Trờng đại học vinh
Khoa giáo dục chính trị
-----------------------------
Nguyễn thị hồng dên
chế định án treo, thực tiễn áp dụng
trên địa bàn tØnh NghÖ An
khãa luËn tèt nghiÖp
Vinh - 2011
Trờng đại học vinh
Khoa giáo dục chính trị
--------------
chế định án treo, thực tiễn áp dụng
trên địa bàn tỉnh Nghệ An
khóa luận tốt nghiệp đại học
chuyên ngành: chính trị - luật
Cán bộ hớng dẫn : TS. Lê Thị Hoài Ân
Sinh viên thực hiện : nguyễn thị hồng Dên
MÃ số sinh viên
: 0755022564
Líp
: 48B3 ChÝnh trÞ - Lt
Vinh - 2011
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khố luận này bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của bản thân,
tơi cịn nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của cơ giáo Lê Thị Hồi
Ân. Nhân dịp này tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với sự quan tâm của cô đã
dành cho tôi.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo
trong khoa, người thân, bạn bè đã nhiệt tình động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện
để tơi hồn thành tốt khố luận này!
Vinh, ngày 06 tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Hồng Dên
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................0
MỤC LỤC..................................................................................................................0
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN...................................................0
A. MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài...................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài...............................................................................2
4. Mục đích nghiên cứu của đề tài.............................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................3
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu................................................................3
7. Kết cấu của đề tài...................................................................................................4
B. NỘI DUNG...........................................................................................................5
Chương I. Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam...................................5
1.1. Khái niệm và bản chất pháp lý của án treo.........................................................5
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của án treo..................................................................5
1.1.2. Bản chất pháp lí của án treo.............................................................................6
1.1.3. Vai trị, ý nghĩa của án treo..............................................................................6
1.2. Các căn cứ để cho hưởng án treo......................................................................10
1.2.1. Về mức hình phạt tù.......................................................................................11
1.2.2. Về nhân thân người phạm tội.........................................................................11
1.2.3. Có nhiều tình tiết giảm nhẹ............................................................................14
1.2.4. Thuộc trường hợp khơng cần bắt chấp hành hình phạt tù..............................17
1.3. Thời gian thử thách của án treo và cách tính thời gian thử thách của án treo.
..................................................................................................................................18
1.3.1. Thời gian thử thách của án treo......................................................................18
1.3.2. Cách tính thời gian thử thách.........................................................................21
1.4. Tổng hợp hình phạt đối với người được hưởng án treo....................................25
1.4.1. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp người được hưởng án treo phạm tội
mới trong thời gian thử thách...................................................................................27
1.4.2. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp người được hưởng án treo đang
trong thời gian thử thách lại bị đưa ra xét xử về một tội đã thực hiện trước khi có
bản án treo................................................................................................................30
1.5. Điều kiện thử thách của án treo.........................................................................31
Chương II. Một số bất cập và hạn chế của chế định án treo và thực tiễn áp
dụng án treo tại Nghệ An......................................................................................34
2.1. Thực tiễn áp dụng án treo hiện nay...................................................................34
2.2. Thực tiễn áp dụng án treo trên địa bàn tỉnh Nghệ An.......................................36
2.3. Một số bất cập và hạn chế của chế định án treo................................................45
2.4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về án treo
trong luật hình sự Việt Nam.....................................................................................47
2.4.1. Hồn thiện hệ thống pháp luật về án treo.......................................................47
2.4.2. Kiến nghị một số điểm về vận dụng án treo...................................................49
C. KẾT LUẬN........................................................................................................51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................53
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG KHĨA LUẬN
1. BLHS:
Bộ luật hình sự
2. TAND:
Tòa án nhân dân
3. TANDTC:
Tòa án nhân dân tối cao
4. VKS:
Viện kiểm sát
5. VKSNDTC:
Viện kiểm sát nhân dân tối cao
6. HĐTP:
Hội đồng thẩm phán
7. TNHS:
Trách nhiệm hình sự
8. NCPL:
Nghiên cứu pháp luật
9. NQ:
Nghị quyết
10. SL:
Sắc lệnh
11. CP:
Chính phủ
12. TTLT:
Thơng tư liên tịch
13. HSST:
Hình sự sơ thẩm
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Án treo là một chế định pháp lí hình sự ra đời từ rất sớm, xuất hiện và
phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của Luật hình sự Việt Nam. Xuất phát
từ nhiệm vụ của Luật hình sự và mục đích của việc buộc người phạm tội phải thi
hành hình phạt thể hiện việc đấu tranh phịng và chống tội phạm, cũng như mục
đích răn đe, giáo dục, cải tạo người phạm tội hoàn lương, án treo là một trong
các biện pháp tác động mà nhà nước đã sử dụng để tác động đến người phạm
tội. Trải qua một lịch sử phát triển khá dài, án treo đã ngày càng khẳng định
được tính ưu việt của nó. Chế định án treo là một biểu hiện rõ nét sự kết hợp hài
hoà giữa phương châm trừng trị với khoan hồng, đồng thời cũng thể hiện sự
tham gia của nhân dân vào việc giám sát người phạm tội tự giáo dục, cải tạo để
trở thành người có ích cho xã hội. Tuy nhiên, về mặt lí luận, cũng như về thực
tiễn áp dụng, vẫn còn nhiều vấn đề chưa thống nhất trong quan điểm, quan niệm
về án treo. Hơn nữa, xét về mặt lập pháp còn nhiều quy định về án treo chưa
chặt chẽ, chưa rõ ràng, gây khó khăn cho việc áp dụng án treo.
