Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.39 KB, 106 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THANH TỐN
KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH TỪ SƠN

Ngành:

Quản trị kinh doanh và ứng dụng

Mã số:

60 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Chu Thị Kim Loan


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tơi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.



Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bích Liên

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
sơn sâu sắc tới TS. Chu Thị Kim Loan cơ đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo
cùng các thầy, cô giáo trong trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp
đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồnh thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Ngân hàng TMCP
Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Từ Sơn đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 06 năm 2018

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Bích Liên

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ..........................................................................................vii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1.

LÝ DO NGHIÊN CỨU ................................................................................. 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung.............................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 2

1.3.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................ 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3

1.4.

Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................................... 3

PHẦN 2. CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MỞ RỘNG THANH TỐN
KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............... 4
2.1

CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................... 4

2.1.1.

Khái Quát Về Thanh Toán Khơng Dùng Tiền Mặt ......................................... 4

2.1.2.

Vai trị và ý nghĩa của việc mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt........... 15

2.1.3.


Nội dung nghiên cứu mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt ................... 17

2.1.4.

Các nhân tố chủ yếu tác động đến mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền
mặt .............................................................................................................. 20

2.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................................... 23

2.2.1.

Quy định chung trong thanh toán không dùng tiền mặt của Việt Nam .......... 23

2.2.2.

Khái quát thực trạng TTKDTM ở Việt Nam ................................................ 24

2.2.3.

Những kinh nghiệm mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt của ngân
hàng Việt Nam và nước ngoài ..................................................................... 26

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 31
3.1.

ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA BIDV TỪ SƠN ............................................... 31


iii


3.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng thương
mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Từ Sơn ..................................................... 31

3.1.2.

Cơ cấu tổ chức............................................................................................. 31

3.1.3.

Tình hình lao động của BIDV Từ Sơn ......................................................... 33

3.1.4.

Tình hình cơ sở vật chất của BIDV .............................................................. 34

3.1.5.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ
phần Đầu tư và Phát triển Từ Sơn giai đoạn 2015-2017 ............................... 34

3.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 38

3.2.1.


Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 38

3.2.2.

Xử lý số liệu ................................................................................................ 40

3.2.3.

Phương pháp phân tích ................................................................................ 40

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................... 41

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................ 44
4.1.

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THANH TỐN KHƠNG DÙNG TIỀN
MẶT TẠI BIDV TỪ SƠN........................................................................... 44

4.1.1.

Quyết định về phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt ........................ 44

4.1.2.

Xác định mức phí dịch vụ ............................................................................ 49

4.1.3.


Xây dựng mạng lưới cung cấp dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt ....... 51

4.1.4.

Hoạt động xúc tiến hỗn hợp ......................................................................... 52

4.1.5.

Kết quả mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại BIDV Từ Sơn ............ 53

4.1.6.

Đánh giá thực trạng mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt của BIDV
Từ Sơn giai đoạn 2015-2017........................................................................ 65

4.2.

NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỞ RỘNG TTKDTM CỦA
BIDV TỪ SƠN ........................................................................................... 70

4.3.

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THANH TỐN KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỪ SƠN ............................................ 74

4.3.1.

Định hướng phát triển của BIDV Từ Sơn..................................................... 74


4.3.2.

Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Từ Sơn ......... 76

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 84
5.1.

KẾT LUẬN ................................................................................................. 84

5.2.

KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 85

iv


5.2.1.

Đối với Chính phủ ....................................................................................... 85

5.2.2.

Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ...................................................... 86

5.2.3.

Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam ........................... 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 89

PHỤ LỤC ................................................................................................................... 91

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình lao động của BIDV Từ Sơn ....................................................... 33
Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Từ Sơn giai đoạn 2015 2017 .......................................................................................................... 35
Bảng 3.3. Kết quả phát phiếu khảo sát ....................................................................... 40
Bảng 4.1. Doanh số TTKDTM của BIDV Từ Sơn giai đoạn 2015 – 2017 ................. 45
Bảng 4.2. Biểu phí áp dụng tại BIDV Từ Sơn............................................................ 51
Bảng 4.3. Doanh số thanh toán bằng tiền mặt và TTKDTM của BIDV Từ Sơn
giai đoạn 2015 - 2017 ................................................................................ 53
Bảng 4.4. Doanh số thanh toán Séc tại BIDV Từ Sơn giai đoạn 2015-2017 ............... 55
Bảng 4.5. Doanh số thanh toán UNC tại BIDV Từ Sơn giai đoạn 2015-2017 ................ 57
Bảng 4.6. Doanh số thanh toán bằng thư tín dụng tại BIDV Từ Sơn giai đoạn
2015-2017 ................................................................................................. 58
Bảng 4.7. Kết quả thanh toán thẻ giai đoạn 2015-2017 .............................................. 59
Bảng 4.8. So sánh một số tiêu chí sản phẩm thẻ giữa các ngân hàng .......................... 61
Bảng 4.9. Kết quả dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking của BIDV Từ
Sơn giai đoạn 2015 - 2017 ......................................................................... 62
Bảng 2.10. Tình hình kiểm sốt rủi ro trong TTKDTM tại BIDV Từ Sơn giai
đoạn 2015 - 2017....................................................................................... 64

vi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Bích Liên
Tên luận văn: ““Giải pháp mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân hàng

thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – chi nhánh Từ Sơn”.
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60 34 01 02

