Tải bản đầy đủ (.docx) (145 trang)

Giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện văn giang, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.23 KB, 145 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỒN VĂN ĐIỆP

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI
VỚI
HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Hồ Ngọc Ninh


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy
bất kỳ học vị nào.


Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn

Đoàn Văn Điệp

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Hồ Ngọc Ninh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kế hoạch & Đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và
hoàn thành luận văn.
Qua đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo UBND huyện Văn Giang,
lãnh đạo Chi cục thuế huyện Văn Giang, các phịng ban ngành đồn thể, chính quyền
địa phương các xã trên địa bàn huyện và các hộ kinh doanh, cá thể đã nhiệt tình giúp
đỡ tơi trong q trình điều tra thực tế để nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn


Đoàn Văn Điệp

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................. ii
MỤC LỤC................................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ.................................................................................................. ix
DANH MỤC HỘP Ý KIẾN..................................................................................................... x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN...................................................................................................... xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................... 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung......................................................................................................... 2

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể......................................................................................................... 2

1.3.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU...................................................................................... 2

1.4.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 3

1.5.

ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN.................................................................. 3

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ................................................. 5
2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................................... 5

2.1.1.


Một số khái niệm cơ bản......................................................................................... 5

2.1.2.

Mục đích và nguyên tắc quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể ..............14

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh
doanh cá thể............................................................................................................ 15

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp quản lý thuế đối với hộ
kinh doanh cá thể................................................................................................... 19

2.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH
DOANH CÁ THỂ................................................................................................. 21

iii


2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể của một số địa
phương ở Việt Nam............................................................................................... 21

2.2.2.


Bài học rút ra cho Chi cục thuế huyện Văn Giang trong việc quản lý
thuế hộ kinh doanh cá thể..................................................................................... 23

2.2.3.

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ........................24

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................... 26
3.1.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU............................................................. 26

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên.................................................................................................. 26

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................................... 27

3.1.3.

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Thuế huyện Văn Giang....28

3.1.4.

Kết quả thực hiện thu ngân sách Nhà nước tại Chi cục thuế huyện Văn
Giang....................................................................................................................... 34


3.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................... 36

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................... 36

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu............................................................................... 36

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................... 39

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu............................................................................. 39

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu trong đề tài.......................................................... 40

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................. 42
4.1.

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THUẾ
ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN.................................................................... 42


4.1.1.

Khái quát về thực trạng hoạt động của các hộ kinh doanh cá thể trên địa
bàn huyện Văn Giang............................................................................................ 42

4.1.2.

Đánh giá các giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh
cá thể đã và đang thực hiện thời gian qua.......................................................... 45

4.1.3.

Thực trạng quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục
thuế huyện Văn Giang.......................................................................................... 59

4.2.

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN GIẢI
PHÁP QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN GIANG......................................................... 79

4.2.1.

Cơ chế, chính sách thuế........................................................................................ 79

4.2.2.

Các yếu tố ảnh hưởng thuộc về cơ quan quản lý thuế..................................... 81


iv


4.2.3.

Ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế ............................... 86

4.3.

ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN VĂN GIANG88

4.3.1.

Căn cứ đề xuất giải pháp....................................................................................... 88

4.3.2.

Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế đối với các hộ kinh
doanh cá thể trên địa bàn huyện Văn Giang

90

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 99
5.1.

KẾT LUẬN............................................................................................................. 99

5.2.


KIẾN NGHỊ.......................................................................................................... 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 102
PHỤ LỤC............................................................................................................................... 104

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNKD

Cá nhân kinh doanh

GTGT

Giá trị gia tăng

HKD

Hộ kinh doanh

KBNN

Kho bạc nhà nước


KK-KTT

Kê khai kế toán thuế

KTNB

Kiểm tra nội bộ

LXP

Liên xã phường

MST

Mã số thuế

NHTM

Ngân hàng thương mại

QLNN

Quản lý nhà nước

THNVDT

Tổng hợp nghiệp vụ dự toán

TMS


Ứng dụng quản lý thuế tập trung của ngành thuế

TNCN

Thu nhập cá nhân

TTHC

Thủ tục hành chính

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Số lượng cán bộ, công chức tại Chi cục thuế Văn Giang, năm 2017 ...........31
Bảng 3.2. Số lượng cán bộ công chức của Chi cục thuế Văn Giang .............................. 31
Bảng 3.3. Kết quả thu ngân sách Nhà nước tại Chi cục thuế huyện Văn Giang,
giai đoạn 2015-2017

