Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.29 KB, 104 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THÙY DƯƠNG

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN
THỰC PHẨM TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÒA BÌNH,
TỈNH HỊA BÌNH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Hồ Ngọc Ninh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hịa Bình, ngày 29 tháng 9 năm 2019


Tác giả luận văn

Nguyễn Thùy Dương

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến TS Hồ Ngọc Ninh, giảng viên Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh
tế và PTNT, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kế hoạch và đầu tư, Khoa Kinh tế và PTNT - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức công tác tại UBND tỉnh
Hịa Bình, UBND thành phố Hịa Bình, Phịng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hịa Bình,
Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn tỉnh Hịa Bình, Sở Y tế tỉnh Hịa Bình, Chi cục Vệ
sinh an tồn thực phẩm tỉnh Hịa Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hịa Bình, ngày 29 tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thùy Dương


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng .............................................................................................................. vii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract ................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.


Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4

1.5.

Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của luận văn............................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về an toàn thực
phẩm tại các cơ sở mầm non ............................................................................ 5
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở
mầm non ............................................................................................................. 5

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong đề tài.................................................... 5


2.1.2.

Quy trình quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ........................................... 13

2.1.3.

Nội dung quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục
mầm non ........................................................................................................... 15

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại
các cơ sở mầm non ........................................................................................... 20

2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở
giáo dục mầm non ............................................................................................. 25

2.2.1.

Kinh nghiệm của các địa phương ở Việt Nam trong quản lý nhà nước
về ATTP tại các cơ sở giáo dục mầm non ........................................................ 25

iii


2.2.2.

Bài học học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Hịa Bình trong quản lý

nhà nước về an tồn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục mầm non .................... 27

2.2.3.

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ......................... 28

Phần 3. Phương pháp nghiên cúu ............................................................................... 30
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 30

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 30

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 31

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 32

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................... 32

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 33


3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 34

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 35

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu phân tích ............................................................................... 35

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận................................................................... 38
4.1.

Thực trạng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo
dục mầm non trên địa bàn thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình ....................... 38

4.1.1.

Thực trạng ban bành và thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực
phẩm tại các cơ sở giáo dục mầm non .............................................................. 38

4.1.2.

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thơng tin về an tồn thực
phẩm tại các cơ sở giáo dục mầm non .............................................................. 43

4.1.3.


Công tác cấp phép và chứng nhận an toàn thực phẩm...................................... 48

4.1.4.

Thực trạng tổ chức thanh, kiểm tra về an toàn thực phẩm tại các cơ sở
giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hịa Bình ....................................... 49

4.1.5.

Thực trạng vi phạm và xử lý vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm của
các bếp ăn tập thể trong các trường học có học sinh ăn bán trú trên địa
bàn thành phố Hòa Bình ................................................................................... 54

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về attp tại các cơ sở mầm
non trên địa bàn thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình ...................................... 56

4.2.1.

Cơ chế, chính sách của nhà nước...................................................................... 56

4.2.2.

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và năng lực của đội ngũ cán bộ quản
lý nhà nước ....................................................................................................... 57

4.2.3.


Nhóm yếu tố thuộc về các chủ cơ sở giáo dục mầm non ................................. 61

iv


4.2.4.

Sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về
an toàn thực phẩm tại các cơ sở mầm non ........................................................ 64

4.2.5.

Vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh ........................................................ 65

4.3.

Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về attp tại các
cơ sở mầm non trên địa bàn thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình .................... 67

4.3.1.

Quan điểm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của các cơ sở mầm
non trên địa bàn thành phố Hịa Bình ............................................................... 67

4.3.2.

Định hướng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ
sở mầm non trên địa bàn thành phố Hịa Bình ................................................. 68

4.3.3.


Giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại
các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hịa Bình ....................... 69

Phần 5. Kết luận và kiến nghị......................................................................................... 77
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 77

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 78

5.2.1.

Kiến nghị đối với UBND tỉnh Hịa Bình .......................................................... 78

5.2.2.

Kiến nghị đối với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm..................................... 78

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 79
Phụ lục .......................................................................................................................... 82

