Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

TIỂU LUẬN CAO học văn TRIẾT lý TRONG SÁNG tác của NGUYỄN DU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.7 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
Phần mở đầu .....................................................................................................2
Phần nội dung ...................................................................................................5
I. Triết lý chịu ảnh hưởng từ Nho giáo..............................................................5
1.Triết lý “Tài mệnh tương đố”, “Tạo vật đố toàn”......................................5
2. Biểu hiện của triết lý “Tài mệnh tương đố”, “Tạo vật đố toàn” trong sáng
tác của Nguyễn Du.........................................................................................9
II. Triết lý chịu ảnh hưởng từ Phật giáo ............................................................16
1. Thuyết nhân quả......................................................................................17
2. Biểu hiện của thuyết nhân quả trong truyện Kiều....................................18
III. Sự kết hợp giữa Nho giáo và Phật giáo ......................................................21
1. Dùng thuyết nhân quả để lý giải “Tài mệnh tương đố” ...........................21
2. Dùng cái “Tâm” để giải thoát mọi đau khổ .............................................22
3. Cơ sở của sự sáng tạo trong triết lý của Nguyễn Du ...............................24
3.1. Hiện tượng “Tam giáo đồng nguyên” ................................................24
3.2. Tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du ..................................................24
Phần kết luận .....................................................................................................28
Tài liệu tham khảo ............................................................................................29


Triết lý trong sáng tác của Nguyễn Du

PHẦN MỞ ĐẦU
Đến nay, đã ngót 300 năm qua, khơng biết có bao người trong thiên hạ đã
khóc thương cho tâm sự bi ai, và thân phận éo le đầy nghịch cảnh của Tố Như tiên
sinh, nhưng có một điều hi hữu mà chúng ta được chứng kiến là giá trị những sáng
tác của ông và đặc biệt là truyện Kiều chẳng những đã vượt thời gian mà cịn vượt
cả khơng gian. Bây giờ truyện Kiều đã được truyền bá khắp nơi trên thế giới qua
những bản dịch bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Đồng thời, truyện Kiều cũng lại
còn làm hao tốn không biết bao nhiêu giấy mực, qua các cuộc phê bình, tranh luận
và nghiên cứu... Các nhà văn học, qua các thời đại, cũng đã mất rất nhiều tâm lực,


dụng công khảo sát truyện Kiều qua nhiều phương diện khác nhau, từ bố cục nội
dung đến hình tượng nhân vật, giá trị văn chương, tài năng thi phú diễm tuyệt của
tác giả, đến ảnh hưởng các triết thuyết của Nho gia, của Lão Tử, thuyết ” nhân quả
” và Chân Lý Giác Ngộ của Phật Giáo…Tiếp nối mạch nguồn ấy, trong bài tiểu
luận này, chúng tôi đi vào nghiên cứu “Triết lý trong các sáng tác của Nguyễn
Du” ở góc độ truyền thống văn hóa Việt.
Cũng như những vấn đề khác, triết lý trong sáng tác của Nguyễn Du là một
vấn đề thu hút nhiều sự nghiên cứu. Có khơng ít hướng bàn luận khác nhau dựa
trên nhiều bình diện như lịch sử, triết học. Lời khen ý chê cũng khơng đồng nhất.
Hướng nghiên cứu dựa vào văn hóa là một hướng đi không mới, thu hút nhiều sự
quan tâm. Sau đây, chúng tôi xin nêu ra một vài công trình nghiên cứu.
Theo Thích Thiên Ân trong “Giá trị triết học tơn giáo trong truyện Kiều”
(Văn hóa nguyệt san, số 10 và 11, Sài Gòn, 1965), tư tưởng triết học nổi bật nhất
trong truyện Kiều là tư tưởng triết học Phật giáo, thuyết thiên mệnh cũng chính là
định lý của đạo Phật, và ý chí phấn đấu liên tục để con người thắng được định
mệnh là triết lý nhân bản truyền thống của các dân tộc Á Đông.
Bài viết “Triết lý đạo Phật trong truyện Kiều” (Tạp chí văn học số 12,
1966) của Cao Huy Đỉnh sâu sắc hơn vì tác giả tỏ ra có hiểu biết về Phật giáo,
xuyên qua ý tưởng về nghiệp báo mà tác giả dùng làm tư tưởng chỉ đạo cho toàn
Trang 2


Triết lý trong sáng tác của Nguyễn Du

bài. Nhận định rằng bản thân triết lý nhà Phật hàm chứa một mâu thuẫn, vì “Con
người lại phủ định cuộc sống, trong khi “Đã u thương nhân loại thì phải gắn bó
với đời”, tác giả giải thích sự phân phái trong Phật giáo thành Đại thừa và Tiểu
thừa, là cách thức giải quyết mâu thuẫn ấy “Để cho đạo Phật thực tiễn và gần gũi
với quần chúng hơn”. Nghiệp báo là “Tu nhân tích đức ở kiếp này để hưởng quả
phúc ở kiếp sau. Niết bàn hay là cõi hư vô không cịn những ý nghĩa siêu hình học

thuần thúy nữa mà mang tính chất tơn giáo thật sự. Nó là một thứ thiên đường, nơi
ban thưởng cho người lành sau khi chết trở thành bồ tát bất tử. Nó đối lập với địa
ngục…”. Trong truyện Kiều, “triết lý Phật chiếm một liều lượng lớn vì chất bi
quan, yếm thế của nó dễ diễn tả nhất những nỗi day dứt siêu hình ở trong tâm
trạng con người, nhất là phụ nữ,…”. Chữ nghiệp “mê muội và an ủi tâm hồn yếu
đuối” giúp Kiều chịu đựng đau khổ bằng cách tự buộc tội mình. Thế nhưng,
Nguyễn Du đã phủ định những quan điểm tơn giáo và khẳng định chủ nghĩa nhân
đạo tích cực của nhân dân qua ba mâu thuẫn: Ý thức về nghiệp báo có nội dung
duy tâm nhưng nguồn gốc của nó có cơ sở xã hội; Kiều khơng phủ định ý muốn
sống theo giáo lý nhà Phật mà chỉ muốn khẳng định quyền sống theo một thứ “
Phật giáo pha màu triết lý tự nhiên không tưởng”; Công lý trong truyện Kiều
không được thực hiện ở một cõi thiên đàng hay địa ngục mà được thể hiện qua sự
thưởng phạt ngay trên trần thế.
Khởi đi từ tiền đề: “Triết lý của tác phẩm phải tốt ra từ nội dung hình
tượng của tác phẩm”, Hoàng Ngọc Hiến áp dụng vào việc khảo sát ba quan niệm
giải thích cuộc đời gian truân của nàng Kiều: quan niệm tài mệnh tương đố, quan
niệm duyên nghiệp nhân quả, quan niệm tình là dây oan. Theo ông, tư tưởng nhân
quả khẳng định quan hệ giữa kiếp này và kiếp trước, kiếp sau, thế mà nội dung
hình tượng Truyện Kiều chỉ nói về kiếp này của Kiều, như vậy tư tưởng đó là một
tư tưởng khơng có nội dung. Lại nữa, trong Truyện Kiều, đạo đức được đền bù
cũng như tội ác bị trừng phạt ở ngay cuộc đời này và trong cuộc đời này, nên triết
lý Truyện Kiều khác với tinh thần Phật giáo. Sau đó, căn cứ vào sự kiện Kiều
khơng bao giờ hối hận về những mối tình của mình, tình yêu vẫn là thực phẩm trần
Trang 3


Triết lý trong sáng tác của Nguyễn Du

gian của nàng, tác giả cho quan niệm tình là dây oan là triết lý của sư Tam Hợp,
không phải triết lý của Kiều. Và tác giả kết luận không hiển hiện được trong thế

giới nghệ thuật, những thực thể siêu hình, những quan hệ siêu hình của triết lý
truyện Kiều đành ẩn nấp lại đằng sau thế giới hiện tượng làm cái đi siêu hình
của thế giới đó. Những quan niệm của truyện Kiều đã lỗi thời”. (Hoàng Ngọc Hiến
– Triết lý Truyện Kiều, Kỷ niệm 200 năm sinh Nguyễn Du, NXB Khoa học xã
hội, 1967).
Những cơng trình nêu trên đã cung cấp nhiều nhận định giúp ích cho q
trình tham khảo và triển khai cho vấn đề tìm hiểu của nhóm chúng tôi.