35

Bảng 3.4. Thông tin thứ cấp phục vụ nghiên cứu.............................................................. 36
Bảng 3.5. Cơ cấu mẫu điều tra các đối tượng.................................................................... 37
Bảng 3.6. Danh sách chọn hộ kinh doanh cá thể điều tra................................................ 38
Bảng 4.1. Thống kê cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thểo ở
huyện Văn Giang, giai đoạn 2015-2017

43

Bảng 4.2. Kết quả điều tra về cấp giấy phép đăng ký kinh doanh .................................. 44

Bảng 4.3 Kết quả đánh giá của cán bộ về cải cách bộ máy quản lý thuế ở
huyện Văn Giang

49

Bảng 4.4. Số hộ kinh doanh cá thể thực hiện sổ sách kế tốn, hóa đơn chứng từ
giai đoạn 2015 – 2017 50
Bảng 4.5. Kết quả kiểm tra hộ nghỉ kinh doanh trên địa bàn huyện Văn Giang,
giai đoạn 2015-2017

54

Bảng 4.6. Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của cán bộ về công tác kiểm tra
thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Văn Giang

56

Bảng 4.7. Kết quả công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế tại Chi cục
Thuế huyện Văn Giang, giai đoạn 2015-2017 57
Bảng 4.8. Đánh giá của hộ kinh doanh cá thể về công tác tuyên truyền chính
sách pháp luật về quản lý thuế 59
Bảng 4.9. Tình hình quản lý đăn ký, kê khai thuế đối với hộ kinh doanh cá thể
ở huyện Văn Giang, giai đoạn 2015-2017

60

Bảng 4.10. Thống kê tình hình cấp mã số thuế cho các hộ kinh doanh cá thể ở
huyện Văn Giang, giai đoạn 2015-2017

63


Bảng 4.11. Kết quả điều tra về thực trạng đăng ký cấp mã số thuế đối với hộ
kinh doanh cá thể (tính cả hộ kinh doanh có thu nhập thấp)

65

Bảng 4.12. Tổng hợp dự tốn thu ngân sách hộ kinh doanh cá thể ở huyện Văn
Giang, giai đoạn 2015-2017

vii

67


Bảng 4.13. Kết quả đánh giá của cán bộ đối với cơng tác lập dự tốn thu .....................68
Bảng 4.14. Số lượng tờ khai thuế đã tiếp nhận và xử lý đối với hộ kinh doanh cá
thể ở huyện Văn Giang 69
Bảng 4.15. Quản lý doanh thu tính thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể theo
phương pháp kê khai trực tiếp 72
Bảng 4.16. Kết quả đánh giá của cán bộ về cơng tác quản lý căn cứ tính thuế đối
với HKD trên địa bàn huyện Văn Giang

73

Bảng 4.17. Tổng hợp nợ đọng, trốn thuế của các hộ kinh doanh cá thể trên địa
bàn huyện Văn Giang, giai đoạn 2015-2017

76

Bảng 4.18. Kết quả thu nợ đọng thuế của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn

huyện Văn Giang, giai đoạn 2015-2017

76

Bảng 4.19. Kết quả đánh giá công tác thanh kiểm tra thuế đối với HKD cá thể
trên địa bàn huyện Văn Giang 79
Bảng 4.20. Đánh giá của cán bộ quản lý thuế về hệ thống pháp luật và các quy
định về thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

80

Bảng 4.21. Đánh giá của cán bộ quản lý thuế về tổ chức bộ máy quản lý và việc
phối hợp giữa các ban ngành địa phương

81

Bảng 4.22. Kết quả tự đánh giá về năng lực, phẩm chất của cán bộ quản lý thuế
trên địa bàn huyện Văn Giang 83
Bảng 4.23. Đánh giá sự hài lòng của các hộ kinh doanh cá thể đối với đội ngũ
cán bộ, viên chức làm công tác quản lý thuế

84

Bảng 4.24. Tình hình đầu tư cơ sở vật chất của Chi cục thuế huyện Văn Giang ..........86
Bảng 4.25. Đánh giá của cán bộ thuế về cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý
thuế trên địa bàn huyện Văn Giang

viii

86



DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí huyện Văn Giang............................................................................... 26
Hình 3.2. Tổ chức bộ máy Chi cục thuế Huyện Văn Giang............................................. 29
Hình 4.1. Quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục thuế
huyện Văn Giang

ix

48


DANH MỤC HỘP Ý KIẾN
Hộp 4.1.

Ý kiến của cán bộ chi cục thuế huyện Văn Giang về bất cập trong sử
dụng hóa đơn và sổ kế tốn của hộ KD cá thể 51

Hộp 4.2.

