Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện tam nông, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.21 KB, 99 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HÀ MINH ĐỨC

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:



8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết

quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn


Hà Minh Đức

i


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình viết luận văn tơi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các
thầy cô giáo Khoa Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Học viện Nông
nghiệp Việt Nam; UBND huyện Tam Nông;Trung tâm Phát triển quỹ đất; UBND các xã,
thị trấn thuộc huyện Tam Nông và đặc biệt là sự tận tình hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn
Mậu Dũng.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các quý cơ quan, gia

đình, bạn bè và đồng nghiệp. Sự giúp đỡ này đã cổ vũ và giúp tôi nhận thức, làm sáng tỏ
thêm cả lý luận và thực tiễn về lĩnh vực mà luận văn nghiên cứu.
Luận văn là quá trình làm việc khoa học và nghiêm túc của bản thân, song do
khả năng và trình độ có hạn nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định.
Tơi mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn


Hà Minh Đức

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục các bảng .....................................................................................................vii

Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.2.1.


Mục tiêu chung ................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.3.1.


Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.

Đóng góp mới của luận văn ............................................................................. 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn ..................................................................... 4

2.1.

Cơ sở lý luận ................................................................................................... 4

2.1.1.

Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử
dụng đất ........................................................................................................... 4

2.1.2.

Nội dung quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất ................................ 8


2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về đấu giá quyền sử dụng
đất ................................................................................................................. 12

2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 15

2.2.1.


Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất của
Trung Quốc ................................................................................................... 15

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất ở một số
địa phương trong nước ................................................................................... 17

iii


2.2.3.


Bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử
dụng đất trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ .................................... 20

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 22
3.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tam Nông .............................. 22

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 22


3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 23

3.2.

Phương pháp nghiên cứu của đề tài ................................................................ 26

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................. 26


3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 27

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 29

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 29


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 31
4.1.

Khái quát quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn
huyện Tam Nơng ........................................................................................... 31

4.1.1.

Khái qt tình hình cơng tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Tam
Nơng.............................................................................................................. 31


4.1.2.

Khái qt tình hình sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa
bàn huyện Tam Nơng..................................................................................... 33

4.1.3.

Khái qt tình hình quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất trên
địa bàn huyện Tam Nông ............................................................................... 37

4.2.


Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử dụng
đất trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ ............................................ 39

4.2.1.

Đánh giá tình hình triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về đấu giá
quyền sử dụng đất .......................................................................................... 39

4.2.2.

Đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt
bằng, tái định cư để tạo lập quỹ đất phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất ......... 42


4.2.3.

Đánh giá công tác xây dựng và ban hành phương án đấu giá, xác định giá
khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất ......................................................... 46

4.2.4.

Đánh giá việc thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền trong đấu giá
quyền sử dụng đất .......................................................................................... 47

4.2.5.


Đánh giá việc quản lý tổ chức các phiên đấu giá quyền sử dụng đất ............... 49

iv


4.2.6.

Đánh giá kết quả các phiên đấu giá, quản lý thu ngân sách từ nguồn đấu
giá quyền sử dụng đất .................................................................................... 54

4.2.7.


Đánh giá công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
người trúng đấu giá ........................................................................................ 61

4.2.8.

Đánh giá công tác quản lý cán bộ làm công tác đấu giá quyền sử dụng
đất, thực thi nhiệm vụ đấu giá quyền sử dụng đất ........................................... 62

4.2.9.

Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý đấu giáquyền sử dụng

đất; giải quyết các tranh chấp sau đấu giá quyền sử dụng đất .......................... 63

4.3.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đấu giá quyền
sử dụng đất .................................................................................................... 63

4.3.1.

Các chính sách của Nhà nước và địa phương ................................................. 63

4.3.2.


Năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất;
đơn vị được giao tổ chức thực hiện đấu giá .................................................... 66

4.3.3.

Vị trí địa lý, hạ tầng khu vực đấu giá quyền sử dụng đất ................................ 68

4.3.4.

Hiểu biết của người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất ................................ 68


4.3.5.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ................................................................... 69

4.4.

Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về
đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ......... 70

4.4.1.

Định hướng.................................................................................................... 70


4.4.2.

Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đấu giá quyền
sử dụng đất trên địa bàn huyện Tam Nông ..................................................... 71

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 78
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 78

5.2.


Kiến nghị ....................................................................................................... 79

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 81
Phụ lục ...................................................................................................................... 83

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

BĐS

Bất động sản

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

GCN


Giấy chứng nhận

GPMB

Giải phóng mặt bằng

NSNN

Ngân sách nhà nước

SDĐ


Sử dụng đất

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vi



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 của huyện Tam Nông .......................... 24

Bảng 4.1.

Cơ cấu đất đai trên địa bàn huyện Tam Nông năm 2017 .......................... 34

Bảng 4.2.


