Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Đánh giá tình hình thực hiện quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tiên sơn, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 111 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

CAO THỊ HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUẢN LÝ AN TỒN,
VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG
KHU CÔNG NGHIỆP TIÊN SƠN, TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Nguyễn Phượng Lê

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Cao Thị Hương

i

năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Phượng Lê đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế Nơng nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập,
thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Sở LĐTBXH tỉnh
Bắc Ninh, Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh, Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.

Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Cao Thị Hương

ii

năm 2017


MỤC LỤC

Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục sơ đồ, biểu đồ, hình, hộp.............................................................................. ix
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... x
Thesis abstract ............................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2


1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2

1.4.1

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 2

1.4.2

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.5.

Đóng góp mới của luận văn ............................................................................. 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về an toàn, vệ

sinh lao động ................................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý vệ sinh, an toàn lao động ........................................... 4

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản .................................................................................. 4

2.1.2.

Nguyên tắc quản lý an toàn, vệ sinh lao động................................................... 8

2.1.3.

Vai trò của quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động ............................. 11

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong
khu công nghiệp ............................................................................................ 13

2.1.5.

Những yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý an tồn, vệ sinh lao động
trong khu công nghiệp ................................................................................... 20

2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý an toàn, vệ sinh lao động ...................................... 25


2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý an toàn, vệ sinh lao động ở một số nước trên thế giới .......... 25

iii


2.2.2.

Kinh nghiệm thực hiện quy định an toàn, vệ sinh lao động ở một số địa
phương, doanh nghiệp ................................................................................... 26

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm trong quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại các
doanh nghiệp trong khu công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh ....................... 28

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 30
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 30

3.1.1.

Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ...................................................................... 30

3.1.2.

Đặc điểm về kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh ............................................. 32


3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 35

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................. 35

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin ..................................................................... 37

3.2.3.

Phương pháp xử lý thơng tin .......................................................................... 39

3.2.4.

Phương pháp phân tích .................................................................................. 39

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu ............................................. 40

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 41
4.1.

Thực trạng quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trong
KCN Tiên Sơn ............................................................................................... 41


4.1.1.

Khái quát về lao động và an toàn, vệ sinh lao động tại các khu công
nghiệp tỉnh Bắc Ninh ..................................................................................... 41

4.1.2.

Ban hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong
các doanh nghiệp ........................................................................................... 43

4.1.3.

Thực trạng tổ chức tuyên truyền quy định của pháp luật về an toàn, vệ
sinh lao động trong các doanh nghiệp ............................................................ 46

4.1.4.

Thực trạng tổ chức đào tạo và tập huấn về an toàn, vệ sinh lao động tại
các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Tiên Sơn ........................................ 49

4.1.5.

Thực trạng trang thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp ........ 51

4.1.6.

Thực trạng tổ chức thanh, kiểm tra về thực hiện an toàn, vệ sinh lao động
tại các doanh nghiệp ...................................................................................... 54


4.1.7.

Thực trạng điều tra, thống kê tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp .............. 57

4.1.8.

Thực trạng xử lý các vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động............................. 59

4.2.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại các
doanh nghiệp trong khu công nghiệp tiên sơn, tỉnh Bắc Ninh ........................ 60

iv


4.2.1.

Chính sách pháp luật về an tồn, vệ sinh lao động.......................................... 60

4.2.2.

Nhận thức của người sử dụng lao động .......................................................... 62

4.2.3.

Nhận thức của người lao động ....................................................................... 65

4.2.4.


Năng lực của cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý an tồn, vệ sinh lao
động .............................................................................................................. 67

4.2.5.

Vai trị của tổ chức cơng đồn cơ sở đối với an tồn, vệ sinh lao động ........... 69

4.3.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước về an toàn, vệ
sinh lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh
Bắc Ninh ....................................................................................................... 71

4.3.1.

Quan điểm định hướng quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động đến
năm 2020 ....................................................................................................... 71

4.3.2.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý Nhà nước về an
toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Tiên
Sơn, tỉnh Bắc Ninh. ....................................................................................... 73

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 81
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 81

5.2.


Kiến nghị ....................................................................................................... 81

5.2.1.

Với Quốc hội ................................................................................................ 82

5.2.2.

Đối với Chính phủ ......................................................................................... 82

5.2.3.

Đối với các Bộ, Ngành................................................................................... 83

5.2.4.

Với địa phương ............................................................................................. 83

Tài liệu tham khảo..................................................................................................... 85
Phụ lục ...................................................................................................................... 87

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


ATLĐ

An toàn lao động

ATVSLĐ

An toàn, vệ sinh lao động

ATVSV

An toàn vệ sinh viên

BHLĐ

Bảo hộ lao động

BNN

Bệnh nghề nghiệp



Cơng đồn

ĐKLĐ

Điều kiện lao động

DN


Doanh nghiệp

DNDTNN

Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DNNQD

Doanh nghiệp ngồi quốc doanh

ILO

Tổ chức lao động quốc tế

KCN

Khu cơng nghiệp



Lao động

LĐTB&XH

Lao động Thương binh và Xã hội


NLĐ

Người lao động

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

NXB

Nhà xuất bản

TT

Trung tâm

TNLĐ

Tai nạn lao động

UBND

Uỷ ban nhân dân

VSLĐ

Vệ sinh lao động

vi



DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.

