Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế huyện yên phong, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 111 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN NGỌC TÂN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN
LÝ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH
TẾ HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60 85 01 03

Người hướng dẫn khoa học: GVC.TS. Trần Trọng Phương

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc./.

Ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn


Nguyễn Ngọc Tân

i


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tơi đã hồn thành luận văn
thạc sỹ chun ngành Quản lý đất đai với đề tài: "Đánh giá thực trạng và giải pháp
quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh"
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Trọng Phương, là người trực tiếp
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và hồn thiện luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến chân thành của các thầy
giáo, cô giáo khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở Tài ngun và Mơi
trường Bắc Ninh, Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện n Phong đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài. Trân trọng
cảm ơn các ông bà cán bộ, doanh nghiệp địa phương nơi tôi tiến hành điều tra
nghiên cứu đã tận tình giúp đỡ để tơi hồn thành luận văn.

Trận trọng cảm ơn đối tới tất cả tập thể, người thân trong gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn!
Ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Tân

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan.......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.............................................................................................................................. ii
Mục lục..................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................... vi
Danh mục bảng................................................................................................................... vii
Danh mục biều đồ............................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn............................................................................................................... ix
Thesis abstract..................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu...................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn...................2

Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu....................................................................... 3
2.1.


Cơ sở lý luận, tầm quan trọng của công tác quản lý đất đai và đất các tổ

chức kinh tế đang sử dụng............................................................................. 3
2.1.1.

Đất đai đối với sự phát triển kinh tế, xã hội............................................. 3

2.1.2.

Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc sử dụng đất..............3

2.1.3.

Khái quát chung về các tổ chức sử dụng đất.........................................4

2.1.4.

Khái quát về quỹ đất các tổ chức.................................................................5

2.1.5.

Ý nghĩa của việc sử dụng đất của các tổ chức kinh tế. .....................6

2.2.

Cơ sở pháp lý liên quan đến việc quản lý sử dụng đất của các tổ chức
7

2.3.


Tổng quan về tình hình quản lý sử dụng đất liên quan đến việc quản lý

sử dụng đất của các tổ chức trên thế giới và Việt Nam.................. 10
2.3.1.

Tình hình quản lý sử dụng đất của một số nước trên thế giới.....10

2.3.2.

Tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức ở Việt Nam..........16

2.3.3.

Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Bắc Ninh............................................. 20

2.3.4.

Nhận xét, đánh giá chung............................................................................... 24

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu................................................... 25
3.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 25

iii


3.2.

Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 25


3.2.1.

Nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Yên

Phong, tỉnh Bắc Ninh....................................................................................... 25
3.2.2.

Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Phong,

tỉnh Bắc Ninh....................................................................................................... 25
3.2.3.

Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế tại

huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh................................................................ 25
3.2.4.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của các tổ

chức kinh tế trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh..........26
3.3.

Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 26

3.3.1.

Chọn điểm nghiên cứu.................................................................................... 26

3.3.2.


Phương pháp điều tra, thu thập thông tin tài liệu, số liệu..............26

3.3.3.

Phương pháp thống kê, so sánh, xử lý số liệu.................................... 27

3.3.4.

Phương pháp tổng hợp.................................................................................. 27

Phần 4. Kết quả nghiên cứu thảo luận..................................................................... 28
4.1.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Yên Phong.......................28

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên.............................................................................................. 28

4.1.2.

Các nguồn tài nguyên...................................................................................... 30

4.1.3.

Thực trạng môi trường.................................................................................... 31

4.1.4.


Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................ 32

4.1.3.

Đánh giá chung................................................................................................... 36

4.2.

Hiện trạng quản lý sử dụng đất huyện Yên Phong............................ 38

4.2.1.

Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai.................................................... 38

4.2.2.

Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Yên Phong năm 2016.......42

4.2.3.

Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng đất đai..................... 46

4.3.

Đánh giá hiện trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế huyện

Yên Phong. 47
4.3.1.

Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất của các tổ chức...47


4.3.2.

Tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức.................................. 50

4.3.3.

Tình hình giao sử dụng đất và cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế
51

4.3.4.

Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế 51

4.4.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý với quỹ đất đã giao

cho các tổ chức kinh tế sử dụng đất ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. 61

iv


4.4.1.

Giải pháp về chính sách pháp luật............................................................. 61

4.4.2.

Giải pháp về kinh tế........................................................................................... 62


4.4.3.

Giải pháp về khoa học công nghệ.............................................................. 63

4.4.4.

Giải pháp về tăng cường quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trong thời

gian tới.................................................................................................................... 63
Phần 5. Kết luận và kiến nghị....................................................................................... 65
5.1.