Ý kiến về quản lý thông tin hộ kinh doanh...................................................... 53

Hộp 4.3.

Ý kiến về công tác quản lý đăng ký, kê khai thuế .......................................... 62

Hộp 4.4.

Ý kiến về những bất cập trong quản lý đăng ký MST................................... 66


Hộp 4.5.

Ý kiến về công tác kê khai thuế của HKD....................................................... 70

Hộp 4.6.

Bất cập trong quản lý miễn giảm thuế HKD................................................... 75

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đồn Văn Điệp
Tên luận văn: Giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên
địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện các giải pháp
tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Văn Giang,
đề xuất định hướng và hoàn thiện các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế đối với
các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu
thứ cấp để thu thập thông tin về thực trạng thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý
thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Văn Giang. Số liệu sơ cấp được
thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn và thảo luận nhóm với đội ngũ cán bộ quản lý
thuế và căn bộ quản lý nhà nước và các hộ kinh doanh cá thể với tổng số mẫu là 163.

Các phương pháp phân tích số liệu sử dụng trong nghiên cứu gồm: phương pháp thống
kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp cho điểm và xếp hạng ưu tiên nhằm làm
rõ giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện
Văn Giang.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận: Nghiên cứu đã làm rõ cơ sở lý luận về
quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể (khái niệm, đặc điểm quản lý thuế đối với hộ
kinh doanh cá thể, nội dung nghiên cứu và yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp quản
lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể). Nghiên cứu đã tổng quan kinh nghiệm quản lý thuế
đối với hộ kinh doanh cá thể và rút ra bài học kinh nghiệm cho Chi cục thuế huyện Văn
Giang trong tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.

Nghiên cứu thực trạng quản lý thuế HKD cá thể trên địa bàn cho thấy các hộ
kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện tập trung chủ yếu vào các ngành nghề thương
nghiệp (chiếm 83,7% trên tổng số hộ đăng ký kinh doanh, với số vốn kinh doanh
chiếm 78,7% trên tổng số vốn đã đăng ký). Theo số liệu điều tra 150 hộ kinh doanh có
28 hộ chưa có giấy phép đăng ký kinh doanh, chiếm 18,6% tổng số hộ kinh doanh.
Thời gian vừa qua công tác cải cách bộ máy quản lý thuế bước đầu đã có hiệu quả. Đa
số các ý kiến đồng ý cho rằng “Bộ máy hoạt động ổn định, hiệu quả hơn” (84,6%);
“Nhiệm vụ các bộ phận cơ cấu thuộc cơ quan thuế các cấp đã được quy định cụ thể, rõ
ràng” (76,9%); Giảm bớt được sự chồng chéo, xoá bỏ bớt các bộ phận không cần thiết
(69,2%); Bước đầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện các thủ tục
hành chính thuế và nghĩa vụ với NSNN (76,9%). Đối với công tác kiểm tra, giám sát
trong quản lý thuế HKD đa số các ý kiến đều đánh giá công tác này đang thực hiện ở

xi


mức trung bình (từ 38,5% đến 61,5%). Cơng tác tun truyền phát luật về quản lý thuế
đã được quan tâm tuy nhiên hiệu quả chưa thực sự cao, số ý kiến đánh giá nội dung,
hình thức tuyên truyền pháp luật về thuế và tần suất các buổi tuyên truyền còn thấp

(lần lượt là 46,7%, 43,3% và 40,0%). Đối với công tác quản lý đăng ký, kê khai thuế
vẫn cịn tình trạng hộ kinh doanh chưa được cấp giấy phép ĐKKD, chưa được cấp
MST. Công tác khảo sát doanh thu thực tế hộ kinh doanh cá thể, Quản lý căn cứ tính
thuế, Quản lý doanh thu tính thuế, Quản lý việc áp dụng thuế suất và tỷ lệ GTGT đa số
các ý kiến đánh giá còn cho rằng mới đạt ở mức tương đối tốt (lần lượt là 69,2%,
61,5%, 61,5 và 53,8%).
Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp quản lý thuế đối
với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Văn Giang cho thấy các yếu tố như: Cơ chế,
chính sách thuế; Các yếu tố ảnh hưởng thuộc về cơ quan quản lý thuế (như Tổ chức bộ
máy quản lý thuế và sự phối hợp giữa các ban ngành địa phương; Năng lực của đội ngũ
cán bộ thuế; Tài sản, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý thuế) và ý thức chấp hành
pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế là các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến công tác quản
lý thuế đối với HKD cá thể trên địa bàn. Trong đó, nhóm yếu tố thuộc về các cơ quan quản
lý thuế đóng vai trị quan trọng cần được khắc phục và thực hiện các giải pháp đồng bộ
nhằm tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn.

