HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
ĐÀO NHƯ QUỲNH
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ THÁI BÌNH,
TỈNH THÁI BÌNH
Ngành:
Khoa học mơi trường
Mã số:
8440301
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Đoàn Văn Điếm
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn
Đào Như Quỳnh
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đồn Văn Điếm đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Khoa
Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học
tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND Thành phố Thái
Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn
Đào Như Quỳnh
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abtract .................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
1.2.
Giả thuyết khoa học ........................................................................................ 2
1.3.
Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.4.
Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.5.
Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................... 2
Phần 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ................................................................... 3
2.1.
Tổng quan về ô nhiễm môi trường .................................................................. 3
2.1.1.
Tổng quan về ô nhiễm khơng khí ....................................................................... 3
2.1.2.
Tổng quan về ơ nhiễm nước ............................................................................... 5
2.1.3.
Tổng quan về ô nhiễm rác thải ........................................................................... 7
2.2.
Công tác quản lý môi trường ......................................................................... 13
2.2.1.
Một số vấn đề chung về qlmt............................................................................ 13
2.2.2.
Các nguyên tắc qlmt ......................................................................................... 15
2.2.3.
Mục tiêu cơ bản của qlmt ................................................................................ 15
2.3.
Cơ sở lý luận của công tác qlmt .................................................................... 16
2.3.1.
Cơ sở xã hội học ............................................................................................... 16
2.3.2.
Cơ sở khoa học ................................................................................................. 16
2.3.3.
Cơ sở kinh tế ..................................................................................................... 17
2.3.4.
Cơ sở luật pháp ................................................................................................. 17
2.4.
Tổng quan công tác qlmt ở một số nước trên thế giới ........................................ 18
2.4.1.
Công tác tổ chức qlmt ....................................................................................... 18
iii
2.4.2.
Các phương pháp qlmt chủ yếu ........................................................................ 19
2.4.3.
Các biện pháp quản lý rác thải trên thế giới ..................................................... 20
2.5.
Công tác qlmt ở việt nam .............................................................................. 24
2.5.1.
Công tác tổ chức ............................................................................................... 24
2.5.2.
Quan điểm của đảng và nhà nước về bvmt ....................................................... 26
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.......................................................... 28
3.1.
Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 28
3.2.
Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 28
3.3.
Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 28
3.3.1.
Phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Thái Bình ................. 28
3.3.2.
Đánh giá hiện trạng mơi trường tại thành phố Thái Bình ........................... 28
3.3.3.
Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại thành phố Thái Bình .................... 28
3.3.4.
Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường phù hợp cho thành phố Thái
Bình, tỉnh Thái Bình. ........................................................................................ 28
3.4.
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 28
3.4.1.
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................................... 28
3.4.2.
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: ............................................................... 29
3.4.3.
Phương pháp so sánh ........................................................................................ 30
3.4.4.
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu. ........................................................... 30
Phần 4. Kết quả nghiên cứu......................................................................................... 31
4.1.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Thái Bình ................................... 31
4.1.1.
Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 31
4.1.2.
Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 32
4.2.
Hiện trạng môi trường thành phố Thái Bình, tinh Thái Bình......................... 36
4.2.1.
Đánh giá hiện trạng mơi trường khơng khí....................................................... 36
4.2.2.
Hiện trạng mơi trường nước. ............................................................................ 38
4.2.3.
Hiện trạng môi trường chất thải rắn sinh hoạt .................................................. 42
4.3.
Đánh giá thực trạng quản lý môi trường tại thành phố Thái Bình ................. 43
4.3.1.
Quản lý nhà nước về mơi trường của tỉnh Thái Bình ....................................... 43
4.3.2.
Đánh giá năng lực trạng quản lý môi trường trên địa bàn thành phố ............... 44
4.3.3.
Đánh giá của người dân về quản lý môi trường của TP Thái Bình .................. 49
4.3.4.
Các mặt hạn chế trong quản lý môi trường tại địa phương .............................. 53
iv
4.4.
Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường phù hợp cho TP Thái Bình .......... 55
Phần 5. Kết luận và đề nghị ......................................................................................... 58
5.1.
Kết luận ......................................................................................................... 58
5.2.
Kiến nghị ...................................................................................................... 59
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 60
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
BOD
Nhu cầu oxy sinh hóa
BVMV
Bảo vệ mơi trường
CNH-HĐH
Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa
COD
Nhu cầu oxy hóa học
CTRSH
Chất thải rắn sinh hoạt
ĐCS VN
Đảng cộng sản Việt Nam
HĐND
Hội đồng nhân dân
IMAS
Viện Nghiên cứu Nam Cực và Biển
ISWA
International Solid Waste Association
MT
Mơi trường
ƠNMT
Ơ nhiễm mơi trường
ONKK
Ơ nhiễm khơng khí
MTKK
Mơi trường khơng khí
PNAS
Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ
RTSH
Rác thải sinh hoạt
UBND
Ủy ban nhân dân
UNEP
Chương trình Mơi trường Liên hợp quốc
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
QLMT
Quản lý Môi trường
TN&MT
Tài nguyên và Môi trường
VN
Việt Nam
VSMT