Kết luận................................................................................................................... 65

5.2.

Kiến nghị................................................................................................................ 65

Tài liệu tham khảo.............................................................................................................. 67
Phụ lục.................................................................................................................................... 70

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


CN

: Công nghiệp

CNH

: Cơng nghiệp hố

CSHT

: Cơ sở hạ tầng

ĐTH

: Đơ thị hoá

DV

: Dịch vụ

GCNQSDĐ

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMB

: Giải phóng mặt bằng

HĐND


: Hội đồng Nhân dân

HTKT

: Hạ tầng kỹ thuật

KDC

: Khu dân cư



: Quyết định

QLNN

: Quản lý Nhà nước

QSDĐ

: Quyền sử dụng đất

SDĐ

: Sử dụng đất

WTO

: Tổ chức Thương Mại Thế giới


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình đất chưa sử dụng của các tổ chức sử dụng đất ở nước ta
18

Bảng 2.2.Hiện trạng sử dụng năm 2015 của tỉnh Bắc Ninh............................ 20
Bảng 4.1.Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 . 32
Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu so sánh của huyện Yên Phong với tỉnh Bắc Ninh......33
Bảng 4.3.Tình hình biến động dân số qua một số năm................................... 35
Bảng 4.4.Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện năm 2016................ 43
Bảng 4.5.Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Yên Phong......44
Bảng 4.6. Hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức theo mục đích sử dụng đất
48

Bảng 4.7. Tổng số tổ chức, khu đất, diện tích sử dụng đất của các tổ chức phân
theo loại hình sử dụng................................................................................ 50
Bảng 4.8.Tình hình giao sử dụng đất và cho thuê đất...................................... 51
Bảng 4.9. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được nhà nước
cho thuê đất...................................................................................................... 52
Bảng 4.10. Tình hình quản lý, sử dụng đất thuê của các tổ chức kinh tế

.................................................................................................................................................... 52
Bảng 4.11. Tình hình cho th, cho mượn, chuyển nhượng khơng đúng mục đích

về diện tích đất được thuê của các tổ chức kinh tế...................... 53
Bảng 4.12. Tình hình sử dụng đất vào mục đích khác của các tổ chức kinh tế. 54

Bảng 4.13. Tình hình chưa đưa đất vào sử dụng của các tổ chức kinh tế

.................................................................................................................................................... 55
Bảng 4.14. Những nguyên nhân chính của các tổ chức kinh tế sử dụng đất khơng

đúng mục đích được th......................................................................... 57
Bảng 4.15. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các tổ chức

kinh tế.................................................................................................................. 58


vii


DANH MỤC BIỀU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu đất đai năm 2015 của tỉnh Bắc Ninh ................................ 21
Biểu đồ 4.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 huyện Yên Phong ..............42

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Ngọc Tân
Tên luận văn: Đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý sử dụng đất của
các tổ chức kinh tế huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60 85 01 03

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý sử dụng đất của các tổ

chức kinh tế huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả đối với quỹ
đất đã giao và cho thuê các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Yên Phong.

Phương pháp nghiên cứu
- Chọn điểm nghiên cứu: Trên địa bàn huyện Yên phong có 245 tổ chức kinh
tế được giao đất, cho thuê đất với 1025 khu đất có tổng diện tích 1370,26 ha.

- Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu
+ Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu tại Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Bắc Ninh, Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Yên
Phong, Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh,...
+ Thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra 90 tổ chức kinh tế được Nhà
nước giao, cho thuê đất trên địa bàn gồm các thơng tin chung về tổ
chức, tình hình quản lý và sử dụng đất của các tổ chức.
- Phương pháp thống kê, so sánh, xử lý số liệu.
- Phương pháp tổng hợp.

Kết quả chính và kết luận
* Huyện Yên Phong là huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Ninh trong
vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng, q trình phát triển cơng nghiệp – dịch vụ và
hình thành các khu đơ thị đã và đang diễn ra mạnh mẽ, thu hút một lượng lao động
lớn, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát
triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ.
* Hiện trạng sử dụng đất: Tổng diện tích tự nhiên tồn huyện Yên Phong là
9686,15 ha, chiếm 11,8% diện tích tự nhiên của tỉnh , trong đó diện tích đất nơng nghiệp
là 6120,16 ha chiếm 63,18% tổng diện tích tự nhiên của huyện, diện tích đất phi

ix



nơng nghiệp là 3531,68 ha chiếm 36,46% tổng diện tích tự nhiên của huyện, đất
chưa sử dụng là 34,31 ha chiếm 0,36% diện tích tự nhiên của huyện. Huyện có
tiềm năng đất đai, cho phát triển đô thị, dịch vụ chất lượng tốt.

