Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Giải pháp tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị chè tại huyện tam đường, tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 126 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ HUY HIẾU

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT TRONG
CHUỖI GIÁ TRỊ CHÈ TẠI HUYỆN TAM ĐƯỜNG,
TỈNH LAI CHÂU

Ngành:

Phát triển nông thôn

Mã số:

60 62 01 16

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Quyền Đình Hà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày…..tháng… .năm 2017
Tác giả luận văn



Lê Huy Hiếu

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc thầy PGS.TS Quyền Đình Hà đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Phát triển Nông thôn, Khoa Kinh tế phát triển nông thơn - Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Sở Nơng nghiệp &
phát triển nơng thơn tỉnh Lai Châu; Phịng nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện
Tam Đường đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày…..tháng… .năm 2017
Tác giả luận văn

Lê Huy Hiếu

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ......................................................................................................................... iii
Danh mục viết tắt ............................................................................................................ vii
Danh mục bảng ................................................................................................................. v
Danh mục sơ đồ, biểu đồ ............................................................................................... viii
Phần 1. Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .................................................................. 1
1.2.
1.2.1.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 2
Mục tiêu chung .................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3

1.3.1.
1.3.2.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.4.
1.4.1.

Đóng góp của luận văn ...................................................................................... 4
Về lý luận ........................................................................................................... 4

1.4.2.
1.5.

Về thực tiễn ........................................................................................................ 5
Kết cấu nội dung luận văn ................................................................................. 5

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị chè ....... 5
2.1.
Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 5
2.1.1.

Một số khái niệm ............................................................................................... 5

2.1.2.

Các hình thức, phương thức, mơ hình liên kết................................................. 10

2.1.3.
2.1.4.

Đặc điểm liên kết trong chuối giá trị sản phẩm chè......................................... 16
Vai trò của liên kết trong chuỗi giá trị sản phẩm chè ...................................... 17


2.1.5.

Nội dung nghiên cứu liên kết trong chuỗi giá trị chè ...................................... 18

2.2.
2.2.1.

Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 22
Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về liên kết trong chuỗi giá trị

2.2.2.

sản phẩm nông nghiệp .................................................................................... 22
Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về liên kết kinh tế thông qua

2.2.3.

hợp đồng giữa cơ sở chế biến và người sản xuất nguyên liệu nông nghiệp ....... 25
Kinh nghiệm của một địa phương ở Việt Nam về liên kết trong chuỗi giá
trị sản phẩm chè.............................................................................................. 26

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 31
3.1
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 31
3.1.1
Điều kiện tự nhiên............................................................................................ 31

iii



3.1.2

Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................. 35

3.1.3

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tam Đường ....... 43

3.2.
3.2.1

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 45
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 45

3.2.2

Phương pháp thu thập thông tin ....................................................................... 46

3.2.3

Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 47

3.2.4

Phương pháp phân tích thơng tin ..................................................................... 47

3.2.5

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................... 48


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 50
4.1.

Thực trạng liên kết trong chuỗi giá trị chè tại huyện Tam Đường .................. 50

4.1.1.

Thực trạng chuỗi giá trị chè tại huyện Tam Đường ......................................... 50

4.1.2.

Thực trạng các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị chè huyện Tam Đường .......... 55

4.2.

Liên kết trong chuỗi giá trị chè tại huyện Tam Đường .................................... 59

4.2.1

Liên kết dọc ..................................................................................................... 59

4.2.2.

Liên kết ngang ................................................................................................. 76

4.2.3.

Đánh giá kết quả, hiệu quả của các tác nhân trong các hình thức liên kết.............. 80


4.3.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động liên kết trong chuỗi giá trị chè
huyện Tam Đường.......................................................................................... 86

4.3.1.

Cơ chế chính sách ............................................................................................ 86

4.3.2.

Trình độ nhân thức, năng lực, tư duy của các chủ thể tham gia liên kết ................ 87

4.3.3

Biến động thị trường ........................................................................................ 89

4.3.4.

Vốn đầu tư sản xuất ......................................................................................... 89

4.3.5

Yếu tố áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ .................................................... 90

4.4.

Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị
chè huyện Tam Đường. .................................................................................. 91


4.4.1.

Hồn thiện cơ chế, chính sách ......................................................................... 91

4.4.2

Khuyến khích liên kết giữa hộ nơng dân và doanh nghiệp .............................. 92

4.4.3.

Nâng cao nhận thức cho người nông dân sản xuất chè .................................... 94

4.4.4.

Giải pháp về thị trường .................................................................................... 95

4.4.5

Giải pháp về vốn .............................................................................................. 95

4.4.6

Nhóm giải pháp về kĩ thuật, công nghệ ........................................................... 96

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 97
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 97

5.2.


Kiến nghị .......................................................................................................... 98

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 99
Phụ lục

........................................................................................................................ 99

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BNN

Bộ nông nghiệp

BQ

Bình qn

BTXM

Bê tơng xi măng

BVTV


Bảo vệ thực vật

CC

Cơ cấu

CP

Chính Phủ

DT

Diện tích

DTTN

Diện tích tự nhiên

ĐVT

Đơn vị tính

Ha

Héc ta

HĐVB

Hợp đồng văn bản


HTX

Hợp tác xã

KTCB

Kiến thiết cơ bán

KT-XH

Kinh tế - xã hội

LK

Liên kết



Nghị định

NQ

Nghị Quyết

PTDT

Phổ thông dân tộc




Quyết định

SL

Số lượng

STT

Số thứ tự

TT

Thông tư

TW

Trung Ương

UBND

Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất huyện Tam Đường qua 3 năm (2014 – 2016) ......... 36
Bảng 3.2.

Dân số và lao động huyện Tam Đường năm 2016...................................... 40


Bảng 3.3.

Đối tượng và mẫu điều tra .......................................................................... 46

Bảng 3.4.

Phân tích SWOT ......................................................................................... 48

Bảng 4.1.

Diện tích chè huyện Tam Đường qua 3 năm (2014 - 2016) ....................... 50

Bảng 4.2.

Diện tích chè huyện Tam Đường phân theo thời kỳ sinh trưởng qua
các năm ....................................................................................................... 51

Bảng 4.3.

Năng Suất, sản lượng chè huyện Tam Đường qua 3 năm (2014 - 2016) ........ 52

Bảng 4.4.

Căn cứ phân loại chè búp tại huyện Tam Đường........................................ 53

Bảng 4.5.

