây không phải là một cây cố định đạm nhưng quả, hoa và lá
của cây có chứa trung bình từ 5-10% protein (Shaina et al., 2005). Một số nghiên
cứu chứng minh rằng lá cây chùm ngây có thể thay thế thức ăn truyền thống
(Aregheore, 2002)
2.2.4.3. Công dụng trong thực phẩm, hóa mỹ phẩm
Nghiên cứu cho thấy rằng tất cả các loại chất dinh dưỡng và các axit amin
cần thiết cho cơ thể con người: chất đạm, vitamins, beta-carotene, acid amin và
nhiều hợp chất khó gặp tại các cây khác như zeatin, nhóm hợp chất flavonoid
(quercetin, rutin, ß-sistosterol, acid caffeoylquinic và kaempferol...có sẵn trong lá
cây chùm ngây. Lá cây chùm ngây có chứa nhiều vitamin và muối khống có ích,
với hàm lượng rất cao: Vitamin C cao gấp 7 lần trong quả cam, provitamin A cao
gấp 4 lần trong cà-rốt, canxi cao gấp 4 lần, protein cũng cao gấp 2 lần trong sữa,
kali (potassium) cao gấp 3 lần trong chuối, sắt cao gấp 3 lần cải bó xơi. Vì vậy
chùm ngây được ứng dụng rất nhiều trong thực phẩm, như làm trà túi lọc moringa,
nước uống Zija, bột chùm ngây, mì ăn liền chùm ngây... Trong hóa mỹ phẩm như:
son chùm ngây, kem dưỡng da chùm ngây, dầu chùm ngây, xà phịng chùm ngây,
viên nang chùm ngây...

2.2.4.4. Cơng dụng trong xử lý nước
Việc nghiên cứu xử lý nước từ hạt của cây chùm ngây đã được biết từ lâu, và
cho đến năm 1970 có những báo cáo về hoạt tính lọc nước của hạt chùm ngây. Von
(1996) cho biết hạt chùm ngây thường được dùng để lọc nước bẩn. Những nghiên
cứu về hoạt chất ngưng kết, làm trong nước và diệt khuẩn có trong hạt chùm ngây,
đồng thời thử nghiệm quy trình lọc nước của hạt của cây chùm ngây đã được nhiều
người quan tâm.
Hạt chùm ngây trồng và thu hái ở Việt Nam có khả năng làm giảm 80% độ
đục của nước nhân tạo, nước càng đục thì hiệu quả giảm độ đục của hạt chùm

13


×