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

ATTP

An toàn thực phẩm

ATVSTP

An toàn Vệ sinh thực phẩm

BCĐ

Ban chỉ đạo

BYT

Bộ y tế

CBQL

Cán bộ quản lý

CSVS

Cơ sở vật chất

CTV

Cộng tác viên


KDDV

Kinh doanh dịch vụ

KH, NTD

Khách hàng, người tiêu dùng

NĐTP

Ngộ độc thực phẩm

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

QLTT

Quản lý thị trường

TTYT

Trung tâm y tế

TW

Trung ương

VSATTP


Vệ sinh an toàn thực phẩm

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ..................................................... 33
Bảng 4.1. Tổng hợp một số chính sách về quản lý VSATTP trên địa bàn tỉnh
Hịa Bình đến năm 2019 ............................................................................. 41
Bảng 4.2. Tập huấn, tuyên truyền về ATTP cho cán bộ, giáo viên, nhân viên
trong các trường học có học sinh ăn bán trú tại TP Hịa Bình .................... 44
Bảng 4.3. Đánh giá của chủ cơ sở về mức độ phù hợp của các lớp tập huấn,
tuyên truyền về VSATTP............................................................................ 45
Bảng 4.4. Tình hình tuyên truyền, phổ biến kiến thức về vệ sinh an toàn thực
phẩm trên địa bàn thành phố Hịa Bình, giai đoạn 2016- 2018 .................. 46
Bảng 4.5. Số lượng cơ sở tiếp nhận kiến thức về an tồn thực phẩm thành phố
Hịa Bình, giai đoạn 2016- 2018 ................................................................. 47
Bảng 4.6. Đánh giá của các đối tượng khảo sát về công tác tuyên truyền, phổ
biến kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở mầm non trên
địa bàn thành phố Hòa Bình năm 2018 ....................................................... 48
Bảng 4.7. Kết quả cấp giấy chứng nhận VSATTP cho các cơ sở mầm non trên
địa bàn thành phố Hịa Bình năm 2018 ....................................................... 49
Bảng 4.8. Kết quả thanh tra, kiểm tra trên địa bàn tỉnh Hịa Bình năm 2018 ............. 50
Bảng 4.9. Tổng số đồn kiểm tra, thanh tra trên địa bàn tỉnh Hịa Bình năm
2018 ............................................................................................................ 50
Bảng 4.10. Kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra về ATTP trên địa bàn tỉnh Hịa
Bình năm 2018 ............................................................................................ 51
Bảng 4.11. Thực trạng thanh tra, kiểm tra vệ sinh thực phẩm đối với các trường
học có học sinh ăn bán trú trên địa bàn thành phố Hòa Bình ..................... 52
Bảng 4.12. Đánh giá của cán bộ quản lý và đầu bếp tại các cơ sở mầm non về công

tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn thành phố Hịa Bình ................................ 52
Bảng 4.13. Tình hình xét nghiệm ATTP đối với các bếp ăn tập thể trong các cơ sở
mầm non trên địa bàn TP Hịa Bình, giai đoạn 2016 - 2018....................... 53
Bảng 4.14. Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các cơ
sở mầm non trên địa bàn thành phố Hịa Bình ............................................ 54

vii


Bảng 4.15. Các hành vi vi phạm chủ yếu trong bảo đảm ATTP trong các cơ sở
giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hịa Bình .................................. 55
Bảng 4.16. Đánh giá của các đối tượng về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý
VSATTP tỉnh Hịa Bình .............................................................................. 61
Bảng 4.17. Cơ sở vật chất các bếp ăn tập thể các cơ sở giáo dục mầm non trên
địa bàn thành phố Hịa Bình........................................................................ 63
Bảng 4.18. Đánh giá về mức độ đầy đủ về trang thiết bị phụ vụ trong các bếp ăn
tập thể của các cơ sở mầm non trên địa bàn thành phố Hịa Bình .............. 64

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thùy Dương
Tên luận văn: Tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo
dục mầm non trên địa bàn thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình.
Ngành: Quản lý kinh tế.

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về an
toàn thực phẩm tại các cơ sở mầm non trên địa bàn thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình,
đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở
mầm non trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu
thứ cấp để thu thập thông tin về quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở
giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hòa Bình. Số liệu sơ cấp thu thập thơng qua
điều tra 66 mẫu gồm cán bộ chính quyền địa phương có liên quan cấp thành phố và
phường, xã; các cơ sở giáo dục mầm non (Ban giám hiệu, giáo viên, phụ huynh), các
đơn vị cung cấp dịch vụ đầu vào cho các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hịa
Bình nhằm thu thập các thông tin phục vụ cho nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng một số
phương pháp phân tích số liệu truyền thống như phương pháp thống kê mô tả, thống kê
so sánh nhằm đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở
mầm non trên địa bàn thành phố Hịa Bình.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về ATTP tại các cơ sở giáo
dục mầm non (như các khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng).
Nghiên cứu tổng quan được kinh nghiệm của một số địa phương và rút ra các bài học cho
thành phố Hịa Bình trong quản lý nhà nước về ATTP tại các cơ sở giáo dục mầm non.
Kết quả điều tra cho thấy công tác tập huấn, tuyên truyền về ATTP tại các cơ sở
mầm non ngày càng được chú trọng và quan tâm hơn, ln hồn thành 100% so với kế
hoạch đặt ra. Thời gian tổ chức tập huấn, tuyên truyền được nâng lên nhiều hơn. Công
tác thanh tra, kiểm ta về vệ sinh an toàn thực phẩm được đánh giá là rõ ràng và minh
bạch. Việc kiểm tra xét nghiệm ATTP ngày càng tăng, các xét nghiệm lý hóa, xét
nghiệm vi sinh bình qn mỗi năm tăng 19,52% và 26,83%; Tỷ lệ các bếp ăn vi phạm
chủ yếu ở nội dung lưu mẫu thức ăn; quy định về điều kiện sức khỏe, điều kiện vệ sinh
cơ sở vẫn còn nhiều yếu kém.