Vệ sinh môi trường
WB
Word Bank
WHO
Tổ chức y tế thế giới
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Danh mục các cuộc họp nhóm người dân tại TP. Thái Bình ..................... 30
Bảng 4.1. Tiềm năng phát triển của thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình ................ 36
Bảng 4.2. Tiếng ồn tại ngã tư An Tập và ngã tư Lý Bơn, thành phố Thái Bình
từ năm 2014 – 2017 (dBA) ....................................................................... 36
Bảng 4.3. Hàm lượng bụi (TSP) tại 2 trục đường chính trong Thành phố tử năm
2014-2017................................................................................................. 37
Bảng 4.4. Nồng độ trung bình NH4+ của 2 điểm quan trắc ngã 3 cầu Phúc
khánh và cầu Đen – Vũ Phúc từ năm 2013 – 2017 .................................. 39
Bảng 4.5. Nồng độ PO43- của 2 điểm quan trắc từ năm 2013 – 2017....................... 40
Bảng 4.6. Nồng độ COD, BOD5 của 2 điểm quan trắc từ 2013 – 2017 .................... 41
Bảng 4.7. Mức phí thu gom rác thải năm 2016, 2017 ............................................... 48
Bảng 4.8. Kinh phí xử lý rác thải mơi trường của tồn thành phố năm 2016 –
2017 .......................................................................................................... 49
Bảng 4.9. Bảng thể hiện lịch sử phát triển và các sự cố môi trường từng diễn ra
tại thành phố Thái Bình ............................................................................ 49
Bảng 4.10. Phân tích SWOT giải pháp quản lý mơi trường tại TP. Thái Bình .............. 54
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn nơng nghiệp ........................................... 12
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí địa lý thành phố Thái Bình........................................................ 32
Hình 4.2. Biểu đồ biểu diễn độ ồn tại ngã tư An Tập và ngã tư Lý Bơn thành phố
Thái Bình từ năm 2014 – 2017 (dBA) ......................................................... 37
Hình 4.3. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng bụi TSP tại 2 trục đường chính trong
Thành phố tử năm 2014-2017 (µg/m3) ........................................................ 38
HÌnh 4.4. Biểu đồ biều diễn hàm lượng NH4+ của 2 điểm quan trắc từ năm 2013
– 2017 (mg/l)................................................................................................ 39
Hình 4.5. Biểu đồ biều diễn hàm lượng PO43- của 2 điểm quan trắc từ năm 2013
– 2017 (mg/l)................................................................................................ 40
Hình 4.6. Biểu đồ biều diễn hàm lượng COD của 2 điểm quan trắc từ năm 2013
– 2017 (mg/l)................................................................................................ 41
Hình 4.7. Biểu đồ biều diễn hàm lượng BOD5 của 2 điểm quan trắc từ năm
2013 – 2017 (mg/l)....................................................................................... 42
Hình 4.8. Cơ cấu tổ chức, nhân sự của hệ thống quản lý môi trường tại Thành
phố Thái Bình .............................................................................................. 45
Hình 4.9. Hình Biểu thị cây vấn đề về các hạn chế trong bảo vệ môi trường. ............ 50
Hình 4.10. Biểu đồ thể hiện việc sử dụng nước cấp tại thành phố Thái Bình, tỉnh
Thái Bình ..................................................................................................... 51
Hình 4.11. Biểu đồ thể hiện ý kiến về mức độ quan tâm cảu người dân qua về
công tác thu gom rác thải ............................................................................. 52
Hình 4.12. Hình thể hiện chiến lược bảo vệ mơi trường tại thành phố Thái Bình,
tỉnh Thái Bình. ............................................................................................. 53
viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đào Như Quỳnh
Tên Luận văn: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý mơi trường tại Thành
phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình”
Ngành:
Khoa Học Mơi Trường
Mã số: 8440301
Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại thành phố Thái Bình.
Đề xuất các giải pháp quản lý mơi trường phù hợp cho thành phố Thái Bình,
tỉnh Thái Bình.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính gồm thu thập số liệu thứ cấp
về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tại thành phố Thái Bình;số liệu hiện trạng mơi
trường thành phố Thái Bình; phương pháp phỏng vấn người dân bằng phiếu hỏi và
phương pháp thảo luận nhóm. Nghiên cứu tiến hành trên 10 phường thuộc nội thành
thành phố Thái Bình. Tổng số phiếu điều tra là 60, trong đó mỗi phường điều tra 6 hộ
theo phương pháp ngẫu nhiên. Tổ chức các buổi họp nhóm 5-6 người có độ tuổi và giới
tính khác nhau, các công cụ áp dụng bao gồm thiết lập bảng lịch sử hình thành, phát
triển và các sự cố mơi trường; Cây vấn đề các yếu tố làm hạn chế trong bảo vệ môi
trường … Xử lý số liệu bằng phần mềm excel.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả đánh giá hiện trạng mơi trường tại thành phố Thái Bình cho thấy:
Chất lượng nước, khơng khí tại địa bàn thành phố Thái Bình nói chung cịn khá
tốt. Tuy nhiên, ở một số vị trí trung tâm thành phố đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, đặc biệt là
ô nhiễm bụi và tiếng ồn; ô nhiễm nước tại nội thành thành phố Thái Bình tiếp tục gia
tăng, thực trạng mơi trường chất thải rắn vẫn cịn nhiều bất cập. Cơng tác bảo vệ mơi
trường nói chung và cơng tác quản lý nhà nước về mơi trường của thành phố Thái Bình
cũng đã đạt được những thành quả nhất định về nhiều mặt. Tuy nhiên vẫn tồn tại những
hạn chế về nguồn ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường , đội ngũ cán bộ, cơng
chức cấp phường xã vẫn cịn hạn chế về số lượng và chuyên môn. Dựa vào kết quả đánh
giá thực trạng quản lý môi trường của thành phố và các ý kiến của người dân chúng tôi
đề xuất các giải pháp quản lý môi trường phù hợp như tăng cường đội ngũ công chức về
môi trường cấp xã; tăng đầu tư ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường; đẩy mạnh
tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ môi trường...
ix
THESIS ABTRACT
Master candidate: Dao Nhu Quynh
Thesis title: ”Evaluation of the actual situation and propose solutions of enviromental
management in Thai Binh City, Thai Binh Province”.
Major: Environmental science
Code: 8440301
Educational organization: Vietnam National University og Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Evaluation of the actual situation of environmental management in Thai Binh
Province.
To propose environmental management solutions suitable for Thai Binh city,
Thai Binh Province.
Materials and Methods
Topics used in the main research methods include: collecting secondary data on
natural, economic and social characteristics in Thai Binh city, data of environmental
actual situation of Thai Binh city; method of interviewing people by questionnaire and
method of group discussion.
The study was conducted 10 wards in the city of Thai Binh. The total number of
questionnaires was 60, each ward surveyed 6 households by random method.
Organized group meetings of 5-6 people which were different ages and sexes,
applied tools include set up history begin board, development and environmental
incidents, tree problem factors limiting environmental protection,... Data processing
using excel software.
