Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá thực thi chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.8 KB, 121 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ VĂN TÚ

ĐÁNH GIÁ THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
HỢP TÁC XÃ NƠNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Phạm Bảo Dương

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Lê Văn Tú

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc thầy PGS.TS. Phạm Bảo Dương người hướng dẫn khoa học đã tận tình
hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình
học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực
hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức của UBND thành phố
Hà Nội, UBND huyện Đông Anh, UBND các xã, thị trấn, các HTXNN trên địa bàn huyện
Đông Anh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Lê Văn Tú

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn................................................................................................................................... ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt............................................................................................................ v
Danh mục bảng.......................................................................................................................... vi
Danh mục sơ đồ và biểu đồ.................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................. viii
Thesis abstract............................................................................................................................. x
Phần I Mở đầu.......................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết................................................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 2

1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................................. 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................................. 2
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................... 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................. 3

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................. 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................... 3
Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn........................................................................................ 4
2.1.

Lý luận về đánh giá thực thi chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp .......4

2.1.1. Một số khái niệm liên quan........................................................................................ 4
2.1.2. Đặc điểm, ý nghĩa, vai trị thực thi chính sách phát triển HTX nơng nghiệp .....8
2.1.3. Nội dung nghiên cứu về thực thi chính sách phát triển HTX nông nghiệp ......10
2.1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá thực thi chính sách phát triển HTX nơng
nghiệp.......................................................................................................................... 19
2.2.

Cơ sở thực tiễn về thực thi chính sách phát triển HTX nông nghiệp .................21

2.2.1. Kinh nghiệm thực thi chính sách phát triển HTX nơng nghiệp trên thế giới . . .21
2.2.2. Kinh nghiệm về phát triển hợp tác xã tại Việt Nam............................................. 23
2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra....................................................................................... 28
Phần 3 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 30
3.1.


Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................................... 30

3.1.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................................... 30
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.......................................................................................... 33

iii


3.2.

Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 37

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu....................................................................... 37
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu................................................................................... 37
3.2.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu...................................................................... 40
3.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu................................................................................... 41

3.3.1. Nhóm chỉ tiêu về thơng tin cơ bản của các đối tượng điều tra ........................... 41
3.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiện chính sách phát triển HTX ...........41
3.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện chính sách......................................... 41
Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận......................................................................... 42
4.1.

Thực trạng thực thi các chính sách phát triển htx nơng nghiệp huyện
Đơng Anh.................................................................................................................... 42

4.1.1. Thực trạng tổ chức triển khai thực thi chính sách ................................................. 42

4.1.2. Đánh giá kết quả thực thi chính sách phát triển HTXNN trên địa bàn
huyện Đơng Anh........................................................................................................ 54
4.1.3. Chính sách chưa thực hiện........................................................................................ 68
4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách phát triển HTX
nơng nghiệp................................................................................................................ 70

4.2.1. Sự phù hợp của chính sách....................................................................................... 70
4.2.2. Cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền địa phương.................................... 71
4.2.3. Ảnh hưởng của cán bộ thực thi chính sách phát triển HTX nông nghiệp .........71
4.2.4. Ảnh hưởng của đối tượng thụ hưởng chính sách.................................................. 74
4.3.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực thi chính sách
phát triển htxnơng nghiệp......................................................................................... 77

4.3.1. Nhóm giải pháp chung.............................................................................................. 77
4.3.2. Nhóm giải pháp cụ thể cho từng nhóm chính sách............................................... 78
4.3.3

Đối với các hộ xã viên............................................................................................... 80

4.3.4

Đối với Nhà nước....................................................................................................... 80

Phần 5 Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 82
5.1.


Kết luận........................................................................................................................ 82

5.2.

Kiến nghị..................................................................................................................... 84

5.2.1. Kiến nghị đối với Thành phố.................................................................................... 84
5.2.2. Kiến nghị đối với huyện Đông Anh........................................................................ 85
5.2.3. Kiến nghị đối với UBND các xã.............................................................................. 85
Tài liệu tham khảo.................................................................................................................... 86

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

CMKTNV

Chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ

HTX

Hợp tác xã

HTXNN

Hợp tác xã nông nghiệp


KS

Kiểm sốt

NN

Nơng nghiệp

UBND

Ủy ban Nhân dân

QT

Quản trị

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai huyện Đông Anh qua 3 năm (2013 - 2015) .......32

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động huyện Đơng Anh qua 3 năm (2013 - 2015) . 34
Bảng 3.3. Danh mục, nguồn cung cấp và phương pháp thu thập các thông tin ...........38
Bảng 3.4. Số lượng mẫu, nội dung và phương pháp thu thập sô liệu ............................. 39
Bảng 4.1. Các cơ quan tham gia vào thực thi chính sách phát triển HTX nông
nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh............................................................... 46
Bảng 4.2. Số lớp tổ chức tuyên truyền chính sách phát triển HTXNN do huyện
Đông Anh tổ chức cho các HTXNN................................................................. 50
Bảng 4.3. Kinh phí thực thi chính sách phát triển HTXNN ............................................. 49
Bảng 4.4. Nguồn vốn thực hiện chính sách hỗ trợ vật tư cho nông nghiệp trên địa
bàn huyện Đông Anh........................................................................................... 50
Bảng 4.5. Số HTXNN được nhận vốn để hỗ trợ phát triển.............................................. 51
Bảng 4.6. Số vụ vi phạm trong thực thi chính sách phát triển HTXNN ......................... 52
Bảng 4.7. Kết quả công tác tuyên truyền Luật HTX 2012 đến cán bộ quản lý
HTXNN................................................................................................................. 54
Bảng 4.8. Đánh giá mức độ quan trọng của việc đào tạo bồi dưỡng đối với các
nhóm đối tượng.................................................................................................... 56
Bảng 4.9. Đánh giá về nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng NNL ...................... 58
Bảng 4.10. Đánh giá về thời gian, địa điểm, phương pháp giảng dạy tổ chức các
khóa bồi dưỡng thế nào là phù hợp................................................................... 59
Bảng 4.11. Lý do và mức độ tham gia đào tạo bồi dưỡng của cán bộ HTXNN
huyện Đơng Anh giai đoạn 2013-2015............................................................ 61
Bảng 4.12. Những khó khăn trở ngại trong q trình vay vốn tín dụng của HTX .......62
Bảng 4.13. Đánh giá của hộ thành viên về chất lượng các chương trình chuyển
giao khoa học kỹ thuật và công nghệ mới....................................................... 66
Bảng 4.14. Số lượng các sản phẩm tham hội trợ, triển lãm năm 2013 – 2015 của
HTXNN huyện Đông Anh.................................................................................. 67
Bảng 4.15. Thông tin cơ bản về cán bộ thực hiện chính sách .......................................... 72
Bảng 4.16. Tình hình cơ bản về các hộ thành viên HTXNN........................................... 75
Bảng 4.17. Sự thay đổi thu nhập sau khi sử dụng các dịch vụ của HTXNN ................. 76


vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Đánh giá của cán bộ và HTXNN về thực thi chính sách ............................ 53
Biểu đồ 4.2. Thơng tin về chính sách................................................................................... 55
Hộp 4.1. Phát biểu của chủ nhiệm HTX.............................................................................. 73
Hộp 4.2. Ý kiến về việc tiếp nhận chính sách................................................................... 765

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Phát triển nơng nghiệp, nơng thơn trong thời kỳ đổi mới là chủ trương lớn của
Đảng và Nhà nước. Song có nhiều vấn đề lớn sẽ đặt ra như: phát triển các doanh
nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp theo hướng nào…
Đông Anh là huyện ngoại thành ở phía Đơng Bắc thủ đơ Hà Nơi, với diện tích
tự nhiên là 18.213,90 ha. Năm 2013 diện tích đất nông nghiệp của huyện là 9.605,59
ha chiếm 52,69% nhưng sau 2 năm đến năm 2015, diện tích đất nơng nghiệp giảm
xuống còn 9.250,20, chiếm tỷ lệ 50,74%. Năm 2015, tồn huyện có 102.861 hộ với
tổng số nhân khẩu là 343.587.
Hiện nay trên địa bàn huyện Đông Anh đang thực thi chính sách phát triển
HTXNN đã đạt được kết quả đáng kích lệ như: Chi cục phát triển nơng thơn Hà Nội tổ
chức 6 lớp tuyên truyền Luật hợp tác xã 2012 cho các đối tượng là chủ nhiệm (Giám đốc),
phó chủ nhiệm (phó giám đốc), trưởng kiểm sốt, kế tốn. Giai đoạn 2013-2015 trên địa
bàn huyện Đơng Anh đã tổ chức 54 lớp tập huấn cho cán bộ quản lý hợp tác xã nông
nghiệp với 2.250 lượt người tham dự, về nội dung đào tạo theo đánh giá thì mức độ phù
hợp của các nội dung đào tạo là tương đối cao. Đối với phần lý luận chung có 75,00% ý
kiến đánh giá là phù hợp, 25,00% ý kiến cho rằng phù hợp. Đối với phần chuyên môn
nghiệp vụ chỉ có 50,00% ý kiến đánh giá là rất phù hợp, 25,00% ý kiến đánh giá là phù

hợp, 25,00% ý kiến cho rằng tạm được. Vốn là nguồn lực không thể thiếu đối với các tổ
chức kinh tế hay cá nhân trong mọi hoạt động, kết quả điều tra cho thấy có 50% ý kiến của
cán bộ HTX được điều tra cho rằng thiếu tài sản thế chấp trong quá trình vay vốn tín dụng
là ln ln gặp khó khăn để vay vốn tín dụng, 50% ý kiến cho biết thỉnh thoảng gặp khó
khăn về tài sản thế chấp. Chính sách ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới đối
với HTXNN bước đầu đã được triển khai thực hiện trên địa bàn huyện Đông Anh năm
2015 UBND huyện đã phối hợp với Trung tâm giống cây trồng Hà Nội triển khai mơ hình
sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tại 02 xã Ủy Nổ và Vĩnh Ngọc mỗi xã 100ha. Giống
lúa được đưa vào áp dụng tại mơ hình sản xuất là giống lúa bắc thơm số 7 kháng bạc lá.
Trung tâm giống cây trồng Hà Nội hỗ trợ 50% giống, huyện hỗ trợ 50% giống đối 02 xã
Ủy Nổ, Vĩnh Ngọc. Tổng kinh phí nhà nước hỗ trợ mua giống cấp cho điểm sản xuất mơ
hình lúa chất lượng cao là 224 triệu đồng.

Bên cạnh những chính sách đã thực hiện, cịn một sơ chính sách chưa thực hiện
như:Chính sách tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát
triển kinh tế - xã hội và chính sách giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động của
hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

viii


Tác giả đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách phát triển
HTXNN: Sự phù hợp của chính sách, cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền địa
phương, ảnh hưởng của cán bộ thực thi chính sách, ảnh hưởng của đối tượng thụ
hưởng chính sách.
Đề tài đã đưa ra hai nhóm giải pháp :Nhóm giải pháp chung gồm tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Liên minh HTX,
các đồn thể và tăng cường cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách.
Nhóm giải pháp cụ thể cho từng nhóm chính sách gồm năm giải pháp.


