HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
ĐỖ THỊ HỒNG THẮM
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ BỆNH ĐƠN BÀO
ĐƯỜNG MÁU LEUCOCYTOZOON TRÊN GÀ
TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành :
Thú y
Mã số :
60 64 01 01
Người hướng dẫn khoa học :
TS. Trần Thị Đức Tám
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn
Đỗ Thị Hồng Thắm
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Trần Thị Đức Tám đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Giải phẫu – Tổ chức, Khoa Thú y - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Trạm Thú y huyện Mê
Linh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Đồng thời, tơi xin chân thành cảm ơn TS. Bùi Khánh Linh đã tận tình giải đáp
các thắc mắc, làm sáng tỏ những băn khoăn của tơi trong q trình hồn thành luận văn.
Lời cuối cùng, cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và
bạn bè đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn trong suốt q
trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Xın chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày.....tháng......năm 2016
Tác giả luận văn
Đỗ Thị Hồng Thắm
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan
i
Lời cảm ơn
ii
Mục lục
iii
Danh mục từ viết tắt
v
Danh mục bảng
vi
Danh mục hình
vii
Trích yếu luận văn
viii
Thesis abstract
ix
Phần 1. Mở đầu
1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài
1
1.2.
Mục đích nghiên cứu
2
1.3.
Ý nghĩa của đề tài
2
Phần 2. Tổng quan tài liệu
3
2.1.
Cơ sở khoa học của đề tài
3
2.1.1.
Hiểu biết chung về đơn bào Leucocytozoon spp ký sinh trên gà
3
2.1.2.
Bệnh đơn bào Leucocytozoon ở gà
7
2.2.
Tình hình nghiên cứu về bệnh Leucocytozoon
14
2.2.1.
Tình hình nghiên cứu nước ngồi
14
2.2.2.
Tình hình nghiên cứu trong nước
16
2.3.
tình hình chăn ni gà trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội
17
Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
18
3.1.
Địa điểm nghiên cứu
18
3.1.1.
Địa điểm thu mẫu
18
3.1.2.
Địa điểm phân tích mẫu
18
3.2.
Thời gian nghiên cứu
18
3.3.
Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
18
3.3.1.
Đối tượng nghiên cứu
18
3.3.2.
Vật liệu nghiên cứu
18
3.4.
Nội dung nghiên cứu
19
3.4.1.
Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường máu Leucocytozoon spp ở gà trên
địa bàn huyện Mê Linh.
19
iii
3.4.2.
Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý bệnh ký sinh trùng đường máu do
Leucocytozoon spp gây ra ở gà
19
3.4.3.
Nghiên cứu phương pháp phịng và trị bệnh
19
3.5.
Phương pháp nghiên cứu
19
3.5.1.
Bố trí thí nghiệm
19
3.5.2.
Phương pháp làm tiêu bản máu và xác định sự có mặt của căn nguyên
gây bệnh
20
3.5.3.
Phương pháp nghiên cứu đặc điểm bệnh lý lâm sàng
21
3.5.4.
Đề xuất phác đồ điều trị và phương pháp phòng bệnh
23
3.5.5.
Phương pháp xử lý số liệu
23
Phần 4. Kết quả và thảo luận
4.1.
24
Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường máu Leucocytozoon spp ở gà trên
địa bàn huyện Mê Linh.
24
4.1.1.
Định loài ký sinh trùng ký sinh trên gà tại Mê Linh
24
4.1.2.
Tỷ lệ, cường độ nhiễm Leucocytozoon spp trên gà theo mùa vụ
25
4.1.3.
Tỷ lệ, cường độ nhiễm Leucocytozoon spp theo tuổi gà
27
4.1.4.
Tỷ lệ, cường độ nhiễm Leucocytozoon spp theo phương thức chăn nuôi
29
4.1.5.
Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon spp chung trên đàn gà thuộc
huyện Mê Linh.
31
4.2.
Đặc điểm bệnh lý trên gà mắc bệnh do Leucocytozoon spp
33
4.2.1.
Các triệu chứng lâm sàng ở gà mắc bệnh do Leucocytozoon spp
33
4.2.2.
Bệnh tích đại thể
36
4.2.3.
Bệnh tích vi thể
40
4.3.
Phịng và trị bệnh do Leucocytozoon
44
4.3.1.
Đề xuất sử dụng 3 phác đồ điều trị bệnh do Leucocytozoon spp gây ra
44
4.3.2.
Phòng bệnh
45
Phần 5. Kết luận và đề nghị
47
5.1.
Kết luận
47
5.2.
Đề nghị
48
Tài liệu tham khảo
49
Phụ lục
52
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
%
: Phần trăm
Kg
: Kilogram
mg
: Miligram
ppm (Parts per million) : Đơn vị đo mật độ
TB
: Trung bình
TT
: Thể trọng
UBND
: Ủy ban nhân dân
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Bố trí thí nghiệm kiểm tra tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon
trên gà
20
Bảng 3.2. Phác đồ đề xuất điều trị bệnh do Leucocytozoon
23
Bảng 4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon spp trên gà theo mùa vụ
25
Bảng 4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon spp trên gà theo lứa tuổi
28
Bảng 4.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm bệnh Leucocytozoon spp ở gà theo phương
thức chăn nuôi.
30
Bảng 4.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon spp trên gà tại địa bàn huyện
Mê Linh
31
Bảng 4.5. Biểu hiện lâm sàng gà mắc bệnh do Leucocytozoon spp
33
Bảng 4.6. Tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh
Leucocytozoon spp
34
Bảng 4.7. Bệnh tích đại thể của gà mắc bệnh do đơn bào Leucocytozoon
37
Bảng 4.8. Bệnh tích vi thể một số cơ quan của gà mắc bệnh do Leucocytozoon
40
Bảng 4.9. Hiệu lực của phác đồ điều trị bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp
trên gà
44
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1.
Hình ảnh Leucocytozoon spp trong máu gà
24
Hình 4.2.
Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon spp trên gà theo mùa vụ
26
Hình 4.3.
Cường độ nhiễm đơn bào Leucocytozoon spp ở các lứa tuổi gà
29
Hình 4.4.
Tỷ lệ gà nhiễm bệnh Leucocytozoon spp theo phương thức chăn ni
30
Hình 4.5.
Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà trên địa bàn huyện
Mê Linh
Hình 4.6.
32
Tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh
Leucocytozoon
34
Hình 4.7.
Phân gà bị bệnh có màu xanh lá cây
35
Hình 4.8.
Mào gà bị bệnh tím tái, nhợt nhạt
36
Hình 4.9.