Trang 4


Triết lý trong sáng tác của Nguyễn Du

PHẦN NỘI DUNG
I. Triết lý chịu ảnh hưởng từ Nho giáo
1. Triết lý “tài mệnh tương đố”, “tạo vật đố toàn”
Theo nhận định của tác giả cuốn “Thi hào Nguyễn Du từ thơ chữ Hán
đến kiệt tác truyện Kiều” [6] thì trong thơ chữ Hán, Nguyễn Du ln nhìn nhận sự
việc, đúc kết những vấn đề có tính mn thuở của con người. Đó cũng chính là
những quan niệm được nâng lên tầm triết lý trong thơ Nguyễn Du. Song, có thể
thấy những triết lý đó vang lên trên tồn bộ sự nghiệp sáng tác chứ khơng riêng gì
thơ chữ Hán. Có thể thấy rằng trong bối cảnh văn học trung đại còn mờ nhạt màu
sắc triết học, những sáng tác của Nguyễn Du đã chứa đựng triết lý rất sâu sắc và
nhân đạo về thân phận con người. Những con người có tài, có sắc, vẹn tồn trong
xã hội ln lâm vào cảnh bất đắc chí và bất hạnh. Quan niệm ấy được thâu tóm
trong những cụm từ như “tài mệnh tương đố”, “hồng nhan bạc mệnh”, “tạo vật đố
toàn”,... Triết lý của Nguyễn Du đã khái quát những vấn đề có nguồn gốc từ thực
trạng xã hội lúc bấy giờ - xã hội phong kiến Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII và
chịu ảnh hưởng từ Nho giáo.
Tài là nói về cái giỏi, cái khéo, cái tài ba hơn người khác. Mở rộng hơn nội

dung chữ tài trong các tác phẩm của Nguyễn Du, mà cụ thể là truyện Kiều thì nó là
tài năng và nhan sắc, là tình và đức hạnh, là những gì tốt đẹp nhất ở con người. Có
thể nói tài là bản chất con người, là bản chất lồi người ln ln vươn tới cái
chân, thiện, mĩ.
Mệnh tức là số mệnh, vận mạng, những điều xảy ra trong cuộc đời mỗi con
người. Mệnh được hiểu như một thực thể siêu hình nhưng có sức chi phối mạnh
mẽ đến cuộc sống của mỗi người và chúng ta không thể thay đổi được. Ở đây, lực
lượng siêu hình đó được xác định là “Trời” và xuất hiện trong sáng tác dưới những
cái tên như “con tạo”, “hóa cơng”, “ơng tơ”, “thiên”,...

Trang 5


Triết lý trong sáng tác của Nguyễn Du

Quan niệm “tài mệnh tương đố” đã đối chọi tài và số mệnh. Tức là, một
người được tài thì hỏng mệnh, được mệnh thì hỏng tài. Tài và số mệnh đố kị lẫn
nhau, có tài thì tức sẽ có tai họa. Vì vậy “má hồng thì đa truân, tài tử thì đa cùng”.
Triết thuyết “tài mệnh tương đố” cũng tương đồng với triết thuyết “tạo vật đố
tồn”, tức tạo hóa mâu thuẫn, đố kị với cái hồn mỹ, tồn vẹn.
Có thể thấy rằng triết lý trong sáng tác của Nguyễn Du đã chịu ảnh
hưởng từ Nho giáo. Nho giáo là một hệ thống giáo lí nhằm tổ chức xã hội có hiệu
quả đã du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc dưới thời kì phương Bắc đơ hộ nước
ta. Tuy khơng phải là một tơn giáo nhưng Nho giáo có sự ảnh hưởng mạnh mẽ
nhất là khi các nhà Nho dần dần khẳng định vai trị của mình trong xã hội. Trong
cuộc kháng chiến 10 năm chống quân Minh (1408 - 1418), các nhà Nho tập hợp
dưới ngọn cờ của Lê Lợi đã có những đóng góp to lớn. Sự lớn mạnh của Nho giáo
Việt Nam cùng với yêu cầu cải cách quản lí đất nước đã dẫn đến việc triều Lê đưa
Nho giáo thành quốc giáo. Mục đích chính của Nho giáo là nhằm “tề gia, trị quốc,
bình thiên hạ” với hai mặt cơ bản là Thiên đạo (Đạo trời) và Nhân đạo (Đạo

người). Thiên đạo bàn những vấn đề triết học như âm dương, ngũ hành bát quái; từ
đó đi vào mệnh trời, thờ cúng quỉ thần, tổ tiên và linh khí núi sơng. Nhân đạo đi
sâu vào những vấn đề đạo đức xoay quanh hai mặt Luân và Thường (hay Cương
và Thường) mà cụ thể là Tam Cương (gồm quan hệ vua – tôi, cha – con, vợ chồng) và Ngũ Thường (gồm nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Trong học thuyết của Nho
giáo, quan niệm về mệnh trời, hay còn gọi là thuyết Thiên mệnh của vị tổ sư
Khổng Tử đã tuyệt đối hóa vai trị của Trời đối với cuộc sống của con người nhận
định: “Tử sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên” (sống chết là do số mệnh, giàu sang
là tại trời). Về sau, Mạnh Tử đã phát triển tư tưởng đó và cho rằng trời an bài địa
vị xã hội của mỗi người. Nguyễn Du là một nhà Nho và có thể thấy rằng tư tưởng
Nho giáo đã để lại dấu ấn rõ nét trong quan niệm nhân sinh của Nguyễn Du, nó chi
phối cách nhìn nhận vấn đề của nhà thơ. Trước những tình cảnh đáng thương của
người phụ nữ tài sắc, bậc tài hiền như chính bản thân Nguyễn Du, Nguyễn Du đã
dựa vào Nho giáo để chiêm nghiệm rằng chính ơng Trời ghen ghét với người tài.
Trang 6