Kết quả đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Tam Nông
giai đoạn 2016 - 2018 ............................................................................. 39

Bảng 4.3.

Hệ thống các văn bản pháp quy về đấu giá quyền sử dụng đất của
địa phương .............................................................................................. 40

Bảng 4.4.

Ý kiến đánh giá về hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện công tác
đấu giá .................................................................................................... 42


Bảng 4.5.

Bảng tổng hợp kết quả giải phóng mặt bằng tạo lập quỹ đất phục vụ
đấu giá quyền sử dụng đất, giai đoạn 2016 - 2018 ................................... 43

Bảng 4.6.

Ý kiến đánh giá về bồi thường, hỗ trợ tái định cư để giải phóng mặt
bằng tạo quỹ đất đấu giá.......................................................................... 45

Bảng 4.7.


Ý kiến đánh giá về giá khởi điểm để tổ chức đấu giá ............................... 47

Bảng 4.8.

Bảng tổng hợp kết quả thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền
trong đấu giá quyền sử dụng đất, giai đoạn 2016 - 2018 .......................... 48

Bảng 4.9.

Ý kiến đánh giá về thông tin, tuyên truyền để tổ chức phiên đấu giá........ 49


Bảng 4.10. Ý kiến đánh giá về tổ chức phiên đấu giá ................................................ 53
Bảng 4.11. Kết quả thực hiện Dự án đấu giá đất ở tại khu Rừng Chẽ, thị trấn
Hưng Hóa, huyện Tam Nơng, tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2016 - 2018......... 55
Bảng 4.12. Kết quả thực hiện Dự án đấu giá đất ở tại Khu 11, xã Cổ Tiết,
huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ .............................................................. 56
Bảng 4.13. Kết quả thực hiện Dự án đấu giá diện tích đất cơ sở sản xuất phi
nơng nghiệp tại thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nơng ............................. 58
Bảng 4.14. Bảng tổng hợp thu ngân sách nhà nước từ 3 dự án đấu giá điểm .............. 60
Bảng 4.15. Ý kiến đánh giá về quản lý tài chính sau đấu giá ..................................... 61
Bảng 4.16. Bảng tổng tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 3
dự án đấu giá điểm .................................................................................. 61
Bảng 4.17. Ý kiến đánh giá về công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận sau

đấu giá .................................................................................................... 62

vii


Bảng 4.18. Bảng tổng hợp số lượng, chất lượng người thực thi nhiệm vụ đấu
giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Tam Nông .............................. 62
Bảng 4.19. Ý kiến đánh giá về thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về
đấu giá .................................................................................................... 63
Bảng 4.20. Bảng tổng năng lực quản lý nhà nước và đơn vị được giao tổ chức
đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Tam Nông ........................ 67


viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hà Minh Đức
Tên luận văn: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất
trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá cơng tác quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất
trên địa bàn huyện Tam Nơng, tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất một số giải pháp để tăng
cường quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện trong thời
gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lựa chọn địa bàn nghiên cứu là địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú
Thọ, Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập số liệu,
phương pháp xử lý và phân tích số liệu. Số liệu thứ cấp gồm: Các thông tin, số liệu thứ
cấp được thu thập từ các báo cáo, số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Phú Thọ, Phịng Tư pháp, Phịng Tài ngun và Mơi trường, Phịng Tài chính kế
hoạch huyện… Số liệu sơ cấp được tác giả thu thập bằng cách;

- Điều tra phỏng vấn 07 cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đấu giá quyền
sử dụng đất trên địa bàn là công chức thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác đấu giá
quyền sử dụng đất công tác tại Sở Tài ngun và Mơi trường, Phịng Tài ngun và Mơi
trường, Phịng Tài chính kế hoạch, Phịng Tư pháp Huyện, cơng chức tài nguyên và môi
trường xã, thị trấn và cá nhân có liên quan.
- Phỏng vấn 50 người tham gia đấu giá bao gồm đại diện cho tổ chức tham gia
đấu giá, hộ gia đình, cá nhân tham gia đấu giá (bao gồm cả người trúng đấu giá và
người tham gia nhưng không trúng đấu giá).
Số liệu sau khi được Tác giả thu thập về sẽ được tổng hợp và phân tích tình
hình quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Tam Nông,
tỉnh Phú Thọ.
Kết quả chính và kết luận