Gan gà bệnh có điểm hoại tử
38
Hình 4.10.
Xoang bao tim tích nước
38
Hình 4.11.
Lách sưng to, xuất huyết
39
Hình 4.12.
Thận sưng, xuất huyết
39
Hình 4.13.
Gan xuất huyết
41
Hình 4.14.
Tế bào gan bị hoại tử
41
Hình 4.15.
Lách sung huyết
42
Hình 4.16.
Tế báo nhu mơ lách bị thối hóa
42
Hình 4.17.
Thâm nhiễm tế bào viêm ở kẽ thận
43
vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đỗ Thị Hồng Thắm
Tên luận văn: “ Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý bệnh đơn bào đường máu
Leucocytozoon trên gà được nuôi tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội”.
Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60.64.01.01
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Xác định biến đổi lâm sàng, tổn thương bệnh lý của gà mắc Leucocytozoon. Từ
đó cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc chẩn đoán bệnh và xây dựng các biện pháp
khống chế bệnh có hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn ở huyện Mê Linh, thành
phố Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng 720 mẫu máu gà được lấy theo phương pháp chọn mẫu có chủ đích kết
hợp giữa việc chọn mẫu chùm nhiều tầng và chọn mẫu phân tầng.
Các mẫu máu được làm tiêu bản và nhuộm theo phương pháp nhuộm Giemsa,
sau đó đem soi dưới kính hiển vi tìm đơn bào Leucocytozoon để đánh giá tỷ lệ và cường
độ mắc bệnh.
Quan sát triệu chứng lâm sàng của những gà nhiễm bệnh. Đối với gà chết, mổ
khám để đánh giá bệnh tích đại thể, lấy mẫu làm tiêu bản vi thể.
Sử dụng 3 nhóm gà bệnh để thử nghiệm hiệu lực của 3 phác đồ điều trị.
Kết quả chính
- Tình hình bệnh Leucocytozoon ở gà trên địa bàn huyện Mê Linh (nghiên cứu từ
tháng 10 năm 2015 đến tháng 9 năm 2016).
- Tỷ lệ và cường độ mắc bệnh ở gà theo mùa vụ, lứa tuổi, phương thức chăn nuôi.
- Triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể, vi thể của gà bệnh.
- Hiệu lực của 3 phác đồ điều trị thử nghiệm.
Kết luận
Từ các nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ mắc bệnh do Leucocytozoon trên gà thuộc địa
bàn huyện Mê Linh là 19.31% . Bệnh gặp nhiều ở gà trên 4 tháng tuổi, gà được nuôi
theo phương thức thả vườn và vào mùa xuân. Cường độ nhiễm nặng tỷ lệ thuận với tỷ lệ
nhiễm. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của gà bệnh là thiếu máu, ủ rũ, kém ăn, gầy yếu
và ỉa chảy phân màu xanh lá cây. Bệnh tích đại thể quan sát được phần lớn ở tim, gan,
lách với biểu hiện sưng, xuất huyết. Gà mắc bệnh được chữa khỏi với tỷ lệ cao đến
81.11% với thuốc có thành phần Sulfamonomethoxine. Việc vệ sinh tốt, tiêu diệt vật
chủ trung gian như muỗi, dĩn là biện pháp hữu hiệu để hạn chế tỷ lệ mắc bệnh.
viii
THESIS ABSTRACT
Author: Do Thi Hong Tham
Thesis title: “Researching pathological characteristics of blood protozoa infected
diseases Leucocytozoon in chickens raised in Me Linh district, Hanoi”
Major: Veterinary medicine
Code: 60.64.01.01
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Objectives
Basing on the identification of clinical changes, patholigical lesions of
Leucocytozoon infected chickens, providing scientific basis to the diagnosis of the
disease and the formulation of effective controllable measures, which are suitable to
practical conditions in Me Linh district, Hanoi
Methodology
To use 720 samples of infectious chickens’ blood taken intentionally by
combining several-layer sampling and stratified sampling.
The blood samples are made as the specimens, dyed by Giemsa dying method,
then examined under microscopes to find unicellular Leucocytozoon to assess the rate
and the intensity of the infection.
To observe clinical symptoms of the infectious chickens. The dead chickens,
particularly, are applied the post-mortem for evaluating macroscopic lesions and for
taking samples of microscopic specimen.
To use three groups of infectious chickens to test the efficacy of three clinical
protocols.
Main results
- The status of leucocytozoon infectious disease on chickens in Me Linh district
(researching time from October 2015 to September 2016).
- The infectious rate and intensity on chickens by seasons, age, farming method.
- The clinical symptoms, the macroscopic and microscopic lesions of
infectious chickens.
- The efficacy of three clinical protocols.
Conclusion
ix
The research shows that: the rate of Leucocytozoon infectious chickens within
Me Linh district is 19.31% . The disease occurs more frequently in the chickens of over
four months of age, chickens of free raising in spring. The infectious intensity is in
proportional to the infectious rate. Primary clinical symptoms of the infectious chickens
are: anemia, depression, anorexia, and diarrhea with green excrement. The macroscopic
lesions are mainly in the heart, liver, spleen with signs of swelling, bleeding. The
infectious chickens are cured at a high rate,
up to 81.11% by using
Sulfamonomethoxine-ingredient medicines. Good hygiene, the annihilation of
intermediate hosts such as mosquitoes are the effective measures to reduce the
intectious rate.
x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Mê Linh là một huyện ngoại thành phía Bắc của thủ đô Hà Nội. Với địa
thế thuận lợi, huyện đã thu hút được một lượng không nhỏ những dự án đầu tư
phát triển công nghiệp như khu công nghiệp Quang Minh, khu đô thị mới Hà
Phong, khu đô thị mới Long Việt...Cùng với sự phát triển cơng nghiệp, diện tích
đất nơng nghiệp giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, các nhà máy công nghiệp chỉ giải
quyết được nhu cầu việc làm cho bộ phận thanh niên có trình độ trên địa bàn
huyện. Với những người lao động ở độ tuổi trẻ đã qua, già chưa tới hoặc những
lao động khơng có trình độ, công việc trong phân xưởng của một nhà máy là điều
không thể trong khi họ vẫn là những lao động chính của gia đình. Đứng trước bài
tốn kinh tế, nhiều hộ nơng dân đã chuyển từ hình thức trồng trọt sang chăn ni,
trong đó có chăn ni gà. Nhưng với việc thiếu kinh nghiệm cùng với tuổi tác
hạn chế sự tiếp cận khoa học kỹ thuật khiến nhiều hộ chăn nuôi rơi vào cảnh lao
đao do dịch bệnh ở trên gà. Trong những năm gần đây, một bệnh thường được
người nuôi gà nhắc đến bên cạnh Cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro...là bệnh
ký sinh trùng đường máu do Leucocytozoon spp gây ra.