ix



Nghiên cứu chỉ ra rằng có nhiều yếu tố ảnh hướng đến công tác quản lý nhà
nước về VSATTP đối với các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hịa Bình.
Trong đó có những yếu tố chủ yếu sau: Một là, chủ trương, chính sách của Nhà nước;
Hai là, nguồn nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm; Ba
là, trang thiết bị và phương tiện phục vụ quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm;
Bốn là, nguồn lực kinh phí cho cơng tác quản lý nhà nước về VSATTP; và Năm là,
nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ
sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình, một số giải pháp
nhằm tăng cường quản lý nhà nước về ATTP đối với các cơ sở giáo dục mầm non ở
thành phố Hịa Bình gồm: Hồn thiện cơ chế, chính sách và tăng cường chế tài xử phạt
đối với các cơ sở giáo dục mầm non vi phạm an toàn thực phẩm; Nâng cao năng lực cho
đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về VSATTP; Tăng cường tuyên truyền, tập huấn về
VSATTP; Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ quản lý nhà nước về
VSATTP; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở giáo dục mầm non
trong chấp hành các quy định về an toàn thực thẩm; Tăng cường sự phối hợp giữa các
cơ quan có liên quan nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về ATTP tại các cơ sở
giáo dục mầm non.

x


THESIS ABSTRACT
Master Candidate: Nguyen Thuy Duong
Thesis title: Strengthening the state management of food safety at preschools in Hoa
Binh city, Hoa Binh province
Major: Economics Management

Code: 8340410


Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture
General Research Objective: This study aims to assess the current status of the
state management of food safety at preschools in Hoa Binh city, Hoa Binh province,
and to propose solutions for enhancing the state management of food safety at
preschools in Hoa Binh city in future.
Research methods:
The study used a secondary data collection method to gather information on the
current status of the state management of food safety at preschools in Hoa Binh city,
Hoa Binh province. Primary data was collected through surveys and interviews with
different stakeholders as relevant local government officials at city and ward levels;
preschools (administrators, teachers, parents association of pupils), input service
providers, with a total sample of 66 observations. This study used descriptive statistics
and comparative method to clarify the state management of food safety at preschools in
Hoa Binh city.
Main findings and Conclusions
The study clarified the theoretical basis for the state management of food safety
at preschools (such as concepts, characteristics, research content and influencing factors
to the state management of food safety at preschools). The study has reviewed the
experiences of some localities and drawn lessons for Hoa Binh city in strengthening the
state management of food safety at preschools.
The survey results showed that the training and propaganda on food safety at
preschools are increasingly focused and paid more attention, always completing 100%
compared to the set plan. Time for organizing training and propaganda has been
increased. The inspection and examination of food hygiene and safety were assessed to
be clear and transparent. The inspection of food safety tests is increasing, the average
chemical and physical tests and microbiological tests increase to 19.52% and 26.83%
annually. The rate of violated kitchens was mainly in the food sample storage;
regulations on health conditions, hygienic conditions are still weak.


xi


The study showed that there were many factors affecting the state management
of food hygiene and safety at preschools in Hoa Binh city, such as: Firstly, guidelines
and policies of the State; Secondly, human resources are responsible for state
management of food hygiene and safety; Thirdly, equipment and facilities for the state
management of food hygiene and safety; Fourthly, financial resources for food safety
management; and Fifthly, awareness of food hygiene and safety.
In order to enhance the state management of food safety at preschools in Hoa
Binh city, Hoa Binh province, there are a number of solutions proposed as follows:
Improving mechanisms, policies and increasing sanctions for preschools violating the
food safety regulation; Building capacity of the state management officials on food
hygiene and safety; Strengthening communication, training on food hygiene and safety;
Increasing investment in upgrading facilities for state management of food hygiene and
safety; Strengthening inspection and examination for preschools in observing the
regulations on practical safety; Strengthening coordination among relevant agencies to
improve the effectiveness of state management of food safety at preschools.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thực phẩm là nguồn dinh dưỡng thiết yếu nuôi sống cơ thể. Vệ sinh an
tồn thực phẩm đóng một vai trị quan trọng trong chiến lược bảo vệ sức khỏe
con người. Sử dụng thực phẩm khơng an tồn ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và
chất lượng cuộc sống người tiêu dùng và xa hơn là ảnh hưởng đến sự phát triển
giống nòi, hạn chế sự phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội.
Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn 1/3 dân số các nước

