Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Nâng cao chất lượng giảng viên tại trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 137 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HỒNG SƠN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG, TỈNH PHÚ THỌ

Ngành:

Quản lý kinh tế

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Ngô Thị Thuận

Mã số:

8340410

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày.… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn


Nguyễn Hồng Sơn

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS. TS. Ngơ Thị Thuận đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức trường Đại học Hùng
Vương đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày.… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Sơn

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i

Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ ............................................................................................................ ix
Danh mục sơ đồ ................................................................................................................ x
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... xi
Thesis abtract ................................................................................................................. xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn................................................................................. 5
2.1.

Những lý luận cơ bản về nâng cao chất lượng giảng viên trong trường đại học ....... 5

2.1.1.

Các khái niệm ..................................................................................................... 5

2.1.2.

Đặc điểm và sự cần thiết nâng cao chất lượng giảng viên trường đại học ......... 7

2.1.3.


Tiêu chuẩn chất lượng giảng viên trường đại học .............................................. 9

2.1.4.

Nội dung và các hoạt động nâng cao chất lượng giảng viên trường đại học ........... 11

2.1.5.

Phương pháp đánh giá chất lượng giảng viên trong các trường đại học .......... 15

2.1.6.

Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giảng viên trong các trường đại học ..... 15

2.2.

Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng giảng viên .......................................... 19

2.2.1.

Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về nâng cao chất lượng giảng
viên các trường Đại học .................................................................................... 19

iii


2.2.2.

Kinh nghiệm của một số trường Đại học trong nước về nâng cao chất
lượng giảng viên ............................................................................................... 21


2.2.3.

Bài học rút ra cho trường Đại học Hùng Vương trong việc nâng cao chất
lượng giảng viên ............................................................................................... 23

2.2.4.

Tổng quan các nghiên cứu có liên quan ........................................................... 25

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 27
3.1.

Đặc điểm cơ bản của trường đại học Hùng Vương .......................................... 27

3.1.1.

Quá trình hình thành ......................................................................................... 27

3.1.2.

Cơ cấu tổ chức .................................................................................................. 27

3.1.3.

Điều kiện kinh tế............................................................................................... 29

3.1.4.

Kết quả đào tạo ................................................................................................. 33


3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 34

3.2.1.

Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................... 34

3.2.2.

Phương pháp xử lý, tổng hợp dữ liệu ............................................................... 36

3.2.3.

Phương pháp phân tích thơng tin ...................................................................... 36

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 39

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 40
4.1.

Thực trạng chất lượng giảng viên trường đại học Hùng Vương ...................... 40

4.1.1.

Tổng quan chung về chất lượng giảng viên ...................................................... 40


4.1.2.

Đánh giá của người học về chất lượng giảng viên ........................................... 46

4.1.3.

Các hoạt động nâng cao chất lượng giảng viên ................................................ 63

4.1.4.

Kết quả hồn thành cơng việc của giảng viên .................................................. 70

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên tại trường đại học Hùng
Vương, tỉnh Phú Thọ ........................................................................................ 73

4.2.1.

Yếu tố thuộc về bản thân giảng viên ................................................................ 73

4.2.2.

Yếu tố thuộc về cơ quan quản lý ...................................................................... 75

4.2.3.

Yếu tố thuộc về Nhà nước ................................................................................ 78

4.2.4.


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên ............................. 80

4.3.

Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng giảng viên tại trường đại
học Hùng Vương .............................................................................................. 86

4.3.1.

Căn cứ đề xuất .................................................................................................. 86

4.3.2.

Định hướng nâng cao chất lượng giảng viên .................................................... 92

iv


4.3.3.

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại học Hùng
Vương ............................................................................................................... 94

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 101
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 101

5.2.


Kiến nghị ........................................................................................................ 102

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 103
Phụ lục ........................................................................................................................ 108

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình qn

CTCT&HSSV

Cơng tác chính trị và Học sinh sinh viên

ĐHHV

Đại học Hùng Vương

ĐVT

Đơn vị tính


GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GD

Giảng dạy

GDTH – MN

Giáo dục Tiểu học – Mầm non

GS

Giáo sư

GV

Giảng viên

HĐND

Hội đồng nhân dân

ISO
KH&CN

International Organization for Standardization
(Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa)
Khoa học và Cơng nghệ


KHXH – NV

Khoa học xã hội – Nhân văn

KHTN

KHTN

KTCN

Kỹ thuật công nghệ

KT-QTKD

Kinh tế - Quản trị kinh doanh

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NCS

Nghiên cứu sinh

PGS.TS

Phó giáo sư, Tiến sĩ

PPDH


Phương pháp dạy học

QTKD

Quản trị kinh doanh

SL

Số lượng

TDTT

Thể dục thể thao

TĐPTBQ

Tốc độ phát triển bình quân

TLGD

Tâm lý giáo dục

TS

Tiến sĩ

TSCĐ

Tài sản cố định


UBND

Ủy ban nhân dân

VLVH

Vừa làm vừa học

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Thực trạng cán bộ, giảng viên, nhân viên trường Đại học Hùng
Vương 2017 ............................................................................................... 29

Bảng 3.2.