Bệnh Ký sinh trùng đường máu ở gà hay còn gọi là bệnh sốt rét gà, xuất
hiện trên khắp thế giới, thường xảy ra nhiều ở các nước Châu Á, đặc biệt là các
nước trồng lúa nước gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi, đặc biệt là nhiều trang
trại chăn nuôi gà đẻ.
Về lịch sử, bệnh ký sinh trùng đường máu gà được phát hiện năm 1904 tại
Hà Lan. Tới thập niên 1960 – 1970 bệnh bùng phát ở các quốc gia có hệ thống
chăn ni tập trung cao như Hà Lan, Pháp, Thụy Điển làm chết ít nhất 57.000 gia
cầm. Năm 1986, dịch bắt đầu bùng phát ở các nước Châu Á, Thái Bình Dương
như Trung Quốc, Nhật Bản,Hàn Quốc làm giảm năng suất trung bình từ 35 40% trên đối tượng gà trưởng thành và gà đẻ, theo 3NTV-VTC16 (2014).
Tại Việt Nam, bệnh được phát hiện và mô tả vào năm 1973 ở miền Nam,
nhưng sau đó ít thấy nhắc tới, theo Lê Văn Năm (2011). Tuy nhiên trong những
năm gần đây bệnh đã xuất hiện trở lại và hiện nay đang rất phổ biến ở các địa
phương có chăn ni gà thả vườn như Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc
Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc... Tại một số địa phương này bệnh được quan sát
1
thấy ở hầu hết các đàn gà nuôi thả vườn với tỷ lệ chết dao động 40-70% (những
đàn không được điều trị) gây thiệt hại vô cùng to lớn cho người chăn nuôi.
Bệnh ký sinh trùng đường máu không xuất hiện ồ ạt như dịch cúm gia
cầm hay một số dịch bệnh khác nhưng mức độ thiệt hại khi gà mắc bệnh không
hề nhỏ. Đối với trang trại mắc bệnh, gà chết rải rác mỗi ngày từ vài đến vài chục
con kéo dài hàng tháng. Gà khỏi bệnh vẫn mang mầm bệnh trong cơ thể hơn 1
năm nữa và trở thành nguồn dịch nguy hiểm nhất.
Trước thực trạng đó, nhằm hiểu rõ hơn đặc điểm bệnh lý của bệnh do
Leucocytozoon spp gây ra và có thêm cơ sở khoa học cho việc xây dựng các biện
pháp xử lý, giảm bớt thiệt hại do bệnh gây ra trên đàn gà ở huyện Mê Linh,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý bệnh đơn
bào đường máu Leucocytozoon trên gà tại địa bàn huyện Mê Linh”
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Xác định cường độ nhiễm Leucocytozoon spp trên đàn gà đang nuôi tại
huyện Mê Linh.
- Xác định các biến đổi lâm sàng trên các nhóm gà bệnh, từ đó cung cấp
thêm cơ sở khoa học cho việc chẩn đoán bệnh.
- Xác định các tổn thương bệnh lý vi thể nhằm cung cấp thêm dữ liệu khoa
học về bệnh tích vi thể.
1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả của đề tài là cơ sở để khuyến cáo người chăn ni gà áp dụng
biện pháp phịng trị bệnh Leucocytozoon, nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm
Leucocytozoon spp cho gà, hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra, góp phần nâng cao
năng suất chăn nuôi, thúc đẩy chăn nuôi gà nói riêng và chăn ni gia cầm nói
chung phát triển nhằm ổn định đời sống cho người dân.
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Bệnh Ký sinh trùng đường máu ở gà hay còn gọi là bệnh sốt rét gà, do
Leucocytozoon spp gây nên xuất hiện trên khắp thế giới, thường xảy ra nhiều ở
các nước Châu Á, đặc biệt là các nước trồng lúa nước. Bệnh xảy ra quanh năm
nhưng thường tập trung vào mùa nóng ẩm từ tháng 2 đến tháng 7 hàng năm.
Bệnh có thể xảy ra ở phạm vi rộng có tính chất vùng, nhưng tỉ lệ lây lan trong
đàn chậm tùy thuộc vào ký chủ trung gian truyền bệnh. Tỉ lệ nhiễm bệnh từ 15 20%, tỉ lệ tử vong rất cao tới 70% đối với gà nhỏ, 5 - 20% đối với gà trưởng
thành, gà đẻ, Lã Viết Hiển (2013).
2.1.1. Hiểu biết chung về đơn bào Leucocytozoon spp ký sinh trên gà
2.1.1.1. Phân loại
Vị trí của đơn bào Leucocytozoon gây bệnh trên gà trong hệ thống phân
loại như sau:
3
Đến nay người ta đã phát hiện ra 67 chủng và 34 đồng chủng
Leucocytozoon, có khả năng gây bệnh cho trên 100 lồi gia cầm, thủy cầm và
hoang cầm. Có một số thơng tin bệnh Leucocytozoon hồn tồn có thể lây sang
người và gây chết người.
2.1.1.2. hình thái
Đơn bào Leucocytozoon spp ký sinh ở hồng cầu, bạch cầu, các nội tạng
của gà và các loài chim ở hai dạng: dạng tiểu thể hình dùi trống, hoặc hình thoi
nhọn hai đầu với kích thước từ 15 – 20µm, dạng bào tử hình trứng với kích thước
20 - 25µm.
Phạm Sỹ Lăng và cs (2005) cho biết: các lồi Leucocytozoon spp. có nhiều
hình dạng khác nhau trong quá trình phát triển ở ký chủ cũng như ở ký chủ trung
gian. Kích thước của chúng thay đổi tuỳ thuộc dạng và loài đơn bào
Leucocytozoon.
- Dạng bào tử (Sporozoite): hình thuỗn, hình elip nhọn 2 đầu, kích thước 10
- 15 µm. Thể này thấy ở tuyến nước bọt của dĩn (ký chủ trung gian).
- Dạng tiểu thể (Merozoite): hình trịn, hình trứng, kích thước 15 - 20 µm.
- Dạng giao tử (Schizont): hình elip, thon nhỏ 2 đầu, kích thước 20 - 45µm.
- Dạng đại giao tử (Macrogametocyte): hình đa giác, gần trịn, kích thước
350 - 400 µm.
