Tải bản đầy đủ (.docx) (144 trang)

Giải pháp tăng cường quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện nam sách tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.64 KB, 144 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN MẠNH HÀO

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HỆ
THỐNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN Ở
HUYỆN NAM SÁCH TỈNH HẢI DƯƠNG

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60 62 01 15

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Song

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày

tháng


Tác giả luận văn

Nguyễn Mạnh Hào

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin gửi lời cảm
ơn đến GS.TS Nguyễn Văn Song người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành
luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn đến Quý Thầy giáo, Cô giáo Khoa Kinh tế và PTNT,
Bộ môn Kinh tế tài nguyên và môi trường, Ban Quản lý đào tạo – Học Viện Nông
nghiệp Việt Nam đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và
nghiên cứu.
Tơi cũng xin bày tỏ sự cảm ơn đến UBND huyện Nam Sách, Phòng Kinh tế hạ
tầng, Chi cục Thống kê, phịng tài ngun mơi trường huyện Nam Sách; UBND các xã
điều tra thuộc huyện Nam Sách; các hộ nông dân đã cung cấp số liệu thực tế và thông
tin cần thiết để tơi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng tồn thể gia đình,
người thân đã động viên tơi trong thời gian học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài.

Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn


Nguyễn Mạnh Hào

ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục từ viết tắt.................................................................................................................. v
Danh mục bảng......................................................................................................................... vi
Danh mục hình........................................................................................................................ viii
Danh mục hộp......................................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis abstract................................................................... Error! Bookmark not defined.xi
Phần 1 Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................ 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 2

1.2.3.

Các câu hỏi đặt ra nghiên cứu................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

Phần 2 Tổng quan tài liệu...................................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn .........................4

2.1.1.

Một số khái niệm......................................................................................................... 4

2.1.2.


Vai trị của quản lý hệ thống đường giao thơng nơng thôn .................................. 5

2.1.3.

Đặc điểm của quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ............................. 6

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ................6

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn .......8

2.2.

Cơ sở thực tiễn của đề tài........................................................................................... 9

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn của một số

nước trên thế giới........................................................................................................ 9
2.2.2.

Tổng quan về tình hình quản lý hệ thống đường GTNT ở Việt Nam...............14

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 23
3.1.


Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................................. 23

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên.................................................................................................... 23

iii


3.1.2.

Đặc điểm kinh tế xã hội........................................................................................... 26

3.2.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 34

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra......................................... 34

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu.................................................................................. 36

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu................................................................. 37


3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu................................................................................ 37

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................................. 38

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận........................................................................ 39
4.1.

Tình hình quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn của huyện Nam

Sách trong thời gian qua

39

4.1.1.

Thực trạng hệ thống giao thông nông thôn của huyện Nam Sách .................... 39

4.1.2.

Phân cấp quản lý đường giao thông nông thôn ở huyện Nam Sách .................41

4.1.3.

Các hoạt động quản lý hệ thống đường giao thông nông thơn ở huyện

Nam Sách


47

4.1.4. Đánh giá tình hình quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện
Nam Sách trong thời gian qua 87
4.1.4.1. Những mặt đạt được................................................................................................. 87
4.1.4.2. Những tồn tại............................................................................................................. 87
4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống đường GTNT huyện nam

sách

88

4.2.1.

Chủ trương, chính sách............................................................................................ 88

4.2.2.

Đặc điểm của dân cư................................................................................................ 89

4.2.3.

Trình độ chun mơn, năng lực quản lý của cán bộ cơ sở ................................. 90

4.2.4.

Nguồn lực của địa phương...................................................................................... 91


4.3.

Định hướng và giải pháp tăng cường công tác quản lý hệ thống đường giao

thông nông thôn ở huyện nam sách, tỉnh hải dương trong thời gian tới 92
4.3.1.

Định hướng................................................................................................................ 92

4.3.2.

Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý hệ thống đường giao thông

nông thôn ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương trong thời gian tới

93

Phần 5 Kết luận và kiến nghị........................................................................................... 101
5.1.

Kết luận.................................................................................................................... 101

5.2.

Kiến nghị................................................................................................................. 102

Tài liệu tham khảo................................................................................................................. 104
Phụ lục..................................................................................................................................... 107


iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BTXM

Bê tông xi măng

CC

Cơ cấu

GTNT

Giao thông nông thôn

GTVT

Giao thông vận tải

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

QLDA


Quản lý dự án

SL

Số lượng

TL

Tỷ lệ

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Một số chỉ tiêu về


Bảng 3.2.

Hiện trạng sử dụn

Bảng 3.3.

Tình hình dân số v

Bảng 3.4.

Tình hình kết quả
2013-2015...........

Bảng 3.5.

Hiện trạng hệ thốn

Bảng 3.6.

Số lượng mẫu điề

Bảng 4.1.

Hiện trạng đường
đoạn 2013 - 2015

Bảng 4.2.

Một số chỉ tiêu về


Bảng 4.3.

Quy hoạch đường

Bảng 4.4.

Quy họach đường g

Bảng 4.5.

Quy hoạch đường
huyện Nam Sách

Bảng 4.6.

Tình hình quy hoạ
Nam Sách trong g

Bảng 4.7.

Tình hình tổ chức
2013 - 2015.........

Bảng 4.8.

Tình hình người d
đường giao thông

Bảng 4.9.