Thông tin chung của hộ sản xuất ................................................................ 56


Bảng 4.6.

Thông tin chung của hộ thu gom ................................................................ 57

Bảng 4.7.

Thông tin chung của cơ sở chế biến chè nhỏ lẻ .......................................... 58

Bảng 4.8.

Tình hình cơ bản của cơng ty chế biến chè Tam Đường ............................ 58

Bảng 4.9.

Nội dung liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp ................................ 60

Bảng 4.10. Tình hình liên kết tiêu thụ giữa nơng dân trồng chè với doanh nghiệp ...... 60
Bảng 4.11. Tình hình cung ứng đầu vào của doanh nghiệp cho hộ nông dân trồng chè...... 61
Bảng 4.12. Lý do hộ nông dân tham gia liên kết với Doanh nghiệp ............................. 62
Bảng 4.13. Lý do hộ nông dân không tham gia liên kết với các tác nhân khác ........... 63
Bảng 4.14. Tình hình phá vỡ cam kết và hình thức xử lý giữa hộ nơng dân và
doanh nghiệp .............................................................................................. 64
Bảng 4.15. Lợi ích nhận được khi hộ nông dân liên kết với doanh nghiệp................... 64
Bảng 4.16. Nội dung liên kết giữa hộ sản xuất và hộ thu gom ..................................... 65
Bảng 4.17. Tình hình liên kết tiêu thụ giữa nông dân trồng chè với hộ thu gom .......... 65
Bảng 4.18. Lý do hộ nông dân trồng chè tham gia liên kết với hộ thu gom ................. 66
Bảng 4.19. Lý do hộ nông dân trồng chè không tham gia liên kết với các tác nhân khác...... 67
Bảng 4.20. Tình hình phá vỡ cam kết và hình thức xử lý giữa hộ nông dân và hộ
thu gom ....................................................................................................... 67
Bảng 4.21. Lợi ích nhận được khi hộ nơng dân liên kết với hộ thu gom ...................... 68

Bảng 4.22. Nội dung liên kết giữa hộ sản xuất và cơ sở chế biến nhỏ.......................... 69
Bảng 4.23. Tình hình liên kết tiêu thụ chè giữa nông dân với cơ sở chế biến .............. 69

vi


Bảng 4.24. Lý do hộ nông dân trồng chè tham gia liên kết với cơ sở chế biến ............ 70
Bảng 4.25. Lý do hộ nông dân trồng chè không tham gia liên kết với các tác nhân khác...... 71
Bảng 4.26. Tình hình phá vỡ cam kết và hình thức xử lý giữa hộ nông dân và cơ
sở chế biến .................................................................................................. 71
Bảng 4.27. Lợi ích nhận được khi hộ nơng dân liên kết với cơ sở chế biến ................. 72
Bảng 4.28. Tình hình liên kết tiêu thụ giữa hộ thu gom và doanh nghiệp, cơ sở
chế biến ...................................................................................................... 73
Bảng 4.29. Tình hình liên kết tiêu thụ giữa hộ thu gom và doanh nghiệp, cơ sở
chế biến ...................................................................................................... 73
Bảng 4.30. Lý do hộ thu gom chè tham gia liên kết với cơ sở chế biến, doanh nghiệp ......... 74
Bảng 4.31. Lợi ích khi tiêu thụ đầu ra của hộ thu gom ................................................. 75
Bảng 4.32. Nội dung liên kết giữa nông dân trồng chè với hộ nông dân trồng chè ...... 77
Bảng 4.33. Tình hình phá vỡ cam kết và hình thức xử lý giữa hộ nông dân và hộ
nông dân ..................................................................................................... 77
Bảng 4.34. Lợi ích nhận được khi hộ nơng dân liên kết với hộ nông dân .................... 78
Bảng 4.35. Nội dung liên kết giữa hộ thu gom và hộ thu gom ..................................... 78
Bảng 4.36. Tình hình phá vỡ cam kết và hình thức xử lý giữa hộ thu gom và hộ
thu gom ....................................................................................................... 79
Bảng 4.37. Lợi ích nhận được khi hộ thu gom liên kết với hộ thu gom........................ 79
Bảng 4.38. Giá bán chè của hộ sản xuất cho các đối tượng trong chuỗi giá trị chè
huyện Tam Đường trong năm 2016 ........................................................... 80
Bảng 4.39. Kết quả và hiệu quả khi sản xuất 1 tấn chè của các hộ sản xuất ................. 83
Bảng 4.40. Kết quả và hiệu quả khi thu gom 1 tấn chè của hộ thu gom ....................... 82
Bảng 4.41. Kết quả và hiệu quả khi chế biến 1 tấn chè nguyên liệu của Doanh nghiệp ...... 83

Bảng 4.42. Kết quả và hiệu quả khi chế biến 1 tấn chè nguyên liệu của Cơ sở chế
biến nhỏ ...................................................................................................... 84
Bảng 4.43. Phân bổ lợi ích giữa các tác nhân liên kết trong chuỗi giá trị chè
huyện Tam Đường ...................................................................................... 86
Bảng 4.44. Hiểu biết của các tác nhân về vấn đề liên kết ............................................. 89

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ:
Sơ đồ 2.1.

Các phương thức liên kết kinh tế ............................................................ 12

Sơ đồ 4.1.

Chuỗi giá trị chè tại huyện Tam Đường ................................................. 54

Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1.

Cơ cấu kinh tế huyện Tam Đường 2016 ................................................. 38

Biểu đồ 4.1.

