Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Đánh giá công tác dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng nông thôn mới tại huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 99 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THU HÀ

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA
PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI HUYỆN TIÊN LỮ, TỈNH HƯNG YÊN
Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Cao Việt Hà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Hà

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Quản lý đất đai, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giảng dạy, hướng
dẫn tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Cao Việt Hà, là người trực
tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn UBND huyện Tiên Lữ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
và cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu, trong q trình nghiên cứu luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin trân trọng cám ơn các bạn học viên cùng lớp, những người
thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tơi trong q trình học tập,
nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Hà


ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục hình ...........................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ...................................................................................................... ix
Thesis abstract ............................................................................................................ xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục đích của đề tài ..........................................................................................2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................2

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 3

2.1.

Tổng quan về dồn điền, đổi thửa ......................................................................3

1.2.1.

Khái quát về ruộng đất manh mún.................................................................... 3

1.2.2.

Khái quát về dồn điền đổi thửa ........................................................................ 4

2.2.

Manh mún đất đai và ảnh hưởng của manh mún đất đai tới sản xuất
nông nghiệp.....................................................................................................9

2.2.1.

Khái niệm manh mún đất đai ........................................................................... 9

2.2.2.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng manh mún ruộng đất ...................................... 9

2.2.3.

Những hạn chế của tình trạng manh mún ruộng đất đối với sản xuất nông
nghiệp và quản lý Nhà nước ở địa phương ..................................................... 10


2.3.

Thực trạng quá trình dồn dồn điền đổi thửa ở các nước trên thế giới và ở
Việt Nam .......................................................................................................10

2.3.1.

Tình hình dồn điền đổi thửa trên thế giới ....................................................... 10

2.3.2.

Tình hình thực hiện dồn điền đổi thửa ở Việt Nam ......................................... 14

2.4.

Công tác dồn điền đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới ở hưng yên ..........19

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 22
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................22

3.2.

Thời gian nghiên cứu .....................................................................................22

3.3.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................22


3.4.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................22

iii


3.4.1.

Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội huyện Tiên Lữ,
tỉnh Hưng Yên ............................................................................................... 22

3.4.2.

Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên ................. 22

3.4.3.

Thực trạng công tác dồn điền ở huyện Tiên Lữ phục vụ xây dựng nông
thôn mới ........................................................................................................ 22

3.4.4.

Đánh giá hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng nông
thôn mới ........................................................................................................ 22

3.4.5.

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai sau dồn
điền đổi thửa .................................................................................................. 22


3.5.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................22

3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 22

3.5.2.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................. 23

3.5.3.

Phương pháp thống kê và xử lý số liệu ........................................................... 24

3.5.4.

Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá ...................................................... 24

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 25
4.1.

Khái quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Tiên Lữ .....................25

4.1.1.

Khái quát về điều kiện tự nhiên huỵên Tiên Lữ .............................................. 25


4.1.2.

Khái quát phát triên kinh tế xã hội ................................................................. 30

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và mơi trường............... 35

4.2.

Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên .................36

4.2.1.

Tình hình quản lý đất đai ............................................................................... 36

4.2.2.

Biến động sử dụng đất nông nghiệp ............................................................... 41

4.3.

Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa ở huyện Tiên Lữ phục vụ xây
dựng nông thôn mới .......................................................................................42

4.3.1.

Cơ sở pháp lý của việc dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên ....................................................................... 42


4.3.2.

Quá trình tổ chức thực hiện dồn điền đổi thửa ................................................ 43

4.3.3.

Kết quả thực hiện chính sách “dồn điền đổi thửa” đất nông nghiệp phục
vụ xây dựng nông thơn mới trên địa bàn huyện .............................................. 49

4.3.4.

Tình hình thực hiện dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng nông thôn mới
tại 2 xã nghiên cứu......................................................................................... 52

4.3.5.

Đánh giá ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa trong xây dựng nông
thôn mới ........................................................................................................ 56

4.3.6.

Nhận xét chung về sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện
Tiên Lữ .......................................................................................................... 71

iv


4.4.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc dồn điền đổi

thửa phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Lữ ................73

4.4.1.

Giải pháp về chính sách ................................................................................. 73

4.4.2.

Giải pháp kỹ thuật chuyển dịch cơ cấu sản xuất ............................................. 73

4.4.3.

Giải pháp tuyên truyền ................................................................................... 74

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 75
5.1.

Kết luận .........................................................................................................75

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................76

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 78
Phụ lục ...................................................................................................................... 80

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CĐML

Cánh đồng mẫu lớn

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

DĐĐT

Dồn điền đổi thửa

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

NN và PTNT


Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTM

Nông thôn mới

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tích tụ ruộng đất ở một số nước ................................................................11
Bảng 2.2. Tình hình tích tụ đất ở một số nước Châu Á ..............................................12
Bảng 2.3. Thay đổi quy mô đất nông nghiệp ở nông hộ (%) ......................................15
Bảng 2.4. Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nước .............................16
Bảng 2.5. Mức độ manh mún ruộng đất ở một số tỉnh vùng ĐBSH ............................16
Bảng 4.1. Tổng hợp số lượng bản đồ địa chính của huyện Tiên Lữ ............................38
Bảng 4.2. Hiện trạng và dự kiến quy hoạch phát triển nơng thơn huyện đến năm 2020 .......39
Bảng 4.3. Tình hình thu hồi đất của huyện Tiên Lữ qua 3 năm 2012-2014.................40
Bảng 4.4. Biến động sử dụng đất năm 2012-2014 của huyện Tiên Lữ ........................41
Bảng 4.5. Tình hình thực hiện trước và sau dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện
Tiên Lữ .....................................................................................................50