Một số giải pháp được đề xuất nhằm tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh
doanh cá thể trên địa bàn huyện Văn Giang gồm: Hoàn thiện quản lý các thủ tục hành
chính thuế đối với hộ kinh doanh cá thể; Tăng cường công tác quản lý đăng ký, kê
khai thuế và phân loại hộ kinh doanh cá thể; Tăng cường công tác quản lý thu thuế hộ
kinh doanh; Tăng cường công tác quản lý nợ đọng đối với hộ kinh doanh cá thể; Tăng
cường công tác kiểm tra hoạt động thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể; Tăng cường
công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý
của cơ quan thuế. Trong đó, giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người
nộp thuế, và nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của cơ quan thuế đóng vai trị
quan trọng cần được chú trọng trong thời gian tới.

xii



THESIS BSTRACT
Author: Doan Van Diep
Thesis title: Solutions to strengthen tax management for individual business
households in Van Giang district, Hung Yen province
Major: Economics Management

Code: 8340410

Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture
General Research Objective: This study aims to assess the current status of
implementing measures to strengthen tax management for individual business households
in Van Giang district, and propose orientations and policy measures to strengthen tax
management for individual business households in the study area in future.
Research methodology: The study used a secondary data collection method to gather
information on the current state of implementing measures to strengthen tax
administration for individual business households in Van Giang district. Primary data was
collected through surveys, interviews and group discussions with tax administrators and
state management agencies and individual business households with a total sample of 163.
Data analysis methods used in the study includes: descriptive statistics, comparative
method, scoring and ranking method to clarify solutions for strengthening tax
administration for individual business households in Van Giang district.

Main findings and Conclusions
The study has clarified conceptual framework of tax administration for
individual business households (concepts, characteristics of tax administration for
individual business households, research content and factors affecting the
implementation of solutions to strengthen tax administration for individual business
households). The study has provided an overview of tax administration experiences
for individual business households and lessons learned for the Tax Office of Van
Giang district in strengthening tax administration for individual business households.

A study on the current state of tax management for individual business households
in the area shows that individual business households in the district focus mainly on
commercial trades (accounting for 83.7% of the total registered households, with 78.7% of
registered capital). According to data from 150 surveyed individual business households,
28 households did not have business registration certificates, accounting for 18.6% of total
business households. Recently reform of the tax administration has been effective. Most
respondents agreed that "the apparatus is more stable and efficient" (accounted for
84.6%); "The tasks of the structural sections of tax offices at all levels have been clearly
defined" (accounted for 76.9%); Reducing overlap and removing unnecessary parts in tax
administration (69.2%); Initially created favorable conditions for taxpayers to carry out
tax administrative procedures and

xiii


obligations to the state budget (76.9%). Regarding the inspection and supervision in tax
management for individual business households was assessed at an average level (from
38.5% to 61.5%). The propaganda on tax law has been paid attention. However, the
efficiency is not really high, the number of comments on the content and form of tax law
propaganda and the frequency of propaganda is low (46.7%, 43.3% and 40.0%,
respectively). Regarding the management of tax registration and declaration, there still had
individual business households with no business licenses and tax code. The result of real
income survey with individual business households, tax bases management, tax revenue
management, tax rate management and value -added taxation were also evaluated at a
relatively good level (69.2%, 61.5%, 61.5 and 53.8%, respectively).

The research results shows that factors affecting the implementation of tax
administration solutions for individual business households in Van Giang district are
as follows: Taxation mechanisms and policies; Factors influencing the tax
administration (eg Tax administration organization and coordination among local

departments, capacity of tax staff, property, equipment for public services tax
administration and the sense of observance of tax law by taxpayers are factors that
mainly affect the management of taxation applicable to individual taxpayers in the
locality. In particular, the group of factors that belong to the tax authorities plays an
important role to overcome and implement synchronous solutions to strengthen tax
administration for individual business households in the area.
Some solutions proposed to strengthen tax administration for individual business
households in Van Giang district are as: Completing management of tax administrative
procedures for individual business households; Strengthening the management of tax
registration, declaration and classification of individual business households;
Strengthening the management of business household tax collection; Enhancing the
management of outstanding debts of individual business households; Intensifying the
examination of tax collection activities for individual business households; Intensifying
the propagation and support of taxpayers; Improving the capacity and effectiveness of tax
administration. In particular, policy measures to enhance the propaganda and support of
taxpayers, and enhancing the capacity and effectiveness of tax administration play an
important role to be paid attention in the coming time.