- Dạng tiểu phối tử (Microgametocyte): hình thuẫn, hình trứng, kích thước
20 - 25 µm.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006); Phạm Sỹ Lăng và cs (2008), hai lồi L.
caullergyi và L. sabrazeis có hình dạng gần giống nhau, chỉ khác về tính chất gây
bệnh. Chúng có dạng hình cầu, hình bầu dục, hình lưỡi liềm; kích thước 20 x 5
µm, khơng có sắc tố khi nhuộm Giemsa, ký sinh ở hồng cầu của gà, gà rừng.
2.1.1.3. Vòng đời
Theo Lê Văn Năm (2011) Chu trình phát triển sinh học của chúng gồm 2
giai đoạn chính là:
Giai đoạn 1: Giai đoạn phát triển trong cơ thể vật chủ trung gian truyền bệnh
Vật chủ trung gian truyền bệnh được các nhà khoa học xác định gồm các
con dĩn, mạt gà, muỗi, ruồi đầu đen…chúng là những loại côn trùng hút máu
sống trong chuồng, xung quanh chuồng gia cầm hoặc ký sinh ngay trên da của
gia cầm và được gọi là vectơ truyền bệnh.
Quá trình phát triển của Leucocytozoon ở giai đoạn này xảy ra ngay trong
4
cơ thể của vectơ truyền bệnh. Đây là giai đoạn hình thành bào tử nang
(Sporogony) và giai đoạn này kết thúc trong vịng 3-4 ngày . Vì trong máu của
gia cầm bệnh đã có sẵn các giao tử đực và cái, hoặc hợp tử của Leucocytozoon,
nên ngay sau khi hút máu bệnh các tế bào máu chứa mầm bệnh đã bị dịch tiêu
hóa của cơn trùng làm tan vỏ và giải phóng ra các giao tử và các hợp tử. Chúng
nhanh chóng bám vào thành dạ dày và chui vào các tế bào niêm mạc dạ dày ruột,
ở đó chúng bắt đầu phát triển thành bào tử nang (oocyst). Toàn bộ q trình này
chỉ xảy ra trong vịng 12h kể từ thời điểm côn trùng hút máu bệnh lần cuối.
Trong mỗi bào tử nang bắt đầu sinh trưởng và phát triển thành 4 thoi
trùng (Sporozoite). Các thoi trùng này nhanh chóng lớn lên và di hành đến cư trú
trong tuyến nước bọt của vectơ truyền bệnh. Chỉ có các thoi trùng này mới có
khả năng truyền bệnh. Cơn trùng truyền bệnh cho gia cầm thụ cảm thông qua
việc hút máu của gia cầm bệnh và đào thải nước bọt kèm theo thoi trùng gây
bệnh vào cơ thể gia cầm khác. Như vậy kể từ khi côn trùng hút máu bệnh lần
cuối đến lúc có khả năng truyền bệnh cho gia cầm phải mất 18 ngày. Đây là
khoảng thời gian cần phải làm sạch cơn trùng truyền bệnh mới có khả năng
chống tái nhiễm bệnh.
Giai đoạn 2: Giai đoạn phát triển của Leucocytozoon trong cơ thể gia
cầm thụ cảm
Quá trình hình thành thể phân lập ( Schizogony):
Ngay sau khi thoi trùng theo nước bọt của vectơ truyền bệnh xâm nhập
vào cơ thể gia cầm, chúng lột xác để thành các thể phân lập trung gian
(Merozoit), các thể phân lập trung gian này bám ngay vào các tế bào máu (Hồng
cầu, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu đa nhân) đại thực bào và tế bào lưới để theo
máu di hành khắp nơi trong cơ thể. Từ đây chúng phát triển theo 2 hướng:
Hướng thứ nhất: Chúng chui vào và ký sinh trong các tế bào máu để sinh
trưởng và phát triển theo phương thức tự nhân đôi để tạo ra thể phân lập thế hệ 1
(Schizont 1). Các schizont thể hệ 1 này lớn lên nhanh chóng và tiết ra một chất
làm tan hồng cầu , bạch cầu – chất đó gọi là chất kháng hồng cầu (antierythrocyte). Dưới tác động cơ học do nhiều thể phân lập đã sinh ra trong mỗi
hồng cầu, bạch cầu và dưới tác động của chất kháng hồng cầu, một số lượng lớn
hồng cầu bị phá vỡ và giải phóng ra nhiều thể phân lập thế hệ 1, đây là nguyên
nhân dẫn đến thiếu máu, tăng haemobilirubin, máu trở nên lỗng và nhớt hơn,
khó đơng hơn. Các thể phân lập thế hệ 1 (Schizont -1) lập tức tấn công và ký sinh
tiếp vào các tế bào máu mới, chúng lớn lên và lại tự nhân đôi để hình thành thể
5
phân lập thế hệ 2 (Schizont -2) và tiếp tục như vậy chúng hình thành thể phân lập
(Schizont -3) thì dừng lại và bắt đầu hình thành các giao tử ( Gametocyte). Giao
tử đực có kích thước nhỏ gọi là microgametocyte và giao tử cái có kích thước lớn
hơn gọi là macrogametocyte. Kết thúc giai đoạn sinh sản vơ tính và bắt đầu giai
đoạn phát triển mới sinh sản hữu tính (Gametogony).
Giai đoạn sinh sản hữu tính xảy ra trong các tế bào hồng cầu và bạch cầu.
Giao tử đực chui vào giao tử cái để thụ tinh và hình thành ra hợp tử. Hợp tử được
bọc bởi cùng một màng và được gọi là bào tử, có kích thước trung bình 14.5 x
5.5 µm. Sau đó chúng phát triển thành các bào tử hình thoi, có kích thước lên đến
45 µm.Chỉ có các bào tử trùng này mới có khả năng lây truyền bệnh thông qua
côn trùng hút máu gia cầm bệnh và truyền thoi trùng gây bệnh cho gia cầm chưa
bị bệnh.