Ý kiến của cán bộ
đường giao thông

Bảng 4.10. Đánh giá của người dân về tình hình quy hoạch đường giao thơng

nơng thơn ...........
Bảng 4.11. Tình hình huy động nguồn lực trong xây dựng đường huyện trên địa

bàn huyện Nam S
Bảng 4.12. Tình hình huy động nguồn lực xây dựng đường xã tại 3 xã điều tra ..........
Bảng 4.13. Tình hình huy đơng nguồn lực xây dựng đường thơn ngõ xóm ở huyện

Nam Sách ...........
Bảng 4.14

Thực trạng đóng g
thơn của người dâ

vi


Bảng 4.15. Đóng góp của các hộ điều tra về xây dựng đường thơn ngõ xóm,
đường chính ra đồng

62

Bảng 4.16. Huy động nguồn lực quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
sau khi đưa vào khai thác sử dụng ở huyện Nam Sách 63
Bảng 4.17. Một số hình thức tuyên truyền, vận động để quản lý hệ thống đường

GTNT ở huyện Nam Sách

68

Bảng 4.18. Nguồn thông tin liên quan đến quản lý hệ thống đường GTNT ở huyện
Nam Sách
70
Bảng 4.19. Số cán bộ điều tra theo tình hình khó khăn trong tuyên truyền công tác
quản lý hệ thống đường GTNT ở huyện Nam Sách
71
Bảng 4.20. Tình hình kiểm tra giám sát hệ thống đường huyện trên địa bàn huyện
Nam Sách

74

Bảng 4.21. Tình hình kiểm tra giám sát hệ thống đường giao thông nông thôn tại
xã Nam Hồng 75
Bảng 4.22. Tình hình kiểm tra giám sát hệ thống đường giao thơng nơng thơn tại
xã An Sơn

76

Bảng 4.23. Tình hình kiểm tra giám sát đường xã ở xã An Lâm ..................................... 77
Bảng 4.24. Nguyên nhân dẫn đến đường giao thông nông thôn ở huyện Nam Sách
bị xuống cấp 79
Bảng 4.25. Phản ứng khi phát hiện sai phạm trong quản lý hệ thống đường giao
thông nông thôn của cán bộ và hộ

80


Bảng 4.26. Khó khăn trong q trình kiểm tra giám sát hệ thống đường giao thông
nông thôn ở huyện Nam Sách 80
Bảng 4.27. Tình hình bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa đường huyện xã ở huyện Nam
Sách

84

Bảng 4.28. Tình hình bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa đường thơng ngõ xóm, đường
chính ra đồng tại 3 xã điều tra 85
Bảng 4.29. Khó khăn trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng hệ thống đường giao
thông nông thôn

86

Bảng 4.30. Thông tin chung của người dân được điều tra ................................................ 90
Bảng 4.31. Trình độ của một số cán bộ tham gia, liên quan đến công tác quản lý
hệ thống đường GTNT tại huyện Nam Sách

91

Bảng 4.32. Một số chỉ tiêu nguồn lực của huyện Nam Sách ảnh hưởng tới quản lý
hệ thống đường giao thông nông thôn 92

vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Bản đồ tỉnh Hải Dương và huyện Nam Sách.................................................... 23


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Ý kiến của cán bộ địa phương về tình hình quy hoạch đường GTNT ............55
Hộp 4.2. Ý kiến của người dân về quy hoạch xây dựng đường giao thôn nông
thôn ở huyện Nam Sách

56

Hộp 4.3. Ý Kiến của cán bộ về hoạt động tuyên truyền trong quản lý hệ thống
đường giao thông nông thôn

69

Hộp 4.4. Ý kiến của người dân về hoạt động tuyên truyền quản lý hệ thông
đường giao thông nông thôn

69

Hộp 4.5. Ý Kiến của cán bộ về kiểm tra giám sát hệ thống đường giao thông
nông nông

81

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
GTNT là một trong những lĩnh vực được tập trung quan tâm phát triển mạnh trong
nhiều năm qua, đây là một phần quan trọng trong kết cấu hạ tầng kỹ thuật của cả nước,
nâng đỡ và phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, quản lý hệ thống đường
GTNT cịn nhiều tồn tại cần có thay đổi theo thời gian. Nam Sách. Huyện Nam Sách là

một huyện nông nghiệp của tỉnh Hải Dương, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói
chung và xây dựng nơng thơn mới nói riêng đã đặc biệt chú trọng phát triển hạ tầng giao
thông. Tuy nhiên với sự đầu tư phát triển hệ thống đường giao thông nơng thơn một cách
nhanh chóng như vậy thì cơng tác quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa
bàn huyện lại nảy sinh nhiều vấn đề trái chiều, địi hỏi huyện Nam Sách cần có các giải
pháp để hoạt động quản lý đường giao thông nông thôn được hiệu quả hơn. Xuất phát từ
những vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp tăng cường quản lý hệ
thống đường giao thông nông thôn ở huyện Nam Sách, tỉnh

Hải Dương”. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý
hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện Nam Sách trong thời gian qua, đề xuất
một số giải pháp tăng cường quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện
Nam Sách trong những năm tới. Với 3 mục tiêu cụ thể: (1) Góp phần hệ thống hố
những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn;
(2) Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống
đường giao thông nông thôn ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương trong thời gian qua;
(3) Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý hệ thống đường giao
thông nông thôn ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương trong thời gian tới. Để nghiên
cứu đề tài, tôi sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và
mẫu điều tra, phương pháp thu thập số liệu (số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp) , phương
pháp phân tích, xử lí thơng tin, số liệu.
Qua tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề quản lý hệ thống đường giao thông nông
thôn trên địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương trong thời gian qua, tôi thu được
một số kết quả sau:
1. Hiện nay, tổng chiều dài đường GTNT huyện Nam Sách là 806,01km, đường đá
nhựa chiếm 8,91%, đường bê tông xi măng chiếm 52,9%, đường gạch vỡ, xỉ lò chiếm
3,09%; đường đất chiếm 26,95%. Đối với các tuyến đường huyện, UBND huyện Nam
Sách giao cho Hạt quản lý đường bộ quản lý, với các tuyến đường xã do ban địa chính xã
quản lý, các tuyến đường thơn, ngõ xóm, đường ra đồng do cấp thôn và cộng đồng quản
lý. Trong năm 2015, huyện Nam Sách làm mới 42,38 km đường GTTN, nâng cấp 5,88 km