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại
BIDV Từ Sơn giai đoạn 2015 -2017, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng hơn
nữa dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt của tại BIDV Từ Sơn trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính,
báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh và nhiệm vụ trọng tâm… của ngân hàng trong
giai đoạn 2015 – 2017; số liệu thống kê của các diễn đàn, thơng tin báo chí trên các
website điện tử.
Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp trong khóa luận này được thu thập bằng
phương pháp điều tra khách hàng thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, gửi
mail. Đây là thông tin quan trọng giúp cho việc tìm hiểu vấn đề TTKDTM của ngân
hàng có căn cứ thực tế. Theo cơng thức của Horin ở mức độ tin cậy 95%, sai số cho
phép chấp nhận ở mức 10% Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu từ 83 đến 100 mẫu hợp lệ, để
thu được số lượng mẫu này tôi đã phát đi 120 phiếu thu được 112 phiếu hợp lệ được giữ
lại để đưa vào phân tích.
Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được sử dụng để mô tả dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu
thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Phương pháp mô tả dữ liệu dựa trên dữ liệu
bằng đồ hoạ trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc so sánh; biểu hiện dữ liệu thành các
bảng số liệu tóm tắt.
Phương pháp so sánh

So sánh các chỉ tiêu nghiên cứu ở các thời điểm, thời kỳ khác nhau để thấy sự
thay đổi và mức độ đạt được của các hiện tượng, chỉ tiêu cần phân tích.

vii


Kết quả chính và kết luận
Nghiên cứu, phân tích thực trạng mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại
ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – chi nhánh Từ Sơn cho
thấy: Năm 2015, doanh số TTKDTM là 319.971 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 82% trong
tổng số thanh toán cả năm). Năm 2016, doanh số TTKDTM tăng mạnh, cụ thể là
380.799 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 82.7% trong tổng số thanh toán cả năm), tăng 162.730
tỷ đồng so với năm 2015. Năm 2017, doanh số TTKDTM là 430.125 tỷ đồng (chiếm tỷ
trọng 83.5% trong tổng số thanh toán cả năm), tiếp tục tăng 49.326 tỷ đồng so với năm
2016. Doanh số thanh toán bằng ủy nhiệm chi (UNC) chiếm doanh số rất lớn mang lại
nguồn thu phí cao cho ngân hàng. Nguồn phí thu được thực hiện qua phương thức UNC
do kinh tế địa bàn Từ Sơn phát triển mạnh, khách hàng đã hạn chế rút tiền mặt và thấy
được tiện ích của việc thanh toán bằng ủy nhiệm chi rất tiện lợi, hạn chế rủi ro như vận
chuyển tiền, kiểm đếm. Về thẻ tín dụng năm 2015 doanh số thanh tốn qua thẻ là 48 tỷ
đồng, thì đến năm 2017 đạt doanh số 60 tỷ đồng. Khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ tín
dụng ngày càng nhiều vì lợi ích của nó mang lại. BIDV Từ Sơn đã gia tăng được nền
khách hàng lớn trong những năm qua, nhu cầu thanh toán qua ngân hàng tăng lên đáng
kể bằng hình thức chuyển tiền qua ủy nhiệm chi, BIDV online, và thanh toán bằng thẻ
ATM. Trong năm 2015, tổng doanh số thanh toán bằng séc là 1.523 tỷ đồng, năm 2016
là 1.707 tỷ đồng tăng 184 tỷ đồng (tương đương tăng 12.1%). Năm 2017 doanh số thanh
toán séc là 1.775 tỷ đồng tăng 68 tỷ đồng (tương đương tăng 3.98%) so với năm 2016.
Bên cạnh kết quả đạt được thì vẫn cịn những hạn chế như: BIDV Từ Sơn vẫn chưa khai
thác hết tiềm năng của các phương thức TTKDTM như: thanh toán bằng séc, ủy nhiệm
thu, thanh tốn bằng thư tín dụng; Số lượng thẻ đang hoạt động khá ít so với số thẻ
BIDV Từ Sơn đã phát hành; Số lượng máy ATM, POS cịn ít so với các chi nhánh khác

trong cùng hệ thống BIDV, một số máy ATM đặt ở vị trí khơng thuận tiện cho khách
hàng cá nhân giao dịch,....
Căn cứ vào thực trạng định hướng mở rộng và mục tiêu cụ thể cho từng hình thức thanh
tốn của BIDV Từ Sơn luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần mở rộng
TTKDTM của BIDV Từ Sơn như sau: (1) Đẩy mạnh hoạt động marketting đối với sản
phẩm dịch vụ TTKDTM; (2) Cải tiến và hoàn thiện các hình thức thanh tốn; (3) Tăng
cường tính an tồn và bảo mật thơng tin; (4) Kiểm sốt rủi ro; (5) Xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật khang trang hiện đại; (6) Chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực.

vii
i


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Thi Bich Lien
Thesis title: “Solution to expand non-cash payment at Commercial Joint Stock Bank for
Investment and Development of Vietnam, Tu Son Branch”.
The specialization: Business Administration

Code:60 34 01 02

Training Institute: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
1.

STUDY OBJECTIVES
Based on the current situation of non-cash payment at BIDV Tu Son from 2015
to 2017, thesis proposes solutions to further expand the non-cash payment services of
BIDV Tu Son in the coming time.


2. ANALYSIS METHODS
The method of data collection
Secondary data collection: Secondary data is collected from financial reports,
business performance reports and key tasks of the bank in the period of 2015 - 2017;
Statistics of the forums, press information on the website.
Primary data collection: The primary data in this thesis was collected through
the questionnaire survey, direct interview, and mail. This is important information that
helps to understand the problem of non-cash payment of banks with realistic basis.
According to Horin's formula at a 95% confidence level, the allowable tolerance at
10%, the minimum sample size is from 83 to 100 valid samples, to obtain this sample I
gave 120 and received 112 valid votes for inclusion in the analysis.
Data analysis method
Descriptive statistics method
This method is used to describe data collected from empirical studies by
different methods. Data representation based on graphical methods in which graphs
describe data or comparisons; Express data into summary tables.
Comparative method
Comparison of research indicators at different times and periods to see
changes and levels of attainment of phenomena and indicators to be analyzed.
3. MAIN RESULTS AND CONCLUSIONS
-Studying and analyzing the situation of non-cash payment expansion at the
Vietnam Development Investment and Development Joint Stock Bank - Tu Son branch
shows that in 2015, non-cash payment is VND 319,971 billion (accounting for 82% of
total payment).In 2016, this turnover increased sharply, namely VND 380,799 billion

