Tải bản đầy đủ (.docx) (123 trang)

Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.99 KB, 123 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LẠI HỒNG QUÂN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NƠNG
THƠN HUYỆN QUỲNH PHỤ - TỈNH THÁI BÌNH

Chun ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60.62.01.15

Người hướng dẫn:

PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Lại Hồng Quân

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Bộ môn phát triển nông thôn,
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn tơi trong suốt q trình học tập
và nghiên cứu luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền là
người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tơi hồn thành
luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Phịng LĐ&TBXH huyện Quỳnh Phụ, Trường TCNN
Thái Bình, hội nơng dân huyện Quỳnh Phụ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy
đủ các thông tin, số liệu, tư liệu bản đồ trong quá trình nghiên cứu luận văn này.

Cuối cùng, tôi xin trân trọng cám ơn các bạn học viên cùng lớp, những người
thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tơi trong q trình học tập,
nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2016


Tác giả luận văn

Lại Hồng Quân

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục viết tắt...................................................................................................................... vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục hộp......................................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis Abstract......................................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu......................................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 3
1.2.1 Mục tiêu chung............................................................................................................ 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 3
1.3.
Đối tượng, khách thể nghiên cứu..............................................................................3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 3
1.3.2 Khách thể nghiên cứu................................................................................................. 3
1.3.3 Đối tượng khảo sát...................................................................................................... 3
1.4.

Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................... 4
1.4.1. Phạm vi về nội dung................................................................................................... 4
1.4.2. Phạm vi về không gian............................................................................................... 4
1.4.3. Phạm vi về thời gian................................................................................................... 4
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn.......................................................................................5
2.1.
Cơ sở lý luận................................................................................................................ 5
2.1.1. Các khái niệm.............................................................................................................. 5
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao
động nơng thơn............................................................................................................ 8
2.1.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn 10
2.2.
Cơ sở thực tiễn........................................................................................................... 11
2.2.1. Kinh nghiệm đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn ở một số
quốc gia trên thế giới và trong khu vực................................................................. 11
2.2.2. Kinh nghiệm đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn ở một số
địa phương của Việt Nam........................................................................................ 15
2.3.
Tổng quan nghiên cứu liên quan............................................................................ 19
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 21
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu......................................................................................... 21
iii


3.1.1. Đặc điểm tự nhiên..................................................................................................... 21
3.1.2. Dân số, lao động........................................................................................................ 22
3.1.3. Kinh tế, xã hội........................................................................................................... 24
3.2.
Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 25
3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu...................................................................... 25

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin và xử lý số liệu ................................................. 25
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................... 26
3.2.4. Phương pháp phân tích............................................................................................. 26
3.2.5. Khung lý thuyết......................................................................................................... 27
3.2.6. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích............................................................................... 27
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận........................................................................ 29
4.1.
Khái quát công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân trên địa bàn
huyện........................................................................................................................... 29
4.2.
Thực trạng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa
bàn huyện................................................................................................................... 30
4.2.1. Các chủ trương chính sách đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông
thôn trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ...................................................................... 30
4.2.2. Nguồn lực phục vụ cho công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động
nông thôn.................................................................................................................... 33
4.2.3. Công tác tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân ................................ 35
4.2.4. Quy mô đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân................................................ 41
4.2.5. Nội dung đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân............................................. 42
4.2.6. Kết quả đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân trên địa bàn Huyện .............43
4.2.7. Đánh giá về chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân ở huyện
Quỳnh Phụ................................................................................................................. 50
4.3.
Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho nơng
dân trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ
4.3.1.
4.3.2.
4.4.

55


Nhóm yếu tố bên trong............................................................................................. 55
Nhóm nhân tố bên ngồi.......................................................................................... 59
Định hướng và giải pháp đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân ở huyện
Quỳnh Phụ................................................................................................................. 62

4.4.1.
4.4.2.
4.5.

Các căn cứ xác định giải pháp................................................................................ 62
Định hướng đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân huyện Quỳnh Phụ ........64
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện
Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình..................................................................................... 66

4.5.1. Giải pháp về nâng cao chất lượng cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên ..............66
4.5.2. Giải pháp về tăng cường công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề .................67
iv


4.5.3.
4.5.4.
4.5.5.
4.5.6.

Giải pháp về tổ chức quá trình đào tạo, nội dung, hình thức và phương
pháp đào tạo 68
Giải pháp về công tác truyền thông và thu thập thu thông tin cung cầu lao
động, việc làm và đào tạo nghề 70
Giải pháp về công tác lựa chọn đầu vào đối tượng đào tạo nghề và định

hướng tìm việc sau đào tạo nghề
71
Giải pháp về vốn, đất đai và cơ chế chính sách của địa phương đối với
công tác dạy và học nghề
72