Tỷ lệ tiêu thụ và tồn kho của hộ thu gom chè ......................................... 75

viii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Lê Huy Hiếu
2. Tên luận văn: “Giải pháp tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị chè tại huyện Tam
Đường, tỉnh Lai Châu”.
3. Chuyên ngành: Phát triển nông thôn

Mã số: 60 62 01 16

4. Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
5. Kết quả nghiên cứu chính
Tam Đường là huyện cửa ngõ, phía Đơng Bắc của tỉnh Lai Châu. Bên cạnh
những kết quả đạt được trong sản xuất chè nhưng huyện vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề về
vốn, kỹ thuật cho hộ nông dân... Doanh nghiệp, hộ nông dân chưa thực sự gắn bó và
thực hiện đúng cam kết đã ký; tỷ lệ nơng sản hàng hóa được tiêu thụ thơng qua hợp
đồng cịn rất thấp; doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư vùng nguyên liệu, chưa điều
chỉnh kịp thời hợp đồng bảo đảm hài hịa lợi ích của nơng dân khi có biến động về giá
cả; trong một số trường hợp, nông dân không bán hoặc giao nông sản cho doanh nghiệp
theo hợp đồng đã ký; xử lý vi phạm hợp đồng không kịp thời và chưa triệt để; tình trạng
tranh mua, tranh bán vẫn xảy ra khi đã có hợp đồng. Để góp phần giải quyết những vấn
đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp tăng cường liên kết trong
chuỗi giá trị chè tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu”.
Đề tài có mục tiêu chung là nghiên cứu các hình thức liên kết, phân tích các yếu
tố ảnh hưởng tới các hình thức liên kết trong chuỗi giá trị chè huyện Tam Đường. Trên
cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cường các mối liên kết trong chuỗi giá trị chè của
huyện. Để thực hiện được mục tiêu chung đề tài có một số mục tiêu cụ thể như: Góp
phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về liên kết trong chuỗi giá trị sản phẩm; Đánh giá thực
trạng các hình thức liên kết trong chuỗi giá trị chè tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu;
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các hình thức liên kết trong chuỗi giá trị chè huyện
Tam Đường, tỉnh Lai Châu; Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện và phát triển các

hình thức liên kết trong chuỗi giá trị chè, đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia. Đề tài
có hệ thống hóa một số lý luận về liên kết trong chuỗi giá trị như: liên kết, chuỗi giá trị,
liên kết trong chuỗi giá trị, đặc điểm của liên kết, vai trò của liên kết. Đề tài có sử dụng
một số phương pháp phân tích như: Phương pháp thống kê mơ tả, phương pháp so sánh,
phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp SWOT.
Qua nghiên cứu đề tài đạt được một số kết quả như sau: Các cơ sở chế biến cũng
có liên kết với những hộ dân trồng chè thường là những hộ trồng chè có vùng chè gần
với các cơ sở chế biến sẽ bán trực tiếp chè thu hoạch được cho các cơ sở chế biến này

ix


với 12 hộ trong tổng số 90 hộ điều tra có liên kết với các cơ sở chế biến trong đó chỉ có
1 hộ có hợp đồng văn bản cịn lại chỉ là hợp đồng miệng, khơng chính thống. Với 15 hộ
thu gom được điều tra có 7 hộ liên kết với cơ sở chê biến trong đó chỉ có 2 hộ có hợp
đồng văn bản cịn 8 hộ liên kết với doanh nghiệp 100% có hợp đồng văn bản. Qua
nghiên cứu cho thấy hợp đồng giữa doanh nghiệp với hộ nông dân rất linh động để phù
hợp với sự bàn bạc giữa hộ trồng chè và doanh nghiệp. Với việc được thu mua toàn bộ
số lượng chè sau khi hái doanh nghiệp sẽ trả cho người dân trồng chè bằng tiền mặt
những dưới 2 hình thức là trả ln với 14 hộ chiếm 27,45% số hộ có tham gia liên kết
với doanh nghiệp được doanh nghiệp trả luôn sau khi giao dịch và 37 hộ với 72,55% sẽ
trả chậm đồng thời các hộ tham gia liên kết với doanh nghiệp sẽ được ứng trước các vật
tư nông nghiệp phục vụ cho sản xuất như: phân bón, thuốc BVTV để tiếp tục tái đầu tư.
Liên kết giữa hộ trồng chè và các cơ sở chế biến cho thấy tại những hộ có liên kết bằng
văn bản khơng có hiện tượng phá vỡ hợp đồng cịn ở những hộ có kiên kết khơng chính
thống thì tỷ lệ phá vỡ hợp đồng đạt 63,64% tổng số hộ có liên kết tự do với cơ sở chế
biến. Mối liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trồng chè 100% là liên kết có hợp
đồng với sự ràng buộc cao nhưng vẫn có 3,92% số hộ dân trồng chè phá vỡ hợp đồng
với doanh nghiệp.
Qua nghiên cứu thực trạng đề tài có phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới liên

kết trong chuỗi giá trị chè tại huyện Tam Đường: Cơ chế chính sách; Trình độ nhân
thức, năng lực, tư duy của các chủ thể tham gia liên kết; Biến động thị trường; Vốn đầu
tư sản xuất; Yếu tố áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Đề tài đã đề xuất một số giải
pháp nhằm tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị chè Tam Đường: Hồn thiện cơ chế,
chính sách; Khuyến khích liên kết giữa hộ nơng dân và doanh nghiệp; Nâng cao nhận
thức cho người nông dân sản xuất chè; Giải pháp về thị trường; Giải pháp về vốn;
Nhóm giải pháp về kĩ thuật, công nghệ

x


THESIS ABSTRACT
1. Author name: Le Huy Hieu
2. Thesis title: "Solution to promote the linkages inside tea value chain in Tam Duong
district, Lai Chau province".
3. Specialization: Rural development

Code: 60 62 01 16

4. Training facility: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
5. The main results
Tam Duong is a gateway district, northeast of Lai Chau province. In addition to
the results achieved in tea production, the district still has many problems of capital and
technology for farmers... Farmers and enterprises have not really sticking and fulfill the
commitments. sign; The percentage of commodity agricultural products traded through
contracts is very low; Enterprises have not paid much attention to investing in raw
material areas, not timely adjusting contracts to ensure harmony of interests of farmers
when there are fluctuations in prices; In some cases, farmers do not sell or deliver
agricultural products to the enterprise under the signed contract; Handling of breach of
contract is not timely and not thorough; The situation of buying and selling still occurs

when the contract is signed. In order to solve these problems, we conducted a research
on "Solution to promote the linkages inside tea value chain in Tam Duong district, Lai
Chau province ".
The topic has the common goal of studying the forms of linking and analyzing
the factors affecting the forms of linkages in the tea value chain in Tam Duong district.
On that basis, propose solutions to strengthen linkages in the tea value chain of the
district. In order to achieve the general objective of the project, there are a number of
specific objectives: To contribute to the systematization of the rationale for linkage in
the product value chain; Assessment of the status of linkages in the tea value chain in
Tam Duong district, Lai Chau province; Analyzing the factors affecting the linkages in
the tea value chain in Tam Duong district, Lai Chau province; Propose some solutions
to improve and develop the linkages in the tea value chain, ensuring the interests of the
participants. The topic has systematized a number of theories of linkage in the value
chain: link, value chain, link in the value chain, characteristics of link, role of
association. The topic uses a number of analytical methods such as descriptive statistics
method, comparative method, statistical disaggregation method, SWOT method.
The research results are as follows: Processors also associate with tea growers
who are tea growers with tea regions close to processing establishments that will