Tình hình cơ sở vật chất của trường Đại học Hùng Vương đến năm
2017 ........................................................................................................... 30

Bảng 3.3.

Tổng nguồn thu của Trường Đại học Hùng Vương 2014 – 2016 ............. 32

Bảng 3.4.

Tình hình sử dụng kinh phí của Trường Đại học Hùng Vương, tỉnh

Phú Thọ, giai đoạn 2014 - 2016 ................................................................ 32

Bảng 3.5.

Thu thập thông tin, tài liệu đã công bố ...................................................... 34

Bảng 3.6.

Thu thập số liệu mới .................................................................................. 35

Bảng 4.1.

Số lượng cán bộ, giảng viên và nhân viên trường Đại học Hùng
Vương ........................................................................................................ 40

Bảng 4.2.

Phân loại giảng viên theo độ tuổi và năm công tác trường Đại học
Hùng Vương .............................................................................................. 41

Bảng 4.3.

Phân loại giảng viên theo tình trạng sức khỏe và quê quán trường
Đại học Hùng Vương................................................................................. 42

Bảng 4.4.

Phân loại giảng viên theo trình độ đào tạo trường Đại học Hùng
Vương ........................................................................................................ 44


Bảng 4.5.

Phân loại giảng viên theo mức độ công việc hoàn thành trường Đại
học Hùng Vương ....................................................................................... 45

Bảng 4.6.

Tổng hợp kết quả phản hồi về thái độ, tác phong sư phạm ....................... 47

Bảng 4.7.

Tổng hợp kết quả phản hồi của sinh viên về việc thực hiện kế hoạch,
nội dung giảng dạy .................................................................................... 51

Bảng 4.8.

Tổng hợp kết quả phản hồi của sinh viên về phương pháp dạy học.......... 56

Bảng 4.9.

Tổng hợp kết quả phản hồi của sinh viên về kiểm tra, đánh giá ............... 61

Bảng 4.10a. Đánh giá của người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên theo
các tiêu chí ................................................................................................. 62
Bảng 4.10b. Đánh giá của người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên theo
các tiêu chí ................................................................................................. 62
Bảng 4.11. Tổng hợp ý kiến đánh giá của sinh viên theo các tiêu chuẩn chất
lượng giảng viên Trường Đại học Hùng Vương ....................................... 63

vii



Bảng 4.12. Quy hoạch về tuyển dụng sử dụng và bồi dưỡng giảng viên Đại học
Hùng Vương đến năm 2030 ...................................................................... 64
Bảng 4.13. Kết quả đào tạo bồi dưỡng giảng viên trường Đại học Hùng Vương ...... 65
Bảng 4.14. Số lượng đề tài và kinh phí nghiên cứu khoa học trường Đại học
Hùng Vương .............................................................................................. 66
Bảng 4.15. Kết quả các hoạt động hợp tác quốc tế của trường Đại học Hùng
Vương ........................................................................................................ 67
Bảng 4.16. Thống kê số giảng viên và số giờ vượt từ 2014 -2017 của Trường
Đại học Hùng Vương................................................................................. 70
Bảng 4.17. Thống kê số đề tài nghiệm thu các mức từ năm 2014 -2016 Trường
Đại học Hùng Vương................................................................................. 71
Bảng 4.18. Số lượng sinh viên tốt nghiệp của trường Đại học Hùng Vương (Giai
đoạn 2012 – 2016) ..................................................................................... 72
Bảng 4.19. Kết quả học tập, rèn luyện và tốt nghiệp của sinh viên (%) ...................... 73
Bảng 4.20. Tổng hợp ý kiến của giảng viên về đặc trưng giảng viên ảnh hưởng
tới chất lượng giảng viên ........................................................................... 74
Bảng 4.21.Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý về ảnh hưởng của các yếu tố thuộc
về cơ quan quản lý đến nâng cao chất lượng giảng viên ........................... 76
Bảng 4.22. Tổng hợp ý kiến của giảng viên về ảnh hưởng của các yếu tố thuộc
về cơ quan quản lý đến nâng cao chất lượng giảng viên ........................... 77
Bảng 4.23. Ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrixa) ................................ 80
Bảng 4.24. Hệ số KMO and Kiểm định Bartlett .......................................................... 83
Bảng 4.25. Tổng phương sai trích ................................................................................ 83
Bảng 4.26. Tóm tắt kết quả mơ hình hồi quy............................................................... 85
Bảng 4.27. ANOVAa.................................................................................................... 85
Bảng 4.28. Kết quả tính tốn và kiểm định mơ hình hồi quy ...................................... 86
Bảng 4.29. Ma trận SWOT về chất lượng giảng viên và các hoạt động nâng cao
chất lượng giảng viên ................................................................................ 86


viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1.

Giảng viên thực hiện nghiêm túc giờ lên lớp .......................................... 48

Biểu đồ 4.2.

Giảng viên dạy đủ số giờ quy định ......................................................... 48

Biểu đồ 4.3.

Trang phục, phong cách của giảng viên đúng chuẩn mực của nhà
giáo .......................................................................................................... 49

Biểu đồ 4.4.

Giảng viên sẵn sàng giúp đỡ sinh viên giải quyết khó khăn trong mơn
học ........................................................................................................... 49

Biểu đồ 4.5.