Bảng 4.6. Quy mơ diện tích đất sản xuất nông nghiệp trước và sau chuyển đổi
ruộng đất của các xã ..................................................................................51
Bảng 4.7. Tổng hợp ý kiến của người dân về công tác dồn điền đổi thửa tại hai
xã Thiện Phiến và Nhật Tân.......................................................................54
Bảng 4.8. Tình hình sử dụng đất trước và sau dồn điền đổi thửa tại 2 xã điều tra .......55
Bảng 4.9. Giao thông và thủy lợi nội đồng huyện Tiên Lữ .........................................57
Bảng 4.10. Ý kiến của người dân về hệ thống tưới tiêu sau khi thực hiện DĐĐT .........58
Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế về sử dụng đất của một số cây trồng chính ......................60
Bảng 4.12. Hiệu quả xã hội về sử dụng đất của một số cây trồng chính .......................61
Bảng 4.13. Mức đầu tư phân bón trong thâm canh cây trồng tại địa phương ................64
Bảng 4.14. Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong thâm canh cây trồng tại
huyện Tiên Lữ ...........................................................................................65
Bảng 4.15. Sự thay đổi vật tư và các thiết bị phục vụ sản xuất sau khi dồn điền
đổi thửa ở 2 xã điều tra ..............................................................................66
Bảng 4.16. Ý kiến của người dân về hiệu quả sản xuất sau khi dồn điền đổi thửa ........67
Bảng 4.17. Ý kiến của người dân về quá trình sản xuất sau khi thực hiện dồn điền
đổi thửa .....................................................................................................68
Bảng 4.18. Quá trình phát triển trang trại giai đoạn 2012 -2014 ...................................70
Bảng 4.19. Số lượng gia súc, gia cầm huyện Tiên Lữ năm 2012 và năm 2014 .............70

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ hành chính huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên ......................................25
Hình 4.2. Cơ cấu kinh tế năm 2015 huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên ..........................31
Hình 4.3. Các bước thực hiện dồn điền đổi thửa ở huyện Tiên Lữ .............................48
Hình 4.4. Quy mơ diện tích đất sản xuất nông nghiệp trước và sau dồn điền đổi
thửa xã Thiện Phiến ...................................................................................56
Hình 4.5. Đường giao thơng nội đồng và kênh tưới cứng hóa ở xã Thiện Phiến.........57

Hình 4.6. Áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nơng nghiệp ở xã Thiện Phiến sau
khi dồn điền đổi thửa .................................................................................67
Hình 4.7. Mơ hình cánh đồng mẫu lớn 40 ha ở xã Nhật Tân ......................................69
Hình 4.8. Mơ hình trang trại ở xã Nhật Tân năm 2014 ..............................................70

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thu Hà
Tên đề tài: “Đánh giá công tác dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng nông thôn
mới tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên”
Ngành: Quản lý Đất đai
Mã số: 62.85.01.03
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến xây
dựng nông thôn mới.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu liên quan đến vấn đề tập trung ruộng đất
nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
+ Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Hai xã Thiện Phiến, Nhật Tân được chọn
làm điểm nghiên cứu công tác dồn điền, đổi thửa.
+ Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu sơ cấp
Để thu thập được các thông tin trên sử dụng phương pháp điều tra nhanh có sự
tham gia của nơng hộ: sử dụng 60 phiếu điều tra nông hộ (mỗi xã nghiên cứu 30 phiếu).
+ Phương pháp thống kê và xử lý số liệu.
+ Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá .

3. KẾT QUẢ CHÍNH VÀ KẾT LUẬN
1. Tiên Lữ là huyện đồng bằng nằm ở phía Nam của tỉnh Hưng n có vị trí địa
lý thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Tổng giá trị sản xuất tính theo tỷ giá năm
2014 đạt 4.617 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm 26,6%; công nghiệp, xây
dựng chiếm 34%; thương mại và dịch vụ chiếm 39,4%. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu
tư, nâng cấp; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện; sự nghiệp
giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển theo hướng tích cực, an ninh chính trị
được giữ vững, trật tự an tồn xã hội được đảm bảo.
2. Trong những năm qua, ở huyện Tiên Lữ tình hình quản lý sử dụng đất từng
bước đi vào nề nếp, ổn định. Nguồn tài nguyên đất đai được khai thác ngày càng có hiệu
quả. Cơng tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 và 1/1000 đã được hoàn
thành ở 15/15 xã, thị trấn. Công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn
điền đổi thửa đang được tiến hành khẩn trương. Tổng diện tích tự nhiên của Tiên Lữ
năm 2014 là 7841,50 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 70,62%, đất phi
nông nghiệp chiếm 29,38%.

ix


3. Trong giai đoạn 2012- 2014, huyện Tiên Lữ đã hoàn thành dồn điền đổi thửa đối
với 15/15 xã, thị trấn. Kết quả sau DĐĐT tồn huyện cịn 39.052 thửa (giảm được 30.969
thửa so với trước DĐĐT). DĐĐT đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn, từng bước nâng cao
hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp trên một đơn vị diện tích. Cho đến cuối năm 2015 tồn
huyện đã có 25 “cánh đồng mẫu lớn” với tổng diện tích 1.335 ha. Cùng với đó, tồn
huyện có 425 hộ chăn ni theo quy mơ trang trại, gia trại, trong đó có 19 trang trại đạt
tiêu chí của Bộ NN & PTNT. Cơng tác dồn điền đổi thửa đã phục vụ cho việc đáp ứng
05 tiêu chí xây dựng nơng thơn mới như sau:
+ Tiêu chí 1 (quy hoạch): Đã thực hiện quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch hạ
tầng thiết yếu cho phát triển nơng nghiệp hàng hóa, cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp,

dịch vụ trên tồn huyện. Qua q trình DĐĐT thì việc xây dựng các khu vực chuyên
canh, thâm canh theo định hướng sử dụng đất được thực hiện triệt để, đúng và phù hợp
với định hướng sử dụng đất.
+ Tiêu chí 2 - Giao thơng: đã có 13/15 xã, thị trấn hồn thành tiêu chí 80% km
đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện. Đã vận động
nhân dân hiến được 28,89 ha đất, đóng góp ngày cơng, kinh phí; đắp được 226 km đường
giao thông nội đồng, mặt đường cơ bản 3,5 - 5,5 m, đạt tiêu chí NTM; cứng hóa được trên
100 km đường ra đồng.
+ Tiêu chí 3 - Thủy lợi: đã có 12/15 xã thị trấn hồn thành tiêu chí 75% km
đường kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa. Hệ thống thủy lợi nội đồng được cải
tạo, bê tơng hóa giúp diện tích đất được tưới tiêu chủ động tăng lên.
+ Tiêu chí 10 - Thu nhập bình quân đầu người/năm tăng 1,4 lần. Về hiệu quả
kinh tế loại hình sử dụng đất chuyên lúa năm 2012 cho GTGT là 31 triệu đồng/ha, đến
năm 2014 đạt 36,29 triệu đồng/ha. Sau dồn điền đổi thửa hầu hết người dân đều phấn
khởi vì hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn trước khi chuyển đổi ruộng đất, từ kết quả
tổng hợp số liệu điều tra, phỏng vấn nông hộ cho thấy 95/100 hộ (đạt 95%) được hỏi
đều trả lời là đồng tình với chủ trương dồn điền đổi thửa của Đảng và Nhà nước.
+ Tiêu chí 13 - Hình thức tổ chức sản xuất: định hướng các mơ hình trang trại,
cây ăn quả, rau màu theo hướng hàng hóa. Dồn điền đổi thửa góp phần chuyển dịch cơ
cấu sản xuất, thâm canh, tăng năng suất cây trồng đã bảo đảm tưới tiêu cho 100% diện
tích lúa; hệ thống đê điều được củng cố. Đến nay, tồn huyện có 655 máy làm đất các
loại, 400 máy tuốt lúa, tỷ lệ cơ giới hóa đạt 100%; 46 máy gặt đập liên hồn, tỷ lệ cơ
giới hóa 55%; 155 máy phun thuốc bảo vệ thực vật, 7 máy sấy lúa giống...
4. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa, huyện Tiên Lữ cần
thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Giải pháp về chính sách, giải pháp về kỹ thuật
chuyển dịch cơ cấu sản xuất; giải pháp tuyên truyền.

