Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Bài giảng Công tác bầu cử ở cấp huyện và cấp xã (Ngành: Dịch vụ pháp lý) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.99 KB, 31 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG LÀO CAI

BÀI GIẢNG
MÔN HỌC: CÔNG TÁC BẦU CỬ Ở CẤP HUYỆN VÀ CẤP XÃ
NGÀNH: DỊCH VỤ PHÁP LÝ
(Áp dụng cho trình độ Trung cấp)

LƯU HÀNH NỘI BỘ
Năm 2017


Lời nói đầu
Nền tảng chính trị - pháp lý của mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội với cử tri
là chế độ bầu cử. Trong xã hội dân chủ, bầu cử trở thành “công cụ” hữu hiệu nhất để
buộc các đại biểu dân cử phải coi trọng lợi ích của cử tri, liên hệ chặt chẽ và có trách
nhiệm với cử tri, nhất là cử tri ở đơn vị bầu cử. Bài viết phân tích tác động của chế độ bầu
cử đối với việc xây dựng mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội với cử tri và đề xuất các
kiến nghị hoàn thiện chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội, góp phần thực hiện chủ trương của
Đảng về xây dựng “cơ chế để ĐBQH gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm với cử tri”
Chế độ bầu cử chỉ có thể đóng vai trị nền tảng để xác lập mối quan hệ gắn bó chặt
chẽ và có trách nhiệm giữa đại biểu với cử tri nếu tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc, tiêu chí
bầu cử tiến bộ. Bầu cử phải thực sự là công cụ để nhân dân ủy quyền và kiểm soát quyền
lực. Cử tri có quyền đánh giá, bày tỏ sự tín nhiệm đối với người đại diện và quyết định
việc trúng cử, tại nhiệm và tái cử của họ thông qua phiếu bầu. Gắn bó chặt chẽ và có
trách nhiệm với cử tri trở thành nhu cầu tự thân của mỗi đại biểu để thực hiện tốt chức
năng đại diện trong khi tại nhiệm và bảo đảm khả năng tái cử trong nhiệm kỳ kế tiếp.
"Viễn cảnh đánh mất quyền lực trong cuộc bầu cử tiếp theo được lịch sử chứng minh tỏ
ra hiệu quả trong việc ràng buộc các nhân vật được bầu coi trọng lợi ích của cử tri".
Cùng với quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội nước ta, trong
những nhiệm kỳ vừa qua, việc xây dựng mối quan hệ giữa ĐBQH với cử tri đã được chú


trọng, quan tâm. Các quy định pháp luật có liên quan, nhất là các nghị quyết của Ủy ban
thường vụ Quốc hội (UBTVQH) quy định về tiếp xúc cử tri, tiếp công dân đã được sửa
đổi, bổ sung, tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện mối liên hệ giữa ĐBQH với cử tri.
Trên thực tế, hoạt động tiếp xúc cử tri định kỳ trước và sau kỳ họp Quốc hội được duy trì
thường xun hơn; cơng tác tiếp công dân ngày càng đi vào nền nếp. Một số hình thức
mới về tiếp xúc cử tri bước đầu được vận dụng. Kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của
cử tri, đơn thư của công dân đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Nhận thức và ý thức
trách nhiệm của ĐBQH trước cử tri được nâng lên. Bài giảng “Bầu cử ở cấp huyện và
cấp xã” sẽ giúp người học có cái nhìn tồn cảnh về cơng tác bầu cử của nước ta hiện nay.
Tác giả
ThS.Phạm Thị Thu Hà – Phó Trưởng khoa Khoa Pháp lý


TẬP BÀI GIẢNG
MÔN HỌC: CÔNG TÁC BẦU CỬ Ở CẤP HUYỆN VÀ CẤP XÃ
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: Học phần này trang bị cho người học những kiến thức pháp luật
và kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản về cơng tác này để có thể tham gia vào cơng tác tổ chức
được việc bầu cử đại biểu quốc hội, HĐND cấp huyện, cấp xã và xử lý được các cơng
việc có liên quan đến cơng tác bầu cử.
- Về kỹ năng: Sau khi học xong học phần này, người học có thể phân biệt các bước
trong tiến trình bầu cử; thực hiện được các bước trong tiến trình bầu cử như: lập danh
sách cử tri; xác định quyền, nghĩa vụ của các cử tri; xác định số lượng đại biểu, thành
lập các tổ chức phụ trách bầu cử ở các cấp..; tham mưu xử lý vi phạm và các tình huống
khác phát sinh trên thực tế tổ chức cuộc bầu cử.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Rèn luyện cho người học khả năng làm việc độc lập, cẩn trọng trong các hoạt
động nghiệp vụ.
+ Có tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học, trách nhiệm với cơng việc được
giao và có tinh thần làm việc hợp tác, phối hợp với người khác và trong tập thể.

Chương 1.
Quy định về bầu cử và tổ chức bầu cử ở cấp huyện và cấp xã
Mục tiêu: Người học hiểu được tính chất và vai trị của bầu cử và tổ chức bầu cử,
các quy định của pháp luật về bầu cử ở cấp huyện và cấp xã
1. Khái niệm và vai trò của bầu cử, tổ chức bầu cử.
1.1. Khái niệm bầu cử, tổ bầu cử
1.1.1. Bầu cử
Bầu cử là Phương thức lựa chọn người làm đại biểu, thay mặt thực hiện quyền lực
nhà nước trong các xã hội dân chủ theo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân.
Cử tri bỏ phiếu lựa chọn người đại diện cho mình vào cơ quan quyền lực nhà
nước, chế định quan trọng của luật nhà nước, thể hiện quyền cơ bản của cơng dân tham
gia xây dựng chính quyền nhân dân.
Luật bầu cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân quy định bầu cử theo
nguyên tắc phổ thơng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Quy định quyền bầu cử, ứng cử của cơng dân nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khơng phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tơn giáo, trình
độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ
hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân
trừ những người mất trí và những người bị pháp luật hoặc tòa án nhân dân tước các
quyền đó.


1.1.2. Tổ bầu cử
Đối với các địa phương đang thực hiện thí điểm khơng tổ chức Hội đồng nhân dân
huyện, quận, phường thì việc thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương do Ủy
ban nhân dân huyện, quận, phường sau khi thống nhất với Ban thường trực Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định (cơ cấu, thành phần của các tổ chức phụ
trách bầu cử ở các địa phương này khơng có đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân
cùng cấp).

Đối với đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã chỉ có một khu vực bỏ
phiếu thì vẫn thành lập Ban bầu cử và Tổ bầu cử riêng; thành viên Ban bầu cử có thể
tham gia làm thành viên Tổ bầu cử.
Cơ quan cố thẩm quyền thành lập tổ chức phụ trách bầu cử lựa chọn những người
có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, được quần chúng tín nhiệm, hiểu biết pháp luật và có
kinh nghiệm thực hiện công tác bầu cử tham gia vào các tổ chức phụ trách bầu cử.
Chủ tịch Ủy ban bầu cử cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban bầu cử cấp huyện, Chủ tịch Ủy
ban bầu cử cấp xã; Trưởng ban Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Trưởng ban Ban bầu cử
đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và Tổ trưởng Tổ bầu cử (sau đây
gọi chung là người đứng đầu tổ chức phụ trách bầu cử) chịu trách nhiệm phân công
nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng thành viên tổ chức phụ trách bầu cử cấp mình từ
giai đoạn chuẩn bị, triển khai, tổ chức ngày bầu cử, các công việc tiến hành sau ngày bầu
cử cho đến khi kết thúc cuộc bầu cử. Trong đó, phân cơng một thành viên chịu trách
nhiệm tổng hợp chung công tác bầu cử của Ủy ban bầu cử và của Ban bầu cử.
1.2. Vai trò của bầu cử, tổ bầu cử
Ý chí nhân dân là vấn đề quan trọng nhất của bầu cử, bởi vì, chỉ khi bầu cử mang
ý chí nhân dân thì ý nghĩa dân chủ đích thực của nó mới đạt được.
Thứ nhất, bầu cử có vai trị hợp pháp hố chính quyền
Chỉ bằng ý chí nhân dân thể hiện trong bầu cử, chính quyền mới được hợp pháp
hóa. Bầu cử là phương thức hợp pháp hóa chính quyền văn minh tiến bộ và có tính phổ
biến nhất trong thời đại ngày nay.
Tại khoản 3 Điều 21 Tun ngơn tồn thế giới về nhân
quyền của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1948 đã nêu rõ: “Ý
chí của nhân dân là cơ sở tạo nên quyền lực của chính quyền; ý chí
này được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự, theo
ngun tắc bỏ phiếu phổ thơng và bình đẳng và được thực hiện qua bỏ phiếu kín hoặc
qua các thủ tục bỏ phiếu tự do tương tự”.
Điều 25 của Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (1996) đã trịnh
trọng tun bố: “Mọi cơng dân, khơng có bất kỳ sự phân biệt nào… và khơng có bất kỳ
sự hạn chế bất hợp lý nào, đều có quyền và cơ hội để: (1) Tham gia điều hành các công

việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua những đại diện do họ tự do lựa chọn; (2)
Bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thơng đầu phiếu,
bình đẳng và bỏ phiếu kín, nhằm đảm bảo cho cử tri được tự do bày tỏ ý nguyện của


mình; (3) Được tiếp cận với các dịch vụ cơng cộng ở đất nước mình trên cơ sở bình
đẳng”.
Hội nghị an ninh và hợp tác châu Âu (CSCE) khẳng định: Ý chí của nhân dân
thơng qua bầu cử định kỳ và chân thực là nền tảng cho thẩm quyền và tính hợp pháp
của quyền lực nhà nước.
Như vậy, ý chí của nhân dân là nền tảng của quyền lực nhà nước. Thơng qua bầu
cử, nhân dân lựa chọn cho mình người đại diện và uỷ thác quyền lực cho họ.
Lịch sử phát triển của nhà nước trên thế giới đã trải qua nhiều cách tổ chức chính
quyền mà khơng qua bầu cử. Dân chủ, xét dưới góc độ tổ chức bộ máy nhà nước có
nghĩa nhân dân là chủ thể của quá trình tổ chức. Do vậy, các phương thức tổ chức
khơng thể hiện được bản chất đó như truyền ngôi thế tập, sử dụng bạo lực… đang thay
đổi theo hướng chuyển sang bầu cử. Trong thế giới hiện đại, các chính quyền thành lập
khơng qua bầu cử, bất luận dù nhằm mục đích gì (kể cả được coi là chính đáng) thường
khơng được các quốc gia, các tổ chức quốc tế cơng nhận, hoặc có chăng chỉ là sự thừa
nhận hết sức dè dặt. Ngược lại, một chính quyền do người dân thành lập thông qua bầu
cử theo những nguyên tắc tiến bộ: tự do, công bằng và trung thực, thì về ngun tắc,
chính quyền đó được coi là hợp pháp và được đón nhận một cách tự nhiên trong hoạt
động chính trị và trong cộng đồng quốc tế.
Ở Việt Nam, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, ngày 3/9/1945, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: “Phải bầu ngay Quốc hội, càng sớm càng tốt. Bên
trong thì nhân dân tin tưởng thêm vào chế độ mình. Trước thế giới, Quốc hội do dân
bầu ra sẽ có một giá trị pháp lý khơng ai có thể phủ nhận được”; “Chỉ có Tổng tuyển cử
mới để cho dân chúng có dịp muốn nói hết những ý muốn của họ và chỉ có Chính phủ
lập ra bởi Tổng tuyển cử mới là đại diện chân chính và trung thành của toàn thể quốc
dân. Sau hết cũng chỉ có Tổng tuyển cử mới có thể cấp cho nước Việt Nam một Hiến

pháp mới, ấn định rõ ràng quyền lợi của quốc dân và Chính phủ mới phá tan được hết
những nghi ngờ ở trong cũng như ở ngoài với chính quyền nhân dân”.
Thắng lợi của Tổng tuyển cứ đánh dấu sự trưởng thành của nhà nước cách mạng
Việt Nam, mở ra triển vọng của một thời kỳ mới, thời kỳ đất nước ta có một Quốc hội
mới, một Chính phủ thống nhất, một bản Hiến pháp tiến bộ và một hệ thống chính
quyền hồn tồn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam
về đối nội và đối ngoại.
Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, để thực hiện thống nhất nước
nhà về mặt nhà nước, Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc (từ ngày 15
đến 21/11/1975) đã quyết định Tổng tuyển cử trên phạm vi cả nước bầu ra Quốc hội
chung cho cả nước. Quốc hội xác định thể chế nhà nước, bầu ra các cơ quan lãnh đạo
của Nhà nước và quy định Hiến pháp mới của nước Việt Nam thống nhất. Do vậy,
Quốc hội khóa VI do nhân dân cả nước bầu ra (ngày 25/4/1976) là người đại diện hợp
pháp cho toàn thể nhân dân Việt Nam.
Thứ hai, bầu cử là nền tảng của nền dân chủ


Bầu cử kiến tạo chế độ đại diện – phương thức cơ bản thực
hiện quyền lực nhân dân trong nhà nước pháp quyền. Trong nhà
nước pháp quyền, ý chí của nhân dân là cội nguồn của quyền lực
nhà nước. Đối với cơng dân, bầu cử là quyền chính trị quan trọng
của họ chỉ khi nó dân chủ và mở rộng (tự do). Bầu cử tự do, dân
chủ làm tăng tính hiện thực của quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội (đối với
quyền bầu cử bị động), tăng vai trị thực sự của cơng dân trong diễn đàn chính trị pháp
lý để thành lập nhà nước (đối với thực hiện quyền bầu cử chủ động).
Hiến pháp năm 1946 coi việc “thực hiện một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt
của nhân dân” là một trong ba nguyên tắc của chính thể mới và nền dân chủ nhân dân.
Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) cũng khẳng định “Nhà nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.
Điều này như một nguyên lý phổ biến trên thế giới trong việc xây dựng nhà nước pháp

quyền thực thi dân chủ.
Trong một nền dân chủ đại diện, bầu cử tự do và cơng bằng đóng vai trị nền tảng
để nhân dân quyết định cơ cấu chính trị và chính sách tương lai của họ. Nếu nhân dân
khơng tín nhiệm các nhà lãnh đạo, họ có quyền bỏ phiếu bãi nhiệm các nhà lãnh đạo đó
vào thời điểm ấn hành các cuộc bầu cử.
Về bản chất, bầu cử không những là con đường kiến thiết chế độ đại diện mà nó
cũng chính là phương thức để nhân dân loại bỏ những người đại diện. Do vậy, để nhân
dân giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước, chế ngự sự tha hóa, lạm quyền của
quyền lực nhà nước một cách có hiệu quả, đồng thời đối với việc đổi mới chế độ bầu
cử, cần xây dựng cơ chế cụ thể và hữu hiệu quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử của nhân
dân. Điều 7 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Đại biểu Quốc hội bị cử tri hoặc Quốc hội
bãi nhiệm và đại biểu HĐND bị các cử tri và HĐND bãi nhiệm khi đại biểu đó khơng
cịn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”. Chính vì tầm quan trọng của việc khẳng
định chủ quyền nhân dân, trong q trình đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới bộ máy
nhà nước ở nước ta khơng thể khơng nói tới đổi mới chế độ bầu cử.
Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước là một đặc điểm quan trọng của nhà
nước pháp quyền. Quyền lực của nhân dân là tối thượng. Bản thân nhà nước không tự
nhiên có quyền mà do nhân dân ủy quyền; quyền lực của người cầm quyền có thể bị
tước bỏ, quyền lực của nhân dân thì khơng ai có thể tước bỏ được.
Mặt khác, bầu cử, thực chất là sự chuyển giao quyền lực nhân dân sang nhà
nước. Bằng bầu cử, nhân dân lựa chọn thành lập ra cơ quan đại diện và ủy thác quyền
lực cho họ. Tuy nhiên, cũng chính trong quá trình chuyển giao quyền lực ấy mà phát
sinh một hệ lụy ngoài mong muốn của nhân dân: mặc dù được nhân dân ủy thác trao
cho quyền lực, song không phải ở đâu, bao giờ, nhà nước (thông qua các cơ quan nhà
nước) cũng phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân và không phải bao giờ quyền lực
nhà nước cũng được thực hiện trong phạm vi, mức độ mà nhân dân trao cho. Do vậy,
quyền lực nhà nước cần phải được kiểm soát và giới hạn, nhằm loại trừ một nghịch lý là