Kết quả nghiên cứu của luận văn đã đi sâu và giải quyết được những vấn đề
như sau:
(1) Góp phần hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về đấu giá

ix


quyền sử dụng đất: Làm rõ các khái niệm đấu giá, đấu giá quyền sử dụng đất, đơn vị tổ
chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất, đơn vị thực hiện cuộc bán đấu giá quyền
sử dụng đất, người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất, bước giá, giá khởi điểm…; Vai
trò của quản lý Nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất; xác định các nội dung và các
yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất. Cơ sở thực tiễn

quốc tế, một số tỉnh, địa phương trong nước và bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý
nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
(2) Luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng thực trạng công tác đấu
giá quyền sử dụng đất tại huyện Tam Nông, cụ thể tại ba dự án đấu giá quyền sử dụng
đất tại Khu Rừng Chẽ thị trấn Hưng Hóa, Khu 11 xã Cổ Tiết và đất thu hồi của Doanh
nghiệp tư nhân Phúc Hưng, tại thị trấn Hưng Hóa. Qua đó phân tích các yếu tố ảnh
hưởng quản lý nhà nước về công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Tam
Nông, tỉnh Phú Thọ.
(3) Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất
và quản lý sử dụng quỹ đất sau đấu giá trên địa bàn huyện Tam Nơng cần thực hiện một
số giải pháp: hồn thiện một số nội dung về chính sách pháp luật trong đấu giá quyền
SDĐ; làm tốt hơn công tác tổ chức thực hiện cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng,

tái định cư để tạo lập quỹ đất phục vụ đấu giá quyền SDĐ; tiếp tục cải cách thủ tục hành
chính trong thực hiện tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất và cấp GCN quyền sử dụng đất
cho những người trúng đấu giá; tăng cường; xây dựng và ban hành phương án đấu giá, xác
định giá khởi điểm sát với thực tế; Tăng cường thông tin, tuyên truyền trong đấu giá; Tăng
cường năng lực và hiệu quả công tác kiểm tra và xử lý vi phạm sau đấu giá; tăng cường
quản lý các hoạt động giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau đấu giá…

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Ha Minh Đưc

Thesis title: “Solutions to strengthen state management on auction of land property
rights in Tam Nong district, Phu Tho province”
Maijor: Economics Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objective
To assess the situation of strengthen state management on auction of land
property rights in Tam Nong district, Phu Tho province, hence propose solutions to
strengthen the strengthen state management on auction of land property rights in Tam
Nong district, Phu Tho province in the future.

Materials and Methods
This study used primary and secondary data, the depth interviews, semi-structured
interviews 7 officer samples in departments of Agriculture and Rural development,
Resources, Financial and 50 auction participants include representatives of auctionparticipating organizations, households and individuals participating in auctions (including
auction winners and participants but not winning bids). The research methodology such as
described statistical analysis, comparative, forecasting to assess the state management on
auction of land property rights in Tam Nong district, Phu Tho province.
Research finding and conclusion
(1) Contribute to the theoretical and practice of state management on auction of
land property rights such as clarifying concepts of auction, auction of land property
rights, organizing the auction of land property rights, conducting land use right auction,
participants of auction of land property rights, price level, starting price. The role of

State management on auction of land property rights; determine the contents and factors
which affected the state management of auction of land property rights. Practical from
some countries in the world, some provinces and lessons learned for state management
on auction of land property rights in Tam Nong district, Phu Tho province.
(2) The thesis has analyze and assess the situation of of land property rights in
Tam Nong district, Phu Tho province. The detail information in 3 areas Rừng Chẽ, Khu
11 xã Cổ Tiết and Phúc Hưng company in Hưng Hóa town. Thereby analyzing the
factors affecting state management on auction of land property rights in Tam Nong
district, Phu Tho province.

xi



(3) To improve the state management on auction of land property rights in Tam
Nong district, Phu Tho province. The research proposed some solutions included
completing some contents of legal policies in auction of land; compensation, site
clearance and resettlement to create land fund for auction of land; reform administrative
procedures in organizing auction of land property rights and granting land property
rights certificates to auction winners; Strengthen information and propaganda in the
auction; Strengthening the capacity and effectiveness of inspection and handling of
violations; strengthen management of land property right transfer transactions.

xii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới, cơ
chế kinh tế thị trường ở nước ta đang từng bước được hình thành và hồn thiện.
Các thành phần kinh tế phát triển mạnh mẽ dẫn đến xu hướng tất yếu là mọi yếu
tố nguồn lực đầu vào cho sản xuất và sản phẩm đầu ra đều trở thành hàng hóa,
trong xu thế chung đó đất đai không phải ngoại lệ.
Từ sau thời điểm thi hành Luật Đất đai năm 1993 trong bối cảnh nguồn
lực tài chính cho phát triển hạ tầng cịn eo hẹp, Thủ tướng Chính phủ đã chủ
trương cho phép sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua hai
hình thức đấu thầu dự án và đấu giá quyền sử dụng đất nhằm phát huy nguồn

nội lực từ đất đai trong q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước (Quốc
hội, 1993).
Kể từ thời điểm đó, cùng với q trình đổi mới và hồn thiện khơng ngừng
khung pháp lý có liên quan, đấu giá quyền sử dụng đất đã mang lại một hướng đi
mới cho thị trường bất động sản. Nguồn thu cho ngân sách từ tiền sử dụng đất,
tiền thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất đã góp phần quan trọng để đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng, cải tạo, chỉnh trang đơ thị, nơng thơn, đồng thời góp
phần làm thay đổi diện mạo kiến trúc.
Huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ gồm có 19 xã và 01 thị trấn với tổng diện
tích tự nhiên là 155,87 km2, là một huyện nằm cách tỉnh lị 22 km về phía Tây
Nam.Cùng với nhịp độ phát triển chung của Tỉnh, do có vị trí địa lý khá thuận,
tiếp giáp thủ đô Hà Nội, là cửa ngõ phía Tây Nam của khu vực trung tâm kinh tế