ix


(accounting for 82.7% of the total payment), up 162,730 billion compared with
2015.Moreover, in 2017, this turnover is VND 430,125 billion (accounting for 83.5% of

the total payment), continuing to increase 49,326 billion compared with 2016.Payment
by authorized payment is a huge revenue to bring high fees to banks. Due to the strong
development of the Tu Son economic area, the source of fees has been increased
through the method of authorizing development expenditures. Customers have limited
cash withdrawal and find the convenience of payment by debit authorization is very
convenient, limit risks such as shipping money, counting.On credit cards in 2015, card
payment turnover is 48 billion dong, then by 2017, it will reach 60 billion dong.
Customers want to use credit cards more and more for the sake of it. BIDV Tu Son has
increased its customer base over the years, the demand for payment via banks increased
considerably by way of money transfer via bill of exchange, BIDV online, and payment
by ATM card.In 2015, the total payment volume by check is 1.523 billion and 2016 is
increased 184 billion (equivalent to 12.1%) up to VND 1.707 billion. In 2017, the check
payment turnover is VND 1,775 billion, an increase of VND 68 billion (equivalent to
3.98%) compared to 2016.Beside the results, there are still limitations such as: BIDV
Tu Son has not fully exploited the potential of non-cash payment methods such as
payment by check, debit authorizations, letter of credit. The number of cards in
operation is quite small compared to the number of cards issued by BIDV Tu Son; The
number of ATMs and POSs is lower than that of other branches in the BIDV system.
Some ATMs are located in locations that are not convenient for individual customers.
- Based on the actual situation of expansion orientation and specific objectives
for each form of payment of BIDV Tu Son. The thesis has proposed some solutions to
contribute to the expansion of non-cash payment of BIDV Tu Son Bank as follows: (1)
promote marketing activities for non-cash payment products; (2) improve and perfect
form of payment; (3) enhancing the security and confidentiality of information; (4) risk
control; (5) focus on training and developing human resources.

x


PHẦN I. MỞ ĐẦU

1.1. LÝ DO NGHIÊN CỨU
Trong xu thế phát triển chung của đất nước và quá trình hội nhập với thế
giới, ngành ngân hàng đóng góp một vai trò hết sức to lớn. Để đáp ứng những
yêu cầu của nền kinh tế, ngân hàng đã từng bước củng cố, cải tiến và phát triển
trong toàn bộ hệ thống. Thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua ngân hàng là một
dịch vụ phong phú, đa dạng và liên tục phát triển, đáp ứng được một phần lớn
yêu cầu của nền kinh tế thị trường linh hoạt và năng động. Thanh tốn nhanh
chóng, an tồn, thuận tiện là một trong những mục tiêu hàng đầu của ngân hàng.
Thực hiện được mục tiêu này là ngân hàng góp phần tiết kiệm chi phí cho xã hội,
tạo ra nguồn vốn hoạt động cho mình đồng thời có điều kiện thực thi các chính
sách tiền tệ - tín dụng.
Trong những năm gần đây, thanh tốn khơng dùng tiền mặt ở Việt Nam
đã khơng ngừng hoàn thiện và phát triển về cơ sở hạ tầng, hành lang pháp lý,
mơ hình tổ chức, phương tiện cũng như các dịch vụ thanh tốn. Các loại hình
dịch vụ và phương thức thanh toán cũng phát triển mạnh và đa dạng. Bên cạnh
việc phát triển và mở rộng các phương thức truyền thống, như ủy nhiệm chi,
ủy nhiệm thu, cịn có nhiều dịch vụ, phương thức mới, hiện đại, tiện lợi và
tiện ích, dựa trên nền tảng ứng dụng cơng nghệ thơng tin phù hợp với xu thế
thanh tốn của các nước trong khu vực và trên thế giới, như thẻ ngân hàng,
Mobile Banking, Internet Banking, SMS Banking và ví điện tử. Tuy nhiên,
hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam vẫn cịn những rào
cản, khó khăn và cần được tăng cường để đáp ứng tốt hơn; tiền mặt vẫn là
phương tiện thanh toán phổ biến chiếm tỷ trọng khá lớn trong các giao dịch
thanh toán. Nhìn chung, việc sử dụng nhiều tiền mặt trong thanh toán làm cho
các hoạt động kinh tế bị kéo dài, tăng chi phí xã hội và khơng tiện dụng đã
góp phần kìm hãm tốc độ phát triển của nền kinh tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của thanh tốn khơng dùng tiền mặt,
ngành ngân hàng nói chung và hệ thống ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển
Việt Nam (BIDV) nói riêng, đã có những bước phát triển vượt bậc trong cơng
nghệ thanh tốn nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng và nhanh chóng hội

nhập vào khu vực và thế giới.