quyền lực nhà nước của nhân dân nhưng lại đe dọa chính nhân dân. Vì thế, bầu cử

khơng chỉ đơn thuần là việc lựa chọn người đại diện, mà còn là phương thức quan trọng
để nhân dân giám sát, thậm chí chế ngự quyền lực nhà nước. Bầu cử là phương thức
giám sát trực tiếp của nhân dân đối với cơ quan dân cử.
Thứ ba, bầu cử phản ánh tương quan lực lượng chính trị xã hội
Một chế độ bầu cử dân chủ cần bảo đảm tính cân đối, hợp
lý, đại diện rộng rãi cho các bộ phận trong cơ cấu xã hội. Đến lượt
nó, tính cân đối, hợp lý trong bầu cử, trước hết phụ thuộc vào bản
chất, đặc điểm của chế độ chính trị, phụ thuộc vào tương quan lực
lượng giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội và phụ thuộc vào
“thiết kế” của nhà làm luật.
Chế độ bầu cử dân chủ là chìa khóa cho đồng thuận xã hội, là phương thức quan
trọng để hòa hợp dân tộc. Diễn biến chính trị ở nhiều quốc gia trong lịch sử thế giới
hiện đại đã cho chúng ta thấy rằng, để giải quyết khủng hoảng chính trị hay những xung
đột xã hội, một trong những việc thường được các nước tiến hành là tổ chức tổng tuyển
cử, vì kết quả bầu cử thể hiện “mẫu số chung” giữa các phe phái, các lực lượng, các bộ
phận xã hội trong việc lựa chọn chính quyền. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng, không
phải tất cả các cuộc bầu cử đều phản ánh ý chí chung đó. Nếu có sự gian lận, dối trá
trong bầu cử, hay bầu cử được tiến hành trong điều kiện bạo loạn, niềm tin của nhân
dân bị giảm sút, hoặc việc lựa chọn một “mô hình” bầu cử khơng phù hợp, thì chế độ
bầu cử không những không giải quyết được các mâu thuẫn xã hội, mà ngược lại, nó có
thể lại làm gia tăng các xung đột xã hội. Do vậy, bất luận trong xã hội nào, chế độ bầu
cử không những cần dựa trên các nguyên tắc của bầu cử tự do, tiến bộ và cơng bằng,
mà nó cần được thiết kế phù hợp với điều kiện, đặc điểm của mỗi thể chế chính trị, mỗi
dân tộc, mỗi quốc gia.
2. Các quy định về bầu cử và tổ chức bầu cử ở địa phương (cấp tỉnh, huyện,
xã)
2.1. Các quy định chung về bầu cử và tổ chức bầu cử o địa phương
2.1.1.Các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương
Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban bầu cử ở huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Ủy

ban bầu cử ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban bầu cử).
Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh,
Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân
dân cấp xã (sau đây gọi chung là Ban bầu cử).
Tổ bầu cử.
2.1.2. Việc thành lập, cơ cấu, thành phần của Ủy ban bầu cử
Chậm nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi thống
nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc


trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban bầu cử ở tỉnh) để thực hiện công tác bầu cử đại
biểu Quốc hội và tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương.
Ủy ban bầu cử ở tỉnh có từ hai mươi mốt đến ba mươi mốt thành viên gồm Chủ
tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên là đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và một số cơ quan, tổ chức
hữu quan.
Danh sách Ủy ban bầu cử ở tỉnh phải được gửi đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy
ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam.
Chậm nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy
ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban
thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành, lập Ủy
ban bầu cử ở huyện, quận, thị xã, thành, phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành, phố trực
thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban bầu cử ở huyện), Ủy ban bầu cử ở xã,
phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban bầu cử ở xã) để tổ chức bầu cử đại biểu
Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã tương ứng.
Ủy ban bầu cử ở huyện có từ mười một đến mười lăm thành viên; Ủy ban bầu cử ở
xã có từ chín đến mười một thành viên. Thành viên Ủy ban bầu cử ở huyện, ở xã gồm

Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên là đại diện Thường trực Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và một số cơ quan,
tổ chức hữu quan.
Danh sách Ủy ban bầu cử ở huyện, Ủy ban bầu cử ở xã phải được gửi đến Thường
trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam cấp trên trực tiếp.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban bầu cử
1. Trong việc bầu cử đại biểu Quốc hội, Ủy ban bầu cử ở tỉnh có các nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo việc chuẩn bị và tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội ở các đơn vị bầu cử
đại biểu Quốc hội trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; kiểm tra, đôn đốc
việc thi hành pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội của Ban bầu cử đại biểu Quốc hội,
Tổ bầu cử;
b) Chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử đại biểu
Quốc hội ở địa phương;
c) Chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu
cử đại biểu Quốc hội ở địa phương;
d) Nhận và xem xét hồ sơ của người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ
chức kinh tế ở địa phương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội và hồ sơ của người tự ứng
cử đại biểu Quốc hội tại địa phương; gửi danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử


tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của những người được giới thiệu ứng cử và
những người tự ứng cử đại biểu Quốc hội đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam cấp tỉnh để tiến hành hiệp thương; gửi hồ sơ và danh sách người ứng cử đại
biểu Quốc hội tại địa phương đến Hội đồng bầu cử quốc gia;
đ) Lập danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội theo đơn vị bầu cử và
báo cáo để Hội đồng bầu cử quốc gia quyết định;
e) Chỉ đạo, kiểm tra việc lập và niêm yết danh sách cử tri;

g) Nhận tài liệu, phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội từ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và
phân phối cho các Ban bầu cử đại biểu Quốc hội chậm nhất là 25 ngày trước ngày bầu
cử;
h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện công tác bầu cử đại biểu
Quốc hội của Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử; khiếu nại, tố cáo về bầu cử đại
biểu Quốc hội do Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử chuyển đến; khiếu nại, tố cáo
về người ứng cử đại biểu Quốc hội;
i) Nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội của các
Ban bầu cử đại biểu Quốc hội; lập biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội ở
địa phương;
k) Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội theo yêu cầu
của Hội đồng bầu cử quốc gia;
l) Chuyển hồ sơ, biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội đến Hội đồng
bầu cử quốc gia;
m) Tổ chức việc bầu cử thêm, bầu cử lại đại biểu Quốc hội theo quyết định của
Hội đồng bầu cử quốc gia.
2. Trong việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử ở các cấp có các
nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo việc tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình ở địa
phương; kiểm tra, đơn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân;
b) Quản lý và phân bổ kinh phí tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
ở cấp mình;
c) Chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử đại biểu Hội đồng
nhân dân ở địa phương;
d) Chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu
cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phương;
đ) Ấn định và công bố số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng
đại biểu được bầu của mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp mình;
e) Nhận và xem xét hồ sơ của những người được tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức xã hội; đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, đơn vị sự