Triết lý trong sáng tác của Nguyễn Du

Triết lý của Nguyễn Du đã cho chúng ta thấy một vấn đề rằng trong xã hội
lúc bấy giờ, những người tài sắc, tài hiền thường gặp nhiều bất hạnh. Đây là một
vấn đề có thực trong bối cảnh xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu
thế kỉ XIX.
Thứ nhất, chúng ta có thể thấy rõ rằng trong các xã hội phụ quyền phương
Đơng xưa, người phụ nữ có nhan sắc thường bất hạnh vì chính nhan sắc của họ.
Trước hết, người hồng nhan có thể bất cứ lúc nào cũng trở thành nạn nhân của sự
chuyên quyền độc đốn của đàn ơng, số phận của họ lệ thuộc vào đàn ơng. Người
phụ nữ khơng có quyền lựa chọn riêng cho mình. Những người đẹp thời xưa chỉ là
cơng cụ phục vụ cho ham muốn nhục dục và tham vọng về chính trị của giới có
chức quyền, trước hết là vua chúa. Chính vì vậy, số phận của họ trở nên bi đát.
Ở Việt Nam, những phụ nữ tài sắc thường là nạn nhân của chế độ phong

kiến vô nhân đạo. Những chuyện về những người phụ nữ trẻ đẹp, tài sắc là đối
tượng săn đuổi của bọn vua chúa, quan lại quyền quý không hiếm trong thực tế
lịch sử và trong văn học Việt Nam. Việc bắt những cơ gái đẹp để dâng lên lấy lịng
vua chúa là chuyện phổ biến của xã hội phong kiến. Những người đẹp chỉ là nạn
nhân, là cơng cụ, là món mồi tranh đoạt của bọn đàn ông quyền lực.
Thứ hai, các nhà Nho tài tử đương thời cũng rơi vào cảnh ngộ bi đát chẳng
kém gì những người phụ nữ. Lịch sử Việt Nam thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX
chưa vận động đột biến, chưa vượt thoát ra khỏi cái vòng luân hồi xã hội “thịnh
suy, trị, loạn đắp đổi”. Cùng với việc khắc phục tình trạng cát cứ, đất nước thống
nhất về một mối, quyền lực của thiết chế chuyên chế tập quyền cũng lại được đẩy
lên một cấp độ mới dưới triều Nguyễn. Một lần nữa, Nho giáo lại được khẳng định
vị trí ý thức hệ chính thống để bảo vệ ngai vàng. Các vua Nguyễn cho đến trước
khi thực dân Pháp xâm lược đã áp dụng hàng loạt chính sách đi ngược với những
đường lối, chủ trương trước kia của các chúa Nguyễn, các bậc tiền bối trực tiếp,
hay trong trường hợp vua sáng nghiệp Gia Long, là đi ngược lại chính mình. Nói
khác đi, sự thay đổi bối cảnh lịch sử, các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội theo
hướng thỏa mãn các yêu cầu, các quan niệm của Nho giáo chính thống đã thu hẹp
Trang 7


Triết lý trong sáng tác của Nguyễn Du

một cách nghiệt ngã các khả năng giải phóng cá nhân theo hướng nhân đạo chủ
nghĩa mà người tài tử đã khởi xướng. Tuyệt đại đa số những con người thị tài và
cũng đã lừng lẫy một thời kẻ trước người sau, theo cách này hay cách khác đều bị
diệt. Không chỉ các đối thủ giết hại lẫn nhau, mà những kẻ vốn cùng một chiến
tuyến đã nhanh chóng phân hóa ra thành đao phủ và kẻ tử tội. Sau một thời loạn
lạc người tài và người có cơng lao bao giờ cũng quá nhiều đối với các ông vua
sáng nghiệp, hơn thế họ lại trở thành những hiểm họa tiềm tàng do chính năng lực
và tên tuổi của mình, những thứ mà các vua sáng nghiệp đã khai thác triệt để trong

quá trình tiến tới ngai vàng. Người tài tử thế hệ sau đã kịp nhìn thấy thân phận của
những người “đồng chủng” của mình kết thúc một cách bi kịch nhãn tiền. Từ sâu
xa trong lịch sử, kinh nghiệm cay đắng của những người có tài khi đụng độ với
chế độ chuyên chế đã khiến người tài tử, vốn mang tâm sự u uất ngay từ đầu, thêm
một lần nữa tự xót xa cho thân phận của mình. Luận đề “tài mệnh tương đố” đã
trừu tượng hóa tất cả những tấn bi kịch thực tế của người tài tử. Đó khơng cịn là
một cách nói, một triết lý duy tâm, siêu hình, mà là một tiếng vọng bi thương của
lịch sử. Những bậc tài tử nổi danh nhất của thời đại đều nếm trải trong máu thịt
nỗi đau xót và vị đắng cay của luận đề này, khơng ít người trong số họ phải trả giá
bằng chính tính mạng mình.
Phạm Thái từng hăm hở chống đối triều đại mới (Tây Sơn) trên tinh thần
phục Lê, rồi cũng nhanh chóng nhận ra tính chất “nhất khứ bất phục phản”của tiến
trình lịch sử, khơng tìm đâu ra ý nghĩa tích cực của đời sống. Người đã từng bạo
gan “đu đôi” với ông vua ranh mãnh nhất, thâm thúy nhất và cũng tài năng nhất
của triều Nguyễn là Minh Mạng, coi thường những thăng trầm trong hoạn lộ, vào
tuổi vãn niên, Nguyễn Công Trứ vẫn phải cay đắng thú nhận “Ông Hy Văn tài bộ
đã vào lồng”. Cho dù Cao Bá Quát có kêu gọi “Chớ thấy người bạch diện thư sinh
mà cười rằng đa cùng tài tử” thì trong đời thực, người tài tử vẫn cứ mãi “đa cùng”.
Không ai trong số họ tìm ra câu trả lời đích thực khả dĩ vỗ về những cảm nhận
nhức nhối đó. Triết lý định mệnh “tạo vật đố toàn” phản ánh cái ngưỡng nhận thức

Trang 8


Triết lý trong sáng tác của Nguyễn Du

đối với thế giới và đối với bản thân sự tồn tại của mình ở người tài tử khơng hề chỉ
là một xác tín nhận thức, mà là sự nhức nhối của chính bản thân sự tồn tại.
2. Biểu hiện của triết lý “tài mệnh tương đố”, “tạo vật đố toàn” trong
sáng tác Nguyễn Du

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý với nhau rằng triết lý tài mệnh tương đố
chính là luận đề tư tưởng của Truyện Kiều. Nguyễn Du đã mở đầu Truyện Kiều
bằng triết lý này:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
(Truyện Kiều)
Và xuyên suốt tác phẩm là sự minh chứng, làm rõ cho triết lý này. Theo
thống kê của Phan Ngọc trong “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện
Kiều” [4], thuyết tài mệnh tương đố đã được lặp lại đến 16 lần trong truyện Kiều.
Còn thống kê của Lê Thu Yến trong “Thế giới tâm linh trong sáng tác của Nguyễn
Du – một biểu hiện của văn hóa Việt” cho thấy từ “mệnh” trở đi trở lại 13 lần,
“trời” xuất hiện 74 lần như một lời khẳng định cho sự hiện diện và ảnh hưởng, ám
ảnh của mệnh và trời. Đến cuối tác phẩm, tác giả vẫn nhắc lại như lời tổng kết:
…Ngẫm hay mn sự tại trời
Trời kia đã bắt là người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
(Truyện Kiều)
Hình tượng nhân vật Thúy Kiều cũng là điển hình cho nạn nhân của qui
luật thừa trừ “bỉ sắc tư phong” (cái này càng ít thì cái kia càng nhiều). Kiều là cơ
gái tài sắc vẹn tồn (trong Truyện Kiều, Nguyễn Du dành chữ tài cho Thúy Kiều
với tần số cao nhất: 9 lần) thế nhưng lại gặp nhiều sóng gió trong suốt mười lăm
năm gia biến, “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”, là một đóa hoa bị “gió dập
sóng vùi”. Đời Kiều trầm luân trong bể khổ “nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa”.
Kiều đã bảy lần lấy chồng (Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Thúc Sinh, Bạc Hạnh, Từ
Trang 9