1


Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - chi nhánhTừ Sơn
(BIDV Từ Sơn) nằm ngay giữa khu vực đơng dân cư của thành phố Bắc Ninh và
có nhiều cơ hội để mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Mặc dù hoạt động
thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại BIDV Từ Sơn đã đạt được những thành tựu
nhất định, nhưng hoạt động này vẫn chưa được mở rộng do các khoản phí dịch
vụ cịn cao như phí phát hành séc, phí thường niên của thẻ ATM, phí quản lý tài
khoản….; đối tượng khách hàng chưa đa dạng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, chỉ có 3/5 hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt được sử dụng chủ
yếu là séc, ủy nhiệm chi và thẻ thanh tốn; có phịng giao dịch vẫn chưa được lắp
đặt máy ATM. Do đó, so với tiềm năng của chi nhánh, hoạt động thanh tốn
khơng dùng tiền mặt cịn khá hạn chế.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn của hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền
mặt tại Việt Nam hiện nay kết hợp với quá trình làm việc thực tế tại ngân hàng
thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – chi nhánh Từ Sơn, tôi đã
lựa chọn đề tài “Giải pháp mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân
hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – chi nhánh Từ
Sơn” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình thanh tốn khơng dùng tiền mặt
tại BIDV Từ Sơn giai đoạn 2015 -2017, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm mở
rộng hơn nữa dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt của chi nhánh trong thời
gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mở rộng thanh tốn khơng

dùng tiền mặt tại các ngân hàng thương mại.
+ Đánh giá hiện trạng công tác thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại BIDV
Từ Sơn thời gian qua, xác định các yếu tố tác động đến mở rộng TTKDTM tại
BIDV Từ Sơn.
+ Đề xuất một số giải pháp mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại
BIDV Từ Sơn.

2


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu giải pháp mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt của ngân
hàng BIDV Từ Sơn.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về không gian
Luận văn được nghiên cứu những vấn đề về mở rộng thanh tốn khơng
dùng tiền mặt tại BIDV Từ Sơn.
1.3.2.2. Phạm vi về thời gian
Do đề tài được thực hiện từ giữa năm 2017 đến tháng 4/2018 nên các số
liệu về hiện trạng sử dụng trong nghiên cứu chủ yếu được thu thập trong giai
đoạn 2015 - 2017.
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Giải pháp mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân hàng có ý
nghĩa rất quan trọng. Nó góp phần tiết kiệm chi phí cho xã hội, tạo ra nguồn vốn
hoạt động cho ngân hàng đồng thời tạo điều kiện thực thi các chính sách tiền tệ
tín dụng, giảm thiểu rủi ro cho khách hàng và ngân hàng khi phải lưu thông
lượng tiền mặt lớn, giảm tải việc kiểm đếm tiền mặt nhiều.

3



PHẦN II. CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MỞ RỘNG
THANH TỐN KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái Quát Về Thanh Toán Khơng Dùng Tiền Mặt
2.1.1.1. Một Số Khái Niệm
a. Thanh tốn khơng dùng tiền mặt
TKDTM là cách thức thanh tốn khơng có sự xuất hiện của tiền mặt mà
được tiến hành bằng cách trích tiền từ tài khoản của người chi trả để chuyển vào
tài khoản của người thụ hưởng mở tại ngân hàng hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau
thông qua vai trò trung gian của ngân hàng.
b. Mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt
Mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt là việc tác động vào hệ thống
thanh tốn khơng dùng tiền mặt làm cho dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt
được sử dụng nhiều hơn, hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán, việc tác
động vào hệ thống thanh tốn khơng dùng tiền mặt có thể là các chính sách của
chính phủ hay của ngân hàng.
Mặc dù có những cách định nghĩa khác nhau, song có thể có khái niệm
chung nhất như sau: Mở rộng TTKDTM là việc tăng tần suất, quy mô sử dụng các
dịch vụ TTKDTM, giúp tăng thu nhập TTKDTM của ngân hàng nhưng vẫn đảm
bảo được chất lượng dịch vụ với mức độ rủi ro thấp nhất (Mai Văn Bạn 2012).
2.1.1.2 Tính tất yếu khách quan của TTKDTM
Một trong những phát minh quan trọng nhất của con người có tính đột
phá, đẩy nền văn minh của nhân loại tiến một bước dài đó là sự phát minh ra tiền
tệ. Tiền tệ ra đời và khơng ngừng được nghiên cứu hồn thiện nhằm vào hai mục
tiêu chính: Sự tiện lợi và sự an tồn. Tiền tệ là một loại hàng hố đặc biệt, nó là
cơng cụ nhiệm mầu trong q trình phát triển nền kinh tế, tiền tệ cũng có một q
trình lưu thơng dựa trên cơ sở của lưu thơng và trao đổi hàng hoá. Do vậy, ở bất

cứ xã hội nào cịn sản xuất và lưu thơng hàng hố thì cịn tồn tại tiền như một quy
luật khách quan. Cho đến đầu thế kỷ 20, khi tiền gắn liền vào quá trình sản xuất
và trao đổi, tiền được xem là có các chức năng sau: Là thước đo giá trị trao đổi

4


của hàng hố, là phương tiện để lưu thơng hàng hoá, là phương tiện cất giữ giá trị
phương tiện thanh toán, là phương tiện tiền tệ quốc tế và trong đó chức năng
thước đo giá trị trao đổi là quan trọng và cơ bản nhất của tiền tệ để phân biệt với
các tài sản khác. Việc dùng tiền là phương tiện trao đổi sẽ đẩy mạnh hiệu quả của
nền kinh tế, giúp cho việc lưu thông và trao đổi hàng hoá dễ dàng thuận tiện, thúc
đẩy nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển, ngồi ra cịn loại bỏ được nhiều
thời gian dành cho việc trao đổi các hàng hoá và dịch vụ. Thanh toán tiền tệ bao
gồm: Thanh toán bằng tiền mặt và TTKDTM.
Giai đoạn đầu của sản xuất, lưu thơng hàng hố thì thanh tốn giữa người
mua và người bán được thực hiện bằng tiền mặt, nhưng khi sản xuất và lưu thơng
hàng hố ngày càng phát triển ở mức độ cao sẽ kéo theo việc thanh tốn bằng
tiền mặt khơng ngừng tăng lên về số lượng, khi số lượng sản phẩm hàng hoá sản
xuất ra nhiều và tiêu thụ lớn được diễn ra một cách thường xuyên liên tục trong
phạm vi rộng khắp, thì việc thanh toán bằng tiền mặt càng bộc lộ những nhược
điểm của nó khi phải thanh tốn một lượng hàng hố trao đổi lớn cần phải có một
lượng tiền mặt lớn tương ứng để thanh toán, như thế vận chuyển khối lượng tiền
mặt quá lớn vừa cồng kềnh, tốn kém, không an tồn, khó khăn nhất là trong điều
kiện người mua và người bán lại ở cách xa nhau về địa lý.
Thanh toán bằng tiền mặt quá lớn sẽ làm tăng các khoản chi phí trong lưu
thơng tiền mặt như chi phí cho việc in ấn, vận chuyển, đóng gói, bảo quản, kiểm
đếm, cất trữ tiêu huỷ, phân loại tiền. Ngoài ra, thanh tốn bằng tiền mặt khơng
chỉ gây áp lực bất lợi với việc tổ chức điều hồ lưu thơng tiền tệ mà cịn gây sự
lãng phí vốn lớn, khơng được tập trung vận dụng cho sự phát triển kinh tế do có