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 77
5.1.
Kết luận....................................................................................................................... 77
5.2.
Kiến nghị.................................................................................................................... 78
5.2.1. Đối với Nhà nước...................................................................................................... 78
5.2.2. Đối với UBND tỉnh và Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Thái Bình ...79
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 80
PHỤ LỤC.................................................................................................................................. 83

v


DANH MỤC VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BCĐ

: Ban chỉ đạo

BVTV


: Bảo vệ thực vật

CNH – HĐH

: Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

DN

: Doanh nghiệp

ĐTN

: Đào tạo nghề

HTX

: Hợp tác xã

KH

: Kế hoạch

KHCN

: Khoa học công nghệ

KHKT

: Khoa học kỹ thuật


LB&TBXH

: Lao động và thương binh xã hội

LĐNT

: Lao động nông thôn

NTM

: Nông thôn mới

PTNT

: Phát triển nông thôn

TCNN

: Trung cấp nông nghiệp

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

LLLĐ


: Lực lượng lao động

LĐXH

: Lao động xã hội

UBND

: Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Dân số, lao động huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình giai đoạn 2013 – 2015
23
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Quỳnh Phụ từ năm 2013
đến năm 2015....................................................................................................... 24
Bảng 4.1. Chủ trương chính sách về đào tạo nghề nơng nghiệp cho nông dân trên
địa bàn Huyện...................................................................................................... 31
Bảng 4.2. Cán bộ, giáo viên, nhân viên của Trường Trung cấp nơng nghiệp
Thái Bình trong 3 năm........................................................................................ 33
Bảng 4.3 Tình hình cơ sở vật chất của Trường TCNN qua các năm............................ 34
Bảng 4.4. Tổ điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của Lao động nông thôn của
huyện từ năm 2013 - 2015................................................................................. 36
Bảng 4.5. Kết quả hoạt động tuyên truyền của huyện Quỳnh Phụ từ năm 2013 - 2015 .. 36
Bảng 4.6. Ý kiến của các học viên về hoạt động tuyên truyền ........................................ 37
Bảng 4.7. Hình thức đào tạo nghề nơng nghiệp cho nông dân trên địa bàn huyện
Quỳnh Phụ............................................................................................................ 40

Bảng 4.8. Kết quả thực hiện mơ hình dạy nghề cho nơng dân trên địa bàn huyện
Quỳnh Phụ............................................................................................................ 41
Bảng 4.9. Các nghề và số lượng nông dân được đào tạo nghề trên địa bàn huyện
Quỳnh Phụ............................................................................................................ 42
Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả đào tạo nghề nông nghiệp của huyện Quỳnh Phụ từ
năm 2013 đến năm 2015.................................................................................... 43
Bảng 4.11. Kết quả đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân huyện Quỳnh Phụ qua
các năm................................................................................................................. 46
Bảng 4.12. Đánh giá của người lao động về học nghề ngắn hạn tại huyện Quỳnh Phụ
..................................................................................................................................................... 51
Bảng 4.13. Chương trình khung đào tạo nghề nơng nghiệp cho nơng dân trên địa
bàn huyện Quỳnh Phụ......................................................................................... 56
Bảng 4.14. Cơ sở vật chất của địa phương phục vụ đào tạo nghề nông nghiệp cho
nông dân trên địa bàn huyện.............................................................................. 58
Bảng 4.15. Kinh phí đào tạo nghề nơng nghiệp cho nơng dân trên địa bàn huyện
Quỳnh Phụ............................................................................................................ 59
Bảng 4.16. Nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp của lao động nông thôn ........................ 60
Bảng 4.17. Nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp của lao động nông thôn ........................ 64

vii


DANH MỤC HỘP

Hộp 4.1. Khó khăn khi mở lớp đào tạo nghề cho nông dân.............................................. 39
Hộp 4.2. Cần thường xuyên được trợ giúp về vốn, kỹ thuật và kiến thức ...................... 52
Hộp 4.3. Học viên tại xã Quỳnh Hồng tích cực học tập.................................................. 54
Hộp 4.4. Độ tuổi quy định đào tạo nghề nông nghiệp....................................................... 61

viii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Dạy nghề cho lao động nơng thơn nói chung và dạy nghề nơng nghiệp cho
lao động nơng thơn nói riêng là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các
ngành và toàn xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu
cầu xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn. Công tác dạy nghề cho lao động
nông thôn của nước ta hiện đang thực hiện theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày
27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đến năm 2020” và Quyết định 971/QĐ-TTg ngày 01/07/2015 của
Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày
27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động
nông thơn đến năm 2020”.
Tại Thái Bình, việc tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề đã được triển
khai khá đồng bộ. Giai đoạn từ năm 2010 - 2015 việc dạy nghề cho lao động nông
thôn thực hiện theo Thông tư liên tịch số 112/TTLT-BTC-BLĐTB&XH ngày
30/07/2010 của liên bộ về Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện đề án
đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 và Quyết định số 265/QĐUBND ngày 29/01/2013 của UBND tỉnh Thái Bình quy định mức hỗ trơ chi phí
đào tạo nghề thuộc đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
Quỳnh Phụ là một huyện thuần nơng của tỉnh Thái Bình, những năm qua tiến
trình CNH - HĐH trên địa bàn huyện diễn ra mạnh mẽ, nhiều khu công nghiệp,
cụm công nghiệp được đầu tư xây dựng. Hiện nay, công tác đào tạo nghề nói chung
và đào tạo nghề nơng nghiệp nói riêng ở huyện Quỳnh Phụ đã đạt được những kết
quả nhất định kể cả về quy mô và chất lượng đào tạo. Tổng số lao động đã được
ĐTN theo Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ là 10.889 người, tăng 9.599 học
viên = 844% so với giai đoạn từ 2005 đến 2009. Ngoài số học viên được tham gia
học nghề từ nguồn kinh phí thực hiện theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của các cơ sở
dạy nghề triển khai thực hiện dạy nghề trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, mỗi năm có
hàng nghìn lao động được đào tạo nghề tại các trường chuyên nghiệp, cơ sở ĐTN

