Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Luận văn thạc sĩ tổ chức kiến trúc cảnh quan tuyến ven biển phía đông thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.37 MB, 100 trang )

..

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN PHÚ DŨNG

TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN
VEN BIỂN PHÍA ĐƠNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KIẾN TRÚC

Đà Nẵng – Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

---------------------------------------

NGUYỄN PHÚ DŨNG

TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN
VEN BIỂN PHÍA ĐƠNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Kiến Trúc
Mã số: 8580101

LUẬN VĂN THẠC SĨ


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TÔ VĂN HÙNG

Đà Nẵng – Năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong các cơng trình khác.

HỌC VIÊN THỰC HIỆN

Nguyễn Phú Dũng


ii

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Quý Thầy cô Khoa đào tạo Sau đại học,
Khoa Kiến trúc trƣờng Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, chuyên gia trong các lĩnh vực
kiến trúc, quy hoạch, cảnh quan, là những ngƣời giúp đỡ tận tình cho tơi trong q
trình học tập, nghiên cứu.
Đặc biệt, tơi chân thành cảm ơn TS.KTS Tơ Văn Hùng đã hết lịng giúp đỡ và tận
tình hƣớng dẫn tơi thực hiện luận văn.
Dù đã có nhiều cố gắng trong q trình thực hiện, song chắc chắn rằng luận văn
sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ dẫn của Quý thầy
cô.
Xin chân thành cám ơn.


Tác giả luận văn


TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN VEN BIỂN
PHÍA ĐƠNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Học viên: Nguyễn Phú Dũng. Chuyên ngành: Kiến trúc
Khóa: CH K34. Trƣờng Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt:
Đà Nẵng đƣợc biết đến là trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa xã hội
quan trọng của khu vực Miền Trung Tây Nguyên. Sự đa dạng về điều kiện tự
nhiên núi – sông – biển đã mang lại cho thành phố lợi thế quan trọng trong tổ
chức không gian kiến trúc cảnh quan. Thực tế, quy hoạch và khai thác các
tuyến đƣờng ven biển đặc biệt là tuyến đƣờng ven biển phía Đơng thành phố
đã trở thành mối quan tâm cho các nhà quản lý trong lĩnh vực kiến trúc đơ thị.
Trƣớc thực trạng nêu trên, cần có một giải pháp tổ chức không gian, quản lý và
khai thác toàn diện, phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên phát triển kinh tế,
gìn giữ mơi trƣờng, hài hịa lợi ích cộng đồng và tạo dựng giá trị đặc trƣng cho
hình ảnh thành phố biển.
Từ Khóa:
Kiến trúc cảnh quan, không gian cảnh quan ven biển

ARCHITECTURAL ARCHITECTURE ORGANIZATION OF
EAST SEA COUNTRY LINEDA NANG CITY
Name: Nguyen Phu Dung. Major: Architecture
Course: CH K34. Danang University of Science and Technology
Summary:
Da Nang is known to be an important center of political, socio-cultural
economy of the Central Highlands region. The diversity of natural conditions
of the mountain - river - sea has brought to the city an important advantage in

the organization of landscape architecture space. In fact, planning and
exploitation of coastal roads, especially the eastern coastal route, has become a
concern for managers in the field of urban architecture. Facing the above
situation, there should be a solution of spatial organization, comprehensive
management and exploitation, bringing into full play the advantages of natural
conditions for economic development, environmental preservation,
harmonization of community interests and create a characteristic value for the
coastal city image.
Key words:
Landscape architecture, coastal landscape space


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. v
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................vii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 1
3. Đối tƣợng và nội dung nghiên cứu ....................................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3
5. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN
VEN BIỂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM .......................................................... 4
1.1. Tổng quan về lý thuyết ............................................................................................. 4
1.1.1. Một số khái niệm về kiến trúc cảnh quan (KTCQ)......................................... 4

1.1.2.Vai trò và giới hạn của tổ chức kiến trúc cảnh quan ven biển ......................... 5
1.1.3. Các nguyên tắc cơ bản khi tổ chức kiến trúc cảnh quan ven biển .................. 6
1.2. Tổng quan về thực tiễn tổ chức KTCQ ven biển...................................................... 7
1.2.1. Tổ chức KTCQ trong thực tiễn xây dựng đô thị trên thế giới ........................ 7
1.2.2. Tổ chức kiến trúc cảnh quan ven biển một số thành phố tại Việt Nam ........ 16
1.2.3. Tổng kết bài học kinh nghiệm ...................................................................... 20
1.3. Tổng quan về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan thành phố Đà Nẵng.......... 21
1.3.1. Khai thác đặc trƣng tự nhiên tổ chức kiến trúc cảnh quan thành phố .......... 22
1.3.2. Tổ chức kiến trúc cảnh quan tuyến ven biển Đông Thành phố Đà Nẵng ..... 25
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................................... 28
Chƣơng 2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN TUYẾN ĐƢỜNG VEN BIỂN PHÍA ĐƠNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ... 29
2.1. Cơ sở lý thuyết........................................................................................................ 29
2.1.1. Lý thuyết về cảm thụ cảnh quan ................................................................... 29
2.1.2. Cơ sở tạo hình cảnh quan .............................................................................. 32
2.1.3. Lý thuyết về phát triển bền vững .................................................................. 36
2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................ 36