Số đơn vị hành chính, diện tích đất tự nhiên, dân số trung bình và
mật độ dân số .......................................................................................... 32

Bảng 3.2.

Tình hình sử dụng đất đai của tỉnh Bắc Ninh 2013-2015 ......................... 33

Bảng 3.3.

Tình hình dân số lao động tỉnh Bắc Ninh năm 2013-2015 ....................... 33

Bảng 3.4.

Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2013-2015 của tỉnh Bắc Ninh ................... 34

Bảng 3.5.

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp .................................................. 38

Bảng 3.6.

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp .................................................... 39

Bảng 4.1.


Tình hình lao động tại các doanh nghiệ trong các khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2015 ...................................................... 41

Bảng 4.2.

Lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Tiên Sơn, Bắc
Ninh ........................................................................................................ 42

Bảng 4.3.

Tổng hợp một số chính sách về quản lý an tồn vệ sinh lao động trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2016 ....................................................... 44

Bảng 4.4.

Tình hình tiếp nhận và triển khai thực hiện các quy định của pháp
luật về an toàn vệ sinh lao động qua 3 năm ............................................. 46

Bảng 4.5.

Tuyên truyền quy định pháp luật về công tác an toàn, vệ sinh lao động ......... 47

Bảng 4.6.

Đánh giá của người sử dụng lao động về tình hình tuyên truyền pháp
luật về an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 ............................................. 48

Bảng 4.7.


Đánh giá của người lao động về tình hình tun truyền pháp luật về
an tồn, vệ sinh lao động năm 2015......................................................... 48

Bảng 4.8.

Huấn luyện về công tác an toàn, vệ sinh lao động ................................... 50

Bảng 4.9.

Đào tạo vệ sinh lao động cho các đối tượng ............................................ 50

Bảng 4.10. Kết quả điều tra đánh giá đào tạo an toàn, vệ sinh lao động tại các
doanh nghiệp trong khu công nghiệp Tiên Sơn ........................................ 51
Bảng 4.11. Kết quả đo kiểm môi trường lao động tại năm 2013-2015 ....................... 52
Bảng 4.12. Kết quả điều tra trang bị bảo hộ lao động cơ bản của người lao động
tại doanh nghiệp...................................................................................... 53
Bảng 4.13.

Đánh giá của người lao động về thực hiện an toàn, vệ sinh lao động
của doanh nghiệp .................................................................................... 54

vii


Bảng 4.14. Tình hình tổ chức đồn thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động
đối với các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Tiên Sơn .......................... 54
Bảng 4.15. Tình hình kiểm tra về thực hiện an tồn, vệ sinh lao động tại các
doanh nghiệp qua 3 năm ......................................................................... 55
Bảng 4.16. Đánh giá của DN về công tác thanh tra kiểm tra ATVSLĐ trong
KCN Tiên Sơn ........................................................................................ 56

Bảng 4.17. Thống kê số vụ tai nạn lao động trên địa bàn các khu công nghiệp .......... 57
Bảng 4.18. Số doanh nghiệp trong khu cơng nghiệp Tiên Sơn có khám sức khỏe
định kỳ qua 3 năm................................................................................... 58
Bảng 4.19.

Kết quả điều tra thực hiện điều tra, thống kê tai nạn lao động tại các
doanh nghiệp trong khu công nghiệp Tiên Sơn ........................................ 58

Bảng 4.20.

Tình trạng vi phạm và xử lý vi phạm về an toàn vệ sinh lao động
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2015 ...................................................... 59

Bảng 4.21. Đánh giá của các đối tượng về chính sách an tồn, vệ sinh lao động........ 61
Bảng 4.22. Kết quả điều tra hiểu biết của doanh nghiệp về chính sách pháp luật
an tồn, vệ sinh lao động ......................................................................... 62
Bảng 4.23. Ý kiến của doanh nghiệp về cơng tác an tồn vệ sinh lao động có
được coi trọng ......................................................................................... 64
Bảng 4.24. Cơ cấu lao động theo độ tuổi năm 2015 .................................................. 65
Bảng 4.25. Tổng hợp kết quả điều tra nhận thức của người lao động tại doanh
nghiệp về bảo hộ lao động....................................................................... 66
Bảng 4.26. Nguồn lực cán bộ tại Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Bắc
Ninh đến 31/12/2015............................................................................... 67
Bảng 4.27.

Đánh giá của các đối tượng về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý an
toàn vệ sinh lao động tỉnh Bắc Ninh ........................................................ 69

Bảng 4.28. Số lượng tổ chức cơng đồn cơ sở ........................................................... 70


viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH, HỘP
Sơ đồ 2.1.

Hệ thống quản lý nhà nước về ATVSLĐ ...................................................9

Sơ đồ 2.2.

Hệ thống chính sách pháp luật về ATVSLĐ ............................................ 21

Hình 3.1.

Bản đồ tỉnh Bắc Ninh .............................................................................. 31

Biều đồ 4.1. Kết quả điều tra tình hình thực hiện an tồn, vệ sinh lao động tại các
doanh nghiệp .......................................................................................... 42
Biểu đồ 4.2. Kết quả đánh giá của người lao đồng về tổ chức cơng đồn cơ sở ........... 71
Hộp 4.1

Ý kiến của lãnh đạo doanh nghiệp về vấn đề an toàn, vệ sinh lao động ........ 63

Hộp 4.2.

