Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Giải pháp nâng cao vai trò của hợp tác xã đối với xã viên trên địa bàn huyện hoa lư, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.09 KB, 122 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐINH THỊ THU HƯƠNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ
ĐỐI VỚI XÃ VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOA LƯ,
TỈNH NINH BÌNH

Ngành:

Kinh tế nơng nghiệp

Mã s:

8620115

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Quyền Đình Hà

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thơng tin
trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn



Đinh Thị Thu Hương

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình, ngồi sự nỗ lực cố gắng của bản thân,
tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình
của q Thầy giáo, Cơ giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn – Học viện Nông
nghiệp Việt Nam; đặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình của PGS.TS. Quyền Đình Hà
đã trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các Phòng – Ban của huyện Hoa Lư
– tỉnh Ninh Bình, đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong quá trình nghiên cứu và thu thập tài
liệu phục vụ cho luận văn.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn với Hợp tác xã, hộ nông dân, cá nhân đã
cung cấp số liệu thơng tin, trả lời phỏng vấn, đóng góp ý kiến q giá để luận văn
được hồn thiện.
Qua đây tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đối với gia đình và bạn bè đã giúp đỡ,
động viên tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin gửi lời chúc sức khỏe và chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Đinh Thị Thu Hương

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Danh mục hộp ............................................................................................................viii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... x
Thesis abstract .............................................................................................................xii
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.5.

Ý nghĩa khoa học đề tài ................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao vai trò của HTX đối với xã
viên ................................................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ................................................................................................... 5

2.1.1.

Khái niệm hợp tác xã ....................................................................................... 5

2.1.2.

Đặc trưng của HTX ......................................................................................... 6


2.1.3.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX ...................................................... 8

2.1.4.

Vai trò của HTX đối với xã viên ...................................................................... 9

2.1.5.

Ý nghĩa của việc nâng cao vai trò của HTX đối với các xã viên ..................... 12

2.1.6.

Nội dung nghiên cứu về vai trò của HTX đối với xã viên ............................... 12

2.1.7.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao vai trò của HTX đối với xã viên...... 15

2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 17

iii


2.2.1.

Kinh nghiệm nâng cao vai trò của các HTX đối với xã viên ở một số

nước trên thế giới ........................................................................................... 17

2.2.2.

Kinh nghiệm nâng vai trò của các HTX đối với xã viên ở Việt Nam .............. 21

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm ...................................................................................... 23

2.3.

Các cơng trình nghiên cứu có liên quan.......................................................... 24

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 27
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 27

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 27

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 30

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 34


3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................. 34

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 34

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 36

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 36

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 37

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 40
4.1.

Thực trạng vai trò của hợp tác xã đối với xã viên trên địa bàn huyện Hoa
Lư, tỉnh Ninh Bình......................................................................................... 40

4.1.1.

Kết quả hoạt động của các HTX nơng nghiệp trên địa bàn huyện Hoa Lư. ..... 40


4.1.2.

Phân tích thực trạng vai trò của HTX đối với xã viên ..................................... 52

4.1.3.

Vai trò của HTX trong việc hỗ trợ thực hiện các khâu sản xuất cho các xã
viên ............................................................................................................... 54

4.1.4.

Vai trò liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm .................................................. 63

4.1.5.

Vai trị trong việc nâng cao trình độ sản xuất của các xã viên ......................... 66

4.1.6.

Vai trò trong việc tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho các xã
viên ............................................................................................................... 68

4.1.7.

Vai trị trong việc bảo vệ mơi trường ............................................................. 69

4.1.8.

Hỗ trợ của HTX đối với đời sống văn hóa – xã hội của các xã viên ................ 70


4.1.9.

Đánh giá nhu cầu sử dụng các dịch vụ của các xã viên về hoạt động của
HTX huyện Hoa Lư ....................................................................................... 73

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của htx đối với các xã viên trên địa bàn
huyện Hoa Lư ................................................................................................ 74

iv


4.2.1.

Các yếu tố bên trong ...................................................................................... 74

4.2.2.

Các yếu tố bên ngồi...................................................................................... 81

4.3.

Định hướng và giải pháp nâng cao vai trị của htx huyện Hoa Lư đối với
Xã Viên ......................................................................................................... 83

4.3.1.

Định hướng nâng cao vai trò của HTX Huyện Hoa Lư đối với các xã viên

trong giai đoạn 2018 -2020 ............................................................................ 83

4.3.2.

Giải pháp nâng cao vai trò của HTX đối với các xã viên ................................ 85

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 90
5.1.

Kết luận ........................................................................................................ 90

5.2.

Kiến nghị ...................................................................................................... 91

Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................................... 93
Phụ lục ...................................................................................................................... 96

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Hoa Lư năm 2017 ........................... 29
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Hoa Lư năm 2015 - 2017 ............ 31
Bảng 3.3. Tình hình sản xuất kinh doanh huyện Hoa Lư qua 3 năm 2015 – 2017 ..... 33
Bảng 3.4. Thu thập số liệu thứ cấp ............................................................................ 35
Bảng 3.5. Loại mẫu điều tra ...................................................................................... 35
Bảng 4.1. Tình hình cơ bản về các HTX huyện Hoa Lư năm 2017 ............................ 42
Bảng 4.2. Tình hình vốn tài sản của các HTX huyện Hoa Lư, 2015 – 2017 ............... 43
Bảng 4.3. Trình độ cán bộ quản lý chủ chốt HTX huyện Hoa Lư ............................... 45