Hướng thứ 2: Sau khi các thoi bào được các tế bào máu di hành khắp các
nơi trong cơ thể, một phần của chúng cư trú tại các cơ quan gan, lách, thận, dạ
dày tuyến, dạ dày cơ, ruột non, phổi buồng trứng, ống dẫn trứng và não bộ. Tại
đây chúng lột xác và chui vào ký sinh trong các tế bào nội mô, tế bào lưới và đại
thực bào của các cơ quan kể trên của gia cầm thụ cảm. Trong các tế bào đó chúng
bắt đầu sinh trưởng, lớn lên và sinh sản theo phương thức tự nhân đôi (
Schizogony) làm vỡ nát các tế bào của các cơ quan nội tạng của ký chủ. Để bù lại
các tế bào bị phá hủy, cơ thể huy động khả năng phục hồi bằng sự kích thích quá
trình tăng sinh, làm cho hầu hết các cơ quan nội tạng của gia cầm đều trở nên phì
đại (sưng to), dòn xốp và dễ dập vỡ, đặc biệt dễ nhận thấy ở gan, lách, thận,
phổi…Trong quá trình bù đắp sự tăng sinh đó chúng ta quan sát được một hiện
tượng rất phổ biến của bệnh do Leucocytozoon là sự hình thành các hợp bào
(Syncytium) tức là tế bào cực đại chứa nhiều nhân, trong đó có chứa thể phân lập
của 1-2 chủng Leucocytozoon có kích thước lớn lên đến 45µm và người ta gọi
chúng là thể phân lập gan (Hepatic schizont). Các hợp bào đó ngay lập tức bị các
đại thực bào của cơ thể gia cầm tấn công và tiêu diệt nhằm loại thải chúng ra
khỏi cơ thể. Tiếc rằng kết quả lại ngược lại, các hợp bào đã biến đại thực bào
chứa thể phân lập gan thành các thể phân lập cực đại được gọi là megaloschizont
với kích thước lên đến 400µm làm tắc nghẽn các mao mạch của nhiều cơ quan
nội tạng nhất là ở phổi, buồng trứng, ống dẫn trứng, sau đó là gan, lách, thận,
ruột non, dạ dày tuyến, dạ dày cơ và bằng cách này chúng tạo ra các nốt sần trắng
hoặc các điểm hoại tử làm cho cấu trúc và chức năng của các cơ quan kể trên bị
phá hủy.
6
Để tiếp tục phát triển trong mỗi Megaloschizont hình thành ra 2 thể phân
lập trung gian Merozoit, chúng lớn lên và rời khỏi Megaloschizont, rời khỏi tế
bào cơ quan của ký chủ và chui vào các tế bào máu để ký sinh trong các tế bào
máu và quá trình phát triển được tiếp tục lặp lại như đã mô tả ở hướng 1- kết thúc
giai đoạn sinh sản vơ tính trong các tế bào nội mô thuộc các cơ quan nội tạng của
gia cầm thụ cảm.
2.1.2. Bệnh đơn bào Leucocytozoon ở gà
2.1.2.1. Dịch tễ học
Loài gây bệnh và động vật mắc bệnh
Trong tự nhiên, gà, gà rừng, chim trĩ và các lồi chim thuộc bộ gà
(Galliformes) đều có thể bị bệnh. Bệnh từ gà nhà có thể truyền lây sang gà
rừng qua ký chủ trung gian và ngược lại.
Phạm Sỹ Lăng và cs (2005), (2010) cho rằng: có 4 lồi đơn bào giống
Leucocytozoon chủ yếu ký sinh và gây bệnh cho gà:
* L. caulleryi (Mathis et Leger, 1909)
Loài này ký sinh và gây bệnh cho gà nhà, gà rừng ở các nước thuộc
Đông và Đông Á: Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, các bang thuộc khu
vực Bắc Mỹ
Vật chủ trung gian của L. caulleryi là các loài dĩn thuộc giống Culicoides
như: C.arakava, C.circumscriptus, C.Odibilis.
* L.sabrazeis (Mathis et Leger, 1910)
Loài này ký sinh và gây bệnh cho gà và chim hoang dã ở các nước
Đông Nam Á : Philippine, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam.
Vật chủ trung gian của L.sabrazeis: các loài dĩn Culicoides spp. Và
Simulium spp.
* L. simondi (Mathis et Leger, 1910)
L. simondi ký sinh và gây bệnh cho vịt nhà và vịt trời, ngỗng nhà và ngỗng
trời, các loài thuỷ cầm nuôi và hoang dã ở Mỹ, Canada, các nước vùng Balkan và
Việt Nam.
Vật chủ trung gian: các loài dĩn Simulium spp
* L. smithi (Laveran et Lucet, 1905)
Loài này ký sinh ở gà tây tại các bang thuộc vùng Đơng Mỹ (Bắc
Dakota, Nebraska), Cộng hịa liên bang Đức, các nước vùng Balkan...
Vật chủ trung gian của L. smithi là các loài dĩn Simulium spp.
7
Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1997) cho biết lồi L. caullergyi có
đặc điểm như sau: cơ thể đơn bào hơi trịn, kích thước 15,0 - 15,5 µm. Tế bào vật
chủ cũng trịn, kích thước 20 µm. Ở trong cơ thể dĩn – ký chủ trung gian, Zygote
có dạng trịn đường kính 14 µm, sau đó kéo dài, kích thước 21 µm, chúng xuyên
qua vách ruột tạo thành Oocyst hình gần trịn, kích thước 4 - 14 x 5-14 µm.
Oocyst phát triển thành thoi trùng (Sporozoite). Các thoi trùng đến tuyến nước bọt
của dĩn có kích thước 7 - 11 x 1 - 2 µm.
Tuổi mắc bệnh: Gà ở các lứa tuổi đều bị bệnh. Tuổi gà càng cao tỷ lệ và
cường độ nhiễm bệnh càng tăng.
Mùa vụ: Gà mắc bệnh ở tất cả các mùa trong năm, nhưng nhiễm nhiều và
nặng ở vụ Hè và vụ Xuân.
Điều kiện vệ sinh thú y: điều kiện vệ sinh thú y đối với chuồng trại và khu
vực xung quanh chuồng trại, dụng cụ và môi trường chăn nuôi là một trong
những yếu tố có ảnh hưởng lớn tới khả năng nhiễm bệnh Leucocytozoon của gà.
Điều này có liên quan mật thiết với sự tồn tại và phát triển của các loài dĩn hút
máu – ký chủ trung gian truyền bệnh.
Yếu tố stress: các yếu tố strees như chuồng trại chật trội, khí hậu ẩm, thấp,
thức ăn kém dinh dưỡng... đóng vai trò thúc đẩy mức độ và tốc độ lây lan bệnh
Leucocytozoon ở gà.
2.1.2.2. Cơ chế sinh bệnh của bệnh Leucocytozoon
Bệnh lây truyền từ gà bệnh sang gà khoẻ qua đường máu nhờ vật chủ trung
gian là các loài dĩn thuộc họ Culicoides spp. và Simulium spp.. Dĩn hút máu của gà
bệnh có đơn bào ký sinh trong máu. Vào cơ thể dĩn, đơn bào phát triển qua 3 giai
đoạn, cuối cùng thành bào tử nằm ở tuyến nước bọt của dĩn. Khi dĩn mang mầm
bệnh hút máu gà khoẻ, bào tử sẽ được truyền cho gà khoẻ và gây bệnh cho gà.