Vai trò và trách nhiệm của người lao động về vấn đề an toàn, vệ sinh
lao động .................................................................................................. 67

Hộp 4.3.


Cơng đồn với người lao động ................................................................ 70

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Cao Thị Hương
Tên Luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại các
doanh nghiệp trong khu công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Đứng trước thực trạng hiện nay trong các khu cơng nghiệp, hàng ngày, hàng
giờ ln có hàng nghìn lao động tiến hành lao động sản xuất. Trong khi đó, vẫn cịn
nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới đi
vào hoạt động chưa thực hiện triệt để các quy định trong công tác an toàn, vệ sinh lao
động; Một số quy định cịn làm hình thức, cơng nghệ lạc hậu. Vì vậy những vụ việc tai
nạn, mất an toàn lao động vẫn diễn ra gây thiệt hại về người và tài sản. Từ những vấn đề
trên, việc nghiên cứu đề tài “Đánh giá tình hình thực hiện quản lý an tồn, vệ sinh lao
động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh” nhằm Hệ
thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về an tồn, vệ sinh lao động.
Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp
trong khu công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn
thiện cơng tác quản lý nhà nước về an tồn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trong
khu công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng 2 nguồn số
liệu. Các thông tin thứ cấp thu thập tại; Sở LĐTB&XH Bắc Ninh, Sở Y tế Bắc Ninh,
Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh, TT Y tế dự phịng tỉnh Bắc Ninh, TT chăm sóc

sức khỏe lao động môi trường và Giám định y khoa Bắc Ninh, sách, báo, mạng internet,
đài, tivi… Các thông tin sơ cấp được lấy từ kết quả điều tra cán bộ quản lý, nhân viên
tại : Sở LĐTB&XH Bắc Ninh, Sở Y tế Bắc Ninh, Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh,
Liên đoàn lao động tỉnh Bắc Ninh (8 người), doanh nghiệp trong KCN Tiên Sơn (30
doanh nghiệp), lao động tại các DN trong KCN Tiên Sơn (150 người). Các số liệu được
tổng hợp phân tích trên phầm mềm Excel. Các phương pháp phân tích thơng dụng như:
Thống kê mơ tả, so sánh hay đánh giá và xếp hạng, phương pháp chuyên gia, chuyên
khảo, được sử dụng trong luận văn.
Hệ thống hóa các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm: Chỉ tiêu phản ánh ban hành và
thống nhất các quy định của pháp luật về ATVSLĐ; phản ánh tổ chức tuyên truyền, đào
tạo huấn luyện về ATVSLĐ; phản ánh tổ chức thanh tra kiểm tra, điều tra thống kê tai
nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; xử lý các vi phạm về ATVSLĐ.
Công tác ATVSLĐ các doanh nghiệp đã từng bước được cải thiện, chủ sử dụng

x


lao động đã có trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn cũng như chăm lo cho sức khỏe
NLĐ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới
chỉ quan tâm đầu tư phát triển sản xuất, thu lợi nhuận, thiếu sự đầu tư tương xứng để cải
thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Việc ban hành chính sách cịn chậm trễ,
cơng tác tun truyền, huấn luyện ATVSLĐ mới chỉ đạt về số lượng, chưa thực sự quan
tâm tới chất lượng, thanh tra kiểm tra và điều tra thống kê tai nạn lao động chưa thực
hiện triệt để, xử lý các vi phạm còn chưa đủ sức răn đe.
Nghiên cứu chỉ ra rằng có những yếu tố sau ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà
nước về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp trong KCN Tiên Sơn: Một là, chính sách pháp
luật về ATVSLĐ; Hai là, nhận thức của người sử dụng lao động; Ba là, nhận thức của
người lao động; Bốn là, năng lực của cơ quan quản lý nhà nước; Năm là, vai trị của tổ
chức cơng đồn. Từ kết quả trên, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện
cơng tác quản lý Nhà nước về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp trong KCN Tiên Sơn, cụ

thể là: Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về ATVSLĐ; Tăng cường tuyên
truyền quy định của pháp luật về ATVSLĐ; Tổ chức tốt đào tạo tập huấn về ATVSLĐ
trong các DN; Tổ chức tốt công tác thanh tra kiểm tra thực hiện ATVSLĐ tại các DN;
Cải thiện công tác điều tra, thống kê TNLĐ và BNN.

xi


THESIS ABSTRACT
Author: Cao Thi Huong
Thesis name: Occupational safety and health assessment in enterprises in Tien Son
industrial zone, Bac Ninh province
Major: Economics Management

Code: 60.34.04.10

Training Facility Name: Vietnam National University of Agriculture
Research objectives
Nowadays, there are thousands of employees who work for hours in industrial
zones. Meanwhile, new, small and medium sized enterprises used backward technology
and were not fully implemented regulations on occupational safety and health. As a
result, occupational safety incidents occurred and damaged people and properties.
Therefore, assessing the implementation of occupational safety and health at enterprises
in Tien Son industrial zone, Bac Ninh province with aims to systematize theoretical and
practical basis about occupational safety and health management; to analyze the current
situation of occupational safety and health management in enterprises in Tien Son
industrial zone, Bac Ninh province; to propose some solutions to improve the
management of occupational safety and health in Enterprise in Tien Son industrial park,
Bac Ninh province.
Research Methods