Từ lí luận cũng như tình hình thực tế áp dụng án treo ở nước ta hiện nay
cũng như những quan niệm khác nhau về án treo thì vấn đề nghiên cứu một cách
tồn diện, sâu rộng về chế định này là rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn góp phần
đem lại một cách hiểu đúng đắn, tồn diện, và thống nhất trong lí luận cũng như
trong thực tế áp dụng án treo. Đồng thời, góp phần vào việc hồn thiện chế định
án treo, phát huy một cách có hiệu quả nhất tác dụng của án treo trong đấu tranh
phòng, chống tội phạm. Bằng đề tài “Chế định án treo, thực tiễn áp dụng trên
địa bàn tỉnh Nghệ An” tác giả mong muốn góp phần lý giải về lý luận cũng như
thực tiễn trong Pháp luật Việt Nam khi xây dựng và áp dụngk chế định này ở
Việt nam.
1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Án treo là một đề tài có nội dung phong phú được các nhà lập pháp, các
cơ quan bảo vệ pháp luật, các cán bộ nghiên cứu khoa học pháp lí cũng quan
tâm. Trên thực tế, vấn đề án treo được đề cập rất nhiều ở một số giáo trình Đại
học chuyên ngành luật, các bài tham luận tại các diễn đàn khoa học, các luận án,
luận văn… Điển hình như giáo trình luật hình sự - trường đại học Luật Hà Nội;
giáo trình luật hình sự - Khoa luật trường đại học Quốc gia Hà Nội; Chế định án
treo trong luật hình sự Việt Nam - Thạc sỹ Lê Văn Luật, NXB Tư pháp 2007;
Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam - Luận án thạc sĩ luật học 1996 của
tác giả Phạm Thị Học; Án treo và thực tiễn áp dụng ở tỉnh Bắc Ninh - Luận án
thạc sĩ luật học 2004 của tác giả Nguyễn Hữu Xương… ngoài ra cịn có các bài
viết liên quan đến chế định án treo được đăng trên các tạp chí chuyên ngành.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn rất nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến vấn
đề này. Việc có nên giữ lại chế định án treo hay khơng, nếu giữ lại thì phải làm
thế nào để nâng cao hiệu quả của việc áp dụng chế định án treo cũng như làm
thế nào để khắc phục những khó khăn vướng mắc trong việc áp dụng cũng như
hồn thiện chế định này?... Đó chính là những điều mà rất nhiều nhà nghiên cứu
pháp luật quan tâm. Chính vì vậy, hiện nay vấn đề nghiên cứu chế định này luôn
nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu pháp luật, các thầy cô giáo và
các sinh viên cũng như các tầng lớp khác nhau trong xã hội.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Trên cơ sở việc xem xét các quy định liên quan đến án treo, cũng như
tham khảo những tài liệu liên quan đến chế định này, đề tài nghiên cứu sẽ đi một
cách khái quát nhất các nội dung cơ bản của chế định này thơng qua việc nghiên
cứu sự hình thành, phát triển của chế định án treo trong lịch sử và thực tiễn của
việc áp dụng chế định án treo để giúp mọi người hiểu rõ hơn về chế định này,
đồng thời cũng đưa ra những nhận xét, nhận định, những biện pháp tháo gỡ
những vướng mắc còn tồn tại trong quá trình phát triển của án treo để từ đó
đóng góp một số ý kiến nhằm làm hồn thiện hơn chế định này.