.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước, khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh, đặc biệt là hộ kinh doanh (gồm cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh
doanh và hộ gia đình) đã thể hiện vai trị đối với nền kinh tế về số lượng tham gia,
hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều lĩnh vực ngành nghề và tạo ra nhiều việc
làm cho người lao động. Tuy mức đóng góp của từng hộ kinh doanh cá thể không

lớn nhưng với số lượng trên 1 triệu hộ kinh doanh cá thể đã góp phần quan trọng
đối với nguồn thu NSNN. Chính vì vậy để khuyến khích nhóm hộ kinh doanh phát
triển, Tổng cục Thuế đã xác định việc xây dựng cơ chế quản lý thuế đối với hộ
kinh doanh hướng tới sự minh bạch, rõ ràng, đơn giản, dễ tính tốn trong việc thực
hiện chính sách thuế. Thời gian qua cơng tác quản lý thuế nói chung và trong lĩnh
vực hộ kinh doanh cá thể nói riêng đã được cơ quan thuế cải cách đáng kể: quy
trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể từng bước được kiện tồn, từng
bước ứng dụng các cơng nghệ thơng tin vào trong q trình quản lý thuế. Do đó
tạo nhiều chuyển biến tích cực trong cơng tác quản lý thuế góp phần năng cao ý
thức tuân thủ pháp luật của các hộ kinh doanh cá thể, hạn chế thất thu, tăng thu cho
NSNN.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được, đặc điểm chung về kinh
doanh của lĩnh vực này là trình độ kinh doanh, tuân thủ pháp luật nói chung và
pháp luật về thuế chưa cao do hầu hết các hộ kinh doanh kinh doanh ở quy mơ
nhỏ, phát triển kinh tế gia đình nhằm tăng thu nhập, kinh doanh theo kinh nghiệm,
không thực hiện chế độ số sách kế tốn, khơng thực hiện khai và nộp thuế theo thu
nhập (doanh thu trừ chi phí) mà chủ yếu nộp thuế theo phương pháp khoán (nộp
theo tỷ lệ ấn định trên doanh thu)…hiện nay công tác quản lý thuế đối với hộ kinh
doanh vẫn còn hạn chế và bất cập. Tình trạng thất thu về thuế ở thành phần kinh tế
này còn nhiều tồn tại, một phần nguyên nhân là do công tác quản lý thuế của cơ
quan thuế cịn nhiều hạn chế như cịn để tình trạng quản lý không hết hộ kinh
doanh làm thất thu về hộ, doanh thu tính thuế khơng sát với thực tế làm thất thu về
doanh số, dây dưa nợ đọng thuế cịn nhiều. Tình trạng vi phạm pháp luật về thuế
của các hộ kinh doanh thường xảy ra dưới nhiều hình thức, với các mức độ khác
nhau, trong khi thực trạng quản lý các hộ kinh

1


doanh cũng còn những bất cập dẫn đến hiệu quả thu thuế ở đối tượng này chưa đạt

kết quả cao.…Vì vậy, vấn đề mang tính cấp thiết đặt ra cho Ngành Thuế là
phải tìm cho được các giải pháp tối ưu nhằm tăng cường công tác quản lý thuế đối
với hộ kinh doanh cá thể. Tình hình quản lý thuế hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục
Thuế huyện Văn Giang cũng nằm trong thực trạng chung đó. Hiện nay, việc quản
lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn vẫn còn tồn tại một số bất cập
như tình trạng quản lý khơng hết hộ kinh doanh làm thất thu về hộ, doanh thu tính
thuế khơng sát với thực tế làm thất thu về doanh số, dây dưa nợ đọng thuế còn
nhiều…Năm 2017 theo số liệu của phịng thống kê huyện Văn Giang thì trên địa
bàn huyện Văn Giang có 7.420 hộ kinh doanh trong khi đó Chi cục thuế huyện
Văn Giang mới quản lý thuế được 322 hộ kinh doanh chiểm khoảng 4% .
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Giải pháp tăng
cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Văn Giang,
tỉnh Hưng Yên” làm luận văn thạc sĩ của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý
thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Văn Giang, đề xuất định
hướng và hoàn thiện các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế đối với các hộ
kinh doanh cá thể trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về thuế và quản lý thuế và giải pháp
quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể;
Đánh giá thực trạng thực hiện các giải pháp quản lý thuế đối với hộ kinh
doanh cá thể trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2015-2017
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp quản lý thuế
đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên;
Đề xuất định hướng và hoàn thiện các giải pháp tăng cường quản lý thuế
đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.