x



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thu Ha
Thesis title: “Evaluating the land consolidation work to servr new rural construction
in Tien Lu District, Hung Yen Province”
Major: Land Management
Code: 62.85.01.03
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
1. Research objectives
- Assessing the status and influence of the land consilidation work on new rural
construction in Tien Lu district, Hung Yem province.
- Proposing solutions on land accumulation to promote the agricultural
development.
2. Research methods
+ Choosing the study sites: Thien Phien and Nhat Tan communes were chosen
for research on land consolidation.
+ Methods of data collection
- Method of information collection, secondary data To collect information on the
survey methodology used participatory rapid household: using household surveys 60
votes (30 votes each social studies).
- Methods of collecting primary data
+ Statistical methods and data processing
+ Methods of analysis, comparison and evaluation
3. Main conclusions of the thesis
Tien Lu district is located in the southern plains of Hung Yen province has a
favorable geographic position for socio-economic development. The total production
value calculated at the exchange rate in 2014 reached 4617 billion. Dongs the economic
structure of agriculture is of 26.6 % - industry, construction accounted for 34 % - trade
and services accounted for 39.4 %. Technical infrastructure invested and upgraded ;
material life, the spirit of the people continue to be improved ; of education, health,
culture, society continues to develop in a positive direction; political security is

maintained social order and safety are guaranteed.
In recent years, the situation in Tien Lu district management of land use
gradually put into place, is stable. Land resources are exploited more effectively. The
cadastral mapping at soales 1/2000 and 1/1000 was completed for 15/15 communes and
towns. The issuance of the certificate of change of land use rights after land
consolidation is being carried out urgently. The total natural area of Tien Lu in 2014 is
7841.50 hectares, of which agricultural land accounted for 70.62 %, non-agricultural
land accounted for 29.38 %.

xi


In the period 2012- 2014, Tien Lu has completed land consolidation for 15/15
communes and towns. In the whole district, there are 39052 land parcels after land
consilidation (reduced 30969 land parcels, campased to the previous period). land
consolidation has created favorable conditions to promote the restructuring of plants and
animals in agriculture and rural development, gradually improving the efficiency of
agricultural land use per unit area. Until the end of 2015 the district has a 25 "large
model fields" with a total area of 1,335 ha. Along with that, there were 425 breeding
farms having farm size, farm households, in which 19 farms meet the criteria of the
Ministry of Agriculture and Rural Development. Land consolidation work has served
inplementation of 05 criterions of new rural construction as follows:
+ Criterion 1 (planning): Fully solved the land use planning and infrastructure
planning essential for the development of agricultural commodities, industry, handicraft
and services in the whole the district. Through land consolidation process, the
construction of specialized farming areas, intensive land use oriented is done
thoroughly, properly and in accordance with the land use direction.
+ Criterion 10 - Income per capita/year increase of 1.4 times. On the economic
efficiency: the rice specialized land rice types in 2012 giving added value of 31 million
dong/ha, and in 2014 reached 40.29 million dong/ha. After land consolidation for most

of the people are excited about the obtained economic efficiency higher than that of
before converting the land. The aggregating results of the survey data, household
interviews showed that 95/100 households (reaching 95 %) are manimons in implication
of with land consolidation policy of the Party and State.
+ Criterion 3: The isrigotion system was baier for 12/15 communes and town. 75
kilometers of canals managed by communes people committee was solidified. Infied
irrigation systems were upqraded by concretion leading to increase the irrigation area.
+ Criterion 13 - Forms of organization of production: the orientation of the
model farm, fruit trees, vegetables towards commodities. Land consolidation
contributes to the restructuring production, cultivation, insreasing the crop yield; 100% rice
sultiration land area was bring ated dyke system is upqraded. So far, the district has 655
tillage machines of various kinds, 400 threshing machines, mechanization rate reached 100
% ; 46 complete harvester, mechanization rate of 55 % ; 155 air- spraying crop protection,
seed dryers 7... 4. To improve the efficiency of land use after land consolidation, Tien Lu
should perform the following synchronization solutions: Solutions on policy, technical
solutions on production restructuring ; communication solutions.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, không thể thay thế của sản xuất nông
nghiệp. Trong lịch sử phát triển nông nghiệp, cải cách ruộng đất luôn là khâu bứt
phá quyết định mọi quan hệ sản xuất và ảnh hưởng rõ rệt nhất đến quá trình phát
triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Có thể nói đất đai cần thiết cho tất cả các
ngành kinh tế quốc dân. Tuy nhiên tài nguyên đất đai có hạn. Bởi vậy việc quản
lý, sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả và bền vững là một đòi hỏi cấp thiết không
chỉ riêng đối với quốc gia nào.
Sử dụng đất đai là vấn đề trọng tâm trong lịch sử phát triển của Việt Nam.