nghiệp, tổ chức kinh tế, thôn, tổ dân phố ở địa phương giới thiệu ứng cử và những người
tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình; gửi danh sách trích ngang lý lịch, bản
sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của người được giới thiệu ứng cử và


người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam cùng cấp để tiến hành hiệp thương;
g) Lập và cơng bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng
nhân dân cấp mình theo từng đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; xóa tên người
ứng cử trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp
mình;
h) Nhận tài liệu, phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân từ Ủy ban nhân dân
cùng cấp và phân phối cho các Ban bầu cử chậm nhất là 25 ngày trước ngày bầu cử;
i) Nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
cấp mình ở từng đơn vị bầu cử do các Ban bầu cử gửi đến; lập biên bản tổng kết cuộc bầu
cử đại biểu Hội đồng nhân dân của cấp mình;
k) Chỉ đạo việc bầu cử thêm, bầu cử lại đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định
tại các điều 79, 80, 81 và 82 của Luật này;
l) Xác nhận và công bố kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; xác nhận tư
cách của người trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;
m) Trình Hội đồng nhân dân khóa mới báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hội
đồng nhân dân và kết quả xác nhận tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp được
bầu;
n) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện công tác bầu cử đại biểu Hội
đồng nhân dân của Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình, Tổ bầu cử; khiếu
nại, tố cáo về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình do Ban bầu cử, Tổ bầu cử
chuyển đến; khiếu nại, tố cáo về người ứng cử, việc lập danh sách người ứng cử đại biểu
Hội đồng nhân dân cấp mình;
o) Bàn giao các biên bản tổng kết và hồ sơ, tài liệu về cuộc bầu cử đại biểu Hội
đồng nhân dân cho Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp khóa mới.

2.1.3. Ban bầu cử
1. Chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi
thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội một
Ban bầu cử đại biểu Quốc hội có từ chín đến mười lăm thành viên gồm Trưởng ban, các
Phó Trưởng ban và các Ủy viên là đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và một số cơ quan, tổ chức hữu quan.
2. Chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện,
cấp xã sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi đơn vị bầu cử đại
biểu Hội đồng nhân dân cấp mình một Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân gồm đại
diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội.
Thành, phần Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã có thêm đại diện cử tri ở địa
phương.


Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có từ mười một đến mười ba
thành viên. Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện có từ chín đến mười một
thành viên. Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã có từ bảy đến chín thành viên.
Ban bầu cử gồm Trưởng ban, các Phó Trường ban và các Ủy viên.
3. Ban bầu cử có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử của các Tổ bầu cử thuộc
đơn vị bầu cử;
b) Kiểm tra, đôn đốc việc lập, niêm yết danh sách cử tri và việc niêm yết danh
sách những người ứng cử ở các Tổ bầu cử thuộc đơn vị bầu cử;
c) Chỉ đạo, kiểm tra, đơn đốc việc bố trí các phịng bỏ phiếu và cơng việc bầu cử ở
các phòng bỏ phiếu;
d) Nhận và phân phối tài liệu, phiếu bầu cử cho các Tổ bầu cử chậm nhất là 15
ngày trước ngày bầu cử;
đ) Nhận, tổng hợp và kiểm tra biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử của các Tổ bầu

cử; lập biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện công tác bầu cử của các Tổ
bầu cử và khiếu nại, tố cáo về bầu cử do các Tổ bầu cử chuyển đến; nhận và chuyển
đến Ủy ban bầu cử ở tỉnh khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Quốc hội; nhận và
chuyển đến Ủy ban bầu cử tương ứng khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Hội
đồng nhân dân;
g) Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử theo hướng dẫn, yêu cầu của Hội
đồng bầu cử quốc gia hoặc theo yêu cầu của Ủy ban bầu cử cùng cấp;
h) Chuyển hồ sơ, tài liệu về bầu cử đại biểu Quốc hội đến Ủy ban bầu cử ở tỉnh;
chuyển hồ sơ, tài liệu về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến Ủy ban bầu cử cùng cấp;
i) Tổ chức thực hiện việc bầu cử thêm, bầu cử lại (nếu có).
2.1.4. Tổ bầu cử
1. Chậm nhất là 50 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống
nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu một Tổ bầu cử để thực
hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Tổ bầu cử
có từ mười một đến hai mươi mốt thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy
viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã
hội, đại diện cử tri ở địa phương.
Đối với huyện khơng có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì Ủy ban nhân dân huyện
sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu một Tổ
bầu cử có từ mười một đến hai mươi mốt thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy
viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã
hội, đại diện cử tri ở địa phương.


Đơn vị vũ trang nhân dân được xác định là khu vực bỏ phiếu riêng được thành lập
một Tổ bầu cử có từ năm đến chín thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy viên là
đại diện chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân đó.

Trong trường hợp đơn vị vũ trang nhân dân và địa phương có chung một khu vực
bỏ phiếu thì Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân
dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và chỉ huy đơn vị vũ
trang nhân dân quyết định thành lập Tổ bầu cử có từ mười một đến hai mươi mốt thành
viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương, đại diện chỉ huy
đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân đó.
2. Tổ bầu cử có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Phụ trách công tác bầu cử trong khu vực bỏ phiếu;
b) Bố trí phịng bỏ phiếu, chuẩn bị hịm phiếu;
c) Nhận tài liệu và phiếu bầu cử từ Ban bầu cử; phát thẻ cử tri, phiếu bầu cử có
đóng dấu của Tổ bầu cử cho cử tri;
d) Thường xuyên thông báo cho cử tri biết ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, thời gian bỏ
phiếu trong thời hạn 10 ngày trước ngày bầu cử;
đ) Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về bầu cử và nội quy
phòng bỏ phiếu;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của
Tổ bầu cử quy định tại Điều này; nhận và chuyển đến Ban bầu cử tương ứng khiếu nại, tố
cáo về người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, khiếu
nại, tố cáo khác không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổ bầu cử;
g) Kiểm phiếu và lập biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử để gửi đến Ban bầu cử
tương ứng;
h) Chuyển biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử và toàn bộ phiếu bầu cử đến Ủy
ban nhân dân cấp xã khi kết thúc việc kiểm phiếu;
i) Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử theo quy định của các tổ chức phụ
trách bầu cử cấp trên;
k) Thực hiện việc bầu cử thêm, bầu cử lại tại khu vực bỏ phiếu (nếu có).
Nguyên tắc hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương
1. Các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương hoạt động theo chế độ tập thể, quyết
định theo đa số. Các cuộc họp được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành

viên tham dự; các quyết định được thơng qua khi có q nửa tổng số thành viên biểu
quyết tán thành.
2. Cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức phụ trách bầu cử có quyền trưng tập
cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã
hội, đơn vị sự nghiệp công lập để giúp thực hiện các công việc liên quan đến tổ chức bầu
cử.
Những trường hợp không được tham gia vào các tổ chức phụ trách bầu cử


Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân không được làm
thành viên Ban bầu cử hoặc Tổ bầu cử ở đơn vị bầu cử mà mình ứng cử. Nếu đã là thành
viên của Ban bầu cử hoặc Tổ bầu cử ở đơn vị bầu cử mà mình ứng cử thì người ứng cử
phải xin rút khỏi danh sách thành viên của tổ chức phụ trách bầu cử đó chậm nhất là vào
ngày cơng bố danh sách chính thức những người ứng cử. Trường hợp người ứng cử
khơng có đơn xin rút thì cơ quan đã quyết định thành lập Ban bầu cử, Tổ bầu cử đó ra
quyết định xóa tên người ứng cử khỏi danh sách thành viên của tổ chức phụ trách bầu cử
và bổ sung thành viên khác để thay thế.
2.1.5. Thời điểm kết thúc nhiệm vụ của các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa
phương
1. Ủy ban bầu cử ở tỉnh, Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử hết nhiệm vụ
đối với bầu cử đại biểu Quốc hội sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia kết thúc việc tổng kết
công tác bầu cử đại biểu Quốc hội trong cả nước và công bố kết quả bầu cử đại biểu
Quốc hội.
2. Ủy ban bầu cử hết nhiệm vụ đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân sau khi
Ủy ban bầu cử đã trình báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và hồ
sơ, tài liệu về bầu cử tại kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa mới.
3. Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ bầu cử hết nhiệm vụ đối với bầu cử
đại biểu Hội đồng nhân dân sau khi Ủy ban bầu cử kết thúc việc tổng kết công tác bầu cử
và công bố kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Ngày bầu cử phải là ngày chủ nhật và được công bố chậm nhất là 115 ngày trước

ngày bầu cử.
2.2. Danh sách cử tri
2.1.1. Nguyên tắc lập danh sách cử tri
1. Mọi cơng dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được
phát thẻ cử tri, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này.
2. Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú
hoặc tạm trú.
3. Cử tri là người tạm trú và có thời gian đăng ký tạm trú tại địa phương chưa đủ
12 tháng, cử tri là quân nhân ở các đơn vị vũ trang nhân dân được ghi tên vào danh sách
cử tri để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ở nơi
tạm trú hoặc đóng qn.
4. Cơng dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ
sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ,
thì đến Ủy ban nhân dân cấp xã xuất trình Hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam để được
ghi tên vào danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã (nếu xuất trình tại nơi đăng ký thường trú)
hoặc bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện
(nêu xuất trình tại nơi đăng ký tạm trú).


5. Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa
vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri
để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đang bị
tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai
nghiện bắt buộc.
2.1.2. Những trường hợp khơng được ghi tên, xóa tên hoặc bổ sung tên vào
danh sách cử tri
1. Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang
chấp hành hình phạt tù mà khơng được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự

thì khơng được ghi tên vào danh sách cử tri.
2. Người thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nếu đến trước thời
điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ được khôi phục lại quyền bầu cử, được trả lại tự do hoặc
được cơ quan có thẩm quyền xác nhận khơng cịn trong tình trạng mất năng lực hành vi
dân sự thì được bổ sung vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri theo quy định tại
Điều 29 của Luật này.
3. Trong thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời
điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, những người thay đổi nơi thường trú ra ngồi đơn vị hành
chính cấp xã nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì được xóa tên trong danh sách cử
tri ở nơi cư trú cũ và bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi thường trú mới để bầu đại biểu
Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; những người chuyển
đến tạm trú ở nơi khác với đơn vị hành chính cấp xã mà mình đã được ghi tên vào danh
sách cử tri và có nguyện vọng tham gia bầu cử ở nơi tạm trú mới thì được xóa tên trong
danh sách cử tri ở nơi cư trú cũ và bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi tạm trú mới để
bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
4. Cử tri được quy định tại khoản 5 Điều 29 của Luật này, nếu đến trước thời điểm
bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ mà được trả tự do hoặc đã hết thời gian giáo dục bắt buộc, cai
nghiện bắt buộc thì được xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi có trại tạm giam, cơ sở giáo
dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, được bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi đăng
ký thường trú để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện,
cấp xã hoặc được bổ sung vào danh sách, cử tri tại nơi đăng ký tạm trú để bầu đại biểu
Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
5. Người đã có tên trong danh sách cử tri mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị
Tòa án tước quyền bầu cử, phải chấp hành hình phạt tù hoặc mất năng lực hành vi dân sự
thì Ủy ban nhân dân cấp xã xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.
2.1.3. Thẩm quyền lập danh sách cử tri
1. Danh sách cử tri do Ủy ban nhân dân cấp xã lập theo từng khu vực bỏ phiếu.
Đối với huyện khơng có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì Ủy ban nhân dân huyện
có trách nhiệm lập danh sách cử tri theo từng khu vực bỏ phiếu.



2. Danh sách cử tri trong đơn vị vũ trang nhân dân do chỉ huy đơn vị lập theo đơn
vị vũ trang nhân dân để đưa vào danh sách cử tri của khu vực bỏ phiếu nơi đơn vị đóng
quân. Quân nhân có hộ khẩu thường trú ở địa phương gần khu vực đóng quân có thể
được chỉ huy đơn vị cấp giấy chứng nhận để được ghi tên vào danh sách cử tri và tham
gia bỏ phiếu ở nơi thường trú. Khi cấp giấy chứng nhận, chỉ huy đơn vị phải ghi ngay vào
danh sách cử tri tại đơn vị vũ trang nhân dân bên cạnh tên người đó cụm từ “Bỏ phiếu ở
nơi cư trú”.
Thảo luận:
1. A sinh ngày 26/5/1998. Hỏi có được quyền bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV
và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 không?
2. Người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân phải đáp ứng
những tiêu chuẩn nào?
3. Ngày Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ
2016-2021 được quy định là ngày, tháng, năm nào?
Câu hỏi ôn tập
1. Hãy nêu khái niệm, vai trò của bầu cử?
2. Nêu các quy định về bầu cử ở địa phương?


Chương 2. Tổ chức tuyên truyền bầu cử
Mục tiêu: Người học nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tuyên truyền
bầu cử, cách thức để xây dựng và tổ chức kế hoạch tuyên truyền bầu cử
Nội dung của chương:
1. Vai trò và sự cần thiết của việc tuyên truyền bầu cử.
1.1. Vai trò của việc tuyên truyền bầu cử
Bầu cử sự kiện quan trọng của đất nước, là đợt sinh hoạt chính trị rộng khắp
trong các tầng lớp nhân dân; là cơ hội để nhân dân trực tiếp tham gia xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân.
Trong quá trình tiến hành cuộc bầu cử, cơng tác tun truyền có vai trị quan

trọng, đóng góp vào thành cơng của cuộc bầu cử
1.2. Sự cần thiết của việc tuyên truyền bầu cử
Làm cho toàn Đảng, tồn dân, tồn qn nhận thức rõ mục đích, vai trị, ý nghĩa,
tầm quan trọng của sự kiện chính trị này là tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Việc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng là đại diện cho ý chí,
nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân là
nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân năm 2016.
Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về quan điểm,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bầu cử; tạo sự thống nhất
trong toàn Đảng, sự đồng thuận trong toàn xã hội, bảo đảm thực hiện thành công cuộc
bầu cử; chủ động đấu tranh có hiệu quả với những âm mưu, hoạt động chống phá bầu cử,
chống phá chế độ, cản trở sự nghiệp đổi mới đất nước của nhân dân ta.
Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng về công tác bầu cử, bảo
đảm phát huy dân chủ và sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng trong công tác cán
bộ. Làm cho mọi công dân nắm vững quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm trong việc xây
dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực, hiệu quả, tham gia tự giác, tích cực,
chủ động để cuộc bầu cử thực sự là ngày hội của tồn dân,
Cơng tác tun truyền về bầu cử cần được tiến hành song song với lộ trình, bước
đi của cuộc bầu cử (trước, trong và sau khi bầu cử), hỗ trợ đắc lực cho công tác triển khai
bầu cử; góp phần cổ vũ tinh thần đồn kết, chung sức chung lòng, tận dụng mọi thời cơ,
thuận lợi, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững;
tạo khơng khí thi đua u nước trong mọi tầng lớp nhân dân thực hiện có hiệu quả Nghị
quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng.
2. Xác định đối tượng, nội dung, hình thức và thời gian tuyên truyền bầu cử.
2.1. Đối tượng, nội dung tuyên truyền bầu cử
Tổ chức đợt cao điểm tuyên truyền, phổ biến các quy định về Luật bầu cử đại biểu
Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và các quy định của pháp luật liên quan cho cán



bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thời gian từ ngày 10/3/2016 đến hết ngày
22/5/2016.
Nội dung tuyên truyền, phổ biến Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân tập trung vào các nội dung: nguyên tắc bầu cử; tuổi bầu cử và tuổi ứng cử;
tiêu chuẩn người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biếu Hội đồng nhân dân; ngày bầu cử;
quyền bầu cử và ứng cử của công dân; trường hợp được ghi tên, khơng được ghi tên, xóa
tên, bổ sung tên vào danh sách cử tri; trách nhiệm của cử tri trong q trình bầu cử;
những trường hợp khơng được ứng cử; vận động bầu cử; các hành vi bị cấm trong vận
động bầu cử; nội dung tiếp xúc cử tri; chương trình hành động của các ứng cử viên;
nguyên tắc và trình tự bỏ phiếu; xử lý vi phạm pháp luật về bầu cử, cơng bơ kết quả trúng
cử....
1.2. Hình thức và thời gian tuyên truyền bầu cử
* Hoạt động tuyên truyền, phố biến Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân thực hiện thông qua các hình thức, biện pháp phong phú, thiết thực, linh
hoạt, phù hợp với từng đối tượng, trong đó chú ý một sổ hình thức sau:
- Đăng tải tồn văn Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biếu Hội đồng nhân dân
và các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản có liên quan đến cơng tác bầu cử trên
cổng thông tin điện tử/Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị.
- Tổ chức tập huấn, quán triệt mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử
đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; quán triệt,
phổ biến rộng rãi tinh thần của Luật cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
- Tổ chức biên soạn tài liệu tuyên truyền; tăng cường các hoạt động thông tin,
tuyên truyền thông qua các chuyên mục, tin, bài...; ứng dụng công nghệ thông tin trong
việc đăng tải và cập nhật các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo...
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến qua hệ thống áp phích, pa-nơ, băng rơn tại cơ
quan, đơn vị về nội dung Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
* Trung tâm công nghệ thông tin có trách nhiệm đăng tải tồn văn Luật bầu cử đại
biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn
bản có liên quan đến cơng tác bầu cử trên cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải.
* Báo Giao thơng, Tạp chí Giao thơng vận tải có trách nhiệm tăng cường thời

lượng, lồng ghép tuyên truyền, phổ biến các nội dung cơ bản của Luật bầu cử đại biếu
Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và quá trình bầu cử đại biếu Quốc hội và đại
biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
* Các thông tin, tài liệu tuyên truyên, phổ biến về Luật bầu cử đại biểu Quốc hội
và đại biểu Hội đồng nhân dân và quá trình triển khai tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc
hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được Bộ Tư pháp cập nhật, đăng tải trên cổng
thông tin điện tử Bộ Tư pháp, đề nghị các cơ quan, đơn vị truy cập để tham khảo, sử
dụng.
Chúng ta đang sống trong thời đại thông tin, nhu cầu thông tin của xã hội ngày
càng phong phú và đa dạng. Bên cạnh những phương tiện kỹ thuật hiện đại, các phương


tiện thơng tin truyền thống vẫn có vị trí quan trọng đáp ứng như cầu của các loại đối
tượng tuyên truyền khác nhau. Kết hợp các hình thức phương pháp tuyên truyền truyền
thống với các phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại là giải pháp tốt nhất đưa thông
tin, tuyên truyền về bầu cử đến với mọi tầng lớp nhân dân. Để thông tin, tuyên truyền về
bầu cử đến với người dân hiệu quả, cần chú ý các hình thức sau: sinh hoạt của các tổ
chức, đoàn thể; hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng (nhất là báo nói và
báo hình); hoạt động cổ động trực quan, văn hóa, nghệ thuật; hệ thống các trường lớp của
Đảng, Nhà nước, đoàn thể; sách, ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền; hoạt động tiếp xúc cử tri;
hoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền viên … Mỗi hình thức tuyên truyền trên đây
đều có những ưu điểm và hạn chế, cần linh hoạt lựa chọn hình thức phù hợp đối tượng
tuyên truyền, địa bàn, thời điểm để khai thác tối đa ưu điểm từng loại hình. Thời gian tới
chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng;
đẩy mạnh tuyên truyền cổ động trực quan trên các đường phố lớn ở Trung ương và các
tỉnh, thành phố trên toàn quốc; các hoạt động văn hóa, văn nghệ tun truyền về bầu cử.
Cơng tác thông tin tuyên truyền về bầu cử Quốc hội cũng cần phải kết hợp giữa thường
xuyên, liên tục với trọng tâm, trọng điểm, nhất là vào ngày bầu cử. Có kế hoạch cho các
hoạt động tuyên truyền rầm rộ, mang tính chiến dịch, đồng loạt, sâu rộng, nhưng cũng có
kế hoạch cho những hoạt động chuyên sâu, tỉ mỉ. Nội dung thông tin, tuyên truyền cổ

động về bầu cử phải được chỉ đạo tập trung, thống nhất từ trên xuống; các hình thức tranh
cổ động, biểu ngữ, khẩu hiệu, cờ quốc huy, thông báo, lá phiếu, thẻ cử tri, mẫu trang trí
hịm phiếu …. cần phải đồng bộ. u cầu về thẩm mỹ, nghệ thuật trong công tác thông
tin, tuyên truyền là một việc cần thiết để góp phần tăng tính hấp dẫn, sinh động, thu hút
sự quan tâm của cử tri, góp phần làm nên sắc màu ngày hội của tồn dân. Hoạt động
thơng tin, tun truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử HĐND diễn ra sơi nổi trên
tồn quốc, đặc biệt trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua hoạt động của mạng
lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên của các tổ chức đảng, đồn thể, qua hoạt động thơng
tin cổ động, qua hoạt động của các tổ chức giới thiệu ứng cử viên đại biểu Quốc hội…
gây được sự chú ý của các tầng lớp nhân đân. Công tác biên soạn và phát hành tài liệu
tuyên truyền, ấn phẩm, tờ rơi, tờ gấp, tranh cổ động về bầu cử…. được đẩy mạnh ở cả
Trung ương và địa phương.
3. Xây dựng và tổ chức kế hoạch tuyên truyền bầu cử
3.1. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền bầu cử
Ví dụ minh họa:
Kế hoạch tuyên truyền cuộc Bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XIV và Đại biểu
Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021
Ngày 04/02/2016, Tỉnh ủy Hà Giang đã ban hành Kế hoạch số 34-KH/TU về việc
tuyên truyền cuộc Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và Đại biểu HĐND các cấp
nhiệm kỳ 2016-2021. Nhằm giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh
nhận thức rõ hơn về mục đích, vai trị, ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử, để cuộc
bầu cử đạt kết quả tốt, thực sự là ngày hội của toàn dân.