Tình hình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể thời gian qua trên
địa bàn huyện Văn Giang như thế nào? Thời gian qua, Chi cục thuế huyện Văn

2


Giang đã có những giải pháp gì và kết quả của việc thực hiện các giải pháp quản lý
thuế đối với hộ kinh doanh cá thể giai đoạn 2015-2017 ra sao?
2.
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp quản lý thuế hộ
kinh doanh cá thể trên địa bàn nghiên cứu?
3.
Cần đề xuất những giải pháp nào để tăng cường quản lý thuế đối với hộ
kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Văn Giang trong thời gian tới.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể;
Đối tượng khảo sát là cơ quan thuế và cán bộ thuế của Chi cục thuế huyện
Văn Giang, các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Văn Giang, và một số cán
bộ quản lý nhà nước ở cấp huyện, xã thuộc địa bàn nghiên cứu.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung đánh giá các giải pháp mà Chi
cục thuế huyện Văn Giang đã và đang thực hiện nhằm quản lý thuế đối với các hộ
kinh doanh theo phương pháp khốn trên địa bàn huyện. Phân tích các kết quả của
việc thực hiện các giải pháp và khó khăn trong thực hiện các giải pháp nhằm tăng
cường quản lý thuế thuế đối với các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Văn Giang.
Đề tài chỉ nghiên cứu quản lý thuế đối với 02 sắc thuế là thuế GTGT và thuế
TNCN.
Về phạm vi không gian: Đề tại nghiên cứu trên địa bàn huyện Văn Giang,

tỉnh Hưng Yên.
Về phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp sử dụng trong phân tích, nghiên cứu
được thu thập trong giai đoạn 2015-2017.
Số liệu sơ cấp được điều tra trong năm 2018.
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 9/2017 đến tháng 10/2018.
1.5. ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Về lý thuyết: Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết về quản lý thuế
và giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể; tổng kết các bài
học kinh nghiệm trong tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá

3


thể của các địa phương khác nhằm rút ra cho huyện Văn Giang quản lý tốt hơn
trong thời gian tới.
-

Về thực tiễn: Nghiên cứu sẽ góp phần đánh giá và làm rõ thực trạng thực

hiện các giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa
bàn huyện Văn Giang, trên cơ sở đó đề xuất hoàn thiện các giải pháp nhằm quản lý
tốt hơn và chống thất thu thuế. Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu tham khảo
bổ ích cho các nhà quản lý trong việc điều chỉnh và ra các quyết định nhằm tăng
cường quản lý thuế đối với đối tượng hộ kinh doanh cá thể.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP QUẢN
LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về thuế
a) Khái niệm về Thuế
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, thuế ra đời là
một tất yếu khách quan, gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước.
Để duy trì sự tồn tại của mình, nhà nước cần có những nguồn tài chính để chi tiêu,
trước hết là chi cho việc duy trì và củng cố bộ máy cai trị từ trung ương đến địa
phương, thuộc phạm vi lãnh thổ mà nhà nước đó đang cai quản; chi cho các công
việc ban đầu thuộc chức năng của nhà nước như: quốc phòng, an ninh, chi cho xây
dựng và phát triển các cơ sở hạ tầng; chi cho các vấn đề về phúc lợi công cộng, về
sự nghiệp, về xã hội trước mắt và lâu dài. Để có nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu
chi tiêu chung, nhà nước thường sử dụng ba hình thức động viên đó là: quyên góp
của dân, vay của dân và dùng quyền lực nhà nước bắt buộc dân phải đóng góp.
Trong đó, hình thức qun góp tiền và tài sản của dân và hình thức vay của dân là
những hình thức tự nguyện, khơng mang tính ổn định và lâu dài, thường được nhà
nước sử dụng có giới hạn trong một số trường hợp đặc biệt, để bổ sung cho những
nhiệm vụ chi đột xuất hoặc cấp bách. Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên,
nhà nước dùng quyền lực buộc dân phải đóng góp một phần thu nhập của mình
cho ngân sách nhà nước. Đây là hình thức cơ bản nhất để huy động tập trung
nguồn tài chính cho đất nước. Hình thức nhà nước dùng quyền lực buộc dân đóng
góp để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình - chính là thuế.
Cho đến nay, trong giới các học giả và trên các sách báo kinh tế thế giới vẫn
chưa có quan điểm thống nhất về khái niệm thuế, bởi lẽ giác dộ nghiên cứu có
nhiều khác biệt. Nhìn chung, các nhà kinh tế khi đưa ra khái niệm về thuế mới chỉ
nhìn nhận từ những khía cạnh khác nhau của thuế mà mình muốn khai thác hoặc
tìm hiểu, chưa phản ánh đầy đủ bản chất chung của phạm trù thuế. Chẳng hạn theo
các nhà kinh điển thì thuế được quan niệm rất đơn giản: " Để duy trì quyền lực
cơng cộng, cần phải có những sự đóng góp của những người cơng dân