Bảng 4.4. Các hoạt động dịch vụ chủ yếu của các HTX huyện Hoa Lư...................... 46
Bảng 4.5. Các hoạt động dịch vụ chủ yếu của các HTX ............................................. 48
Bảng 4.6. Các chỉ tiêu Kết quả - Hiệu quả kinh tế của các HTX ở huyện Hoa Lư ..... 49
Bảng 4.7. Các loại mơ hình chủ yếu của các hộ điều tra năm 2017 ............................ 54
Bảng 4.8. Hoạt động cung ứng phân bón của các HTX năm 2017 ............................. 55
Bảng 4.9. Hoạt động cung ứng giống lúa của các HTX năm 2017 ............................. 56
Bảng 4.10. Đánh giá tính kịp thời của dịch vụ bảo vệ thực vật của xã viên HTX ........ 57
Bảng 4.11. Hoạt động dịch vụ tưới tiêu của HTX năm 2017 ........................................ 58
Bảng 4.12. Đánh giá của xã viên về dịch vụ thủy nông của HTX ................................ 58
Bảng 4.13. Đánh giá của xã viên về chất lượng của các dịch vụ HTX ......................... 61
Bảng 4.14. Đánh giá của xã viên về thời gian cung ứng dịch vụ của HTX ................... 62
Bảng 4.15. Số lớp tập huấn của các HTX điều tra mở cho xã viên năm 2017............... 66
Bảng 4.16. Mức độ phù hợp của các lớp tập huấn với nhu cầu của xã viên năm
2017 .......................................................................................................... 67
Bảng 4.17. Mức thu nhập của cán bộ quản lý và người lao động tại các HTX được
điều tra năm 2017...................................................................................... 68
Bảng 4.18. Các hoạt động hỗ trợ đối với đời sống văn hóa xã hội của HTX năm
2017 .......................................................................................................... 71
Bảng 4.19. Kết quả sử dụng quỹ phúc lợi tập thể của các HTX năm 2017 ................... 72
Bảng 4.20. Sự hỗ trợ của HTX đối với xã viên năm 2017 ............................................ 72
Bảng 4.21. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ của xã viên HTX.......................................... 73
Bảng 4.22. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của HTX điều tra năm 2017 ................... 75

vi


Bảng 4.23. Tình hình vốn của các HTX điều tra năm 2017 .......................................... 76
Bảng 4.24. Trình độ cán bộ quản lý chủ chốt của các HTX điều tra ............................. 77
Bảng 4.25. Trình độ học vấn của các chủ hộ xã viên HTX .......................................... 78
Bảng 4.26. Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát

huy vai trò của HTX với xã viên................................................................ 80

vii


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Ý kiến của lãnh đạo huyện về liên kết sản xuất của HTX........................... 65

Hộp 4.2.

Ý kiến của cán bộ HTX về liên kết sản xuất .............................................. 65

Hộp 4.3.

Ý kiến của xã viên về việc nâng cao trình độ sản xuất ............................... 67

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ
BVTV

Bình quân


CC

Cơ cấu

CP

Chi phí

DV

Dịch vụ

DT

Doanh thu

DVNN

Dịch vụ nơng nghiệp

ĐVT

Đơn vị tính

HTX

Hợp tác xã

KHKT


Khoa học kỹ thuật



Lao động

LN

Lợi nhuận

NN

Nông nghiệp

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

SL

Số lượng

TS

Tài sản

TSCĐ

Tài sản cố định


TSLĐ

Tài sản lưu động

TT

Thị trường

TTSP

Tiêu thụ sản phẩm

TV

Thành viên

Bảo vệ thực vật

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đinh Thị Thu Hương
Tên Luận văn: Giải pháp nâng cao vai trò của hợp tác xã đối với xã viên trên địa bàn
huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Ngành: Kinh Tế Nơng Nghiệp

Mã số: 8620115


Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu nhằm đánh giá, phân tích thực trạng hoạt động và những lợi ích mà
HTX mang lại cho người dân trên tất cả các khía cạnh sản xuất, cũng như đời sống văn
hóa xã hội. Từ đó, nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò, chỉ ra
những kết quả đã đạt được, tồn tại hạn chế, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao vai trò của HTX đối với xã viên trên địa bàn huyện Hoa Lư. Với ba mục
tiêu đặt ra: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của HTX đối với
xã viên; Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trị của HTX đối
với xã viên trên địa bàn huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình; và đề xuất các giải pháp nâng
cao vai trò của HTX đối với xã viên trên địa bàn huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình trong
thời gian tới. Với các câu hỏi nghiên cứu: vai trò của HTX đối với xã viên? Thực trạng
vai trò của HTX đối với xã viên trên địa bàn huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình như thế
nào? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến vai trò của HTX đối với xã viên trên địa bàn huyện
Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình? Các giải pháp nâng cao vai trò của HTX đối với xã viên trên
địa bàn huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới?
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu thực hiện trong luận văn tại 03 hợp tác xã dựa trên các
hoạt động, các dịch vụ và hiệu quả hoạt động mà HTX đảm nhiệm của năm 2017 để nghiên
cứu đó là: HTX Đại Phú, HTX Chi Phong, HTX Hải Nham.Tại mỗi hợp tác xã chọn 30 xã
viên để điều tra với tổng mẫu điều tra là 90 mẫu. Ngoài ra tham vấn ý kiến lãnh đạo
huyện, cán bộ huyện phụ trách HTX, cán bộ xã phụ trách HTX, cán bộ hợp tác xã.
Để phân tích luận văn đã áp dụng các phương pháp như thống kê mô tả, phương
pháp thống kê so sánh, phương pháp phân tổ thống kê. Các số liệu điều tra được tính
tốn trên phần mềm excel để đưa ra kết quả, các ý kiến tham vấn của lãnh đạo, cán bộ
HTX để nhằm mô tả thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTX, những vai trò
của HTX đối với xã viên cũng như so sánh kết quả hoạt động của HTX qua các năm, so
sánh lợi ích mà người dân nhận được khi tham gia HTX cũng như những lợi ích nhận
được so với tư nhân như thế nào.