Kế hoạch giảng dạy được giảng viên thực hiện đúng theo lịch trình
đã cơng bố ............................................................................................... 52

Biểu đồ 4.6.


Mục tiêu và nội dung của môn học được giảng viên thông báo công
khai trước lớp .......................................................................................... 52

Biểu đồ 4.7.

Tài liệu luôn được giảng viên cập nhật giúp người học mở rộng kiến
thức và hiểu rõ về môn học ..................................................................... 53

Biểu đồ 4.8.

Giảng viên có liên hệ bài học với thực tế ................................................ 54

Biểu đồ 4.9.

Giảng viên cung cấp thêm nhiều kiến thức mở rộng có liên quan đến
chương trình học ..................................................................................... 54

Biểu đồ 4.10. Giảng viên phân bố và sử dụng thời gian lên lớp một cách hợp lý và
hiệu quả ................................................................................................... 57
Biểu đồ 4.11. Phương pháp giảng dạy của giảng viên rõ ràng, dễ hiểu ........................ 57
Biểu đồ 4.12. Giảng viên dạy học theo phương pháp tích cực, kích thích tư duy
sáng tạo của sinh viên ............................................................................. 58
Biểu đồ 4.13. Giảng viên chú trọng phát triển kỹ năng diễn đạt, thảo luận của sinh
viên trong giờ học ................................................................................... 58
Biểu đồ 4.14. Giảng viên sử dụng tốt các phương tiện hỗ trợ giảng dạy (Bảng,
Powerpoint…) ......................................................................................... 59
Biểu đồ 4.15. Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá bằng nhiều hình thức
khác nhau, hợp lý .................................................................................... 60
Biểu đồ 4.16. Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá chính xác, công bằng
khách quan .............................................................................................. 60


ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................... 28

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Hồng Sơn
Tên luận văn: Nâng cao chất lượng giảng viên tại Trường Đại học Hùng Vương, tỉnh
Phú Thọ
Mã số: 8340410

Ngành: Quản lý kinh tế.
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ giảng viên
trong trường đại học, đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng đội ngũ giảng viên của trường Đại học Hùng Vương, từ đó đề xuất định hướng và
các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới
của trường Đại học Hùng Vương cho giai đoạn tiếp theo.
Phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu được tìm từ các nguồn cung cấp: Sách
báo, tạp chí, văn kiện, nghị quyết các đề tài, luận án, lưu trữ ở các thư viện, văn phòng
Bộ, Sở, ngành và các phòng, ban của trường đại học Hùng Vương.
Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thu thập qua điều tra, phỏng vấn và

thảo luận nhóm đối với các giảng viên, cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo và sinh viên của
trường Đại học Hùng Vương. Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích số liệu bao
gồm phương pháp thống kê mơ tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích SWOT
và phương pháp phân tích nhân tố khám phá.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
- Thứ nhất là về lý luận: Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng
giảng viên ở các trường đại học như: sự cần thiết nâng cao chất lượng giảng viên, nội
dung và các hoạt động nâng cao chất lượng giảng viên, phân tích các yếu tố ảnh hưởng
tới chất lượng đội ngũ giảng viên. Từ đó rút ra bài học ý nghĩa trong việc nâng cao chất
lượng giảng viên của Trường Đại học Hùng Vương.
- Thứ hai, nghiên cứu thực trạng chất lượng giảng viên Trường Đại học Hùng
Vương cho thấy: Cơ cấu trình độ giảng viên đảm bảo đủ cho công tác tuyển sinh của
trường. Đội ngũ giảng viên đảm bảo đủ trình độ đến năm 2018 sẽ được chuẩn hóa từ
trình độ thạc sỹ trở lên theo quy định trong Luật Giáo dục đại học 2012 và đến năm
2020 có thể đạt trên 10% giảng viên có trình độ tiến sỹ, đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn
phân hạng các trường đại học trong Nghị định 73 và Thông tư 24 quy định chuẩn quốc

xi


gia đối với cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng. Về mặt nghiên cứu khoa học,
trong 5 năm từ tháng 11/2012 đến hết tháng 10/2017, số bài báo quy đổi của trường Đại
học Hùng Vương đã được cơng bố trên các tạp chí chun ngành trong nước và quốc tế
là 395,5 bài, trong đó có 64,5 bài báo quốc tế. Chất lượng đề tài nghiên cứu khoa học
cấp bộ, tỉnh và cấp cơ sở được đánh giá cao.
Đánh giá từ người học về hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên, cho thấy
đội ngũ giảng viên đều được đánh giá ở mức cao. Mức độ chênh lệch từ phía đánh giá
của người học phân chia theo từng khoa khơng có sự chênh lệch nhiều. Tuy nhiên ở tất
cả các hoạt động cũng như các tiêu chí của các hoạt động được đánh giá ở trên thì giảng
viên Khoa Lý luận chính trị, Khoa Nghệ thuật và Khoa Tâm lý giáo dục đều thấp hơn so