xi


directly sell tea. Harvested for these processing establishments with 12 households out
of 90 surveyed households associated with processing establishments where only one
contracted household is only a verbal or non-contractual contract. With 15 surveyed
households, there are 7 households associated with processing establishments, of which
only 2 households have written contracts and 8 households are associated with
enterprises with 100% contracts. The research shows that the contract between the
business and the farmer households is very flexible to accommodate the discussions
between the tea grower and the business. With the purchase of the entire amount of tea

after picking the business will pay the tea farmers in cash in two forms is paid with 14
households accounted for 27.45% of households involved in joint venture with the
enterprise. Businesses are paid after the transaction and 37 households with 72.55% will
be deferred. Meanwhile, households associated with enterprises will be provided with
agricultural materials for production such as fertilizer, Pesticides to continue
reinvestment. The link between tea growers and processors shows that there is no break
in contracting households in writing, while in unofficial contracting households the
breakdown rate is 63. 64% of total households have free association with processing
establishments. The linkage between 100% tea farmers and growers is highly
contractually bound, yet 3.92% of the tea growers break the contract with the business.
Based on the research, the topic analyzes a number of factors that affect the
linkages in the tea value chain in Tam Duong district: Policy mechanism; The level of
knowledge, capacity, thinking of stakeholders; Market fluctuations; Investment capital
for production; Factors applying advanced science and technology. The topic has
proposed some solutions to strengthen links in the value chain Tam Duong Tea: perfect
mechanisms and policies; Encouraging linkage between farmer households and
enterprises; Raise awareness for tea farmers; Market solution; Capital solution; Group
of technical solutions

xii


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Chè là một cây công nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế lâu dài, mau cho
sản phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao. Chè trồng một lần, có thể thu hoạch 30-40
năm hoặc lâu hơn nữa. Trong điều kiện thuận lợi thì cuối năm thứ nhất đã thu bói
trên dưới một tấn búp/ha. Các năm thứ hai thứ ba cũng cho một sản lượng đáng
kể khoảng 2-3 tấn búp/ha. Từ năm thứ tư chè đã đưa vào kinh doanh sản xuất.
Bên cạnh đó, chè là sản phẩm có thị trường quốc tế ổn định, rộng lớn và ngày

càng được mở rộng (Nguyễn Văn Thụ, 2006).
Với ưu thế, nguồn tài nguyên đất đai, lao động... sản xuất chè đã trở thành
tập quán canh tác của bà con nông dân Việt Nam và ngày càng khẳng định vị trí
trong nền kinh tế quốc dân nói chung cũng như sản xuất nơng nghiệp nói riêng.
Lai Châu là một tỉnh miền núi có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thuận
lợi cho phát triển cây chè. Hiện nay cây chè được xác định là cây có vị trí quan
trọng của tỉnh. Góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho
các hộ nông dân trồng chè. Tam Đường là một huyện trọng điểm chè của tỉnh.
Hơn nữa với lợi thế vùng đồi và chất đất phù hợp với cây chè, những năm gần
đây bằng nhiều cơ chế, chính sách, Tam Đường đã đẩy mạnh phát triển vùng chè
nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu. Đến nay các đồi chè đang dần được
khép kín và đi vào đầu tư thâm canh tăng năng suất.
Sau 2 năm triển khai Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013
của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển, hợp tác, liên kết
sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn đã mở ra hướng đi
tích vực giúp cho sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ, thu hút nhiều
doanh nghiệp và nông dân tham gia. Tính đến năm 2016 huyện Tam Đường có
tổng diện tích chè tồn huyện đến năm 2016 đạt 1.097,2 ha, trong đó diện tích
trồng mới, tái canh 356,05/350 ha. Đẩy mạnh thâm canh các vùng chè tập trung
đã đưa năng suất từ 37,7 tạ/ha năm 2010 lên 51,4 tạ/ha năm 2016, sản lượng năm
2016 đạt 3.936 tấn, tăng 1.256 tấn so với năm 2010. Sản lượng chè khô chế biến
năm 2016 sản lượng búp tươi 3.936 tấn, tăng 1.256 tấn so năm 2010; sản lượng
chè khô chế biến 866 tấn, tăng 276 tấn so năm 2010; giá trị 52 tỷ đồng, tăng 17 tỷ
đồng so năm 2010 (UBND huyện Tam Đường, 2016).

1


Tam Đường là huyện cửa ngõ, phía Đơng Bắc của tỉnh Lai Châu, có tổng
diện tích tự nhiên 68.452,38 ha trong đó đất nơng nghiệp 49.267,86 ha, do chịu

ảnh hưởng của 2 dãy núi Hoàng Liên Sơn và Pu Sam Cáp đã hình thành nên một
số tiểu vùng khí hậu, thuận lợi cho phát triển sản xuất Nông - Lâm nghiệp nói
chung và cây chè nói riêng (UBND huyện Tam Đường, 2016). Huyện Tam
Đường qua các năm phát triển đầu tư thâm canh vào cây chè cũng đã thu được
những thành tựu nhất định trong quá trình liên kết để sản xuất, chế biến và tiêu
thụ chè. Thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm chè, bước đầu đã gắn trách
nhiệm các xí nghiệp với người sản xuất; nơng nghiệp có điều kiện tiếp nhận hỗ
trợ về đầu tư, các biện pháp kỹ thuật, giá cả hợp lý, phấn khởi, yên tâm sản xuất,
thu nhập từng bước được nâng cao; xí nghiệp đã chủ động được nguyên liệu
mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường năng lực cạnh tranh.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong sản xuất chè nhưng huyện vẫn còn
tồn tại nhiều vấn đề về vốn, kỹ thuật cho hộ nông dân... Nhưng vấn đề lớn nhất
mà các hộ trồng chè của huyện đang phải đối mặt, đó chính là đầu ra cho sản
phẩm. Đây cũng là điều mong muốn nhất của người dân trồng chè để giải quyết
tốt đầu ra cho sản phẩm chè búp tươi. Hiện nay trên địa bàn huyện cũng có rất
nhiều mơ hình liên kết giữa người sản xuất chè với các xí nghiệp chè, các cơ sở
chế biến. Nhưng cịn rất nhiều hạn chế và chưa thực sự hiệu quả. Doanh nghiệp,
hộ nơng dân chưa thực sự gắn bó và thực hiện đúng cam kết đã ký; tỷ lệ nông sản
hàng hóa được tiêu thụ thơng qua hợp đồng cịn rất thấp; doanh nghiệp chưa
quan tâm đầu tư vùng nguyên liệu, chưa điều chỉnh kịp thời hợp đồng bảo đảm
hài hòa lợi ích của nơng dân khi có biến động về giá cả; trong một số trường hợp,
nông dân không bán hoặc giao nông sản cho doanh nghiệp theo hợp đồng đã ký;
xử lý vi phạm hợp đồng không kịp thời và chưa triệt để; tình trạng tranh mua,
tranh bán vẫn xảy ra khi đã có hợp đồng.
Để góp phần giải quyết những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Giải pháp tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị chè tại huyện Tam
Đường, tỉnh Lai Châu”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu các hình thức liên kết, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới các