Việt Trì - Lâm Thao, có lợi thế về giao thông cả đường bộ và đường thủy với hệ
thống các tuyến quốc lộ 32, 32A, 32C và hệ thống sông Đà, sông Thao và sông
Hồng nên huyện Tam Nông có rất nhiều điều kiện để phát triển, hội nhập.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của Huyện, tốc độ đơ thị hóa và nhu cầu sử
dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn Huyện cùng với hình thức
giao đất, cho thuê đất trực tiếp đối với các trường hợp theo quy định của pháp
luật Đất đai, việc giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất
ngày càng được chú trọng và tăng cường.

1



Thông qua đấu giá quyền sử dụng đất đã nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản
lý nhà nước về đất đai, khắc phục tình trạng xin cho về đất, giá đất trúng đấu giá
và giá đất theo thị trường đã xích lại gần nhau hơn và góp phần tăng thu cho ngân
sách từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Tuy nhiên, trong q trình thực hiện cơng
tác đấu giá quyền sử dụng đất còn bộc lộ một số tồn tại như: khó khăn trong cơng
tác bồi thường giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất "sạch", thiếu nguồn vốn cho
đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các quy định pháp luật về xác định giá khởi
điểm có những giai đoạn cịn chưa có sự thống nhất trong các Thơng tư hướng
dẫn thực hiện của các Bộ Tài chính, Tài nguyên và Môi trường và Tư pháp, việc
định giá đơi lúc cịn chưa sát thực, quy trình tổ chức đấu giá đơi lúc cịn chưa
khoa học, lúng túng, tiến độ xây dựng cơng trình sau khi trúng đấu giá còn chậm,
chưa đảm bảo quy hoạch được duyệt ...vv (UBND huyện Tam Nông, 2018).

Xuất phát từ những vấn đề trên, đồng thời với mong muốn góp phần đẩy
mạnh cơng tác đấu giá quyền sử dụng đất phục vụ việc quản lý, khai thác và sử
dụng quỹ đất trên địa bàn huyện Tam Nơng, tỉnh Phú Thọ có hiệu quả, tơi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đấu giá
quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá công tác quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử dụng
đất trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất một số giải pháp
để tăng cường quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện
trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về đấu giá
quyền sử dụng đất;
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất trên
địa bàn huyện Tam Nơng, tỉnh Phú Thọ;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng quản lý nhà nước về công tác đấu giá
quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đấu giá
quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

2



1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn trong
việc quản lýnhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất (bao gồm các nội dung quản
lý nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất như: ban hành các văn bản pháp quy,
quản lý cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng, công tác xây dựng phương án
giá đất, công tác thông tin trong đấu giá... và các công cụ sử dụng trong quản lý
nhà nước về đấu giá như: công cụ pháp lý, cơng cụ tài chính...).
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Phản ánh thực trạng quản lý nhà nước đối với công tác đấu
giá quyền sử dụng đất, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
về đấu giá quyền sử dụng đất;

- Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu phạm vi trên địa bàn huyện
Tam Nông, tỉnh Phú Thọ;
- Về thời gian: Số liệu được thu thập từ năm 2016 đến 2018;
Đề tài được thực hiện từ tháng 5 năm 2018 đến tháng 6 năm 2019.
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về về đấu giá quyền
sử dụng đất. Phân tích thực trạng cơng tác về đấu giá quyền sử dụng đất trên địa
bàn huyện Tam Nông để đánh giá kết quả đạt được, chỉ rõ hạn chế và tìm ra
nguyên nhân. Từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hồn thiện cơng
tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Tam Nông.
Đề tài cũng đã chỉ ra được những ưu - khuyết điểm trong nghiên cứu
công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn Huyện và cụ thể hóa vấn đề quản

lý đấu giá quyền sử dụng đất ở huyện Tam Nông nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất giảm bớt tình trạng tiêu cực gây thất
thoát NSNN.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về đấu giá
quyền sử dụng đất
2.1.1.1. Một số khái niệm