2
4. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Mục đích của đề tài nghiên cứu là nhằm làm sáng tỏ một cách có hệ thống
những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về chế định án treo trong luật hình sự
Việt Nam. Từ đó nêu ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả
áp dụng của án treo.
Về lí luận, đề tài nghiên cứu các khái niệm, tính chất pháp lí của án treo,
phân tích các nội dung của chế định này, nêu ra các ưu điểm và hạn chế của nó.
Về thực tiễn : Đề tài nghiên cứu tập trung nghiên cứu, đánh giá tổng quát
thực tiễn áp dụng trong những năm gần đây và lấy ví dụ cụ thể về việc áp dụng
chế định án treo ở tỉnh Nghệ An.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả dựa vào phương pháp của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với việc sử dụng các
phương pháp như: phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp
thống kê và phương pháp so sánh, đối chiếu. Qua đó, rút ra những kết luận, đề
xuất những biện pháp nhằm hoàn thiện chế độ án treo cả về mặt lí luận và thực
tiễn áp dụng.
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu.
Đề tài “Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam” có ý nghĩa quan
trọng cả về lí luận và thực tiễn.
Về lí luận: Đề tài đã nghiên cứu một cách có hệ thống quá trình hình
thành và phát triển của chế định án treo, nội dung các vấn đề của án treo, phân
biệt án treo với hình phạt cải tạo khơng giam giữ, qua đó góp phần nâng cao
nhận thức, tạo tiền đề cho việc xây dựng và hoàn thiện chế định này.
Về thực tiễn áp dụng: Đề tài nghiên cứu góp phần đem lại cách hiểu đúng
đắn về chế định án treo, từ đó giúp cho việc áp dụng pháp luật một cách chính
xác, khách quan, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng
và chống tội phạm.
3
7. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
đề tài gồm 2 chương:
Chương I : Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam
ChươngII : Một số bất cập và hạn chế của chế định án treo và thực tiễn áp
dụng án treo tại Nghệ An
4
B. NỘI DUNG
Chương I. Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam
1.1. Khái niệm và bản chất pháp lý của án treo.
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của án treo.
Án treo là chế định hình sự ra đời từ rất sớm, trải qua một lịch sử phát
triển lâu dài, từ sắc lệnh 21/SL ngày 14 - 2 - 1946 tới nay, tuy có nhiều cách
hiểu khác nhau. Đơi lúc án treo được hiểu là “tạm đình chỉ việc thi hành án”,
hoặc là một biện pháp “hỗn hình có điều kiện” hoặc là “biện pháp miễn chấp
hành hình phạt tù có điều kiện”. Tuy nhiên, dù có nhiều quan niệm khác nhau
nhưng án treo chưa bao giờ được coi là hình phạt trong hệ thống hình phạt.
Có rất nhiều tác giả nghiên cứu đưa ra những khái niệm khác nhau về án
treo như:
Tác giả Đinh Văn Quế : “Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt
tù có điều kiện, được áp dụng đối với người bị phạt không quá 3 năm tù, căn cứ
vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy khơng
cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù”.
PGS TS KH Lê Văn Cảm: “Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình
phạt tù kèm theo 1 thời gian thử thách nhất định đối với người bị coi là có lỗi
trong việc thực hiện tội phạm khi có đủ căn cứ và những điều kiện do pháp luật
hình sự quy định”.
Căn cứ vào Điều 60 BLHS 1999 cùng với những văn bản hướng dẫn thi
hành và những phân tích nêu trên, theo tác giả “Án treo là biện pháp miễn chấp
hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng cho người đã bị kết án phạt tù
không q 3 năm, khơng buộc họ phải chấp hành hình phạt tù khi có đầy đủ
những căn cứ và điều kiện nhất định do pháp luật hình sự quy định (nhằm
khuyến khích họ tự giác cải tạo để trở thành cơng dân có ích cho xã hội), đồng
thời cũng cảnh cáo họ là nếu phạm tội mới trong thời gian thử thách thì họ sẽ
phải chấp hành hình phạt tù đã được hưởng án treo của bản án trước đó”.