hình thức liên kết trong chuỗi giá trị chè huyện Tam Đường. Trên cơ sở đó đề
xuất các giải pháp tăng cường các mối liên kết trong chuỗi giá trị chè của huyện.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về liên kết trong chuỗi giá trị sản
phẩm;
- Đánh giá thực trạng các hình thức liên kết trong chuỗi giá trị chè tại
huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các hình thức liên kết trong chuỗi
giá trị chè huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện và phát triển các hình thức
liên kết trong chuỗi giá trị chè, đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về liên kết trong
chuỗi giá trị chè.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Tam Đường,
tỉnh Lai Châu.
- Phạm vi thời gian:
+ Thời gian thu thập số liệu thứ cấp, từ năm 2014 - 2016.
+ Thời gian thu thập số liệu sơ cấp, từ 3/2016 – 3/2017
- Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu các vấn đề về liên kết trong sản
xuất chè của các hộ nơng dân có tham gia vào trong chuỗi giá trị sản phẩm chè
trên địa bàn huyện Tam Đường.
1.4. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
1.4.1. Về lý luận

Luận văn đã tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về liên
kết sản xuất nông nghiệp, liên kết trong chuỗi giá trị sản phẩm, các hình thức,
phương thức, mơ hình liên kết, đặc điểm liên kết trong chuỗi giá trị sản phẩm
chè, vai trò của liên kết trong chuỗi giá trị sản phẩm chè, nội dung nghiên cứu
liên kết trong chuỗi giá trị chè và các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong chuỗi
giá trị chè huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.

3


1.4.2. Về thực tiễn

Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng về các nội dung
về liên kết trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam, cũng như thực
tiễn về liên kết trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp ở một số địa phương
của Việt Nam và những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực về liên kết trong chuỗi
giá trị sản phẩm chè cho huyện Tam Đường. Từ những nộ dung đó Luận văn
phân tích thực trạng về liên kết trong chuỗi giá trị sản phẩm chè ở địa bàn huyện
Tam Đường, tỉnh Lai Châu theo các mặt còn tồn tại hạn chế và nguyên nhân của
về liên kết trong chuỗi giá trị sản phẩm chè ở địa bàn nghiên cứu; và phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong chuỗi giá trị sản phẩm chè ở huyện Tam
Đường. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường liên kết trong chuỗi giá
trị sản phẩm chè huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phù hợp với thực tiễn và có
tính khả thi cao.
1.5. KẾT CẤU NỘI DUNG LUẬN VĂN
Kết cấu nội dung của Luận văn bao gồm các phần sau:
Phần 1. Mở đầu
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
Phần 4. Kết quả nghiên cứu

Phần 5. Kết luận và kiến nghị

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TĂNG CƯỜNG
LIÊN KẾT TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CHÈ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Liên kết và các nguyên tắc liên kết
a. Liên kết
Theo từ điển ngôn ngữ học (1992) thì liên kết là kết lại với nhau từ nhiều
thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ.
Liên kết (tiếng Anh là “integration”) trong hệ thống thuật ngữ kinh tế nó
có nghĩa là sự hợp nhất, sự phối hợp hay sát nhập của nhiều bộ phận thành một
chỉnh thể. Trước đây khái niệm này được biết đến với tên gọi là nhất thể hoá và
gần đây mới gọi là liên kết.
Theo Từ điển Kinh tế học hiện đại (David.W.Pearce) thì “liên kết kinh tế
chỉ tình huống khi mà các khu vực khác nhau của nền kinh tế thường là khu vực
công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp với nhau một cách có hiệu quả
và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình phát triển. Điều kiện này
thường đi kèm sự tăng trưởng bền vững.”
Tác giả Phạm Thị Minh Nguyệt (2006) cho rằng “Liên kết kinh tế chính là
những phương thức hoạt động của các hình thức hợp tác kinh tế, liên kết kinh tế
phát triển ngày càng phong phú, đa dạng theo sự phát triển của hợp tác kinh tế;
tất cả các mối quan hệ kinh tế được hình thành giữa hai hay nhiều đối tác với
nhau dựa trên những hợp đồng đã ký kết với những thoả thuận nhất định được
gọi là liên kết kinh tế”.
Theo quyết định số 38/1989/QĐ – HĐBT ngày 4 tháng 4 năm 1989 của
Hội đồng bộ trưởng về liên kết kinh tế trong sản xuất lưu thông và dịch vụ và các

văn bản của nhà nước thì liên kết kinh tế được hiểu là những hình thức phối hợp
hoạt động do các đơn vị kinh tế tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các chủ
trương, biện pháp có liên quan đến cơng việc sản xuất kinh doanh của mình
nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng có lợi nhất.
Như vậy liên kết kinh tế là sự biểu hiện của các hình thức hợp tác, nó phản
ánh mối quan hệ về hợp tác và phân công lao động trong các quá trình sản xuất