với các khoa khác trong toàn trường.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, các hoạt động nâng cao chất lượng
giảng viên trong thời gian qua còn một số tồn tại hạn chế cần khắc phục. Các yếu tố ảnh
hưởng tới chất lượng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Hùng Vương bao gồm 8
nhân tố, trong đó 3 nhân tố có tác động trực tiếp là: Tự nhận thức của GV và sự phù hợp
của công việc đảm nhận; Chính sách thu hút, hỗ trợ tài chính; Mơi trường làm việc.
- Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng, tác giả đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng viên tại Trường Đại học Hùng
Vương trong giai đoạn tiếp theo bao gồm 3 giải pháp ngắn hạn và 4 giải pháp dài hạn:
Hồn thiện chính sách tuyển dụng giảng viên, hồn thiện chính sách bố trí, sắp xếp và
sử dụng giảng viên, hồn thiện chính sách đãi ngộ, khen thưởng, hồn thiện chế độ
chính sách về nâng cao trình độ chuyên môn cho giảng viên, xây dựng chiến lược
nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sư phạm và tăng cường cơ sở vật
chất, tài liệu phục vụ giảng dạy – nghiên cứu khoa học.

xii


THESIS ABTRACT
Master candidate: Nguyen Hong Son
Thesis title: Improving the quality of lecturers at Hung Vuong University, Phu Tho
province
Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Based on the systematization of the literature and facts of the quality of
university lecturers, the thesis evaluated the situation of and analyzed factors affecting

the quality of lecturers of Hung Vuong University, then suggested solutions in order to
enhance the quality of the lecturers to meet the need of innovation at Hung Vuong
University in the coming periods of time.
Materials and Methods
Secondary data for this research were collected from sources, such as books,
magazines, legal documents, and dissertations archived in libraries, offices of
ministries and their departments and divisions as well as offices and departments of
Hung Vuong University.
Primary data for the study were collected through a survey, interviews, and group
discussions with the lecturers, administrators, leaders and students of Hung Vuong
University. The study employed several data analysis methods comprising of descriptive
statistics, comparative method, SWOT analysis and exploratory factor analysis.
Main findings and conclusions
Firstly, theoretical analysis identified the theoretical framework for enhancing
the quality of lecturers at universities, such as the need of quality improvement for
lecturers, contents and activities to enhance the quality of lecturers, and analysis of
factors affecting the quality of teaching staff. By doing so, significant lessons were
learned in bettering the quality of lecturers at Hung Vuong University.
Secondly, studying the quality of lecturers at Hung Vuong University revealed
that the qualification of the lecturers was adequate for the recruitment of students. By
2018, the teaching staff will be standardized by achieving the levels of master degrees
or higher in accordance with the 2012 Law on Higher Education; and by 2020, more
than ten percent of lecturers will likely hold doctoral degrees, that would meet the
requirements of university taxonomy in Decree 73 and Circular 24 regulating the
national standards for higher education institutions with applied orientation. Regarding

xiii


scientific research activities, in the five-year period between November 2012 and

October 2017, the number of equivalent articles by Hung Vuong University lecturers
published in domestic and international journals were 395,5 including 64,5 international
articles. The quality of scientific research of lecturers at ministerial, provincial and
university levels was highly appreciated.
Results from student evaluations of teaching showed that the teaching staff were
highly evaluated. The variation in student evaluations by faculties was not significant.
However, in all of the activities and criteria to assess the activities reviewed above, the
evaluation results of lecturers of Faculty of Political Science, Faculty of Arts and Faculty of
Educational Psychology were lower than those of other faculties in the university.
However, apart from the achievements, activities to improve the quality of
teaching staff in the recent years still had implied some shortcomings. There were eight
factors influencing the quality of teaching staff of Hung Vuong University. Among
them, three factors having direct impacts are, namely: Teacher self-awareness and
appropriateness of their job; Policies on attracting talented lecturers and providing
financial supports; and Working environment.
Thirdly, based on the findings of the current situation and influencing factors,
the author proposed some solutions in order to improve the quality of lecturers at Hung
Vuong University in the next period of time. They consisted of three (3) short-term and
four (4) long-term solutions: Enhancing the policy of lecturer recruitment; refining the
policy of work arrangement for and employment of lecturers; improving the policy of
rewards and compensation; strengthening the policy of professional qualification
improvement for lecturers; developing strategies for scientific research; fostering
pedagogical knowledge and skills of lecturers; and enhancing materials and facilities for
the purposes of teaching and scientific research.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, nguồn lực con người được coi là
quan trọng hàng đầu. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là yếu tố
mang tính quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung cũng như
sự phát triển của bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào nói riêng. Trong hệ thống
các trường Đại học cả nước thì sự hình thành, tồn tại và phát triển của nó
khơng thể tách rời với vai trò chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng dạy. Có thể
khẳng định rằng, chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy trong các trường Đại
học là yếu tố quyết định đối với sự phát triển giáo dục và đào tạo của mỗi
trường cũng như toàn bộ hệ thống các trường Đại học. Để có thể phát triển
trong mơi trường giáo dục và đào tạo ngày càng đổi mới, vị trí của đội ngũ
giảng viên ở các trường đại học nhất thiết phải có sự quy hoạch, xây dựng các
giải pháp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc.
So với yêu cầu ngày càng cao, càng đa dạng và phong phú của sự nghiệp
xây dựng xã hội mới, thì chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy đang có một
khoảng cách đối với thực tiễn hiện nay. Những vấn đề được đặt ra về chất lượng
và số lượng đội ngũlà vấn đề cần được quan tâm hàng đầu trong sự nghiệp giáo
dục và đào tạo. Do đó, làm sao để nâng cao chất lượng và phát triển về đội ngũ
cán bộ giảng dạy trong các trường Đại học là một vấn đề có ý nghĩa cấp thiết,
nhằm đáp ứng đòi hỏi mới của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao
chất lượng giáo dục và đào tạo, đồng thời cạnh tranh được với nền giáo dục của
các quốc gia, dân tộc khác trong bối cảnh hội nhập và phát triển, là nền tảng để
một trường Đại học có thể tồn tại và phát triển. Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu
học tập của xã hội, các trường Đại học phải không ngừng nghiên cứu, xây dựng
những ngành học mới phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Đây là một
trong những cơ sở làm phát sinh đòi hỏi đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ
giảng dạy.
Vị trí của đội ngũ giảng viên trong các trường đại học đã được quy định
cụ thể trong các văn bản pháp luật mà điển hình là Luật Giáo dục đại học năm
2012 quy định trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại
học là thạc sỹ trở lên. Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày

28 tháng 11 năm 2014 quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên

1


chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.
Như vậy, bản chất của việc nâng cao chất lượng giảng viên là xem xét các
tiêu chuẩn của giảng viên, nắm vững những tiêu chí đánh giá giảng viên. Điều
này sẽ giúp cho người quản lý đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng giảng
dạy, trình độ chun mơn và phát huy tối đa năng lực của mỗi giảng viên.
Trường Đại học Hùng Vương được thành lập theo Quyết định số 81/QĐTTg ngày 29/4/2003 của Thủ tưởng Chính phủ trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư
phạm Phú Thọ. Với hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Nhà trường ln là cơ
sở đào tạo có uy tín, chất lượng cung cấp nguồn nhân lực cho tỉnh Phú Thọ và
các tỉnh lân cận. Hiện nay, trường Đại học Hùng Vương có tổng số cán bộ, viên
chức là 484 người, số cán bộ giảng viên là 339, gồm có 02 Giáo sư, 14 Phó giáo
sư và 61 tiến sĩ, 234 thạc sĩ, 112 kỹ sư, cử nhân và 61 người trình độ khác cơ
bản đáp ứng nhu cầu đào tạo (Phòng Tổ chức cán bộ, trường Đại học Hùng
Vương, 2017). Tuy nhiên, so với yêu cầu chất lượng lao động của đơn vị sử
dụng lao động trong quá trình hội nhập và phát triển của kinh tế - xã hội, một
bộ phận đội ngũ giảng viên của trường chưa đáp ứng được đầy đủ. Số lao động
có trình độ cao cịn chiếm tỷ trọng nhỏ, công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa
chưa tương xứng. Các bài báo khoa học và sáng kiến có tiếng trong nước và
khu vực trong nghiên cứu khoa học còn hạn chế. Trong việc hoạch định các
chính sách, cải tiến kỹ thuật và chuyển giao khoa học công nghệ đã được nhà
trường chú trọng và đẩy mạnh, tuy nhiên kết quả đạt được chưa thực sự tương
xứng với tiềm năng khoa học của nhà trường. Những hạn chế này đã ảnh hưởng
đến sự phát triển của Nhà trường.
Các nghiên cứu trước đây có liên quan đã có như “Phát triển nguồn nhân
lực giảng viên của trường Đại học Kinh tế quốc dân (ĐHKTQD) hướng tới mục
tiêu trở thành đại học nghiên cứu” của Nguyễn Đức Hiển (2013). “Nâng cao

chất lượng đội ngũ giảng viên trong các trường đại học khối ngành kinh tế và
quản trị kinh doanh khu vực phía Bắc” của Nguyễn Thị Thu Hằng (2013). “Chất
lượng đội ngũ giảng viên: Từ góc nhìn năng lực nghiên cứu khoa học” của
Hoàng Văn Mạnh (2014), nhưng các nghiên cứu này được tiến hành ở nơi khác
nhau. Tại trường đại học Hùng Vương cho đến nay chưa có cơng trình nghiên
cứu nào. Xuất phát từ những u cầu thực tiễn nêu trên, vì vậy tơi đã lựa chọn đề
tài nghiên cứu: “Nâng cao chất lượng giảng viên tại trường Đại Học Hùng
Vương, tỉnh Phú Thọ”.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng giảng viên và phân
tích, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên, từ đó đề xuất các giải pháp
nâng cao chất lượng giảng viên của trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ
thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về chất lượng giảng viên trong
trường đại học.
- Đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên của trường Đại học Hùng
Vương, tỉnh Phú Thọ thời gian qua.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên của trường
Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng viên
của trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu cụ thể nêu trên, nghiên cứu này cần
trả lời các câu hỏi sau đây

(1). Thực trạng chất lượng giảng viên của trường đại học Hùng Vương
những năm qua như thế nào? Trường đã có những hoạt động nào để nâng cao
chất lượng giảng viên?
(2). Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên của trường
đại học Hùng Vương?
(3). Để tiếp tục nâng cao chất lượng giảng viên của trường đại học Hùng
Vương cần thực hiện các giải pháp nào?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những lý luận và thực tiễn về nâng cao
chất lượng giảng viên của trường đại học, được cụ thể ở các đối tượng khảo sát sau:
- Giảng viên đang giảng dạy tại trường.
- Các đơn vị quản lý giảng viên: Bộ môn; Khoa; Trường.