ix


THESIS ABSTRACT
Developing agriculture and rural in the innovation time is a huge policy of the
State and the Party. However, there are some issues such as developing rural
businesses or which way to co-operative agriculture…Dong Anh is a suburb district
located in the Northeast of Hanoi Capital with the total natural area of 18.213,90 ha. In
2013 Dong Anh’s farming land was 9.605,59 ha accounting for 52,69% but after 2
years (in 2015) there was only 9.250,20 ha (50,74%). There were 102.861 families
with 343.587 people in 2015. At present, Dong Anh is carrying out the policy of
developing agriculture co-operative and it has gained some positive results: Hanoi
rural development department held 6 classes to propagandize co-operative laws 2012
for the chairman and vice-chairman, supervisor and accountant. From 2013-2015
Dong Anh has organized 54 classes for coaching management staff with 2,250 people
attending and the training content was considered quite high. For the general argument
75% considered as perfectly suitable, 25% suitable. For the technical 50% considered
perfectly suitable, 25% suitable, 25% acceptable. Fund is an integral source for all
organizations or individuals in every activity. As the result of the survey, 50% opinions
of cooperative staff though that it is difficult to borrow from the banks if there is not
enough security. The policy of applying technology in agriculture cooperative has
been carried in Dong Anh in 2015, the people communist has cooperated with Hanoi
center of plant seed to produce rice with high quality and productivity in Uy No and
Vinh Ngoc commune, 110 ha each commune. It was Bac Thom 07. This center also
donated 50% seeds, and Dong Anh district 50% to these communes. The total fund
that the State pay to produce rice was 224 miilion dongs.
However there are still some policies which haven’t been carried out: the
policy that creates good conditions for intensive programs, social-economic
development programs, farming policy, lending farm land for the cooperative and the
union of cooperative.

The writer has pointed out the factors that affect the policy of agriculture
cooperative development: the suitable policy, leading of the authorities, the affect of
the staff who carry out the policies and the ones who have benefits from these policies.
The thesis gives out two groups of measurement: the general measures
includes enhancement the leading of the Party and the State that can promote the role
of cooperative union, the organizations and enhance the propaganda the policies. The
individual measures include 5 ones.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta
đã có những bước tiến vượt bậc. Sang giai đoạn phát triển mới, đẩy mạnh sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt đối với lĩnh vực nông
nghiệp vốn được coi là thế mạnh của Việt Nam cũng được Đảng và Nhà nước tập
trung nguồn lực để tạo ra sự đột phá. Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời
kỳ đổi mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Song có nhiều vấn đề lớn sẽ
đặt ra như: phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp theo
hướng nào; việc phát triển hoạt động nông nghiệp hiện nay; bảo vệ thành quả của
cải cách ruộng đất…
Trong 5 năm qua, hoạt động của các hợp tác xã ở Hà Nội đã đạt được một
số kết quả nhất định như tổ chức bộ máy quản lý chặt chẽ, gọn nhẹ hơn trước; hoạt
động trong các ngành, lĩnh vực đã có chuyển biến và tạo ra bước phát triển mới;
từng HTX có điều lệ phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ riêng, có danh sách
xã viên chính thức và tuyển dụng lao động có hợp đồng theo đúng quy định. Tình
hình tài chính của các HTX cũng đã có sự phân định rõ ràng; thu hút, giải quyết
việc làm và thu nhập ổn định cho hàng trăm ngàn xã viên và lao động; tham gia

thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nơng nghiệp nơng thơn và từng bước tham gia các chương trình xã hội hóa trong
phát triển kinh tế, xã hội của thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, thời gian qua, nhất là từ
năm 2008, khi địa giới hành chính Hà Nội được mở rộng, sự phát triển của các
HTX dịch vụ nơng nghiệp tổng hợp ở Hà Nội cịn nhiều hạn chế và tồn tại, cả về
cơ cấu tổ chức và nội dung hoạt động; Nội lực các HTX nhìn chung còn yếu; Hiệu
quả sản xuất kinh doanh thấp, chưa đáp ứng đầy đủ nguyện vọng của xã viên và
đòi hỏi của cơ chế thị trường. Khu vực nông nghiệp hàng năm đang tạo ra khoảng
gần 6% GDP của Thủ đô, tạo việc làm cho khoảng 1/3 tổng số lao động của Hà
Nội. Sự phát triển mạnh mẽ nông nghiệp sẽ góp phần đẩy mạnh cơng cuộc cơng
nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Phát triển HTX dịch vụ nơng nghiệp tổng hợp ở
Hà Nội hiện nay là đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn cuộc sống, đồng thời phù hợp
chủ trương chung về phát triển khu vực HTX của Đảng

1


và Nhà nước, cũng như của Thành phố Hà Nội, góp phần xây dựng bộ mặt thủ đơ
mới, phát triển phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trường. Chính vì vậy, sự ra đời
của các chính sách phát triển HTX nông nghiệp là một tất yếu.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện chưa đạt được kết quả như mong đợi, đặc
biệt khi xét đến hiệu lực và hiệu quả thực thi chính sách. Đơn cử, cơng tác phát
triển HTX nông nghiệp được Thành phố đặc biệt quan tâm và bước đầu đã có
những thành tích đáng kể nhưng thực sự vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của lãnh
đạo và người dân. Đơng thời, phân tích, đánh giá chính sách phát triển nơng
nghiệp, mà cụ thể là chính sách phát triển HTX đã thu hút sự quan tâm của nhiều
học giả, tuy nhiên, có rất ít các nghiên cứu chun sâu đánh giá thực thi của chính
sách trong đó quan trọng nhất thấy được tâm tư, nguyện vọng cũng như những khó
khăn mà q trình thực hiện đang thực sự gặp phải.
Chính vì vậy, chúng tơi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực thi

chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh,
thành phố Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực thi chính sách phát triển HTX nông
nghiệp và những yếu tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hiệu
quả thực thi chính sách phát triển HTX nơng nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh,
thành phố Hà Nội.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách

phát triển HTX nông nghiệp.
- Đánh giá thực trạng thực thi chính sách phát triển HTX nơng nghiệp trên

địa bàn huyện Đơng Anh, thành phố Hà Nội.
- Phân tích các yếu tổ ảnh hưởng đến thực trạng thực thi chính sách phát

triển HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách phát triển

HTX nơng nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

2


1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Nội dung và tiêu chí đánh giá thực thi chính sách phát triển HTX nơng

nghiệp là gì ?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách phát triển HTX


nơng nghiệp?
- Các chính sách phát triển HTX nơng nghiệp đã và đang được thực hiện

như thế nào trên địa bàn huyện Đông Anh , thành phố Hà Nội ?
- Các yếu tố ảnh hưởng như thế nào đến việc thực thi chính sách phát triển