iv
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................................... 36
2.2.2 Đặc điểm văn hóa, kinh tế - xã hội ................................................................ 39
2.2.3. Cơ sở về mặt pháp lý .................................................................................... 42
2.2.4. Những định hƣớng phát triển chung phát triển thành phố Đà Nẵng ............ 45
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................................... 53
Chƣơng 3. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN
ĐƢỜNG VEN BIỂN PHÍA ĐƠNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............................... 54
3.1. Định hƣớng tổ chức kiến trúc cảnh quan tuyến đƣờng ven biển phía Đơng thành
phố Đà Nẵng .................................................................................................................. 54
3.1.1. Nguyên tắc chung và yêu cầu tổ chức kiến trúc cảnh quan .......................... 54

3.1.2. Đề xuất tiêu chí thiết kế KTCQ tuyến đƣờng ven biển phía Đơng .............. 57
3.1.3. Giải pháp quy hoạch tuyến đƣờng ven biển phía Đơng................................ 58
3.1.4. Đề xuất giải pháp tổ chức không gian cảnh quan dọc tuyến đƣờng resort 5
sao .................................................................................................................................. 58
3.1.5. Đề xuất giải pháp tổ chức không gian KTCQ .............................................. 59
3.1.5. Đề xuất giải pháp tổ chức không gian cảnh quan cho khu khách sạn, hoạt
động thƣơng mại, dịch vụ .............................................................................................. 63
3.1.6. Đề xuất giải pháp tổ chức các hoạt động giao thông .................................... 64
3.2. Đề xuất giải pháp tổ chức thiết kế kiến trúc cảnh quan tuyến ven biển phía
Đơng thành phố Đà nẵng ............................................................................................... 65
3.2.1. Xác định không gian tổ chức thiết kế kiến trúc cảnh quan ........................... 65
3.2.2. Đề xuất tổ chức hình thái khơng gian một số tuyến ven biển điển hình....... 66
3.2.3. Đề xuất giải pháp thiết kế nâng cao cảm nhận không gian cảnh quan đô
thị Đà Nẵng .................................................................................................................... 66
3.2.4. Đề xuất tổ chức hình thức kiến trúc .............................................................. 70
3.2.5. Đề xuất tổ chức không gian cây xanh công cộng ......................................... 72
3.2.6. Đề xuất tổ chức nghệ thuật công cộng .......................................................... 72
3.2.7. Đề xuất tổ chức tiện nghi không gian đƣờng phố ......................................... 73
3.2.8. Đề xuất tổ chức chiếu sáng ........................................................................... 73
Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................................... 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
-


BĐKH:

Biến đổi khí hậu

-

ĐDSH:

Đa dạng sinh học

-

KGCC:

Không gian công cộng

-

KGCQ:

Không gian cảnh quan

-

KTCQ:

Kiến trúc cảnh quan

-


HST:

Hệ sinh thái

-

HLST:

Hành lang sinh thái

-

QHĐT:

Quy hoạch đô thị

-

STCQ:

Sinh thái cảnh quan


vi

DANH MỤC BẢNG

Số hiệu


Tên bảng

Trang

Bảng 2.1.

Tổng hợp chức năng sử dụng đất và chỉ tiêu

43

Bảng 2.2.

Tốc độ tăng GDP và thu nhập bình quân hằng năm.

47


vii

DANH MỤC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

Trang

Hình 1.1.

Kênh Leiden


7

Hình 1.2

Quảng trƣờng Vrijthof

8

Hình 1.3

Vƣờn Keukenhof

8

Hình 1.4

Kênh đào Amsterdam

9

Hình 1.5

Thành phố Canberra

10

Hình 1.6

Hồ nhân tạo Burley Griffin


10

Hình 1.7

Một góc khơng gian xanh của thành phố Canberra

11

Hình 1.8

Hồ nƣớc tuyệt đẹp ở thành phố Canberra

11

Hình 1.9

Cơng viên Ueno

12

Hình 1.10

Tháp truyền hình Tokyo SkyTree

13

Hình 1.11

Asiatique The Riverfront


14

Hình 1.12

Bảo tàng văn hóa Hoa

14

Hình 1.13

Cơng trình đƣờng đi bộ mới tại giao lộ Pathumwan

15

Hình 1.14

Đƣờng Trần Phú- Nha Trang: giao thơng chính ven biển

16

Hình 1.15

Các hoạt động đa dạng của ngƣời dân trên bãi biển

16

Hình 1.16

Cơng viên kết hợp nhiều yếu tố chức năng.


17

Hình 1.17

Điêu khắc trong cơng viên.

17

Hình 1.18

Cơng viên kết hợp khu dịch vụ ven biển.

18

Hình 1.19

Đại lộ ven biển lùi sâu nhƣờng cho không gian xanh.

18

Hình 1.20

Bãi Trƣớc - trung tâm thành phố Vũng Tàu.

19

Hình 1.21

Kiến trúc khai thác địa hình tự nhiên.


19

Hình 1.22

Khu vực bãi tắm chƣa quan tâm đến thẩm mỹ.

19

Hình 1.23

Nhà hàng trƣớc biển chia cắt cảnh quan biển.