Điều này cũng đúng cả với những nước khác trên thế giới. Thực hiện Luật Đất
đai năm 1993 và Nghị định 64/CP của Chính phủ về giao đất nông nghiệp,
UBND các cấp đã cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình cá nhân sử dụng đất ổn
định, lâu dài, tạo điều kiện cho người sử dụng đất an tâm và có kế hoạch đầu tư,
cải tạo làm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Song bên cạnh đó, trong quá trình
thực hiện Nghị định 64/CP thì việc giao nhận ruộng đất phải có tốt, xấu, gần xã
và có cao, có thấp đã dẫn đến tình trạng ruộng đất giao bị nhỏ lẻ, manh mún. Để
khắc phục những hạn chế của manh mún đất đai, xu hướng chung hiện nay ở
Việt Nam là triển khai chuyển đổi những ô thửa nhỏ ra ô thửa lớn (gọi tắt là dồn
điền đổi thửa) là phổ biến và đã kéo dài nhiều năm nay và xem đây là giải pháp
quan trọng để tổ chức lại sản xuất nơng nghiệp có hiệu quả hơn.
Chủ trương của Đảng và nhà nước ta là tạo điều kiện thuận lợi để nông
dân thực hiện đầy đủ đúng pháp luật các quyền về sử dụng đất đai, khuyến khích
nơng dân thực hiện “dồn điền đổi thửa” trên cơ sở tự nguyện, nông dân được sử
dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp cổ phần tham gia phát triển sản xuất, phục
vụ tốt cho công cuộc áp dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp cho mỗi địa
phương. Việc dồn điền đổi thửa đã tạo ra bộ mặt nơng thơn có nhiều thay đổi.
Trên thực tế, một số tỉnh đã triển khai làm điểm, thậm chí có những nơi đã
đưa ra những chính sách riêng để triển khai dồn điền đổi thửa giữa các hộ xã
viên. Việc dồn điền đổi thửa cũng đã thành công ở nhiều nơi, nhiều chỗ nhưng
cũng có những địa phương khơng thành công. Mặt khác mức độ thành công ở
mỗi nơi là khác nhau: có nơi cơng việc chỉ diễn ra nhanh chóng trong một vài
tháng, nhưng có nơi kéo dài hàng năm, gây tốn kém sức người và tiền của.

1


Tiên Lữ là một huyện thuần nông của tỉnh Hưng Yên đã thực hiện công
tác đồn điền đổi thửa, xong cơng tác dồn điền đổi thửa có ảnh hưởng đến xây
dựng nơng thơn mới như thế nào thì chưa được đánh giá và tổng kết lại để đưa ra

các kinh nghiệm, những vấn đề tồn tại trong việc thực hiện dồn điền đổi thửa và
những kiến nghị hữu ích cho các địa phương khác thực hiện dồn điền đổi thửa
được hiệu quả hơn.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh
giá công tác dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng nông thôn mới tại huyện Tiên
Lữ, tỉnh Hưng Yên”.
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến
xây dựng nông thôn mới.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu liên quan đến vấn đề tập trung ruộng
đất nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về không gian: địa bàn huyện Tiên Lữ.
- Về thời gian: biến động sử dụng đất trước và sau dồn điền đổi thửa
(2012-2014).
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Quy hoạch nông thôn mới nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và
bảo vệ môi trường của huyện.
Công tác dồn điền đổi thửa là một phần quan trọng trong việc hồn thành
các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.
Việc đánh giá công tác dồn điền đổi thửa phục vụ nông thôn mới tại huyện
Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên là cơ sở quan trọng để phát huy tốt hơn những ưu thế đã
đạt được, tìm ra những tồn tại và đưa ra giải pháp khắc phục để công tác xây
dựng nông thôn mới được tốt hơn.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA

2.1.1. Khái quát về ruộng đất manh mún
2.1.1.1. Khái niệm
Manh mún đất đai, nghĩa là một hộ nông dân có nhiều thửa ruộng, là một
trong những đặc điểm quan trọng của nhiều nước, nhất là các nước đang phát
triển. Ở Việt Nam manh mún đất đai rất phổ biến, đặc biệt ở miền Bắc. Theo con
số ước tính, tồn quốc có khoảng 75 triệu thửa đất canh tác đã giao cho 9.259 hộ
gia đình, cá nhân sử dụng, trung bình một hộ nơng dân có khoảng 7-8 mảnh.
Manh mún đất đai được coi là một trong những rào cản của phát triển sản xuất
nông nghiệp nhất là sản xuất trồng trọt, làm cản trở quá trình dịch chuyển từ nền
nông nghiệp tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa cho nên rất nhiều nước đã và
đang thực hiện chính sách khuyến khích tập trung đất đai, ví dụ như Kenya,
Tanzania, Rwanda, Albania, Bulgaria. Việt Nam cũng đang thực hiện chủ trương
này trong những năm gần đây. Dưới quan điểm kinh tế nếu manh mún đất đai
làm cho lao động và các nguồn lực khác phải chi phí nhiều hơn thì việc giảm
mức độ manh mún đất đai sẽ tạo điều kiện để các nguồn lực này được sử dụng ở
các ngành khác hiệu quả hơn. Như vậy, trên tổng thể nền kinh tế sẽ đạt được lợi
ích khi ta giảm mức độ manh mún đất đai. Tuy nhiên, mức độ manh mún đất đai
cũng mang lại một số lợi ích cho nơng dân. Do đó ở nhiều nơi nơng dân muốn
duy trì một mức độ nào đó của tình trạng này.
Manh mún ruộng đất được hiểu trên hai khía cạnh:
Một là, sự manh mún về mặt ơ thửa, trong đó một đơn vị sản xuất (thường
là nơng hộ) có q nhiều mảnh ruộng với kích thước q nhỏ và bị phân tán ở
nhiều xứ đồng;
Hai là, sự manh mún thể hiện trên quy mô đất đai của các đơn vị sản xuất,
số lượng ruộng đất quá nhỏ khơng tương thích với số lượng lao động và các yếu
tố sản xuất khác (Nguyễn Xuân Thảo, 2004).
2.1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng manh mún ruộng đất
Những nguyên nhân sau dẫn đến tình trạng ruộng đất manh mún:
Một là, do sự phức tạp của địa hình đất nước ta, đất đai bị chia cắt theo 3
dạng: đất cao, đất vàn và đất thấp trũng. Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu

dẫn đến tình trạng ruộng đất manh mún.