đường GTNT. Bằng sự chung sức xây dựng nông thôn mới, các tuyến

ix


đường GTNT huyện Nam Sách đã huy động các nguồn lực khác nhau để xây dựng
đường giao thông nông thôn như vốn của nhà nước, vốn đóng góp của dân cư, doanh
nghiệp, công lao động, đất đai. Công tác tuyên truyền trong quản lý hệ thống đường
giao thông nông thôn cũng được huyện Nam Sách triển khai mạnh mẽ, đa dạng như
phát 276 tin bài trên truyền thanh, treo 139 tranh ảnh tại các điểm giao thông, tổ chức
396 cuộc họp phổ biến nghĩ quyết, 228 cuộc hộp về khen thưởng – phạt… Tình hình
kiểm tra giám sát hệ thơng đường giao thông huyện Nam Sách nhận được sự quan tâm
của đa số người dân họ đã theo dõi phát hiện các sai phạm trong hoạt động giao thông
nông thôn, viết đơn thư tố cáo, gọi điện thông báo với cơ quan chức năng. Ngoài ra,
hàng năm huyện và các xã đều tổ chức bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa đường GTNT
huyện, xã, cịn các tuyến đường thơn, ngõ xóm, đường chính ra đồng chỉ tổ chức làm
vệ sinh.
2. Bên cạnh đó hoạt động quản lý hệ thống đường GTNT huyện Nam Sách vẫn
còn khá nhiều tồn tại như phân cấp quản lý vẫn cịn lỏng lẻo, trình độ của cán bộ
chun mơn chưa cao, thiếu vốn trong q trình quản lý đường GTNT, xây dựng, bảo
trì đường GTNT, tình hình quy hoạch đường GTNT chạy đua theo chương trình nông
thôn mới dẫn tới chất lượng một số đoạn đường không đảm bảo chất lượng, các hoạt
động kiểm tra giám sát đường GTNT chưa được nghiêm túc, chặt chẽ, chất lượng bảo
trì bảo dưỡng đường GTNT cịn nhiều hạn chế.
3. Qua nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thông đường
GTNT huyện Nam Sách là các chủ trương chính sách; Đặc điểm dân cư; Trình độ
chuyên môn, năng lực của cán bộ cơ sở; Nguồn lực địa phương.
4. Từ những thực tế về các hệ thống đường GTNT huyện Nam Sách, các hoạt
động quản lý hệ thông đường GTNT ở huyện Nam Sách, đề tài đã đưa ra một số giải
pháp để tăng cường công tác quản lý hệ thống đường GTNT trên địa bàn huyện Nam

Sách trong thời gian tới: Nâng cao chất lương quy hoạch trong quản lý đường giao
thôn nông thôn huyện Nam Sách; Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận
động và phối hợp trong quản lý hệ thống đường giao thơng nơng thơn ở huyện Nam
Sách, Nâng cao trình độ cho người dân địa phương và tạo cơ chế để các hộ phát triển
sản xuất kinh doanh; Tạo cơ chế thu hút thêm các doanh nghiệp đầu tư vào huyện
Nam Sách; Nâng cao trình độ cho một số cán bộ địa phương của huyện Nam Sách;
Thực hiện triệt để hiệu quả các hoạt động huy động nguồn lực cho quản ký hệ thống
đường giao thông nông thôn; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong quản lý
đường GTNT ở huyện Nam Sách; Nâng cao chất lượng bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa
đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Nam Sách; Đổi mới phân cấp quản lý
hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện Nam Sách.

x


THESIS ABSTRACT
Rural transportation is one of the most considerable development sector in
recent years, there is an important part of infrastructure basement of whole country,
support and improve production and consumption. However, management of rural
transportation system has many weaknesses to be changed over time. Nam Sach is an
agricultural district in Hai Duong province, amid process of socio-economic
development in general and new rural development in particular, the district has
focused mostly on expanding transport infrastructure. Nonetheless, because of
significant growth of rural transportation system, management activities of rural
transportation have occurred inversely issues required more effective measures of
Nam Sach district authorities than before. Regarding all above issues, I conducted the
research: “Measures to strengthen management of rural transportation management in
Nam Sach district, Hai Duong province”.
Research objectives: according to situation evaluation of rural transportation
system management recently, propose measures to promote management of rural

transportation system of Nam Sach district in next years. To figure general objective,
there are 3 specific objectives: (1) Contribute to systemize rationale and practical
studies about management of rural transportation system; (2) Evaluate situation and
analyze factors influencing to rural transportation system management in Nam Sach
district, Hai Duong province recently; (3) Propose main measures to strengthen rural
transportation system management in Nam Sach district, Hai Duong province next
years.
To conduct research, some methodologies were employed such as Sampling
selection method, data collection method (primary and secondary data), data
processing and analysis method.
After researching issues of rural transportation system management in Nam Sach
district, some results were concluded:
1. At present, total length of rural transportation is 806,01 km, asphaltic road
accounts for 8,91 percent, cement road makes up 52,9 percent, coal ash and shred brick
road constitutes 3,99 percent, dirt road accounts for 26,95 percent. County of Roadway
responses to district roads, commune roads managed by board of land management,
village and farm ways are social responsibility. In 2015, Nam Sach district built 42,38 km
rural roads, upgrade 5,88 km rural roads. As rural transportation systems together, Nam
Sach district encourages various resources to construct rural transportation such as

xi


capital of government, contributing capital of households, enterprises, labors, lands.
Propagation activities in rural transportation system management has implemented
profoundly, diversely such as 276 news on broadcasting, 139 photos at traffic points, 228
rewarded-punished committee… Supervision of rural transportation system management
has been well conducted by district people; they have tracked on violations of rural
transportation activities, reported periodically to functional organizations. Additionally,
Nam Sach district and communes repaired and preserved roads of district and communes

yearly. Village and infield roads were only cleaned quarterly.
2. Besides that rural transportation system management still have many limitative

existence such as untighten management decentralization; low qualifications of
officers; lack of capital in rural transportation system management, construction and
maintenance of rural transportation; limitative quality of rural transportation
preservation; unserious and untighten supervision activities.
3. After researching, factors influencing rural transportation system management
are policies, characteristic of population, professional qualification, and ability of local
officers, district resources.
4. According to circumstances of rural transportation systems, management

activities of rural transportation system management, the thesis proposed some
measures to strengthen rural transportation system management activity in Nam Sach
district next years such as: Improve quality of planning, propaganda activities,
encouraging and combination in management of rural transportation system; Improve
qualifications of district people and create good conditions to develop economics of
households; create mechanism for attracting enterprises to invest to Nam Sach district;
Improve qualifications of local officers; Enhance examination, supervision activities
in rural transportation management; Improve quality of rural transportation
preservation, reconstruction; Transform management decentralization of rural
transportation management in Nam Sach district.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nơng dân và nơng thơn ln có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội.