tại các tỉnh, huyện trên toàn quốc.
Để có được những kết quả trên, UBND huyện Quỳnh Phụ đã chỉ đạo các
ix


cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác tuyên truyền qua đó tạo được sự chuyển
biến tích cực trong sự nhận thức của các cấp ủy đảng, các ngành, các tổ chức chính
trị xã hội và người lao động về vai trị quan trọng của dạy nghề cho nơng dân đối
với phát triển nguồn nhân lực nơng thơn, góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm
nghèo, nâng cao mức sống, phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn và xây dựng nơng
thơn mới. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân đáp
ứng nhu cầu của học như: đào tạo tại chỗ, đào tạo ngắn hạn miễn phí, tập huấn, tọa
đàm trao đổi kiến thức... Công tác tổ chức triển khai thực hiện các chính sách đào
tạo nghề cho nơng dân trên địa bàn Huyện được định kỳ tổ chức giao ban để triển
khai nhiệm vụ một cách kịp thời và kiểm điểm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm
vụ.
Bên cạnh những ưu điểm trên thì cơng tác đào tạo nghề nơng nghiệp cho
nông dân trên địa bàn Huyện trong thời gian qua cịn có những hạn chế cần khắc
phục. Văn bản hướng dẫn của các Bộ, Sở, ngành đôi khi chưa kịp thời ảnh hưởng
đến việc triển khai thực hiện ở địa phương. Việc phê duyệt định mức chi phí đào
tạo nghề cho từng nghề cụ thể của tỉnh còn chậm ảnh hưởng đến việc tổ chức các
lớp. Nguồn kinh phí đào tạo nghề cho nơng dân thấp dẫn đến nhiều khó khăn khi tổ
chức các lớp đào tạo nghề nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề thấp, phân bổ khơng
đủ đáp ứng yêu cầu, thủ tục chưa rõ ràng và việc thanh quyết tốn kinh phí dạy
nghề từ tỉnh xuống huyện, xã còn chậm. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào
tạo còn thiếu nhiều. Thiếu giáo viên đào tạo về chun ngành nơng nghiệp, chương
trình giáo trình phục vụ đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân còn thiếu, chủ yếu
vẫn là do cơ sở đào tạo nghề tự biên soạn. Vẫn cịn tình trạng nghề đào tạo chưa
phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người học, chưa gắn chặt với kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu sử dụng lao động của doanh

nghiệp.
Công tác ĐTN nông nghiệp cho nông dân trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ
trong thời gian tới cần tập trung làm tốt 7 nhóm giải pháp chủ yếu: 1) Giải pháp về
nâng cao chất lượng cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên; 2) Giải pháp về tăng
cường công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề; 3) Giải pháp về tổ chức quá
trình đào tạo, nội dung, hình thức và phương pháp đào tạo; 4) Giải pháp về công
tác truyền thông và thu thập thu thông tin cung cầu lao động, việc làm và đào tạo
nghề; 5) Giải pháp về công tác lựa chọn đầu vào đối tượng đào tạo nghề và định
x


hướng tìm việc sau đào tạo nghề; 6) Giải pháp về vốn, đất đai và cơ chế chính sách
của địa phương đối với công tác dạy và học nghề; 7) Giải pháp về hồn thiện hệ
thống dạy nghề;
Từ khóa: Đào tạo nghề; Đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Quyết định
1956; Quyết định 971; Huyện Quỳnh Phụ.

xi


THESIS ABSTRACT
Vocational training for rural workers in general and agricultural vocational
training for rural workers in particular is the cause of the Party, the State, the
various levels, sectors and civil society. This aims to improve the quality of rural
labor, meet the requirements of the new rural construction, restructuring the
agricultural sector, and serving the cause of industrialization and modernization of
agriculture and rural areas. Vocational training for rural labors in Vietnam is
currently implemented under the Decision No.1956/QD-TTg dated 27/11/2009 of
the Prime Minister on approving the project "Vocational training for rural workers
up to 2020 and Decision 971/QD-TTg dated 01/07/2015 of the Prime Minister on