In order to address the research objectives, the study used research methods such
as probability sampling methods and data collection. While secondary data was
collected from offices and departments such as Department of Labor; Department of
Health; Department of Labour, War Invalids and Social Affairs, primary data was
collected through direct interview with managers and staffs at the District tax
department; Tax department, Department of Labor, War Invalids and Socials Affairs
and Department of Health. Moreover, primary data was collected by researchers
through interviewing 8 people at Confederation of Labors; 30 enterprises at Tien Son
Industrial zone and 150 employees who worked in enterprises. Statistic description,
comparison, evaluations and ratings and expert methods are used in the research.
The systematization of research indicators includes: to reflect the regulation of
occupational safety and health; to reflect training and education on occupational safety
and health; to reflect the organization of inspection, investigation and statistics of
occupational safety incidents; to handle violations on occupational safety and health.

xii


Main results and conclusions
The implementation of occupational safety and health are improved gradually
and employers are responsible for ensuring safety as well as health care for employees.
However, many enterprises, especially non-state enterprises, are only interested in
investing in production development, profits and lack of adequate investment to
improve working conditions for employees. The promulgation of policies were slow ,
the number of propagandas and trainings of occupational safety and health meet the
targets. However, the quality of these trainings is unproductive.
Solutions: Improving the system of policies and laws on occupational safety and health,
strengthening the propaganda of the law on occupational safety and health, organizing
training and education in enterprises and organizations on occupational safety and
health; improving inspections and assessing the implementation of occupational safety

and health at enterprises in Tien Son industrial zone, Bac Ninh province.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lao động là yếu tố quan trọng nhất trong mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh. Trong thời đại bùng nổ công nghệ hiện nay, máy móc khơng ngừng được
sáng tạo và phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, dù máy móc
có hiện đại tới đâu song cũng không thể thay thế được con người trong mọi lĩnh
vực sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, đối với doanh nghiệp việc sử dụng
hợp lý và hiệu quả các nguồn lực, nhất là thực hiện tốt công tác ATVSLĐ và bảo
vệ môi trường là con đường dẫn đến thành công và phát triển bền vững. Thực tế
cho thấy quá trình lao động ln tiềm ẩn nguy cơ TNLĐ và BNN. Đó là nguyên
nhân làm giảm năng suất lao động và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, đi đơi
với việc không ngừng nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh
doanh, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải coi trọng công tác ATVSLĐ, hạn
chế tối đa TNLĐ và BNN có thể xảy ra trong q trình sản xuất.
Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động ở Việt Nam trong những
năm qua mặc dù đã thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó
cơng tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế
như: Các văn bản quy phạm pháp luật đã có nhưng cịn chưa phù hợp với thưc tiễn,
cịn gặp khó khăn trong bố trí người làm cơng tác ATVSLĐ; cơng tác thanh tra,
kiểm tra để phát hiện sai phạm, nguy cơ cịn ít, quy định xử phạt còn nhẹ, chưa đủ
sức răn đe… Theo Thông báo số 653/TB – LĐTBXH ngày 27/02/2015 của Bộ
Lao động- Thương binh và xã hội năm 2014 toàn quốc đã xảy ra 6.709 vụ TNLĐ
làm 6.941 người bị nạn, làm chết khoảng 630 người và bị thương hơn 1.544 người.
Chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những
người bị thương... là 90,78 tỷ đồng; thiệt hại về tài sản là 7,76 tỷ đồng; tổng số

ngày nghỉ do tai nạn lao động là 80.944 ngày (Bộ LĐTB&XH, 2015).
Bắc Ninh là nơi tập trung nhiều khu cơng nghiệp lớn, thu hút hàng trăm
nghìn lao động trong và ngoài tỉnh tham gia sản xuất, góp phần quan trọng thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong những năm qua, tỉnh
luôn chú trọng thực hiện các biện pháp nhằm thu hút đầu tư, phát triển các khu
cơng nghiệp, trong đó có các giải pháp nhằm bảo đảm ATVSLĐ trong các doanh
nghiệp, qua đó giúp các khu cơng nghiệp phát triển bền vững. Công tác quản lý
nhà nước về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp được chú trọng. Trong thời gian
qua, nhà máy, cơ sở sản xuất đã được quy hoạch tập trung vào các khu công

1


nghiệp, các doanh nghiệp đã quan tâm cải thiện môi trường làm việc cũng như
thực hiện công tác ATVSLĐ, qua đó giúp người lao động yên tâm làm việc, gắn
bó lâu dài với doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hiện nay trong các khu cơng nghiệp, hàng ngày, hàng giờ
ln có hàng nghìn lao động tiến hành lao động sản xuất với những loại máy móc
từ đơn giản tới phức tạp. Trong khi đó, vẫn cịn nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là
những doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới đi vào họat động chưa thực
hiện triệt để các quy định trong công tác ATVSLĐ; một số quy trình cịn làm
hình thức, cơng nghệ sản xuất cịn lạc hậu. Vì vậy, những vụ việc tai nạn, mất an
toàn lao động vẫn diễn ra gây thiệt hại về người và tài sản.
Từ yêu cầu thực tiễn và những lý do trên tôi đã lựa chọn và tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình thực hiện quản lý an tồn, vệ sinh lao
động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về ATVSLĐ tại các doanh
nghiệp trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất một số

giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước về ATVSLĐ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về ATVSLĐ.
- Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về ATVSLĐ tại các doanh
nghiệp trong khu công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về
ATVSLĐ tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Quản lý nhà nước về ATVSLĐ dựa trên cơ sở lý luận nào?
- Thực trạng áp dụng quy định ATVSLĐ tại các doanh nghiệp trong khu
công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh như thế nào?
- Từ những kết quả thu được thì có những đề xuất, giải pháp gì?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý nhà nước về
ATVSLĐ tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