x


Kết quả chính và kết luận:
Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động của HTX huyện Hoa Lư mang lại cho xã
viên rất nhiều lợi ích từ lĩnh vực sản xuất cho đến đời sống văn hóa xã hội. Đó là các vai
trị trong việc định hướng mơ hình sản xuất, vai trò trong việc hỗ trợ các khâu sản xuất
(100%) cho người dân, tập huấn kỹ thuật nâng cao trình độ (42 lớp) cũng như tạo
thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập (600.000 đồng/tháng) cho họ. Ngoài ra, HTX
của huyện cịn khơng ngừng quan tâm, hỗ trợ đến đời sống văn hóa của họ thơng qua
việc tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ thể thao giữa các thôn đội, thăm hỏi những
trường hợp ốm đau, thai sản, cưới hỏi,...trong xã. Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của
bà con xã viên, hoạt động của HTX còn gặp phải một số khó khăn như: Vốn ít, đất
làm trụ sở của HTX chưa được cấp bìa đỏ, đó cũng là một trong những hạn chế để
HTX thế chấp vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh; trình độ chun mơn của các
cán bộ còn chưa đáp ứng được nhu cầu trong thời buổi kinh tế thị trường đầy cạnh
tranh; cơ sở vật chất của HTX còn thiếu và chưa đồng bộ,... Phân tích cho thấy, đa
số các xã viên (87%) đều hài lịng với hoạt động và những lợi ích mà HTX mang lại
cho họ, tuy nhiên cũng có một số ý kiến còn cho rằng giá cả, chất lượng cũng như
thời gian cung ứng một số dịch vụ của HTX còn chưa đảm bảo. Việc quan tâm đến
đời sống của xã viên chưa được quan tâm đúng mức và chưa đồng bộ. Tuy nhiên, họ
cũng rất tin tưởng và ủng hộ hoạt động của HTX.
Trên cơ sở phân tích thực trạng, nghiên cứu đã đi tìm hiểu một số yếu tố ảnh
hưởng đến việc phát huy vai trò của HTX đối với các xã viên, trong đó bao gồm các yếu
tố bên ngoài cũng như bên trong HTX như: Yếu tố thuộc mơi trường tự nhiên; chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; nguồn vốn; trình độ và năng lực của các cán
bộ HTX; quy mô hoạt động; cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như khả năng nhận thức của
bản thân xã viên HTX. Theo đánh giá của các hộ thì yếu tố vốn có tầm ảnh hưởng quan
trọng nhất, theo sau đó là trình độ và năng lực của các cán bộ HTX.
Những phân tích trên là căn cứ đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao vai trò

của HTX trên địa bàn huyện Hoa Lư đối với xã viên. Muốn đạt được mục tiêu đó, cần
phải thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp sau: Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý
HTX và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý HTX, có snăng lực và trình độ;
tăng cường học tập các HTX điển hình tiên tiến để phát triển thêm một số loại hình dịch
vụ mới; tổ chức tốt các dịch vụ và nâng cao chất lượng, giá cả hợp lý các hoạt động dịch
vụ; tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất của xã viên; huy động nguồn vốn, tăng cường
xây dựng cơ sở hạ tầng HTX và có cả những biện pháp tác động nhằm nâng cao nhận
thức của xã viên.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Đinh Thị Thu Hương
Thesis title: Solutions to enhance the the role of co-operatives for members in Hoa Lu
district, Ninh Binh province.
Major: Kinh Tế Nông Nghiệp

Code: 8620115

Education organization: Viet Nam National University Of Agriculture
Research objectives:
- To systematize theories and practices of enhancing the role of co-operatives for
cooperative members;
- To analysis the current status and analysis of factors influencing the role of cooperatives for members in Hoa Lu district, Ninh Binh province;
- To propose solutions to enhance the role of co-operatives for members in Hoa
Lu district, Ninh Binh province in the coming time.
Research methods:
The research sites are choose based on the activities, services and performance
that cooperatives undertake in 2017 which are: Dai Phu Cooperative, Chi Phong

Cooperative, Cooperative Hai Nham. At each cooperative, the research selected 30
members to investigate with a total sample of 90 samples. In addition, the sudy also
consulted district leaders, district officials in charge of cooperatives, commune officials
in charge of cooperatives and cooperative officials.
To analysis the data, the methods which were used are descriptive statistics,
comparative statistical methods and statistical disaggregation. The survey data was
calculated on the excel software to produce results.
Main finding and Conclusions:
The results show that the cooperative activities of Hoa Lu district bring the
members a lot of benefits from production to socio-cultural life. These are role in the
orientation of the production model, role of supporting production processes (100%) for
the people, the technical training to improve the level (42 class) as well as create more
jobs, increase their income (600.000 VNĐ/month). In addition, the cooperative of the
district is constantly interested in supporting their cultural life through the organization
of sports exchange between villages, visit the case of sickness, maternity, marrying,... in
the commune. However, according to the assessment of cooperative members, the
operation of the cooperative has encountered some difficulties such as: Little capital, the