5
Việc quy định án treo một mặt, thể hiện nội dung khoan hồng, tính nhân
đạo xã hội chủ nghĩa trong pháp luật hình sự của nhà nước ta, mặt khác cũng thể
hiện chính sách nghiêm trị kết hợp với giáo dục, khoan hồng của Đảng và Nhà
nước ta khi xét thấy người phạm tội không nguy hiểm tới mức nếu để ngồi xã
hội khơng những khơng ảnh hưởng xấu đến tình hình phịng ngừa và chống tội
phạm, mà cịn có tác dụng tốt đối với việc giáo dục họ, tạo điều kiện thuận lợi
hơn để họ có thể cải tạo tốt để trở thành người có ích cho xã hội.
Từ khái niệm nêu trên, có thể thấy án treo có những đặc điểm sau:
- Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.
- Việc tồ án quyết định án treo nhất thiết phải kèm theo thời gian thử
thách nhất định.
- Án treo chỉ được áp dụng khi có đủ những căn cứ và những điều kiện do
pháp luật quy định.
- Án treo không phải là một loại hình phạt.
1.1.2. Bản chất pháp lí của án treo.
Căn cứ vào định nghĩa và đặc điểm của án treo, ta có thể thấy bản chất
pháp lí của án treo đó là:
- Án treo là một chế định nhân đạo của luật hình sự Việt Nam.
- Là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.
- Được áp dụng đối với người bị phạt tù có thời hạn khơng q 3 năm
(bản án đã có hiệu lực trên thực tế), có nhân thân tốt, có những tình tiết giảm
nhẹ (ít nhất phải có 1 tình tiết giảm nhẹ quy định tại điều 46 BLHS 1999), và
Tòa án xét thấy không cần thiết phải bắt buộc họ chấp hành hình phạt tù.
- Người được hưởng án treo sẽ phải chịu 1 thời gian thử thách nhất định
do pháp luật quy định.
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của án treo.
Hiện nay có rất nhiều ý kiến xoay quanh việc có nên cho phép tồn tại án
treo hay khơng. Thậm chí cịn có ý kiến đề xuất nên bỏ hẳn án treo và thay bằng
6
hình phạt cải tạo khơng giam giữ. Như vậy chúng ta cần phải xem xét vai trò của
án treo như thế nào đối với việc đấu tranh phòng chống tội phạm.
Trước hết, cần phải khẳng định rằng “án treo” và “cải tạo khơng giam
giữ” hồn tồn khác nhau.
Thứ nhất, “cải tạo khơng giam giữ” là một loại hình phạt chính trong hệ
thống hình phạt của pháp luật hình sự Việt Nam. Cịn “án treo” khơng phải là
một loại hình phạt mà là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.
Một bên đang chấp hành án, thời hạn hình phạt rút ngắn từng ngày (cải tạo
khơng giam giữ); bên kia là trong thời gian thử thách, hình phạt vẫn lơ lửng trên
đầu, nếu tái phạm thì phải ngồi tù (án treo).
Thứ hai, “cải tạo không giam giữ” chỉ áp dụng đối với những người phạm
tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng mà đang có nơi làm việc ổn định
hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người
phạm tội ra khỏi xã hội (tức là hành vi phạm tội chưa đến mức phải phạt tù,
nhưng cũng cần phải giáo dục răn đe). Án treo được áp dụng với tất cả các loại
tội phạm khơng phân biệt tội gì mà mức phạt tù khơng q 3 năm, ngồi ra
người được hưởng án treo còn phải đáp ứng một số điều kiện nhất định do pháp
luật quy định (nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự, có từ hai tình tiết giảm nhẹ
trở lên…), nếu xét thấy không cần thiết phải buộc họ chấp hành hình phạt tù (tức
là hành vi phạm tội đáng phạt tù, nhưng không nhất thiết phải bắt họ phải thi
hành hình phạt, mà việc để họ ngồi xã hội cũng khơng ảnh hưởng xấu đến việc
phòng và chống tội phạm, chẳng những thế lại còn có tác dụng tốt hơn trong
việc cải tạo họ trở thành người lương thiện có ích cho xã hội).