5


xã hội của các ngành, các địa phương, các đơn vị kinh tế, các thành phần kinh
tế... Liên kết kinh tế là sự hợp tác, phối hợp giữa các chủ thể kinh tế trên cơ sở tự
nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất. Liên kết kinh
tế có thể diễn ra trong mọi ngành sản xuất kinh doanh thu hút sự tham gia của tất
cả các chủ thể kinh tế có nhu cầu của mọi thành phần kinh tế và không bị giới
hạn bởi phạm vi địa lý.
b. Các nguyên tắc trong liên kết
Để các chủ thể tham gia liên kết đạt được mục tiêu phát triển bền vững,
các liên kết phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:
Một là, phải đảm bảo sản xuất kinh doanh của các bên tham gia liên kết
đều phát triển và có hiệu quả ngày càng tăng. Đây vừa là nguyên tắc, vừa là mục
tiêu xuyên suốt của mọi liên kết. Dù được tiến hành dưới hình thức và mức độ
nào thì các quan hệ kinh tế cũng phải đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững
của các , bên tham gia (Dương Bá Phượng, 1995).
Hai là, phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện giữa các bên tham gia liên kết.
Các liên kết chỉ thành công và đạt hiệu quả khi được xây dựng dựa trên cơ sở tự
nguyện của các bên tham gia để giải quyết những khó khăn hoặc tìm kiếm lợi ích
cao hơn thơng qua liên kết. Chỉ khi tự nguyện tham gia các chủ thể liên kết mới
phát huy hết mọi năng lực nội tại của mình, xây dựng lên mối quan hệ hiệu quả,
bền chặt, vì lợi ích chung, đồng thời đem đến khả năng cùng chịu trách nhiệm về

những thất bại hay rủi ro trong liên kết. Mọi liên kết được thiết lập mang tính
hình thức hay là kết quả của những quyết định mang tính chủ quan, áp đặt sẽ
khơng thể tồn tại và khơng thể đem lại lợi ích cho các bên tham gia (Dương Bá
Phượng, 1995).
Ba là, phải đảm bảo sự thống nhất hài hịa lợi ích kinh tế giữa các bên
tham gia liên kết. Trong liên kết kinh tế thì lợi ích kinh tế là động lực thúc đẩy, là
chất keo gắn kết lâu dài cho các bên tham gia. Việc chia sẻ hài hịa lợi ích có tầm
quan trọng đặc biệt quyết định sự bền vững của các liên kết nên địi hỏi phải tìm
ra một cơ chế giải quyết thích hợp. Cơ chế đó phải tập trung vào các yêu cầu cơ
bản và cấp thiết nhất. Trong từng mối liên kết, từng mặt hàng mà có hình thức và
phương pháp giải quyết lợi ích khác nhau. Ngồi cơ chế đó cần đảm bảo cho các
bên tham gia được bình đẳng với nhau về quyền lợi cũng như trách nhiệm
(Dương Bá Phượng, 1995).

6


Bốn là, phải được thực hiện trên cơ sở những ràng buộc pháp lý giữa các
bên tham gia liên kết và thông qua hợp đồng kinh tế. Hợp đồng kinh tế là khế
ước, là những thỏa thuận, những điều khoản ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ,
quyền lợi giữa các bên tham gia làm ăn với nhau, được pháp luật thừa nhận và
bảo hộ. Trong nền kinh tế thị trường và Nhà nước pháp quyền, mọi hoạt động
kinh tế đều phải tiến hành trên cơ sở pháp luật Nhà nước cho phép, đồng thời
được pháp luật bảo hộ những tranh chấp giữa các bên quan hệ làm ăn với nhau.
Cho nên để có những căn cứ pháp lý cho các cơ quan pháp luật phán quyết
những tranh chấp giữa các quan hệ kinh tế với nhau đều phải có “khế ước” hay
“hợp đồng kinh tế” được ký kết theo đúng pháp luật. Đối với hoạt động liên kết
kinh tế là những mối quan hệ kinh tế ổn định, thường xuyên, lâu dài lại càng cần
phải được tiến hành thông qua “hợp đồng kinh tế”. Nó cịn là những căn cứ để
các bên tiến hành đàm phán giải quyết những bất đồng, tranh chấp nhỏ xảy ra

giữa các bên, làm cho các quan hệ liên kết ngày càng bền chặt hơn. Việc thực
hiện tốt các hợp đồng kinh tế sẽ tạo thuận lợi cho các bên tham gia liên kết thực
hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình (Dương Bá Phượng, 1995).
Năm là, đối với các tổ chức liên kết kinh tế, cần phải được tiến hành hoạt
động thông qua “điều lệ” của tổ chức liên kết kinh tế đó. “Điều lệ” là những qui
định về tơn chỉ mục đích, nội dung và cơ chế hoạt động của một tổ chức được tự
nguyện sáng lập giữa các thành viên. Nó qui định những quyền hạn, quyền lợi,
trách nhiệm, nghĩa vụ của các thành viên gia tổ chức, những điều được phép và
không được phép để đảm bảo sự thống nhất hài hịa lợi ích chung của các thành
viên và sự tồn tại lâu dài, phát triển của tổ chức. Có thể nói, nó là cơ sở pháp lý để
ràng buộc các thành viên tham gia tổ chức lại với nhau (Dương Bá Phượng, 1995).
2.1.1.2. Chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị, hay cịn được biết đến là chuỗi giá trị phân tích, là một khái
niệm từ quản lý kinh doanh đã được Micheal Porter mô tả và phổ cập lần đầu tiên
vào năm 1985 trong một cuốn sách về phân tích lợi thế cạnh tranh của ông như
sau: “Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động của một công ty hoạt động trong một
ngành cụ thể. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và tại
mỗi hoạt động sản xuất thu được một số giá trị nào đó. Chuỗi các hoạt động mang
lại nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của các hoạt động cộng lại”.
Tiếp đó, nhà nghiên cứu Kaplins Rapheal đã đưa ra khái niệm về chuỗi giá
trị trong phân tích tồn cầu hóa: “Chuỗi giá trị là cả loạt những hoạt động cần
thiết để biến một sản phẩm hoặc một dịch vụ từ lúc còn là khái niệm, thông qua

7


các giai đoạn sản xuất khác nhau (bao gồm một kết hợp giữa sự biến đổi vật chất
và đầu vào các dịch vụ sản xuất khác nhau), đến khi phân phối đến tay người tiêu
dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng” và một chuỗi giá trị tồn tại khi tất
cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra tối đa giá trị cho chuỗi.