Main findings and conclusions
The results of environmental evaluation in Thai Binh city showed that, water
and air quality in the area of Thai Binh city were quite good. However, in some
downtown locations there had been signs of pollution, especially dust and noise
pollution; Water pollution in the city of Thai Binh continued to increase; The actual
situation of solid waste environment was still inadequate. The environmental protection
in general and the state management of the environment of Thai Binh city had achieved
certain achievement in many aspects. However, there was still limited budget for
environmental protection. The number of cadres and civil servants at ward anh
commune level were limited in number and expertise.
Based on the results of the evaluation of the city’s environmental management
x
practices and opinions of the people, we proposed suitable environmental management
solutions such as: increasing environmental commune-level civil servants; increasing
investment budget for environmental protection; Promoting propaganda and education
to raise people’s awareness about environmental protection.
xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những thập kỷ gần đây, cùng với sự gia tăng dân số và tốc độ đơ thị
hóa ngày càng cao song song với đó là sự phát triển về kinh tế xã hội đã mang
đến nhiều lợi ích như: mức sống cao hơn, giáo dục và sức khỏe tốt hơn, cơ sở hạ
tầng hiện đại hơn... Tuy vậy, đi kèm theo đó là tình trạng suy giảm nguồn tài
ngun, suy thối mơi trường ... diễn ra ngày càng trầm trọng. Vài năm trở lại
đây, vấn đề môi trường đã được nhà nước và các ban ngành đoàn thể chú trọng
và quan tâm nhiều hơn, nó được xem là một yếu tố quan trọng gắn liền và song
hành với phát triển kinh tế.
Thành phố Thái Bình là tỉnh lỵ tỉnh Thái Bình miền Bắc Việt Nam, thành
phố cịn là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, quốc phịng... của tỉnh.
Thành phố Thái Bình những năm gần đây đang có sự chuyển biến mạnh mẽ từ
một thành phố nơng nghiệp chuyển hướng sang đẩy mạnh phát triển công nghiệp
trên tồn địa bàn. Thành phố Thái Bình hiện có 6 khu công nghiệp và 2 cụm công
nghiệp thu hút hàng trăm dự án với số vốn đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng và tạo
việc làm cho trên 50.000 lao động. Phần lớn các khu công nghiệp chưa xây dựng
hoặc đã có khu xử lý nước thải tập trung nhưng cơ sở hạ tầng cịn yếu kém do dố
mơi trường tại một số khu đã có dấu hiệu bị ơ nhiễm.
Những năm gần đây tốc độ đơ thị hóa của thành phố Thái Bình ln ở
mức cao, việc mở rộng thêm thành phố nâng tổng số phường, xã của thành phố
lên 19 phường xã và nâng tổng số các phường nội thành lên 10 phường và hình
thành lên các đơ thị mới. Cùng với việc phát triển các khu công nghiệp đã làm
gia tăng dân số tại thành phố Thái Bình dẫn đến các sức ép lên mơi trường cũng
như gia tăng về số lượng chất thải rắn sinh hoạt.
Sự phát triển khá tốt về kinh tế của thành phố Thái Bình trong những năm
gần đây đã có tác động rất lớn đến đời sống xã hội và môi trường trên địa bàn
thành phố. Các hoạt động văn hóa xã hội và xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất và
xã hội được phát triển tương ứng với tốc độ phát triển đơ thị hóa của các khu vực
kinh tế, đã cơ bản đáp ứng nhu cầu vật chất - tinh thần của nhân dân. Thái Bình
đang trong quá trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa mạnh mẽ, một mặt góp phần
đáng kể vào cơng cuộc phát triển chung của thành phố, mặt khác đã làm nảy sinh
nhiều vấn đề về môi trường.
1
Đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý mơi trường
tại Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình” đưa ra một cái nhìn tổng quát về
thực trạng quản lý mơi trường tại thành phố Thái Bình, phân tích những thành
tựu và hạn chế của cơng tác quản lý nhà nước về mơi trường. Từ đó đề ra các giải
pháp để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ mơi trường góp phần xây dựng thành
phố Thái Bình trở thành “Thành phố mơi trường” trong tương lai.
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Vấn đề phát triển đô thị và mở rộng khu vực nội thành dẫn đến gia tăng
dân số và tăng sức ép đến mơi trường có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác
bảo vệ môi trường, trong khi đó nhận thức về bảo vệ mơi trường của người dân
cịn hạn chế.
1.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại thành phố Thái Bình.
Đề xuất các giải pháp quản lý mơi trường phù hợp cho thành phố Thái
Bình, tỉnh Thái Bình.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng: Công tác quản lý môi trường bao gồm chính sách, cơng tác
tổ chức, biện pháp quản lý, việc triển khai thực hiện.
- Không gian: tại Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
- Thời gian: từ năm 2013-2017
- Phạm vi nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu quản lý mơi trường nước,
khơng khí và chất thải rắn trên địa bàn thành phố Thái Bình.
1.5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá được diễn biến hiện trạng mơi trường khơng khí, mơi trường
nước và chất thải rắn tại Thành phố Thái Bình.
Đánh giá được thực trạng cơng tác quản lý môi trường tại địa phương.
Đề xuất được các giải pháp quản lý môi trường phù hợp và hiệu quả cho
Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. TỔNG QUAN VỀ Ơ NHIỄM MƠI TRƯỜNG
2.1.1. Tổng quan về ơ nhiễm khơng khí
2.1.1.1. Tổng quan về ơ nhiễm khơng khí trên thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới mới đây đã cơng bố một báo cáo mới, trong đó
cảnh báo rằng mức độ ô nhiễm nghiêm trọng tại hàng loạt các thành phố lớn trên
thế giới đang cướp đi sinh mạng của hàng triệu người dân và đe dọa sẽ làm chao
đảo các dịch vụ y tế trên phạm vi tồn cầu. Trước khi cơng bố các con số thống
kê chính thức để cho thấy mức độ ơ nhiễm ở hàng trăm khu vực đô thị đang trở
nên nghiêm trọng hơn kể từ năm 2014, WHO cho hay, thế giới đang phải đối mặt
với “tình trạng y tế khẩn cấp”, có khả năng sẽ gây thất thốt lớn cho Chính phủ
các nước.