2


1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tập trung vào quản lý Nhà nước về an
toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại các doanh nghiệp trong khu công
nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Phạm vi thời gian: Thời gian từ năm 2013 đến năm 2015
1.5. ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý
nhà nước về ATVSLĐ từ đó làm căn cứ khoa học cho nghiên cứu thực tiễn quản
lý nhà nước về ATVSLĐ trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh

Bắc Ninh.
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, một
số địa phương doanh nghiệp trong nước, luận văn khẳng định rõ trong quá trình
phát triển sản xuất kinh doanh rủi ro đối với người lao động là tất yếu. Vì vậy,
cần phải nâng cao hơn nữa nhận thức quản lý ATVSLĐ trong cơ quan quản lý
nhà nước và đối với các doanh nghiệp, vận dụng một cách linh hoạt hiệu quả bài
học kinh nghiệm của các nước sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, đảm
bảo an sinh xã hội, gắn với bảo vệ mội trường ở Việt Nam.
Việc phân tích, đánh giá đúng đắn, khách quan về thực trạng quản lý nhà
nước về an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua đã phản ánh phần nào bức tranh
về quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp; chỉ rõ hạn chế, yếu tố
ảnh hưởng đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ATVSLĐ tại
các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH, AN TOÀN LAO ĐỘNG
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm người lao động và người sử dụng lao động
Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm
việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của
người sử dụng lao động (Quốc hội, 2012).
Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ
gia đình, cá nhân có th mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là
cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (Quốc hội, 2012).
2.1.1.2. Khái niệm điều kiện lao động

Theo Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012, điều
kiện lao động là một tập hợp tổng thể các yếu tố tự nhiên và kỹ thuật, kinh tế và
xã hội, được biểu hiện thông qua các cơng cụ và phương tiện lao động, q trình
cơng nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp bố trí tác động qua lại của chính
con người trong mối quan hệ giữa con người với con người, tạo nên một điều
kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động. Điều kiện lao động cùng
với sự xuất hiện lao động của con người và được phát triển cùng với sự phát triển
của kinh tế- xã hội và khoa học kỹ thuật. Điều kiện lao động còn phụ thuộc vào
điều kiện địa lý tự nhiên của từng nơi và mối quan hệ của con người trong xã hội
(Quốc hội, 2012).
Điều kiện lao động chịu sự tác động của một số các nhân tố như nhân tố tự
nhiên, thiên nhiên, kể cả các nhân tố địa lý, địa chất, thổ nhưỡng, từ trường, các
nhân tố kỹ thuật và tổ chức trong đó các phương tiện, đối tượng và sản phẩm của
lao động, các nhân tố tâm lý- xã hội, kinh tế - chính trị, các quy phạm pháp luật.
Khi làm việc trong những điều kiện lao động không thuận lợi của doanh
nghiệp, người lao động thường phải gánh chịu một số hậu quả do ảnh hưởng của
các yếu tố điều kiện lao động gây ra.
Việc đánh giá, phân tích điều kiện lao động cần phải tiến hành đồng thời
trong mối quan hệ tác động qua lại của các yếu tố nói trên và sự ảnh hưởng, tác
động của chúng đến người lao động như thế nào? Từ đó đưa ra những kết luận
chính xác về điều kiện lao động ở cơ sở đó và có các biện pháp phù hợp nhằm cải
thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức khỏe người lao động.

4


2.1.1.3. Khái niệm sức khỏe
- Theo tổ chức Y tế thế giới "Sức khỏe là một trạng thái thoải mái về thể
chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ khơng có bệnh hay thương tật". Như vậy,
chúng ta có thể hiểu sức khỏe gồm 3 mặt: Sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần

và sức khỏe xã hội (WHO, 1948).
Sức khỏe thể chất được thể hiện một cách tổng quát sự sảng khoái và thoải
mái về thể chất. Càng sảng khoái, thoải mái càng chứng tỏ con người khỏe mạnh.
Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái thể chất là:
Sức lực: Khả năng hoạt động của cơ bắp khỏe mạnh, có sức đẩy, sức kéo,
sức nâng cao... do đó làm công việc chân tay một cách thoải mái như mang vác,
điều khiển máy móc, sử dụng cơng cụ...
Sự nhanh nhẹn: Khả năng phản ứng của chân tay nhanh nhạy, đi lại, chạy
nhảy, làm các thao tác kỹ thuật một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
Sự dẻo dai: Làm việc hoặc hoạt động chân tay tương đối lâu và liên tục
mà không cảm thấy mệt mỏi.
Khả năng chống đỡ được các yếu tố gây bệnh: ít ốm đau hoặc nếu có bệnh
cũng nhanh khỏi và chóng phục hồi.
Khả chịu đựng được được những điều kiện khắc nghiệt của mơi trường:
Chịu nóng, lạnh hay sự thay đổi đột ngột của thời tiết.
Cơ sở của các điểm vừa nêu chính là trạng thái thăng bằng của mỗi hệ
thống và sự thăng bằng của 4 hệ thống: Tiếp xúc, vận động, nội tạng và điều
khiển của cơ thể.
Sức khỏe tinh thần là hiện thân của sự thỏa mãn về mặt giao tiếp xã hội,
tình cảm và tinh thần. Nó được thể hiện ở sự sảng khoái, ở cảm giác dễ chịu, cảm
xúc vui tươi, thanh thản; Ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời; Ở những quan niệm
sống tích cực, dũng cảm, chủ động; Ở khả năng chống lại những quan niệm bi
quan và lối sống khơng lành mạnh.
Có thể nói, sức khỏe tinh thần là nguồn lực để sống khỏe mạnh, là nền
tảng cho chất lượng cuộc sống, giúp cá nhân có thể ứng phó một cách tự tin và
hiệu quả với mọi thử thách, nguy cơ trong cuộc sống. Sức khỏe tinh thần cho ta
khí thế để sống năng động, để đạt được các mục tiêu đặt ra trong cuộc sống và
tương tác với người khác với sự tôn trọng và công bằng.
2.1.1.4. Khái niệm an toàn lao động
Theo Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6


5


năm 2015 quy định: An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các
yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con
người trong quá trình lao động (Quốc hội, 2015).
An tồn lao động ln gắn với cơng cụ lao động và phương tiện lao động
cụ thể. Bởi lẽ, để có thể tiến hành sản xuất – kinh doanh con người phải sử dụng
công cụ lao động, phương tiện lao động để sản xuất ra sản phẩm, hàng hoá, dịch
vụ. Công cụ và phương tiện lao động bao gồm từ công cụ đơn giản đến các máy,
thiết bị tinh vi, hiện đại, từ một chỗ làm việc đơn sơ, thậm chí khơng có mái che
đến những nơi làm việc trong nhà xưởng đầy đủ tiện nghi. Chúng ta cần đánh giá
xem xét mức độ ảnh hưởng của các công cụ, máy, thiết bị, nhà xưởng đó đối với
tính mạng, sức khoẻ của con người để đảm bảo môi trường làm việc tốt nhất cho
người lao động. Người lao động sử dụng công cụ, phương tiện lao động, gắn với
đối tượng lao động, tiến trình cơng nghệ trong sản xuất, mơi trường lao động (Hà
Tất Thắng, 2014).
2.1.1.5. Khái niệm vệ sinh lao động
Vệ sinh lao động là một môn khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của những
yếu tố có hại trong lao động sản xuất đối với sức khỏe của người lao động, các
biểu hiện nhằm cải thiện điều kiện lao động, nâng cao khả năng lao động và
phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong điều kiện sản xuất
nhằm tạo ra môi trường hợp lý, không ảnh hưởng xấu tới người lao động, không
bệnh tật và tinh thần lành mạnh (Nguyễn Thanh Việt, 2010).
2.1.1.6. Khái niệm bảo hộ lao động
Bảo hộ lao động là một hệ thống đồng bộ các chủ trương, chính sách, luật
pháp, các biện pháp về tổ chức, kinh tế-xã hội và khoa học công nghệ để cải tiến
điều kiện lao động nhằm bảo vệ sức khỏe và tính mạng của con người trong lao
động, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, bảo vệ mơi trường lao

động nói riêng và mơi trường sinh thái nói chung, góp phần vào việc cải thiện đời
sống vật chất và tinh thần của người lao động (Bộ Xây dựng, 2012).
Từ khái niệm trên có thể thấy rõ mục đích, ý nghĩa về mặt chính trị, kinh tế
xã hội và tính chất của cơng tác BHLĐ. Tính pháp lý, tính khoa học, tính quần
chúng của cơng tác BHLĐ ln gắn bó mật thiết với nhau và nội dung của công tác
BHLĐ nhất thiết phải thể hiện đầy đủ các tính chất nêu trên (Bộ Xây dựng, 2012).
2.1.1.7. Khái niệm tai nạn lao động
Tai nạn lao động là tai nạn khơng may xảy ra trong q trình lao động,

6


gắn liền với việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ lao động làm tổn thương,
làm ảnh hưởng sức khỏe, làm giảm khả năng lao động hay làm chết người
(Nguyễn Văn Nhân và Trần Văn Phúc Ân, 2007).
Theo Điều 12, Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 05 năm 2013: Tai
nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể
hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với
việc thực hiện cơng việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn
giữa ca, bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh,
chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc (Chính phủ, 2013).
Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian
hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở.
Tai nạn lao động được phân loại như sau:
Tai nạn lao động chết người;
Tai nạn lao động nặng;
Tai nạn lao động nhẹ.
Sự cố nghiêm trọng là tai nạn xảy ra trong q trình lao động (khơng bao
gồm tai nạn lao động) gây thiệt hại lớn về tài sản của người lao động, người sử
dụng lao động.