Triết lý trong sáng tác của Nguyễn Du


Hải, Thổ Quan, Kim Trọng), hai lần làm lẽ (làm lẽ Tú Bà “Phận hèn vâng đã cam
bề tiểu tinh”, làm lẽ Hoạn Thư), hai lần làm đầy tớ (ở nhà mẹ con Hoạn Thư), hai
lần làm đĩ (ở lầu xanh của Tú Bà và Bạc Bà), một lần làm phu nhân (lấy Từ Hải),
bốn lần đi tu (ở Quan âm các nhà Hoạn Thư, ở Chiêu ẩn am, sau khi được Giác
Duyên cứu và sau khi đồn viên cùng gia đình). Cuộc đời “hết nạn ấy đến nạn kia”
truân chuyên hết mười lăm năm đày ải của nàng đã thâu tóm hết mọi cuộc đời khổ
đau trong nhân gian và là một minh chứng xót xa cho sự đố kỵ cay nghiệt của tạo
hóa.
Triết lý này cũng tạo nên điểm khác biệt giữa Truyện Kiều và Kim Vân
Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ở Trung Quốc mà Nguyễn Du đã vay mượn
để sáng tác nên Truyện Kiều. Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài nhân
không hề được xây dựng trên lý thuyết tài mệnh tương đố. Tư tưởng chủ đạo của
nó chủ yếu là tình và khổ. Điều này được thể hiện ở hồi I của tác phẩm: Trong
thiên này chữ tình là một đại kinh (“sợi dây lớn xuyên suốt theo chiều dọc”) và
chữ khổ là một đại vĩ (“sợi dây lớn xuyên suốt theo chiều ngang”); sau đó phát
triển lên thành tư tưởng như sau: “Tả Kim Trọng là tình vội, tả Thúy Vân là tình
xa, cịn Thúy Kiều là một giống tình có rễ, có cành, có hoa, có là, lúc nào cũng
đẹp, lúc nào cũng thơm, lúc nào cũng tươi, lúc nào cũng ngát.” Toàn bộ Kim Vân
Kiều truyện dài 20 hồi, chỉ có duy nhất một lần ở hồi đầu nói đến tài và mệnh. Sau
khi nhắc đến Tiểu Thanh, một người phụ nữ có tài, có sắc, nhưng phải sống khổ
sở, tác giả có nhắc đến trường hợp thứ hai là Thúy Kiều. tác giả nói: “Giá Tiểu
Thanh khơng gặp phải bàn tay con mụ độc ác ấy, thì làm sao có thể lưu truyền bất
hủ?...Phàm thân gái ở đời, tài mạo song toàn mà sống chẳng gặp thời, cũng đều
thuộc vào hạng Tiểu Thanh. Ngọc khơng mài thì khơng rõ sức rắn, trầm khơng đốt
thì khơng rõ mùi thơm. Thử xem từ xưa đến nay những bậc giai nhân tài tử đệ nhất
trên đời, phỏng mấy ai thốt khỏi vịng tai họa? Đó chẳng qua là tạo vật ghét sự
hoàn toàn, hơn điều nọ ắt kém điều kia, cho nên có được một chút tài tình, thì phải
gánh mười phần nghiệp chướng”. Đây là đoạn duy nhất nói đến thuyết tài mệnh
tương đố, nhưng nó khơng có tiếng vọng trong tồn bộ tác phẩm. Rõ ràng Thanh
Trang 10



Triết lý trong sáng tác của Nguyễn Du

tâm Tài Nhân chỉ thu hẹp tấn bi kịch vào “những bậc giai nhân tài tử đệ nhất trên
đời”. Tác giả không hề cảm thấy đó là điều đau xót, mà đó lại là thử thách hiển
nhiên để làm nổi bật giá trị của họ “Ngọc không mài không rõ sức rắn”.
Trong khi đó, tư tưởng của Nguyễn Du khơng phải như vậy. Thứ nhất, tấn
bi kịch này là chung cho cả loài người: Hồng nhan phải giống ở đời mãi ru? Nó
khơng chấp nhận một ngoại lệ nào:
Rằng hồng nhan tự thuở xưa
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu?
(Truyện Kiều)
Và điệp khúc này cứ vang lên nhiều lần trong tác phẩm.
Như vậy, chúng ta thấy rõ rằng, Nguyễn Du đã thay đổi chủ đề tác phẩm,
chuyển từ tình và khổ sang tài và mệnh. Ơng đã đưa tư tưởng của mình vào để tổ
chức lại tồn bộ câu chuyện chứ khơng vay mượn từ Thanh Tâm Tài Nhân. Đây
cũng là sự sáng tạo của nhà thơ.
Và những kẻ bạc mệnh trong sáng tác của Nguyễn Du nào chỉ có nàng
Kiều, nàng Đạm Tiên trong thơ chữ Nơm mà cịn là nàng Tiểu Thanh, những cô
hát đất La Thành,... trong thơ chữ Hán. Đó là cả một lớp người. Đặc biệt, Nguyễn
Du rất chú ý tới thân phận của người kĩ nữ - những người bị xem là “xướng ca vơ
lồi”. Trước Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều đã nhắc đến triết lý
hồng nhan bạc mệnh này: “Thiên địa phong trần – Hồng nhan đa truân – Thuở trời
đất nổi cơn gió bụi, Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên – Chinh phụ ngâm;
Oan chi những khách tiêu phòng – Mà xui mệnh bạc nằm trong má đào – Cung
oán ngâm khúc. Song chinh phụ, cung ốn vẫn có một khoảng cách nhất định với
người bình dân, họ vẫn như thuộc về một giai tầng. Có đối sánh như vậy chúng ta
mới thấy được tính nhân đạo sâu sắc trong triết lý của một nhà Nho Nguyễn Du.
Trong các tập thơ chữ Hán của mình (Thanh Hiên thi tập (sáng tác trong

khoảng thời gian từ 1786- 1804, chặng đường “mười năm gió bụi”, về quê dưới
chân núi Hồng và một vài năm đầu ra làm quan); Nam trung tạp ngâm (sáng tác
trong khoảng thời gian từ 1805- 1812, thời gian làm quan ở kinh đô Huế và làm
Trang 11


Triết lý trong sáng tác của Nguyễn Du

cai bạ ở Quảng Bình) và Bắc hành tạp lục (sáng tác trong thời gian đi sứ Trung
Quốc năm 1813- 1814)), Nguyễn Du cũng nhiều lần bộc lộ tư tưởng “tạo vật đố
toàn” qua số phận long đong của chính bản thân mình. Rất nhiều lần, người ta có
thể thấy tâm sự ngậm ngùi, xót xa của Tố Như khi ngẫm nghĩ về cuộc đời mình:
Tam thập hành canh lục xích thân,
Thơng minh xuyên tạc tổn thiên chân.
Bản vô năng tự năng tăng mệnh,
Hà sự kiền khôn thác đố nhân?
Thư kiếm vô thành sinh kế xúc,
Xuân thu đại tự bạch đầu tân
Hà năng lạc phát quy lâm khứ
Ngọa thính tùng phong hưởng bán vân!
(Tự thán 2)
(Tấm thân sáu thước, tuổi đã ba mươi.
Vì thông minh xuyên tạc mà hại đến thiên chân.
Vốn chẳng có văn chương nào ghét số mệnh,
Làm sao trời đất lại ghét lầm người?
Văn võ không thành sinh kế quẫn bách.
Hết xn lại thu, đầu cứ bạc thêm.
Ước gì có thể gọt tóc vào rừng,
Nằm nghe tiếng thơng reo lưng chừng mây!)
Đau đáu một câu hỏi lớn cho số mệnh đa trn, chìm nổi của mình nhưng

Nguyễn Du chỉ có thể thở than, tự hỏi phải chăng trời đất ghét lầm người, ghét lầm
kẻ vì “thơng minh xun tạc mà hại đến thiên chân”?
Thơ chữ Hán của Nguyễn Du không phải chỉ có những nỗi niềm riêng tây
với những lời tự thán. Thời đại Nguyễn Du sống có biết bao cuộc biến thiên sóng
gió, cuộc đời mà Nguyễn Du đã chứng kiến có biết bao chuyện đau lịng, thi nhân
đã biến đó thành những nỗi đau của chính mình. “Nguyễn Du khơng phải là người
chỉ biết thu mình lại trong những đau khổ cá nhân. Trên con đường “gập ghềnh bụi
Trang 12