Thứ ba, đối với “cải tạo không giam giữ” nếu người phạm tội thực hiện
tội phạm mới trong thời gian thi hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ thì họ
cũng khơng bị buộc phải chấp hành hình phạt tù của hình phạt trước. Còn đối
với “án treo”, nếu người được hưởng án treo thực hiện tội phạm trong thời gian
thử thách thì họ buộc phải chấp hành hình phạt tù của bản án trước mà không
cho hưởng án treo nữa. Nghĩa là hình phạt tù của bản án trước ln “treo lơ
7
lửng” trên đầu họ, và luôn nhắc nhở họ rằng nếu cịn phạm tội thì bản án trước
đó cho phép họ hưởng án treo sẽ “rơi” xuống đầu họ.
Thứ tư, cải tạo khơng giam giữ có thời hạn sáu tháng đến ba năm, chỉ áp
dụng với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng. Còn án treo được
vận dụng đối với tất cả các loại tội, kể cả tội phạm ma túy, xâm phạm an ninh
quốc gia. Chế định này đã giúp cá thể hóa hình phạt tới từng trường hợp phạm
tội. Đó là tính ưu việt của án treo.
Qua những đặc điểm của cải tạo không giam giữ nêu trên có thể thấy rằng
tính chất giáo dục của án treo dường như có tác dụng hơn đối với cải tạo khơng
giam giữ. Bởi lẽ, án treo vừa có tính chất trừng phạt, răn đe, đồng thời cũng vừa
có tính chất nhân đạo, khoan hồng, tạo điều kiện tốt hơn cho người phạm tội tự
cải tạo mình thành người có ích cho xã hội hơn.
Cũng có người cho rằng áp dụng án treo là làm mất đi tính nghiêm minh
của pháp luật, vì có những trường hợp khơng đáng cho hưởng án treo nhưng với
ý định chủ quan của người thẩm phán muốn cho hưởng án treo ngay từ đầu nên
toà án hạ thấp mức phạt tù xuống để đủ điều kiện cho hưởng án treo, có những
trường hợp đáng cho hưởng án treo thì lại phạt tù giam v.v… Đó là việc con
người cố ý làm sai pháp luật làm mất đi bản chất của án treo. Bởi lẽ, chúng ta
đều biết, án treo không phải là một loại hình phạt mà nó chỉ là một biện pháp
miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Có nghĩa là, khi tồ án xét xử một
người phạm tội, thì tồ án phải căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã
hội của hành vi, cũng như hậu quả xảy ra để ấn định mức phạt tù tương xứng với
hành vi phạm tội, sau đó mới xét đến các điều kiện mà pháp luật quy định để
xem xét có nên cho người đó được hưởng án treo hay khơng. Việc thi hành hình
phạt tù đối với người phạm tội có nhiều mặt tốt trong việc cải tạo người phạm
tội, nhưng bên cạnh đó khơng phải khơng có những hạn chế nhất định. Việc
tước đi quyền tự do, cách ly tạm thời người phạm tội ra khỏi môi trường sống
bình thường ngồi xã hội, cải tạo họ trong một môi trường đặc biệt ở trại cải tạo,
bắt buộc họ phải tuân theo những nguyên tắc hầu như không thay đổi, sẽ làm
8
cho phạm nhân trở nên thụ động. Nếu sống ở trong môi trường đặc biệt này ở
một mức độ nhất định, thì tính thụ động đó sẽ trở thành một thói quen mà sau
này ra tù khơng phải ai cũng có thể khắc phục được. Và nếu như những định
kiến ngoài xã hội vẫn coi họ là những người bị tù, ngại hay sợ tiếp xúc với họ,
hoặc các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế ngoài xã hội… không muốn nhận họ
vào làm việc, cùng với những xáo trộn trong cuộc sống gia đình như vợ (chồng)
xin ly hơn, kinh tế giảm sút… buộc họ phải tìm mọi cách để tự kiếm sống, thì
điều này rất dễ tác động đến tâm lý của họ, rất dễ dẫn đến việc họ sẽ tiếp tục
quay lại con đường phạm tội. Điều này cũng giải thích tại sao tỉ lệ tái phạm lại
gia tăng trong giai đoạn hiện nay.