xii


land of the cooperative's headquarters has not been issued license, the professional level
of the staffs has not met the demand in the competitive market economy, the
materialization of the cooperative is lacking and incomprehensible. The analysis shows
that the majority of the cooperative members (87%) are satisfied with the activities and
benefits that the cooperative brings to them. We also believe that the price, quality as
well as time to provide some services of cooperatives is not guaranteed. The concern
about the life of cooperative members has not been paid due attention and not
synchronized. However, they also trust and support the operation of the cooperative.
The study analysed a number of factors that influence the role of the cooperative

to the cooperative members, including outside factors as well as inside factors: Factors
of the natural environment; guidelines and policies of the Party and the State; finance
capital; qualification and capacity of cooperative officers; operational scale; The
technical and material facilities as well as the perception of the cooperative members
themselves. According to the assessment of households, the most influential factor is
finance capital, followed by qualifications and capacity of the cooperative staff.
The following solutions should be implemented synchronously: Continue to
renovate the management mechanism of cooperatives and improve the quality of
cooperative management staff, capable and qualified; To enhance the learning of
advanced cooperatives so as to develop a number of new types of services; well
organized services and improved quality, reasonable prices of service activities; to
create favorable conditions for the production of cooperative members; mobilize capital,
strengthen the infrastructure of cooperatives and have measures to raise awareness of
cooperative members.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hợp tác xã (HTX) là một tổ chức kinh tế, hoạt động với vai trò chủ yếu là
phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người lao động góp phần ổn định
chính trị-xã hội. Do vậy mà mơ hình hợp tác xã càng trở nên được ưu tiên
khuyến khích phát triển ở Việt Nam. Theo Luật HTX (Quốc hội, 2012) đã
chuyển đổi mơ hình HTX kiểu cũ (luật HTX 1996, sửa đổi bổ sung 2003) sang
mơ hình HTX kiểu mới với những đặc trưng cơ bản như: quy mô, phạm vi hoạt
động và thành viên tham gia HTX khơng cịn giới hạn như trước. Mục tiêu của tổ
chức HTX kiểu mới đó là trước mắt đáp ứng được nhu cầu chung về kinh tế - văn
hóa – xã hội cho các thành viên, sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân của các thành
viên phân định rõ ràng… Thực tế đã cho thấy rằng kể từ khi Luật HTX ban hành

(3/1996), khu vực kinh tế HTX đã có những thay đổi rõ nét cả về lượng và chất. Số
lượng HTX tuy tăng không nhiều nhưng đã từng bước cải thiện được về chất, nâng
cao hiệu quả hoạt động, uy tín cũng như vai trị đối với các xã viên và cộng đồng.
Ngày nay, HTX đã và đang tồn tại như một hình thức rất phổ biến, đóng
vai trị tích cực trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Đồng thời,
nó được coi là một tổ chức giữ vai trò quan trọng trong việc hợp tác, phát triển
nơng thơn nói chung và nơng nghiệp nói riêng. Khác với những loại hình tổ chức
kinh tế khác, HTX còn giữ vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu về kinh
tế - văn hóa – xã hội cho các xã viên theo nguyên tắc tương trợ nhằm giúp họ
trong quá trình tổ chức sản xuất sao cho có lợi nhất, cung cấp đầu vào cho những
hộ chưa sản xuất hàng hóa và giúp đỡ thêm về các dịch vụ đầu ra cho các hộ sản
xuất hàng hóa, giải quyết việc làm, nâng cao mức sống, tăng phúc lợi… Tuy
nhiên, một số HTX hiện nay hoạt động chưa mang lại hiệu quả cao như mong đợi
của các xã viên. Quy mơ các HTX cịn nhỏ, hoạt động cịn mang tính phong trào,
hình thức, trình độ và năng lực quản lý còn yếu chưa phát huy được hết vai trò và
trách nhiệm đối với các xã viên thuộc HTX của mình.
Hoa Lư là một huyện nằm ở trung tâm tỉnh Ninh Bình có diện tích tự nhiện
10.072,36 ha và, trong đó có 5.954,87 ha đất sản xuất nơng nghiệp; Có 11 xã, thị
trấn với 28 Hợp tác xã nơng nghiệp (Phịng NN & PTNT huyện Hoa Lư, 2017). Dân
số năm 2017 là dân số 68.645 người, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, công nghiệp

1


– tiểu thủ cơng nghiệp – dịch vụ cịn nhỏ lẻ, phân tán. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng
kinh tế của huyện đạt 18%, cơ cấu kinh tế: Công nghiệp, xây dựng chiếm 77,94%;
dịch vụ chiếm 15,78%; nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm 6,29% (Chi cục Thống kê
huyện Hoa Lư, 2017)... Trong những năm qua với việc nghiêm chỉnh các Nghị
quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể và HTX, thì
huyện Hoa Lư đã có những bước tiến về củng cố và phát triển HTX và đã từng bước

chuyển giao được khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Nhờ đó,
Đảng bộ và nhân dân, HTX của huyện đã đạt được được những thành tựu đáng kể
như tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các xã viên, nâng cao đời sống vật
chất tinh thần cho người dân, góp phần vào sự phát triển chung của tồn huyện.
Tuy nhiên việc phát triển và hoạt động của nhiều HTX vẫn cịn tồn tại
những khó khăn, yếu kém, chưa đạt hiệu quả cao. Nhận thức về mơ hình HTX
kiểu mới đối với xã viên và một số cán bộ nhìn chung chưa được quán triệt đầy
đủ. Việc chuyển đổi và thành lập HTX kiểu mới cịn mang nặng hình thức, tư
duy vẫn còn quen với lối hoạt động cũ. Cơ sở vật chất cịn cũ và thiếu, trình độ
cán bộ quản lý HTX bất cập so với cơ chế quản lý mới, có 8,3% cán bộ chủ chốt
có trình độ cao đẳng, đại học; năng lực nắm bắt thông tin và khả năng dự báo thị
trường, sự nhạy bén và linh hoạt để đáp ứng trước những yêu cầu đa dạng, phức
tạp của cơ chế thị trường còn nhiều hạn chế. Số HTX làm ăn hiệu quả cịn ít 8/27
HTX chiếm 29,6%, lợi ích đem lại cho xã viên chưa nhiều, HTX phát triển chưa
tương xứng với tiềm năng và vai trị kinh tế của nó đối với xã viên.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài:
“Giải pháp nâng cao vai trò của hợp tác xã đối với xã viên trên địa bàn huyện
Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai
trị của HTX đối với xã viên để đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò của HTX
đối với xã viên trên địa bàn huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của HTX
đối với xã viên.
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của