Triết lý trong sáng tác của Nguyễn Du

bay mờ mịt” của ơng, cõi lịng nhà thơ vẫn mở ra để đón lấy mọi niềm vui nỗi
buồn và tạo vật quanh mình” (Nguyễn Huệ Chi). Đó là những người tài hoa bạc
mệnh, những người trót mang hai chữ tài tình vào thân phải chịu cảnh nghèo khổ,
đói rách, tha phương, bị cuộc đời ganh ghét, ghẻ lạnh, bị truy bức, dồn đẩy đến kết
cục thương đau như Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Nhạc Phi…Trong “Lỗi Dương Đỗ
Thiếu Lăng mộ”, Nguyễn Du day dứt lịng mình với câu hỏi thương đau về số kiếp
của con người tài hoa phận bạc Đỗ Phủ. Phải chăng vì tài tình quá đỗi đến mức bị
trời già đố tỵ mà Thiếu Lăng trăm năm rước phiền lụy, khổ ải vào mình:
Thiên cổ văn chương thiên cổ sư,
Bình sinh bội phục vị thường ly.
Lỗi Dương tùng bách bất tri xứ,
Thu phố ngư long hữu sở tư.
Dị đại tương liên khơng sái lệ,
Nhất cùng chí thử khởi cơng thi?
(Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ)
(Văn chương lưu muôn đời, bậc thầy mn đời
Bình sinh bái phục khơng lúc nào ngớt
Cây tùng cây bá ở Lỗi Dương, không biết ở nơi nào?

Cá rồng trong bến thu, cịn có chỗ để tưởng nhớ
Ở hai thời đại khác nhau, thương nhau, luống lơi lệ
Cùng khổ đến thế há phải bởi tại thơ hay?)
Trong xã hội phong kiến bất công luôn truy bức những phận tài tử, những
kiếp tài hoa thì những con người như Đỗ Phủ, Khuất Ngun... mãi mãi khơng thể
tìm cho mình một cuộc sống yên ổn. Bằng nhãn quan thấu hiểu những xấu xa, nhơ
bẩn trên cõi đời, Nguyễn Du đã nhận ra rằng: khắp nơi trên thế gian này, đâu đâu
cũng đầy những tên quan lại độc ác “Vuốt nanh, nọc độc chứa ngầm, Thịt người
cắn xé như đường nuốt ngon” (Phản chiêu hồn), những dịng sơng oan nghiệt sẵn
sàng giăng đón người tài hoa, tài tình. Bởi vậy, dù tiếc thương vô hạn cho số phận

Trang 13


Triết lý trong sáng tác của Nguyễn Du

nghiệt ngã của Khuất Ngun nhưng nhà thơ vẫn dứt khốt khơng để con người tài
hoa khốn khổ ấy chịu thêm một lần đau đớn trong cuộc đời :
Thận vật tái phản linh nhân xi,
Hậu thế nhân gian giai Thượng Quan
Đại địa xứ xứ giai Mịch La
(Phản chiêu hồn)
(Chớ về đây người chực mỉa mai.
Thượng quan thời buổi ai ai,
Khắp trên đất rộng sơng dài: Mịch La!)
Cùng nằm trong cảm hứng xót xa cho người đồng hội đồng thuyền mắc một
nỗi oan lạ lung bởi “tạo vật đố toàn”, nếu trong Yển thành Nhạc Vũ mục ban sư
xứ, Nguyễn Du ngậm hờn thay cho số phận bị dập vùi oan uổng của bề tôi trung danh tướng Nhạc Phi:
Huyết chiến thập niên thành để sự
Phong Ba đình hạ tạ Kim nhân

(Mười năm huyết chiến để thành ra cái việc
Bị giết ở đình Phong Ba để triều đình tạ lỗi với người Kim)
thì trong Trường Sa giả thái phó, tác giả của Truyện Kiều cũng đau đáu một niềm
day dứt khôn nguôi trước sự ghen hờn vô lý của tạo vật với người hiền tài:
Lập đàm bất triển bình sinh học,
Sự chức hà phương chí tử bi.
Thiên gián kỳ tài vơ dụng xứ
Nhật tà dị vật hữu lai thì
(Đứng bàn sng khơng thi thố được cái học bình sinh,
Làm trịn chức trách có hại gì mà đến nỗi phải nhận lấy cái
chết đáng thương tâm.
Trời giáng kì tài mà khơng dụng,
Chiều tà vật lạ đến đưa về)

Trang 14


Triết lý trong sáng tác của Nguyễn Du

Khi nói đến chuyện “tạo vật đố toàn” – người tài, người hiền mâu thuẫn với
trời, Nguyễn Du có lẽ đã nghĩ đến những người nghệ sĩ của thời đại mình. Đó là
những nhà thơ tài hoa, tài tử, những người phụ nữ tài sắc vẹn tồn nhưng vì “tạo
hóa kị doanh” mà số phận lênh đênh, chìm nổi. Khơng chỉ thơng cảm với thân
phận khổ đau của họ, Nguyễn Du còn thấy nơi những con người trót “mang lấy
sắc tài” ấy một sự tương đồng với thân phận những nhà thơ như mình. Viết Truyện
Kiều, viết Độc Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du chắc hẳn đã nhìn thấy thân phận mình
trong thân phận của những nàng Kiều, nàng Tiểu Thanh:
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,

Phong vận kỳ oan ngã tự cư.
(Độc Tiểu Thanh ký)
(Son phấn có hồn chơn vẫn hận,
Văn chương khơng mệnh đốt cịn vương.
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang)
Trước cuộc đời nàng Tiểu Thanh tài tình nhưng bất hạnh, chết yểu, nhà thơ
sầu tủi, chạnh lịng: Bây giờ ta khóc thương nàng Tiểu Thanh nhưng sau đây ai sẽ
khóc ta? Cái án kì oan của những kiếp người tài tình biết bao giờ mới được trời
xanh giải đáp ? Câu hỏi xót xa ấy một lần nữa lại vang lên ngậm ngùi khi nhà thơ
chứng kiến sự bạc bẽo của cuộc đời người tài nữ trong Điếu La Thành ca giả :
Nhất chi nùng diễm há bồng doanh,
Xuân sắc yên nhiên động lục thành.
Thiên hạ hà nhân liên bạc mệnh?
Trủng trung ưng tự hối phù sinh.
Yên chi bất tẩy sinh tiền chướng,
Phong nguyệt không lưu tử hậu danh.
(Non bồng sa xuống một cành xinh,
Trang 15


Triết lý trong sáng tác của Nguyễn Du

Vẻ đẹp sắc xuân nức sáu thành
Cõi thế ai thương người bạc mệnh?
Dưới mồ riêng hối kiếp phù sinh.
Phấn son lúc sống chưa rồi nợ,
Trăng gió đời sau luống để danh)
Có thể thấy, tâm sự bi phẫn về thói “đố tồn” của tạo vật hiện lên rất nhiều
trong các sáng tác của Nguyễn Du. Trước nỗi oan khiên phi lý của những người

tài, người hiền, một sớm một chiều bị số phận vùi dập, « sống giữa đời ơm tai nuốt
tiếng », lúc « thân xác biến thành tro lạnh » tài hận vẫn mang theo (Lê Thu Yến),
những vần thơ « như có máu rỏ trên đầu ngọn bút » của Tố Như đau đáu một nỗi
niềm chua xót :
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần
(Truyện Kiều)
Triết lý tài mệnh tương đố, tạo vật đố toàn của Nguyễn Du chịu ảnh hưởng
của Nho giáo khi nó nhấn mạnh sự chi phối của mệnh trời đối với con người. Nó
chưa chỉ ra được thực trạng xã hội là nguồn gốc của mọi nỗi khổ của người tài sắc
lúc bấy giờ. Tuy nhiên những trang văn đầy nỗi đau, sự trăn trở của Nguyễn Du đã
chất chứa tấm lịng nhân đạo lớn lao. Cũng chính vì thế mà trong triết lí ấy, ta cịn
nhận thấy sự cố gắng giải thốt, vượt qua số phận. Có được tư tưởng ấy là nhờ sự
ảnh hưởng từ triết lý hành động của dân gian và cái tâm rất lớn của Nguyễn Du.
Điều đó đã đưa triết lý của Nguyễn Du đi xa hơn khi tiếp thu tư tưởng của Phật
giáo để tìm ra lối thốt con người.