Trong mỗi giai đoạn phát triển, vị trí, vai trị của nơng nghiệp, nơng thơn cũng dần
thay đổi và xuất hiện những yếu tố mới. Thực hiện chương trình muc tiêu quốc gia
về xây dựng nơng thơn mới của Đảng và Nhà nước, diện mạo đất nước nói chung
và diện mạo nơng thơn nói riêng đã cải thiện vào phát triển hơn, các cơng trình cơ
sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, nâng cấp, các hoạt động sản xuất kinh doanh
được mở rộng, đời sống vật chất tinh và tinh thần của người dân nông thôn được
nâng cao. Trong thời gian qua, những kết quả đạt được từ chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nơng thơn mới đã mang lại nhiều kết quả mang tính đột phá
trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Giao thông nông thôn là một trong những lĩnh vực được tập trung quan tâm
phát triển mạnh trong nhiều năm qua. Với mục tiêu giảm tỷ lệ đói nghèo, từng
bước cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển
kinh tế. Vì vậy, giao thông nông thôn là một phần quan trọng trong kết cấu hạ tầng
kỹ thuật của cả nước, nâng đỡ cho sản xuất, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Giao
thông nông thơn khơng phát triển sẽ dẫn đến nhiều khó khăn trong việc vận
chuyển, tiêu thụ sản phẩm và do đó khơng khuyến khích được sản xuất phát triển.
Giao thơng nơng thôn được mở mang sẽ thúc đẩy giao lưu giữa các vùng sản xuất
nông nghiệp với các thị trấn, các cộng đồng dân cư, các trung tâm kinh tế, thúc tẩy
tiêu dung, thúc đẩy đầu tư xây dựng ở khu vực dân cư, tạo điều kiện phát triển văn
hóa xã hội và củng cố an ninh quốc phóng. Kinh nghiệm ở nhiều nước trên thế giới
cho thấy, muốn phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn trước hết phải phát
triển mạng lưới giao thông nông thôn.
Giao thông nông thôn là một bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng cơ sở
của một khu vực, nó tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, xã hội, đẩy mạnh giao lưu
văn hóa, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân vùng nông thôn và
cả nước. Trong những năm qua Bộ giao thông vận tải và các địa phương đã có
nhiều sự cố gắng trong việc đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nơng thơn trên
tồn quốc. Tuy nhiên, u cầu phát triển giao thông nông thôn ở nước ta trong giai
đoan hiện nay và tương lại còn rất nặng nề và cấp thiết. Sau 5 năm xây
1



dựng nông thôn mới, hệ thống giao thông nông thôn nước ta đã được đầu tư xây
dựng mới, nâng cấp sửa chữa trên quy mơ diện rộng, và đã có những thành tích
nhất định. Tuy nhiên, vẫn cịn tồn tại vấn đề quản lý đường giao thơng nơng thơn
cịn nhiều tồn tại, hạn chế, địi hỏi cần có sự thay đổi theo thời gian để hồn thiện
hơn trong cơng tác xây dựng nơng thơn mới nói chung và xây dựng hệ thống giao
thơng nơng thơn nói riêng.
Huyện Nam Sách là một huyện nơng nghiệp của tỉnh Hải Dương, trong q
trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và xây dựng nơng thơn mới nói riêng đã
đặc biệt chú trọng phát triển hạ tầng giao thông. Sau 5 năm xây dựng nơng thơn
mới, cơ sở hạ tầng nói chung và hệ thống đường giao thơng nơng thơn nói riêng đã
được cải thiện, đổi mới, góp phần vào phát triển diện mạo nông thôn của huyện và
phát triển kinh tế. Tuy nhiên với sự đầu tư phát triển hệ thống đường giao thơng
nơng thơn một cách nhanh chóng như vậy thì cơng tác quản lý hệ thống đường
giao thơng nơng thôn trên địa bàn huyện lại nảy sinh nhiều vấn đề trái chiều, địi
hỏi huyện Nam Sách cần có các giải pháp để hoạt động quản lý đường giao thông
nông thôn được hiệu quả hơn.
Xuất phát từ những vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp
tăng cường quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện Nam Sách,
tỉnh Hải Dương” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý hệ thống đường giao thông nông
thôn ở huyện Nam Sách trong thời gian qua, đề xuất một số giải pháp tăng cường
quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện Nam Sách trong những năm
tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý hệ


thống đường giao thông nông thơn.
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ

thống đường giao thông nông thôn ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương trong thời
gian qua.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý hệ thống đường

giao thông nông thôn ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.

2


1.2.3. Các câu hỏi đặt ra nghiên cứu
(1) Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nào để thực hiện quản lý hệ thống

đường giao thông nông thôn?
(2) Thực trạng quản lý hệ thống giao thông nông thôn của huyện Nam Sách

đang diễn ra như thế nào?
(3) Các kết quả đạt được, tồn tại gì và các yếu tố nào ảnh hưởng đến công

tác quản lý hệ thống giao thông nông thôn của huyện Nam Sách?
(4) Các giải pháp nào cần thực hiện để tăng cường quản lý hệ thống giao

thông nông thôn đạt kết quả cao tại huyện Nam Sách trong thời gian tới?
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý hệ

thống đường giao thông nông thôn.