a. Các khái niệm cơ bản về đấu giá, đấu giá quyền sử dụng đất
- Đấu giá:
Từ “đấu giá” (auction) bắt nguồn từ tiếng Latin (augère) với hai nghĩa
chính là “tăng lên” hoặc “bổ sung”. Đến nay trên thế giới có 2 hình thức đấu giá
chính: đấu tăng giá - theo kiểu phổ quát trên khắp thế giới và đấu giảm giá - theo
kiểu khơng phổ qt và có thành tựu tại Hà Lan.
Ở Việt Nam, theo Từ điển Luật học thì “Bán đấu giá tài sản là hình thức
bán cơng khai một tài sản, một khối tài sản; theo đó có nhiều người muốn mua
tham gia trả giá, người trả giá cao nhất nhưng không thấp hơn giá khởi điểm là
người mua được mua tài sản”, theo Luật Đấu giá thì "Đấu giá tài sản là hình thức
bán tài sản có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và
thủ tục được quy định tại Luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 49 của Luật

này" (Nguyễn Minh Hoàng, 2015).
- Đấu giá quyền sử dụng đất:
Đấu giá quyền sử dụng đất là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lựa chọn
chủ đầu tư là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế để
giao quyền sử dụng đất (hoặc cho thuê đất) bằng hình thức đấu giá cơng khai
theo quy định của pháp luật.
- Đơn vị tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất:
Là Tổ chức phát triển quỹ đất hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng được
Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử
dụng đất (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp, 2015).
- Đơn vị thực hiện cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất:
Là tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật

về đất đai, pháp luật về đấu giá tài sản và quy định của pháp luật khác có liên

4


quan hoặc Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất được Ủy ban nhân dân cấp có
thẩm quyền quyết định thành lập trong trường hợp đặc biệt (Bộ Tài nguyên và
Môi trường, Bộ Tư pháp, 2015).
- Người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất:
Là cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện tham gia đấu giá để nhận quyền sử
dụng đất theo quy định của Luật Đấu giá tài sản và quy định khác của pháp luật
Đất đai và pháp luật có liên quan (Quốc hội, 2016).

- Bước giá:
Là mức chênh lệch tối thiểu của lần trả giá sau so với lần trả giá trước
liền kề trong trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá lên. Bước giá do người
có tài sản đấu giá quyết định và thơng báo bằng văn bản cho tổ chức đấu giá tài
sản đối với từng cuộc đấu giá (Bộ Tài chính, 2014).
- Giá khởi điểm:
Là giá ban đầu thấp nhất của tài sản đấu giá trong trường hợp đấu giá theo
phương thức trả giá lên; giá ban đầu cao nhất của tài sản đấu giá trong trường
hợp đấu giá theo phương thức đặt giá xuống (Quốc hội, 2016).
- Mức giảm giá:
Là mức chênh lệch tối thiểu của lần đặt giá sau so với lần đặt giá trước
liền kề trong trường hợp đấu giá theo phương thức đặt giá xuống. Mức giảm giá

do người có tài sản đấu giá quyết định và thơng báo bằng văn bản cho tổ chức
đấu giá tài sản đối với từng cuộc đấu giá (Quốc hội, 2016).
- Người mua được tài sản đấu giá:
Là người trúng đấu giá và ký kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc
được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá tài sản (Quốc hội, 2016).
- Người trúng đấu giá:
Là cá nhân, tổ chức trả giá cao nhất so với giá khởi điểm hoặc bằng giá
khởi điểm trong trường hợp khơng có người trả giá cao hơn giá khởi điểm khi
đấu giá theo phương thức trả giá lên; cá nhân, tổ chức chấp nhận mức giá khởi
điểm hoặc mức giá đã giảm trong trường hợp đấu giá theo phương thức đặt giá
xuống (Quốc hội, 2016).


5


- Phương thức trả giá lên:
Là phương thức đấu giá, theo đó người tham gia đấu giá trả giá từ thấp lên
cao cho đến khi xác định được người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm (Quốc
hội, 2016).
Phương thức đặt giá xuống:
Là phương thức đấu giá, theo đó đấu giá viên đặt giá từ cao xuống thấp
cho đến khi xác định được người chấp nhận mức giá do đấu giá viên đưa ra
(Quốc hội, 2016).
- Tài sản đấu giá:

Là tài sản được phép giao dịch theo quy định của pháp luật (Quốc hội, 2016).
b.Đặc điểm và bản chất của đấu giá quyền sử dụng đất
- Đặc điểm của đấu giá quyền sử dụng đất:
+ Bán đấu giá quyền sử dụng đất là hình thức bán cơng khai theo nguyên
tắc và thủ tục luật định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất
quản lý. Nhà nước giao đất, cho th đất thơng qua hình thức đấu giá quyền sử
dụng đất phải đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, đồng thời giám sát hoạt động
của nhân dân trong khuôn khổ pháp luật.
+ Chủ thể tham gia đấu giá từ hai chủ thể trở lên: Không giống như đa số
các tài sản khác, quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng
đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai khi được đấu giá bắt buộc
phải có từ hai chủ thể trở lên tham gia đấu giá (Quốc hội, 2016).