26

Hình 1.24

Trục đƣờng Hồ Xn Hƣơng.

26

Hình 1.25

Tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc có lớp cây xanh mỏng.

27

Hình 1.26

Trục đƣờng Phạm Văn Đồng hƣớng biển.


27

Hình 2.1

Vị trí chiến lƣợc của Đà Nẵng

37

Hình 2.2

Quy hoạch chung thành phố Đà nẵng đến năm 2030 tầm nhìn năm
2050

42


viii
Số hiệu

Tên hình

Trang

Hình 2.3

Quy hoạch phân khu phía Đơng và bán đảo Sơn Trà

45

Hình 2.4


Vịnh Đà Nẵng lúc bình minh.

46

Hình 2.5

Vịnh Đà Nẵng nhìn từ Bán đảo Sơn Trà.

46

Hình 2.6

Các chỉ số kinh tế chủ yếu.

48

Hình 2.7

Số lƣợng khách du lịch trong nƣớc và quốc tế.

51


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đà Nẵng đƣợc biết đến là trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa xã hội quan trọng
của khu vực Miền Trung Tây Nguyên. Sự đa dạng về điều kiện tự nhiên núi-sông-biển

đã mang lại cho thành phố lợi thế quan trọng trong tổ chức không gian kiến trúc cảnh
quan. Xét về tổng thể, quy hoạch đô thị Đà Nẵng đạt nhiều thành quả đáng khích lệ: hạ
tầng đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng bộ, tạo mối liên kết phát triển khá tốt giữa các hệ
thống kinh tế, văn hóa và xã hội. Đặc biệt, với lợi thế hơn 16 km đƣờng biển cùng với
những bãi tắm đẹp nhất hành tinh đã mở ra cơ hội cho lâu dài cho kinh tế thành phố,
nhất là dịch vụ du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy sự phát triển
của các lĩnh vực khác. Xét về mặt kinh tế, việc khai thác dãi đất ven biển nhƣ hiện nay
cơ bản đáp ứng đƣợc mục tiêu đề ra, thu hút đông đảo nhà đầu tƣ tìm đến, tạo ra hệ
thống hạ tầng du lịch đa dạng và mang lại giá trị gia tăng cho nền kinh tế thành phố.
Nhƣng xét về góc độ cảnh quan, việc phát triển đô thị trên dựa trên cơ sở của phân khu
chức năng, quản lý trên diện rộng đã dẫn đến tình trạng thiếu tính hệ thống, thiếu liên
kết hài hòa giữa các yếu tố tự nhiên, yếu tố nhân tạo và các hoạt động của đô thị dựa
trên mối quan hệ tƣơng hỗ, phát triển kinh tế đô thị, bảo vệ môi trƣờng và tạo lập bản
sắc khu vực.
Thực tế cho thấy, quy hoạch và khai thác tuyến đƣờng ven biển phía Đơng
thành phố đã trở thành mối quan tâm cho các nhà quản lý, là bài học cho các nhà
chuyên môn trong lĩnh vực kiến trúc đô thị. Nơi đây đã trở thành khu vực có mật độ
dịch vụ tập trung cao, thu hút đơng đảo khách du lịch trong và ngồi nƣớc, đóng vai
trị quan trọng trong việc phát triển đơ thị Đà Nẵng, phát triển kinh tế trong những năm
gần đây. Tuy vậy, tuyến đƣờng ven biển này khi hình thành đã làm mất đi một lƣợng
lớn vùng đệm cây xanh chắn gió bão, bố cục khơng gian đơn điệu, chƣa phát huy hết
các yếu tố gợi mở của biển. Tốc độ phát triển thiếu kiểm soát đã để lại nhiều hệ lụy lâu
dài: ô nhiễm môi trƣờng biển, xử lý chất thải sinh hoạt, ùn tắc giao thơng, xung đột lợi
ích giữa nhà đầu tƣ và công đồng dân cƣ... Kiến trúc cảnh quan ( KTCQ) của các
tuyến ven biển tại Đà Nẵng vẫn cịn dang dở, chƣa hồn thiện rõ nét, hiện đang trong
tình trạng xuống cấp, nếu khơng nâng cấp và hồn thiện thì giá trị của tuyến đƣờng sẽ
không đạt đƣợc nhƣ mục tiêu đề ra.
Trƣớc thực trạng nên trên, cần có một giải pháp tổ chức khơng gian, quản lý và
khai thác toàn diện, phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên phát triển kinh tế, gìn giữ
mơi trƣờng, hài hịa lợi ích cộng đồng và tạo dựng giá trị đặc trƣng cho hình ảnh thành