- Đối tượng khảo sát là các hộ dân, các cán bộ quản lý tại các địa phương

nghiên cứu của đề tài.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:
Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quản lý hệ thống đường giao thông
nông thôn huyện Nam Sách. Do đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện tự
nhiên, mạng lưới đường giao thông nông thôn huyện Nam Sách, tôi nghiên cứu
trong phạm vi hệ thống đường bộ của huyện Nam Sách.
- Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
- Phạm vi thời gian
Số liệu nghiên cứu của đề tài được thu thập trong thời gian 3 năm từ năm
2013 đến năm 2015. Số liệu sơ cấp được tập trung thu thập vào năm 2015.
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 06/2015 đến tháng 06 năm 2016.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG
NÔNG THÔN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về giao thông nông thôn, hệ thống đường giao thông nông thôn
- Giao thông nông thôn là sự di chuyển người, phương tiện tham gia giao
thơng và hàng hóa trên các tuyến đường địa phương ở cấp huyện và cấp xã. Giao
thông nông thôn bao gồm kết cấy hạ tầng giao thông nông thôn, phương tiện vận
chuyển và con người.
- Đường giao thông nông thôn gao gồm đường trục xã, liên xã, đường trục


thôn, đường ngõ xóm và các điểm dân cư tương đường; đường trục chính nội
đồng. Đường giao thơng nơng thơn chủ yếu là đường bộ, cầu cống, bến cảng phục
vụ cho nông nghiệp, nơng thơn. Có thể nói đường giao thơng nói chung, đường
giao thơng nơng thơn nói riêng là huyết mạch sống cịn của lưu thơng hàng hóa
(Bộ giao thơng vận tải, 2014).
Đường giao thông nông thôn là đường thuộc khu vực nông thôn, được định
nghã là loại đường giá tương đối thấp, lưu lượng xe ít, các đường nhánh các đường
phục vụ chủ yếu cho khu vực nông nghiếp nối với hệ thống đường chính, các trung
tâm phát triển chủ yếu hoặc các trung tâm hành chính và nối tới các làng lạc các
cụm dân cư dọc tuyến, các chợ, mạng lưới giao thông huyết mạch hoặc các tuyến
đường cao hơn.
Đường giao thông nông thôn bao gồm:
- Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm

hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận, đường có
vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện (Chính phủ, 2004).
- Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thơn, làng ấp,

bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận, đường có vị trí
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của xã (Bộ giao thông vận tải, 2014)
Đường trục thôn là đường nối trung tậm thôn đến các cụm dân cư trong thôn.
Đường ngõ xóm là đường nối giữa các hộ gia đình trong cụm dân cư.

Đường trục chính nội đồng là đường chính nối từ khu dân cư đến khu sản
xuất tập trung của thôn, xã (Bộ giao thông vận tải, 2014).
4


- Hệ thống đường giao thông nông thôn là một hệ thống các con đường bao


quanh làng bản thơn xóm. Nó bao gồm các tuyến đường từ trung tâm xã đến các
trục đường quốc lộ, trung tâm hành chính huyện, đường liên xã, liên thơn, đường
làng ngõ xóm và đường chính ra đồng ruộng xây thành một hệ thống liên hồn (Bộ
giao thơng vận tải, 2007).
2.1.1.2. Khái niệm về quản lý, quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên
đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả cac tiềm năng,
cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của mơi
trường (tự nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị…) Chủ thể quản lý thực hiện những quá
trình quản lý bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra.
Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn là xây dựng chiến lược kế
hoạch đầu tư phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn, xây dựng, chỉ đạo
và kiểm tra việc thực thi chính sách, các quy định và phối hợp các hoạt động để đạt
được mục tiêu của cơ quan hay tổ chức nhằm duy trì, phát triển hệ thống giao
thông nông thôn, tạo sự liên hoàn thống nhất. Phạm vi quản lý hệ thống đường
giao thơng nơng thơn bao gồm: đường huyện, đường thơn xóm, đường sản xuất
trên địa bàn huyện (UBND huyện Nam Sách, 2010).
2.1.2. Vai trò của quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
- Là cơ sở tạo tiền đề cho quá trình phát triển kinh tế và thực hiện nhiệm vụ
xã hội. Qúa trình quản lý sẽ đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất trong
phạm vi lưu thông, là khâu mở đầu và cũng là khâu kết thức cho quá trình sản
xuất. GTNT như là cầu nối để chuyển nguyên vật liệu đến nơi sản xuất và chuyển
các sản phẩm đã qua sơ chế từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Nếu con đường vận
chuyển này tốt thì q trình chung chuyển hàng hóa diễn ra nhanh chóng khi đó
thúc đẩy q trình sản xuất từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế ngành, vùng. Hệ thống
giao thơng nơng thơn hồn chính nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông
thôn và thúc đẩy CNH – HĐH ở nơng thơn một cách nhanh chóng (Sở giao thông
vận tải tỉnh Hải Dương, 2013).
- Quản lý hệ thống đường GTNT đảm bảo cho các hoạt động đi lại của


người dân vùng đó được thuận lợi hơn, Từ đó sẽ thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa
các vùng, các khu vực, giữa thành phố với nông thôn, giữa đồng bằng với miền núi
(Sở giao thông vận tải tỉnh Hải Dương, 2013).