HTX nông nghiệp trên địa bàn điều tra ?
- Cần phải làm gì để nâng cao hơn nữa hiệu quả thực thi chính sách phát

triển HTX nơng nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách
phát triển HTX nông nghiệp; đánh giá thực trạng, kết quả và hiệu quả hoạt động
hỗ trợ sản xuất nông nghiệp chủ yếu cho HTX ởhuyện Đông Anh thành phố Hà
Nội.
Đối tượng nghiên cứu là các cơ quan, đơn vị thực thi chính sách hỗ trợ sản
xuất nơng nghiệp, chính sách phát triển nơng thơn (nhóm cán bộ huyện, cán bộ xã)
và các HTX nông nghiệp trên địa địa bàn huyện Đông Anh.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu:
+ Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nằm 2011 đến nay.
+ Dữ liệu sơ cấp được tiến hành thu thập từ tháng 8/2015 đến tháng

10/2015.
+ Các giải pháp được đề xuất trong giai đoạn 2016-2020.

3



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Chính sách, chính sách phát triển hợp tác xã nơng nghiệp
Cho đến nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về “chính sách” và “chính
sách nơng nghiệp”, như:
+ Theo Frank Ellis (1995): “Chính sách là đường lối hành động mà chính

phủ lựa chọn đối với một lĩnh vực nào đó của nền kinh tế, trong đó bao gồm các
mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu”.
+ Theo Đỗ Kim Chung (2011): “Chính sách là tập hợp các chủ trương và

hành động về phương diện nào đó của nền kinh tế xã hội do chính phủ thực hiện.
Nó bao gồm mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để đạt được mục
tiêu đó”.
+ Theo Lê Đình Thắng (1995): “Chính sách nơng nghiệp được hiểu là tổng

thể các biện pháp kinh tế, phi kinh tế có liên quan đến nơng nghiệp và các ngành
có liên quan, nhằm tác động vào nông nghiệp theo những mục tiêu nhất định, trong
một thời hạn nhất định”.
Các quan điểm về chính sách trên có những định nghĩa khác nhau là do
đứng trên các góc độ nghiên cứu, tiếp cận khác nhau nhưng nhìn chung đều thống
nhất ở những nội dung cơ bản và cùng nhằm mục đích phát triển kinh tế. Và trong
phạm vi luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm được nêu trong giáo trình
“Chính sách nơng nghiệp” của Nhà xuất bản Nơng nghiệp năm 2008 là:
- “Chính sách là tập hợp các quyết sách của Chính phủ được thể hiện ở hệ


thống quy định trong các văn bản pháp quy nhằm từng bước tháo gỡ những khó
khăn trong thực tiễn, điều khiển nền kinh tế hướng tới những mục tiêu nhất định,
đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế”.
- “Chính sách nơng nghiệp là tổng thể các biện pháp kinh tế hoặc phi kinh

tế thể hiện sự tác động, can thiệp của Chính phủ vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp
theo những mục tiêu xác định, trong một thời hạn nhất định”.

4


2.1.1.2. Chính sách phát triển hợp tác xã nơng nghiệp
- Hợp tác xã:
Xuất phát từ khái niệm kinh tế hợp tác, nhiều tổ chức và các nhà kinh tế đã
đưa nhiều khái niệm về HTX, cụ thể:
Liên minh HTX quốc tế đưa ra khái niệm như sau: “Hợp tác xã là một tổ
chức chính trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu cầu và
nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hố thơng qua một xí nghiệp
cùng sở hữu và quản lý dân chủ” .
Còn Tổ chức Lao động quốc tế cho rằng: “Hợp tác xã là sự liên kết của
những người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết
nhau lại trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi vŕ nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ đã
chuyển giao vào hợp tác xã phù hợp với các nhu cầu chung và giải quyết những
khó khăn đó chủ yếu bằng sự tự chủ chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các
chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh
thần chung”.
Sự giống nhau ở hai khái niệm trên đều cho rằng HTX là một tổ chức được
hình thành trên cơ sở sự liên kết tự nguyện của các thành viên, được vận hành và
quản lý trên cơ sở dân chủ và sự đồng thuận nhằm đạt mục tiêu mang lại lợi ích
chung cho các thành viên. Tuy vậy, với khái niệm do Liên minh HTX quốc tế nhấn

mạnh đến yếu tố hợp tác giữa các thành viên trong quá trình thành lập và điều
hành các HTX để phục vụ lợi ích chung, cịn với khái niệm HTX do tổ chức Lao
động quốc tế lại nhấn mạnh cơ sở của sự hợp tác giữa các thànhviên là để khắc
phục sự khó khăn khi hoạt động riêng lẻ, với sự liên kết này đã mang lại lợi ích
chung cho tập thể.
Với cách hiểu đơn giản hơn, trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Chủ tịch
Hồ Chí Minh, cho rằng: “Trong chế độ dân chủ mới... các hợp tác xã nó là nửa chủ
nghĩa xã hội và sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hợp tác xã là thành phần thứ hai trong
năm thành phần kinh tế ở nước ta”. Xét theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất,
Người cho rằng: “Hợp tác xã tức là sở hữu của tập thể nhân dân lao động…. Kinh
tế hợp tác xã là hình thức sở hữu của nhân dân lao động, Nhà nước
đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ cho nó phát triển”. Người khẳng định
hợp tác xã là khâu chính thúc đẩycải cách xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, Người cho
rằng HTX có thể thành lập ở cả trong công sở, hầm mỏ, xưởng máy, đồn

5


điền... và nhất là ở nông thôn với nhiều loại hình: Tín dụng, tiêu thụ, sản xuất, mua
bán,…
Ở nước ta, trong Luật HTX có định nghĩa như sau: “Hợp tác xã là tổ chức

kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự
nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh
tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả
các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp
nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều
lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật .

Từ các khái niệm về HTX, có thể khái quát một số đặc điểm cơ bản về
HTX như sau:
Hợp tác xã là hình thức thực hiện các quá trình hợp tác trong hoạt động
kinh tế. Mục tiêu của HTX là phát triển được sức sản xuất xã hội, tiết kiệm lao
động, tăng hiệu quả kinh tế, phải thích hợp với các mối quan hệ kinh tế mới trong
điều kiện mới.
Việc thành lập HTX không làm mất đi tính tự chủ vốn có của các bên tham
gia, trái lại nó tăng thêm sức mạnh tổng lực và phát triển được những ưu thế của
phương thức HTX.
Thành lập HTX là tạo ra đòn bẩy để phát triển kinh tế các chủ thể kinh tế tự
chủ. HTX là việc liên kết nhau lại giữa các chủ thể kinh tế tự chủ tạo ra sức mạnh
mới, thơng qua đó phát triển được kinh tế của mình. Như vậy khi thành lập HTX
mới khơng phải vì kinh tế HTX mà là sự phát triển kinh tế của các thành viên. Do
đó, kinh tế HTX là tổ chức kinh tế tự nguyện của các chủ thể kinh tế tự chủ. Kinh
tế HTX thể hiện được bản chất tự do lựa chọn phương thức hoạt động kinh tế của
họ trong điều kiện kinh tế thị trường vì kinh tế thị trường thì các chủ thể kinh tế tự
chủ họ có nhiều cách để đạt tới mục đích kinh tế của mình. Như vậy, trong điều
kiện mới, các chủ thể kinh tế tự chủ họ có thể tham gia HTX hoặc khơng, khi HTX
khơng đáp ứng yêu cầu của họ (Vũ Thị Thu Thủy, 2015).

6


* Khái niệm hợp tác xã nông nghiệp
Sự liên kết tự nguyện giữa các chủ thể kinh tế là nền tảng cơ bản hình thành
HTX. Sự liên kết được thực hiện ở tất cả các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Từ
đó hình thành HTX ở hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân trong đó
phải kể đến sự liên kết tự nguyện trong lĩnh vực kinh tế nơng nghiệp và hình thành
các HTX nơng nghiệp. Cũng giống như bất cứ quá trình sản xuất nào trong nền
kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất nông nghiệp đều diễn ra các khâu như: bắt

đầu từ việc nghiên cứu xác định nhu cầu thị trường, đến việc chuẩn bị và kết hợp
các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất, kết thúc bằng việc phân phối sản phẩm
để thu tiền về. Chính vì thế là đơn vị sản xuất kinh doanh tự chủ và độc lập, các
HTX nông nghiệp vẫn phải tiến hành đầy đủ các khâu trong q trình kinh doanh
nhằm mang lại lợi ích cho mình. Tuy vậy, khi tham gia vào thị trường để nâng cao
sức cạnh tranh thì HTX phải phát huy thế mạnh của mình từ sự liên kết và hợp tác.
Do đó, xét về mặt tổ chức sản xuất các HTX sẽ phân chia các khâu của qúa trình
sản xuất để tiến hành chun mơn hố sản xuất và kinh doanh. Trên cơ sở chun
mơn hố sẽ hình thành một hệ thống các HTX nơng nghiệp, trong đó bao gồm các
HTX thực hiện một hoặc một số khâu hoặc toàn bộ quá trình sản xuất để tạo ra
lương thực - thực phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. Vì vậy, có thể có các HTX
tiến hành nghiên cứu, dự báo thị trường nông sản - thực phẩm, HTX cung ứng các
yếu tố phục vụ sản xuất như: vốn, máy móc thiết bị, điện, nước, phân bón, thuốc
trừ sâu… và các HTX phục vụ việc bán hàng và phân phối hàng hố thậm chí cả
các HTX cung cấp lao động.
Như vậy ta có thể hiểu: Hợp tác xã nơng nghiệp là một tổ chức kinh tế tự
chủ được các thành viên thành lập trên cơ sở tự nguyện, tiến hành các hoạt động
sản xuất hoặc cung ứng các yếu tố phục vụ hoạt động sản xuất nhằm tạo ra các sản
phẩm nông, lâm, thuỷ sản để đáp ứng nhu cầu xã hội.
Chính vì vậy, sự liên kết để hình thành lên HTX là các thành viên đó là các
hộ gia đình nơng nghiệp hoặc các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp.
Do sự khó khăn vì hoạt động đơn lẻ đã tự nguyện tiến hành hợp tác để có sức
mạnh tổng hợp và mong muốn đạt được lợi ích lớn hơn. Từ đó làm phát huy tinh
thần đồn kết làm giàu cho gia đình và địa phương.
Từ những khái niệm trên có thể hiểu: Chính sách phát triển hợp tác xã nông
nghiệp là tập hợp các quyết sách của Chính phủ được thể hiện ở hệ thống

7



quy định trong các văn bản pháp quy nhằm từng bước tháo gỡ những khó khăn
trong thực tiễn, nhằm giúp đỡ một tổ chức kinh tế mà trong đó có các thành viên là
các hộ gia đình nơng nghiệp hoặc cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp có
sức mạnh tổng hợp và đạt được lợi ích lớn hơn, làm giàu cho gia đình, địa phương
(Vương Văn Giang, 2013).
2.1.1.3. Thực thi chính sách phát triển hợp tác xã nơng nghiệp
Thực thi chính sách là q trình biến các chính sách thành những kết quả
trên thực tế thông qua các hành động có tổ chức trong bộ máy nhà nước nhằm thực
hiện hóa những mục tiêu mà chính sách đề ra.
Thực thi chính sách là việc triển khai chính sách, bao gồm việc cụ thể hóa
một chính sách hay chương trình thành kế hoạch và các hành động cụ thể của từng
cấp và từng ngành trong phát triển kinh tế (Nguyễn Hải Hồng, 2011).
=> Thực thi chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp là việc triển khai, cụ
thể hóa các quyết sách của Chính phủ liên quan đến vấn đề phát triển HTX nông
nghiệp.
2.1.2. Đặc điểm, ý nghĩa, vai trị thực thi chính sách phát triển HTX nơng nghiệp