phát triển bị ảnh hưởng của các bệnh do thực phẩm gây ra mỗi năm. Các vụ ngộ
độc thực phẩm có xu hướng ngày càng tăng. Tại các nước đang phát triển, tình
trạng trầm trọng hơn nhiều, hơn 2,2 triệu người tử vong do bị nhiễm độc thực
phẩm, trong đó phần lớn là trẻ em.
Về lâu dài, thực phẩm khơng những có tác động thường xun đối với sức
khỏe con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nịi giống. Sử dụng các thực phẩm
khơng đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng
dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một
số cơ quan trong cơ thể. Sau một thời gian, bệnh mới biểu hiện hoặc có thể gây
các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ
thuộc vào các tác nhân gây bệnh.
Đối với Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển khác, lương thực,
thực phẩm là loại sản phẩm chiến lược, ngồi ý nghĩa kinh tế cịn có ý nghĩa
chính trị, xã hội rất quan trọng. Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm
không những cần được sản xuất, chế biến, bảo quản phịng tránh ơ nhiễm các loại
vi sinh vật mà cịn khơng được chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt
quá mức quy định cho phép của tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc gia, gây ảnh hưởng
đến sức khỏe người tiêu dùng.
Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm: Thiệt hại
chính do các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám bệnh,
phục hồi sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải
nghỉ làm. Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu giữ sản
phẩm, hủy hoặc loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận do thông tin
quảng cáo và thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng.

1


Ngồi ra cịn có các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích,
kiểm tra độc hại, giải quyết hậu quả. Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an tồn

thực phẩm để phịng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan
trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước
đã và đang phát triển, cũng như nước ta.
Đánh giá đúng đắn về vai trị quan trọng của cơng tác bảo đảm ATTP đối
với sức khoẻ nhân dân, một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao
tầm vóc và thể chất của con người Việt Nam, góp phần tích cực vào sự nghiệp
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, Đảng và Nhà nước ta luôn
quan tâm, chỉ đạo và đầu tư các nguồn lực cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, cơng tác
bảo đảm ATTP vẫn cịn nhiều yếu kém. Ngun nhân chính của các yếu kém đó
là do Quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn thực phẩm cịn nhiều bất cập, một
số chính sách về an tồn thực phẩm khơng cịn phù hợp nhưng chậm được sửa
đổi hoặc bổ sung. Một bộ phận nhân dân chưa hình thành được ý thức và thói
quen tự bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ. Vệ sinh mơi trường, an tồn
thực phẩm chưa được kiểm sốt chặt chẽ.
Các cơ sở mầm non là nơi tập trung đông trẻ, trẻ em là tương lai của đất
nước, bản thân trẻ còn yếu ớt, sức đề kháng chưa cao, chưa chủ động ý thức
được đầy đủ về vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc tăng cường quản lý an toàn
thực phẩm, đề phòng ngộ độc thực phẩm là một vấn đề có ý nghĩa thực tế và
vơ cùng quan trọng trong các cơ sở mầm non trên cả nước nói chung và các cơ
sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hịa Bình nói riêng. Trong mấy
năm gần đây trên địa bàn tỉnh Hịa Bình liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực
phẩm ở các cơ sở mầm non làm hàng chục trẻ bị ngộ độc. Một trong những vấn
đề liên quan trực tiếp đến các vụ ngộ độc là cách quản lý và sơ chế, chế biến
các loại thực phẩm chưa đạt chất lượng, đặc biệt là chất lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm. Với tầm quan trọng đó em chọn đề tài “Tăng cường quản lý nhà
nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành
phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình” để làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại

các cơ sở mầm non trên địa bàn thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình, đề xuất giải

2


pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở mầm
non trên địa bàn thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(a) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về an
toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục mầm non;
(b) Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ
sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình;
(c) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về an toàn
thực phẩm tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hịa Bình,
tỉnh Hịa Bình;
(d) Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình
trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở
mầm non trên địa bàn thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình hiện đang diễn ra
như thế nào?
- Đâu là các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
tại các cơ sở mầm non trên địa bàn thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình?
- Làm thế nào để giải quyết những bất cập và hạn chế trong quản lý nhà
nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở mầm non trên địa bàn thành phố Hịa
Bình, tỉnh Hịa Bình?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

tại các cơ sở mầm non. Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn thành phố Hịa
Bình, tỉnh Hịa Bình với các đối tượng được lựa chọn nghiên cứu như: Các cơ sở
mầm non, cán bộ Phòng GD&ĐT phụ trách khối mầm non trên thành phố, Cán
bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn thực phẩm; người tham gia chế biến
thực phẩm tại các cơ sở mầm non; và một số đối tượng khác có liên quan (Ban
đại diện cha mẹ học sinh).