Dữ liệu mới nhất được khảo sát từ 2.000 thành phố lớn cho thấy, tại các
vùng tập trung đông dân cư, mức độ ô nhiễm tăng cao với sự xuất hiện những làn
khói bụi độc hại cấu thành từ khói thải của các loại phương tiện giao thơng, bụi
bẩn từ các cơng trường, khói độc từ các nhà máy điện và việc đốt củi, than ở các
hộ gia đình. Theo tổ chức Liên hợp quốc, hiện nay trên thế giới trung bình mỗi
năm có khoảng 33 triệu trẻ em bị chết do ơ nhiễm khơng khí, trong đó có tới
khoảng 1/3 trường hợp mắc các căn bệnh liên quan đến tim và đột quỵ. Với gần
1,4 triệu cái chết do ô nhiễm mỗi năm, Trung Quốc đã trở thành quốc gia bị ơ
nhiễm khơng khí nghiêm trọng nhất, tiếp đến là Ấn Độ với 645.000 người và
Pakistan với 110.000 người (Tạp chí Mơi trường, 2018).
Theo một bản báo cáo mới của Ủy ban Môi trường châu Âu, ô nhiễm hiện
cũng gây nên tình trạng khẩn cấp trong ngành y tế công ở châu lục này, khiến
cho khoảng 430.000 trẻ em tử vong. Theo một nghiên cứu khoa học mới đây nhất
được đăng tải trên Tạp chí khoa học danh tiếng Nature, ơ nhiễm khơng khí ngày
càng trở nên nghiêm trọng hơn, khiến cho số người chết tăng dần theo mỗi năm,
thậm chí cịn vượt qua cả tổng số người chết do virus HIV và bệnh sốt rét cộng
lại. Ở nhiều quốc gia, số người chết do ô nhiễm không khí gấp 10 lần số người
chết do tai nạn giai thơng. Theo WHO, chất lượng khơng khí trên phạm vi tồn
thế giới đang suy giảm trơng thấy, đến mức mà cứ trong 8 người sống ở các
3
thành phố lớn thì chỉ có 1 người được hít thở bầu khơng khí đạt chuẩn hạn chế về
mức độ ô nhiễm (Tạp chí Môi trường, 2018).
2.1.1.2. Tổng quan về ô nhiễm không khí tại Việt Nam
Trong Báo cáo môi trường quốc gia năm 2013 với chủ đề Môi trường
không khí đã chỉ ra:
MTKK đơ thị
Tại các đơ thị, ơ nhiễm do bụi vẫn là vấn đề đáng lo ngại nhất và chưa
được cải thiện so với giai đoạn từ 2003 - 2007. Nồng độ các thông số bụi (bụi
mịn và bụi lơ lửng tổng số) có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao, đặc biệt tại các
trục giao thơng và tuyến đường chính ở các đơ thị lớn. Các khu cơng trường xây
dựng cũng góp phần đáng kể gây ô nhiễm bụi và phạm vi ô nhiễm chủ yếu là cục
bộ. Số ngày có giá trị bụi PM10, PM2,5 vượt QCVN chiếm tỷ lệ khá cao, đặc biệt
tại các trạm ven đường giao thông. Tỷ lệ bụi mịn (PM2,5 và PM1) ở nước ta khá
cao, đặc biệt ghi nhận vào những ngày nhiệt độ thấp hoặc khơng khí khơ.
Phần lớn các thông số ô nhiễm khác (NO2, SO2, CO và chì) vẫn nằm trong
ngưỡng cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT và ơ nhiễm thường mang tính cục
bộ. Về ơ nhiễm tiếng ồn, giá trị đo tại các trục giao thông thường cao hơn khu
dân cư và tại một số trục đạt xấp xỉ ngưỡng QCVN 26:2010/BTNMT. Riêng đối
với thông số ôzôn ở tầng mặt đất, kết quả quan trắc năm 2013 đã ghi nhận có một
số trường hợp tăng cao xấp xỉ ngưỡng QCVN 05:2013/BTNMT trung bình 1 giờ,
đáng kể mức tăng cao xuất hiện cả ban đêm (Hoàng Dương Tùng, 2014).
MTKK quanh khu vực sản xuất
Năm 2011 là năm ghi nhận xung quanh các khu công nghiệp, khu sản xuất
bị ô nhiễm bụi nặng hơn cả. Đến năm 2012, bức tranh MTKK được cải thiện
đáng kể tuy nhiên mức độ ô nhiễm giảm được lý giải do nhiều nhà máy công
nghiệp ngừng hoạt động hoặc sản xuất cầm chừng từ hệ lụy khủng hoảng kinh tế.
Bên cạnh đó, một số ngành cơng nghiệp như ngành khai khống, nhiệt điện, xi
măng…đang hoạt động vẫn tiếp tục phát thải vào MTKK một lượng bụi lớn.
Ngồi ra, ơ nhiễm tiếng ồn xung quanh các khu công nghiệp cũng được
ghi nhận. Đặc trưng ở một số nhà máy chế biến nông lâm thủy sản, mùi ô nhiễm
rất nặng gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống người dân ở khu vực
lân cận. Các thơng số khác (NO2, SO2) nhìn chung vẫn thấp hơn ngưỡng quy
chuẩn cho phép.
4
MTKK khu vực nông thôn và làng nghề
Đối với vùng nơng thơn, nhìn chung chất lượng MTKK cịn khá tốt. Môi
trường chủ yếu bị tác động cục bộ do các hoạt động sản xuất của làng nghề, xây
dựng, đốt rơm rạ, đốt rác thải, đun nấu...
Tại các làng nghề, vấn đề ONKK chưa có dấu hiệu giảm những năm qua.
ONKK chủ yếu gồm bụi, khí độc, hơi kim loại, mùi và tiếng ồn và tùy thuộc vào
tính chất, quy mơ và sản phẩm của từng loại ngành nghề. Nồng độ SO2, NO2 tại
các làng nghề tái chế nhựa, đúc đồng rất cao, vượt nhiều lần giới hạn cho phép.