* Kết quả nghiên cứu: đề tài đã tiến hành đánh giá thực trạng tình hình quản lý,
sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Yên Phong cho thấy:

- Huyện có 160 tổ chức được giao, cho thuê đất sử dụng đúng mục đích với
tổng diện tích là 475,27 ha. Ngồi ra cịn có 25 tổ chức th đất khơng sử dụng đúng
mục đích với tổng diện tích là 48,96 ha chiếm 9,34 % diện tích được th đất, trong đó:

+ Cho th trái phép là 06 tổ chức với diện tích 1,2 ha, chiếm
8,58% tổng diện tích đất được thuê.
+ Cho mượn là 01 tổ chức với diện tích 0,1 ha, chiếm 1,02% tổng
diện tích đất được thuê.
+ Chuyển nhượng trái phép là 02 tổ chức với diện tích 2,5 ha,
chiếm 5,11% tổng diện tích đất được thuê.
+ Tranh chấp là 01 tổ chức với diện tích 0,06 ha, chiếm 0,12% tổng
diện tích đất được thuê.
+ Sử dụng vào các mục đích khác là 03 tổ chức với diện tích 0,05
ha, chiếm 0,10% tổng diện tích đất được thuê.
+ Diện tích bỏ hoang chưa đưa vào sử dụng là 12 tổ chức với diện
tích 41,65 ha, chiếm 85,07% diện tích đất được thuê.
* Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng cho thấy việc sử dụng đất của các tổ
chức kinh tế trên địa bàn huyện Yên Phong cơ bản chấp hành đúng pháp luật về
đất đai là 185 tổ chức. Tuy nhiên, vẫn cịn có các tổ chức kinh tế sử dụng đất chưa
đúng mục đích được nhà nước giao đất, cho thuê đất. Để khắc phục tình trạng này
thì cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Giải pháp về chính sách và pháp
luật; Giải pháp về kinh tế; Giải pháp về khoa học công nghệ; Giải pháp về tăng

cường quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trong thời gian tới.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Ngoc Tan
Thesis title: “Evaluation of the reality and solution management using
land of economic organizations Yen Phong district, Bac Ninh province”.
Major: Land management

Code: 60 85 01 03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives
Evaluation of the reality and solution management using land of
economic organizations Yen Phong district, Bac Ninh province.
Propose management solutions to use the land fund which were
delivered and rented effectively of economic organizations Yen Phong district.

Materials and Methods
- Select study sites: In locality Yen Phong district has 245
economic organizations which were delivered and rented land with 1025
land areas, has total area 1,370,26 hectares.
- Method of investigate, collect document and data:
+ Colect secondary data at Resources and Environment department of
Bac Ninh province, Resources and Environmental office of Yen Phong district,
Industrial management department of Bac Ninh province.


+ Colect primary data: Investigate 90 economic organizations which the
government delivered and rented land in locality, include general information
about the organization, management and use of land by organizations.

- Method statistic, comparing,
processing data. - Synthesis method.
Main findings and conclusions
* Yen Phong district is located in the North West of Bac Ninh province, in
the Delta plain of Red River, development process industry - service and
constitute urban areas has been happening strongly, attracted a large amount
of labor, has high growth rate economy, integrated into the market economy,
developed industry - small industry, trade and services.
* Current status of using land: Total natural area of Yen Phong district are 9,686,15
hectares accounting for 11.8% of the province's natural area, inside the area of

xi


agricultural land are 6,120,16 hectares, accounting for 63,18% of the province's
natural area, the non-agricultural land area are 3531.68 hectares, accounting for
36,46% of the province's natural area, unused land is 34.31 hectares,
accounting for 0,36% of the province's natural area. District has potential about
land for urban development, good quality service.

* Research results: The subject has proceeded evaluation of the
reality and solution management using land of economic organizations
Yen Phong district, Bac Ninh province, shows:
District has 160 organizations which were delivered and rented land, using
for the right purpose, with a total area are 505.79 hectares. Besides there are
also 25 organizations that rent land without proper use, with total area of 48.96

hectares, accounting for 9.34 % of the land area, inside:

+ Illegal rent are 06 organizations with an area of 1.2 ha, accounting
for 8.58% of the total leased area.
+ Lend is 01 organizations with an area of 0,1 ha, accounting for
1,02% of the total leased area.
+ Unauthorized transfer are 02 organizations with an area of 2,5 ha,
accounting for 5,11% of the total leased area.
+ Dispute is 01 organizations with an area of 0,06 ha, accounting for
0,12% of the total leased area.
+ Use for other purposes are 03 organizations with an area of 0,05
ha, accounting for 0,10% of the total leased area.
+ The abandoned area has not been put into use are 12 organizations with
an area of 41,65 ha, accounting for 85,07% of the total leased area.