Kế hoạch nêu rõ, t uyên truyền trong toàn Đảng, tồn dân, tồn qn nhận thức rõ
mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của sự kiện chính trị này nhằm tiếp tục xây dựng, củng
cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về quan điểm,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bầu cử; tạo sự thống nhất
trong toàn Đảng, sự đồng thuận trong toàn xã hội, bảo đảm thực hiện thành cơng cuộc

bầu cử; chủ động đấu tranh có hiệu quả với những âm mưu, hoạt động chống phá bầu cử,
chống phá chế độ, cản trở sự nghiệp đổi mới đất nước của nhân dân ta.
Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng về công tác bầu cử, đảm
bảo phát huy dân chủ và sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng trong công tác cán
bộ, làm cho mọi người dân nắm vững quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm trong xây dựng
Nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực, hiệu quả, tham gia tự giác, tích cực, chủ
động để ngày bầu cử thực sự là ngày hội của toàn dân.
Đồng thời, yêu cầu công tác tuyên truyền về bầu cử cần được tiến hành đồng bộ,
đúng lộ trình, bước đi của cuộc bầu cử, hỗ trợ đắc lực cho công tác triển khai bầu cử; góp
phần cổ vũ tinh thần đồn kết, chung sức, chung lòng, tận dụng mọi thời cơ, thuận lợi,
vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững; tạo
khơng khí thi đua u nước, thi đua lao động sản xuất trong mọi tầng lớp nhân dân nhằm
thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.
Việc lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng là đại diện cho
ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân
là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân năm 2016.
Nội dung tập trung tuyên truyền thành 3 đợt cao điểm như sau:
Đợt 1 : Từ tháng 2/2016 đến ngày 15/4/2016
Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử đại biểu
Quốc hội khoá XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021; phân
tích, làm rõ bối cảnh, tình hình đất nước thời điểm diễn ra cuộc bầu cử trong đó tập trung
tuyên truyền: về Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; Hiến pháp năm 2013 và các Luật về tổ chức bộ máy Nhà nước
mới được ban hành; những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực trong công cuộc đổi mới;
những thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đặt ra khi chúng ta hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng.
Giới thiệu các nội dung cốt lõi các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà
nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử tỉnh; hướng dẫn tổ chức thực hiện

của các cơ quan chức năng về cuộc bầu cử như: Chỉ thị số 51 -CT/TW ngày 04/01/2016
của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội
đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 13/01/2016 của
Thủ tướng Chính phủ; Hiến pháp năm 2013; Luật tổ chức Quốc hội; Luật tồ chức chính


quyền địa phương, Luật bầu cử Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; quy trình hiệp
thương lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử đại biểu Quốc hội và những người ứng
cử đại biểu hội đồng nhân dân; hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử...
Đợt 2 : Từ ngày 16/4/2016 đến ngày 22/5/2016
Tuyên truyền các nguyên tắc bầu cử, tiêu chuẩn người ứng cử đại biểu Quốc hội
được quy định tại Luật tổ chức Quốc hội, tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân quy
định tại Luật tổ chức chính quyền địa phương; tiêu chuẩn cán bộ được quy định trong
chiến lược công tác cán bộ của Đảng; quyền và nghĩa vụ của người ứng cử; quyền và
nghĩa vụ, trách nhiệm của cử tri đi tham gia bầu cử; các quy định về quy trình, trình tự
bầu cử và các thể thức bầu cử; đặc biệt những đổi mới của Quốc hội trong hoạt đồng lập
pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và đổi mới của hội
đồng nhân dân trong việc thực hiện trách nhiệm của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương; công tác chuẩn bị bầu cử và hoạt động bầu cử trên địa bàn toàn tỉnh.
Giới thiệu nội dung Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu hội
đồng nhân dân năm 2015; làm rõ những điểm mới trong công tác bầu cử đại biểu Quốc
hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đó là: Những điều chỉnh, bổ sung cụ thể về bộ máy
thực hiện công tác bầu cử từ Trung ương đến địa phương; quy định chặt chẽ hơn về trách
nhiệm, quyền hạn và sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị phụ trách bầu cử; quy trình đề
cử, ứng cử; việc phân bổ người ứng cử đại biểu Quốc hội do Trung ương giới thiệu; việc
thẩm định hồ sơ người tự ứng cử; việc tuyên truyền vận động bầu cử, giải quyết khiếu nại
tố cáo.
Tuyên truyền về quá trình chuẩn bị và tiến hành bầu cử, quán triệt thực hiện
nghiêm túc chủ trương của Đảng về bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ trong các cơ quan Nhà
nước ở Trung ương và địa phương, gắn kết quả nhân sự đại hội đảng các cấp và quy

hoạch cán bộ với công tác chuẩn bị nhân sự để giới thiệu đại biểu Quốc hội và đại biểu
Hội đồng nhân dân các cấp.
Tuyên truyền quyền bầu cử và ứng cử của công dân, nghĩa vụ, trách nhiệm của cử
tri trong công tác bầu cử; các hoạt động trong quá trình tiếp xúc cử tri.
Đợt 3: Ngay sau khi kết thúc cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng
nhân dân các cấp, tập trung tuyên truyền:
Kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các
cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Tuyên truyền về sự tham gia tích cực, chủ động của nhân dân đối với cuộc bầu
cử; kết quả phong trào thi đua lập thành tích chào mừng bầu cử, biểu dương kịp thời
những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong cơng tác bầu cử, nhất là bầu cử ở nơi
biên giới, các vùng còn nhiều khó khăn của tỉnh.
Hình thức tun truyền
Tổ chức thơng tin tuyên truyền bằng các thứ tiếng: Việt, Dao, Mông, Tày... trên
các loại hình báo chí, trang thơng tin điện tử...


Tổ chức các hội nghị tuyên truyền nội bộ trong Đảng, các cuộc họp, sinh hoạt
thôn, tổ khu phố, sinh hoạt thường kỳ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính
trị-xã hội, t ổ chức xã hội nghề nghiệp...
Tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo; các cuộc thi tìm hiểu về vai trị của Quốc hội
trong bộ máy Nhà nước, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
các cấp.
Tổ chức tuyên truyền, cổ động trực quan trên pa nô, áp phích, khẩu hiệu, băng
rơn, bảng điện tử...; các hoạt động triển lãm, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao
chào mừng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm
kỳ 2016-2021.
Tổ chức phát hành tài liệu, bản tin; băng, hình tuyên truyền về cuộc bầu cử đại
biểu Quốc hội và đại biêu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2016-2021.
Khẩu hiệu tuyên truyền

1. Nhiệt liệt chào mừng Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu Hội
đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021!
2. Ngày 22-5-2016, cử tri cả nước đi bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại
biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021!
3. Cử tri tỉnh Hà Giang tích cực tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và
đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2020!
4. Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân là quyền và nghĩa vụ
của mỗi công dân
5. Bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
nhiệm kỳ 2016 - 2021 là ngày hội của toàn dân!
6. Sáng suốt lựa chọn những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý
chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân bầu vào Quốc hội khóa XIV và Hội
đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021!
7. Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là trực tiếp
góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân!
8. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang thi đua lập thành tích chào
mừng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
nhiệm kỳ 2016 - 2021!
9. Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh mn năm!
10. Nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam mn năm!
11. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!
3.2. Tổ chức kế hoạch tuyên truyền bầu cử
Câu hỏi ôn tập:
Câu 1: Nêu Sự cần thiết của việc tuyên truyền bầu cử?
Câu 2: Cho biết nội dung, hình thức, đối tượng được tuyên truyền bầu cử?