2.1.1.8. Khái niệm bệnh nghề nghiệp
Theo điều 143 Luật số 10/2012/QH13 Bộ luật lao động ngày 18 tháng 06
năm 2012 quy định:
“1. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của
nghề nghiệp tác động đối với người lao động.
Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến của Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động.
2. Người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị chu đáo, khám sức khoẻ
định kỳ, có hồ sơ sức khỏe riêng biệt.” (Quốc hội, 2012).
2.1.1.9. Khái niệm quản lý an toàn, vệ sinh lao động
Quản lý an toàn, vệ sinh lao động: là sự tác động chỉ huy điều khiển,
hướng dẫn các quá trình lao động sản xuất và hành vi lao động của người lao
động nhằm đạt được mục tiêu môi trường lao động tốt, bảo đảm an toàn và sức
khoẻ cho người lao động, tạo cho quá trình lao động sản xuất có năng suất, chất
lượng và hiệu quả (Dẫn theo Đinh Thị Thanh Hà, 2014).

7


2.1.2. Nguyên tắc quản lý an toàn, vệ sinh lao động
Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề khách thể cần phải bảo vệ mà Nhà
nước quy định nghiêm ngặt chế độ bảo hộ lao động, từ khâu ban hành văn bản
pháp luật đến tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm. Nhà nước cụ thể là Chính phủ
và Chương trình quốc gia về bảo hiểm lao động, an toàn, vệ sinh lao động đưa
vào kế hoạch phát triển kinh tế kế hoạch và ngân sách của Nhà nước… cho đến
ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm trong lĩnh vực an toàn, vệ
sinh lao động.
Việc thực hiện an toàn lao động và vệ sinh lao động trong các doanh
nghiệp phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện đồng bộ, toàn diện.
An toàn, vệ sinh lao động là bộ phận không thể tách rời khỏi các khâu lập
kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Đó cịn là trách nhiệm
khơng chỉ của người sử dụng lao động mà còn của cả người lao động nhằm bảo
đảm sức khỏe tính mạng của bản thân và môi trường lao động (Diệp Thành
Nguyên, 2009).
Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của tổ chức cơng đồn trong lĩnh vực an
tồn, vệ sinh lao động.
Cơng đồn là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người lao động. Với quyền hạn, trách nhiệm và cơ chế hoạt động, cơng đồn là tổ
chức có nhiều khả năng nhất trong việc bảo vệ quyền của người lao động nói
chung và quyền được làm việc trong mơi trường an tồn, vệ sinh lao động của
người lao động nói riêng.
Trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình, Cơng đồn được quyền
tham gia với cơ quan Nhà nước xây dựng chương trình quốc gia về an toàn lao
động, vệ sinh lao độngcũng như xây dựng pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh
lao động. Trong phạm vi đơn vị cơ sở, tổ chức cơng đồn phối hợp với người sử
dụng lao động tuyên truyền giáo dục người lao động tuân thủ các quy định về an
tồn lao động, vệ sinh lao động. Cơng đồn cịn tham gia thực hiện quyền kiểm
tra, giám sát chấp hành pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Tơn
trọng các quyền của cơng đồn và đảm bảo để cơng đồn làm trịn trách nhiệm
của mình trong lĩnh vực an toàn lao động, vệ sinh lao động là trách nhiệm của
người sử dụng lao động và các bên hữu quan (Diệp Thành Nguyên, 2009).

8


Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý ATVSLĐ: Việc quản lý nhà nước
trong lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động chủ yếu ở việc xây dựng và ban hành các
quy định về Bảo hộ lao động; xây dựng chương trình quốc gia về bảo hộ lao động

và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội vào ngân sách nhà nước; thanh tra
việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ. (Nguyễn Thị Hải Yến, 2012).
Nguyên tắc quản lý ATVSLĐ phải đảm bảo phân công, phân cấp rõ ràng
và có sự phối hợp liên ngành.
Trước hết là việc phân cấp và phối hợp giữa các cơ quan có chức năng
quản lý nhà nước về ATVSLĐ từ trung ương đến địa phương. Cơ chế quản lý
nhà nước về ATVSLĐ là hoạt động quản lý nhà nước về ATVSLĐ gồm nhiều tổ
chức, bộ phần tham gia. Các tổ chức, bộ phận có mối quan hệ tác động qua lại
mật thiết với nhau. Tập hợp các mối quan hệ tương tác này hình thành cơ chế
quản lý nhà nước về ATVSLĐ.
Chính phủ

Bộ cơng thương
Cục kỹ thuật an
tồn và mơi
trường cơng
nghiệp

Bộ TN MT
chất và
khống sản

Bộ Lao động
thương binh và xã
hơi: Cục An tồn
lao động, Thanh tra
Bộ LĐTBXH

Bộ Cơng an
Cục PCCC,

Tổng cục cảnh
sát trật tự an
tồn xã hội

Bộ Y tế
Cục quản
lý mơi
trường y
tế

Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố)
Sở TN và MT
Cấp phép/thu hồi
giấy phép hoạt
động, mơi trường
và kiểm sốt mơi
trường ơ nhiẽm

Sở Công
thương
Thẩm định,
phê duyệt thiết
kế mỏ, vật liệu
nổ....