một khối lượng vốn lớn của nền kinh tế trơi nổi nằm ngồi lưu thơng.
Thanh tốn bằng tiền mặt cản trở tốc độ chu chuyển gây ảnh hưởng không
tốt đến phát triển sản xuất. Thêm vào đó việc thanh tốn bằng tiền mặt tạo ra
những sơ hở khơng kiểm sốt được, thuận lợi cho những kẻ tham nhũng tìm cách
chiếm đoạt tài sản của xã hội như tình trạng thất thu thuế, trốn thuế trong kinh
doanh, hiện tượng tham ô hối lộ, khai khống hoá đơn bán hàng… Cũng xuất phát
từ kẽ hở của việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán.
Với những quy chế nêu trên lúc này thanh tốn bằng tiền mặt khơng cịn
phù hợp, khơng đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế hiện đại và TTKDTM ra
đời. Nó là kết quả tất yếu của quá trình phát triển ngày càng cao của sản xuất lưu
thơng hàng hố, nó đã nhanh chóng chiếm ưu thế và trở thành một phần không

5


thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường. TTKDTM ra đời đã khắc phục được
phần nào nhược điểm của thanh tốn bằng tiền mặt. Có thể nói TTKDTM mang
lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với sự phát triển của sản xuất lưu thơng hàng
hố cho nên việc mở rộng và phát triển này trong nền kinh tế thị trường là rất cần
thiết và được các ngân hàng quan tâm và phát triển mạnh mẽ (nguồn tài liệu được
trích dẫn từ: Mai Văn Bạn 2012).
2.1.1.3 Đặc điểm của thanh tốn khơng dùng tiền mặt
Sự ra đời của hình thức TTKDTM gắn liền với sự ra đời của đồng tiền ghi
sổ và sự phát triển của TTKDTM gắn liền với sự phát triển của hệ thống ngân
hàng. Sự tồn tại và lớn mạnh của hệ thống này đã tạo điều kiện cho cá nhân và
các tổ chức kinh tế mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và thực hiện việc thanh
tốn thơng qua việc chuyển khoản trong hệ thống ngân hàng. TTKDTM là một
hình thức vận động tiền tệ mà ở đây tiền vừa là công cụ để kế tốn, vừa là cơng
cụ để chuyển hóa hình thức giá trị của hàng hóa và dịch vụ. TTKDTM có một số
đặc điểm sau:

Thứ nhất, trong TTKDTM sự vận động của tiền tệ độc lập với sự vận động
của hàng hóa cả về thời gian lẫn khơng gian và thường khơng có sự ăn khớp
nhau. Việc thanh tốn khơng phải thực hiện bằng cách trao đổi trực tiếp, đồng
thời tiền và hàng giữa bên mua và bên bán mà được thực hiện thơng qua vai trị
trung gian của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn, có thể diễn ra trước,
trong hoặc sau khi hàng hóa được vận chuyển từ người bán đến người mua. Đây
là đặc điểm quan trọng và nổi bật nhất của hình thức TTKDTM.
Thứ hai, trong TTKDTM vật trung gian trao đổi không xuất hiện như trong
hình thức theo kiểu Hàng - Tiền - Hàng mà chỉ xuất hiện dưới dạng tiền kế toán
hay tiền ghi sổ và được ghi chép trên các chứng từ sổ sách kế toán.
Thứ ba, tham gia vào hoạt động thanh tốn có các tổ chức cung ứng dịch
vụ thanh toán và tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh tốn. Trong đó, tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh tốn gồm các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng
khác, tổ chức khác khi được NHNN cấp phép; tổ chức, cá nhân được sử dụng
dịch vụ thanh toán là các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân trong nền kinh
tế có nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ
trong quan hệ thương mại.
Với những đặc điểm nêu trên, TTKDTM nếu được tổ chức và thực hiện tốt sẽ
phát huy được tác dụng tích cực của nó. Trong tương lai, theo đà phát triển của

6


xã hội và theo nhu cầu của thị trường, TTKDTM sẽ giữ một vị trí đặc biệt quan
trọng trong việc lưu chuyển tiền tệ và trong thanh toán của nền kinh tế.( nguồn
tài liệu được trích dẫn từ: Mai Văn Bạn 2012).
2.1.1.4. Các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt
Theo Nghị định 64/2001/NĐ-CP về hoạt động thanh toán qua các tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán; Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày
26/03/2002 của NHNN ban hành về quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ

chức dịch vụ thanh toán, Quy định 1092/QĐ - NHNN ngày 08/10/2002 về việc
ban hành thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn. 6 hình
thức TTKDTM hiện nay đang được áp dụng tại Việt Nam bao gồm:
-Ủy nhiệm chi
-Séc
-Ủy nhiệm thu
-Thư tín dụng
-Thẻ ngân hàng
-Thanh tốn chuyển tiền qua ngân hàng điện tử
Mỗi hình thức có ưu, nhược điểm riêng. Do đó, cần phải nắm được nội
dung, tính chất của từng hình thức để có thể vận dụng linh hoạt trong từng hoàn
cảnh cụ thể nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Sau đây là nội dung chi tiết của
từng hình thức:
a. Thanh tốn bằng ủy nhiệm chi
Ủy nhiệm chi là lệnh của chủ tài khoản ủy nhiệm cho ngân hàng trích một
số tiền nhất định từ tài khoản của mình trả cho người thụ hưởng có tài khoản tại
ngân hàng.
UNC khơng có nghĩa là ủy nhiệm cho ngân hàng chi hộ mà UNC phải do
khách hàng lập, ký và ngân hàng chỉ căn cứ vào lệnh đó để trích tiền từ tài khoản
khách hàng chuyển trả cho người thụ hưởng. Việc ngân hàng tự động trích tài khoản
của khách là không được phép, trừ trường hợp đã có thỏa thuận trước bằng văn bản.
Trong quan hệ mua bán hàng hóa, người mua có thể dùng UNC để ứng
trước tiền hàng cho người bán và cũng có thể thanh tốn ngay sau khi nhận đủ
hàng hóa, hoặc sau một thời gian nào đó. Việc dùng UNC đảm bảo thanh toán
nhanh gọn đồng thời đảm bảo quyền lợi kinh tế cho người bán.

7


Quy trình thực hiện thanh tốn theo phương tiện này được sử dụng trong

quan hệ kinh tế tin tưởng lẫn nhau.
Phạm vi thanh toán của UNC khá rộng, bao gồm:
- Thanh toán trong cùng một ngân hàng
- Thanh toán giữa hai ngân hàng cùng hệ thống.
- Thanh toán giữa hai ngân hàng khác hệ thống có tham gia thanh tốn
song phương, thanh toán liên ngân hàng…
- Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN.
Thời gian thực hiện lệnh chi hay UNC do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán thỏa thuận với người sử dụng dịch vụ thanh toán. Khi kiểm soát, hạch toán
lệnh chi, các bên phải thực hiện đúng thời hạn đã quy định để đảm bảo thanh
toán nhanh lệnh chi.
UNC đã ra đời khá lâu và được sử dụng phổ biến trong quan hệ thanh toán
hàng hóa và phi hàng hóa do các ưu điểm an toàn, hiệu quả, thuận tiện nhờ việc
ứng dụng những thành tựu phát triển trong lĩnh vực công nghệ tin học. Q trình
thanh tốn UNC được thực hiện theo sơ đồ 2.1.
Người trả tiền

(1)

(2)
Ngân hàng nơi người
trả tiền mở tài khoản

Người thụ hưởng
(4)

(3)

Ngân hàng nơi người
thụ hưởng mở tài


Sơ đồ 2.1: Quy trình thanh tốn ủy nhiệm chi
Chú thích:
(1) Quan hệ mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc thanh toán nợ nần giữa bên trả tiền và bên
được hưởng.
(2) Người trả tiền lập ủy nhiệm chi cho ngân hàng trả tiền cho người được hưởng.
(3) Ngân hàng người trả tiền mở tài khoản trích tài khoản của người trả tiền chuyển đến ngân
hàng người được hưởng mở tài khoản.
(4) Ngân hàng người được hưởng mở tài khoản trà tiền và báo cho người bán biết.

Trong quan hệ mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ các bên sử dụng
UNC để thanh tốn thì lợi thế trong thanh tốn thuộc về người mua, vì người mua
sau khi nhận hàng hóa mới chủ động lập lệnh chi trả tiền người bán. Do đó, trong
quan hệ mua bán sử dụng UNC để thanh tốn địi hỏi người mua và người bán

8


phải có sự tin tưởng lẫn nhau, người bán tín nhiệm người mua ở khả năng thanh
tốn, người mua tín nhiệm người bán cung cấp hàng hóa dịch vụ đúng yêu cầu.
b. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu
Ủy nhiệm thu là phương tiện thanh toán được sử dụng trong thanh tốn
quốc tế và trong mỗi quốc gia. Trong đó, người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ
giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ theo thỏa thuận giữa hai bên, ủy nhiệm cho
ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền hàng hoặc dịch vụ đã cung cấp trên cơ sở
hối phiếu hoặc hóa đơn giao hàng.
Thực chất của nhờ thu hay UNT là giấy tờ thanh toán do người bán lập để
ủy thác cho ngân hàng thu hộ một số tiền ở người mua tương ứng với giá trị hàng
hóa, dịch vụ đã cung ứng. Thời hạn thực hiện nhờ thu hay UNT do ngân hàng
thỏa thuận với người sử dụng dịch vụ thanh tốn.

Trong thời gian khơng q một ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được
UNT do ngân hàng phục vụ người thụ hưởng gửi đến, ngân hàng phục vụ người
chi trả nếu trên tài khoản của người trả đó có đủ điều kiện để thực hiện giao dịch
thanh tốn, hoặc thơng báo cho người trả tiền biết nếu trên tài khoản của người
đó khơng có đủ tiền để thực hiện giao dịch thanh toán, đồng thời theo dõi để
thanh toán khi tài khoản của người trả tiền có đủ tiền.
Ở nước ta, UNT cũng được áp dụng để thanh tốn hàng hóa, dịch vụ cung
cấp thường xun và có thể tính tốn theo định kỳ như tiền điện, tiền nước, cước
phí bưu điện… Q trình thanh toán UNT thực hiện theo sơ đồ 2.2.
(1)

Người bán

Người mua

(2) (5)

(4)
(3)

Ngân hàng
phục vụ người bán

(4)

Ngân hàng
phục vụ người mua

Sơ đồ 2.2. Quy trình thanh tốn ủy nhiệm thu
(1) Người bán cung cấp hàng hóa dịch vụ cho người mua theo hợp đồng.