Như vậy, ta có thể giải thích định nghĩa về chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp hoặc
nghĩa rộng. Trong nghĩa hẹp, một chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động thực hiện
trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Tất cả các hoạt động từ
thiết kế, quá trình mang vật tư đầu vào, sản xuất, phân phối, marketing bán hàng,
thực hiện các dịch vụ hậu mãi đã tạo thành một chuỗi kết nối người sản xuất với
người tiêu dùng. Hơn nữa, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối
cùng. Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều
người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương
nhân, người cung cấp dịch vụ) để biến một nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các
mối liên kết với các doanh nghiệp khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến,… Các
tiếp cận theo nghĩa rộng không xem xét đến các hoạt động do một doanh nghiệp duy
nhất tiến hành, mà nó xem xét cả các mối liên kết ngược xuôi cho đến khi nguyên
liệu thô được sản xuất và kết hợp với người tiêu dùng cuối cùng.
2.1.1.3. Liên kết trong chuỗi giá trị
Liên kết trong chuỗi giá trị là chỉ tình huống khi mà các tác nhân khác
nhau của chuỗi giá trị hoạt động phối hợp với nhau một cách có hiệu quả và phụ
thuộc lẫn nhau về những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm hoặc một dịch
vụ từ lúc cịn là khái niệm, thơng qua các giai đoạn sản xuất khác nhau (bao gồm
một kết hợp giữa sự biến đổi vật chất và đầu vào các dịch vụ sản xuất khác
nhau), đến khi phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã
sử dụng.
2.1.1.4. Phân biệt chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng và ngành hàng
Khi nhấn mạnh đến hoạt động sản xuất, ta xem xét chúng như các quy
trình sản xuất; khi nhấn mạnh khía cạnh marketing ta chú trọng là kênh phân
phối; khi nhìn nhận về cách thức thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ta gọi là
chuỗi nhu cầu; khi tập trung vào sự dịch chuyển nguyên vật liệu, phân phối dòng
sản phẩm ta gọi là chuỗi cung ứng và khi đứng ở góc độ tạo ra giá trị ta gọi là
chuỗi giá trị.
a. Phân biệt chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng
Một chuỗi cung ứng được định nghĩa là một hệ thống các hoạt động vật


8


chất và các quyết định thực hiện liên tục gắn với dịng vật chất và dịng thơng tin
đi qua các tác nhân (Vander Vorst, 2000).
Theo Ganeshan and Harrison (1995), chuỗi cung ứng là mạng lưới các
phương tiện, các lựa chọn phân phối nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên
vật liệu, biến đổi chúng thành các sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng,
phân phối những sản phẩm đó tới khách hàng cuối cùng.
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động liên quan trực tiếp hoặc gián
tiếp làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, được xem xét như một mạng lưới hậu
cần bao gồm các nhà sản xuất, các nhà cung cấp, các nhà vận chuyển, hệ thống
kho bảo quản tới những nhà bán lẻ và cả khách hàng (Chopra and Meindl, 2013).
Hay chuỗi cung ứng là đường link liên kết các dòng chảy sản phẩm, dịch
vụ, thông tin từ nhà cung cấp đầu tiên tới khách hàng cuối cùng.
Tóm lại, các hoạt động của chuỗi cung ứng như thu mua nguyên vật liệu,
vận chuyển, chuyển hoá các đầu vào thành sản phẩm, phân phối các sản phẩm tới
khách hàng đều tồn tại trong chuỗi giá trị. Nói cách khác, chuỗi cung ứng đại
diện cho các hoạt động chính của chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng là tập con của
chuỗi giá trị, là đại diện cho các hoạt động chính của chuỗi giá trị, bao gồm các
hoạt động như thu mua nguyên vật liệu, vận chuyển, phân phối các sản phẩm tới
khách hàng. Đặc biệt, chuỗi chuỗi cung ứng là quá trình di chuyển và chuyển đổi
hàng hóa thành sản phẩm từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng, còn chuỗi giá trị là
thiên về mối liên kết tạo ra giá trị cho người tiêu dùng.
b. Phân biệt chuỗi giá trị và ngành hàng
Phân tích chuỗi giá trị hỗ trợ cho phân tích ngành hàng, đưa ra các yếu tố
mới tăng cường khả năng phân tích ngành hàng, và dựa trên bộ khung của phân
tích ngành hàng:
Ngành hàng


Chuỗi giá trị

- Xu hướng và đặc điểm thị trường

- Cấu trúc phân bổ giữa các bên
tham gia

- Quan hệ giữa các bên tham gia

- So sánh khả năng cạnh tranh

- Cơ hội và thách thức

- Vẽ bản đồ xác định mối liên hệ giữa các bên - Quan hệ giữa các bên tham gia
tham gia.

- Quản trị thị trường

9


2.1.2. Các hình thức, phương thức, mơ hình liên kết
2.1.2.1. Các hình thức liên kết
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, thời gian, phạm vi hoạt động và đối
tượng liên kết, có các hình thức:
- Theo mục tiêu và thời gian liên kết: Liên kết thường xun (ví dụ nhà
nơng liên kết Nhà nước, với ngân hàng...) và Liên kết dài hạn (từ 1 năm trở lên);
Liên kết ngắn hạn (dưới 1năm).
- Theo phạm vi hoạt động: Liên kết toàn diện (toàn bộ sản xuất kinh

doanh theo chiến lược, kế hoạch kinh doanh của nhà nông); Liên kết từng bộ
phận, từng dự án, chương trình cụ thể trong sản xuất kinh doanh.
- Theo đối tượng liên kết: Liên kết của 4 nhà; Liên kết một vài nhà nào đó
(liên kết các nhà) tuỳ theo yêu cầu của chương trình, dự án.