2



HTX đối với xã viên trên địa bàn huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò của HTX đối với xã viên trên địa
bàn huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu hoạt động và vai trò của HTX đối với các xã viên trên quan
điểm của các xã viên trên địa bàn huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trị của HTX đối với xã viên huyện Hoa Lư.
- Các tác nhân liên quan đến vai trò của HTX đối với xã viên huyện Hoa lư.
- Đối tượng khảo sát: cán bộ HTX, xã viên của các HTX điều tra trên địa bàn
huyện Hoa Lư.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung:
Vai trò của HTXNN trong phát triển kinh tế xã hội đối với xã viên trên địa
bàn huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
- Phạm vi khơng gian:
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
- Phạm vi thời gian của số liệu: từ 2015 - 2017
Thời gian nghiên cứu đề tài: từ ngày 30/03/2017 đến ngày 30/04/2018.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Vai trò của HTX đối với xã viên là gì?
- Thực trạng vai trò của HTX đối với xã viên trên địa bàn huyện Hoa Lư,
tỉnh Ninh Bình như thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến vai trò của HTX đối với xã viên trên địa
bàn huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình?
- Các giải pháp nâng cao vai trị của HTX đối với xã viên trên địa bàn
huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới?
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC ĐỀ TÀI
- Về lý luận: hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về những vấn

đề liên quan đến HTX và vai trò của HTX đối với các xã viên.Trên cơ sở đó,
nghiên cứu thực trạng hoạt động và những lợi ích mà HTX mang lại cho xã viên
trên tất cả các khía cạnh sản xuất, cũng như đời sống văn hóa xã hội.

3


- Về thực tiễn: nghiên cứu tình hình thực trạng vai trò của HTX đối với
xã viên trên địa bàn huyện Hoa Lư, chỉ ra những kết quả đã đạt được, tồn tại
hạn chế, và những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò của HTX và đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của HTX đối với xã viên trên địa
bàn huyện.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO
VAI TRÒ CỦA HTX ĐỐI VỚI XÃ VIÊN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm hợp tác xã
HTX là tổ chức kinh tế được sở hữu, kiểm soát và điều hành bởi một
nhóm người vì lợi ích (kinh tế, xã hội và văn hóa) chung của họ. Các thành viên
đóng góp vốn và chia sẻ việc kiểm sốt trên ngun tắc một thành viên một phiếu
bầu (và không tương ứng với tỷ lệ đóng góp cổ phần của mình).
Theo định nghĩa của Tổ chức lao động quốc tế (ILO – International labour
Organization), hợp tác xã là sự liên kết của những người đang gặp phải những
khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết nhau lại trên cơ sở bình đẳng
về quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ đã chuyển giao vào hợp tác xã
phù hợp với các nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn đó chủ yếu bằng
sự tự chủ chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức năng kinh doanh

trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung (dẫn
theo Phạm Thị Minh Nguyệt, 2006).
Theo Luật HTX (Quốc hội, 2012) “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể,
đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập
và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm
nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách
nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.”
Về mặt tổ chức và hoạt động HTX, có hai đặc trưng cơ bản phân biệt
với các loại hình kinh tế khác: (1) HTX là hiệp hội các cá nhân đồng ý trở
thành những người đồng sở hữu, người đưa ra các quyết định dân chủ và
người khai thác doanh nghiệp chung; (2) mục tiêu cơ bản của HTX là hỗ trợ
các thành viên (xã viên) thông qua cung cấp dịch vụ hay tạo việc làm hơn là
tối đa hóa lợi nhuận (Quốc hội, 2012).
Theo mục tiêu hoạt động, các HTX có thể được chia thành hai nhóm: (1)
HTX của những người sử dụng (hàng hóa /dịch vụ) sở hữu HTX, được thành lập
bởi các thành viên có nhu cầu chung về hàng hóa hay dịch vụ nhằm đáp ứng yêu
cầu hoạt động kinh tế hay tiêu dùng của các thành viên. Các HTX này có thể tồn
tại dưới hình thức HTX marketing nơng nghiệp hoặc HTX vật tư nông nghiệp; và