2.1.2.1. Đặc điểm thực thi chính sách phát triển HTX nơng nghiệp
Thứ nhất, thực hiện chính sách phát triển HTX là quá trình tiếp nhận và
triển khai thực hiện từ Trung ương đến địa phương và đến người nông dân. Thực
hiện chính sách phát triển HTX chính là việc cụ thể hóa nội dung chính sách, triển
khai thực hiện các hoạt động phát triển HTX tại địa phương.
Thứ hai, cơ quan triển khai thực thi chính sách phát triển hợp tác xã được
cấu trúc theo chiều dọc trong hệ thống Liên minh HTX Việt Nam, phân thành 5
cấp chính từ Liên minh HTX Việt Nam đến Liên minh HTX cấp tỉnh/ thành phố
đến phòng PTNT huyện/ thị xã đến ban quản lý HTX và các thành viên HTX (xã
viên). Ngoài ra trong q trình thực hiện ln có sự phối kết hợp với các ngành, cơ
quan, tổ chức khác có liên quan như Viện nghiên cứu, trường đại học, doanh
nghiệp, ban, ngành về nông nghiệp, nông thôn…
Thứ ba, thực thi chính sách phát triển HTX phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức

thực hiện ở mỗi địa phương. Mỗi địa phương khác nhau có cơ cấu tổ chức, cách
thực triển khai và các lĩnh vực về HTX khác nhau. Việc thực hiện chính sách phát
triển HTX phải đảm bảo đi đúng hướng với mục tiêu phát triển KT-XH của địa
phương.

8


Thứ tư, đối tượng hưởng lợi của việc thực hiện chính sách phát triển HTX
bao gồm hai nhóm đối tượng là : người sản xuất nông nghiệp, nông dân, các trang
trại, cán bộ thực hiện và các tổ chức liên quan đến HTX. Việc thưc hiện chính sách
phát triển HTX không thể thỏa mãn được nhu cầu của tất cả mọi người trong xã
hội, nó có thể ảnh hưởng tích cực đến đối tượng này nhưng có thể ảnh hưởng tiêu
cực đến đối tượng khác.
Thứ năm, thực thi chính sách phát triển HTX phải dựa trên phương pháp có
sự tham gia của người dân, họ chính là đối tượng thụ hưởng của việc thực hiện
chính sách. Việc phát huy sự tham gia của ngườ dân trong thực hiện chính sách là
rất quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động phát triển HTX, đồng
thời tăng cường vai trò của người nơng dân trong thực hiện chính sách sẽ tận dụng
tối đa nguồn lực cộng đồng, đảm bảo tính bền vững của chính sách.
2.1.2.2. Ý nghĩa thực thi chính sách phát triển HTX nông nghiệp
Ý nghĩa trong hoạch định chính sách và điều hành thực tiễn liên quan đến

phát triển HTX: Việc nhận diện, phân loại rào cản sẽ góp phần bổ sung cách nhìn
tồn diện hơn về hiện trạng phát triển và những vướng mắc mà các HTX đang gặp
phải. Với những phân tích, đánh giá có cơ sở khoa học và căn cứ thực tiễn, những
kết luận của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích đối với đội ngũ hoạch định chính
sách phát triển HTX và các cán bộ quản lý nhànước đối với mơ hình này ở Trung
ương và địa phương.
Ý nghĩa đối với các HTX: Nhận diện rào cản và tìm kiếm nguyên nhân, qua


đó đề xuất giải pháp gỡ bỏ rào cản có giá trị tham khảo đối với các HTX trong quá
trình hoạt động. Bản thân các HTX, đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động sẽ
nhận thức rõ hơn những rào cản hiện tại và dự báo những rào cản trong tương lai
để chuẩn bị những phương án sản xuất kinh doanh phù hợp.
Ý nghĩa với đội ngũ cán bộ chỉ đạo thực tiễn, các cán bộ quản lý nhà nước

đối với HTX: Đội ngũ cán bộ quản lý này sẽ nhìn nhận tồn diện các rào cản trong
q trình phát triển HTX, qua đó, tìm cách tháo gỡ, thúc đay phát triển mơ hình
này.
Ý nghĩa đối với đội ngũ cán bộ xây dựng chính sách: Góp phần nâng cao

năng lực hoạch định chính sách của đội ngũ cán bộ này. Cung cấp luận cứ khoa
học và cơ sở thực tiễn về phát triển HTX, các rào cản trong phát triển để định
hướng chính sách cũng như tiếp tục hồn thiện mơi trường kinh tế, mơi trường
pháp lý, tạo lập hành lang cho HTX phát triển.

9


Ý nghĩa kinh tế xã hội khác: Các kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu

tham khảo có giá trị phục vụ quá trình nghiên cứu, soạn thảo các chương trình mục
tiêu, chiến lược và qui hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cung cấp căn
cứ thực tiễn trong tiến trình CNH, HĐH đất nước, góp phần giải quyết vấn đề tam
nơng hiện nay ở Việt Nam.
2.1.2.3. Vai trị thực thi chính sách phát triển HTX nơng nghiệp
Theo Nguyễn Hải Hồng (2011), chính sách phát triển khắc phục những
thất bại của thị trường, đặc biệt là trong cung cấp hàng hố, dịch vụ cơng. Việc áp
dụng các chính sách phát triển là một trong những biện pháp được Chính phủ sử