2
phố biển. Do đó đề tài: “Tổ chức kiến trúc cảnh quan tuyến ven biển phía Đơng thành
phố Đà Nẵng” là cấp thiết và mang tính thời sự cao.
Đề tài có một ý nghĩa to lớn, khơng những góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh
tế xã hội, nâng cao chất lƣợng không gian, đảm bảo sự công bằng về quyền lợi của
ngƣời dân, tạo nên giá trị đặc trƣng cho kiến trúc cảnh quan ven Biển Đông Đà Nẵng
mà cịn góp phần bảo vệ mơi trƣờng sinh thái, phát triển bền vững đô thị Đà Nẵng
trong tƣơng lai.
2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu:
Mục đích: Nhằm phát triển bền vững khơng gian KTCQ tuyến ven Biển phía
Đơng thành phố Đà Nẵng.
Mục tiêu:
- Đánh giá thực trạng từ đó rút ra những tồn tại, bất cập trong quá trình khai
thác, tổ chức KTCQ tuyến ven biển phía Đơng thành phố hiện nay.
- Xây dựng cơ sở khoa học cho q trình tổ chức KTCQ tuyến ven Biển phía
Đơng.
- Tạo lập hình thái khơng gian trên cơ sở xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự
nhiên và nhân tạo; tổ chức hoạt động chức năng cảnh quan, bảo tồn giá trị văn hóa đặc
trƣng vùng biển, góp phần nâng cao chất lƣợng không gian sống và đảm bảo quyền lợi
của cộng đồng trong khai thác tài nguyên biển theo đúng quy định pháp luật.
- Kết quả nghiên cứu làm cơ sở xây dựng quy chế quản lý kiến trúc cảnh quan
ven biển, hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp quy, lập quy hoạch xây dựng cũng
nhƣ quản lý hoạt động xây dựng các dự án ven biển.
3. Đối tƣợng và nội dung nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu : Kiến trúc cảnh quan tuyến ven biển phía Đơng thành
phố Đà Nẵng
Nội dung nghiên cứu:
- Phân tích đánh giá hiện trạng KTCQ Đà Nẵng nói chung và KTCQ tuyến

đƣờng ven Biển phía Đơng thành phố nói riêng, tập trung phân tích những bất cập, tồn
tại ảnh hƣởng lâu dài đến mục tiêu phát triển bền vững của thành phố: kinh tế, văn
hóa, mơi trƣờng.
- Tiếp cận hệ thống lý thuyết tiến tiến về KTCQ trong và ngồi nƣớc.
- Tìm hiểu kinh nghiệm ở Việt Nam và trên thế giới về tổ chức KTCQ ven biển.
- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức KTCQ tuyến đƣờng ven biển.


3
- Đề xuất giải pháp tổ chức KTCQ: hình thái không gian, quy hoạch chức năng
cảnh quan, khoanh vùng và bảo tồn giá trị văn hóa đặc trƣng vùng biển, tổ chức không
gian mở, giải pháp thiết kế các thành phần của KTCQ.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phƣơng pháp tiếp cận cảnh quan dọc tuyến đƣờng, nghiên cứu
tổng hợp mối quan hệ giữa cảnh quan tự nhiên, cảnh quan nhân tạo, và cảnh quan hoạt
động của con ngƣời. Đồng thời, tác giả dùng phƣơng pháp:
- Phƣơng pháp định tính:
+ Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp và phƣơng pháp quy nạp - diễn giải để thực
hiện nghiên cứu tổng quan lý luận và thực tiễn về tổ chức KTCQ.
+ Phƣơng pháp phỏng vấn chuyên sâu để lấy ý kiến các chuyên gia.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ nay đến năm
2030 tầm nhìn 2050, phù hợp với thời kỳ quy hoạch thành phố Đà Nẵng.
- Giới hạn không gian: nghiên cứu đoạn đƣờng từ Bán đảo Sơn Trà đến giáp
ranh Điện Ngọc-Tỉnh Quảng Nam.


4
Chƣơng 1


TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN VEN
BIỂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1. Tổng quan về lý thuyết
1.1.1. Một số khái niệm về kiến trúc cảnh quan (KTCQ)
- Cảnh quan: theo các nhà địa lý, cảnh quan (landscape) là bộ phận của bề mặt
trái đất, có những đặc điểm riêng về địa hình, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, động thực vật
v.v... và phong cảnh (paysage) là những cảnh thiên nhiên bày ra trƣớc mắt.
- Kiến trúc cảnh quan (KTCQ): theo PGS-TS Hàn Tất Ngạn, KTCQ là môn
khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau (quy hoạch
không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc cơng trình, điêu khắc, hội họa...)
nhằm giải quyết những vấn đề tổ chức mơi trƣờng nghỉ ngơi - giải trí, thiết lập và cải
thiện môi sinh, bảo vệ môi trƣờng, tổ chức nghệ thuật kiến trúc.
- Cảnh quan đơ thị: là hình thức thị giác của các loại hình thái vật chất do mơi
trƣờng đơ thị và sinh hoạt đơ thị cùng góp phần hình thành, là những hình ảnh thu
đƣợc sau khi cảm nhận của ngƣời quan sát, thuộc về phạm trù nghiên cứu cái đẹp của
đô thị. Cảnh quan đô thị bao gồm:
+ Cảnh quan thiên nhiên: là những cảnh quan chỉ bao gồm những yếu tố tự
nhiên, là trạng thái vốn có của tự nhiên và chƣa bị biến đổi do tác động của con ngƣời.
Hầu hết các cảnh quan tự nhiên đều hài hòa và thống nhất giữa các thành phần, các
yếu tố tạo nên cảnh quan đó. Cảnh quan thiên nhiên bao gồm: địa hình, mặt nƣớc, cây
xanh, động thực vật.
+ Cảnh quan nhân tạo: là cảnh quan đƣợc hình thành do hệ quả của sự tác động
của con ngƣời làm biến dạng cảnh quan thiên nhiên, bao gồm kiến trúc mới và cũ,
đƣờng viền đơ thị hình thành bởi các quần thể kiến trúc, các không gian công cộng và
các tác phẩm nghệ thuật trong môi trƣờng đô thị.
+ Cảnh quan hoạt động: phản ánh cuộc sống hằng ngày của ngƣời dân đô thị,
thông qua nội dung sử dụng lối sống, phong tục tập quán của địa phƣơng. Cảnh quan
hoạt động mang lại cho con ngƣời những ấn tƣợng sâu sắc, có sức hấp dẫn làm tăng
thêm giá cảnh quan đô thị, chẳng hạn phong tục tập quán đặc biệt, các hoạt động diễu
hành, những sinh hoạt lễ hội mang đậm nét đặc trƣng văn hóa địa phƣơng. Việc tổ