* Research results of the project also showed the land use of economic
organizations in locality Yen Phong district which was basic executiving with the law
about land, were 185 organizations. However, there were still economic organizations
using land for improper purposes of land allocation or lease by the State. To overcome
this situation, must be done synchronize the following solutions: legal and policy
solutions, economic solution, solutions on science and technology, solutions on
enhancing management and use of land of economic organizations in the coming time.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nhưng là nguồn
tài ngun có hạn. Vì vậy, việc quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả

và bền vững nguồn tài nguyên, phục vụ cho các nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh là nhiệm vụ quan trọng đang
được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành quan tâm thực hiện.
Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề quản lý và sử dụng đất và
đã ban hành, đổi mới Luật đất đai: Luật đất đai 1988, Luật đất đai năm
1993; Luật đất đai năm 2003; Đặc biệt, Luật Đất đai năm 2013 và các văn
bản hướng dẫn thi hành đã tạo hành lang pháp lý đưa công tác quản lý
đất đai dần vào nề nếp, việc sử dụng đất đai ngày càng có hiệu quả hơn.
Thực tế cho thấy việc sử dụng đất được giao, cho thuê của các tổ chức
(đặc biệt là các tổ chức kinh tế) còn rất nhiều vấn đề cần phải thảo luận như
việc sử dụng khơng đúng mục đích được giao, việc cho thuê lại, việc lấn
chiếm, để hoang đất… Để kịp thời chấn chỉnh lại việc quản lý sử dụng đất của
các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Chỉ thị số 245/TTg ngày 22 tháng 4 năm 1996; Chỉ thị số
31/2007/CTTTg ngày 14 tháng 12 năm 2007 và Chỉ thị số 134/CT-TTg ngày 20
tháng 01 năm 2010. Đánh giá việc sử dụng đất của các tổ chức là rất cần thiết
nhằm từng bước góp phần hồn thiện chính sách quản lý và sử dụng đất.

Để có cơ sở đề xuất những giải pháp quản lý và sử dụng hợp lý
nguồn tài nguyên đất đai của huyện Yên Phong, thì phải đánh giá thực
trạng sử dụng đất. Qua đó đưa ra được những kiến nghị sử dụng quỹ
đất của huyện có hiệu quả, phục vụ cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn một cách hợp lý, có khoa học, cải tạo
và bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn huyện.
Từ thực tiễn nêu trên, để sử dụng, hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên đất
đai, bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế

- xã hội theo hướng cơng nghiệp hố hiện đại hố. Phương án quy hoạch sử dụng
đất cho các tổ chức kinh tế của huyện Yên Phong sẽ tập trung giải quyết xác định
rõ thực trạng và giải pháp sử dụng đất đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội - môi


1


trường và an ninh lương thực đối với đất trồng lúa, đất rừng, đất khu
công nghiệp, đất phát triển đô thị, đất phát triển cơ sở hạ tầng,.. Yên
Phong có nhiều ưu thế để có thể phát triển trong tương lai.
Xuất phát từ thực tiễn khách quan đó, em tiến hành nghiên cứu
đề tài: " Đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý sử dụng đất của các
tổ chức kinh tế huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh " là cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý sử dụng đất của các tổ

chức kinh tế huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao sử dụng có hiệu quả đối
với quỹ đất đã giao cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Yên Phong.

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Thời gian nghiên cứu: tháng 5/2016 đến tháng 4/2017
- Đối tượng nghiên cứu: đất của các tổ chức kinh tế đang sử

dụng do nhà nước giao đất và cho thuê đất.
- Phạm vi nghiên cứu: trên địa bàn huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh.

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰC TIỄN
- Những đóng góp mới: Đã đánh giá tình hình sử dụng đất của các tổ chức
kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Yên Phong và đã
đề xuất giải pháp nhằm quản lý chặt chẽ và có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai.

- Ý nghĩa khoa học: Góp phần hồn thiện những vấn đề lý luận, cơ sở khoa

học và thực tiễn trong công tác quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế.

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để các
nhà hoạch định chính sách xây dựng các chế độ quản lý và sử dụng tốt hơn
quỹ đất của các tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất không thu tiền .