Các bào tử xâm nhập vào các tế bào nội quan như: gan, lách, phổi, thận, tổ
chức cơ để trở thành bào tử (Schizont); các bào tử vào hồng cầu phát triển thành
tiểu thể (Merozoite), giao tử thể (Gametocyte), đại giao tử (Marcrogametocyte)
và tiểu giao tử (Mircrogametocyte). Chúng phát triển, phá huỷ tế bào hồng cầu và
gây hoại tử các cơ quan tổ chức, đặc biệt là lách và gan. Đồng thời chúng tiết ra
chất antierythrocyte làm tan hồng cầu.
2.1.2.3. Triệu chứng bệnh
Do phạm vi bệnh rất rộng trên nhiều loại gia cầm, thủy cầm và hoang cầm
với nhiều biểu hiện phong phú. Sau đây là những biểu hiện lâm sàng mang tính
8
đặc trưng nhất:
- Thời kỳ ủ bệnh rất khác nhau phụ thuộc vào thể bệnh kéo dài từ 7-11
ngày ở thể q cấp và cấp tính, nhưng có thể kéo dài đến 19 ngày hoặc dài hơn
nữa ở thể dưới cấp và thể mãn tính…
- Bệnh có 4 thể biểu hiện phụ thuộc vào :
+ Độ độc lực và số lượng chủng căn nguyên xâm nhập vào cơ thể gia cầm
thụ cảm.
+ Tuổi gia cầm thụ cảm, tuổi càng cao bệnh càng nặng, Năng suất giống
càng cao thì gia cầm càng dễ phát bệnh
+ Phương thức chăn nuôi, chăn nuôi tập trung dễ bị bệnh hơn chăn nuôi
nhỏ lẻ, chăn nuôi thả vườn dễ bệnh hơn chăn nuôi trong chuồng khép kín kiểm
sốt được tiểu khí hậu và cơn trùng.
+ Điều kiện vệ sinh chăn nuôi thú y, kỹ thuật chăm sóc ni dưỡng, cơng
tác tiêu độc, khử trùng, cơn trùng ruồi muỗi, mạt, dĩn… có tác động lớn đến đặc
điểm dịch tễ và biểu hiện lâm sàng.
+ Bệnh sẽ nặng thêm nếu độ ẩm khơng khí chuồng ni cao, nhiệt độ
giảm thấp, mưa kéo dài dầm dề.
Thể quá cấp:
Trong suốt thời gian ủ bệnh gia cầm bị sốt cao nhưng vẫn ăn uống bình
thường, nên người chăn ni hầu như không để ý hoặc quan sát thấy điều bất
thường.
Bệnh bỗng dưng bùng phát lẻ tẻ khi gặp các yếu tố stress bất lợi với các
triệu chứng điển hình: đột nhiên ho hoặc hắt hơi tái nhợt mào, tích, rồi ộc máu ra
miệng, mũi đôi khi ra cả hậu môn rồi chết, có 1 số khác lại lừ đừ buồn ngủ hoặc
bị sốc thần kinh: nhảy xốc lên, rơi xuống nền dãy dụa trong khoảnh khắc rồi
cũng lăn ra chết. Cả 2 trường hợp nêu trên đều do dập vỡ gan hoặc xuất huyết
não bởi sự phát triển quá mạnh các hợp bào (Megaloschizont) trong các cơ quan
đó. Khi mổ khám những gà chết này chúng ta thấy ngay mào tích trắng bệch
hoặc loang lổ, chỗ tái nhợt, chỗ tím bầm. Gan, lách, thận to phì đại, gan bị dập vỡ
và trong ổ bụng có nhiều máu lỗng chưa đơng hoặc chậm đông. Một số khác
não bị phù nề và sung huyết hoặc xuất huyết.
Số gà chết như mô tả trên không xảy ra ồ ạt, nhưng cứ tăng dần qua mỗi
ngày. Nếu khơng được chuẩn đốn đúng và điều trị kịp thời tỷ lệ chết sẽ rất cao.
Thể cấp tính:
Đây là thể bệnh phổ biến nhất và gắn liền với khí hậu mưa phùn dầm dề
9
tạo điều kiện tốt cho sự sinh sôi nảy nở của ruồi, muỗi, dĩn và những côn trùng
hút máu khác.
Ở miền Bắc nước ta bệnh được Lê Văn Năm quan sát thấy ở gà từ 3 tuần
tuổi trở lên. Những gà càng lớn tuổi càng dễ mắc bệnh (đến một năm tuổi).
+ Lúc đầu chỉ thấy một tỷ lệ nhỏ gà có thể biểu hiện sốt cao, mào thâm tái
sau vài ngày trở nên trắng bệch, khi cắt tiết gia cầm bệnh để khám xét ta thấy
ngay máu rất loãng, chậm và khó đơng.
+ Gà ốm giảm ăn, ngại đi lại, hoặc đi không vững, gà bị tiêu chảy với màu
sắc phân lung tung, lúc xanh lẹt, lúc xanh vàng, lúc vàng nâu, lúc xanh trắng.
+ Gia cầm ốm gầy sút nhanh, yếu dần và rất khó thở, chúng thở khị khè,
đơi khi phải ngáp dài để hít khí. Nếu độ ẩm của thời tiết và của chuồng nuôi quá
cao thì gà ốm càng khó thở và rất dễ chết. Tuy nhiên gà chết không ồ ạt, mà chết
lác đác, lẻ tẻ, nhưng tăng dần qua mỗi ngày. Lúc đấu chúng chỉ chết vào ban
đêm, về sau chết vào bất cứ lúc nào trong ngày, tỷ lệ chết lên đến 70%. Triệu
chứng hen thở sẽ phức tạp hơn nếu gà bệnh bị bội nhiễm CRD, CCRD, CI…
+ Ở gà đẻ trứng: triệu chứng thường thấy là: giảm không những sản lượng
mà trọng lượng riêng của mỗi quả trứng cũng giảm rõ rệt – trứng đẻ ra nhỏ bé
hơn bình thường rất nhiều, có cả trứng vỏ mềm dễ vỡ hoặc ngược lại vỏ rất dầy.
Khi đưa trứng của những đàn bệnh này vào ấp ta thấy giảm mạnh tỷ lệ
phôi, giảm tỷ lệ nở và số gia cầm mới nở bị chết yểu trong 3-5 ngày đầu chiếm tỷ
lệ rất cao.