dụng để điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô, khắc phục những thất bại của thị trường như
độc quyền, vấn đề cung cấp hàng hoá công cộng, ảnh hưởng ngoại ứng và thông
tin không đối xứng…Khu vực tư nhân trong nền kinh tế thường không muốn tham
gia vào việc cung cấp hàng hố cơng cộng do khó thu lợi, những rủi ro như thiên
tai, dịch bệnh… cũng hay xảy ra. Vai trò của Nhà nước trong việc cung cấp hàng
hố cơng là vơ cùng quan trọng và không thể phủ nhận được, nhất là khi các vùng
kinh tế phát triển không đồng đều, nguồn lực của các vùng khơng giống nhau.
Chính sách phát triển cũng nhằm mục đích phân phối lại thu nhập và hàng
hố khuyến dụng dưới các hình thức đầu tư như trợ giúp trực tiếp thông qua trợ
cấp xã hội cho những người có thu nhập thấp hay có hồn cảnh đặc biệt, trợ cấp
gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, chi phí để thực hiện
các chính sách ổn định nền kinh tế - xã hội, phát huy tác động của những ngoại
ứng tích cực từ giáo dục, y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý và bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên...Thông qua hoạt động hỗ trợ, cơ quan quản lý Nhà nước các
cấp sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo đã hoạch
định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn
định và bền vững. Ngồi ra, chính sách hỗ trợ cịn giúp phát huy các tác động tích
cực của giáo dục, y tế.
2.1.3. Nội dung nghiên cứu về thực thi chính sách phát triển HTX nơng
nghiệp 2.1.3.1. Tổ chức triển khai thực thi chính sách a. Công tác tổ chức
chuẩn bị
Đây là bước cần thiết và quan trọng vì tổ chức thực thi chính sách là quá
trình phức tạp và diễn ra trong thời gian dài, do đó phải được chuẩn bị trước khi

10


đưa chính sách vào cuộc sống. Các văn bản chính sách thường được xây dựng
mang tính định hướng và khái quát cao. Vì vậy, khi đưa vào thực hiện, các chính
sách hay chương trình đó cần được chuẩn bị sao cho phù hợp với điều kiện thực tế

của địa phương. Công tác chuẩn bị bao gồm:
- Xây dựng cơ quan tổ chức thực thi
- Xây dựng chương trình hành động (lập các kế hoạch về tổ chức, vật lực,

nhân lực…)
- Ra văn bản hướng dẫn
- Tổ chức tập huấn cán bộ thực thi chính sách

Các chính sách hỗ trợ cần được cụ thể hóa thành các kế hoạch của các cấp
và các ngành. Kế hoạch càng cụ thể, tính khả thi càng cao. Kế hoạch cần được xây
dựng theo xu hướng có sự tham gia của các cấp, các ngành và cộng đồng. Cần cân
đối giữa khả năng về nguồn lực và nhu cầu hỗ trợ phát triển sản xuất, đảm bảo hài
hòa giữa sự hỗ trợ của Nhà.
b. Tuyên truyền thực thi chính sách
Đây là cơng đoạn tiếp theo sau khi chính sách đã được thơng qua. Cơng
đoạn này cần thiết vì nó giúp đối tượng hưởng lợi và các cấp chính quyền hiểu
được về chính sách, giúp chính sách được triển khai thuận lợi, có hiệu quả.
Để làm được việc tuyên truyền này, cần được đầu tư về trình độ chun
mơn cho người thực thi, trang thiết bị kỹ thuật… Thông qua việc tuyên truyền vận
động nhân dân tham gia thực hiện chính sách, người thực thi có thể hiểu rõ thêm
về mục đích, yêu cầu của chính sách, về tính đúng đắn của chính sách để tự giác
thực hiện theo đúng yêu cẩu về quản lý của Nhà nước.
Việc tuyên truyền cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục với mọi
đối tượng ngay cả khi chính sách đang được thực thi. Có thể phổ biến, tuyên
truyền chính sách bằng nhiều hình thức như trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với đối
tượng tiếp nhận, gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Công tác tuyên truyền chính sách là hoạt động có mục đích, có kế hoạch
nhằm phổ biến, giải thích về chính sách, làm cho người dân hiểu rõ nội dung của
chính sách. Cơng tác tun truyền có vị trí rất quan trọng. Muốn đạt được sự nhất
trí, đồng thuận cao trong nhận thức và hành động, thực hiện được các mục tiêu,

phương hướng, nhiệm vụ đã đề ra thì phải có sự hiểu rõ và ủng hộ của người dân.

11


c. Cụ thể hóa chính sách
Một chính sách hay chương trình hỗ trợ sản xuất nơng nghiệp thường được
xây dựng mang tính định hướng và khái qt cao. Vì vậy, khi đưa vào thực hiện,
các chính sách hay chương trình đó cần được hồn thiện, bổ sung và cụ thể hóa
cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.
d. Nguồn lực thực hiện chính sách
- Huy động tài chính cho thực hiện chính sách
Để có nguồn lực tài chính phục vụ việc thực thi chính sách cần phải phát
huy cao độ các nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước, sự tài trợ của các tổ chức
phát triển và sự đóng góp của người dân. Trong điều kiện dân cịn nghèo sự đóng
góp có thể khơng phải bằng tiền thì có thể bằng sức lực và hiện vật thông qua khai
thác và sử dụng các tài nguyên sãn có tại địa phương.
- Huy động nhân lực cho thực hiện chính sách
Đội ngũ nhân lực cho thực thi chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nơng
nghiệp bao gồm các cán bộ lãnh đạo và chuyên môn của các ngành cấp tỉnh và huyện,
cấp xã và thôn thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về hỗ trợ phát triển sản xuất
nông nghiệp. Đội ngũ cán bộ này cần có các kiến thức và kỹ năng thẩm định các dự
án/báo cáo đồng thời phải cập nhật thường xun các quy trình hướng dẫn triển khai
các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nơng nghiệp của Chính phủ.

e. Cơ chế giám sát đánh giá thực thi chính sách
Công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực thi chính sách và nội
dung quan trọng đảm bảo cho sự thành cơng của chính sách. Cơng tác này bao
gồm việc xác lập hệ thống theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá chính sách.
Mọi hoạt động triển khai đều cần kiểm tra, đôn đốc để đảm bảo chính sách

được thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực. Các cơ quan Nhà
nước cần bám sát kiểm tra việc thực hiện chính sách một cách thường xuyên và cụ
thể để khắc phục và hạn chế được những phát sinh, khó khăn một cách kịp thời.
f. Phân cấp, phân quyền trong tổ chức thực thi chính sách
Một chính sách thường được thực thi trên một địa bàn rộng lớn và nhiều tổ
chức tham gia, do đó phải có sự phối hợp, phân cơng hợp lý để hoàn thành tốt
nhiệm vụ. Mặt khác, các hoạt động thực thi có mục tiêu rất đa dạng, phức tạp nên
cần có sự phối hợp giữa các cấp ngành để triển khai chính sách. Nếu hoạt động

12


này diễn ra theo đúng tiến trình một cách chủ động, khoa học, sáng tạo thì cơng tác
thực thi chính sách sẽ đạt hiệu quả cao và được duy trì ổn định.
Chức năng của các cơ quan điều hành và thực hiện chính sách thường được
quy định đầy đủ trong các chính sách của Chính phủ. Tuy nhiên, ở cấp huyện, cơ
quan điều hành phải được tổ chức đủ mạnh để đảm bảo phát huy được sức mạnh
của hệ thống chính trị trên địa bàn huyện, nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả của
cơ quan quản lý chương trình, đảm bảo tiết kiệm, phân định rõ trách nhiệm của các
cấp, các ngành, các đơn vị tham gia vào từng hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất .
Tùy theo tính chất của các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất ở các ngành và lĩnh
vực mà phương thức thực hiện có thể thơng qua các hình thức đấu thầu, chỉ định
thầu, huy động cộng đồng tham gia.
Đội ngũ nhân lực cho thực thi chính sách hỗ trợ phát triển bao gồm các cán
bộ lãnh đạo và chuyên môn của các ngành cấp tỉnh và huyện, cấp xã và thôn thực
hiện các chức năng quản lý nhà nước về hỗ trợ phát triển sản xuất . Đội ngũ cán bộ
này cần có các kiến thức và kỹ năng thẩm định các dự án/báo cáo đồng thời phải
cập nhật thường xun các quy trình hướng dẫn triển khai các chính sách hỗ trợ
phát triển sản xuất của Chính phủ.
Nguồn nhân lực thực hiện chính sách

Đây là bước làm cho chính sách tồn tại được và phát huy tác dụng trong
môi trường thực tế. Để duy trì được chính sách, cần có sự đồng tâm, hiệp lực của
nhiều yếu tố, các cơ quan tổ chức thực thi chính sách phải tạo điều kiện và mơi
trường để chính sách được thực thi tốt. Người chấp hành chính sách phải có trách
nhiệm tham gia tích cực vào thực thi chính sách. Nếu các hoạt động này được tiến
hành đồng bộ thì việc duy trì chính sách là việc làm khơng khó.
Để có nguồn lực tài chính phục vụ việc thực thi chính sách, cần phải phát
huy cao độ các nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nước, sự tài trợ của các tổ chức
phát triển và sự đóng góp của dân. Phần lớn nguồn lực cho hỗ trợ sản xuất bắt
nguồn từ tài chính cơng bao gồm ngân sách đầu tư và ngân sách chi thường xuyên.
Để triển khai được các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất phải lập dự án, hồ sơ
đầu tư theo các nguồn ngân sách khác nhau. Trên cơ sở đó, phải có cấp thẩm
quyền thẩm định và phê duyệt các hạng mục đầu tư. Trong điều kiện dân cịn
nghèo, sự đóng góp có thể khơng phải bằng tiền thì có thể bằng sức lực và hiện vật
thông qua khai thác và sử dụng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương.

13


2.1.3.2. Cụ thể hóa các chính sách phát triển HTX nông nghiệp
a. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chính sách phát triển Hợp tác xã nơng
nghiệp.
Thứ nhất, các văn bản luật gồm có Luật Hợp tác xã 2003 và Luật Hợp tác xã
2012. Luật Hợp tác xã 2003 có 10 Chương và 52 Điều quy định về thành lập và
đăng ký kinh doanh HTX, xã viên, quy định về tổ chức và quản lý HTX, các tài
sản, tài chính của hợp tác xã. Quy định về các trường hợp tổ chức lại, giải thể, phá
sản HTX, liên hiệp HTX và liên minh HTX, việc quản lý nhà nước đối với HTX,
khen thưởng và xử lý vi phạm, cuối cùng là các điều khoản thi hành.
Ngày 01/07/2013 Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thơng qua ngày

20/11/2012 có hiệu lực thi hành, thay thế Luật Hợp tác xã số 18/2003/QH12 ngày
26/11/2003. Trong đó, Luật Hợp tác xã 2012 có những điểm mới so với Luật Hợp
tác xã 2003 như sau:
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do
ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành
viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý
Hợp tác xã. So với Luật Hợp tác xã 2003 Điểm mới của Hợp tác xã 2012 cịn thể
chế hóa rõ hơn về bản chất, tổ chức của Hợp tác xã, để làm rõ sự khác biệt so với
tổ chức doanh nghiệp, ở mục tiêu thành lập, quan hệ sở hữu, quan hệ kinh tế, quan
hệ quản lý, và quan hệ phân phối trong Hợp tác xã. Hợp tác xã phải mang lại lợi
ích cho thành viên thông qua đáp ứng nhu cầu chung về sản phẩm, dịch vụ, việc
làm của thành viên là chủ sở hữu Hợp tác xã.
Về các chính sách hỗ trợ, Luật Hợp tác xã 2012 mở rộng hơn phạm vi ưu
đãi, hỗ trợ gắn với bản chất Hợp tác xã , mang lại lợi ích cho cộng đồng, chú trọng
đối tượng thành viên là nơng dân, người dân tộc. Theo đó, Chính phủ quy định chi
tiết các ưu đãi, hỗ trợ đối với Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã hoạt động trong
lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp về đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng; giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động của Hợp tác xã, Liên
hiệp Hợp tác xã theo quy định của pháp luật về đất đai; ưu đãi về tín dụng; vốn,
giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; chế biến sản phẩm.

14


×