Trang 16


Triết lý trong sáng tác của Nguyễn Du

II. Triết lý chịu ảnh hưởng từ Phật giáo
1. Thuyết nhân quả
Người ta cho rằng ở đời bất cứ việc gì cũng đều là cái quả của một cái nhân
tự mình đã tạo tác ra. cái nhân quả cốt ở chữ “nghiệp”. Chữ “nghiệp” của nhà Phật
dịch theo nghĩa tiếng Phạn “karma”, tức là những việc đã làm kiếp trước kết thành
cái quả của kiếp sau.
Theo lý thuyết ấy thì sự sống, cái chết của vạn vật chỉ là sự ẩn hiện, thân
khuất của cái phần bất sinh bất diệt ở trong vạn vật mà thôi, chứ không phải là một

sự hết hẳn.
Nhân nào quả ấy, hết quả này lại đeo cái nhân đã gây nên mà có cái quả
khác. Nhân tốt thì quả tốt, nhân xấu thì quả xấu, cứ luân chuyển mãi như thế ở
trong cõi hồng trần. “Nhân quả” với “nghiệp” thành ra như cái nợ mình cứ vay trả,
trả vay mãi không bao giờ hết.
Trong truyện Kiều, chữ “nghiệp” được xuất hiện 6 lần trong tác phẩm. Có
thể nói, triết lý trong sáng tác của Nguyễn Du bên cạnh chịu ảnh hưởng từ Nho
giáo cũng chịu ảnh hưởng lớn từ Phật giáo. Phật giáo là một tôn giáo lớn với hệ
thống tư tưởng triết học cổ đại, ra đời từ lục địa Ấn Độ rồi truyền rộng ra nhiều
nước, nhất là phía Đơng và Đơng Nam Châu Á. Phật giáo chia ra làm 2 phái: Tiều
thừa và Đại thừa. Nếu Phật giáo Tiểu thừa nhấn mạnh do vô minh mà tạo nghiệp,
thì muốn diệt nghiệp phải cầm dục để sáng suốt phá lầm, thì Phật giáo Đại thừa lại
chủ trương vô ngã: Đối với bản thân phải nghiêm khắc sửa mình bằng thiền định,
tự kiểm điểm, phát triển trí tuệ và nhẫn nhịn; còn đối với mọi người phải từ bi, bác
ái, vị tha, phải ngăn điều ác, khuyến khích điều thiện…Và một khái niệm đáng lưu
ý trong Phật giáo đó là “Nghiệp”. Khái niệm này rất quan trọng trong đạo Phật,
dùng chỉ quy luật chung nhất về nguyên nhân và kết quả. Theo đạo Phật, mỗi tác
động (nghiệp) - dưới một điều kiện nhất định - sẽ tạo thành một quả. Một khi quả
đó chín, nó sẽ rơi trở lại người tạo ra nó. Muốn thành quả, một nghiệp phải là tốt
hay xấu (bất thiện) và là một hành động cố ý. Vì sự cố ý đó, một nghiệp để lại một
Trang 17


Triết lý trong sáng tác của Nguyễn Du

dấu vết nơi tâm thức của người tạo nghiệp và tâm thức đó sẽ hướng theo những sự
tạo tác của chính mình. Thời gian để một quả chín muồi có thể kéo dài rất lâu và
chính nó tác động lên sự tái sinh và làm lồi hữu tình, trong đó có con người, cứ
lưu mãi trong Luân hồi. Nguyễn Du cũng chịu ảnh hưởng từ thuyết “nhân quả”
này, ông đã dùng chữ “Nghiệp” để lý giải mọi nguồn của đau khổ trong các sáng

tác của mình.
2. Biểu hiện của thuyết nhân quả trong Truyện Kiều
Nếu đem cái thuyết nhân quả kể trên vận vào cuộc đời của nàng Kiều thì
khơng có chỗ nào là không đúng.
Thúy Kiều xuất thân từ con nhà tử tế, có nề nếp, có tài, có sắc, học hành
thơng minh, biết điều nhân nghĩa phải trái, nhưng tại sao ngay từ khi bước đầu
bước vào cuộc đời là gặp rặt những nỗi đoạn trường? Bởi vì cơ đã mang một cái
nghiệp rất nặng, do đó, tên của cơ đã được đứng ở trong sổ đoạn trường.
Điều này cũng được dự báo trước. Từ lời nói cho đến tiếng đàn đánh ra đều
có cái giọng đau đớn sầu khổ, khơng những thế, cơ cịn là người đa tình đa cảm.
Hai cái đó là cái mối vơ hình, cái dây vơ tướng để nhử người ta vào những chỗ
đúng với cái nghiệp của mình.
Thúy Kiều đa cảm nên đi chơi tiết Thanh minh, người khác trơng thấy mả
Đạm Tiên thì khơng quan tâm, chỉ có nàng là động lịng trác ẩn, đứng lại hỏi
chuyện rồi khóc vì nỗi hồng nhan bạc mệnh. Cơ đa tình nên mới thấy Kim Trọng
lần đầu đã dan díu mối tơ tình, để mười mấy năm trời vẫn còn đeo lấy bao nhiêu
nỗi khổ sầu.
Bao nhiêu việc cứ đưa đường dẫn lối Kiều đến chỗ khổ đau. Có khi nàng
toan liều chết để thốt khỏi sự nhơ bẩn, nhưng cái nghiệp đã chực sẵn, không để
cho người ta dễ dàng trốn thoát được, cho nên Kiều muốn chết cũng không xong.
Bởi vậy, tác giả đem Đạm Tiên đến báo mộng cho nàng:
Rỉ rằng: “Nhân quả dở dang,
Đã toan trốn nợ đoạn trường được sao?
Số còn nặng nợ má đào,
Trang 18


Triết lý trong sáng tác của Nguyễn Du

Người dù muốn quyết, trời nào đã cho!