3


- Sinh viên đang theo học tại trường.
- Các cơ chế chính sách có liên quan đến giảng viên.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng số lượng,
chất lượng giảng viên; Các hoạt động nâng cao chất lượng giảng viên; Các
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên; Các giải pháp nâng cao chất
lượng giảng viên.
- Phạm vi về không gian: Đề tài triển khai nghiên cứu trên phạm vi trường
Đại học Hùng Vương; Một số nội dung chuyên sâu được khảo sát ở 1 số khoa, bộ
môn và sinh viên đại diện.
- Phạm vi về thời gian:
+ Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập từ năm 2014
đến năm 2017.

+ Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập năm 2017.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Về mặt lý luận: Làm rõ thêm cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng giảng
viên ở các trường đại học. Từ đó rút ra bài học ý nghĩa trong việc nâng cao chất
lượng giảng viên của Trường Đại học Hùng Vương.
Về mặt thực tiễn: Dựa trên thực trạng nâng cao chất lượng giảng viên và
phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng giảng viên tại
Trường Đại học Hùng Vương, đề tài có thể được dùng làm luận cứ khoa học cho
Trường Đại học Hùng Vương đề ra chính sách, giải pháp nâng cao chất lượng
giảng viên cho mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG
VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
2.1.1. Các khái niệm
- Giảng viên
Theo Hoàng Phê (2001) giảng viên là tên gọi chung của người làm công
tác giảng dạy ở các trường chuyên nghiệp, các lớp đào tạo, huấn luyện, các
trường trên bậc phổ thông.
Theo Điều 54 của Luật Giáo dục đại học giảng viên trong cơ sở giáo
dục đại học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có sức
khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; đạt trình độ về chun mơn, nghiệp vụ (Quốc
hội, 2012).
Theo Luật Giáo dục thì giảng viên làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục
trong nhà trường (Quốc hội, 2005).
Tổng hợp từ căn cứ trên khái niệm: Giảng viên là khái niệm chỉ người làm
công tác giảng dạy, nghiên cứu trong các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng hoặc

tương đương.
- Chất lượng
Theo Hoàng Phê (2001) “Chất lượng” là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của
một con người, một sự vật, sự việc.
Theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa “chất lượng –
Quality” là mức độ mà một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các u cầu (Bộ
Khoa học và Công nghệ, 2005).
Theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa “Chất lượng sản phẩm, hàng
hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong
tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng” (Quốc Hội, 2007).
Căn cứ vào những khái niệm trên học viên đưa ra khái niệm: “Chất lượng”
là khái niệm chỉ mức độ một tập hợp các đặc tính vốn có, cấu thành nên sự vật,
đảm bảo cho sự vật đáp ứng tốt nhất các mục đích hoặc yêu cầu đã xác định.
- Nâng cao chất lượng

5


Theo Hoàng Phê (2001) nâng cao là làm cho cao hơn trước/đưa lên mức
cao hơn như nâng cao trình độ, đời sống được nâng cao.
Theo Nguyễn Văn Đản (2005) nâng cao chất lượng là làm tăng lên những
lợi ích, giá trị mà nó đem lại cho cá nhân và xã hội, trước mắt và lâu dài.
Nâng cao chất lượng có thể hiểu là nhằm hoàn thiện con người, sự vật, sự
việc nhằm đáp ứng đòi hỏi về sự phát triển kinh tế- xã hội trong từng giai đoạn
(Nguyễn Thị Thảo, 2014)
Học viên đưa ra khái niệm “Nâng cao chất lượng” là khái niệm chỉ mức
độ cao hơn của một tập hợp các đặc trưng, thuộc tính vốn có, cấu thành nên giá
trị, bản chất con người, sự vật, đảm bảo cho con người, sự vật đáp ứng tốt nhất
các mục đích yêu cầu ở mức độ cao hơn so với mức độ trước.
- Nâng cao chất lượng giảng viên