3


Hai là, chế độ chia đều ruộng đất cho con cái. Ở Việt Nam ruộng đất của cha mẹ
thường được chia đều cho tất cả con cái sau khi lập gia đình và tách hộ ra ở riêng. Vì
thế tình trạng phân tán ruộng đất gắn liền với chu kỳ phát triển của nơng hộ.
Ba là, các hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ mang tâm lí ngại thay đổi ruộng
đất vì họ đã quen với tư duy, tập quán sản xuất, phương thức canh tác trên
thửa đất quen thuộc.
Bốn là, do phương pháp chia ruộng bình quân theo nguyên tắc có tốt, có
xấu, có xa, có gần khi thực Nghị định 64/CP.
2.1.1.3. Những hạn chế của tình trạng manh mún ruộng đất đối với sản xuất
nông nghiệp và quản lý Nhà nước ở địa phương
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra những tác động tiêu cực của sự manh mún
ruộng đất gây khó khăn cho người nơng dân sản xuất và nhà quản lý, cụ thể như sau:
- Manh mún ruộng đất, dẫn đến giảm diện tích đất sản xuất nơng nghiệp do bờ
ngăn, bờ thửa (theo tính tốn có thể làm giảm từ 2,4-4% diện tích đất nơng nghiệp);
- Manh mún ruộng đất làm hạn chế khả năng áp dụng cơ giới hố nơng nghiệp,
hạn chế việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất;
- Manh mún ruộng đất làm tăng chi phí sản xuất cao hơn do chi phí lao
động cao bởi nông dân phải tốn nhiều thời gian hơn để đi từ mảnh ruộng này đến
mảnh ruộng khác hoặc thực hiện tưới tiêu cho nhiều mảnh nhỏ hoặc do chi phí
vận chuyển đầu vào và đầu ra cao hơn;
- Gây khó khăn, phức tạp và tốn kém cho công tác quản lý đất đai, lập hồ sơ
địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tóm lại, tình trạng manh mún ruộng đất dẫn đến việc sản xuất đạt hiêu quả
thấp, chất lượng sản phẩm thiếu khả năng cạnh tranh trên thị trường, không đáp
ứng được việc xây dựng nền nơng nghiệp hàng hóa, gây cản trở cho q trình

CNH - HĐH nơng nghiệp nơng thơn. Vì thế Đảng và Nhà nước ta chủ trương cần
phải dồn điền đổi thửa tạo ra sự tươi mới trong sản xuất nông nghiệp.
2.1.2. Khái quát về dồn điền đổi thửa
a, Khái niệm về dồn điền đổi thửa
Dồn điền đổi thửa: là tập hợp, dồn đổi các thửa ruộng nhỏ thành các thửa
ruộng lớn, trái ngược với việc chia các mảnh ruộng to thành nhiều mảnh ruộng
nhỏ. Có hai cơ chế chủ yếu để thực hiện dồn điền đổi thửa:

4


Một là để cho thị trường ruộng đất và các nhân tố phi tập trung tham gia
vào, Nhà nước chỉ hỗ trợ để cơ chế này vận hành tốt;
Hai là thực hiện các biện pháp can thiệp hành chính, tổ chức phân chia lại
ruộng đất, thực hiện quy hoạch có chủ định, theo cách này các địa phương đều
xác định là dồn điền đổi thửa sẽ không làm thay đổi các quyền của nông hộ đối
với ruộng đất đã được quy định trong pháp luật. Tuy nhiên việc thực hiện trong
q trình này có thể làm thay đổi khả năng tiếp cận ruộng đất của các nhóm nơng
dân hưởng lợi khác nhau dẫn đến thay đổi bình quân ruộng đất ở các nhóm xã
hội khác nhau.
b, Cơ sở thực tiễn của việc dồn điền, đổi thửa
Nước ta bắt đầu con đường đổi mới kinh tế của mình kể từ Đại hội VI của
Đảng vào năm 1986. Mục tiêu của chính sách đổi mới là chuyển nền kinh tế Việt
Nam từ mơ hình kế hoạch hố tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị năm
1988 là bước ngoặt cơ bản. Nội dung chính của chính sách này là công nhận hộ
nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ, tự do hoá thị trường đầu vào và đầu ra của
sản xuất cũng như các tư liệu sản xuất khác (ngoại trừ đất đai) và giao đất sử
dụng ổn định, lâu dài cho người dân. Chính sách mới này đã dẫn đến xoá bỏ hợp
tác hoá trong nơng nghiệp. Cũng theo chính sách này, nơng dân được giao đất

nông nghiệp trong 15 năm và ký hợp đồng sử dụng các đầu vào, sử dụng lao
động và sản phẩm mà họ sản xuất ra. Các chỉ tiêu trong hợp đồng được ổn định
trong 5 năm. Hơn nữa, hầu hết các tư liệu sản xuất (máy móc, trâu bị và các
cơng cụ khác) được coi là sở hữu tư nhân. Từ đó, nơng nghiệp Việt Nam bước
vào một giai đoạn mới tương đối ổn định. Tuy nhiên, thời gian giao đất còn quá
ngắn và một số quyền sử dụng đất khác chưa được luật pháp hoá. Điều này dẫn
đến nơng dân có thể ít có động cơ đầu tư dài hạn trên đất.
Luật Đất đai năm 1993, 2003 và 2013 đã giải quyết được những vấn đề
nêu trên. Theo đó nơng dân được giao đất ổn định và lâu dài. Họ được giao 5
quyền sử dụng đất bao gồm: quyền chuyển nhượng, trao đổi, cho thuê, thừa kế và
thế chấp bằng QSDĐ.
Nguyên tắc quan trọng nhất trong việc giao đất là duy trì sự cơng bằng.
Thơng thường ở nhiều nơi trên miền Bắc, đất đai được chia bình quân theo định
suất (hoặc bình quân theo nhân khẩu). Những tiêu chuẩn khác cũng được xem xét

5


khi giao đất là các chính sách xã hội, chất lượng đất, tình hình thuỷ lợi, khoảng
cách đến thửa ruộng và khả năng luân canh cây trồng. Đất cây hàng năm ở Việt
Nam được chia thành 6 hạng. Do đó, để duy trì ngun tắc cơng bằng mỗi hộ
thường được giao nhiều thửa với nhiều hạng đất khác nhau, ở các cánh đồng
khác nhau với chất lượng đất khác nhau. Đây là một trong những nguyên nhân cơ
bản tạo ra tình trạng manh mún đất đai ở Việt Nam. Nguyên nhân của manh mún
đất đai do giao đất nông nghiệp công bằng đã được nhiều cơ quan và các nhà
nghiên cứu thảo luận và phân tích những năm gần đây. Manh mún có nhiều mức
độ khác nhau, ở một số vùng tình trạng manh mún có thể nghiêm trọng hơn ở
những nơi hoặc vùng khác. Theo số liệu của Tổng cục Địa chính năm 1998, bình
qn 1 hộ vùng Đồng bằng sơng Hồng có khoảng 7 - 8 thửa trong khi ở vùng núi
phía Bắc con số này cịn cao hơn từ 10 – 20 thửa. Số liệu điều tra từ 42.167 nông