5


của Nhà nước đó là thuế khố..." (Mac-Angghen, 1962). Với quan điểm này, thuế
chỉ là sự đóng góp của cơng dân để duy trì quyền lực nhà nước. Cũng từ luận điểm
này, Mác phát triển thêm rằng trong một nhà nước có giai cấp (một giai cấp giành
được quyền thống trị) thì thuế thực ra là khoản đóng góp bắt buộc để duy trì quyền
lực của giai cấp đó. Khi những giai cấp không phải là giai cấp cai trị, nghĩ rằng
việc bắt buộc nộp thuế chỉ dùng để bảo vệ quyền lợi cho giai cấp cai trị, thì họ sẽ
không coi thuế là nghĩa vụ công dân và sẽ bằng nhiều cách để tránh thuế và trốn
thuế. Quan điểm này đã hỗ trợ rất nhiều cho các nhà kinh tế có quan điểm xã hội
trong việc củng cố lập trường đấu tranh giai cấp (Tổng cục Thuế, 2011).
Bên cạnh đó, cũng có các quan điểm khác nhau về thuế, được nhìn nhận
trên các bình diện khác. Trong cuốn từ điển kinh tế của hai tác giả người Anh
Chrisopher Pass và Bryan Lowes, đứng trên giác độ đối tượng chịu thuế đã cho
rằng : "Thuế là một biện pháp của chính phủ đánh trên thu nhập của cải và vốn
nhận được của các cá nhân hay doanh nghiệp (thuế trực thu), trên việc chi tiêu về
hàng hoá và dịch vụ (thuế gián thu) và trên tài sản" (Christopher Pass and Bryan
Lowes, 1991).
Một khái niệm khác về thuế tương đối hoàn thiện được nêu lên trong cuốn
sách "Economics" của hai nhà kinh tế Mỹ Makkollhell và Bruy-M, dựa trên cơ sở
đối giá như sau: "thuế là một khoản chuyển giao bắt buộc bằng tiền (hoặc chuyển
giao bằng hàng hoá, dịch vụ) của các cơng ty và các hộ gia đình cho chính phủ, mà
trong sự trao đổi đó họ khơng nhận được trực tiếp hàng hoá, dịch vụ nào cả, khoản
nộp đó khơng phải là tiền phạt mà tồ án tun phạt do hành vi
vi phạm pháp luật". Trong các quan điểm này, người ta chỉ nhìn nhận thuế trên
giác độ các đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế, khơng nói đến việc sử dụng
tiền thuế để làm gì, chỉ thể hiện việc đánh thuế như là một nghĩa vụ cơng dân của
các doanh nghiệp và hộ gia đình với đất nước mà mình đang kinh doanh hoặc đang
sinh sống. Các quan điểm này cũng chỉ phù hợp với giai đoạn phát triển của thuế

trong thời đoạn lịch sử nhất định lúc đó (Tổng cục Thuế, 2011).
Trên giác độ phân phối thu nhập, Tổng cục Thuế đã đưa ra định nghĩa: Thuế
là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân
nhằm hình thành các quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi
tiêu cho việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước (Tổng cục thuế,
2011).

6


Trên giác độ người nộp thuế, thuế được coi là khoản đóng góp bắt buộc mà
mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước theo luật định để
đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ Nhà nước.
Trên giác độ kinh tế học, thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó, Nhà nước
sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang
khu vực công, nhằm thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội của Nhà nước.

nước ta, đến nay cũng chưa có một khái niệm thống nhất về thuế. Theo từ
điển tiếng Việt thì thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân hoặc các tổ chức
kinh doanh, tuỳ theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp v.v buộc phải nộp cho nhà
nước theo mức quy định (Trung tâm từ điển học, 1998)
Những khái niệm về thuế nêu trên mới nhấn mạnh một chiều theo quan
niệm của từng góc độ khác nhau, nên chưa thật đầy đủ và chính xác được bản chất
của thuế. Đến nay, tuy chưa có một định nghĩa về thuế thống nhất, nhưng các nhà
kinh tế đều nhất trí cho rằng, để làm rõ được bản chất của thuế thì định nghĩa về
thuế phải nêu bật được các khía cạnh sau đây:
Nội dung kinh tế của thuế được đặc trưng bởi các quan hệ tiền tệ giữa nhà
nước với các pháp nhân và các thể nhân, khơng mang tính hồn trả trực tiếp;
Những mối quan hệ dưới dạng tiền tệ này được nảy sinh một cách khách
quan và có ý nghĩa xã hội đặc biệt- việc chuyển giao thu nhập có tính chất bắt buộc

theo mệnh lệnh của nhà nước;
Các các pháp nhân và thể nhân chỉ phải nộp cho Nhà nước các khoản thuế
đã được pháp luật quy định.
-