Đại hội XII của Đảng đã tiếp tục quan điểm tại Hội nghị Trung ương 8
khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng
nghiệp hố, hiện đại hóa đất nước, trong đó nhấn mạnh yêu cầu “thực hiện chuẩn
hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo (Văn phịng TW
Đảng, 2016).
Giáo dục đại học có vai trị quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh nền kinh tế tri thức, hội nhập và xu thế
toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Trong đó, chất lượng đội ngũ giảng
viên đại học có vai trị quyết định trong việc bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo
dục. Cho dù hệ thống giáo dục và phương thức giáo dục thay đổi mạnh mẽ đến mức
nào thì quy luật thầy giỏi kéo theo trò giỏi vẫn giữ ngun giá trị. Vì vậy, muốn có
giảng viên bảo đảm chất lượng phải tuyển giảng viên ít nhất có trình độ thạc sĩ, tốt
nghiệp đúng chuyên ngành, từ loại khá trở lên và phải là sinh viên chính quy
(Nguyễn Hữu Lam, 2016).
Chất lượng giảng viên không chỉ tạo thương hiệu, khả năng cạnh tranh cho
cơ sở đào tạo giáo dục đại học, mà đây cịn là một tiêu chí quan trọng trong đánh
giá, kiểm định chất lượng các trường đại học. Do vậy, cùng với việc đổi mới căn bản
và tồn diện giáo dục đại học từ nội dung, cơng tác quản lý, phương pháp và hình
thức tổ chức giáo dục, việc nâng cao chất lượng giảng viên đại học được coi là giải
pháp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực (Nguyễn
Hữu Lam, 2016).

6


Học viên đưa ra khái niệm “Nâng cao chất lượng giảng viên” là khái niệm
chỉ mức độ cao hơn của một tập hợp cácđặc trưng, thuộc tính vốn có, thể hiện
bản chất cấu thành nên chất lượng giảng viên với tư cách là chủ thể của quá trình
giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng hay tương
đương nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của ngành giáo dục so với thời

kì, giai đoạn trước đó.
2.1.2. Đặc điểm và sự cần thiết nâng cao chất lượng giảng viên trường đại học
2.1.2.1. Đặc điểm của giảng viên
Căn cứ vào những nhiệm vụ của giảng viên trong trường đại học, tác giả
phân tích một số đặc điểm đặc trưng khác biệt của giảng viên đại học, cao đẳng
hoặc các cơ sở tương đương so với giáo viên trung học như sau:
Trước tiên, giảng viên là người được tuyển dụng làm nhiệm vụ giảng dạy
trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ trong trường đại học, bao gồm các chức
danh: trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư. Chính vì vậy,
giảng viên phải đáp ứng được những u cầu cao về trình độ, về phẩm chất chính
trị cũng như nghiệp vụ giảng dạy đại học. Giảng viên phải đảm bảo vừa thực hiện
tốt công tác giảng dạy vừa tham gia nghiên cứu khoa học. Một trong những chức
năng, nhiệm vụ quan trọng của trường đại học cũng như của người giảng viên là
truyền đạt kiến thức đến người học. Chức năng này không thể tách rời chức năng
nghiên cứu khoa học. Giảng viên đại học là một nhà khoa học chân chính. Một
giảng viên giỏi phải là người biết kích thích tính tị mị học hỏi và khả năng sáng
tạo của sinh viên bằng cách hướng sinh viên phát hiện vấn đề cần giải quyết, đưa
ra những ý tưởng hay và những quan điểm trong chuyên ngành học. Chính vì
vậy, muốn giảng dạy có hiệu quả thì giảng viên cần phải kết hợp tốt với hoạt
động nghiên cứu khoa học (Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ, 2014).
Bên cạnh đó, giảng viên phải ln chủ động sáng tạo trong chuẩn bị bài
giảng. Trong quá trình đổi mới giáo dục hiện nay đòi hỏi giảng viên ln có
những sáng kiến đổi mới trong giảng dạy cụ thể ở việc áp dụng các kỹ năng
giảng dạy mới, sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá mới phù hợp với
trình độ, năng lực của sinh viên. Cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên
ngành mới, cập nhật gắn liền với thực tế. Tạo điều kiện giúp sinh viên phát triển
tính sáng tạo, tư duy phê phán, khả năng làm việc và nghiên cứu và giải quyết
vấn đề một cách độc lập. Tư chất sáng tạo đó biểu hiện trong năng lực hoạt động

7



giảng dạy, trong hoạt động nghiên cứu khoa học và trong tồn bộ q trình sáng
tạo để hình thành nên toàn bộ nhân cách sáng tạo của người học – sản phẩm cần
thiết và tất yếu của quá trình dạy học. Bởi vậy, hơn bất cứ một nghề nghiệp nào
khác, nghề giảng dạy đại học đòi hỏi mỗi giảng viên phải phát huy năng lực sáng
tạo của mình một cách cao nhất. Hơn nữa, bên cạnh công tác giảng dạy và nghiên
cứu khoa học, giảng viên đại học cần có sự định hướng nghề nghiệp cho sinh
viên (Bộ Giáo dục và Đào tạovà Bộ Nội vụ, 2014).
Một đặc điểm nữa là trong thời đại ngày nay, người giảng viên phải là một
tấm gương sáng về đạo đức và tinh thần tự học để hồn thiện mình. Mỗi giảng
viên là một tấm gương mẫu mực về ý trí học tập, nghiên cứu khoa học, về tinh
thần nhân ái, nhân văn thương yêu con người, quý trọng con người. Giảng viên
phải đáp ứng tốt những yêu cầu về nghiệp vụ giảng dạy đại học. Do đó giảng viên
cần có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo; đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chuyên môn khi thực hiện
giảng dạy trong chương trình đào tạo ở các trình độ khác nhau theo quy định tại
các quy chế đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (Bộ Giáo dục
và Đào tạo và Bộ Nội vụ, 2014).
2.1.2.2. Sự cần thiết nâng cao chất lượng giảng viên trường đại học
Trong lĩnh vực nghề nghiệp, nếu chỉ dừng ở mức những gì được đào tạo
nơi trường qui định thì chắc chắn năng lực nghề nghiệp sẽ khó có chỗ đứng vững
chãi trong một thị trường lao động mang tính cạnh tranh cao, nhất là trong giai
đoạn hội nhập; vì thế, nguy cơ bị đào thải là có tính thường trực. Do đó, năng lực
nghề nghiệp địi hỏi phải ln được cập nhật, nâng cao và hồn thiện. Vì vậy, bồi
dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực là con đường tất yếu phải theo.
Trong quá trình giáo dục đang đổi mới mạnh mẽ, việc bồi dưỡng nâng cao
chất lượng giảng viên trường đại học càng địi hỏi cấp bách vì:
Thứ nhất, Chất lượng đội ngũ giảng viên ảnh hưởng lớn tới chất lượng
đào tạo sinh viên. Chất lượng sinh viên là kết quả phản ánh việc đào tạo của