hộ ở tỉnh Hưng Yên cho thấy sau khi giao đất năm 1993, trung bình một hộ có
7,6 thửa. Vào năm 1998, Chính phủ đã đề ra chính sách khuyến khích nơng dân
đổi ruộng cho nhau để tạo thành những thửa có diện tích lớn hơn. Từ đó, các tỉnh
miền Bắc, đặc biệt là vùng ĐBSH đã thành lập các hội đồng thực hiện thí điểm
cơng tác dồn điền, đổi thửa. Theo báo cáo, trên tồn quốc có khoảng trên 700 xã
ở 18 tỉnh đã và đang thực hiện dồn điền, đổi thửa, tuy nhiên tiến trình vẫn còn rất
chậm. Trên thực tế ở những vùng này đất đai được chia lại cho các hộ nông dân
với mục tiêu là giảm số thửa ruộng. Ví dụ: Ở tỉnh Thanh Hoá số thửa ruộng đã
giảm 51% trong 3 năm thực hiện chính sách này (1998 – 2001). Trung bình số
thửa ruộng của một hộ đã giảm từ 7,8 thửa xuống cịn 3,8 thửa. Trong các báo
cáo gửi Chính phủ, khi rút kinh nghiệm công tác dồn điền, đổi thửa, các địa
phương đều đưa ra kết luận công tác dồn điền, đổi thửa nên áp dụng ở những
vùng mà manh mún đất đai đang là vấn đề lớn và không có mâu thuẫn về đất đai.
Điều đó có nghĩa dồn điền, đổi thửa không nên dẫn đến những mâu thuẫn mới liên
quan đến đất đai. Nguyên tắc quan trọng nhất trong dồn điền, đổi thửa là các hộ
nông dân tự nguyện đổi đất cho nhau để tạo thành những thửa lớn hơn. Tuy nhiên,
ở rất nhiều tỉnh quá trình giao lại đất đã xảy ra, trong đó các hộ nơng dân được
tham gia rất ít vào q trình này, ngoại trừ việc đánh giá chất lượng đất và xác định
hệ số trao đổi giữa các hạng đất. Bởi đất đai ở Việt Nam là sở hữu tồn dân, do đó
các hộ nơng dân cho rằng họ khơng có quyền tham gia vào quá trình giao lại đất
hoặc thảo luận về kế hoạch hoá sử dụng đất (Bộ NN và PTNT, 2003).

6


2.1.3. Tác động của dồn điền đổi thửa tới sử dụng đất nông nghiệp
2.1.3.1. DĐĐT đã tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
Sau dồn điền đổi thửa (DĐĐT) diện tích trên một thửa đất tăng lên, nơng
dân có điều kiện áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, luân canh tăng vụ và
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành

các mơ hình cánh đồng mẫu lớn cho thu nhập cao.
Những vùng đất úng trũng cấy lúa một vụ hoặc 2 vụ bấp bênh đã được
chuyển sang đào ao, lập vườn nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng cây ăn quả hoặc
khoanh vùng cải tạo để phát triển mơ hình cá lúa…
Những vùng đất cao, vàn cao thuận tiện việc giao thông hoặc gần các
trung tâm đô thị thường được chuyển sang trồng các loại cây rau màu cao cấp,
trồng hoa cây cảnh hoặc xây dựng trang trại chăn nuôi tập trung theo hướng
công nghiệp…
Trên chân đất vàn đã tiến hành quy hoạch lại đồng ruộng thành vùng
chuyên canh lúa, cùng với việc hoàn thiện hệ thống giao thông thủy lợi nội
đồng để tổ chức sản xuất thâm canh các giống lúa cho năng suất cao, chất lượng
đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực ở
địa phương.
2.1.3.2. DĐĐT tạo ra lãnh thổ hợp lý cho quá trình tổ chức sản xuất
Chính sách DĐĐT đã tạo ra quy mơ ô thửa lớn, một mặt tiết kiệm được
diện tích làm bờ, mặt khác có nhiều khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất, đặc biệt là cơ giới hóa mạnh trong khâu làm đất tưới tiêu chủ động
nên đã tiết kiệm được chi phí sản xuất, nhờ vậy mà hiệu quả sử dụng đất tăng lên.
2.1.3.3. DĐĐT tạo tâm lý cho người nông dân an tâm đầu tư sản xuất
Hộ nông dân sẽ an tâm hơn sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa, họ được
cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ phát huy tối đa hơn các quyền
sử dụng đất theo luật định; đầu tư đúng hướng để khai thác tiềm năng đất đai
đồng thời cải tạo, bồi bổ đất làm tăng độ phì nhiêu cho đất để sử dụng ổn định và
lâu dài.
2.1.4. Vai trò của dồn điền đổi thửa đối với xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực của
người dân, tạo động lực giúp họ chủ động phát triển kinh tế - xã hội, góp phần
thực hiện chính sách vì nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn, thay đổi cơ sở vật

7



chất và diện mạo đời sống, văn hố, qua đó thu hẹp khoảng cách sống giữa
nông thôn và thành thị. Đây là quá trình lâu dài và liên tục, là một trong những
nội dung trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong đường lối, chủ trương
phát triển đất nước và của các địa phương trong giai đoạn trước mắt cũng như
lâu dài.
Mục tiêu xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện
đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với
phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; Xã hội nơng thơn
ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; nâng
cao sức mạnh của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng ở nông thôn; xây
dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nông và đội ngũ trí thức, tạo nền
tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc, đảm bảo thực hiện thành cơng CNH
- HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Dồn điền đổi thửa là một phương thức để thực hiện xây dựng nông thôn
mới trong thời đại hiện nay. DĐĐT khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất,
tạo ra các ơ thửa có diện tích lớn, các vùng sản xuất chuyên canh theo hướng sản
xuất hàng hoá, bền vững; đảm bảo theo quy hoạch phát triển sản xuất nông
nghiệp, xây dựng nông thôn mới được phê duyệt. Phấn đấu sau thực hiện dồn
điền đổi thửa mỗi hộ còn từ 1 đến 2 thửa. Hình thành các mơ hình cánh đồng
mẫu lớn tạo điều kiện sản xuất hàng hóa cho người dân, từ đó thu nhập của người
dân cao hơn góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
Sau khi dồn điền đổi thửa, nhiều hộ đã đầu tư sản xuất theo hướng đa canh,
sản xuất lớn. Việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất đã thuận lợi hơn, năng suất và
hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp từng bước được nâng cao…
Thông qua dồn điền đổi thửa để dồn đổi lại quỹ đất công và phân định cụ
thể đất công ích, đất dự trữ theo quy hoạch; đặc biệt đất quy hoạch xây dựng cơ
sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; làm cơ sở để việc quản lý, sử dụng đất đai
đảm bảo theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật. Thiết lập hệ thống hồ sơ địa