Và việc sử dụng tiền thuế phải dành cho mục đích chung.

b) Chức năng của thuế
Chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính hay chức năng phân
phối thu nhập
-

Chức năng điều tiết kinh tế

c) Vai trò của thuế
-

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước

-

Thuế là cơng cụ điều hồ thu nhập, thực hiện công bằng xã hội

Thuế là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất,
kinh doanh

7


- Thuế góp phần thức đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

2.1.1.2. Khái niệm về quản lý thuế
Quản lý thuế là vấn đề đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu với nhiều
cách quan niệm khác nhau. Mỗi quan niệm đều nhìn nhận quản lý thuế ở một góc
độ, phạm vi khác nhau và với mục đích, ý nghĩa thực tiễn khác nhau.
Trong giáo trình Tài chính cơng và phân tích chính sách thuế của PGS.TS Sử
Đình Thành thì “quản lý thuế là những biện pháp nghiệp vụ do cơ quan có chức năng
thu ngân sách nhà nước thực hiện. Đó là những hoạt động thường xuyên của cơ quan
thu hướng về đối tượng nộp nhằm đảm bảo thu thuế đầy đủ, kịp thời và đúng luật
định”. Với quan niệm như vậy quản lý thuế là quá trình nhà nước sử dụng hệ thống
các cơng cụ và phương pháp thích hợp tác động lên đối tượng của quản lý thuế làm
cho chúng vận động phù hợp với mục tiêu đặt ra (Sử Đình Thành, 2009).

Theo quy định của Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 thì “Quản lý thuế là
việc nhà nước sử dụng các phương tiện, cách thức, biện pháp nhằm thực hiện việc
thu thuế sao cho đạt hiệu quả, đúng mục tiêu, mục đích đề ra trong việc xây dựng
và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ” (Quốc hội, 2006).
Như vậy, có thể hiểu quản lý thuế là các biện pháp có chủ đích của cơ quan
chức năng Nhà nước thực hiện đối với các đối tượng nộp thuế nhằm đạt được các
mục tiêu nhà nước đặt ra.
a) Nguyên tắc quản lý thuế:
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước, nộp thuế theo quy
định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ
chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế.
Việc quản lý thuế được thực hiện theo quy định của luật quản lý thuế số
78/2006/QH11 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc quản lý thuế phải đảm bảo cơng khai, minh bạch, bình đẳng, bảo
đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.
b) Nôi dung của quản lý thuế (theo thông tư số 18/VBHN-BTC ngày 19/6/2015):
-


Khai thuế, tính thuế.

-

Ấn định thuế.

-

Nộp thuế.

-

Ủy nhiệm thu thuế.

8


thuế.

-

Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

-

Thủ tục miễn thuế, giảm thuế; xóa nợ tiền thuế, tiền phạt.

-

Thủ tục hoàn thuế, bừ trừ tiền thuế.


-

Kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quản lý rủi ro về thuế.

Giải quyết khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến thực hiện pháp luật

2.1.1.3. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hộ kinh doanh cá thể
a) Khái niệm hộ kinh doanh cá thể
Theo điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn về thủ tục đăng ký kinh
doanh của Luật doanh nghiệp 2014 quy định như sau:
1.
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là
cơng dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia
đình làm chủ, chỉ được đăng kýkinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười
lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh
doanh.
2.
Hộ gia đình sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người
bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu
nhập thấp khơng phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều
kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu
nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
3.
Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành
lập doanh nghiệp theo quy định.
Chủ hộ kinh doanh sẽ là đối tượng duy nhất có quyền hưởng mọi lợi nhuận
và chịu mọi nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước
b) Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể
-


Khơng có tư cách pháp nhân và con dấu riêng

-

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể có thể là Cá nhân hoặc hộ Gia Đình

-

Hộ Cá Thể chỉ được phép kinh doanh tại một địa điểm

-

Được phép sử dụng không quá 10 lao động

c) Vai trò của hộ kinh doanh cá thể trong nền kinh tế
Với nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay, mọi thành phần kinh tế đều được Đảng và Nhà nước khuyến

9


×