chức tổng hợp và vận dụng một cách hợp lý ba loại cảnh quan nói trên có ý nghĩa quan
trọng trong thiết kế đô thị quyết định chất lƣợng hình ảnh đơ thị và mơi trƣờng đơ thị.


5
- Cảm nhận cảnh quan đô thị: bao gồm các yếu tố: khách quan, môi trƣờng vật
thể của cảnh quan đô thị (tự nhiên và nhân tạo), nội dung sử dụng và yếu tố chủ quan
về thụ cảm cảnh quan của ngƣời quan sát thơng qua q trình sử dụng. Nhƣ vậy, cảnh
vật là vật liệu cơ bản tạo nên các hình thức cảnh quan. Các cảnh vật khác nhau thông
qua ý đồ thiết kế, bố cục với nội dung sử dụng khác nhau, từ đó hình thành các cảnh
quan đô thị khác nhau. Thụ cảm cảnh vật là sự phản ánh cảm giác của con ngƣời đối
với cảnh quan đơ thị mang tính chủ quan. Cảnh vật trong đơ thị là điều kiện khách
quan của cảnh quan đô thị, cịn con ngƣời trong q trình thƣởng ngoạn cảnh quan của
đơ thị, thì thời gian, địa điểm và nhu cầu cá nhân của ngƣời thƣởng ngoạn lại là điều
kiện chủ quan của cảnh quan đơ thị.
1.1.2.Vai trị và giới hạn của tổ chức kiến trúc cảnh quan ven biển
Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan thƣờng lấy bối cảnh biển và các hệ
thống cảnh quan tự nhiên cạnh biển làm cơ sở để phát triển ý tƣởng kiến trúc, quy
hoạch. Biển đi liền với các yếu tố cảnh quan khác để tạo nên nét đặc trƣng cho không
gian kiến trúc cảnh quan.
Một thiết kế cảnh quan ven biển tốt có thể mang lại những lợi ích cho cộng
đồng dân cƣ. Nó có thể cải thiện mơi trƣờng khu vực bờ biển và vùng nội đơ, xây
dựng một hình ảnh tốt đẹp cho đô thị, gia tăng lợi nhuận, cung cấp nhiều cơ hội việc
làm và thu hút vốn đầu tƣ.
Phần lớn các xã hội thời cổ đại đều phát triển tại các khu vực ven bờ biển. Biển
là một thành trì tự nhiên chống giặc ngoại xâm hữu hiệu. Là địa điểm sinh sống của bộ
phận dân cƣ đông đúc, biển cung cấp nguồn thức ăn, là đầu mối giao thông thuận tiện
để giao thƣơng buôn bán. Mặc dù trƣớc đó các đơ thị biển phát triển rất thịnh vƣợng,
nền văn minh công nghiệp đã làm bờ biển trở nên xuống cấp, nguồn nƣớc bị ô nhiễm
và hệ sinh thái bị tàn phá. Bảo vệ và phát triển cảnh quan khu vực ven biển đang là

vấn đề lớn trong bối cảnh tồn cầu hố và đơ thị hố.
Trên phạm vi toàn cầu, phát triển theo hƣớng sinh thái và bền vững từ lâu đã trở
thành mục đích của phát triển đơ thị nói chung, trong đó có đơ thị biển. Mối quan hệ
tƣơng hỗ giữa cộng đồng với biển là một phần của bản sắc và văn minh đô thị, là
thƣớc đo đánh giá trình độ phát triển của đô thị.
Khu vực ven biển bao gồm khu vực ranh giới của đất liền và cả phần phần ranh
giới mặt nƣớc tiếp xúc với đất liền. Đó là khu vực có mật độ các yếu tố vật thể rất cao
và là nơi tập trung các hoạt động của con ngƣời. Có thể tƣởng tƣợng khu vực này nhƣ
một vành đai dọc theo bờ biển. Ranh giới phần ven biển đƣợc xác định khác nhau tuỳ
theo từng khu vực, bởi vì chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhƣ lịch sử, văn hoá, quy