Bụi và tiếng ồn là hai vấn đề ô nhiễm thường xảy ra ở các làng nghề cơ khí và
sản xuất đồ gỗ. Đối với các làng nghề chế biến thực phẩm, ô nhiễm mùi là vấn đề
nổi cộm ảnh hưởng đáng kể đến môi trường.
Vấn đề ONKK liên quốc gia
Các nghiên cứu về các vấn đề ONKK liên quốc gia và ảnh hưởng của
chúng đến chất lượng MTKK ở Việt Nam cịn hạn chế. Lắng đọng axit và suy
giảm tầng ơzon là hai vấn đề ơ nhiễm tồn cầu được đánh giá là có tác động nhất
định đến chất lượng mơi trường và sức khỏe cộng đồng. Đối với một số vấn đề
khác như sương mù quang hóa hay ơ nhiễm xuyên biên giới hiện vẫn chưa rõ
ràng nhưng đã xuất hiện những biểu hiện nhất định (Hoàng Dương Tùng, 2014).
2.1.2. Tổng quan về ô nhiễm nước
2.1.2.1. Tổng quan về ô nhiễm nước trên thế giới
Theo Báo cáo mới đây của Chương trình Mơi trường Liên hợp quốc
(UNEP) về chất lượng nước thế giới, tình trạng ơ nhiễm nguồn nước mặt đang ở
mức báo động tại châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh, đe dọa đời sống người
dân, gây thiệt hại kinh tế cho các quốc gia.
UNEP cảnh báo, hơn 300 triệu người ở 3 châu lục trên đang có nguy cơ
mắc các bệnh dịch tả và thương hàn do tình trạng ơ nhiễm nguồn nước. Nguồn
nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp ngày càng suy giảm do lượng
chất thải công nghiệp không qua xử lý thải ra các sông, hồ.
Báo cáo của UNEP đã chỉ ra rằng, trong giai đoạn 1990 - 2010, môi
trường nước của hơn 50% các dịng sơng ở 3 châu lục bị ô nhiễm vi sinh vật và ô
nhiễm hữu cơ, đồng thời, nước bị nhiễm mặn cũng tăng gần 1/3. Khoảng ¼ các
con sơng ở châu Mỹ Latinh, 10 - 25% sông ở châu Phi và 50% các con sông ở
châu Á bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm vi sinh vật, phần lớn là do việc xả nước thải,
5
chất thải, rác thải sinh hoạt chưa qua xử lý ra sông. Đặc biệt, tại nhiều quốc gia,
90% người dân sử dụng nước mặt bị ô nhiễm để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hoặc
cho mục đích tưới tiêu và bơi lội, tạo mối đe dọa lớn đến sức khỏe. Theo thống
kê trong Báo cáo của UNEP, trung bình mỗi năm có khoảng 3,4 triệu người chết
tại 3 châu lục do các bệnh liên quan đến vi sinh vật gây bệnh có trong nước mặt
như dịch tả, thương hàn, bại liệt, tiêu chảy, viêm gan… và ước tính khoảng 25
triệu người ở châu Mỹ Latinh, 164 triệu ở châu Phi, 134 triệu người ở châu Á có
nguy cơ lây nhiễm các bệnh trên (Tạp chí Mơi trường, 2016).
Ngồi ra, nguồn nước mặt ở 3 châu lục hiện đang bị ô nhiễm hữu cơ
nghiêm trọng do nước thải, chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp từ các
khu công nghiệp, đô thị, nhà máy… với nhiều loại chất hữu cơ phức tạp, độc hại,
ảnh hưởng đến các loại thủy sinh. Bên cạnh đó, nước thải từ các hoạt động khai
khống, hệ thống thủy lợi cùng với hiện tượng xâm nhập mặn cũng làm gia tăng
độ mặn trong nước sông. Từ năm 1990 - 2010, 1/3 số dịng sơng ở 3 châu lục xảy
ra tình trạng nước bị nhiễm mặn. Đặc biệt, ở các ao, hồ, sông và kênh dẫn nước
thải, vấn đề ô nhiễm dinh dưỡng đang làm cho chất lượng nước thay đổi theo
chiều hướng xấu, ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Sự dư thừa các chất dinh dưỡng sẽ
thúc đẩy sự phát triển của các loài tảo, rong, rêu, thực vật phù du trong nước, dẫn
đến thiếu dưỡng khí, cạn kiệt ơxy hịa tan, giảm số lượng cá thể cá và các quần
thể động vật khác. Theo Báo cáo của UNEP, 23/25 hồ lớn của thế giới có hàm
lượng phốt pho lớn, chủ yếu là từ các nguồn như phân bón, chất thải chăn ni,
chất thải sinh hoạt. Hầu hết các hồ lớn ở châu Mỹ Latinh và châu Phi hiện có
hàm lượng phốt pho cao hơn so với năm 1990 (Tạp chí Mơi trường, 2016).
2.1.2.2. Tổng quan về ô nhiễm nước
Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức lớn về tình trạng ơ
nhiễm nguồn nước, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và đô thị.
Tại cụm cơng nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước
bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính
500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. ở thành phố Thái
Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang
thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực
thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu; nước thải từ sản
xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm lượng chất hữu cơ
cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu… (Tạp chí Mơi trường, 2014).
6
Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhơm, chì, giấy, dệt nhuộm
ở Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày không qua xử lý,
gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực.
Tình trạng ơ nhiễm nước ở các đơ thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh. Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt khơng có
hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh,
mương). Mặt khác, cịn rất nhiều cơ sở sản xuất khơng xử lý nước thải, phần lớn
các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác
thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan
trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở
các thành phố lớn là rất nặng.
Tình trạng ơ nhiễm nước ở nơng thơn và khu vực sản xuất nơng nghiệp,
hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở
hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được
xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ơ nhiễm nguồn
nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ
1.500-3.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới
3800-12.500MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu (Tạp chí Mơi trường, 2014).
Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật,
các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi
trường nước và sức khoẻ nhân dân. Do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch,
khơng tn theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi
trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và khơng đúng cách các loại hố chất
trong ni trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lịng sơng
làm cho mơi trường nước bị ơ nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài
sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện
thuỷ triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam.