the amendments to Decision No.1956/QD-TTg dated 27/11/2009 of the Prime
Minister for approval project "vocational training for rural workers up to 2020".
In Thai Binh province, implementing of vocational training policy has been
deployed comprehensively. In the period of 2010 – 2015, the vocational training
for rural workers comply with Joint Circular No.112/TTLT-BTC-BLDTBXH dated
30/07/2010 of inter-departments about guiding management and use of vocational
training funds for rural workers until 2020, and Decision No.265/QD-UBND dated
01/29/2013 of Committee of the provincial People's Committee prescribed level of
support costs of vocational training schemes for rural workers until 2020.
Quynh Phu is an agricultural district of Thai Binh province. The process of
industrialization and modernization has been strongly taken place in the district in
recent years. As the results, many industrial parks as well as industrial clusters
were invested constructing. Currently, vocational training and agricultural
vocational training in Quynh Phu district has achieved certain results in terms of
both size and quality of training. Total employment was trained under the scheme
1956 of the Prime Minister is 10,889 people, increasing 9599 students (equal to
844%) over the period from 2005 to 2009. Besides the trainees, those are
beneficiaries of the budget in accordance with
xii


Decision 1956/QD-TTg of the vocational training institutions in Quynh Phu
district, there are thousands of workers have been trained at professional schools
and vocational training institutes in other provinces and districts across the country.
To get these results, Quynh Phu District People's Committee has directed
the authorities implement propaganda well. Therefore, there is a positive change in
the perception of the party committees, social and political organizations and
employees about the important role of vocational training for farmers for
development of rural human resources; contributing to job creation, poverty
reduction, improving living standards, socio-economic development in rural areas,

and new rural construction. Diversifying the forms of agricultural vocational
training for farmers to meet the needs of the learner, such as job training, free
short-term training, training, and knowledge sharing seminars. The implementation
of policies for vocational training for farmers in the districts be periodically
organized briefings for deployment tasks in a timely manner.
Besides these advantages, there are still limitations in the agricultural
vocational training for farmers in the districts. Particularly, the written instructions
from the ministries, departments, agencies sometimes are untimely, affecting the
implementation of the local. The approval of the training costs for each specific
profession remains slow, affecting the organization of the class. Sources of funding
for vocational training for farmers are generally low, leading many difficulties for
organization of the class. In addition to this, low supportive funds and insufficient
allocation, unclear procedure are the existing limitation in financial support issues.
Other constraints of agricultural vocational training are lacking of facilities and
equipment for training, lack of agricultural lecturers as well as agricultural lectures.
Furthermore, vocational training situation is not consistent with the needs and
conditions of the learner, not tied to socio-economic development plans of the
district and employment needs of the enterprises.

xiii


The agricultural vocational training for farmers in Quynh Phu district in near
future should focus on doing well 7 group of major solutions: 1) Solutions to
improve the quality of management staff and teachers; 2) Solutions to enhance the
state management of vocational training; 3) Solutions for organizing the training
process, content, forms and methods of training; 4) Solution of the communication
and information collection bout labor supply and demand, employment, and
vocational training; 5) The solution for the the trainee selection and job finding
after vocational training; 6) Solution of capital, land, and mechanisms of local

policies for teaching and vocational training; 7) Solutions to improve the system of
vocational training;

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Dạy nghề cho lao động nơng thơn nói chung và dạy nghề nơng nghiệp cho lao
động nơng thơn nói riêng là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành
và toàn xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu xây
dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển dạy
nghề cho lao động nơng thơn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về
cơ hội học nghề đối với mọi lao động nơng thơn, khuyến khích, huy động và tạo điều
kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Học nghề là quyền
lợi và nghĩa vụ của lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, nâng cao tay nghề, chuyển
nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống. Chuyển mạnh dạy nghề cho
lao động nông thôn từ dạy theo năng lực sẵn có của cơ sở dạy nghề sang dạy theo nhu
cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn dạy
nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng
vùng, từng ngành, từng địa phương. Đổi mới và phát triển công tác dạy nghề cho lao
động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện
thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều
kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình.
Cơng tác dạy nghề cho lao động nông thôn của nước ta hiện đang thực hiện
theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và Quyết định
971/QĐ-TTg ngày 01/07/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung
Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Từ Trung ương đến các
địa phương đều đã thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Đề án, ban hành hệ
thống các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn; hầu hết các địa phương đưa nội dung
dạy nghề cho lao động nông thôn vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh/Thành phố
nhiệm kỳ 2016 - 2020. Nhiều địa phương đã phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện
Đề án hàng năm, ban hành văn bản hướng dẫn của liên ngành Lao động - Thương
binh và xã hội, Tài chính, Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn về triển khai Đề án
trên địa bàn.