6
hoạch đơ thị, phát triển kinh tế và khí hậu. Theo một số nhà địa lý cảnh quan, khu vực
này thơng thƣờng mở rộng từ 30m ÷ 8km dọc theo suốt bề dài bờ biển. Theo quan
điểm của tác giả, khu vực này có thể đƣợc xác định trong quan niệm của ngƣời dân
sống trong đơ thị, bởi vì họ mới chính là ngƣời sử dụng chúng. Theo nghiên cứu khảo
sát, một giới hạn thông thƣờng cho cảnh quan bờ biển là từ 200m ÷ 300m.
1.1.3. Các nguyên tắc cơ bản khi tổ chức kiến trúc cảnh quan ven biển
- Phù hợp với quy hoạch chung của đô thị: tổ chức giao thông khu vực hợp lý,
đảm bảo kết nối thuận tiện với giao thông của nội thị.
- Phát triển bền vững: hay nói cách khác là tổ chức một thành phố sống tốt
(livable city) đƣợc xem xét trên 4 khía cạnh:
+ Khía cạnh sinh học: giữ sự cân bằng hệ sinh thái của hệ động vật, thực vật,
mặt đất và mặt nƣớc là vấn đề chính của quy hoạch đơ thị.
+ Khía cạnh kinh tế: ơ nhiễm có thể là hậu quả của phát triển kinh tế, ví dụ việc
tập trung dân cƣ đông đúc trong một khu vực chật hẹp, hay tập trung các xí nghiệp
cơng nghiệp gây ô nhiễm nguồn nƣớc. Đôi khi tái cơ cấu nền kinh tế vi mô là cần
thiết, nhƣ tạo ra một khu vực phát triển dựa vào nhiều tiềm năng hơn: khai thác dịch
vụ lƣu trú, khai thác văn hoá địa phƣơng và các thắng cảnh.

+ Khía cạnh xã hội: ơ nhiễm và mất cân bằng sinh thái có nguyên do chính và
trực tiếp là con ngƣời, hệ quả của sự nghèo khó và thiếu chỗ ở, dân trí thấp. Cung cấp
việc làm, chỗ ở tƣơm tất vừa với túi tiền đƣợc xem là tiền đề căn bản cho phát triển
bền vững.
+ Khía cạnh kỹ thuật: ngày nay một số vấn đề của quy hoạch có thể đƣợc giải
quyết tối ƣu dựa vào công nghệ nhƣ giao thông, năng lƣợng và kỹ thuật xây dựng.
Thiết kế cảnh quan nhờ thế có thể đƣợc hệ thống hoá và khoa học hơn.
- Đa dạng: có hàm nghĩa nhiều mặt, đa dạng về mặt chức năng, đa dạng về
không gian, đa dạng về các tầng lớp cƣ dân. Khu vực ven biển thƣờng là khu vực u
thích đối với nhiều ngƣời, tuy nhiên nó cũng có hạn chế cho một số ngƣời chẳng hạn
ngƣời già và trẻ em. Nó cần đƣợc thiết kế cho mọi lứa tuổi, mọi thành phần, vì thế cần
có các chức năng hỗn hợp.
- Kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại: có 2 cách tiếp cận vấn đề này:
sử dụng các chi tiết truyền thống trong một quy hoạch hiện đại, hoặc sử dụng các chi
tiết hiện đại trong một quy hoạch theo kiểu truyền thống.
- Sử dụng yếu tố mặt nước trong thiết kế KTCQ: Con ngƣời sinh ra vốn đã thích
mặt nƣớc. Đã có nhiều bài học sai lầm trong quy hoạch khi thiết kế các bờ biển quá


7
cao và quá dày ngăn cản con ngƣời tiếp cận với mặt nƣớc. Quy hoạch cảnh quan các
khu vực ven biển cần đƣa con ngƣời đến càng gần với biển càng tốt.
1.2. Tổng quan về thực tiễn tổ chức KTCQ ven biển
1.2.1. Tổ chức KTCQ trong thực tiễn xây dựng đô thị trên thế giới
Từ những kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực KTCQ của một số nƣớc: Thái
Lan, Malaysia, Singarpore, Indonesia, Hồng Kông, Macao, Trung Quốc, Nhật Bản, Hà
Lan, Australia…tác giả có thể đúc kết cơ sở tạo nên giá trị của không gian KTCQ đô
thị cơ bản nhƣ sau:
a. Khai thác yếu tố mặt nước và địa hình
Đất nước Hà Lan vốn nổi tiếng với con kênh đào đi ngang qua thành phố. Đối

với các du khách, chuyến đi thuyền ngoạn cảnh dọc kênh là một kỷ niệm khó qn,
sau khi đƣợc tắm mình dƣới nắng trên mui thuyền, nhâm nhi ly vang đỏ với món pho
mát Hà Lan. Tại xứ sở địa hình đơ thị thấp hơn mực nƣớc biển này, ngƣời ta không chỉ
khai thác cảnh quan các con sơng và kênh đào, mà cịn chủ động đƣa chúng vào trong
khu ở. Trong những khu ở, ngƣời ta đào những ao mƣơng nhỏ điều hòa và tổ chức
chúng nhƣ một tiểu thiên nhiên có điều tiết. Khi có mƣa, nƣớc mặt đƣợc thu vào lƣu
giữ tại đây. Ngồi ra, chính hệ thống ao mƣơng này góp phần ngăn ngập lụt cho đô thị.
Cũng thuộc tỉnh South Holland, thành phố Leiden - một trong những trung tâm lớn
nhất có từ thế kỷ 17, nổi tiếng khơng chỉ bởi có ngơi trƣờng đại học Leiden lâu đời
nhất Hà Lan, không chỉ bởi là quê hƣơng của danh họa Rembrandt van Rijn mà còn
bởi bờ kênh hợp từ hai nhánh con sông Rhine xanh mƣớt, êm đềm chảy theo năm
tháng. Hàng năm, Leiden tổ chức lễ hội thƣờng niên vào ngày 3/10 nhằm kỷ niệm kết
thúc cuộc bao vây của thực dân Tây Ban Nha năm 1574.( Hình 1.1)