5


Quản lý hệ thống đường GTNT còn đảm bảo cho hệ thống giao thơng nơng
thơn phát triển, từ đó tạo công ăn việc làm cho người dân nông thôn lúc nơng
nhàn. Vì các cơng trình giao thơng này được xây dựng ngay tại địa phương và phải
cần đến một lượng lao động lớn (Sở giao thông vận tải tỉnh Hải Dương, 2013).
2.1.3. Đặc điểm của quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
Quản lý hệ thống đường giao thông nơng thơn có phạm vi quản lý rộng, bao
gồm nhiều cơng tác quản lý khác nhau địi hỏi phải phối hợp một cách chặt chẽ
giữa các cơ quan khác nhau trong cùng hệ thống quản lý nhà nước, nhằm phát huy
hiệu quả cao nhất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước nói chung và
cho khu vực nơng thơn nói riêng, đảm bảo hài hịa lợi ích của cộng đồng (Phương
Anh, 2010).
Quản lý hệ thống đường GTNT dựa trên những khung pháp lý của nhà
nước đã thiết lập, đó là cơ sơ hoạt động (Sở giao thông vận tải tỉnh Hải Dương,
2013).
Quản lý hệ thống đường GTNT có tính đa cấp, bị chi phối bởi quan hệ kinh
tế đối ngoại, bởi hệ thống giao thông nông thôn là một hệ thống cấu trúc phức tạp
phân bố trên tồn lãnh thổ, trong đó có những bộ phận có mức độ và phạm vi ảnh
hưởng cao thấp khác nhau tới sự phát triển kinh tế xã hội của tồn bộ nơng thơn,
của vùng, của làng xã. Tuy vậy, các bộ phận này có mối liên hệ gắn kết với nhau
trong quá trình hoạt động khai thác và sử dụng.
Quản lý hệ thống đường GTNT mang tính đa mục tiêu: Phúc lợi, an sinh xã
hội, phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần tăng trưởng kinh tế, văn hóa, mơi trường và
vì lợi íc cộng đồng (Sở giao thơng vận tải tỉnh Hải Dương, 2013).

2.1.4. Nội dung nghiên cứu quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
2.1.4.1. Thực trạng đường giao thông nông thôn
Thực trạng đường giao thông nông thôn luôn phản ánh được sự quan tâm
tới giao thông nông thôn của lãnh đạo các cấp, thể hiện được hiện trạng phát triển
kinh tế xã hội tại các địa phương. Thực trạng đường giao thông nông thôn phản
ánh qua số tuyến đường được rải nhựa đá dăm, bê tông xi măng, gạch vỡ, đường
đất… (UBND huyện Nam Sách, 2015).
2.1.4.2. Phân cấp quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
Đường giao thông ở nước ta ngày càng nhiều, mang ý nghĩa rất quan trọng,
nó vừa giải quyết vấn đề giao thơng giao thương, vừa có tác dụng dãn dân

6


trong tương lai gần, đặc biệt là đường giao thông nông thôn. Đường giao thông
nông thôn được phân thành các tuyến đường theo sự quản lý từng cấp, rất thuận lợi
cho việc quản lý hành chính và thực hiện các hoạt động quy hoạch, quản lý, sửa
chữa, bảo dưỡng (Bộ giao thông vận tải, 2003).
2.1.4..3 Các hoạt động trong quản lý hệ thống đường giao thông nông
thôn a. Quy hoạch phát triển hệ thống đường giao thơng nơng thơn
Ngồi hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động xây dựng cũng địi hỏi
phải có quy hoạch cụ thể. Quy hoạch hợp lý, kịp thời sẽ tạo ổn định về quỹ đất,
tâm lý yên tâm của người dân. Ngược lại nếu công tác quy hoạch khơng được tính
tốn cẩn thận, khơng sát, thiếu đồng bộ có thể dẫn đến tình trạng đầu tư không
hiệu quả, kém bền vững. Trong quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn, quy
hoạch để phát triển xây dựng, nâng cấp, sửa chữa là khâu đầu tiên. Quy hoạch
đường giao thông nông thôn tốt, sẽ giúp cho quá trình triển khai xây dựng, khai
thác các tuyến đường được thuận lợi (UBND huyện Nam Sách, 2013)
b. Tuyên truyền quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
Tuyên truyền, vận động trong quản lý hệ thống đường GTNT là q trình

chia sẻ thơng tin, tình cảm nhằm tạo dựng được nhận thức đầy đủ, thái độ đúng
đắn và hành vi phù hợp của mọi người dân, doanh nghiệp, tổ chức về quản lý
đường GTNT. Mọi hoạt động, chương trình về xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng
nông thơn mới nói chung và xây dựng, quản lý đường giao thơng nơng thơn nói
riêng muốn đạt được kết quả cao, bền vững và lâu dài thì cần phải huy động được
nguồn lực, sự tham gia đóng góp của cả cộng đồng. Bởi khi người dân tham gia
đóng góp, bàn bạc, giám sát thì họ mới thấy được lợi ích mà họ nhận được, vai trò
và trách nhiệm của họ trong cơng cuộc đổi mới q hương, từ đó sẽ nêu cao tình
thần trách nhiệm trong việc sử dụng, gìn giữ và duy tu các cơng trình đường cơ sở
hạ tầng nông thôn. Tuyên truyền, vận động trong quản xây dựng đường GTNT cần
sự vào cuộc của Đảng và nhà nước, các tổ chức xã hội, công tác dân vận, những
người có uy tín trong cộng đồng dân cư (Ủy ban nhân dâ huyện Nam Sách, 2014).
c. Huy động nguồn lực quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
Hoạt động tổ chức huy động nguồn lực chính là việc tuyên truyền vận động
các tổ chức kinh tế, người dân trong và ngồi địa phương ủng hộ, đóng góp

7


sức người, sức của để xây dựng và quản lý đường giao thông nông thôn. Huy động
nguồn lực xã hội để xây dựng nơng thơn mới nói chung và đường giao thơng nơng
thơn nói riêng địi hỏi cơng tác vận động tuyên truyền hoạt động mạnh mẽ, triệt để
(Sở giao thông vận tải tỉnh Hải Dương, 2013).
d. Kiểm tra giám sát hệ thống đường giao thông nông thôn
Kiểm tra giám sát hệ thống đường giao thông nông thôn là hoạt động cần
thiết trong quá trình quản lý hệ thống đường giao thơng nơng thơn, nó đước xun
suốt từ khi bắt đầu triển khi dự án đến khi bàn giao đưa vào sử dụng và bảo trì, bảo
dưỡng. Kiểm tra giám sát hệ thống đường giao thông nông thôn giúp cho phát hiện
những sai phạm cần phải điều chỉnh trong quá trình xây dựng và tình trạng xuống
cấp cũng như hư hỏng trong q trình khai thác (Bộ giao thơng vận tải, 2003).

e. Bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường giao thơng nơng thơn
Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống đường giao thông nông thôn là việc cần thực
hiện thường xuyên để đảm bảo hệ thống đường giao thông nông thơn đảm bảo chất
lượng, an tồn giao thơng. Cơng việc này rất cần thiết, nó ảnh hưởng tới tuổi thọ
của cơng trình, đồng thời sẽ giảm thiểu chi phí trong việc xây dựng đường giao
thông nông thôn (Bộ giao thông vận tải, 2003). Vì vậy nghiên cứu quản lý hệ
thống đường giao thông nông thôn cần phải nghiên cứu về bảo trì, bảo dưỡng hệ
thống đường giao thơng nơng thơn.
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống đường giao thông nông
thôn
a. Đặc điểm dân cư
Khi triển khai thực hiện chính sách ở địa phương cần nghiên cứu đặc điểm
của dân cư địa phương. Đặc điểm của người dân bao gồm trình độ dân trí, độ tuổi,
giới tính, thu nhập. Trình độ dân trí, tuổi thể hiện hiểu biết của người dân về quản
lý hệ thông đường giao thơng nơng thơn (UBND huyện Nam Sách, 2013). Chính
vì vậy, nghiên cứu về quản lý hệ thống đường giao thông nơng thơn cần nghiên
cứu về đặc điểm dân cư.
b. Trình độ của lãnh đạo địa phương
Năng lực của cán bộ cơ sở làm công tác huy động nguồn lực cho xây dựng
đường giao thơng nơng thơn có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động. Nếu đội
ngũ cán bộ có trình độ chun mơn, năng lực quản lý tốt thì tiến độ thực hiện sẽ dễ

8


dàng, chất lượng các cơng trình cao. Ngược lại, nếu đội ngũ cán bộ có trình độ
chun mơn thấp, thiếu năng lực quản lý thì sẽ làm chậm tiến độ cơng việc và chất
lượng của cơng trình sẽ khơng cao (UBND huyện Nam Sách 2013). Chính vì vậy
nghiên cứu quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn cần nghiên cứu đến trình
độ, năng lực của cán bộ địa phương.

c. Một số chính sách liên quan
Chủ trương, chính sách chính là hành lang pháp lý cho việc thực hiện huy
động và sử dụng nguồn lực. Các chủ trương, chính sách liên quan đến huy động,
sử dụng nguồn lực xã hội cho quản lý hệ thồng đường giao thông nông thôn là
tổng thể các quan điểm, các nguyên tắc, công cụ và giải pháp mà Nhà nước áp
dụng nhằm bảo đảm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để cung cấp
đầy đủ, kịp thời cho các công trình, hạng mục được thực hiện đúng tiến độ, đảm
bảo an tòa, chất lượng.
d. Nguồn lực của địa phương
Quản lý hệ thống đường giao thơng nơng thơn địi hỏi sự tham gia của tất cả
các cấp chính quyền, cấp cộng đồng. Các yếu tố như dân số, nguồn vốn... đều luôn
ảnh hưởng tới các công đoạn trong quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
(UBND huyện Nam Sách, 2013). Chính vì vậy nghiên cứu ảnh hưởng tới quản lý
hệ thống đường giao thông nông thôn cần phải nghiên cứu các vấn đề liên quan
như dân số, nguồn vốn... của địa phương.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.2.1. Kinh nghiệm quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn của một số
nước trên thế giới
2.2.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn
chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông
nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò của cá
nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào
học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học
và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng
cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông
nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân
(Tuấn Anh, 2012).

9



Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh
tranh với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy
mạnh công tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa
học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và
kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; giải quyết những
mâu thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa
dạng sinh học, phân bổ đất canh tác. Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã
có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các cơng trình thủy lợi lớn phục
vụ cho nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác
trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong
sản xuất nơng nghiệp. Chương trình điện khí hóa nơng thơn với việc xây dựng các
trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước… (P.Fouracre,
2001).
Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chính phủ Thái Lan đã tập
trung vào các nội dung sau: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp
nông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹ năng
truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị song song với
việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu.
Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng
nông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế
biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công
nghiệp phát triển. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan phát triển rất
mạnh nhờ một số chính sách sau:
- Chính sách phát triển nông nghiệp: Một trong những nội dung quan trọng

nhất của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2000-2005 là kế hoạch cơ cấu
lại mặt hàng nông sản của Bộ Nông nghiệp Thái Lan, nhằm mục đích nâng cao
chất lượng và sản lượng của 12 mặt hàng nơng sản, trong đó có các mặt hàng: gạo,

dứa, tơm sú, gà và cà phê. Chính phủ Thái Lan cho rằng, càng có nhiều nguyên
liệu cho chế biến thì ngành cơng nghiệp chế biến lương thực thực phẩm mới phát
triển và càng thu được nhiều ngoại tệ cho đất nước. Nhiều sáng kiến làm gia tăng
giá trị cho nơng sản được khuyến khích trong chương trình Mỗi làng một sản phẩm
và chương trình Quỹ làng (P.Fouracre, 2001).