1


Tại Thái Bình, việc tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề đã được triển khai
khá đồng bộ. Giai đoạn từ năm 2010 - 2015 việc dạy nghề cho lao động nông thôn
thực hiện theo Thông tư liên tịch số 112/TTLT-BTC-BLĐTB&XH ngày 30/07/2010
của liên bộ về Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện đề án đào tạo nghề
cho lao động nông thôn đến năm 2020 và Quyết định số 265/QĐ-UBND ngày
29/01/2013 của UBND tỉnh Thái Bình quy định mức hỗ trơ chi phí đào tạo nghề
thuộc đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Tất cả 8/8 huyện, thị
xã trong toàn tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo, 267/267 xã đã thành lập Ban chỉ đạo
hoặc Tổ công tác. Tỉnh đã mở Hội nghị quán triệt chính sách từ tỉnh đến cơ sở. Các
ngành, các cấp chủ động, tích cực triển khai để đưa chính sách vào cuộc sống. Thái
Bình là một tỉnh thuần nông, Đề án 1956 là cơ hội lớn để Thái Bình triển khai dạy
nghề nói chung và dạy nghề nơng nghiệp nói riêng. Theo đề án 1956, giai đoạn 20112015 trong khoảng 4.700.000 lao động nông thơn được đào tạo nghề thì có khoảng
1.600.000 người được học nghề nông nghiệp (chiếm tỷ lệ 34%), giai đoạn 2016 2020 trong khoảng 5.500.000 lao động nông thôn được học nghề thì có khoảng
1.400.000 người học nghề nơng nghiệp (chiếm khoảng 25,4%). Trong khi đó các cơ
sở tham gia dạy nghề nơng nghiệp lại rất ít, hiện tồn tỉnh chỉ có khoảng 5/40 (bằng
12,5%) cơ sở có đủ điều kiện dạy nghề nơng nghiệp, cịn lại khoảng 35 cơ sở khác
tham gia dạy nghề phi nông nghiệp. Sở Nông nghiệp&PTNT Thái Bình được UBND
tỉnh giao nhiệm vụ quản lý lĩnh vực dạy nghề nông nghiệp.

Quỳnh Phụ là một huyện thuần nơng của tỉnh Thái Bình, những năm qua tiến
trình CNH - HĐH trên địa bàn huyện diễn ra mạnh mẽ, nhiều khu công nghiệp - cụm
công nghiệp được đầu tư xây dựng. Đến nay, công tác đào tạo nghề nói chung và đào
tạo nghề nơng nghiệp nói riêng ở huyện Quỳnh Phụ đã đạt được những kết quả nhất
định kể cả về quy mô và chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực
hiện cũng gặp phải khơng ít khó khăn như năng lực của một số cơ sở dạy nghề còn
thấp, chất lượng đào tạo chưa cao, đội ngũ giáo viên còn thiếu, cơ sở vật chất phục vụ
cho giảng dạy và thực hành chưa đảm bảo, hình thức, nội dung đào tạo cịn chưa được
phong phú, đa dạng, chưa tạo ra sức hút lớn cho người lao động. Thực tế địi hỏi phải
có giải pháp phát triển, nâng cao được chất lượng đào tạo nghề nơng nghiệp nhằm tạo
ra nguồn nhân lực có chất lượng, là điều kiện để thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh
tế xã hội trên địa bàn huyện, coi đây là nhân tố cơ bản góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, thúc đẩy q trình CNH-HĐH nơng nghiệp, nơng thơn của huyện Quỳnh Phụ
nói riêng, tỉnh Thái Bình nói chung.

2


Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT, tạo việc làm ổn định lâu dài là rất cần thiết và quan
trọng. Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp
nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nơng thơn huyện
Quỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình ”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn huyện
Quỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hoá và làm rõ một số lý luận và thực tiễn về chất lượng
công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn;

-

Đánh giá thực trạng và chỉ rõ yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề

nông nghiệp cho lao động nông thôn;
-

Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông

nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện trong những năm tới;
1.3. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp
-

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp

Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp trên địa bàn huyện

Quỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình.
1.3.2 Khách thể nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động theo Đề
án 1956 của Trường Trung cấp Nơng nghiệp Thái Bình.
1.3.3 Đối tượng khảo sát
- Học viên đã tham gia học nghề tại điểm nghiên cứu trên địa bàn huyện;
-

Giáo viên tham gia ĐTN nông nghiệp;

Cán bộ huyện, xã (phòng LĐTB & XH, cán bộ hội nông dân, trạm khuyến


nông, cán bộ Hội phụ nữ) và các đối tượng liên quan đến công tác đào tạo, quản lý
dạy nghề trên địa bàn huyện.

3


1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi về nội dung
- Thực trạng chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
-

Kết quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

-

Nhu cầu học nghề của lao động nơng thơn.

Phân tích chỉ rõ yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp
cho lao động nông thôn trên địa bàn trong những năm qua.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo nghề nông
nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện.
1.4.2. Phạm vi về không gian
- Đề tài được nghiên cứu tại huyện Quỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình.
1.4.3. Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu thực trạng chất lượng công tác đào tạo nghề cho lao động nông
thôn trong 3 năm (2013-2015).
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 4/2015 đến tháng 4/2016.