một trường đại học. Mặt khác, chất lượng giáo viên là đại lượng không thể bất
biến, cả về bề rộng và chiều sâu của nội hàm. Việc nâng cao năng lực chuyên
môn nghề nghiệp đối với giảng viên phải như đường xốy “trơn ốc”, từ những
kiến thức cơ bản, nền tảng phát triển kiến thức chuyên sâu và việc nâng cao
kiến thức là khơng có điểm dừng. Điều này cũng có nghĩa: học vị thạc sĩ, tiến sĩ

8


chỉ là điều kiện cần của giảng viên đại học, đặc biệt đối với cán bộ giảng viên
trẻ, khi mà kinh nghiệm giảng dạy và thực tiễn nghề nghiệp vẫn chưa nhiều.
Nên việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng viên là yêu cầu thiết yếu (Phạm
Văn Quyết, 2017).
Thứ hai, việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng viên là một trong các
nội dung thể hiện năng lực của các trường đại học, khả năng cạnh tranh của các
trường đại học (Phạm Văn Quyết, 2017).
Thứ ba, việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng viên góp phần thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội bằng cách đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học
và chuyển giao kỹ thuật công nghệ thông qua những đề tài, dự án khoa học công
nghệ của các trường đại học (Nguyễn Văn Tuấn, 2014).
Thứ tư, việc liên kết đào tạo giữa các trường đại học trong nước và quốc
tế, liên kết đào tạo nghiệp vụ giữa trường đại học với các cơ quan, doanh nghiệp
giúp thúc đẩy công tác đào tạo của các trường đại học gắn liền với thực tiễn cuộc
sống và nhu cầu của xã hội. Điều đó cũng góp phần đẩy mạnh công tác nâng cao
chất lượng giảng viên để đảm bảo việc đào tạo sinh viên đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của xã hội (Nguyễn Văn Tuấn, 2014).
Chính vì vậy, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học hiện nay,
việc bồi dưỡng nâng cao và hồn thiện đội ngũ giảng viên địi hỏi các trường đại
học cần tìm kiếm phương sách mới cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên.
Dưới góc độ là người nghiên cứu, học viên phân tích thực trạng và những yếu tố

ảnh hưởng tới nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; từ đó, đề xuất những giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng viên tại trường Đại học Hùng Vương
nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục.
2.1.3. Tiêu chuẩn chất lượng giảng viên trường đại học
Theo thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGD&ĐT-BNV của Bộ
GD&ĐT và Bộ Nội vụ ngày 28 tháng 11 năm 2014 quy định mã số và tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học
được quy định:
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên
ngành giảng dạy;

9


Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên;
Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số
01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Đối với giảng viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt
bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01
năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc
dùng cho Việt Nam;
Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản
theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014
của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ
thông tin.
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
Nắm vững kiến thức cơ bản của mơn học được phân cơng giảng dạy và có
kiến thức tổng qt về một số mơn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo

được giao đảm nhiệm;
Nắm vững mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo các môn
học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu
thế phát triển đào tạo, nghiên cứu nội dung đào tạo chuyên ngành ở trong và
ngoài nước;
Biên soạn giáo án, tập hợp các tài liệu tham khảo liên quan của bộ mơn,
chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình, sách hướng dẫn bài tập, thực hành,
thí nghiệm;
Có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học và tổ chức cho sinh viên
nghiên cứu khoa học; ứng dụng, triển khai những kết quả nghiên cứu khoa học,
công nghệ vào công tác giáo dục và đào tạo, sản xuất và đời sống;
Có phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp với nội dung môn học; giảng
dạy đạt yêu cầu trở lên
Ngoài ra, cần đánh giá trên cả yếu tố phục vụ xã hội - cộng đồng. Phục vụ
xã hội là một lĩnh vực mà hầu như chưa được quan tâm tới khi đánh giá giảng
viên ở nước ta trong thời gian qua. Ở hầu hết các nước phát triển, việc tham gia
vào các hoạt động phục vụ xã hội như là việc tham gia vào các tổ chức chính

10


×