2.1.3. Tổng quan về ô nhiễm rác thải
2.1.3.1. Tổng quan về ô nhiễm rác thải trên thế giới
Tại hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (2017) tại Thụy Sỹ đã đưa ra nhận
xét, mối đe doạ do quản lý chất thải kém đặc biệt thể hiện rõ ở các quốc gia có
thu nhập thấp, nơi tỷ lệ thu gom rác thường dưới 50%.
7
Các chuyên gia WB cũng cảnh báo, lượng chất thải rắn toàn cầu đang tăng
lên 70% vào năm 2025, tăng từ hơn 3,5 triệu tấn mỗi ngày trong năm 2010, lên
hơn 6 triệu tấn mỗi ngày vào năm 2025. Chất thải độc hại từ các thành phố đã đủ
để lấp đầy một dòng xe chở hàng dài 5.000 cây số mỗi ngày. Chi phí tồn cầu
cho việc đối phó với tất cả những thùng rác đó cũng tăng lên: từ 205 tỷ USD mỗi
năm trong năm 2010 lên 375 tỷ USD vào năm 2025, mức tăng chi phí mạnh nhất
ở các nước đang phát triển (World Bank, 2012).
Tháng 9/2015, Hiệp hội Chất thải rắn quốc tế (ISWA) công bố báo cáo
nêu bật “tình trạng khẩn cấp tồn cầu” ảnh hưởng đến hàng chục triệu người ở
các nước đang phát triển khi thiếu cơ sở hạ tầng vệ sinh. Báo cáo chỉ ra các vấn
đề liên quan đến rác thải ở các nước đang phát triển là do những vấn đề chưa
từng có trước đây, như: sự tích tụ khơng được kiểm soát của các thiết bị điện tử,
điện thoại di động, rác thải thực phẩm và rác thải y tế. Báo cáo cũng cho thấy,
khoảng 40% lượng chất thải trên thế giới đã được xử lý triệt để, phục vụ cho
khoảng 3,5-4 tỷ người, đồng thời cũng kêu gọi một liên minh tồn cầu cùng phối
hợp và có những hành động tích cực để giải quyết vấn đề rác thải trên toàn thế
giới (ISWA, 2015).
Theo sáng kiến STEP, trong năm 2014, hơn 42 triệu tấn rác thải điện tử
được sản xuất và do thiếu cơ sở vật chất, chi phí lao động cao và các quy định về
môi trường khắc nghiệt, các nước phát triển mới bắt đầu tái chế chất thải điện tử
trong thời gian gần đây vì các hệ thống EPR đã được thực hiện Châu Âu và các
nơi khác. (ISWA, 2015).
Rác thải gây ra rất nhiều vấn đề, như: mùi khó chịu, vi trùng gây bệnh,
điều kiện sinh hoạt mất vệ sinh. Rác thải không được thu gom, tồn đọng, lâu
ngày sẽ sinh ra các tác nhân tác động đến sức khoẻ con người. Nghiêm trọng hơn
nó thải vào nước, đất và khơng khí những hóa chất rất độc hại dù được xử lý
bằng cách chôn lấp hay đốt, gây ra tình trạng ơ nhiễm trầm trọng. Rác thải nhựa
trên các đại dương hiện nay đã ở mức báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
môi trường sinh vật biển: thiếu dưỡng khí, phá hủy hệ sinh thái, tàn phá môi
trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người khi sử dụng các nguồn tài
nguyên từ biển. Theo một nghiên cứu của Tổ chức Greenpeace, thì đại dương
trên khắp thế giới cũng đã trở thành một bãi rác khổng lồ với gần 6,5 triệu tấn rác
thải chứa trong nó (Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới, 2017).
8
Theo series phim tài liệu Blue Planet II do BBC sản xuất cho thấy tác
động kinh khủng của con người đến mơi trường biển. Trong đó nổi bật là số
lượng rác thải nhựa trên toàn cầu: 6,3 tỉ tấn rác thải nhựa trên Trái đất. Mặc dù
chỉ mới xuất hiện 60-70 năm nay, nhựa vô cùng quan trọng đời sống hiện đại,
trong nhiều lĩnh vực từ may mặc, nấu nướng, xây dựng, và nhiều dụng cụ quen
thuộc khác. Do đó rác thải nhựa gia tăng với mức độ chóng mặt, đến nay có hơn
hàng tỉ tấn trên Trái đất. Báo cáo mới đây của tạp chí khoa học Science cho thấy
thế giới đã sản xuất khoảng 8,3 tỉ tấn nhựa cho đến nay, trong đó 6,3 tỉ tấn hiện là
rác thải. Và 79% trong 6,3 tỉ tấn đó giờ đang nằm trong các bãi rác và môi trường
tự nhiên (Trọng Nhân, 2017).
Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, có ít nhất 5,250 tỷ mảnh nhựa với
trọng lượng khoảng 268,940 tấn đang trôi nổi trên các đại dương của thế giới.
Điều này có nghĩa số lượng rác thải hiện nay gấp 48 lần trữ lượng nhựa của con
người từng có trong lịch sử thế giới. Hay nói cách khác, nếu chúng ta lấy tất cả
nhựa ra khỏi đại dương và chia đều thì mỗi người sẽ nhận ít nhất 48 mảnh nhựa.
Hiện khoảng 20% sản phẩm nhựa trên thế giới có thể được tái sử dụng và khoảng
50% có thể được tái chế với chi phí thấp. Tuy nhiên, nếu khơng có những thay
đổi “căn bản” về thiết kế và sản xuất, thì 30% sản phẩm nhựa cịn lại sẽ không
bao giờ được tái chế, và sẽ bị chôn vào đất, đổ ra biển hoặc tiêu hủy. Một nghiên
cứu mới đây của APEC ước tính, các nước thành viên của tổ chức này hàng năm
phải chi trả tới 1,3 tỷ USD để xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường biển. Hơn nữa,
cũng theo báo cáo của APEC, hàng năm thế giới phải tiêu tốn số tiền từ 80 tỷ
USD đến 120 tỷ USD cho việc sản xuất bao bì bằng nhựa (Hội nghị Diễn đàn
Kinh tế thế giới, 2017).