Thể dưới cấp:
Đây là thể bệnh được chuyển sang từ thế cấp tính ở những gà có sức chịu
đựng tốt hoặc ở gia cầm trên một năm tuổi. Bệnh thường thấy ở gia cầm đang đẻ
tốt nhất – tức tỷ lệ đẻ cao nhất. Và người ta thường thấy thể dưới cấp xảy ra ở
thủy cầm, hoang cẩm hơn là ở gia cầm nuôi trên cạn.
Gia cầm bệnh sốt cao, giảm ăn, tiêu chảy loãng phân vàng xanh, xanh lẹt
hoặc xanh trắng. Các triệu chứng ho hen nổi lên rất rõ và ngày càng nặng khi
điều kiện thời tiết và chuồng trại bị ẩm thấp gia cầm bệnh gầy dần rồi chết, chúng
chết rải rác và kéo dài, tỷ lệ chết ngày càng tăng qua mỗi ngày là nét đặc trưng
của bệnh. Tổng số gia cầm chết dao động khoảng 30-40%.
Thể mạn tính hay cịn gọi là thể mang trùng.
Đây là thể bệnh thường gặp ở chim hoang hoặc ở gia cầm sống sót đã khỏi
bệnh, hoặc ở những gia cầm, thủy cầm được chăn nuôi quảng canh và bị nhiễm
Leucocytozoon spp với số lượng ít, độc lực khơng cao…
10
Bệnh có những biểu hiện khơng rõ ràng, gia cầm vẫn ăn uống bình
thường, đơi khi giảm ăn tức thời rồi lại ăn uống bình thường, kèm theo là sự rối
loạn tạm thời về tiêu hóa và bài tiết, các biểu hiện ủ rũ hoặc động kinh hoặc đi lại
không vững đều mang tính chất ngắt quãng, gia cầm bệnh thiếu máu, không lanh
lợi…tỷ lệ chết không đáng kể, nhưng chúng mang mầm bệnh trong nhiều năm là
nguồn bệnh tiềm tàng và nguy hiểm nhất.
2.1.2.4. Bệnh tích
Biến đổi đại thể
Bệnh tích đại thể rất điển hình và được quan sát thấy trong nhiều cơ quan
nội tạng.
+ Gan sưng to phì đại, mềm nhũn và dễ vỡ, trên bề mặt gan thấy nhiều
điểm trắng đây là kết quả của các thể phân lập gan tạo nên các hợp bào làm gan
to, dòn, xốp và làm tắc nghẽn các mao mạch dẫn đến xuất huyết tràn lan thậm chí
bục vỡ mao mạch gây vỡ gan, chảy máu vào xoang bụng.
+ Lách : sưng rất to, dòn và dễ vỡ giống như ở gan. Trên bề mặt lách có
nhiều điểm xuất huyết hoặc hoại tử.
+ Thận : sưng to lồi rõ lên, rìa thận bị xuất huyết, trên bề mặt cũng thấy
nhiều điểm trắng, đây là các điểm tăng sinh chứa nhiều hợp bào cực đại
(Megaloschizont).
+ Buồng trứng và ống dẫn trứng: buồng trứng bị viêm, thối hóa, ống dẫn
trứng sưng dầy lên và có nhiều điểm xuất huyết hoặc các nốt sần trắng do tăng
sinh chứa nhiều hợp bào cực đại tạo nên.
+ Tim: tim to, cơ tim bị dầy lên nhưng lại bị giảm trương lực, nên trở nên
mềm nhão, đôi khi ta thấy có nhiều nốt sần trắng trên bề mặt.
+ Phổi : Phổi bị xung huyết nặng và có nhiều điểm vàng trắng do hợp
bào cực đại gây tắc nghẽn các mao mạch.
+ Ruột non, dạ dày tuyến, dạ dày cơ đều viêm tăng sình và dầy lên, đơi khi
thấy các điểm hoại tử hoặc ổ loét.
+ Não: cũng bị các đại hợp bào gây tắc nghẽn các mao mạch, nên bị phù
nề hoặc và bị xung, tụ xuất huyết, tuy nhiên trong thực tế sản xuất bệnh tích ở
não ít được các nhà chun mơn mổ khám.
Tóm lại: Các biến đổi đại thể bệnh do Leucocytozoon spp gây ra là rất
điển hình. Tuy nhiên khơng phải trong 1 gia cầm bệnh ta thấy đầy đủ các biến
đổi nêu trên, thông thường ta thấy các biến đổi phổ biến ở gan, lách, thận hoặc
11
gan, lách và buồng trứng hoặc gan, lách, phổi, thận. Vì thế cần phải mổ khám
nhiều gia cầm bệnh để có đầy đủ một bức tranh về bệnh.
Biến đổi vi thể:
Dưới kính hiển vi cấu trúc của các tế bào máu bị phá vỡ bởi sự chèn ép
của các giao tử và hợp tử. Trong các nội mô thuộc các cơ quan nội tạng kể cả não
bị thối hóa và hình thành nhiều hợp bào.
2.1.2.5. Chẩn đốn
* Với gà cịn sống
- Chẩn đoán lâm sàng: Gà lứa tuổi 1 - 3 tháng chết đột ngột, các phủ tạng
đều bị xuất huyết; ỉa chảy, phân xanh có lẫn máu làm cho gà chết với tỷ lệ cao.
- Chẩn đoán xét nghiệm: Lấy mẫu máu và phủ tạng, dàn tiêu bản, nhuộm
Giemsa và soi kính để tìm đơn bào gây bệnh.
Phạm Sỹ Lăng và cs (2009) cho rằng: có thể sử dụng phương pháp làm
tiêu bản máu, dàn mỏng, nhuộm Giemsa, kiểm tra dưới kính hiển vi tìm ký sinh
trùng, và sử dụng phương pháp ngưng kết trên gel thạch để phát hiện kháng thể
kháng Leucocytozoon spp.
Lê Đức Quyết và cs (2009) cho biết: gần đây, các phương pháp huyết
thanh học cũng đã được áp dụng để chẩn đoán bệnh như phương pháp Latexagglutination, phương pháp khuyếch tán trên thạch.
- Chẩn đoán phân biệt.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2009) cho biết: cần chẩn đoán phân biệt với
bệnh tụ huyết trùng gia cầm. Triệu chứng và bệnh tích của bệnh đơn bào đường
máu ở gia cầm cũng giống như bệnh tụ huyết trùng gia cầm. Những bệnh đơn bào
đường máu chỉ làm chết gà ở lứa tuổi 1 – 3 tháng. Tuy nhiên, bệnh tụ huyết trùng
làm gà chết ở tất cả các lứa tuổi. Bệnh tụ huyết trùng gia cầm điều trị bằng
Streptomycin có hiệu quả nhưng bệnh do đơn bào đường máu điều trị bằng
Streptomycin lại khơng có hiệu quả.