Hình 1.1. Kênh Leiden


8
Vrijthof là quảng trƣờng nổi tiếng, lừng danh vào hàng bậc nhất của Maastricht,
một trong những thành phố cổ xƣa nhất, là nơi các tín đồ Cơng giáo hành hƣơng nhiều
nhất tại Hà Lan, nơi có thánh đƣờng Saint Servatius và Saint Jan cổ kính, xinh đẹp. Du
khách đến đây luôn phải “bận rộn” với những lễ hội mùa đƣợc tổ chức náo nhiệt quanh
năm. ( Hình 1.2)

Hình 1.2 Quảng trường Vrijthof
Nổi tiếng là điểm thu hút nhiều du khách nhất Hà Lan, vƣờn hoa Keukenhof vƣờn hoa lớn nhất thế giới, cách thủ đô Amsterdam 30 km về hƣớng tây nam, trải dài
trên khuôn đất rộng 30 ha là nơi khoe sắc của hàng chục nghìn bơng hoa đủ sắc màu
tƣơi tắn, là nơi hàng trăm loài tulip - biểu tƣợng của đất nƣớc Hà Lan xinh đẹp kiêu
hãnh ngự trị, “dải lụa” ngút ngàn ngát hƣơng, lung linh sắc màu này thực sự mang đến
cho du khách cảm giác tựa chốn “bồng lai tiên cảnh” nơi trần thế.


Hình 1.3 Vườn Keukenhof


9
Ngay từ thế kỷ 17 - Thời kỳ Hoàng kim của ngƣời Hà Lan, Amsterdam, “Thành
phố Venice của phƣơng Bắc”, đã bắt đầu cho xây dựng hệ thống kênh trị thủy tầm cỡ,
gồm 3 kênh đào chính là Herengracht, Prinsengracht và Keizersgracht, tạo thành một
vành đai che chắn vững chắc bảo vệ thành phố thủ đơ khỏi sự ăn mịn và xân lấm của
nƣớc biển. Ngày nay, dọc theo 3 kênh đào chính này là 1.550 cơng trình tƣởng niệm
cùng 1.500 cây cầu và rất nhiều con kênh dài hơn 100km mọc lên, đƣợc UNESCO
công nhận là Di sản Thế giới năm 2006. ( Hình 1.4 )

Hình 1.4 Kênh đào Amsterdam
Thành phố Canberra, Australia đƣợc lựa chọn vị trí ở khu vực có địa hình cao
ngun thuận lợi cho xây dựng và có phong cảnh đẹp. Mật độ xây dựng thấp với quy
mô dân số nhỏ (khoảng 340.000 ngƣời). Thiết kế thành phố chịu ảnh hƣởng của phong
trào thành phố vƣờn và kết hợp các khu vực cây cối tự nhiên của các công viên. Các
khu vực cây xanh phân bố dày đặc trong thành phố, hầu nhƣ không tồn tại các cao ốc
nhƣ những đô thị hiện đại khác. Hình thái khơng gian đơ thị khai thác các chủ đề hình
học, tập trung quanh các trục đại lộ liên kết khơng gian. Do đó Canberra cịn đƣợc xem
là "thủ đô bụi rậm".
So với nhiều thủ đô trên thế giới thì Canberra là một ít ồn áo và đơng đúc.
Ngƣợc lại, thành phố này có cảnh quan đƣợc bao phủ bởi núi rừng và ao hồ bao la.
Điểm nhấn của thủ đơ này chính là hồ nhân tạo Burley Griffin, đƣợc đặt theo tên của
kiến trúc sƣ ngƣời Chicago. Ông đã chiến thắng cuộc thi quốc tế thiết kế thủ đô của
Australia vào năm 1911. Thiết kế này vừa hài hoà với cảnh quan xung quanh vừa độc
đáo. Sự kết hợp giữa thiên nhiên và những cơng trình nhân tạo một cách tinh tế này đã



10
làm cho Canberra trở thành một trong những thành phố có qui hoạch tốt nhất trên thế
giới. ( Hình 1.5 )

Hình 1.5 Thành phố Canberra

Hình 1.6 Hồ nhân tạo Burley Griffin


11

Hình 1.7 Một góc khơng gian xanh của thành phố Canberra

Hình 1.8 Hồ nước tuyệt đẹp ở thành phố Canberra
Tokyo, Nhật Bản là một trong những đô thị lớn nhất thế giới. Sự tăng trƣởng
kinh tế vƣợt bậc và quá trình đơ thị chóng mặt ở Nhật Bản trong những thập niên 60,
70, 80 của thế kỷ XX mà điển hình là Tokyo đã làm cả thế giới phải sửng sốt và thán
phục. Cảnh quan của các thành phố Nhật Bản có cấu trúc chỉ hơi giống nhau ở các
đƣờng thẳng và thậm chí cịn ít giống hơn ở sự cân xứng và mặt đứng của các cơng
trình dọc những đƣờng thẳng đó, do đó khu đất xây dựng của các cơng trình đó khơng