Từ những phân tích trên đây có thể thấy rằng, việc duy trì chế độ án treo
là một việc làm đúng đắn và cần thiết. Thực tế đã chứng minh, trong những lần
sửa đổi, bổ sung BLHS trước đây đã từng có tranh cãi về việc nên duy trì án treo
hay khơng, cuối cùng các nhà làm luật thấy rằng không thể bỏ được chế định án
treo. Chế định án treo đã tồn tại liên tục từ khi nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam hình thành cho tới nay. Việc áp dụng án treo đúng pháp luật,
không những không làm mất đi tính nghiêm minh của pháp luật mà ngược lại nó
cịn có một vai trị rất lớn trong việc giáo dục cải tạo người phạm tội có thể
nhanh chóng khắc phục, sửa chữa sai lầm, trở thành người có ích cho gia đình
và xã hội.
Theo nghị quyết số 01/HĐTP ngày 18-10-1990 của HĐTP TANDTC
hướng dẫn về việc áp dụng án treo Điều 44 BLHS (năm 1985) thì ý nghĩa của án
treo là:
- Án treo có tác dụng khuyến khích người bị kết án với sự giúp đỡ tích
cực của xã hội, tự lao động cải tạo để trở thành người lương thiện, đồng thời
cảnh cáo họ là nếu trong thời gian thử thách mà phạm tội mới do vô ý và bị phạt
tù hoặc phạm tội mới do cố ý thì họ phải chấp hành hình phạt tù đã được hưởng
án treo của bản án trước.
9
- Án treo là một trong những biểu hiện cụ thể của phương châm trừng trị
kết hợp với giáo dục và tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong chính sách hình sự
của Nhà nước Việt Nam. Áp dụng đúng đắn các quy định về án treo sẽ có tác
dụng tốt là không bắt người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội mà cũng đạt được
mục đích giáo dục, cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội; nhưng nếu áp
dụng khơng đúng thì sẽ gây ảnh hưởng xấu về nhiều mặt như: không phát huy
được tác dụng tích cực của án treo là khuyến khích người bị kết án tự cải tạo để
trở thành người tốt, khơng thể hiện được tính cơng minh của pháp luật, khơng
được nhân dân đồng tình ủng hộ, khơng đề cao được tác dụng riêng và phòng
ngừa chung.
Án treo còn có tác dụng cảnh tỉnh, nhắc nhở người phạm tội, cũng như
những người xung quanh lấy đó làm bài học để cố gắng tránh xa những cạm bẫy
của đời thường, tránh được việc phạm tội. Đồng thời án treo cũng có tác dụng
thu hút một bộ phận dân cư tham gia và việc giúp đỡ, giáo dục, giám sát người
được hưởng án treo trong thời gian thử thách, làm cho họ không phân biệt, xa
lánh người bị kết án mà tiến lại gần gũi, giúp đỡ họ để họ cải tạo tốt hơn và sớm
hoà nhập với cộng đồng.
Với việc áp dụng án treo sẽ giúp cho nhà nước giảm bớt được chi phí
trong cơng tác cải tạo, giáo dục người phạm tội mà vẫn đạt kết quả tốt.
1.2. Các căn cứ để cho hưởng án treo.
Những căn cứ để áp dụng án treo đối với người bị phạt tù là những yêu
cầu, đòi hỏi bắt buộc do pháp luật hình sự quy định đối với người đó, mà chỉ khi
nào có đầy đủ những căn cứ này thì tịa án mới được áp dụng án treo đối với
người đó.
Theo quy định của Khoản 1 điều 60 Bộ luật hình sự, căn cứ vào những
điều kiện sau để tòa quyết định cho hay không cho bị cáo hưởng án treo:
- Về mức phạt tù không quá 3 năm, không phân biệt tội gì.
- Về nhân thân, có nhân thân tốt, chưa có tiền án tiền sự.
10
- Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và khơng có tình tiết tăng nặng, trong
đó có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS 1999.
Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ, vừa có tình tiết tăng nặng thì tình tiết
giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên.
- Thuộc trường hợp khơng cần bắt chấp hành hình phạt tù.
1.2.1. Về mức hình phạt tù.
Mức hình phạt tù là căn cứ đầu tiên để tồ án xem xét cho người bị kết án
tù có được hưởng án treo hay không.
Người bị xử phạt tù khơng q 3 năm, khơng phân biệt tội gì có thể được
xem xét cho hưởng án treo. Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về
nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung khơng q ba năm tù, thì
cũng có thể được hưởng án treo.