5


(2) HTX của những người lao động sở hữu HTX được thành lập nhằm đáp ứng
nhu cầu về việc làm của các xã viên, những người thất nghiệp hay không có việc
làm (Quốc hội, 2012).
2.1.2. Đặc trưng của HTX
 HTX là tổ chức liên kết các cá nhân
HTX là nơi tập hợp và liên kết các cá nhân qua đó họ (các xã viên) giúp đỡ
lẫn nhau và hợp tác với nhau nhằm thực hiện các nhu cầu của họ về hàng hóa /
dịch vụ hay tạo việc làm. HTX sẽ thiếu bền vững nếu không tạo ra được sự liên

kết và hợp tác chặt giữa các thành viên HTX hoặc có những nhân tố làm yếu đi
sự liên kết này. Sự tập hợp các cá nhân trong HTX là q trình phát triển liên tục
và lâu dài. Khơng nhất thiết ngay khi mới thành lập HTX đã có nhiều xã viên
tham gia. Trong quá trình phát triển, sự hấp dẫn và các lợi ích HTX đem lại cho
xã viên sẽ thu hút thêm xã viên tham gia HTX. Các HTX nhỏ hơn có tính chất
hoạt động tương tự nhau có thể hợp nhất với nhau dưới hình thức liên hiệp HTX
(Quỹ Châu Á, 2012).
 HTX được hình thành dựa trên nhu cầu chung của các xã viên
Nhu cầu chung là cái đầu tiên và căn bản đưa đến hợp tác thơng qua HTX.
Xã viên tham gia HTX phải có nhu cầu chung và việc đáp ứng nhu cầu chung ấy
thơng qua sự hợp tác có hiệu quả hơn so với từng thành viên đơn lẻ thực hiện. Do
vậy, hoạt động kinh tế của các xã viên thường giống nhau hoặc trong cùng một
ngành, nghề nhất định. Tuy nhiên, HTX thỏa mãn cái chung cho mọi xã viên
nhưng không làm triệt tiêu cái riêng của mọi xã viên. Các xã viên vẫn giữ được
sự độc lập, tự chủ của mình trong quá trình hợp tác. Trong quá trình tham gia
HTX, các xã viên có vai trị bình đẳng trên cơ sở có trách nhiệm và nghĩa vụ
tương tự nhau trong việc bảo đảm cho sự hợp tác (Quỹ Châu Á, 2012).
 HTX là sự kết hợp hữu cơ giữa người sở hữu và người sử dụng sản phẩm,
dịch vụ, giữa người chủ và người làm thuê
Xã viên khi tham gia HTX là người góp vốn trở thành đồng sở hữu HTX,
đồng thời là người sử dụng sản phẩm/dịch vụ của HTX. Với tư cách là chủ sở
hữu, cộng đồng xã viên quyết định làm cái gì và làm như thế nào để đáp ứng cao
nhất nhu cầu chung về kinh tế, văn hoá, xã hội của xã viên. Với tư cách là người
sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX, xã viên có khả năng tác động trực tiếp tới
hoạt động của HTX trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ chung cho xã

6


viên. HTX là người cung cấp dịch vụ cho xã viên, HTX phải cung cấp cho xã

viên sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhất với hoàn cảnh của xã viên. Vì vậy, sử dụng
sản phẩm và dịch vụ của HTX là thước đo cơ bản quan hệ kinh tế giữa xã viên và
HTX, tính cộng đồng, tính hợp tác, mức độ tương trợ giữa các xã viên (Quỹ
Châu Á, 2012).
Với tư cách là người chủ, các xã viên HTX có quyền tham gia vào các
quyết định của HTX một cách dân chủ. Với các tư cách là người làm thuê, các xã
viên HTX được quyền hưởng các lợi ích cơ bản của người lao động là tiền lương
và các quyền lợi liên quan khác. Vì vậy HTX là tổ chức tự chủ của những người
lao động được kiểm soát theo nguyên tắc dân chủ (Quỹ Châu Á, 2012).
 HTX là tổ chức kinh tế có tính chất tự chủ
HTX khơng phải là tổ chức xã hội mà chỉ mang tính chất xã hội. HTX là tổ
chức kinh tế đặc biệt thúc đẩy hợp tác trong cộng đồng xã viên nhằm đáp ứng
một cách hiệu quả nhu cầu chung về kinh tế, văn hóa, xã hội của xã viên. Là tổ
chức kinh tế, HTX phải có tên gọi, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được
đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động
kinh doanh. Là tổ chức có tính tự chủ, HTX phải tổ chức sản xuất kinh doanh,
cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho xã viên và cho thị trường nhằm tối đa hố lợi ích
của xã viên. Như vậy, HTX sẽ tồn tại và phát triển khi hoạt động hiệu quả và
đem lại lợi ích kinh tế cho xã viên (Quỹ Châu Á, 2012).
 HTX mang lại lợi ích cho xã viên theo nhiều cơ chế khác nhau
Lợi nhuận (khoản dư) trong HTX được phân phối cho xã viên dưới nhiều
hình thứ khác nhau. Ngồi các hình thức phân phối lợi nhuận cơ bản dựa trên tiêu
thức góp vốn, mức độ sử dụng sản phẩm/dịch vụ, và mức độ góp cơng, xã viên
HTX cịn được hưởng lợi từ HTX thơng qua việc trích lập các quỹ phát triển
HTX và quỹ dự trữ HTX phòng khi rủi ro. Khác với các loại hình tổ chức kinh
tế khác, một phần quan trọng trong lợi nhuận của HTX được dùng để đáp ứng
nhu cầu sinh hoạt văn hóa – xã hội chung của cộng đồng xã viên; đóng góp từ
thiện của HTX đối với cộng đồng dân cư địa phương. Đặc điểm phân phối lợi
ích này phản ánh bản chất nhân văn và mang đậm tính văn hóa của HTX.
Cách thức phân phối các lợi ích này cũng góp phần tạo ra cơ chế hiệu quả để

các thành viên HTX cùng chia sẻ khó khăn, trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích,
từ đó khuyến khích phát triển tinh thần hợp tác, tính cộng đồng, tinh thần đồn