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẤT ĐAI VÀ ĐẤT CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ ĐANG SỬ DỤNG
2.1.1. Đất đai đối với sự phát triển kinh tế, xã hội
Đất đai có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều đó đã được khẳng định trong Luật đất đai.
Ta đều biết rằng, khơng có đất thì khơng thể sản xuất, cũng như khơng có sự
tồn tại của con người. Đất là sản phẩm của tự nhiên, xuất hiện trước con người và tồn
tại ngoài ý muốn của con người. Đất tồn tại như một vật thể lịch sử - tự nhiên.

Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, xã hội, khi mức sống của con
người còn thấp, công năng chủ yếu của đất là tập trung vào sản xuất vật
chất, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Khi xã hội phát triển ở mức độ
cao hơn, công năng của đất được từng bước mở rộng, sử dụng đất cũng
phức tạp hơn. Đất đai không chỉ cung cấp cho con người các tư liệu vật
chất để sinh tồn và phát triển mà còn cung cấp các điều kiện cần thiết để
hưởng thụ và đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống nhân loại.

2.1.2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc sử dụng đất
2.1.2.1. Nhân tố điều kiện tự nhiên
Trong nhân tố điều kiện tự nhiên, điều kiện khí hậu là nhân tố hạn

chế hàng đầu của việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai (chủ
yếu là địa hình, thổ nhưỡng) và các nhân tố khác.
- Điều kiện tự nhiên khí hậu: Các yếu tố khí hậu, thủy văn ảnh hưởng rất lớn,
trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện tự nhiên sinh hoạt của con người.

- Điều kiện đất đai (địa hình và thổ nhưỡng): Địa hình, địa mạo và độ

dốc ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp, đặt ra yêu cầu
quy hoạch, xây dựng đồng ruộng để thủy lợi hóa và cơ giới hóa. Điều kiện
thổ nhưỡng quyết định rất lớn đến hiệu quả sản xuất nơng nghiệp.
Đối với đất phi nơng nghiệp, địa hình phức tạp sẽ ảnh hưởng tới giá
thành xây dựng cơng trình và gây khó khăn cho việc đưa đất vào sử dụng.
Đặc thù của nhân tố điều kiện tự nhiên mang tính khu vực. Vị trí địa lý của
vùng với sự khác biệt về điều kiện tự nhiên ánh sáng, nhiệt độ nguồn nước và các
điều kiện tự nhiên khác sẽ quyết định khả năng, công dụng và hiệu quả sử dụng đất

3


đai. Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất cần tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng
các lợi thế nhằm đạt được hiệu ích cao nhất về xã hội, môi trường và kinh tế.

2.1.2.2. Nhân tố kinh tế - xã hội
Bao gồm các yếu tố như chế độ, dân số và lao động, thơng tin và
quản lý, chính sách mơi trường và chính sách đất đai, u cầu quốc
phịng, sức sản xuất và trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa, cơ cấu
kinh tế và phân bố sản xuất, các điều kiện về công nghiệp, nông nghiệp,
thương nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật,
trình độ quản lý, sử dụng lao động, điều kiện và trang thiết bị vật chất cho
công tác phát triển nguồn nhân lực, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất...


Nhân tố kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo
đối với việc sử dụng đất đai.
2.1.2.3. Nhân tố không gian
Trong thực tế, mọi ngành sản xuất vật chất và phi vật chất (như các ngành
nông nghiệp, công nghiệp, khai thác, xây dựng, mọi hoạt động kinh tế và hoạt
động xã hội) đều cần đến đất đai như điều kiện không gian để hoạt động. Khơng
gian bao gồm cả vị trí mặt bằng. Đặc tính cung cấp không gian của đất đai là yếu
tố vĩnh hằng của tự nhiên ban phát cho xã hội loài người. Vì vậy, khơng gian trở
thành một trong những nhân tố hạn chế cơ bản nhất của việc sử dụng đất.

Đối với đất xây dựng đô thị, đất dùng cho cơng nghiệp, xây dựng
cơng trình, nhà xưởng, giao thơng... mặt bằng khơng gian và vị trí của
đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và đem lại giá trị kinh tế.
2.1.3. Khái quát chung về các tổ chức sử dụng đất
Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại Chương

AIĐiều 18 quy định "Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy

hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà
nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài".

Theo Luật Đất đai năm 2013, một số khái niệm liên quan đến các tổ
chức quản lý, sử dụng đất được hiểu như sau:
Nhà nước giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất đai
bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất
bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng ổn định là
việc Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người đó.


4


Nhận chuyển quyền sử dụng đất là việc xác lập quyền sử dụng đất do được
người khác chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thông qua các
hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc
góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới.