Theo nghiên cứu của Viện nguyên vật liệu Cyclope và Veolia Propreté,
công ty quản lý rác lớn thứ hai thế giới, với lượng rác gom góp được trên tồn
thế giới từ 2,5 đến 4 tỉ tấn một năm, thế giới hiện có lượng rác ngang bằng với
sản lượng ngũ cốc (đạt 2 tấn) và sắt thép (1 tỉ tấn). Theo các chuyên viên nghiên
cứu, trong tổng số rác trên thế giới, có 1,2 tỉ tấn rác tập trung ở vùng đơ thị, từ
1,1 đến 1,8 tỉ tấn rác công nghiêp không nguy hiểm và 150 triệu tấn rác nguy
hiểm (mức tính toán thực hiện tại 30 nước) (Viện nghiên cứu vật liệu Cyclope và
Veolia Proprete, 2017).
Mỹ và châu Âu là hai "nhà sản xuất" rác đô thị chủ yếu với hơn 200 triệu
tấn rác cho mỗi khu vực, kế tiếp là Trung Quốc với hơn 170 triệu tấn. Theo ước
9
tính, tỉ lệ rác đơ thị ở Mỹ ở mức 700 kg/người/năm. Và tỷ lệ này ở Hàn Quốc gần
2000 kg. Brazil là 20 kg. Đối với rác công nghiệp, Mỹ chiếm khoảng 275 triệu
tấn (Viện nghiên cứu vật liệu Cyclope và Veolia Proprete, 2017).
Indonesia là một trong những quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với
cuộc khủng hoảng rác thải trầm trọng. Năm ngoái, nước này thải ra đến 65 triệu
tấn rác. Hàng năm, Ấn Độ phát sinh ra gần 6,4 triệu tấn rác thải nguy hại, trong
đó 3,09 triệu tấn có thể tái chế được, 0,41 triệu tấn có thể thiêu hủy và 2,73 triệu
tấn sẽ phải đổ ra bãi chứa rác thải (Ngân hàng Thế giới, 2012).
Đảo Henderson ở phía nam Thái Bình Dương là một trong những hịn đảo
xa xơi và hẻo lánh nhất thế giới. Hịn đảo này khơng có người ở và chỉ được các
nhà khoa học ghé thăm từ 5 đến 10 năm một lần vì mục đích nghiên cứu,
theo Live Science.
Tuy nằm cách xa khu vực khu dân cư nhưng bãi biển của đảo Henderson
tràn ngập rác. Các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Nam Cực và Biển (IMAS)
thuộc Đại học Tasmania, Australia, ước tính có khoảng 37,7 triệu mảnh rác thải
nhựa, tương đương với khối lượng 17 tấn, nằm rải rác trên bãi biển của đảo
Henderson. Kết quả nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn
lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS) hơm 15/5/2017.
Theo nhóm nghiên cứu, với mật độ khoảng 671 mảnh nhựa trên mỗi m2,
đảo Henderson trở thành nơi có mức độ ơ nhiễm nhựa lớn nhất thế giới. Nguyên
nhân chủ yếu là do hòn đảo này nằm gần trung tâm dòng hải lưu Gyre ở phía
nam Thái Bình Dương, khiến nó tích tụ rác thải có nguồn gốc từ Nam Mỹ và các
tàu đánh cá trên biển. Đảo Henderson có hơn 3.750 mảnh rác thải nhựa mới mỗi
ngày. Khối lượng rác thải trên đảo có thể lớn hơn rất nhiều so với ước tính, do
nghiên cứu mới chỉ giới hạn các mảnh rác có kích thước lớn hơn 2 mm và nằm
sâu 10 cm trong bãi biển cát.
Henderson là hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Pitcairn, một vùng lãnh thổ
thuộc thẩm quyền của Vương quốc Anh. Do nằm ở vị trí đặc biệt, nên đảo
Henderson thực sự giống như một chiếc nam châm thu hút những mảnh rác thải
trôi nổi trên biển. Hịn đảo nằm trong vùng Xốy nước Nam Thái Bình Dương,
tức là các dịng hải lưu xốy đã cuốn những mảnh rác thải nhựa từ những nơi
khác nhau về tập trung tại Henderson.
Các nhà nghiên cứu nói rằng ước tính của họ về lượng rác thải ở
10
Henderson mới chỉ chạm đến phần nổi của vấn đề, bởi họ không thể lấy mẫu ở
một số nơi dọc theo các vách đá, giới hạn độ sâu bề mặt chỉ là 10 cm và chỉ tính
các mảnh rác thải có kích cỡ lớn hơn 2mm.
Điều đó cho thấy rằng, số lượng rác thải mà nhóm nghiên cứu có thể đếm
được trong ba tháng trên đảo đủ để gây ảnh hưởng tới các nhà khoa học, đặc biệt
là sau khi họ chứng kiến những tác hại của rác thải nhựa đối với sinh thái biển.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã đếm được hơn 53.000
mảnh rác thải do con người tạo ra, được sản xuất từ 24 quốc gia khác nhau. Và
trong điều kiện tác động bởi thời tiết, những mảnh rác này có thể bị chia nhỏ ra
và nhân lên nhiều lần (PNAS, 2017).
Theo các nhà nghiên cứu, cách duy nhất để giải quyết vấn đề, bảo vệ
đường bờ biển, người dân và động vật khỏi ô nhiễm là tiết giảm sản xuất nhựa.
Nhưng thật không may, với hoạt động sản xuất nhựa toàn cầu hiện nay đang ở
mức hơn 300 triệu tấn (tăng gấp 6 lần từ những năm 1970) thì có lẽ việc giảm
thiểu sản xuất nhựa sẽ không sớm xảy ra. Và Henderson có lẽ chỉ là khởi đầu cho
những hịn đảo "rác" tiếp theo (PNAS, 2017).