Khi tồ án tun mức hình phạt tù phải dựa trên tính chất, mức độ nguy
hiểm của hành vi phạm tội, trên cơ sở tuân thủ những căn cứ để quyết định hình
phạt, đồng thời tuân thủ những nguyên tắc của pháp luật hình sự Việt Nam để áp
dụng hình phạt cho từng trường hợp cụ thể. Tránh trường hợp vì có ý định trước
là sẽ cho người bị kết án hưởng án treo nên Tòa tuyên mức án thấp hơn thời hạn
3 năm tù giam để cho người đó được hưởng án treo; hoặc đáng lẽ bị cáo được
hưởng án treo nhưng ý định từ trước không cho hưởng án treo nên tuyên mức án
cao hơn 3 năm để không cho hưởng án treo.
Khoản 1, điều 60 của BLHS 1999 quy định mức phạt tù không quá 3 năm,
không phân biệt tội gì, tuy nhiên trên thực tế xét xử, thường chỉ áp dụng đối với
tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng vì những tội này thường nằm ở mức phạt
tù không quá 3 năm.
1.2.2. Về nhân thân người phạm tội.
Nhân thân người phạm tội là tổng hợp các đặc điểm, dấu hiệu, các đặc
tính thể hiện bản chất xã hội của người thực hiện hành vi phạm tội. Khi xem xét
nhân thân người phạm tội với vai trò là một trong các cơ sở của việc quy định
TNHS thì độ tuổi chịu TNHS, tiền án, tiền sự của người phạm tội và một số đặc
11
điểm khác thuộc nhân thân người phạm tội là những vấn đề rất quan trọng (Một
số vấn đề về nhân thân người phạm tội - Nguyễn Thị Thanh Thuỷ - Tạp chí Nhà
nước và pháp luật số 5/2001).
Việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong
việc xác định nguyên nhân thực hiện tội phạm. Cụ thể là khuynh hướng thể hiện
tính chống đối xã hội của một con người cụ thể, trước hết là động cơ xử sự của
người đó trong sự tác động qua lại với mơi trường và hồn cảnh thuận lợi cho
việc thực hiện tội phạm. Ở giai đoạn điều tra, những hiểu biết về nhân thân
người phạm tội cho phép cơ quan điều tra có cơ sở để xác định phương pháp,
phương hướng và chiến thuật điều tra để đề xuất và kiểm tra các giả thuyết điều
tra của mình; Ở giai đoạn xét xử, các tài liệu về nhân thân người phạm tội là cơ
sở quan trọng của việc truy cứu TNHS và quyết định hình phạt (lượng hình); Ở
giai đoạn thi hành án, nhân thân người phạm tội là căn cứ để xác định chế độ
giam giữ, cải tạo, giáo dục người phạm tội. (Nhân thân người phạm tội với việc
quy định TNHS - Nguyễn Thị Thanh Thuỷ - Tạp chí tồ án nhân dân số 8/2005).
Theo Nghị quyết số 01/ 2007/ NQ-HĐTP ngày 2-10-2007 hướng dẫn áp
dụng một số quy định của BLHS về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành
hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt có quy định: “Người được hưởng
án treo phải có nhân thân tốt, được chứng minh là ngồi lần phạm tội này họ
ln chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của
công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường
trú cụ thể, rõ ràng”.
Khi xem xét về nhân thân người phạm tội, trước hết cần xác định độ tuổi
chịu TNHS của người phạm tội.
Đối với việc xét cho hưởng án treo thì độ tuổi là một vấn đề hết sức quan
trọng. Án treo với mục đích là khuyến khích người phạm tội tự cải tạo và sửa
chữa bản thân, đồng thời cũng tạo điều kiện cho người phạm tội học tập, hoà
nhập với xã hội. Việc áp dụng án treo đối với những người còn ở lứa tuổi vị
thành niên, những người trẻ tuổi khi họ mắc sai lầm là việc hết sức đúng đắn và
12
có tác dụng lớn trong việc cải tạo. Tạo điều kiện cho họ khơng những có cơ hội
làm lại cuộc đời, tiếp tục học tập, và làm việc, đóng góp sức mình cho đất nước.
Vấn đề thứ hai khi xem xét tới nhân thân người phạm tội đó là xem xét
người phạm tội đã có hay chưa có tiền án, tiền sự.