7


kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các xã viên HTX (Quỹ Châu Á, 2012).
 Tính bất khả chuyển nhượng của HTX
Vốn góp của xã viên HTX ở nhiều nước có cách gọi khác nhau: dư phần xã
hội, vốn góp điều lệ, cổ phần. Trong suốt q trình tham gia HTX, xã viên chỉ
được sở hữu tư nhân phần vốn góp đó mà thơi; cịn tài sản hình thành từ hoạt
động của HTX là tài sản chung không chia của HTX; trường hợp HTX bị giải
thể, tài sản này phải được chuyển giao cho chính quyền địa phương; trường hợp
xã viên rút ra khỏi HTX, thì chỉ rút phần vốn đã góp. Tài sản chung được hình
thành và phát triển khơng có mục đích tự thân, mà hướng đến việc phục vụ nhu
cầu chung của các xã viên; có tài sản chung hay chưa có tài sản chung, tài sản
chung lớn hay nhỏ, đơn giản hay hiện đại là do yêu cầu về hiệu quả của việc đáp
ứng nhu cầu chung đặt ra. Tài sản chung không chia được xem là điều kiện thiết
yếu cho sự phát triển bền vững của HTX. Thứ nhất, tài sản chung không chia
đảm bảo sự tồn tại liên tục của HTX, chống lại bất cứ sự mua bán cơ hội nào.
Điều này có nghĩa là không thể bán hay chuyển nhượng HTX được. Thứ hai, tài
sản chung này là một trong những nguồn lực cơ bản để HTX khai thác, sử dụng,
tích lũy để tái đầu tư. Đây là đặc điểm mang tính bản chất của HTX, đề cao tính
cộng đồng và sở hữu chung trong HTX, khác hẳn với doanh nghiệp thương mại,
theo đó, sở hữu của thành viên góp vốn doanh nghiệp trong tài sản của doanh
nghiệp tương ứng với tỷ lệ góp vốn của mình trong suốt q trình hình thành và
phát triển doanh nghiệp (Quỹ Châu Á, 2012).
2.1.3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX
Theo Luật HTX (Quốc hội, 2012), quy định hoạt động của HTX theo 7
nguyên tắc:

- Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi
HTX, HTX tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp HTX.
- HTX, liên hiệp HTX kết nạp rộng rãi thành viên, HTX thành viên.
- Thành viên, HTX thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau
khơng phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động
của HTX, liên hiệp HTX, được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời chính xác về
hoạt động sản xuất, kinh doanh tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung
khác theo quy định của điều lệ.
- HTX, liên hiệp HTX tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình

8


trước pháp luật.
- Thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có
trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều
lệ. Thu nhập của HTX, liên hiệp hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ
sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc theo cơng sức lao
động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quan tâm, giáo dục, đào tạo, bồi
dưỡng cho thành viên, hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lý, người lao động
trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và thơng tin về bản chất, lợi ích của hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- HTX, liên hiệp hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành
viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào HTX
trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.
2.1.4. Vai trò của HTX đối với xã viên
Kinh tế tập thể với nòng cốt là HTX có vai trị quan trọng trong phát triển
kinh tế xã hội đất nước nói chung và đối với các xã viên nói riêng. HTX ln
được Đảng và Nhà nước khuyến khích phát triển và được khẳng định trong

các Nghị quyết đại hội của Đảng là một thành phần kinh tế quan trọng, khơng
chỉ đóng góp tăng trưởng kinh tế mà cịn phát huy vai trị tồn diện về văn
hóa, chính trị, xã hội, “cùng với kinh tế nhà nước dần trở thành nền tảng của
nền kinh tế quốc dân”, “hiệu quả kinh tế của kinh tế tập thể trên cơ sở quan
điểm toàn diện, cả kinh tế - chính trị - xã hội, cả hiệu quả của tập thể và của
các thành viên” (Ban chấp hành Trung ương, 2002).
 Vai trò kinh tế
Như chúng ta đã thấy khu vực kinh tế hợp tác, HTX không phải là khu vực
đem lại lợi nhuận cao và đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế, vì mục tiêu hoạt
động của khu vực này không đơn thuần chạy theo lợi nhuận mà là giúp đỡ cho
các thành viên phát triển là chủ yếu. Tuy vậy, so với kinh tế hộ thì kinh tế hợp
tác, HTX vẫn giữ vai trò nổi trội hơn về mặt kinh tế đối với xã viên, đó là:
 HTX đã có những đóng góp quan trọng trong việc cung cấp hàng hóa và
dịch vụ cho xã viên và cộng đồng, hỗ trợ người lao động có cơ hội tham gia vào
quá trình phát triển kinh tế của bản thân họ trong điều kiện cụ thể từng nơi, từng
cộng đồng mà nếu khơng có HTX thì họ sẽ gặp khó khăn quá sức vượt qua. HTX
góp phần thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, giúp nhau tăng sức cạnh tranh, khai thác