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Theo Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, một số khái niệm liên quan đến
các tổ chức quản lý, sử dụng đất được hiểu như sau:
Sử dụng đất không đúng mục đích là hành vi sử dụng đất khơng đúng
với mục đích sử dụng, loại đất ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất hoặc quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định cho
phép chuyển mục đích sử dụng đất hoặc giấy tờ khác về quyền sử dụng đất
quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 102 của Luật Đất đai 2013.

Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới
hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.
Chiếm đất là việc sử dụng đất mà khơng được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cho phép hoặc chủ sử dụng đất cho phép sử dụng hoặc
việc sử dụng đất do được Nhà nước tạm giao hoặc mượn đất nhưng
hết thời hạn tạm giao, mượn đất mà không trả lại đất.
2.1.4. Khái quát về quỹ đất các tổ chức
Quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao

đất, cho thuê đất được kiểm kê bao gồm quỹ đất thuộc cơ quan nhà nước,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ
chức kinh tế - xã hội, tổ chức sự nghiệp cơng, tổ chức nước ngồi có
chức năng ngoại giao, tổ chức nước ngồi đầu tư vào Việt Nam.
Tổ chức sử dụng đất, quản lý đất (còn gọi là đối tượng sử dụng, quản
lý đất) là tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng hoặc
được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang sử dụng,
được Nhà nước giao đất để quản lý, quy định trong Luật này bao gồm:
- Các tổ chức trong nước bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội
- nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế – xã hội, tổ chức sự nghiệp công,

5


đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của Chính phủ (sau
đây gọi chung là tổ chức) được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận
quyền sử dụng đất; tổ chức kinh tế nhận chuyển quyền sử dụng đất;

- Tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện
ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngồi có chức
năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ
chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại
diện của tổ chức liên chính phủ được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo pháp luật

về đầu tư được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất.
- Tổ chức sự nghiệp công là tổ chức do các cơ quan có thẩm quyền của
Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập, có chức năng

thực hiện các hoạt động dịch vụ công do ngân sách nhà nước chi trả.
Theo Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất thì Loại hình tổ chức được phân thành:

- Tổ chức kinh tế là tổ chức trong nước được thành lập theo Luật

Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã sử dụng đất vào mục đích sản xuất,
kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp được thành lập hoạt động
theo Luật Doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty
TNHH, công ty hợp doanh); Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã được thành
lập theo Luật hợp tác xã; các tổ chức kinh tế thành lập theo luật đầu tư.
Theo điều 22, Luật Đầu tư năm 2005 nhà đầu tư được đầu tư để
thành lập các tổ chức kinh tế sau đây:
a) Doanh nghiệp tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
b) Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quỹ đầu
tư và các tổ chức tài chính khác theo quy định của pháp luật;
c) Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các
cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi;
d) Các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
2.1.5. Ý nghĩa của việc sử dụng đất của các tổ chức kinh tế
Đất đai là nguồn tài nguyên đặc biệt và có hạn; mọi hoạt động của con người
đều trực tiếp hoặc gián tiếp gắn bó với đất đai. Tổng diện tích đất tự nhiên của một
phạm vi lãnh thổ nhất định là không đổi. Nhưng khi sản xuất phát triển, dân số tăng,
q trình đơ thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh thì nhu cầu của con người đối với đất

6



đai cũng ngày càng gia tăng. Có nghĩa cung là cố định, cầu thì ln có xu hướng tăng.
Điều này dẫn đến những mâu thuẫn gay gắt giữa những người sử dụng đất và giữa
các mục đích sử dụng đất khác nhau. Vì vậy để sử dụng đất có hiệu quả và bền vững,
quản lý đất đai được đặt ra như một nhu cầu cấp bách và cần thiết. Quản lý đất đai
đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất trong cả nước. Việc quản lý nhằm kết hợp
hiệu quả giữa sở hữu và sử dụng đất trong điều kiện hệ thống pháp luật nước ta quy
định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và Nhà nước
thống nhất quản lý về đất đai. Mặt khác, quản lý đất đai cịn có vai trị quan trọng
trong việc kết hợp hài hịa các nhóm lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân nhằm
hướng tới mục tiêu phát triển. Công tác quản lý đất đai dựa trên nguyên tắc quan
trọng nhất là sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững. Do đó quản lý, sử dụng đất đai
là một trong những hoạt động quan trọng nhất của công tác quản lý hành chính Nhà
nước nói chung và quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế nói riêng.

2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT
CỦA CÁC TỔ CHỨC
Trước đây nền kinh tế nước ta cịn nghèo nàn, lạc hậu nhưng qua q
trình phát triển nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến đáng kể. Nền
kinh tế tự cung, tự cấp đã dần chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần với định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế ngày càng phát triển dẫn đến
sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế và các hình thức sản xuất. Từ chỗ kinh
tế quốc doanh chiếm đa số thì đến nay kinh tế tư nhân, liên doanh liên kết
phát triển đóng vai trị khơng thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân.