+ Người được mua tài sản quyền sử dụng đất là người trả giá cao nhất:
Theo phương thức trả giá lên khi thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, người
trúng đấu giá sẽ là người trả giá cao nhất và đảm bảo không thấp hơn giá khởi
điểm. Đặc điểm này trong đấu giá quyền sử dụng đất giúp lựa chọn được người
sử dụng đất có đủ năng lực đầu tư, đồng thời tối đa hóa hiệu quả kinh tế khi Nhà
nước giao đất, cho th đất thơng qua hình thức đấu giá.
- Bản chất của bán đấu giá quyền sử dụng đất: Là quan hệ về mua bán
quyền sử dụng đất (quyền th đất) thơng qua hình thức đấu giá nhằm chuyển
giao quyền sử dụng đất (quyền thuê đất) với giá cao nhất. Hoạt động bán đấu giá
quyền sử dụng đất được diễn ra theo ý chí của Nhà nước và người được Nhà
nước ủy quyền yêu cầu tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản thực hiện việc
bán đấu giá.


6


c. Quản lý Nhà nước
Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là sự tác
động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã
hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ
xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà
nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN” (Nguyễn Hữu
Hải, 2010).
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà

nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản
lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý
xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt quản lý nhà nước được hiểu
theo hai nghĩa.
Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà
nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp.Theo
nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà
nước theo nghĩa rộng; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban
hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt
động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần
thiết của Nhà nước. Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết được thực

hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội,
đồn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ quyền,
trao quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật.
d. Quản lý Nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất
Quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất là hoạt động quyền lực
nhà nước, thông qua bộ máy nhà nước và chủ yếu sử dụng công cụ pháp luật,
tác động định hướng lên đơn vị tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng
đất, đơn vị thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất, người tham gia đấu giá
quyền sử dụng đất và các chủ thể liên quan đến công tác đấu giá quyền sử
dụng đất nhằm điều chỉnh và hướng hành vi của các chủ thể này diễn ra phù
hợp với các quy định pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng
đất đai và tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ tiền sử dụng đất, tiền

thuê đất.

7


2.1.1.2. Vai trò của quản lý Nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất
Để dần xây dựng nền kinh tế thị trường hồn chỉnh địi hỏi vai trị can
thiệp trực tiếp của nhà nước ngày càng giảm thiểu, tuy nhiên vai trị hồn thiện
các hoạt động thị trường chun nghiệp lại cần được tăng cường. Đối với thị
trường bất động sản trên thế giới nói chung, đặc biệt ở nước ta nói riêng đang dần
định hình và hồn thiện nên vai trò quản lý nhà nước đối với thị trường này là vô
cùng cần thiết. Đấu giá quyền sử dụng đất góp phần đáng kể trong việc hồn

thiện thị trường bất động sản ở góc độ điều tiết nguồn cung và kiểm soát giá cả
theo cả hai chiều giữa nhà nước và thị trường.
2.1.2. Nội dung quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất
2.1.2.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn đấu giá quyền
sử dụng đất
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đấu giá tài sản nói chung,
đặc biệt là đấu giá quyền sử dụng đất nói riêng là một lĩnh vực mới, đang từng
bước được hoàn thiện. Nếu như trước đây, đấu giá tài sản mới chỉ được quy định
trong một phần nhỏ nội dung của pháp luật dân sự thì cho đến năm 2016 Luật
đấu giá tài sản được ban hành (có hiệu lực từ 01/7/2017) thì đấu giá tài sản mới
chính thức được luật hóa (Quốc hội, 2016).
Sau khi Quốc hội ban hành Luật đấu giá tài sản thì Chính phủ đã ban hành

quy Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu giá
tài sản (Chính phủ, 2017).
Các Bộ cũng ban hành Thông tư hướng dẫn:
- Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT, ngày 02/6/2014 quy định về hồ sơ
giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2014).
Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BTNMT-BTP quy định việc tổ chức
thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho
thuê đất (Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tư pháp, 2015).
- Thông tư số 48/2017/TT-BTC quy định chế độ tài chính trong hoạt động
đấu giá tài sản (Bộ Tài chính, 2017).
Tuy nhiên , đấu giá quyền sử dụng đất có tính chất riêng do đặc thù của tài

sản đấu giá là quyền sử dụng đất, một loại tài sản đặc biệt nên Nhà nước cần thiết

8


phải ban đồng bộ các văn bản hướng dẫn về nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá
quyền sử dụng đất; các hướng dẫn trong việc xây dựng phương án đấu giá, xác
định giá khởi điểm để đấu giá; các hướng dẫn về chế độ tài chính trong đấu giá
và quy trình luân chuyển hồ sơ để thực hiện nghĩa vụ tài chính và quyền lợi của
người sử dụng đất sau khi trúng đấu giá.
Ngồi ra, trong q trình thực hiện sẽ phát sinh những bất cập đòi hỏi Nhà
nước phải sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản pháp lý cho phù hợp với thực tế.