Chương 3. Tổ chức bầu cử
Thời gian: 14 giờ

Mục tiêu: Người học có kiến thức cơ bản để xây dựng kế hoạch và chuẩn bị cho
việc tổ chức bầu cử
Nội dung của chương:
1. Xây dựng kế hoạch tổ chức bầu cử
2. Chuẩn bị cho việc tổ chức bầu cử
3. Tổ chức bầu cử.
Tiến trình của một cuộc bầu cử theo pháp luật hiện hành:
- Phân chia đơn vị bầu cử, khu vực bỏ phiếu:
+ Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội, đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
chia thành các khu vực bỏ phiếu. Khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội đồng thời là
khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
+ Mỗi khu vực bỏ phiếu có từ ba trăm đến bốn nghìn cử tri. Ở miền núi, vùng cao,
hải đảo và những nơi dân cư khơng tập trung thì dù chưa có đủ ba trăm cử tri cũng được
thành lập một khu vực bỏ phiếu.
+ Các trường hợp có thể thành lập khu vực bỏ phiếu riêng:
a) Đơn vị vũ trang nhân dân;
b) Bệnh viện, nhà hộ sinh, nhà an dưỡng, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, cơ sở
chăm sóc người cao tuổi có từ năm mươi cử tri trở lên;
c) Cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trại tạm giam.
+ Việc xác định khu vực bỏ phiếu do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định và
được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê chuẩn. Đối với huyện khơng có đơn vị hành chính
xã, thị trấn thì việc xác định khu vực bỏ phiếu do Ủy ban nhân dân
- Thành lập tổ chức phụ trách bầu cử: Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, Ủy ban bầu cử ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành
phố trực thuộc trung ương, Ủy ban bầu cử ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung
là Ủy ban bầu cử). Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, Ban bầu cử đại biểu Hội
đồng nhân dân cấp xã (sau đây gọi chung là Ban bầu cử). Tổ bầu cử.
- Lập danh sách cử tri:
+ Nguyên tắc lập danh sách cử tri

a. Mọi cơng dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được
phát thẻ cử tri, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này.
b. Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú
hoặc tạm trú.
c. Cử tri là người tạm trú và có thời gian đăng ký tạm trú tại địa phương chưa đủ
12 tháng, cử tri là quân nhân ở các đơn vị vũ trang nhân dân được ghi tên vào danh sách


cử tri để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ở nơi
tạm trú hoặc đóng qn.
d. Cơng dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ
sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ,
thì đến Ủy ban nhân dân cấp xã xuất trình Hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam để được
ghi tên vào danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã (nếu xuất trình tại nơi đăng ký thường trú)
hoặc bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện
(nêu xuất trình tại nơi đăng ký tạm trú).
e. Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa
vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri
để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đang bị
tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai
nghiện bắt buộc.
- Những trường hợp không được ghi tên, xóa tên hoặc bổ sung tên vào danh
sách cử tri
+ Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu
lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang
chấp hành hình phạt tù mà khơng được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự
thì khơng được ghi tên vào danh sách cử tri.
+ Người thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nếu đến trước thời
điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ được khôi phục lại quyền bầu cử, được trả lại tự do hoặc

được cơ quan có thẩm quyền xác nhận khơng cịn trong tình trạng mất năng lực hành vi
dân sự thì được bổ sung vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri theo quy định tại
Điều 29 của Luật này.
+ Trong thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm
bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, những người thay đổi nơi thường trú ra ngồi đơn vị hành chính
cấp xã nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì được xóa tên trong danh sách cử tri ở
nơi cư trú cũ và bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi thường trú mới để bầu đại biểu Quốc
hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; những người chuyển đến
tạm trú ở nơi khác với đơn vị hành chính cấp xã mà mình đã được ghi tên vào danh sách
cử tri và có nguyện vọng tham gia bầu cử ở nơi tạm trú mới thì được xóa tên trong danh
sách cử tri ở nơi cư trú cũ và bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi tạm trú mới để bầu đại
biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
+ Cử tri được quy định tại khoản 5 Điều 29 của Luật này, nếu đến trước thời điểm
bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ mà được trả tự do hoặc đã hết thời gian giáo dục bắt buộc, cai
nghiện bắt buộc thì được xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi có trại tạm giam, cơ sở giáo
dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, được bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi đăng
ký thường trú để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện,


cấp xã hoặc được bổ sung vào danh sách, cử tri tại nơi đăng ký tạm trú để bầu đại biểu
Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
+ Người đã có tên trong danh sách cử tri mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị Tịa
án tước quyền bầu cử, phải chấp hành hình phạt tù hoặc mất năng lực hành vi dân sự
thì Ủy ban nhân dân cấp xã xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.
- Thẩm quyền lập danh sách cử tri
+ Danh sách cử tri do Ủy ban nhân dân cấp xã lập theo từng khu vực bỏ phiếu.
Đối với huyện khơng có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì Ủy ban nhân dân huyện có
trách nhiệm lập danh sách cử tri theo từng khu vực bỏ phiếu.
+ Danh sách cử tri trong đơn vị vũ trang nhân dân do chỉ huy đơn vị lập theo đơn
vị vũ trang nhân dân để đưa vào danh sách cử tri của khu vực bỏ phiếu nơi đơn vị đóng

quân. Quân nhân có hộ khẩu thường trú ở địa phương gần khu vực đóng quân có thể
được chỉ huy đơn vị cấp giấy chứng nhận để được ghi tên vào danh sách cử tri và tham
gia bỏ phiếu ở nơi thường trú. Khi cấp giấy chứng nhận, chỉ huy đơn vị phải ghi ngay vào
danh sách cử tri tại đơn vị vũ trang nhân dân bên cạnh tên người đó cụm từ “Bỏ phiếu ở
nơi cư trú”.
- Niêm yết danh sách cử tri
Chậm nhất là 40 ngày trước ngày bầu cử, cơ quan lập danh sách cử tri niêm yết
danh sách cử tri tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại những địa điểm công cộng của
khu vực bỏ phiếu, đồng thời thông báo rộng rãi danh sách cử tri và việc niêm yết để Nhân
dân kiểm tra.
- Lập danh sách ứng cử viên (quá trình hiệp thương)
Chậm nhất là 20 ngày trước ngày bầu cử, Tổ bầu cử phải niêm yết danh sách chính
thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở khu
vực bỏ phiếu.
Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất
1. Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở mỗi cấp do Ban thường trực Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức chậm nhất là 95 ngày trước ngày bầu cử. Thành
phần hội nghị hiệp thương lần thứ nhất gồm Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, đại diện ban lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận. Đại diện Ủy
ban bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp được mời tham
dự hội nghị này.
2. Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở cấp tỉnh, cấp huyện thỏa thuận về cơ cấu,
thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân của tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ
quan nhà nước cùng cấp và của đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, các đơn vị hành chính,
cấp dưới trên địa bàn.
3. Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở cấp xã thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số
lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân của tổ chức chính trị, tổ



chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước cùng
cấp và của đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, thôn, tổ dân phố trên địa bàn.
4. Biên bản hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự,
diễn biến, kết quả hội nghị.
Biên bản hội nghị hiệp thương ở cấp tỉnh được gửi ngay đến Hội đồng bầu cử
quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận. Tổ quốc
Việt Nam và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp.
Biên bản hội nghị hiệp thương ở cấp huyện, cấp xã được gửi ngay đến Thường
trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên
trực tiếp và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp.
Hội nghị hiệp thương lần thứ hai
1. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai ở mỗi cấp do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức chậm nhất là 65 ngày trước ngày bầu cử. Thành
phần hội nghị hiệp thương lần thứ hai thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của
Luật này.
2. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng
nhân dân, cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử để lập danh sách sơ
bộ những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối
với người tự ứng cử, người được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử và lấy ý kiến
cử tri nơi cơng tác (nếu có) của người tự ứng cử, người được thôn, tổ dân phố giới thiệu
ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. Việc tổ chức lấy ý kiến cử tri được thực hiện
theo quy định tại Điều 54 của Luật này.
3. Biên bản hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự,
diễn biến, kết quả hội nghị.
Biên bản hội nghị hiệp thương ở cấp tỉnh được gửi ngay đến Hội đồng bầu cử
quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp.
Biên bản hội nghị hiệp thương ở cấp huyện, cấp xã được gửi ngay đến Thường
trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên
trực tiếp và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp

Hội nghị hiệp thương lần thứ ba
1. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở mỗi cấp do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức chậm nhất là 35 ngày trước ngày bầu cử. Thành
phần hội nghị hiệp thương lần thứ ba thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của
Luật này.
2. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng
nhân dân, cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử của cơ quan, tổ
chức, đơn vị và kết quả lấy ý kiến cử tri để lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu
chuẩn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.


×