3


1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước về an
toàn thực phẩm tại các cơ sở mầm non trên địa bàn thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa
Bình, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý
nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn
thành phố Hịa Bình..
- Phạm vị về khơng gian: Đề tài được tiến hành tại các trường mầm non
trên địa bàn thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình
- Phạm vi về thời gian: Đề tài thu thập các tài liệu liên quan đến công tác
quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở mầm non trên địa bàn thành
phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình trong 4 năm (2016 - 2019). Số liệu điều tra các đối
tượng sẽ được thực hiện năm 2019.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Về lý luận: Hệ thống hóa được các cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về
an toàn thực phẩm tại các cơ sở mầm non.
- Về thực tiễn: Đưa các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về
an toàn thực phẩm tại các cơ sở mầm non trên địa bàn thành phố Hịa Bình, tỉnh
Hịa Bình.

4



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI CÁC CƠ SỞ MẦM NON
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC
PHẨM TẠI CÁC CƠ SỞ MẦM NON
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong đề tài
2.1.1.1. Khái niệm thực phẩm
* Khái niệm thực phẩm
Là những sản phẩm dùng cho việc ăn, uống của con người ở dạng nguyên
liệu tươi, sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, các chất được sử dụng trong sản
xuất, chế biến thực phẩm. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các
chất sử dụng như dược phẩm (Trần Đáng, 2007).
* Khái niệm vệ sinh thực phẩm
Là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phù
hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc tru trình thực phẩm (Trần Đáng, 2007).
2.1.1.2. An toàn thực phẩm
Là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo
quản, phân phối, vận chuyển, cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm
sạch sẽ, an tồn, khơng gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng
Theo các chuyên gia của Tổ chức Lương Nông (FAO) và tổ chức y tế thế
giới (WHO, 2000) thì: “Vệ sinh an tồn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm
không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm
khơng bị hỏng, khơng chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học, hoặc tạp
chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị
bệnh có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Quan niệm này rất đầy đủ,
lột tả được bản chất của vấn đề nhưng đề ngắn gọn và dễ hiểu mà vẫn bao hàm
được ý nghĩa trong quản lý nhà nước, khái niệm được chấp nhận hơn cả là:
“Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm khơng gây hại cho sức
khỏe, tính mạng của con người, khơng chứa các tác nhân sinh học, hóa học, lý

học quá giới hạn cho phép”.

5


2.1.1.3. Khái niệm an toàn thực phẩm
Là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng khi nó được
chuẩn bị hoặc ăn theo mục đích sử dụng (Trần Đáng, 2007).
Theo Trần Đáng (2007), vệ sinh thực phẩm là mọi điều kiện và biện pháp
cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc tru
trình thực phẩm. Là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế
biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển, cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực
phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng.
Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm khơng gây hại cho
sức khỏe, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không
chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho
phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại
cho sức khỏe người sử dụng. Quan niệm này rất đầy đủ, lột tả được bản chất
của vấn đề nhưng đề ngắn gọn và dễ hiểu mà vẫn bao hàm được ý nghĩa trong
quản lý nhà nước, khái niệm được chấp nhận hơn cả là: “Vệ sinh an toàn thực
phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của
con người, khơng chứa các tác nhân sinh học, hóa học, lý học quá giới hạn
cho phép (WHO, 2000).
2.1.1.4. An toàn thực phẩm tại các cơ sở mầm non
Đối với ngành giáo dục nói chung, trong đó bậc học mầm non nói riêng
đóng vai trị rất lớn đến việc tổ chức an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ học bán
trú. Vì vậy vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm giữ vị trí quan trọng đối với sức
khỏe và vui chơi của trẻ… Đây cũng gần như là tiêu chí hàng đầu để phụ huynh
xem xét, lựa chọn trường học cho con.
Hiện nay, tất cả các trường mầm non đều có bếp ăn bán trú cho học sinh.

Các trường đã chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chế độ ăn
cho học sinh theo biểu đồ dinh dưỡng. Hằng ngày thực phẩm được các nhà
trường lựa chọn từ những cơ sở có uy tín theo 10 ngun tắc vàng và 5 chìa
khóa vàng trong chọn, mua, chế biến, bảo quản thực phẩm… Như:
Chọn thực phẩm tươi an toàn. Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ
bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh để tan đá,
rồi làm đơng đá lại là kém an tồn.