2.1.2.2. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất; phát triển
quỹ đất phục vụ đấu giá
Một trong những điều kiện để tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất
khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất là quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng.
UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
và giao cho Tổ chức phát triển quỹ đất hoặc Hội đồng (Ban) bồi thường, giải
phóng mặt bằng triển khai thực hiện phương án để tạo cơ sở thu hồi đất. Để đảm
bảo quy hoạch được thực hiện khả thi, Nhà nước sẽ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ
thuật trước khi tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất nhằm làm tăng giá trị quyền sử
dụng đất, quyền thuê đất.
2.1.2.3. Xây dựng phương án đấu giá,xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền
sử dụng đất

Căn cứ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được phê duyệt
và đề xuất của các đơn vị về việc đấu giá quỹ đất hiện có, cơ quan tài nguyên và
môi trường báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo các đơn vị đang được giao
quản lý quỹ đất lập phương án đấu giá quyền sử dụng đất trình Ủy ban nhân dân
cùng cấp phê duyệt. Phương án đấu giá đấu giá được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt bao gồm những nội dung chính sau đây:
- Danh mục loại đất, vị trí, diện tích và hạ tầng kỹ thuật, tài sản gắn liền
với các thửa đất đấu giá (nếu có);
- Mục đích, hình thức (giao đất hoặc cho thuê đất), thời hạn sử dụng của
các thửa đất khi đấu giá quyền sử dụng đất;
- Dự kiến thời gian tổ chức thực hiện đấu giá các thửa đất;
- Đối tượng và điều kiện được tham gia đấu giá; mức phí tham gia đấu giá

và khoản tiền đặt trước phải nộp khi tham gia đấu giá;

9


- Hình thức đấu giá được áp dụng khi thực hiện cuộc bán đấu giá;
- Kinh phí, nguồn chi phí tổ chức thực hiện việc đấu giá;
- Dự kiến giá trị thu được và đề xuất việc sử dụng nguồn thu từ kết quả
đấu giá;
- Phương thức lựa chọn đơn vị thực hiện cuộc bán đấu giá (đấu thầu rộng
rãi hoặc giao đơn vị cụ thể thực hiện) hoặc đề xuất thành lập Hội đồng đấu giá
quyền sử dụng đất trong trường hợp đặc biệt (đối với trường hợp được thành lập

Hội đồng đấu giá đặc biệt theo quy định);
- Đề xuất đơn vị được giao tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất.
Sau khi được UBND cấp thẩm quyền phê duyệt phương án đấu giá và quyết
định đấu giá quyền sử dụng đất, đơn vị tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất
xây dựng phương án giá, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, quyết định
phê duyệt giá đất cụ thể, giá khởi điểm theo nguyên tắc, trình tự được quy định tại
các văn bản pháp quy của Chính phủ, Bộ Tài ngun và Mơi trường, Bộ Tài chính
để làm cơ sở tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất. Nội dung quản lý nhà
nước về công tác định giá, xác định giá khởi điểm có ảnh hưởng mang tính quyết
định đến thành công hay thất bại trong đấu giá quyền sử dụng đất.
2.1.2.4. Quản lý thông tin về đấu giá quyền sử dụng đất
Đặc điểm của đấu giá là tính cơng khai, minh bạch do đó địi hỏi nhà nước

phải quản lý công tác thông tin về đấu giá quyền sử dụng đất. Nội dung quản lý
này được thực hiện trên hai nhiệm vụ:
- Nhiệm vụ của cơ quan quản lý đất đai, đơn vị được giao tổ chức thực
hiện đấu giá quyền sử dụng đất: tuyên truyền các chủ trương đấu giá, kế hoạch sử
dụng quỹ đất đấu giá hàng năm của cấp huyện được UBND tỉnh phê duyệt theo
quy định của pháp luật đất đai.
- Nhiệm vụ của đơn vị thực hiện cuộc đấu giá và các cơ quan đơn vị liên
quan: Trước khi mở cuộc đấu giá đơn vị thực hiện cuộc đấu giá có trách nhiệm
đăng tải thông tin nhằm đảm bảo công khai, trung thực, khách quan theo quy
định của pháp luật về đấu giá tài sản dưới sự giám sát của đơn vị được giao tổ
chức thực hiện đấu giá, cơ quan tư pháp và các cơ quan có liên quan.
2.1.2.5. Quản lý việc thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất

- Lựa chọn đơn vị thực hiện cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất: Căn cứ

10


phương án đấu giá và giá khởi điểm được phê duyệt, đơn vị tổ chức thực hiện đấu
giá sẽ lựa chọn đơn vị thực hiện cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định
của pháp luật về đấu thầu và các quy định có liên quan khác. Việc lựa chọn này
phải đảm bảo nguyên tắc công khai, đúng trình tự và đảm bảo tính cạnh tranh.
- Chuẩn bị mở cuộc đấu giá: Nhà nước quản lý công tác chuẩn bị mở cuộc
bán đấu giá quyền sử dụng đất thơng qua việc giám sát quy trình và các quy định
pháp luật có liên quan khác.