10


- Chính sách bảo đảm vệ sinh an tồn thực phẩm: Chính phủ Thái Lan

thường xun thực hiện chương trình quảng bá vệ sinh an toàn thực phẩm. Năm
2004, Thái Lan phát động chương trình “Năm an tồn thực phẩm và Thái Lan là
bếp ăn của thế giới”. Mục đích chương trình này là khuyến khích các nhà chế biến
và nơng dân có hành động kiểm sốt chất lượng vệ sinh thực phẩm để bảo đảm an
toàn cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, Chính phủ thường
xuyên hỗ trợ cho doanh nghiệp cải thiện chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm. Do
đó, ngày nay, thực phẩm chế biến của Thái Lan được người tiêu dùng ở các thị
trường khó tính, như Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU, chấp nhận.
- Mở cửa thị trường khi thích hợp: Chính phủ Thái Lan đã xúc tiến đầu tư,

thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài vào liên doanh với các nhà sản xuất trong
nước để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, thông qua việc mở cửa
cho các quốc gia dù lớn hay nhỏ vào đầu tư kinh doanh. Trong tiếp cận thị trường
xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan là người đại diện thương lượng với chính phủ các
nước để các doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu thực phẩm
chế biến. Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan có chính sách trợ cấp ban đầu cho các
nhà máy chế biến và đầu tư trực tiếp vào kết cấu hạ tầng như: Cảng kho lạnh, sàn
đấu giá và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; xúc tiến công nghiệp và phát triển
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xúc tiến công nghiệp là trách nhiệm chính của Cục Xúc

tiến cơng nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp, nhưng việc xúc tiến và phát triển công
nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan do nhiều cơ quan cùng thực hiện. Chẳng
hạn, trong Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã, cùng với Cục Xúc tiến nông nghiệp,
Cục Hợp tác xã giúp nông dân xây dựng hợp tác xã để thực hiện các hoạt động,
trong đó có chế biến thực phẩm; Cục Thủy sản giúp đỡ nông dân từ nuôi trồng,
đánh bắt đến chế biến thủy sản. Cơ quan Tiêu chuẩn sản phẩm công nghiệp thuộc
Bộ Công nghiệp xúc tiến tiêu chuẩn hoá và hệ thống chất lượng; Cơ quan Phát
triển công nghệ và khoa học quốc gia xúc tiến việc áp dụng khoa học và công nghệ
cho chế biến; Bộ Đầu tư xúc tiến đầu tư vào vùng nông thôn (Tuấn Anh, 2012).
2.2.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc “Phong trào Làng mới”
Vào những năm 1960, Hàn Quốc là một trong những nước “lạc hậu” ở châu
Á (Philippines được coi là một trong những quốc gia tiên tiến nhất, chỉ

11


đứng sau Nhật Bản). Ngày hôm nay, Hàn Quốc lại trở thành một trong những nền
kinh tế phát triển cao trên thế giới trong khi Philippines vẫn đang cố gắng để có
được vị trí là một nền kinh tế đang nổi lên ra khỏi danh sách của các nền kinh tế
kém phát triển. Đó là do Hàn Quốc đã đưa ra rất nhiều giải pháp tập trung phát
triển ngành công nghiệp để dẫn đến sự tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, đồng thời
quốc gia này đặt niềm đam mê và niềm tin vào việc phát triển khu vực nông thôn
và công nghiệp cùng một lúc. Như vậy, với sự phát triển của ngành nơng nghiệp và
cơng nghiệp, từ đó đã mở đường cho nền tảng vững chắc của tăng trưởng kinh tế
mạnh mẽ và bền vững trong nhiều thập kỷ bắt đầu từ những năm 1970. Ngày nay,
Hàn Quốc mạnh cả về đô thị và nông thôn. Dù ở đâu, hầu hết người dân cũng được
hưởng một trong những tiêu chuẩn sống cao nhất ở châu Á. Lý do cho sự thành
cơng trong việc phát triển nơng thơn là gì? Đó chính là các phong trào Saemaul
Undong - có nghĩa là phong trào "Cộng đồng Mới" (Bộ Xây dựng, 2014).
Phong trào bắt đầu vào ngày 22/4/1970 như một chiến dịch phát triển nơng

thơn. Sau đó, sức lan tỏa được ví như “cháy rừng” trên toàn Hàn Quốc. Chiến dịch
được thiết lập theo sự chỉ dẫn của Tổng thống Park Chung-hee. Tổng thống đã
từng lập luận "Tôi tin rằng nếu chúng ta chăm lo cho cộng đồng bằng chính bàn
tay của mình với tinh thần tự chủ và độc lập, bằng mồ hơi của chính mình, sau này
đời sống của chúng ta sẽ cải thiện xứng đáng". Khi phong trào được phát động,
Hàn Quốc bắt đầu cất cánh về mặt kinh tế và khơng có sự tụt hậu từ đó.
Philippines ngày nay cũng được cho là quốc gia đang cất cánh nhưng vẫn cần một
nền tảng vững chắc và hỗ trợ phát triển nông thôn. Phần lớn sự tăng trưởng kinh tế
mà là ở khu vực thành phố và nông thôn lại bị bỏ quên. Trên thực tế, cái nghèo vẫn
hiện hữu rất nhiều ở nông thôn. Thống kê cho thấy rằng trong khi nghèo đói ở khu
vực đơ thị chỉ khoảng 10% dân số nhưng ở khu vực nông thôn, điều này có thể
tăng cao khoảng 50% hoặc hơn (P.Fouracre, 2001).
Hàn Quốc đã trải qua vấn đề này vào thời điểm những năm 1970. Vì thế,
phong trào Saemaul Undong đã được hình thành để giải quyết vấn đề này. Phong
trào tìm cách loại bỏ mọi sự nghèo khó của q khứ, để thu hẹp khoảng cách giữa
thành thị và nông thôn, công nghiệp và nông nghiệp. Giáo sư Kim Yu-Hyok của
Đại học Dankuk viết: "Phong trào Saemaul là một động lực vươn tới sự tích cực,
tự lực và hợp tác. Nó chạm đến hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống để thúc đẩy sự
tiến bộ từ sức mạnh của tinh thần tự lực cánh sinh”. Nhìn lại cả quá trình, có thể
nhận thấy Hàn Quốc chia làm ba giai đoạn riêng biệt. Giai

12


×