6


Nấu chín kĩ trước khi ăn. Nấu chín kĩ hồn toàn thức ăn, bảo đảm nhiệt độ
trung tâm thực phẩm phải đạt tới 70 độ C.
Ăn ngay sau khi nấu hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng để
lâu càng nguy hiểm.
Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng
đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60 độ C hoặc lạnh dưới 10 độ C. Thức
ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
Nấu lại thức ăn thật kĩ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, nhất thiết phải
được đun kĩ lại.
Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn. Thức ăn đã
được nấu chín có thể bị nhiễm nầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống
hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng dao, thớt để chế biến thực phẩm
chín và sống).
Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm
việc khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng bàn tay, hãy băng kĩ và kín vết thương trước
khi chế biến thức ăn.
Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ
bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa
cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.

Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Giữ thực phẩm
trong hộp kín, chặn, tủ kính, lồng bàn, khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải
được giặt sạch trước khi dùng lại lần nữa. Đó là cách bảo vệ tốt nhất
Sử dụng nguồn nước sạch an tồn. Nước sạch là nước khơng màu, không
mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Đun sôi nước trước khi làm đá lạnh để
uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu ăn cho trẻ.
Bằng mô hình bếp ăn một chiều với 10 nguyên tắc vàng trong chế biến
thực phẩm, nhiều nhà bếp của các trường được trang bị đầy đủ, hiện đại, đảm bảo
theo đúng tiêu chuẩn quy định. Nhà bếp được chia thành các khu riêng biệt như
khu tiếp nhận thực phẩm tươi sống, khu sơ chế đầu vào và khu chế biến thức ăn.
Nguồn nước sử dụng để chế biến thức ăn cũng như dùng cho sinh hoạt của
cô và cháu đều đảm bảo chất lượng sạch, đạt tiêu chuẩn y tế. Các dụng cụ chế
biến thức ăn, đồ dùng đựng thức ăn đều được lau rửa sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng,

7


khơ thống trên các kệ, tủ đựng thực phẩm, thức ăn; các cô nuôi gọn gàng, mặc
đồng phục sạch sẽ, đeo găng tay khi chế biến, phân chia khẩu phần ăn…
Nhà trường xây dựng thực đơn theo tuần, mùa khác nhau. Thực đơn mỗi
bữa đều các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ…
Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở trường Mầm non cịn đặt ra
vấn đề, đó là các loại thực phẩm cung cấp cho các trường tuy được cấp giấy
chứng nhận đủ điều kiện nhưng việc kiểm soát chất lượng thực phẩm hiện nay
theo kiểu này tương đối khó khăn, thường chỉ trơng chờ vào uy tín, đạo đức của
người kinh doanh và cung cấp thực phẩm.
Để thực hiện tốt hơn công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường
học, các trường phải thực hiện đúng quy định về bếp ăn tập thể. Trách nhiệm
quản lý không chỉ thuộc về cơ quan chức năng, nhà trường, mà của cả phụ huynh
trong công tác giám sát nguồn thực phẩm đưa vào trường học hằng ngày.

2.1.1.5. Khái niệm về cơ sở giáo dục mầm non
Theo thông tư 19/2017/TT-BGDĐT giáo dục mầm non có các khái
niệm sau:
Cơ sở giáo dục mầm non là nơi được liên hợp giữa nhà trẻ và mẫu giáo. Cơ
sở mầm non có chức năng thu nhận để chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 6 tháng đến
5 tuổi, nhằm giúp trẻ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách; chuẩn bị
cho trẻ em vào lớp 1. Cơ sở mầm non có các lớp mẫu giáo và các nhóm trẻ.
Nhà trẻ: Là đơn vị giáo dục cơ sở của ngành học mầm non, có chức năng
thu nhận các cháu từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi để nuôi, dạy và chăm sóc theo
phương pháp khoa học, nhằm phát triển tồn diện cho trẻ. Nhà trẻ chia thành
nhiều nhóm trẻ, trong nhà trẻ có thể có cả các lớp mẫu giáo. Nhà trẻ do một ban
giám hiệu có hiệu trưởng phụ trách.
Trường mẫu giáo: Là đơn vị giáo dục cơ sở của ngành học mầm non, có
chức năng thu nhận để chăm sóc giáo dục trẻ em từ 3 đến 5 tuổi, chuẩn bị cho trẻ
vào lớp 1. Trường mẫu giáo gồm có các lớp mẫu giáo và có thể có cả nhóm trẻ.
Trường do một ban giám hiệu có hiệu trưởng phụ trách.
Trường mầm non: Là đơn vị giáo dục cơ sở của ngành học mầm non, là
trường được liên hợp giữa nhà trẻ và mẫu giáo. Trường mầm non có chức năng
thu nhận để chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 5 tuổi, nhằm giúp trẻ
hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách; chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1.