chính đảm bảo đồng bộ để quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp của các xã, thị
trấn được hiệu quả và chặt chẽ hơn.
Một trong những nội dung trong việc thực hiện dồn điền đổi thửa là quy
hoạch mạng lưới đường giao thông nông thôn và thủy lợi nội đồng. Giao thông
và thủy lợi là huyết mạch của sản xuất nơng nghiệp; muốn thực hiện sản xuất
hàng hóa, quy mơ lớn trong nơng nghiệp, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thôn,

8


nâng cao hiệu quả sản xuất và đời sống của người nơng dân thì khơng thể bỏ qua
khâu giao thơng và thủy lợi. Nhưng muốn có hệ thống giao thơng, thủy lợi hiện
đại phục vụ cơ giới hóa, phục vụ sản xuất chuyên canh và nâng cao chất lượng,
giá trị nơng sản cần có quỹ đất để xây dựng. Trong khi đó, nhiều nơi nguồn quỹ
đất này lại hạn hẹp nên cần tạo nguồn bằng cách dồn các thửa ruộng nhỏ lẻ để tạo
ra mặt bằng cho quỹ đất xây dựng giao thông và thủy lợi nội đồng (Viện Quy
hoạch và Phát triển nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003).
2.2. MANH MÚN ĐẤT ĐAI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MANH MÚN ĐẤT
ĐAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
2.2.1. Khái niệm manh mún đất đai
Manh mún đất đai nghĩa là một hộ nơng dân có nhiều thửa ruộng, đây là
một trong những đặc điểm quan trọng của nhiều nước, nhất là các nước đang
phát triển. Ở Việt Nam manh mún đất đai rất phổ biến, đặc biệt ở miền Bắc. Theo
con số ước tính, tồn quốc có khoảng 75 triệu thửa đất canh tác đã giao cho 9259
hộ gia đình, cá nhân sử dụng, trung bình một hộ nơng dân có khoảng 7-8 mảnh.
Manh mún đất đai được coi là một trong những rào cản của phát triển sản xuất
nông nghiệp nhất là sản xuất trồng trọt, làm cản trở q trình dịch chuyển từ nền
nơng nghiệp tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa cho nên rất nhiều nước đã và
đang thực hiện chính sách khuyến khích tập trung đất đai, ví dụ như Kenya,
Tanzania, Rwanda, Albania, Bulgaria. Việt Nam cũng đang thực hiện chủ trương

này trong những năm gần đây. Dưới quan điểm kinh tế nếu manh mún đất đai
làm cho lao động và các nguồn lực khác phải chi phí nhiều hơn thì việc giảm
mức độ manh mún đất đai sẽ tạo điều kiện để các nguồn lực này được sử dụng ở
các ngành khác hiệu quả hơn. Như vậy, trên tổng thể nền kinh tế sẽ đạt được lợi
ích khi ta giảm mức độ manh mún đất đai (Tổng cục địa chính,1997).
2.2.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng manh mún ruộng đất
Tình trạng manh mún ruộng đất do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Một là, sự phức tạp của địa hình, nhất là các vùng đồi núi, trung du. Do địa
hình bị chia cắt nên đất đai ở đa số các địa phương hầu như đều có 3 dạng địa
hình: đất cao, đất vàn và đất thấp trũng. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình
trạng manh mún ruộng đất;
Hai là, chế độ thừa kế chia đều ruộng đất cho con cái. Ở Việt Nam ruộng
đất của cha mẹ thường được chia đều cho tất cả con cái sau khi tách hộ. Vì thế
tình trạng phân tán ruộng đất gắn liền với chu kỳ phát triển của nông hộ;

9


Bà là, tâm lý tiểu nông của các hộ sản xuất nhỏ. Do quy mô sản xuất nhỏ lẻ,
các hộ nông dân ngại thay đổi, nhất là thay đổi liên quan đến ruộng đất;
Bốn là, phương pháp chia ruộng bình quân theo nguyên tắc có tốt, có xấu,
có xa, có gần khi thực Nghị định 64/Cp.
Quan điểm muốn bảo vệ sự công bằng cho những người dân được chia
ruộng khiến ruộng đất ở các địa phương bị chia nhỏ, manh mún (Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, 2003).
2.2.3. Những hạn chế của tình trạng manh mún ruộng đất đối với sản xuất
nông nghiệp và quản lý Nhà nước ở địa phương
Tình trạng manh mún ruộng đất đã gây nhiều khó khăn cho người nơng
dân và các nhà quản lý. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra những tác động tiêu cực
của sự manh mún ruộng đất, cụ thể như sau:

- Manh mún ruộng đất, dẫn đến giảm đất sản xuất nơng nghiệp do bờ ngăn,
bờ thửa (theo tính tốn có thể làm giảm từ 2,4 - 4% diện tích đất nông nghiệp).
- Manh mún ruộng đất làm tăng chi phí sản xuất cao hơn do chi phí lao
động cao bởi nông dân phải tốn nhiều thời gian hơn để đi từ mảnh ruộng này đến
mảnh ruộng khác hoặc thực hiện tưới tiêu cho nhiều mảnh nhỏ hoặc do chi phí
vận chuyển đầu vào và đầu ra cao hơn.
- Manh mún ruộng đất làm hạn chế khả năng áp dụng cơ giới hố nơng
nghiệp, hạn chế việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất.
- Gây khó khăn, phức tạp và tốn kém cho cơng tác quản lý đất đai, lập hồ sơ
địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tóm lại, manh mún ruộng đất dẫn đến tình trạng hiệu quả sản xuất thấp,
chất lượng sản phẩm thấp, thiếu khả năng cạnh tranh, không đáp ứng được việc
xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa, gây cản trở cho q trình CNH - HĐH nơng
nghiệp nơng thơn. Vì thế Đảng và Nhà nước ta chủ trương cần phải dồn điền đổi
thửa, dồn đổi từ ô thửa nhỏ thành ô thửa (Tổng cục địa chính,1998).
2.3. THỰC TRẠNG Q TRÌNH DỒN DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA Ở CÁC
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.3.1. Tình hình dồn điền đổi thửa trên thế giới
2.3.1.1. Ruộng đất ở một số nước châu Âu, châu Mỹ
- Ở các nước Âu, Mỹ bình quân ruộng đất trên đầu người khá cao, tốc độ
đơ thị hóa nhanh, nhu cầu lao động cho cơng nghiệp nhiều, chính quyền khuyến