(2) Người bán gửi UNT đến ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ.
(3) Ngân hàng phục vụ người bán gửi UNT sang ngân hàng bên mua nhờ thu hộ.
(4) Ngân hàng bên mua trích tài khoản bên mua trả chuyển cho ngân hàng bên bán và thông báo
cho người mua biết.
(5) Ngân hàng bên bán ghi có vào tài khoản bên bán và thông báo cho bên bán biết.

9


c. Thanh toán bằng séc
Séc là một loại chứng từ thanh toán được áp dụng rộng rãi ở tất cả các
nước trên thế giới. Quy tắc sử dụng séc đã được chuẩn hóa trên các luật Thương
mại Quốc gia và trên cơng ước Quốc tế. Theo Nghị định 159/2003/NĐ-CP của
Chính phủ về cung ứng và sử dụng séc:
Séc là phương tiện thanh tốn cho người ký phát lập dưới hình thức chứng từ
theo mẫu ghi sẵn, lệnh cho người thực hiện thanh tốn trả khơng điều kiện một số
tiền nhất định cho người thụ hưởng có tên trên tờ séc hoặc trả cho người cầm séc.
*Phạm vi thanh toán Séc được thanh toán giữa các tổ chức cung ứng dịch
vụ thanh tốn có thỏa thuận với nhau về việc tổ chức thanh toán séc cho khách
hàng của hai bên trên cơ sở chịu trách nhiệm về việc đảm bảo an tồn và thuận
tiện trong thanh tốn.
*Thời hạn xuất trình séc Thời hạn xuất trình của séc là 30 ngày kể từ ngày
ký phát cho tới ngày nộp vào đơn vị thanh toán. Thời hạn này bao gồm cả ngày
nghỉ theo quy định của pháp luật. Nếu ngày kết thúc của thời hạn là ngày nghỉ
theo quy định của pháp luật thì thời hạn đó được lùi đến ngày làm việc tiếp theo
ngay sau ngày nghỉ theo quy định.
*Thời hạn thanh toán séc Thời hạn thanh toán séc là 6 tháng kể từ ngày ký
phát séc được nộp vào ngân hàng xin thanh tốn và tờ séc được thanh tốn có điều
kiện. Trong thời hạn xuất trình thì tờ séc được thanh tốn vơ điều kiện. Trong thời
hạn thanh tốn séc (Sau 30 ngày) sau thời hạn xuất trình ngân hàng sẽ tiếp tục

thanh tốn tờ séc nếu khơng nhận được thơng báo đình chỉ của người ký phát.
Các loại séc:
* Séc chuyển khoản là loại séc do chủ tài khoản phát hành và giao dịch
trực tiếp cho người thụ hưởng để thanh toán tiền hàng, dịch vụ và các khoản
thanh toán khác.
* Séc bảo chi là một loại séc thanh toán được ngân hàng đảm bảo khả
năng chi trả bằng cách trích trực tiếp số tiền trên séc từ tài khoản tiền gửi của
người trả tiền sang tài khoản riêng nhằm đảm bảo khả năng thanh tốn cho tờ séc
đó, hoặc phong tỏa số dư trên tài khoản tiền gửi của người ký phát. Do không
được đảm bảo khả năng thanh toán bởi ngân hàng thanh toán hoặc được sự bảo
lãnh của bên thứ 3, mà khả năng thanh toán của séc phụ thuộc vào số dư trên tài
khoản tiền gửi của người ký phát nên trong thanh toán bằng séc phụ thuộc vào số

10


dư trên tài khoản tiền gửi của người ký phát nên trong thanh tốn bằng séc
chuyển khoản ln phải đảm bảo nguyên tắc ghi Nợ trước, ghi Có sau.
d. Thanh toán bằng thẻ thanh toán
* Khái niệm:
Thẻ thanh toán là công cụ TTKDTM do Ngân hàng phát hành thẻ cấp cho
khách hàng sử dụng theo hợp đồng ký kết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ
thẻ để chi trả tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc các giao dịch tài chính khác.
*Phân loại:
Thẻ thanh tốn có nhiều loại nhưng có một số loại thẻ sau được sử dụng
phổ biến:
Thẻ tín dụng (Credit card): là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ
trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát
hành thẻ.
Thẻ tín dụng được sử dụng cho cả các hệ thống ngoại tuyến và trực tuyến

để khởi tạo một khoản thanh toán. Các khoản thanh toán trực tuyến, thường là
thanh toán mặt đối mặt, thường kèm theo một mạng liên lạc được kết nối trực
tiếp thông qua một mạng chuyển mạch để cấp phép trực tuyến cho khoản thanh
toán. Ở điểm bán hàng, người mua hàng ký vào hoá đơn của người bán để cho
phép người bán nhận được khoản thanh tốn từ thẻ tín dụng. Việc khởi tạo khoản
thanh tốn để thanh tốn bù trừ và quyết tốn hồn tồn dưới hình thức điện tử.
Các thanh tốn thẻ tín dụng ngoại tuyến khác với thanh tốn trực tuyến về
khía cạnh cấp phép và ghi Nợ, ghi Có tài khoản của người thụ hưởng. Hình thức
thanh tốn này thường thơng dụng ở cửa hàng bán lẻ quy mô nhỏ, số lượng thanh
tốn thẻ tín dụng thấp hoặc dùng cho các khoản thanh toán từ xa. Với các khoản
thanh toán ngoại tuyến, người bán thường liên hệ với nhà phát hành thẻ thông
qua một trạm chuyển mạch để xin cấp phép cho giao dịch nếu giao dịch đó vượt
quá giá trị tối thiểu. Sau khi các hoá đơn thanh toán đã được chủ thẻ ký nhận và
được người bán gửi tới định chế tài chính phục vụ mình và xử lý theo các
phương thức thanh toán bù trừ và quyết toán trong mạng thanh tốn thẻ tín dụng,
các bút tốn Nợ và Có sẽ được hạch tốn trên sổ sách của định chế tài chính.
Thẻ ghi nợ (Debit card): là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ
trong phạm vi số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ mở tại một tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh tốn được phép nhận tiền gửi khơng kỳ hạn.