- Theo hình thức thỏa thuận:
+ Hợp đồng chính thống (hợp đồng văn bản): Liên kết theo hợp đồng là
quan hệ mua bán chính thức được thiết lập giữa các tác nhân trong việc mua
nguyên liệu hoặc bán sản phẩm. Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa nông dân và các
cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ sản phẩm nông sản về việc tiêu thụ sản phẩm trong
tương lai và thường với giá đặt trước. Đây là hình thức kinh tế hợp tác trực tiếp,
quan hệ giữa hai nên bị ráng buộc bởi bản hợp đồng, do đó nó có tính ổn định hơn.
Quan hệ hợp tác trên cơ sở hợp đồng được thực hiện dưới hai hình thức:
(1) Hợp đồng trên cơ sở cá nhân: Là quan hệ trực tiếp giữa người sản xuất (như
nông hộ, trang trại) với cơ sở chế biến được thực hiện thông qua hợp đồng ký kết
với hai bên. Các chủ thể có trách nhiệm giao nộp sản phẩm đúng thời hạn, địa
điểm, số và chất lượng cho cơ sở chế biến. Ngược lại cơ sở chế biến có trách
nhiêm nhận sản phẩm (nơng sản) và thanh toán hợp đồng cho bên kia. Bên nào vi
phạm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận. (2) Hợp đồng trên
cơ sở nhóm: Hợp tác thông qua hiệp hội. Hiệp hội là tập hợp các nhà sản xuất có
cùng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của quá trình sản xuất trên thị trường. Hiệp hội
thay mặt các nhà sản xuất ký hợp đồng chung với cơ sở chế biến về thời gian
giao nộp sản phẩm, địa điểm, số và chất lượng, giá cả cũng như phương thức
thanh tốn. Hợp tác thơng qua hợp tác xã dịch vụ. Những người sản xuất có quan
hệ gián tiếp với cơ sở chế biến và quan hệ trực tiếp với các hợp tác xã dịch vụ.
Hợp tác xã thay mặt người sản xuất đứng ra ký hợp đồng với cơ sở chế biến, trực

10



tiếp thanh toán, nhận, trả với cơ sở chế biến sau đó thanh tốn cho từng cơ sở sản
xuất (hoặc từng hộ nông dân). Đối với mối liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế
biến với người sản xuất (nông dân) thì chịu sự tác động của nhiều nhân tố kinh
tế, kỹ thuật, chính trị, xã hội khác nhau. về mặt kinh tế, nhân tố quy định mạnh
mẽ nhất là chế độ kinh tế - xã hội, tức chế độ sở hữu và cơ chế vận hành nền kinh
tế, bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đặc điểm ngành nghề, sản phẩm
nguyên liệu cụ thể, nhân tố chính trị - xã hội cũng có tác động nhất định đến liên
kết (Phạm Thị Minh Nguyệt, 2006).
+ Hợp đồng phi chính thống: là các thỏa thuận khơng được thể hiện bằng
văn bản giữa các tác nhân cam kết cùng nhau thực hiện một số hoạt động cơng
việc nào đó. Hợp phi chính thống cũng được hai bên thống nhất về số lượng, chất
lượng, giá cả, thời hạn và địa điểm giao nhận hàng. Cơ sở của hợp đồng phi
chính thống là niềm tin, độ tín nhiệm, trách nhiệm cam kết thực hiện giữa các
bên tham gia hợp đồng. Hợp đồng phi chính thống thường được thực hiện giữa
các tác nhân có quan hệ thân thiết như (họ hàng, bạn bè, anh em ruột...) hoặc
giữa các tác nhân đã có quá trình hợp tác, liên kết sản xuất- kinh doanh với nhau
mà trong suốt thời gian hợp tác luôn thể hiện được nguồn lực tài chính, khả năng
tổ chức và trách nhiệm giữ chữ tín với các đối tác. Tuy nhiên hợp đồng phi chính
thống chỉ là các thỏa thuận trên nguyên tắc về số lượng, giá cả, điều kiện giao
nhận hàng hóa (Phạm Thị Minh Nguyệt, 2006).
2.1.2.2. Các phương thức liên kết
a. Liên kết dọc
Đây là phương thức liên kết mà các thành viên khi tham gia liên kết sẽ
làm chủ tồn bộ dây chuyền sản xuất. Nó được thực hiện theo trật tự của các
khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh như liên kết giữa sản xuất với chế biến
hoặc cả sản xuất chế biến với tiêu thụ sản phẩm; là sự liên kết toàn bộ quá trình
từ cung cấp nguyên liệu đến sản xuất và cung cấp sản phẩm cho thị trường.
Doanh nghiệp lựa chọn chiến lược liên kết dọc sẽ tìm cách tự sản xuất lấy các
nguồn lực đầu vào hoặc lo liệu các đầu ra của mình. Tùy theo chiến lược kinh
doanh, doanh nghiệp sẽ quyết định mức độ liên kết với nông dân (Phạm Thị

Minh Nguyệt, 2006)
Đặc biệt, hiện nay chuỗi liên kết 4 nhà từ nông dân đến nhà khoa học và
nhà kinh doanh bán lẻ đang chú trọng, hình thức này đã đuợc thực hiện qua việc
ký kết các hợp đồng giữa các doanh nghiệp với nơng dân đã tìm đến với nhau

11


qua mơ hình tiêu thụ nơng sản hàng hóa thơng qua hợp đồng (Phạm Thị Minh
Nguyệt, 2006)
b. Liên kết ngang
Là hình thức liên kết giữa các chủ thể nhằm mục đích làm chủ thị trường
sản phẩm. Hình thức này được tổ chức dưới nhiều dạng, có thể thơng qua các hội
nghề nghiệp hoặc hiệp hội, ví dụ Hiệp hội mía đường, Hội chăn ni bị
sữa...Các cơ sở liên kết với nhau là những cơ sở hoạt động độc lập nhưng có
quan hệ với nhau thơng qua một bộ máy kiểm sốt chung. Với hình thức liên kết
này, ngành nơng nghiệp có thể hạn chế đuợc sự ép cấp giá nơng sản của các cơ
sở chế biến nhờ sự làm chủ thị trường nông sản (Phạm Thị Minh Nguyệt, 2006).

A

C

B

A

C

B


A

C

Liên kết ngang

Liên kết dọc

Sơ đồ 2.1. Các phương thức liên kết kinh tế
Nguồn: Phạm Thị Minh Nguyệt (2006)

2.1.2.3. Các mơ hình liên kết trong sản xuất nơng nghiệp
a. Mơ hình phi chính thống
Mơ hình liên kết giữa các chủ thể với nhau thông qua những thỏa thuận,
cam kết hợp tác không chính thống (thường là thỏa thuận miệng) trong sản xuất
kinh doanh được gọi là liên kết phi chính thống.
Đặc điểm của liên kết phi chính thống là liên kết thường diễn ra trong điều
kiện trình độ, mơi trường phát triển cịn chưa cao, trong đó một bên tham gia là
hộ nơng dân (trình độ nhận thức thấp). Các nội dung liên kết có giá trị kinh tế

12


×