12
cần phải vng vức hay có hình chữ nhật. Đó là kết quả hiển nhiên của tập quán cổ
xƣa cho phép ngƣời chủ đất tự phân chia khu đất của mình theo bất cứ cách nào mà họ
thích, và đất đai thì đƣợc chia nhỏ thỏa theo những yêu cầu về thừa kế mỗi khi ngƣời
chủ của nó qua đời. Hình dáng của đơ thị, do đó, đƣợc quyết định không phải bởi quy
hoạch tổng thể đô thị, mà bởi những ý nguyện bừa bãi và thiếu mạch lạc cùng những
hành động của các chủ đất tƣ. Điều này quả thực đã tạo ra cảnh quan có vẻ hỗn loạn
của Tokyo.

Công viên Ueno từng là nơi đặt những đền đài lớn nhất Tokyo. Ngày nay, công
viên nổi tiếng với những bảo tàng quan trọng, là điểm đến lý tƣởng cho cả những ngƣời
muốn tìm hiểu văn hóa lẫn những phút giây yên tĩnh. Đến đây, du khách có thể tham
quan đền Kiyomizu Kannon để cầu phúc, bình an cho ngƣời thân bạn bè hay tản bộ
trong công viên, đến với đền Ueno Toshogu – cơng trình kiến trúc hiếm hoi cịn sót lại
từ thời Edo nổi tiếng với những chiếc đèn lồng bằng đồng đƣợc chạm khắc gỗ tinh
xảo. Không gian hồ Shinobazu tại đây là chủ đề chính của nhiều tác phẩm nghệ thuật
nổi tiếng về không gian thanh tịnh của cảnh sắc cơng viên Ueno. Nhìn về hƣớng hồ này
là Miếu Quan Âm đƣợc thiết kế tƣơng tự ngôi miếu tại Kyoto và là nơi cầu tự nổi tiếng
của thành phố. Gần đó là đồi Đại Phật Daibutsu Yama. Theo chân bậc thang lên đỉnh
đổi, du khách đƣợc chiêm ngƣỡng tƣợng Phật bằng đồng Ueno Daibutsu từ thế kỷ 17.

Hình 1.9 Cơng viên Ueno
Tokyo SkyTree là tháp truyền hình mới thay cho Tokyo Tower, đây là cơng
trình mang tính bƣớc ngoặt của thủ đơ Tokyo, Nhật Bản. Với chiều cao 634 mét, đây
là tòa nhà cao nhất ở Nhật Bản và tháp truyền hình cao nhất thế giới. Tòa tháp bao


13
gồm khu phức hợp mua sắm lớn và bể cá đƣợc thiết kế ở tầng hầm. Đây là điểm tham
quan thu hút khách du lịch Nhật Bản bậc nhất Tokyo. Điểm nổi bật của Tokyo
SkyTree là hai đài quan sát với tầm nhìn ngoạn mục bao quát khắp Tokyo. Hai đài
quan sát của tháp nằm ở độ cao 350 mét và 450 mét, đây là nơi quan sát cao nhất Nhật
Bản và là một trong những đài quan sát cao nhất trên thế giới.

Hình 1.10 Tháp truyền hình Tokyo SkyTree
Bangkok, Thái Lan trong những năm gần đây đƣợc quy hoạch mở rộng về phía
Đơng Bắc và Đơng Nam. Nhìn chung Bangkok vẫn đƣợc phát triển dọc theo sông
Chao Phraya, chủ yếu về phía bờ trái (phía Đơng). Con sơng đƣợc sử dụng làm cảng
và giao thông cho thành phố, do đó chƣa khai thác dải đất ven bờ cho các hoạt động

nghỉ ngơi và tạo dáng dấp thành phố một cách triệt để.
Asiatique The Riverfront là một khu phức hợp giải trí và mua sắm lớn bên
cạnh sơng Chao Phraya ở Bangkok. Nơi đây đƣợc xây dựng dựa trên cảm hứng từ
những ngày thành phố cịn nhƣ một khu bn bán ven sông vào đầu những năm 1900.
Các nhà hàng, quán bar bao gồm một loạt quán rƣợu cao cấp phục vụ các món ăn
Thái, Nhật, Pháp và Italy. Cách tốt nhất để đến đây là bắt chuyến tàu chạy thƣờng
xuyên từ BTS Thaksin.


14

Hình 1.11 Asiatique The Riverfront
Bảo tàng Văn hóa Hoa: Nằm trong khn viên của một biệt thự có tuổi đời
lên đến 100 năm, Bảo tàng Văn hóa Hoa là một trong những điều tuyệt vời nhất tại
Bangkok. Đây là nơi thƣờng xuyên tổ chức triển lãm văn hóa hoa đến từ nhiều nƣớc
châu Á nhƣ Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào và Indonesia. Chắc chắn, bảo tàng sẽ
làm thỏa mãn những ngƣời yêu hoa và thiên nhiên.

Hình 1.12 Bảo tàng văn hóa Hoa


×