- Quản lý cuộc đấu giá: Việc mở phiên đấu giá được tiến hành sau khi hết
hạn nộp hồ sơ dự đấu giá và đã xác định được người tham gia đấu giá đủ điều
kiện. Phiên đấu giá sẽ được tổ chức theo Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để
giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất được UBND cấp tỉnh quy định
và Nội quy cuộc đấu giá do Đơn vị thực hiện cuộc đấu giá được ban hành kèm
theo Hồ sơ mời đấu giá quyền sử dụng đất. Đơn vị tổ chức thực hiện việc đấu giá
quyền sử dụng đất có trách nhiệm cử đại diện tham dự, giám sát việc thực hiện
cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất. Tùy từng trường hợp cụ thể, đơn vị tổ chức
thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất phối hợp với đơn vị thực hiện cuộc bán
đấu giá mời đại diện cơ quan tài nguyên và môi trường, tư pháp, tài chính, chính
quyền địa phương nơi có đất bán đấu giá và đại diện tổ chức, cá nhân khác có
liên quan đến tham dự, giám sát thực hiện cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất.

2.1.2.6. Quản lý tài chính trong đấu giá; giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho người trúng đấu giá
Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm, quy định về việc quản lý tài
chính trong đấu giá quyền sử dụng đất, công tác giao đất, đăng lý, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng thời thơng qua đó để quản lý các đối tượng
tham gia tổ chức thực hiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Sau phiên đấu giá, Đơn vị tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất có
trách nhiệm tổng hợp, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê
duyệt kết quả đấu giá. Quyết định công nhận kết quả đấu giá được sử dụng thay
thế cho quyết định giao đất, cho thuê đất và làm cơ sở để người trúng đấu giá
thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai.
Sau khi đã nhận được chứng từ nộp đủ tiền trúng đấu giá quyền sử dụng

đất của người trúng đấu giá, cơ quan tài ngun và mơi trường trình UBND cấp
có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và

11


tài sản khác gắn liền với đất; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất
theo quy định và hồn thành cơng tác giao đất thực địa.
Cơng tác quản lý việc sử dụng đất sau đấu giá của người trúng đấu giá
được thực hiện theo quy hoạch chi tiết và kế hoạch sử dụng đất đã được phê
duyệt, đồng thời quản lý trên cơ sở dự án đầu tư của người trúng đấu giá đã đề
xuất (với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư).

2.1.2.7. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật đấu giá
Hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật và xử lý các vi phạm
pháp luật trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất của các cơ quan nhà nước là
một trong những công cụ không thể thiếu đối với quản lý đất đai nói chung và
quản lý đấu giá quyền sử dụng đất nói riêng.
Tăng cường cơng tác kiểm tra, thanh tra để đảm bảo quyền lợi của người
sử dụng đất, đồng thời giám sát tốt việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước
của các cơ quan thực thi quá trình đấu giá quyên sử dụng đất.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về đấu giá quyền sử
dụng đất
2.1.3.1. Các chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước và của địa phương
về đấu giá quyền sử dụng đất

Hệ thống văn bản, chính sách quy định có liên quan đến công tác đấu giá
quyền sử dụng đất ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tổ chức thực hiện đấu giá
quyền sử dụng đất, đặc biệt là các văn bản liên quan đến việc xác định giá khởi
điểm và chính sách về chế độ tài chính trong đấu giá. Quản lý nhà nước về đấu
giá quyền sử dụng đất trong chính sách chung được hiểu là các nội dung về quản
lý đất đai, quản lý các đơn vị được giao tổ chức thực hiện đấu giá, các Tổ chức
đấu giá chuyên nghiệp và người sử dụng đất thông qua đấu giá nhằm phục vụ
mục tiêu chung là tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất, cho nhà đầu tư
thuận lợi tiếp cận đất đai, phát triển sản xuất, dịch vụ, đồng thời tăng cường tối
đa hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai,
tư pháp.
Hệ thống các quy định pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất bao gồm

pháp luật về đất đai, pháp luật về đấu giá tài sản và các quy định có liên quan
khác. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với Quốc hội ban hành luật, Chính phủ
cùng các Bộ, Ngành đã và đang tiếp tục triển khai xây dựng các văn bản hướng

12


×