4



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm
- Lao động nông thôn
Lao động nông thôn là những người trong độ tuổi lao động khơng phân biệt
giới tính và những người trên độ tuổi, dưới độ tuổi có thể tham gia lao động ở khu
vực nông thôn, bao gồm cả lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Hiện nay ở Việt
Nam quy định độ tuổi lao động từ 15 - 60 tuổi đối với nam và từ 15 - 55 tuổi đối với
nữ.
Đặc điểm của nguồn lao động nông thôn: Do đặc điểm của sản xuất nông
nghiệp khác với đặc điểm của các ngành khác, vì vậy ngành nghề chủ yếu của lao
động nông thôn là sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, là lĩnh vực tự tạo việc làm
truyền thống và thu hút nhiều lao động của cư dân nông thơn. Ngồi các hoạt động
sản xuất nơng nghiệp, ở nơng thôn ngày nay lao động cũng đang chuyển dịch dần
sang các ngành nghề phi nông nghiệp (tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ)
như một số nghề thủ công mỹ nghệ, sản xuất công cụ lao động động hoặc sản phẩm
hàng hố bằng máy móc cơng nghiệp, thường là cung cấp cho thị trường tại chỗ ở
nông thôn. Hoạt động dịch vụ nông thôn bao gồm những hoạt động cung ứng đầu vào
cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và các mặt hàng nhu yếu phẩm cho đời sống
dân cư nơng thơn; Lao động nơng thơn mang tính thời vụ do đối tượng sản xuất nông
nghiệp thường là cây trồng, vật ni có q trình sinh trưởng và phát triển theo một
chu kỳ, thời vụ nhất định. Vì vậy, lao động nông thôn cũng phụ thuộc vào quy luật tự
nhiên đó để sản xuất. Nguồn lao động nơng thôn luôn tăng về số lượng do tập quán,
nhận thức nên việc tăng dân số tự nhiên ở khu vực nông thôn luôn cao hơn thành thị;
Chất lượng nguồn lao động nơng thơn chưa cao được đánh giá qua trình độ học vấn,
chuyên môn kỹ thuật và sức khỏe. Lao động nông thôn chiếm trên 80% lao động cả
nước, tuy nhiên điều kiện học hành nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật

và bồi dưỡng tái tạo sức lao động kém do tập quán, do điều kiện kinh tế cịn nhiều
khó khăn; Lao động nơng thơn cịn mang nặng tư tưởng và tâm lý tiểu nông - sản xuất
nhỏ. Vì vậy, thời gian sử dụng lao động chưa cao, sản phẩm làm ra thường chất lượng
thấp, mẫu mã thường đơn điệu, năng suất lao động thấp, nên thu nhập bình qn của
lao động nơng thơn nói chung khơng cao (Đinh Trọng Vân, 2013).

5


-

Đào tạo: Theo GS.TSKH Nguyễn Minh Đường (2010) - Viện khoa học

giáo dục Việt Nam: “Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm
hình thành và phát triển hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ… để hoàn thiện
nhân cách cho mỗi cá nhân để tạo điều kiện cho họ có thể vào đời hành nghề một
cách có năng suất và hiệu quả”.
-

Đào tạo nghề: Luật Dạy nghề ban hành ngày 29/11/2006 định nghĩa: “Dạy

nghề (đào tạo nghề) là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái
độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo
việc làm sau khi hồn thành khố học”.
Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch
vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương
tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong cơng nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều
kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm
hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện
đại hóa (CNH - HĐH) đất nước.

Như vậy, nội dung của ĐTN bao gồm: trang bị các kiến thức lý thuyết cho
học viên một cách có hệ thống và rèn luyện các kỹ năng thực hành, tác phong làm
việc cho học viên trong phạm vi ngành nghề họ theo học nhằm giúp họ có thể làm
một nghề nhất định.
Đào tạo nghề bao gồm: đào tạo công nhân kỹ thuật (công nhân cơ khí, điện
tử, xây dựng, sửa chữa …); đào tạo nhân viên nghiệp vụ (nhân viên đánh máy, nhân
viên lễ tân, nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị …) và phổ cập nghề cho người lao
động (chủ yếu là lao động nông nghiệp).
Đào tạo nghề bao gồm ĐTN mới, ĐTN bổ sung và đào tạo lại nghề.
+

Đào tạo nghề mới: là đào tạo cho những người chưa có nghề hoặc chưa học

qua nghề đó.
+

Đào tạo nghề bổ sung: Là quá trình truyền bá những kiến thức về lý thuyết

và thực hành của giảng viên để người lao động nâng cao hoặc mở rộng trình độ, ĐTN
bổ sung tương ứng với ĐTN ban đầu. ĐTN bổ sung được chú trọng vì sự tiến bộ về
khoa học cơng nghệ, sự tích hợp của nhiều lĩnh vực kỹ thuật trong một quy trình cơng
nghệ, diện nghề theo cơng nghệ được mở rộng, kỹ năng nghề, kỹ năng lao động đòi
hỏi cao hơn.
6


+

Đào tạo lại nghề: là đào tạo cho những người có nghề nhưng do yêu cầu của


sản xuất và tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN)… mà nghề đang làm không đáp ứng
được yêu cầu công việc và do thị trường khơng chấp nhận. Đào tạo lại nghề là q
trình truyền thụ những kiến thức về lý thuyết và thực hành để người lao động có được
một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo thuần thục về một nghề mới, có nhiều hình
thức đào tạo lại nghề tương ứng với ĐTN ban đầu.
-