9


nguồn tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật để phát triển, góp phần thúc đẩy q
trình xã hội hóa sản xuất, thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa các hộ sản xuất, xã
viên với Nhà nước và các tổ chức kinh tế Nhà nước (Quỹ Châu Á, 2012).
 HTX nơng nghiệp góp phần đưa tiến bộ khoa học, công nghệ, thiết bị kỹ
thuật hiện đại với người nông dân trong các khâu sản xuất nông nghiệp và nông
thôn; phát triển và mở rộng các hoạt động dịch vụ và hệ thống khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công và khuyến thương; đào tạo, bồi dưỡng
kiến thức và thực hành nông nghiệp cho lao động nông nghiệp, nông thôn; tổ
chức thực hiện về việc phổ cập thông tin khoa học – kỹ thuật và thông tin thị

trường đến các xã, thôn… Thông qua HTX, các tiến bộ khoa học kỹ thuật,
công nghệ, giống mới,… đã được chuyển giao một cách có hiệu quả đến hộ xã
viên; cơng tác chống úng, hạn, chống và phòng ngừa sâu bệnh cho sản xuất
của kinh tế xã viên thơng qua HTX có hiệu quả hơn so với từng xã viên thực
hiện. HTX giúp cho việc nâng cao sức mạnh tổng thể để cạnh tranh trên thị
trường, khắc phục những yếu kém của nền kinh tế tiểu nông vốn yếu thế, dễ bị
chèn ép (Quỹ Châu Á, 2012).
 HTX hỗ trợ kinh tế hộ và các thành viên khác phát triển: Lịch sử phát
triển kinh tế, xã hội trên thế giới đã chứng minh rằng, sự phát triển nền kinh tế thị
trường đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau: khu vực kinh tế tư nhân; khu vực
kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế hợp tác mà HTX là nòng cốt. HTX ra đời
với mục đích ban đầu là giúp đỡ lẫn nhau giữa các người nghèo để cùng tồn tại
trước sức ép cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân. HTX ra đời và phát triển
không phá vỡ kinh tế hộ gia đình mà tách dần một số cơng việc mà nếu làm ở gia
đình thì khơng có lợi bằng HTX (Quỹ Châu Á, 2012).
 HTX không chỉ hỗ trợ kinh tế hộ trên cơ sở các tính chất của nó mà cịn là
trung gian tiếp nhận sự hỗ trợ của nhà nước đối với các hộ nông dân và những
người lao động nghèo. Các hệ thống hạ tầng sau khi được xây dựng được Nhà
nước giao cho HTX khai thác, sử dụng để phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp,
nông thôn; bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống cũng như phục vụ đời
sống của cộng đồng dân trong vùng.
Như vậy, có thể khẳng định HTX là tổ chức được ra đời và tồn tại để hỗ trợ
kinh tế hộ gia đình và các thành viên khác phát triển, phục vụ lợi ích của các
cộng đồng dân cư và người lao động nghèo, đặc biệt là các cộng đồng dân cư
nông thôn (Quỹ Châu Á, 2012).

10


 Phát triển kinh tế HTX góp phần quan trọng vào phát triển nền kinh tế

quốc dân: Lịch sử phát triển kinh tế, xã hội của nhiều quốc gia ở các giai đoạn
khác nhau cũng đã cho thấy: Kinh tế HTX khơng phải là khu vực chính để tạo ra
nhiều lợi nhuận và tăng trưởng kinh tế mà là khu vực có vai trị, vị trí quan trọng
trong giải quyết việc làm đảm bảo đời sống cho đông đảo người lao động, tạo ra
sự ổn định xã hội và làm thuận lợi cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi
quốc gia (Quỹ Châu Á, 2012).
 Vai trò văn hóa – xã hội
- Bên cạnh những đóng góp về mặt kinh tế, HTX tiếp tục khẳng định vai trò
quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề văn hóa – xã hội ở địa phương. Nhờ
tích cực chuyển sang tổ chức phát triển các ngành nghề mới, khôi phục các
ngành nghề truyền thống, gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, nhiều
HTX ở nông thôn đã tạo việc làm, tăng thu nhập và đảm bảo đời sống ổn định
cho trên hàng nghìn xã viên và người lao động, tạo điều kiện phát triển kinh tế
cho cả hộ nghèo và các loại hộ khác, cải thiện đời sống cho nhân dân, góp phần
xóa đói giảm nghèo, từ đó giảm sức ép xã hội về trợ cấp xã hội, thất nghiệp và
giảm tệ nạn xã hội… làm giảm sứ ép của q trình đơ thị hóa, tham gia tích cực
vào việc thực hiện đường lối của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp, nơng thơn, xây dựng nơng thơn mới, phát triển cộng đồng dân cư, thắt
chặt tình làng nghĩa xóm (Quỹ Châu Á, 2012).
- Thơng qua HTX đã phát huy tinh thần tương thân, tương ái trong việc
giúp nhau xóa đói giảm nghèo. Đây là một vấn đề vừa có tính kinh tế - xã hội,
vừa mang ý nghĩa chính trị sâu sắc. HTX quan tâm đến đời sống vật chất và tinh
thần của xã viên thực hiện một số cơng việc có tính chất xã hội thông qua những
việc làm cụ thể: thăm hỏi lúc ốm đau, thai sản, tặng quà nhân dịp lễ tết, hiếu hỉ,
một số HTX còn tổ chức được những đợt tham quan, du lịch, nghỉ mát cho xã
viên và người lao động hàng năm. Ngoài việc thực hiện các nghĩa vụ thuế đối với
Nhà nước, các HTX đều tích cực tham gia phục vụ nhiệm vụ chính trị, đóng góp
kinh phí vào các phong trào của địa phương (Quỹ Châu Á, 2012).
- HTX tạo điều kiện phát huy dân chủ ở cơ sở thông qua việc thực hiện
nguyên tắc quản lý dân chủ trong nội bộ HTX, phát huy tính cộng đồng của dân

cư ở làng xã; HTX là môi trường giáo dục tinh thần tập thể, ý thức công đồng
cho mỗi thành viên tham gia (Quỹ Châu Á, 2012).
- Thông qua HTX, sức sản xuất xã hội được tập hợp lại để cùng phát triển.
Kinh tế hợp tác, HTX rất phù hợp với những đơn vị, cá thể còn yếu kém cả về

11


×