Sở LĐTBXH
Quản lý nhà
nước lĩnh vực
ATVSLĐ


Cơng an tỉnh
Quản lý
phịng cháy,
chữa cháy, an
ninh trật tự

Sở Y tế
Quản lý
chăm sóc
sức khỏe,
mơi trường
lao động

Doanh nghiệp
Sơ đồ 2.1. Hệ thống quản lý nhà nước về ATVSLĐ
Nguồn: Tác giả tổng hợp, (2017)
Ghi chú:

Biểu thị mối quan hệ trực tiếp trong thực hiện QLNN về ATVSLĐ
Biểu thị mối quan hệ gián tiếp trong thực hiện QLNN về ATVSLĐ

9


Qua hình trên có thể thấy rõ mơ hình QLNN về ATVSLĐ được thể hiện
như sau:
Thứ nhất, Chính phủ là cơ quan QLNN cao nhất, chịu trách nhiệm toàn bộ
về ATVSLĐ trong cả nước. Tuy vậy Chính phủ giao trách nhiệm QLNN cho các
Bộ, Ngành có liên quan. Trong đó trực tiếp nhất là Bộ LĐTB&XH, ở các địa
phương là UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Với chức năng nhiệm vụ được giao, Bộ LĐTB&XH có 2 cơ quan chun
mơn giúp cho Bộ trưởng QLNN về ATVSLĐ, đó là: Cục ATLĐ và Thanh tra Bộ
LĐTB&XH.
Cục ATLĐ với tư cách là đơn vị trực tiếp giúp Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH
quản lý nhà nước về ATVSLĐ, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng
QLNN về lĩnh vực ATLĐ trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Bộ LĐTB&XH giúp Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH từ việc xây
dựng chiến lược, kế hoạch thanh tra lao động và chính sách người có cơng đến
việc đào tạo, tập huấn, huấn luyện thanh tra lao động, tổ chức thanh tra tổ chức
thực hiện ở tất cả các Sở LĐTB&XH, các cơ sở sản xuất kinh doanh, điều tra
những vụ TNLĐ đặc biệt nghiêm trọng; kiến nghị với các cơ quan QLNN sửa đổi
bổ sung chính sách pháp luật khi có bất cập, sai sót.
Bên cạnh hai đơn vị của Bộ LĐTB&XH trực tiếp giúp cho Chính phủ
QLNN về ATVSLĐ cịn có các bộ, ngành khác phối hợp để quản lý nhà nước về
ATVSLĐ.
Bộ Cơng thương có Cục Quản lý kỹ thuật an tồn và mơi trường cơng
nghiệp, cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Công thương quản lý ATVSLĐ trong ngành
Công thương.
Bộ Xây dựng có Phịng Kỹ thuật ATLĐ thuộc Cục Quản lý hoạt động xây
dựng chuyên quản lý ATLĐ trong ngành xây dựng
Bộ Y tế có Cục Quản lý mơi trường y tế, cơ quan chuyên quản lý VSLĐ
và môi trường lao động.
Bộ Cơng an có Cục Cảnh sát phịng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ;
Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an tồn xã hội có chức năng,
nhiệm vụ tham mưu đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các
quy định pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; tổ chức tuyên truyền, huấn

10



luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; thực hiện các
biện pháp phòng cháy, chữa cháy kịp thời khi có cháy xảy ra.
Ngồi ra, để thực hiện quản lý nhà nước về ATVSLĐ ở địa phương cịn có
các sở, ban, ngành khác như:
Sở LĐTB &XH thực hiện hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử
lý vi phạm trong lĩnh vực ATVSLĐ; Các chế độ, chính sách đối với người lao
động; hướng dẫn khai báo và kiểm định các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm
ngặt về ATVSLĐ; Hướng dẫn tổ chức tập huấn công tác ATVSLĐ cho chủ sử
dụng lao động, cán bộ ATLĐ và người lao động tại doanh nghiệp.
- Sở Y tế có Phịng Nghiệp vụ y tế và các Trung tâm Y tế dự phòng
chuyên trách giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý VSLĐ và đo kiểm
môi trường lao động, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chăm sóc sức khỏe, khám
phát hiện chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
- Cơng an tỉnh có Cảnh sát Trật tự an toàn xã hội chuyên quản lý an tồn
vật liệu nổ, cảnh sát Phịng cháy chữa cháy quản lý về điều kiện an tồn, phịng
cháy chữa cháy, an tồn cháy nổ.
2.1.3. Vai trị của quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
2.1.3.1. Với người lao động
Cơng tác an tồn, vệ sinh lao động có vai trò: Bảo đảm cho người lao động
được làm việc trong những điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh thuận lợi hơn.
Hạn chế tác động xấu của môi trường làm việc đến người lao động thông
qua việc trang bị các thiết bị bảo hộ phù hợp với công việc của người lao động
đang làm. Người lao động được quan tâm, chăm sóc sức khỏe, khám và kiểm tra
sức khỏe định kỳ, qua đó phát hiện được bệnh và chữa trị kịp thời.
Thực hiện cơng tác an tồn lao động sẽ giúp người lao động nắm vững
quy định, quy trình về an tồn trong lao động, thực hiện nghiêm túc cơng tác bảo
hộ lao động nâng cao ý thức chủ quan của người lao động.
Bên cạnh việc đảm bảo, nâng cao sức khỏe cho người lao động về mặt thể
chất, tinh thần cho người lao động. Tạo cho người lao động sự thoải mái, tâm lý,
yên tâm lao động (Phan Mạnh Hùng, 2014).

2.1.3.2. Với doanh nghiệp và cộng đồng xã hội
Trong nền kinh tế thị trường, muốn duy trì và phát triển sản xuất, muốn

11


×