10


khích việc đẩy nhanh tốc độ tích tụ ruộng đất, mở rộng quy mơ trang trại bằng
các chính sách và biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích sản xuất kinh doanh của
các trang trại lớn. Tuy nhiên, để tránh tích tụ ruộng đất vượt hạn mức trong từng
địa phương, một số nước như Anh, Pháp có biện pháp quản lý thông qua Hội
đồng quy hoạch đất đai của từng tỉnh, huyện, với Hội đồng quản trị gồm những

đại diện nông dân địa phương, những chuyên viên ruộng đất và hai ủy viên của
Chính phủ (thuộc Bộ Nơng nghiệp và Bộ Tài chính). Hội đồng này mua đất trên
thị trường tạo ra quỹ đất dự trữ và bán lại công khai cho các hộ nông dân theo giá
thị trường.
- Ở Pháp, tuy không đề ra các hạn mức cụ thể, nhưng để đề phịng tích tụ
ruộng đất q mức, Nhà nước đã có biện pháp can thiệp vào thị trường ruộng đất,
thông qua Hội đồng quy hoạch ruộng đất địa phương để mua bán đất của nông
dân, lập quỹ đất dự trữ, điều tiết thị trường bất động sản.
Bảng 2.1. Tích tụ ruộng đất ở một số nước
Quy mô trang trại (ha)
Tên nước

Năm 1950

Năm 1970

Năm 1990

Mỹ

86,00

151,00

185,00

Anh

36,00


55,00

75,00

Pháp

14,00

23,00

29,00

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003)

- Ở châu Âu và châu Mỹ, kể từ ngày sau cách mạng nông nghiệp lần thứ 2
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, một loạt các trang trại nhỏ, manh mún, năng suất
thấp đã bị loại thải, thay vào đó là các trang trại quy mơ vừa, năng suất lao động
cao. Ví dụ ở Pháp năm 1955 có xấp xỉ 2,3 triệu nơng hộ quy mơ đất 14 ha/hộ,
đến năm 1993 chỉ cịn 800 ngàn hộ với quy mô 35 ha/hộ. Ở Mỹ năm 1950 cả
nước có 5,65 triệu hộ với quy mơ bình qn 86 ha/hộ đến năm 1992 chỉ cịn 1,92
triệu, quy mơ 198,9 ha/hộ. Tiến trình tích tụ ruộng đất và vốn nhanh chóng của
các nơng hộ ở châu Âu chủ yếu là nhờ áp dụng các thành tựu khoa học công
nghệ phát triển trong q trình cơ giới hố nơng nghiệp của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 2.
- Sự phù hợp giữa quy mô các thửa thửa (trong trồng trọt) và các đàn gia
súc trong quá chăn nuôi với khả năng đầu tư thâm canh và áp dụng hiệu quả tiến
bộ khoa học kỹ thuật. Phương thức tăng quy mô ơ thửa có thể hỗ trợ q trình

11



đầu tư, thâm canh, cơ giới hố, qua đó có thể làm tăng hiệu quả sản xuất/đơn vị
diện tích. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng quá trình tập trung thâm canh trên đây chỉ
phát huy tác dụng khi sản xuất hàng hố phát triển.Nói cách khác, quy mơ của
các ơ thửa, đàn gia súc… phụ thuộc vào quy mô sản xuất, trình độ sản xuất và
khả năng đầu tư của nông hộ. Trong trường hợp lao động dư thừa nhiều và sản
xuất cịn nhiều rủi do, người nơng dân nhỏ thường chọn giải pháp đầu tư vào lao
động hơn là vào các nguồn lực khác vì thế họ ít quan tâm đến DĐĐT. Quy mô
sản xuất phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi loại hình nơng hộ (hộ chăn ni hay
trồng trọt, hộ trồng nho hay trồng lúa mỳ) và khả năng áp dụng khoa học công
nghệ trong sản xuất … Ví dụ quy mơ sản xuất có hiệu quả hiện nay ở Pháp là từ
50 ha đến 100 ha, nhưng ở Mỹ quy mô nông hộ từ 200 ha đến 300 ha (do khả
năng cơ giới hố cao hơn).
Ngồi ra cũng cần nhấn mạnh rằng trong điều kiện sản xuất của các nông
hộ nhỏ, sự manh mún không phải lúc nào cũng gây khó khăn. Trên thực tế manh
mún ruộng đất cũng có ưu điểm nhất định đối với sản xuất nhỏ như: cho phép đa
dạng hoá cây trồng, giảm rủi ro sản xuất, khắc phục dư thừa lao động thời vụ và
khắc phục tính phi hiệu quả của thị trường lao động và thị trường đất đai.
2.3.1.2. Ruộng đất ở một số nước châu Á
Tình hình tích tụ ruộng đất ở một số nước châu Á được thể hiện ở bảng 2.2:
Bảng 2.2. Tình hình tích tụ đất ở một số nước Châu Á
Tên nước
Nhật Bản
Đài Loan
Hàn Quốc
Thái Lan

Quy mô trang trại (ha)
Năm 1950
0,80

1,12
0,86
3,50

Năm 1970
1,10
0,83
0,94
3,56

Năm 1990
1,40
1,21
1,20
4,52

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003)

Qua bảng 2.2 cho thấy: Các nước thuộc Châu Á bình quân ruộng đất thấp,
quy mơ trang trại nhỏ nên việc tích tụ ruộng đất không dễ dàng như các nước Âu,
Mỹ. Ngay ở Nhật Bản là một nước có trình độ cơng nghiệp hóa cao trong lĩnh
vực nơng nghiệp cũng có tình trạng như vậy.
- Ở Nhật Bản, sau cải cách ruộng đất năm 1950, chủ trương hạn chế việc
bán ruộng đất đã gây trở ngại cho việc tích tụ ruộng đất. Về sau đã thay đổi chủ
trương này nhưng việc tích tụ ruộng đất cũng chậm chạp. Tuy nhiên, họ có kinh

12



×