8


Trường mầm non có các lớp mẫu giáo và các nhóm trẻ. Trường do một ban giám
hiệu có hiệu trưởng phụ trách.
Nhóm trẻ độc lập: là các nhóm trẻ hoạt động không phụ thuộc bất cứ một
nhà trẻ, trường mẫu giáo nào. Nó có thể nằm trong các trường phổ thơng hoặc ở
các gia đình có nhận trơng trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi.
Lớp mẫu giáo độc lập: là các lớp mẫu giáo hoạt động không phụ thuộc

vào bất cứ một trường mầm non, trường mẫu giáo nào. Nó có thể nằm trong các
trường phổ thơng hoặc ở các gia đình có nhận trơng trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi.
Các cơ sở mầm non thuộc các 3 loại hình sau:
+ Cơng lập: do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo
đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
+ Dân lập: do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động và được chính quyền địa phương hỗ trợ.
+ Tư thục: do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức
kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh
phí hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.
2.1.1.6. Lý luận quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở mầm non
a/ Khái niệm về quản lý và quản lý nhà nước
Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động. Việc phát
hiện ra "quản lý" được coi là kết quả tất yếu của sự chuyển biến của nhiều quá
trình lao động cá biệt, tản mạn, độc lập với nhau thành một quá trình lao động
được phối hợp lại một cách khoa học. C.Mác đã viết "Bất cứ lao động xã hội hay
lao động chung nào mà tiến hành trên quy mô khá lớn đều yêu cầu phải có sự chỉ
đạo, điều hành, điều hịa những hoạt động cá nhân,... Một nhạc sỹ độc tấu thì tự
điều khiển lấy mình nhưng một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng" (Nguyễn
Thị Ngọc Huyền, 2012).
Như vậy, quản lý là một hoạt động khách quan nảy sinh khi cần có nỗ
lực tập thể để thực hiện mục tiêu chung. Quản lý diễn ra ở mọi tổ chức từ
phạm vi nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Trình độ xã hội hóa càng
cao, u cầu quản lý càng cao và vai trị của nó càng tăng lên (Nguyễn Thị
Ngọc Huyền, 2012).
Về nội dung, thuật ngữ "quản lý" có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Với ý
nghĩa thơng thường, phổ biến nhất thì "quản lý” có thể hiểu là hoạt động nhằm

9



tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý vào một đối
tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người
nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo những mục tiêu đã ổn
định (Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2012).
Với khái niệm được đề cập trên, quản lý bao gồm các yếu tố sau (Nguyễn
Thị Ngọc Huyền, 2012):
- Chủ thể quản lý: Là tác nhân tạo ra các tác động quản lý. Chủ thể luôn là
con người hoặc tổ chức. Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng các
công cụ với những phương pháp thích hợp theo những nguyên tắc nhất định.
- Đối tượng quản lý: Tiếp nhận trực tiếp sự tác động của chủ thể quản lý.
Tùy theo từng loại đối tượng khác nhau mà người ta chia thành các dạng quản lý
khác nhau.
- Khách thể quản lý chịu sự tác động hay chịu sự điều chỉnh của chủ thể
quản lý, đó là hành vi của con người, các q trình xã hội. Mục tiêu quản lý là cái
đích cần phải đạt tới tại một thời điểm xác định do chủ thể quản lý định trước.
Đây là căn cứ để chủ thể quản lý thực hiện các tác động quản lý cũng như lựa
chọn các phương pháp quản lý thích hợp.
Quản lý ra đời chính là nhằm đến hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao hơn
trong công việc. Thực chất của quản lý con người trong tổ chức là nhằm đạt mục
tiêu của tổ chức với hiệu quả cao nhất.
Khái niệm quản lý nhà nước: Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là hoạt
động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà nước, là sự tác động, tổ chức của
quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Trong đó chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan, công chức trong bộ máy
nhà nước được trao quyền lực công. Đối tượng quản lý nhà nước là tất cả các
cá nhân, tổ chức sinh sống và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia (Lê
Phương Dung, 2015).
b/ Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm
Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm: Trong những năm qua, quản lý nhà

nước về an toàn thực phẩm đã từng bước khẳng định tầm quan trọng của mình
trong sự phát triển đất nước. Điều đó được thể hiện trong vai trị, nhiệm vụ quản
lý của các cấp ngành quản lý an toàn thực phẩm tại các địa phương. Dựa trên
khái niệm của quản lý nhà nước có thể hiểu quản lý nhà nước về an toàn thực