Theo Lê Văn Năm (2011), cần chẩn đoán phân biệt bệnh do đơn bào
Leucocytozoon gây ra với các bệnh sau:
Bệnh Marek: khơng có các biến đổi ở gan, lách, thận phổi ở gà dưới 45 ngày
tuổi và trên 1 năm tuổi. Bệnh Marek khơng có ở thủy cầm và ít gặp ở hoang cầm.
Bệnh bạch huyết (Leucosis): Bệnh ít gặp ở gia cầm dưới 6 tháng tuổi.
Bệnh có rất nhiều thể khác nhau như Leucosis dạng võng mô, Leucosis hồng cầu,
Leucosis tủy xương, Leucosis lympho. Mỗi thể bệnh khác nhau chúng lại có
12
những đặc điểm riêng khác biệt.
Bệnh sốt rét gà: Các biểu hiện về dịch tễ và lâm sàng của bệnh sốt rét gà
rất giống với bệnh do Leucocytozoon gây ra. Tuy nhiên, khi mổ khám thì bệnh
sốt rét gà khơng có những biểu hiện giống như bệnh Leucocytozoon. Gan của gà
bị sốt rét có màu xanh đen hoặc đen, kích thước nhỏ hơn bình thường, túi mật
căng chứa đầy mật.
* Với gia cầm chết:
Phương pháp chẩn đoán sau khi gia cầm chết là phương pháp chính xác
nhất. Việc chẩn đốn được tiến hành qua phương pháp mổ khám, kiểm tra bệnh
tích kết hợp với việc lấy các cơ quan nội tạng như gan, lách, phổi, thận để tìm
đơn bào Leucocytozoon ký sinh.
2.1.2.6. Phòng và trị
* Phòng bệnh
- Phát hiện sớm gà mắc bệnh và gà mang trùng để điều trị kịp thời, tránh
lây lan bệnh trong đàn gà.
- Gà chết không được mổ thịt mà phải xử lý như gà ốm chết do các bệnh
truyền nhiễm, sử dụng thuốc sát trùng khi xử lý.
- Định kỳ phun thuốc diệt côn trùng để diệt dĩn hút máu và truyền bệnh
cho gà. Có thể dùng Hantox-spray hoặc Iodin 1%, 2 - 3 tuần/ lần, đặc biệt là vào
mùa hè và mùa thu khi dĩn hoạt động mạnh để không làm ảnh hưởng đến sức
khỏe của đàn gà.
- Không nên xây chuồng ở những vùng gần đồng ruộng, vùng có ao hồ
hay vùng có diện tích mặt nước lớn, vì đây là mơi trường thích hợp cho ký chủ
trung gian phát triển.
- Phải chuẩn bị đầy đủ chuồng nuôi, rèm che, kho đựng thức ăn, bể chứa
nước, dụng cụ chăn nuôi, thuốc thú y, các phương tiện sưởi ấm, làm mát...đảm bảo
cho số lượng gà định nuôi.
- Chuồng nuôi, hệ thống cống rãnh, khu vực kho chứa thức ăn, dụng cụ
chăn nuôi phải được vệ sinh đảm bảo, sát trùng triệt để.
- Cây xanh, cỏ dại cách chuồng 10 – 15 mét phải được phát quang. Các
động vật trung gian truyền dịch bệnh cho đàn gà như chuột, côn trùng, chim tự
nhiên...phải được tiêu diệt.
* Trị bệnh
Có thể sử dụng một trong các loại Sulfonamide sau để điều trị gà bệnh:
13
- Pyrimethamin: dùng liều 0,5 - 1 ppm/ kg thức ăn, cho gà ăn 2 tuần liên tục.
- Sulfadimethoxin: dùng liều 50 - 75mg/ kg thức ăn, cho gà ăn liên tục 1 2 tuần.
- Sulfaquinoxalin: dùng liều 50mg/ kg thức ăn, cho gà ăn liên tục 1 - 2 tuần.
Để nâng cao hiệu quả điều trị, dùng phối hợp thuốc Sulfonamide với
Vitamin B1, Vitamin C.
Orlov F. M. (1975) cho biết: có ý kiến cho rằng, aterbin có tác dụng
đến giao tử bào thành thục.
Tuy nhiên, Saif Y.M. (2003) cho rằng: Hiệu quả điều trị bệnh
Leucocytozoonsis là hạn chế. Đối với L. Simondi, điều trị khơng có hiệu quả.
Pyrimethamine (1ppm) và Sulfadimethoxine (10ppm) sử dụng đồng thời để
điều trị bệnh cũng khơng có hiệu quả với L. caullergyi.
Theo Lê Văn Năm (2011): Các loại thuốc có chứa các nguyên liệu như:
Sulfamonomethoxin, Salfadimethoxin, Clopidol đều có tác dụng phịng trị tốt bệnh
do Leucocytozoon gây ra. Tác giả cho biết thêm, hiện nay bệnh ký sinh trùng
đường máu thường bị bội nhiễm và ghép với nhiều bệnh khác. Do đó chúng ta cần
phải phối hợp các phác đồ khi điều trị thì mới có hiệu quả điều trị cao.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH LEUCOCYTOZOON
2.2.1. Tình hình nghiên cứu nước ngồi
Trên thế giới, bệnh do đơn bào Leucocytozoon spp trên gia cầm được phát
hiện khá sớm. Từ đó tới nay nhiều nhà khoa học đã đã có cơng trình đi sâu vào
nghiên cứu bệnh này.
Leucocytozoon lần đầu tiên được Danilewsky phát hiện vào năm 1884.
Năm 1898, Ziemann đã định loại tới giống, sau đó Berestneff đã sửa đổi vào năm
1904, cuối cùng Sambon đã sửa vào năm 1908.
Ở Liên Xô, Nikitin N. K. và Artemenko M. N. (1927) trong khi kiểm tra
máu chim trời ở Ucrain đã tìm thấy Leucocytozoon ở 7% số chim (trích Orlov
F. M, 1975.
Huchzermeyer F. W và Sutherland B. (1978) lần đầu tiên đã phát hiện
được Leucocytozoon smithi ở phía Bắc Châu Phi và tác giả cho rằng Simulium
nigritarse là ký chủ trung gian của ký sinh trùng này.
Morii T. và cs (1984) đã thử nghiệm lây nhiễm những thoi trùng
Leucocytozoon được chiết từ tuyến nước bọt của dĩn, kết quả nhận thấy: các thoi
trùng được phân lập vào ngày thứ 2 sau khi dĩn hút máu gia cầm bệnh thì khơng
14