Nhờ có chính sách đổi mới đó mà đời sống người dân ngày càng cải
thiện. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đó thì vấn đề đặt ra với cơ
quan quản lý đất đai là làm thế nào để đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất
ngày càng gia tăng của các ngành sản xuất và của đời sống nhân dân. Đây
là vấn đề được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, chú trọng giải quyết.
Sự quan tâm đó được thể hiện qua Luật Đất đai và hàng loạt các văn bản

của Chính phủ và các Bộ, Ngành có liên quan qua các thời kỳ. Cụ thể như:
- Luật Đất đai năm 1993 quy định hình thức giao đất có thu tiền sử dụng
đất đối với đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và giao đất không
thu tiền sử dụng đất đối với đất sản xuất nơng nghiệp cho hộ gia đình cá nhân
trực tiếp sản xuất nông nghiệp, tổ chức trong nước sử dụng không vì mục
đích lợi nhuận. Hình thức cho th đất đối với các đối tượng như: tổ chức
kinh tế trong nước; tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao.

7


- Luật Đất đai sửa đổi bổ sung năm 1998, có bổ sung hình thức giao đất có thu
tiền sử dụng đất cho tổ chức kinh tế trong nước đối với các dự án xây dựng kinh
doanh nhà ở và các dự án sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Luật Đất đai năm 2003, quy định cụ thể về hình thức cho thuê đất như
sau: tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài được lựa chọn giữa thuê đất trả
tiền một lần và trả tiền hàng năm. Đối với chính sách giao đất không thu tiền sử
dụng đất, Điều 33, mục 3, chương 2 của Luật Đất đai năm 2003 quy định 07 trường
hợp được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, trong đó phần lớn diện
tích đất giao tập trung vào 2 đối tượng sau: các tổ chức được giao đất nơng
nghiệp nghiên cứu thí nghiệm, thực nghiệm nơng nghiệp, lâm nghiệp và đất
chuyên dùng giao cho các tổ chức xây dựng trụ sở cơ quan cơng trình sự nghiệp,
quốc phịng, an ninh và các mục đích cơng cộng khơng có mục tiêu lợi nhuận.

- Luật đất đai năm 2013 quy định các đối tượng được giao đất có

thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
+ Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;
+ Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây


dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngồi, doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngồi được giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây
dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
+ Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa
trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.

Theo quy định tại điều 56 Luật đất đai năm 2013 thì việc Nhà nước
cho thuê đất theo hai hình thức cho thuê thu tiền sử dụng đất hàng năm
hoặc cho thuê thu tiền sử dụng đất một lần cho cả thời gian thuê.
+ Nhà nước cho thuê đất thu tiền sử dụng đất hàng năm trong các trường hợp

sau đây:
* Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá
nhân nước ngoài thuê đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; làm mặt bằng xây dựng
cơ sở sản xuất kinh doanh; xây dựng cơng trình cơng cộng có mục đích
kinh doanh; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê;
hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
* Tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao thuê đất để xây

dựng trụ sở làm việc.

8


+ Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời


gian thuê trong các trường hợp sau đây:
* Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài
thuê đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thủy sản, làm muối, làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, xây dựng
kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê, hoạt động khoáng sản, sản
xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm, xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê.

* Tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao th đất để xây

dựng trụ sở làm việc.
Để cụ thể hóa những nội dung trên Chính phủ và các Bộ đã ban
hành các văn bản hướng dẫn cụ thể như sau:
- Nghị định số 85/CP của Chính phủ ngày 17 tháng 12 năm 1996 quy định
việc thi hành pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được
Nhà nước giao đất, cho thuê đất và Chỉ thị số 245/TTg ngày 22 tháng 4 năm 1996;

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi

hành Luật Đất đai năm 2003;
- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 quy

định việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐCP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành Luật Đất đai năm 2003;
- Nghị định số 142/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của

Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính

phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;

- Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Nghị định số 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về

sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03
tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất;
- Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của

9


Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy

định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai;
- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định vè

giá đất;
- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy

định về thu tiền sử dụng đất;
- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy

định về tiền thuê đất, thuê mặt nước;
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy


định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Để thực hiện các văn bản của Chính phủ, các bộ, UBND tỉnh Bắc Ninh cũng
ban hành Quyết định số 6383/QĐ-UBND ngày 04/12/2009 quy định, trình tự, thủ tục
thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển hình
thức sử dụng đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;
Quyết định số 3162/QĐ-UBND ngày 26/09/2014 ban hành quy định một số trường
hợp cụ thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Trong thực tế hiện nay một phần khơng nhỏ diện tích đất trên đã
bị các tổ chức sử dụng vào các mục đích khác hoặc khơng phù hợp với
quy hoạch sử dụng đất như: cho thuê, bỏ hoang không sử dụng hoặc
bị tổ chức, cá nhân lấn chiếm, chiếm dụng,…
Để từng bước khắc phục tình trạng trên, ngày 14 tháng 12 năm 2007
Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg về việc kiểm kê quỹ đất
đang quản lý sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất
với mục tiêu tổng hợp và đánh giá thực trạng việc quản lý sử dụng quỹ đất
được nhà nước giao đất, cho thuê đất; trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp
quản lý sử dụng hiệu quả hơn đối với quỹ đất này (Chính phủ, 2007).

2.3. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT LIÊN QUAN
ĐẾN VIỆC QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM
2.3.1. Tình hình quản lý sử dụng đất của một số nước trên thế giới
Hiện nay trên thế giới ngồi ý thức và tính pháp chế thực thi pháp luật của
chính quyền nhà nước và mọi cơng dân, chính sách pháp luật về lĩnh vực đất đai của
các quốc gia đang ngày càng được hoàn thiện. Trên cơ sở chế độ sở hữu về đất đai,

10



ở quốc gia nào cũng vậy, nhà nước đều có những chính sách, nguyên

tắc nhất định trong việc thống nhất chế độ quản lý sử dụng đất đai. Một
trong những chính sách lớn được thực hiện tại nhiều quốc gia là chính
sách giao đất cho người sử dụng đất nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội, bình ổn chính trị, tạo sự cơng bằng trong xã hội, cụ thể
tình hình quản lý sử dụng đất của một số nước trên thế giới như sau:
* Liên bang Nga
Sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, năm 1991 Liên bang Nga tiến hành công
cuộc cải tổ sở hữu đất đai, công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai song song
với sở hữu Nhà nước. Giai đoạn cải tổ đất đai hiện nay ở Liên bang Nga gắn liền
với kế hoạch chuyển sang phương pháp quản lý đất đai bằng kinh tế. Với tiêu chí
quản chặt quỹ đất của Nhà nước, chính sách đất đai của liên bang Nga vẫn tồn tại
việc giao đất không thu tiền sử dụng đất với thời hạn "lâu dài" cho các Tổ chức
dùng để xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, các cơng trình cơng
cộng, phúc lợi xã hội,...tuy nhiên hình thức này hiện khơng được khuyến khích và
gần như không tiếp tục thực hiện. Nhà nước mở rộng cho thuê đất như là một
hình thức sử dụng đất đặc biệt đối với đất ở đô thị (Nguyễn Đình Bồng, 2014).

* Trung Quốc
Theo khoản 4 Điều 10 Hiến pháp 1982 Trung Quốc, không tổ chức, cá nhân nào
được phép chiếm đoạt, mua, bán, cho thuê hay chuyển nhượng đất đai dưới bất kỳ
hình thức nào. Như vậy, khơng khác gì thời kỳ kinh tế tập trung của Việt Nam, ở Trung
Quốc lúc bấy giờ không hề tồn tại cơ chế thị trường nào cho người SDĐ để họ có thể
trao đổi đất đai như một loại hàng hóa. Hậu quả là đất đai bị sử dụng một cách khơng
hiệu quả và lãng phí. Quy định hạn chế nói trên rõ ràng đi ngược lại với quy luật
khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội cho nên chỉ phát huy được hiệu lực
trong một thời gian ngắn. Người SDĐ trên thực tế vẫn tiến hành trao đổi đất đai như
một loại hàng hóa. Chính vì vậy, thị trường đất đai “khơng chính thức” - cịn gọi là

“chợ đen” (black market) nhưng năng động đã bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc. Ở đó,
nhiều nơng dân, hợp tác xã đã lén lút bán hoặc cho thuê đất của mình cho các doanh
nghiệp có nhu cầu. Đây chính là nhân tố tạo đà cho quá trình thực hiện cải cách chính
sách đất đai ở nước này. Việc đưa đất đai vào quan hệ thị trường khởi nguồn từ
những cải cách trong hệ thống SDĐ cuối những năm 1980. Từ việc cho thuê đất ở
Thượng Hải dưới sự đồng ý của Chính phủ và việc đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ)
đầu tiên ở Thẩm Quyến theo Hiến pháp sửa đổi của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
năm 1988, hệ thống phân phối đất đai không thu tiền và không

11


×