10


phẩm là: sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật nhà nước
đối với các q trình, các hoạt động an tồn thực phẩm của con người để duy trì
và phát triển ngày càng cao các hoạt động an toàn thực phẩm trong nước nhằm
đạt được các hiệu quả kinh tế xã hội do nhà nước đặt ra..
Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục mầm non trên
địa bàn thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình là một trong những nội dung của quản
lý nhà nước về an toàn thực phẩm, đảm bảo chức năng quản lý vĩ mơ của nhà nước
về an tồn thực phẩm các cơ sở mầm non trên địa bàn thành phố Hịa Bình, tỉnh
Hịa Bình.. Việc quản lý đó được thơng qua các công cụ quản lý vĩ mô, nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của các an toàn thực phẩm tại các cơ sở
mầm non trên địa bàn thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình nhằm đưa an tồn thực
phẩm phát triển theo dịnh hướng chung của tiến trình phát triển đất nước.
c/ Chủ thể và khách thể trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Chủ thể nói chung là Đảng, Nhà nước và các cơ quan liên quan có chức
năng quản lý nhà nước được pháp luật phân quyền, phân cấp. Nhưng với an toàn
thực phẩm, chủ thể chủ yếu là Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế, các ngành liên quan như
Công an môi trường,... Chủ thể có nhiệm vụ chấp hành pháp luật và chỉ đạo thực
hiện chủ trương, kế hoạch của nhà nước.
Chủ thể có những thẩm quyền nhất định liên quan đến 04 (bốn) nội dung,
bao gồm:
- Ban hành các văn bản dưới luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hành và tổ chức bộ máy trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm các cơ sở

mầm non.
- Sử dụng quyền lực để điều chỉnh và điều hành các vấn đề thuộc an toàn
thực phẩm tại các trường học theo thẩm quyền.
- Cán bộ lãnh đạo của cơ quan chủ thể theo cơ chế bổ nhiệm, chủ thể thực
hiện cơ chế lãnh đạo và quản lý theo chế độ thủ trưởng.
- Chủ thể ký văn bản quản lý theo chế độ thủ trưởng hoặc liên tịch. Bên
cạnh chủ thể nêu trên, khách thể của quản lý hành chính nhà nước về an toàn
thực phẩm các cơ sở mầm non là toàn bộ hệ thống, nguồn nhân lực và hành vi,
quá trình phát sinh trong thực tế phát triển an toàn thực phẩm các cơ sở mầm non.

11


d/ Hình thức quản lý hành chính trong lĩnh vực an tồn thực phẩm
- Hình thức pháp luật: Cơ quan có thẩm quyền các cấp được phép ban
hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ sở an tồn thực phẩm. Đây
là hình thức pháp lý quan trọng nhất nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
mình. Thơng qua các văn bản quy phạm pháp luật, Luật an toàn thực phẩm
quy định những điều kiện chung trong lĩnh vực quản lý, những nhiệm vụ,
quyền hạn và nghĩa vụ đối với an toàn thực phẩm các cơ sở mầm non.
- Hình thức ban hành văn bản áp dụng pháp luật: Luật An toàn thực phẩm
năm 2010 của Quốc Hội Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá
nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực
phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm;
quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối
với an tồn thực phẩm; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an tồn
thực phẩm; thơng tin, giáo dục, truyền thơng về an toàn thực phẩm; trách nhiệm
quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm.
e/ Phương pháp quản lý hành chính nhà nước về an toàn thực phẩm
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể về bảo đảm an toàn thực phẩm,

quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn theo chuỗi cung cấp thực phẩm được
xác định là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên.
- Sử dụng nguồn lực nhà nước và các nguồn lực khác đầu tư nghiên cứu
khoa học và ứng dụng công nghệ phục vụ việc phân tích nguy cơ đối với an tồn
thực phẩm; xây dựng mới, nâng cấp một số phịng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn khu
vực, quốc tế; nâng cao năng lực các phòng thí nghiệm phân tích hiện có; hỗ trợ
đầu tư xây dựng các vùng sản xuất nguyên liệu thực phẩm an tồn, chợ đầu mối
nơng sản thực phẩm, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp.
- Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đổi mới công
nghệ, mở rộng quy mô sản xuất; sản xuất thực phẩm chất lượng cao, bảo đảm an
toàn; bổ sung vi chất dinh dưỡng thiết yếu trong thực phẩm; xây dựng thương
hiệu và phát triển hệ thống cung cấp thực phẩm an tồn.
- Thiết lập khn khổ pháp lý và tổ chức thực hiện lộ trình bắt buộc áp
dụng hệ thống Thực hành sản xuất tốt (GMP), Thực hành nông nghiệp tốt (GAP),
Thực hành vệ sinh tốt (GHP), Phân tích nguy cơ và kiểm sốt điểm tới hạn

12


×