11


Thẻ ghi nợ thường được sử dụng đối với các giao dịch mặt đối mặt không
định kỳ tại điểm bán hàng. Khách hàng dùng thẻ khởi tạo một khoản thanh toán
điện tử tại thiết bị ngoại vi của bên bán, và giao dịch này lập tức ghi nợ tài khoản
của chủ thẻ (người trả tiền) và ghi có tài khoản người bán tại ngân hàng. Ở một
số nước các thẻ ghi nợ cịn có nhiều chức năng khác, như rút tiền từ ATM hoặc
chi trả hoá đơn điện, nước...
Một số nước có một số mạng chuyển tiền điện tử tại điểm bán (EFTPOS),

cho phép các định chế thành viên tiếp cận với một hoặc nhiều mạng thanh toán.
Một số mạng EFTPOS, đặc biệt tại Liên minh châu Âu, còn hoạt động xuyên
biên giới.
Thẻ trả trước (Prepaid Card): là một phương tiện thanh tốn tiên tiến hơn
thẻ ghi nợ, hình thức bên ngoài cũng giống như thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, nhưng
điểm khác biệt cơ bản là nó chứa đựng một lượng tiền nhất định được số hoá.
Khách hàng có thể mua thẻ với số tiền nhất định được tích hợp trên thẻ, hoặc bản
thân truy cập vào tài khoản của mình tại ngân hàng và nạp một số tiền nhất định
vào thẻ. Ưu thế của loại thẻ này là nó có thể được sử dụng để chuyển giá trị điện
tử từ thiết bị này sang thiết bị khác mà khơng cần có sự cấp phép từ ngân hàng.
*Quy trình thanh tốn thẻ
Thẻ là phương tiện thanh tốn phổ biến ở các nước có nền kinh tế phát
triển, có nền tảng cơng nghệ tin học cao. Thẻ thanh tốn dù dưới hình thức nào
cũng phải có đầy đủ các yếu tố: Tên chủ thẻ, tên ngân hàng phát hành thẻ, số thẻ,
nhãn hiệu thương mại và thời hạn sử dụng thẻ.
Trong thanh toán thẻ bao gồm các chủ thể sau:
+ Ngân hàng phát hành thẻ (Issuer): là ngân hàng phát hành thẻ cho khách
hàng và chịu trách nhiệm thanh toán số tiền do người sử dụng trả cho người thụ
hưởng. Ngân hàng phát hành thẻ có thể uỷ nhiệm cho một số chi nhánh ngân
hàng phát hành và quản lý thẻ.
+ Người sử dụng thẻ (Merchant): là người trực mở thẻ tại ngân hàng và sử
dụng thẻ để mua hàng hoá, dịch vụ.
+ Người tiếp nhận thẻ thanh toán (Cardholder): là các doanh nghiệp cung
ứng hàng hoá, dịch vụ cho người sử dụng thẻ.
+ Ngân hàng đại lý thanh toán (Acquirer): là các chi nhánh ngân hàng do
ngân hàng phát hành thẻ quy định, ngân hàng đại lý thanh tốn có trách nhiệm thanh
tốn cho người tiếp nhận thanh toán bằng thẻ khi nhận được biên lai thanh toán

12



Chủ sở hữu thẻ

(1a
)

(3
)
(2
)

(1b
)

Ngân hàng
phát hành thẻ

Cơ sở tiếp nhận thẻ

(4
)
(5
)

Ngân hàng
đại lý thanh tốn thẻ

Sơ đồ 1.3: Chu trình thanh tốn thẻ
Chú thích:
(1a) Khách hàng lập và gửi đến ngân hàng phát hành thẻ giấy đề nghị phát hành thẻ

thanh toán (Nếu là thẻ ký quỹ thanh toán, khách hàng phải nộp thêm UNC trích tài khoản của
mình nộp tiền mặt để lưu ký tiền vào tài khoản thẻ thanh toán tại ngân hàng phát hành thẻ)
(1b) Căn cứ với đề nghị phát hành thẻ của khách hàng, sau khi kiểm tra thủ tục lập
chứng từ và các điều kiện sử dụng thẻ của khách hàng, nếu thấy đủ điều kiện, ngân hàng sẽ phát
hành thẻ để cấp cho khách hàng và hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ khi thanh toán. Ngân
hàng phát hành thẻ phải quản lý và giữ bí mật tuyệt đối mật mã sử dụng thẻ của khách hàng.
(2) Chủ sở hữu thẻ giao thẻ cho cơ sở tiếp nhận để kiểm tra, đưa thẻ vào máy thanh toán
thẻ, máy tự động ghi số tiền thanh toán và in biên lai thanh toán.
(3) Cơ sở tiếp nhận thẻ giao thẻ và một biên lai thanh toán cho chủ sở hữu thẻ.
(4) Cơ sở tiếp nhận thanh toán thẻ lập bảng kê biên lai thanh toán và gửi cho ngân hàng
đại lý thanh toán để thanh toán.
(5) Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ với ngân hàng phát hành qua thủ tục thanh toán
giữa các ngân hàng.

e.Thanh tốn bằng thư tín dụng (L/C)
* Khái niệm:
Thư tín dụng là một sự thỏa thuận trong thanh toán, trong đó một ngân
hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của người nhập khẩu tiến hành
mở và chuyển đến cho chi nhánh hay đại lý của ngân hàng này ở nước ngồi
(ngân hàng thơng báo thư tín dụng) một thư tín dụng để trả cho người được
hưởng (người xuất khẩu) một số tiền nhất định, trong phạm vi và thời gian xác
định, với điều kiện người được hưởng phải xuất trình đầy đủ các chứng từ phù
hợp với những nội dung đã ghi trong thư tín dụng [6].

13


×