Tiền án là việc một người đã từng bị kết án về một tội danh được quy định
trong bộ luật hình sự mà chưa được xóa án tích theo quy định tại các điều 64,
65, 66, 67 của BLHS 1999.
Tiền sự là việc một người đã bị xử lí vi phạm hành chính, bị xử lí kỉ luật
theo đúng quy định của pháp luật, nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị
xử lí vi phạm hành chính, xử lí kỉ luật.
Việc xem xét một người đã có hay chưa có tiền án, tiền sự là một trong
những cơ sở quan trọng, cần thiết để Toà án cân nhắc, đánh giá nhằm xác định
tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội do chủ thể tội
phạm đã thực hiện, cũng như xem xét khả năng tự cải tạo của người phạm tội để
từ đó Tồ án ra quyết định hình phạt và ra quyết định cho hưởng án treo sau khi
đã ra quyết định hình phạt.
Ngồi ra, một số đặc điểm khác thuộc về nhân thân như đặc điểm về lối
sống của người phạm tội (sử dụng các chất có cồn hoặc các chất kích thích
khác); đặc điểm về ý thức của người phạm tội (ý thức được việc mình phạm tội
hay không); đặc điểm về thái độ, cách ứng xử của người phạm tội sau khi thực
hiện tội phạm (tự thú, thành khẩn khai báo, khắc phục hậu quả…).
Tóm lại, khi xem xét để quyết định cho hưởng án treo thì Toà án phải dựa
trên quan điểm toàn diện, hệ thống cũng như trong từng trường hợp cụ thể về
người phạm tội. Mặt khác, khi áp dụng những căn cứ về nhân thân địi hỏi phải
có nhận thức đúng đắn về bản chất, nội dung và ý nghĩa pháp lý của từng căn
cứ, cũng như mối liên hệ giữa các căn cứ này với nhau để có thể áp dụng được
một cách đúng đắn điều kiện về nhân thân người phạm tội để có thể đưa ra được
một hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội cũng như biện pháp thi hành
13
hình phạt tù một cách có hiệu quả để đạt được mục đích cải tạo, giáo dục, răn đe
người phạm tội cũng như mục đích phịng chống tội phạm nói chung.
1.2.3. Có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
Các tình tiết giảm nhẹ đã được xem xét để quyết định hình phạt vẫn được
xem xét cùng với các căn cứ khác để quyết định việc cho hoặc không cho hưởng
án treo( Nghị quyết 01/HĐTP ngày 18 - 10 - 1990).
Các tình tiết giảm nhẹ để xem xét cho hưởng án treo là những tình tiết
được quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS 1999 cũng như các tình tiết giảm nhẹ
được tồ án xác định trong từng vụ án cụ thể. Ngoài ra, các tình tiết giảm nhẹ
cịn được ghi nhận trong Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 4/8/2000 của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy
định về Phần chung của BLHS năm 1999.
Tại điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 đã bỏ một số tình tiết giảm nhẹ mà
Điều 38 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định; cụ thể những tình tiết sau đây:
- Phạm tội vì bị người khác chi phối về mặt vật chất, công tác hay các mặt
khác (điểm đ khoản 1 Điều 38 Bộ luật hình sự năm 1985).
- Phạm tội do trình độ nghiệp vụ non kém (điểm g khoản 1 Điều 38 Bộ
luật hình sự năm 1985).
Tuy nhiên, căn cứ vào khoản 2 Điều 7 Bộ luật hình sự năm 1999 và
hướng dẫn tại Thơng tư liên tịch số 02/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTPBCA ngày 5-7-2000 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an "Hướng dẫn thi hành Điều 7 Bộ luật hình sự năm
1999 và Mục 2 Nghị quyết số 32/1999/QH10 ngày 21-12-1999 của Quốc hội"
(sau đây gọi tắt là Thơng tư liên tịch số 02/2000/TTLT), thì vẫn có thể áp dụng
những tình tiết giảm nhẹ nói trên đối với người phạm tội trước 0 giờ 00 ngày 017-2000 mà sau thời điểm này mới bị xét xử, nếu họ có những tình tiết giảm nhẹ
đó.
Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 cũng quy định bổ sung một tình tiết
giảm nhẹ mới; cụ thể là những tình tiết sau đây:
14