Hãy xin hết kiếp liễu bồ,
Sông Tiền Đường sẽ hẹn hò về sau”.
(Truyện Kiều)
Cái nghiệp đã định đến đâu mới hết thì phải đi cho đến cùng. Vì cái nghiệp
buộc chặt chẽ Thúy Kiều như thế nên cô phải chịu những sự đắng cay như bị Sở
Khanh đánh lừa, bị Tú Bà bắt ra tiếp khách. Đến khi gặp được Thúc Sinh, tưởng là
thoát khỏi chốn lửa nồng, ai ngờ lại bị Hoạn Thư hành hạ. Trốn nhà Hoạn Thư đi ở
chùa, tưởng là trút được nợ trần duyên, không may lại gặp bọn họ Bạc đem về
Châu Thái. Ở Châu Thái gặp Từ Hải, trong mấy năm nguôi nguôi, nhưng lại nghĩ
đến việc đao binh hại người, xui Từ về hàng. Ngờ đâu lại bị Hồ Tôn Hiến đánh
lừa, đem gả cho Thổ quan, dắt nàng đến sơng Tiền Đường.
Nếu đời Kiều đến đó là hết thì chúng ta vẫn chưa thấy rõ sự chuyển tiếp của
cái nghiệp, cho nên, tác giả nối thêm đoạn tái hợp và đem lời bà sư Giác Duyên
nói chuyện với sư Tam Hợp để định rõ chỗ nghiệp nọ chuyển tiếp sang nghiệp kia.
Việc cô Kiều được hưởng thụ cái nghiệp khác đã rõ ra ở lời Đạm Tiên báo
mộng cho cô Kiều khi ở sông Tiền Đường mới vớt lên. Đạm Tiên nói:
Rằng: “Tơi đã có lịng chờ,
Mất công mười mấy năm thừa ở đây.
Chị sao phận mỏng đức dày,
Kiếp xưa đã vậy, lòng này dễ ai!
Tâm thành đã thấu đến trời,
Bán mình là hiếu, cứu người là nhân.
Một niềm vì nước vì dân,
Âm cơng cất một đồng cân đã già
Đoạn trường sổ, rút tên ra,
Đoạn trường thơ, phải đem mà trả nhau.
Còn nhiều hưởng thụ về lâu,
Duyên xưa đầy đặn, phúc sau dồi dào!”
Trang 19



Triết lý trong sáng tác của Nguyễn Du

(Truyện Kiều)
Cuộc đời của nàng Kiều được lật sang một nghiệp khác và cái nghiệp này
tốt hơn. Bởi thế, sư Tam Hợp nói rằng:
Xét trong tội nghiệp Thúy Kiều,
Mắc điều tình ái, khỏi điều tà dâm.
Lấy tình thâm, trả tình thâm,
Bán mình đã động hiếu tâm đến trời.
Hại một người, cứu muôn người,
Biết đường khinh trọng, biết lời phải chăng.
Thửa công đức ấy ai bằng,
Túc khiên đã rửa lâng lâng sạch rồi!
Khi nên trời cũng chiều người,
Nhẹ nhàng nợ trước đền bồi duyên sau.
(Truyện Kiều)
Khi cơ Kiều cịn đang phải chịu cái nghiệp xấu, từ lời nói đến tiếng đàn đều
chứa đựng sự bi thương, sầu não. Thế mà, từ khi trút hết cái nghiệp trước, bước
sang cái nghiệp khác thì trong lịng nàng trở nên thư thái, tiếng đàn trước kia nay
cũng thăng hoa thành âm thanh trong trẻo hơn:
Xưa sao sầu thảm, nay sao vui vầy?
(Truyện Kiều)

Trang 20


Triết lý trong sáng tác của Nguyễn Du

III. Sự kết hợp giữa Nho giáo và Phật giáo

1. Dùng thuyết nhân quả để lý giải “tài mệnh tương đố”
Đứng về quan điểm tơn giáo của Nguyễn Du mà nói, “tài mệnh tương đố”
và “bỉ sắc tư phong” là những nhận xét mơ hồ. Nó chỉ nêu được hiện tượng mà
chưa giải thích được ngun nhân. Đúng là trong cuộc sống, ơng cũng nghiệm
thấy rằng khơng mấy người có tài mà khơng gặp tai họa, không phải chịu nhiều
nỗi khổ cực, không mấy người có sắc mà được hưởng hạnh phúc trọn đầy. Nhưng
tại sao lại như vậy? Nếu là do mệnh trời từ trên giáng xuống thì hóa ra trời là độc
đốn mà cá nhân là vơ tội, khơng chịu trách nhiệm gì về cái khổ của mình cả, mà
đã thế thì tại sao cá nhân lại có ý thức tự giác về “mệnh”? Nguyễn Du đã biết và
lợi dụng chỗ sơ hở ấy của triết lý Nho giáo để đay nghiến cái “mệnh” ngay từ đầu:
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen
(Truyện Kiều)
Và sau đó cũng để cho nhân vật mình ốn trách cái “mệnh” khơng biết bao
nhiêu lần nữa. Làm như vậy, Nguyễn Du thỏa mãn được lòng căm giận riêng của
mình đối với cái “mệnh”, và lẽ tất nhiên đối với cả cái “nghiệp” nữa. Và để giải
thích ngọn nguồn của mọi đau khổ và để xoa dịu “bạc mệnh” của cá nhân, Nguyễn
Du vận dụng đến cái “nghiệp” của nhà Phật:
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần, trời xa.
(Truyện Kiều)
Đạo Phật đã bổ sung cho đạo Nho ở chỗ nó dựa trên luật nhân quả để kết án
cá nhân là tự gieo cái “mầm khổ” cho mình ngay từ kiếp trước nên mình phải chịu
lấy “quả khổ” ở kiếp này:
Kiếp xưa đã vụng đường tu,
Kiếp này chẳng kẻo đền bù mới xuôi!
(Truyện Kiều)

Trang 21



Triết lý trong sáng tác của Nguyễn Du

Như vậy, triết lý trong sáng tác của Nguyễn Du là kết quả của sự vận dụng
triết lý của Phật giáo để làm rõ triết lý của Nguyễn Du mà cụ thể là lấy chữ nghiệp
để giải thích cho mọi nỗi khổ của con người.
2. Dùng “cái tâm” để giải thoát mọi đau khổ
Có một điều lạ ở đây là: dù Nguyễn Du là một nhà Nho học uyên thâm,
nhưng ông không dừng lại ở thuyết “thiên mệnh”, hồn tồn phó mặc cho số phận
kiếp người cho tha lực như quan niệm của Nho giáo, trái lại, ơng cịn tiến xa hơn
để đi gần đến định lý “nhân quả”, hướng mạnh đến tiêu chuẩn tự lực tự cường theo
quan điểm của Phật giáo. Theo cụ Nguyễn Du thì dù có thiên mệnh tiền định đi
nữa, nhưng cũng có nhiều lúc do hành vi, ngôn ngữ và ý nghĩ của con người trong
hiện kiếp mà thay đổi. Tố Như đã diễn tả quan niệm của mình về vấn đề này qua
những câu thơ sau:
Sinh rằng: “Giải cấu là duyên,
Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”
Hay câu:
Khi nên trời cũng chiều người,
Nhẹ nhàng nợ trước, đền bồi duyên sau.
(Truyện Kiều)
Chính nhờ vậy, Kiều sống lại, thốt khỏi mọi oan khiên tiền định ở sơng
Tiền Đường.
Dựa vào sự kiện này, ta có thể quan niệm rằng: Đối với nàng Kiều, sông
Tiền Đường là một kết chung của cuộc đời hồng nhan bạc mệnh, bất lực trước
hồn cảnh éo le, thử thách, nhưng đồng thời sơng Tiền Đường đối với nàng Kiều
cũng là một khởi điểm cho cuộc đời mới, cuộc đời hướng đến tự lực và nội tâm,
tưới tắt trần duyên, trau dồi đức hạnh, giải thoát. Cuộc đời ấy, theo cụ Nguyễn Du
là:
Phật tiền thảm lấp sầu vùi,
Ngày pho thủ tự, đêm nhồi tâm hương.