Đào tạo nghề nông nghiệp: Theo tác giả Đào Xuân Học (2009), ĐTN nông

nghiệp là dạy cho nông dân những kiến thức và kỹ năng hiểu biết các lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn ni và phịng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia
cầm, thủy sản…
ĐTN nông nghiệp là những hoạt động nhằm mục đích nâng cao tay nghề hay
kỹ năng, kỹ xảo, nâng cao hiểu biết về kiến thức, thông tin thị trường, giá cả của mỗi
cá nhân đối với ngành nông nghiệp đáp ứng công việc hiện tại và trong tương lai.
ĐTN nông nghiệp cho nông dân là những hoạt động nhằm mục đích nâng cao
tay nghề hay kỹ năng về sản xuất nông nghiệp, chế biến, tiêu thụ nông sản cho nông
dân.
Nông dân: Theo từ điển Tiếng Việt, nông dân là “những người sống bằng
nghề làm ruộng”.
Theo GS.TS Đỗ Kim Chung (2010), nông dân là những người dân sống ở
nông thôn làm các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ khác nhau tùy theo
khả năng và lợi thế so sánh của họ.
Như vậy, nông dân là những người dân sống ở khu vực nông thôn, tham gia
vào sản xuất nông nghiệp đồng thời cũng tham gia vào các hoạt động khác như sản
xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn và dịch vụ. Nông dân sống chủ yếu
bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai.
Người nơng dân là chủ thể của q trình phát triển nơng nghiệp, nơng thơn. Để
có được nền nơng nghiệp hiện đại, phải có lực lượng lao động tại nơng thơn có kiến
thức, kỹ năng phù hợp với yêu cầu phát triển NTM. Người nơng dân nước ta cần cù,

chịu khó, sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới để cải tạo thiên nhiên, giúp ích cho hoạt
động nơng nghiệp của mình. Tuy nhiên, một trong những nhược điểm của nông dân
trong giai đoạn hiện nay là sản xuất manh mún. Bên cạnh đó, do tập quán

7


làm việc theo cảm tính dẫn đến người nơng dân khơng có định hướng phát triển hoạt
động nơng nghiệp rõ ràng nếu như khơng có sự tư vấn chi tiết của các cơ quan chun
mơn, của những người có kinh nghiệm.
Với đặc điểm của nơng dân như hiện nay địi hỏi người nông dân phải thay đổi
hoạt động sản xuất của mình theo 3 hướng: Tiếp tục làm việc trong lĩnh vực nông
nghiệp với việc áp dụng công nghệ kỹ thuật mới để nâng cao năng suất lao động;
chuyển dịch sang làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp tại chỗ ở (ly nông bất ly
hương); chuyển dịch sang làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ tại địa
phương khác.
Chính đặc điểm của người nơng dân đã làm cho vai trò của ĐTN càng trở nên
quan trọng, quyết định sự thành cơng của việc hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn
nói chung và thành cơng của xây dựng NTM nói riêng.
-

Khái niệm nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông

thôn
Theo từ điển Bách khoa toàn thư: Chất lượng là mức độ đáp ứng các u cầu
của một tập hợp có đặc tính vốn có. Như vậy chất lượng dạy nghề là mức độ đáp ứng
của tập hợp các tiêu chí về lĩnh vực dạy nghề và chất lượng dạy nghề nông nghiệp là
mức độ đáp ứng các yêu cầu về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp mà tùy theo từng
chuyên môn của mỗi nghề sẽ có các yêu cầu cụ thể khác nhau.
Nâng cao chất lượng dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, là bao

gồm tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các mục tiêu, giải pháp và công cụ mà Nhà
nước sử dụng để tác động lên hoạt động dạy nghề nơng nghiệp cho lao động nơng
thơn nhằm thúc đẩy tồn diện công tác dạy nghề và học nghề nông nghiệp cho lao
động nông thôn để nâng cao chất lượng lao động nơng nghiệp, đáp ứng u cầu cơng
nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn.
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao
động nơng thơn
Q trình tổ chức nâng cao chất lượng dạy nghề nơng nghiệp cho lao động
nơng thơn có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của chính sách
dạy nghề nói chung, bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp tới hàng triệu người được hưởng
lợi từ chính sách. Do vậy, để việc nâng cao chất lượng nghề nông nghiệp cho lao
động nông thôn đạt kết quả cao cần chủ động tạo ra các điều kiện sau đây:

8


2.1.2.1. Chính sách dạy nghề nơng nghiệp cho lao động nông thôn phải được
hoạch định một cách tối ưu
Đây là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để thực thi chính sách dạy nghề nơng
nghiệp cho lao động nơng thơn thành công, điều kiện này đã được xác định ngay từ
q trình hoạch định chính sách. Làm tốt cơng tác hoạch định chính sách sẽ tạo ra
được một chính sách hợp lý để chuẩn bị thực thi. Ngược lại, hoạch định chính sách
sai dẫn đến chính sách sai thì dù cơng tác tổ chức thực thi tốt đến mấy thì chính sách
đó vẫn thất bại, thậm chí có thể gây thất thoát ngân sách của Nhà nước.
2.1.2.2. Những quy định pháp lý liên quan đến nâng cao chất lượng dạy nghề
nông nghiệp phải đầy đủ và hợp lý
Tổ chức thực hiện chính sách dạy nghề nơng nghiệp cho lao động nơng thơn
của chính các quyền địa phương ln chịu ảnh hưởng của quy định tổ chức thực hiện
chính sách của Trung ương, những quy định này được thể hiện trong văn bản chính
sách của Trung ương. Văn bản chính sách luôn dành một phần quy định về trách

nhiệm tổ chức thực hiện sau khi làm rõ các giải pháp, hành động chính sách. Vì vậy,
những quy định pháp lý của Trung ương liên quan đến tổ chức thực thi chính sách
nghề nông nghiệp phải đầy đủ, chặt chẽ, hợp lý và kịp thời. Tạo ra một hành lang
pháp lý luôn đảm bảo cho việc thực thi chính sách dạy nghề nông nghiệp được thực
hiện thông suốt, hạn chế những kẽ hở pháp luật để các thế lực chống đối lợi dụng,
hoặc tạo sự hiểu lầm gây chia rẽ của xã hội, mất đi tính nhân văn của chính sách.
2.1.2.3. Sự ủng hộ của người dân
Nâng cao công tác dạy nghề nơng nghiệp cho lao động nơng thơn chỉ có thể
được tổ chức thành cơng khi nó được nhân dân tin tưởng và ủng hộ, bởi trong 10 năm
chính sách này sẽ liên quan trực tiếp tới 3 triệu lao động làm nơng nghiệp. Chính sách
này được nhân dân ủng hộ vì nó đáp ứng và phục vụ lợi ích chính đáng của đa số
nhân dân, đặc biệt là lao động nông thôn. Để tạo sự ủng hộ của nhân dân, cần phải
tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, hướng dẫn chính sách đầy đủ,
kịp thời bằng nhiều hình thức phù hợp; qua việc vận động của các đoàn thể làm cho
mọi người hiểu một cách đầy đủ, kịp thời; thực hiện cơ chế “dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra”; thực hiện các biện pháp khuyến khích bằng vật chất và tinh thần
đối với cơng dân có đóng góp tích cực trong việc thực hiện chính sách.

9


2.1.2.4. Sự quan tâm và hỗ trợ của chính quyền địa phương
Một chính sách chung của Nhà nước sẽ được áp dụng phổ biến đến tất cả các
địa phương trên tồn quốc. Thơng thường, chính sách chung của Nhà nước chủ yếu
mang tính chất khung chính sách, có thể có những nội dung chưa phù hợp với từng
địa phương, vùng miền cụ thể. Vì vậy, để nhân dân được thụ hưởng chính sách cần sự
quan tâm và hỗ trợ của chính quyền địa phương. Trước hết, chính quyền địa phương
cần quan tâm thể chế hố chính sách chung thành chính sách đặc thù của địa phương
để áp dụng. Sau đó, quan tâm bố trí các nguồn lực (nhân lực, tài chính, lồng ghép các
nguồn vốn) để thực hiện chính sách. Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương cịn thể

hiện ở chỗ tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, học liệu, học cụ, giáo viên cho cơ
sở dạy nghề và hỗ trợ thêm chính sách cho người học để họ yên tâm học nghề.
2.1.2.5. Năng lực của cán bộ, giáo viên các cơ sở dạy nghề nông nghiệp
Cán bộ, giáo viên các cơ sở dạy nghề nông nghiệp phải có năng lực quản lý
tốt. phải có chun mơn sâu về nơng nghiệp, phải có bề dày kinh nghiệm trong sản
xuất nông nghiệp, kiến thức lý thuyết vững vàng và cập nhật, tay nghề chun mơn
giỏi…khả năng thích nghi cao với mọi điều kiện, hồn cảnh; phải nhiệt tình, tâm
huyết và có tư tưởng “trọng dân”. Đây là những điều kiện quyết định sự thành bại của
công tác dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn ở các cơ sở đào tạo, đây cũng
là điều kiện khó khăn nhất, khơng thể thực hiện ngay mà địi hỏi phải có lộ trình, hội
tụ nhiều yếu tố khách quan, chủ quan.
Từ những điều kiện nêu trên có thể nhận thấy việc nâng cao chất lượng dạy
nghề nông nghiệp cho lao động nơng thơn có liên quan đến nhiều cơ quan, nhiều chủ
thể khác nhau. Để tổ chức thành công việc nâng cao chất lượng dạy nghề nông nghiệp
cho lao động nơng thơn cần có sự phối hợp giữa các cơ quan, các chủ thể và phát huy
được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và đồng thuận, nhất trí của người
dân nói chung, của lao động nơng nghiêp nói riêng thì mới đạt được các mục tiêu đề
ra.
2.1.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng dạy nghề nơng nghiệp cho lao động nông
thôn
Căn cứ Quyết định số 1582/QĐ-BLĐTBXH ngày 02/12/2011 của Bộ Lao
động TB&XH về việc ban hành một số tiêu chí giám sát, đánh giá thực hiện đề án

10


×