2.1.3.2. Tổng quan về ô nhiễm rác thải tại Việt Nam
Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, dân số tăng nhanh cùng với mức sống được nâng cao là những nguyên
nhân chính dẫn đến lượng phế thải phát sinh ngày càng lớn. Trong mấy thập niên
vừa qua, quá trình đơ thị hóa ở Việt Nam phát triển với tốc độ nhanh. Quy mô
dân số cả nước năm 2016 ước tính 92,7 triệu người. Dân số thành thị 32,06 triệu
người, tăng nhanh do tốc độ đơ thị hóa những năm gần đây và chiếm 34,6% số
dân năm 2016, dân số nông thôn 60,64 triệu người (65,4% dân số) (Tổng cục
Thống kê, 2016).
Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2015 và triển khai nhiệm
vụ kế hoạch năm 2016 của ngành xây dựng cho biết, tính đến tháng 12/2015, cả
nước có 787 đơ thị, trong đó có 02 đơ thị đặc biệt, 15 đô thị loại I, 25 đô thị loại
II, 42 đô thị loại III, 75 đô thị loại IV và 628 đô thị loại V. Các chỉ tiêu về tỷ lệ
đơ thị hóa, hạ tầng kỹ thuật đơ thị đều có chuyển biến tích cực. Có 2 đô thị được
xếp vào loại đặc biệt là thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; 3 đơ thị loại I
là Hải phịng, Đà Nẵng, Huế có dân số nội thành trên 1 triệu dân, 13 đô thị loại II
có dân số nội thành từ 35 vạn đến dưới 1 triệu dân là Nam Định, Vinh, Biên Hòa,
11
Cần Thơ, Quy Nhơn… Trong 6 tháng đầu năm 2015, có TP. Thanh Hóa nâng lên
đơ thị loại I, các TP. Rạch Giá, TP. Bạc Liêu, TP. Ninh Bình, TP. Thái Bình nâng
lên loại II, 3 đơ thị loại V hình thành mới và 1 đơ thị (thị trấn Cầu Diễn thuộc
huyện Từ Liêm cũ sát nhập vào quận mới) ( Bộ Xây dựng, 2015).
Thành phần chất thải rắn từ các trường học chủ yếu là chất thải thực
phẩm, giấy, nilong, và nhựa. Chất thải từ nhà hàng, khách sạn thành phần cũng
chủ yếu là thực phẩm. Chất thải từ chợ có thành phần thay đổi theo lĩnh vực hoạt
động. Các chợ nằm trong khu dân cư tiếp nhận một phần chất thải từ hộ gia đình
lân cận. Chất thải rắn khu vực nơng thơn có nguồn gốc phát sinh từ nhiều nguồn
khác nhau và có thể được biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Hình 2.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn nông nghiệp
Nguồn: Bộ tài nguyên và Môi trường (2015)
Chất thải rắn nông nghiệp thường bị chi phối bởi các yếu tố về giống, thời
vụ, địa lý, tỷ trọng các loại hình sản xuất và tập quán sản xuất. Thực tế cho thấy,
nếu trồng các loại cây có sức đề kháng tốt với sâu bệnh thì nhu cầu sử dụng hóa
chất bảo vệ thực vật giảm và do đó thành phần chất thải vơ cơ có tính nguy hại
như vỏ chai lọ, vỏ bình phun hóa chất giảm đáng kể. Việc chăn nuôi gia súc và
gia cầm theo quy trình cơng nghiệp (ni gà cơng nghiệp, lợn hướng nạc..) địi
hỏi phải sử dụng các loại thức ăn sẵn có bán trên thị trường làm gia tăng chất thải
12
là bao bì, túi sau quá trình sử dụng. Trong q trình tăng trưởng của thực vật thì
lượng phân bón và các hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu… được sử dụng
tăng dần phát sinh nhiều chất thải rắn vơ cơ có tính nguy hại cao. Vào những
ngày thu hoạch, lượng rơm, rạ, trấu, phế phụ phẩm khác phát sinh nhiều và
chiếm thành phần chủ yếu trong chất thải rắn nông nghiệp. Nguồn phát sinh chất
thải công nghiệp chủ yếu từ các hoạt động của các khu chế xuất và khu công
nghiêp tập trung, các nhà máy lớn nằm riêng lẻ, các cơ sở công nghiệp vừa và
nhỏ. Phế thải công nghiệp chủ yếu từ vật liệu sản xuất, nhiên liệu thải ra trong
q trình cơng nghệ (gạch ngói, vụn kim loại, xỉ…). Hiện nay nền kinh tế nước ta
đã có những bước phát triển đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế ln đạt
bình qn trên 7%/năm (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2013).
Vụ Quản lý Các Khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2013, cả nước
có 289 khu cơng nghiệp (khơng bao gồm khu chiết xuất và khu kinh tế) trong đó
có 191 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, đã đóng góp hơn 80 tỷ USD kim
ngạch xuất nhập - khẩu hằng năm, chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu của nền kinh tế . Với quy mô đô thị hóa, gia tăng dân số và cơng nghiệp hóa
như trên lượng chất thải rắn sẽ tăng lên nhanh chóng. Việc xử lý các loại chất
thải sẽ là một áp lực rất lớn đối với công tác bảo vệ môi trường (Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, 2013).
Theo số liệu thống kê trong khuôn khổ Dự án quản lý chất thải nguy hại
do ADB trợ giúp cho Việt Nam (1997) cho thấy, hàng năm có khoảng 275.000
tấn chất thải nguy hại đã được phát sinh, có nghĩa là mỗi ngày đã sản sinh ra
khoảng 753 tấn, trong đó 30% ở cơ sở công nghiệp miền Bắc, 10% ở miền
Trung và 60% ở miền Nam (Trịnh Thị Thanh và cs., 2005).
2.2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
2.2.1. Một số vấn đề chung về QLMT
Nói chung mơi trường có các chức năng với con người như: chức năng
vật mang (là không gian sinh sống cho con người, nơi chứa đựng cung cấp các
nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người, nơi chứa
đựng chất thải trong quá trình sinh sống và sản xuất của con người), lưu trữ và
cung cấp thông tin cho con người, giảm nhẹ các tác động của thiên tai, chức
năng đồng hoá sản xuất, chức năng điểu chỉnh và các chức năng khác (Phạm
Văn Phê và cs., 2006).
13