Cho hay giọt nước cành dương,
Trang 22


Triết lý trong sáng tác của Nguyễn Du

Lửa lòng tưới tắt mọi đường trần duyên.
(Truyện Kiều)
Điểm đặc biệt của triết lý đạo Phật là ở chỗ: Đại phàm con người,dù tội lỗi
bao nhiêu, nhơ nhớp đến bậc nào, nhưng nếu biết thành tâm sám hối cũng có thể
trở thành người hiền lương trong sạch. Bởi vì, theo Phật giáo thì cái tội lỗi nhơ
nhớp của con người không phải là hoàn toàn do ở ngoại diện, mà lại căn cứ vào
những ý niệm tiềm tàng trong tâm thức của người ấy.
Ở đây, nàng Kiều cũng thế, dù trong bước đường “sóng gió ba đào”, nàng
đã bao lần thăng trầm vinh nhục, mấy phen lầu xanh gác tía, nhưng đó chỉ là số
phận của người “bán mình chuộc cha”, chứ thâm tâm thì khơng muốn như thế.
Nàng đã nhiều lần chán ngán số kiếp long đong, ê chề với cảnh lầu xanh và đã tự
than thở:
Chém cha cái số hoa đào,
Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi!
(Truyện Kiều)
Nhưng căn cứ vào tấm lòng hiếu nghĩa đối với cha mẹ gia đình, nhất là căn
cứ vào niềm chung thủy đối với tình qn trong câu thơ sau thì chúng ta có thể
hiểu rõ cảnh ngộ và tâm tình của nàng Kiều:
Tái sinh chưa dứt hương thề,
Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai.
Nợ tình chưa trả cho ai,
Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan!
(Truyện Kiều)
Nhờ công đức hy sinh cho cha mẹ gia đình, nhờ tấm lịng trung chánh đối

với tình qn, nhờ nước sơng Tiền Đường rửa sạch bụi trần tơ duyên, nhất là nhờ ý
chí sám hối, cắt đứt duyên nợ ba sinh, nên từ đó nàng đã trở thành một người trong
sạch từ thân đến tâm, từ trong ra ngoài.

Trang 23


Triết lý trong sáng tác của Nguyễn Du

Tóm lại, nhờ tu tâm con người có thể hóa giải mâu thuẫn cay nghiệt giữa tài
và mệnh. Nguyễn Du đã vận dụng triết lý Phật giáo để hoàn thiện triết lý chịu ảnh
hưởng từ Nho giáo. Đó là điểm sáng tạo của Nguyễn Du.
3. Cơ sở của sự sáng tạo trong triết lý của Nguyễn Du:
3.1 . Hiện tượng “Tam giáo đồng nguyên”
Có thể thấy sự ảnh hưởng của Nho giáo, Phật giáo trong triết lý của Nguyễn
Du xuất phát từ cơ sở văn hóa xã hội của Việt Nam lúc bấy giờ. Đó là sự dung hợp
của tam giáo: Nho, Phật, Đạo.
Vấn đề tam giáo đồng nguyên (ba tôn giáo cùng phát nguyên từ một gốc) là
hiện tượng chung của lịch sử tư tưởng Đông Á: Trung Quốc, Việt Nam, Triều
Tiên, Nhật Bản. Tuy nhiên ở Việt Nam khơng có xung đột tam giáo như ở Trung
Quốc. Cơ sở của sự dung hợp này xuất phát từ văn hóa – văn tự và đời sống tâm lí
– xã hội của người Việt Nam. Do ảnh hưởng Phật giáo từ Trung Hoa đã dần dần
thay thế cho việc truyền đạo trực tiếp từ Ấn Độ nên các nhà sư muốn đọc kinh
Phật phải biết chữ Hán. Vì vậy việc nhiều nhà sư tinh thông Nho học cũng là điều
dễ hiểu. Sự dung hịa tam giáo cũng là một thực thể hình thành một cách tự nhiên
trong tình cảm và việc làm của người dân. Họ nhận ra rằng tam giáo mới trông thì
khác nhau nhưng nhiều khi chỉ là những cách diễn đạt khác nhau về cùng một khái
niệm. Vua Trần Thái Tơng từng chỉ ra rằng, để khuyến khích con người làm điều
thiện, “sách Nho thì dạy nhân bố đức; kinh Đạo dạy u vật, q sự sống; cịn
Phật thì chủ trương giữ giới, cấm sát sinh” (dẫn theo Cơ sở văn hóa – Trần Ngọc

Thêm, trang 302). Thời Lý Trần, sự dung hịa tam giáo đã được chính quyền cơng
nhận rộng rãi. Triều đình cịn tổ chức những kì thi Tam giáo để tìm những người
thơng thạo cả ba giáo lí ra giúp nước (lần thứ nhất mở năm 1195, triều Lý Cao
Tông; lần thứ hai mở năm 1247, triều Trần Thái Tơng).
Chính sự hài hịa của ba tơn giáo trong quá trình tiếp nhận của người Việt đã khiến
cho sự vận dụng và đón tiếp nó cũng trở nên linh hoạt trong đời sống nói chung và
trong sáng tác của Nguyễn Du nói riêng. Đồng thời nó cũng giúp người đọc tiếp
thu một cách dễ dàng.
Trang 24


Triết lý trong sáng tác của Nguyễn Du

3.2. Tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du
1. Những thằng bán tơ, những Mã Giám Sinh, những Tú Bà, Sở Khanh,
những “lũ ác nhân”, những “bọn đầu trâu mặt ngựa”, những bọn “buôn thịt bán
người” là hiện thân của nghiệp báo đã tạo nên cái “địa ngục ở miền dương gian”.
Trái lại, Đạm Tiên, sứ giả của nghiệp báo, con ma số mệnh ấy lại là con người có
thực, đau khổ như nàng Kiều, tiêu biểu cho thế hệ phụ nữ trước nàng, ln ln
thơng cảm với nàng, trở thành hình bóng của chính nàng, an ủi động viên nàng và
xóa sổ đoạn trường để nàng trở về lại cuộc đời trần thế. Nhờ vậy mới có cái hậu
của truyện Kiều. Cái hậu ấy là sự sum họp với những người thân, chứ khơng phải
là việc hưởng quả báo tốt ở thiên đường:
Cịn nhiều hưởng thụ về lâu,
Duyên xưa tròn trặn, phúc sau dồi dào!
(Truyện Kiều)
Cái hậu này cũng chính là lịng mong mỏi của nhân dân đau khổ muốn
được hưởng hạnh phúc ngay chính trên trần thế này.
Trên cõi trần này đầy rẫy những bọn quỷ sứ đang giành giật lấy cuộc sống
từ tay những con người tha thiết sống và đẩy họ vào cõi ma u ám. Nhưng cái “tinh

anh” của họ vẫn cịn ấp ủ trên trần thế này, tìm vào ẩn náu trong tiềm thức, trong
mộng mị của những tâm hồn khao khát sống, đang đau khổ, làm cho những tâm
hồn này càng có ý thức về sự đau khổ và quyền sống của mình.
Thác là thể phách, cịn là tinh anh.
(Truyện Kiều)
Tin vào con ma Đạm Tiên để xác định vận mệnh của mình là điều mê tín,
nhưng liên hệ cuộc đời mình với người đồng tình đồng cảnh với mình mà cái chết
bi thảm cịn hiện rõ trên nấm mồ “dàu dàu ngọn cỏ ấy” thì đó là một mối đồng
cảm sâu sắc. Nguyễn Du đã dùng ngịi bút trữ tình và tâm lý sắc sảo của mình để
biến cái ý thức về nghiệp báo của Kiều thành ra một mối đồng cảm có nguyên
nhân xã hội cụ thể. Ý thức về nghiệp báo của Kiều có nội dung duy tâm, nhưng
nguồn gốc của nó có cơ sở xã hội. Đạm Tiên là dĩ vãng, Kiều là hiện tại. Hiện tại
Trang 25


×