Tải bản đầy đủ (.docx) (142 trang)

Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 142 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ MAI LAN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG Ở TỈNH HẢI DƯƠNG

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

Nguyễn Văn Song

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mai Lan

i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Văn Song đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Trung tâm Khuyến nơng tỉnh Hải
Dương; các phịng Ban thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT; các cán bộ khuyến nông,
khuyến nông viên cơ sở cùng các hộ nông dân trên địa bàn các huyện chọn điểm đã
tiếp nhận và nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp các thơng tin, số liệu cần thiết phục vụ cho
q trình nghiên cứu và hồn thiện đề tài này. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người
thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt,
động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã chia sẻ, động
viên, khích lệ và giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn này.
Trong quá trình làm nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng để hồn thành luận

văn, đã tham khảo nhiều tài liệu và đã trao đổi, tiếp thu ý kiến của Thầy Cô và bạn bè.
Song, do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế nên
nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận được sự quan tâm
đóng góp ý kiến của Thầy Cơ và các bạn để luận văn được hồn thiện hơn.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mai Lan

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt........................................................................................................ v
Danh mục bảng......................................................................................................................... vi
Danh mục sơ đồ, hình............................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Main thesis extract.................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................ 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................... 3

1.4.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu....................................................... 4

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 4

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 4

Phần 2. Tổng quan tài liệu..................................................................................................... 5

2.1.

Cơ sở lý luận................................................................................................................ 5

2.1.1.

Các khái niệm.............................................................................................................. 5

2.1.2.

Vai trò, nguyên tắc và phương pháp hoạt động của khuyến nông....................... 9

2.1.3.

Nhân tố tác động đến chất lượng hoạt động khuyến nông ................................. 15

2.1.4.

Nội dung đánh giá chất lượng hoạt động khuyến nông ...................................... 17

2.2.

Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................... 22

2.2.2.

Lịch sử phát triển khuyến nông Việt Nam............................................................ 24

2.3.


Bài học kinh nghiệm................................................................................................ 33

Phần 3. Phương pháp nghiên cúu..................................................................................... 34
3.1.

Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu.......................................................................... 34

3.1.1.

Vị trí địa lý................................................................................................................. 34

3.1.2.

Địa hình, thổ nhưỡng............................................................................................... 35

3.1.3.

Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................................ 35

3.1.4.

Những thuận lợi và khó khăn từ phân tích địa bàn............................................. 47

iii


3.2.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 48


3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu............................................................................................. 48

3.2.2.

Thu thập thơng tin..................................................................................................... 49

3.2.3.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu................................................................ 50

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu phân tích..................................................................................... 51

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận....................................................................... 53
4.1.

Thực trạng tổ chức của trung tâm khuyến nông tỉnh Hải Dương .....................53

4.1.1.

Cơ cấu tổ chức........................................................................................................... 53

4.1.2.

Cơ chế hoạt động khuyến nơng.............................................................................. 55

4.1.3.


Hình thức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới đến hộ nông dân .......................... 55

4.1.4.

Nguồn nhân lực......................................................................................................... 58

4.1.5.

Nguồn kinh phí.......................................................................................................... 60

4.2.

Thực trạng chất lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh Hải Dương ...................62

4.2.1.

Đánh giá chất lượng của hoạt động thông tin tuyên truyền ............................... 62

4.2.2.

Đánh giá chất lượng của hoạt động bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo ................ 65

4.2.3.

Đánh giá chất lượng mơ hình trình diễn và nhân rộng mơ hình ....................... 72

4.2.4.

Đánh giá chất lượng tư vấn và dịch vụ khuyến nông......................................... 82


4.3.

Nhân tố tác động đến chất lượng hoạt động khuyến nơng ................................. 88

4.3.1.

Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên................................................................. 88

4.3.2.

Yếu tố khả năng tiếp cận dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân .....................90

4.3.3.

Yếu tố ảnh hưởng từ cán bộ khuyến nông............................................................ 92

4.3.4.

Ảnh hưởng của yếu tố thị trường........................................................................... 94

4.3.5.

Ảnh hưởng các yếu tố kinh phí............................................................................... 94

4.3.6.

Yếu tố cơ chế, chính sách về khuyến nơng.......................................................... 95

4.4.


Định hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến
nông ở tỉnh Hải Dương trong thời gian 97

4.4.1.

Định hướng và mục tiêu.......................................................................................... 97

4.4.2.

Các giải pháp chủ yếu.............................................................................................. 98

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.......................................................................................... 106
5.1.

Kết luận.................................................................................................................... 106

5.2.

Kiến nghị................................................................................................................. 108

Tài liệu tham khảo................................................................................................................. 110
PHỤ LỤC 1............................................................................................................................ 112
PHỤ LỤC 2............................................................................................................................ 115

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nghĩa tiếng Việt


Chữ viết tắt

UBND

Ủy ban nhân dân

CBKN

Cán bộ khuyến nông

KNV

Khuyến nông viên

KNVCS

Khuyến nông viên cơ sở

HTX

Hợp tác xã

TTKNQG

Trung tâm khuyến nông quốc gia

KHCN

Khoa học công nghệ


KTTB

Kỹ thuật tiến bộ

TTKN

Trung tâm khuyến nông

NĐ-CP

Nghị định – Chính phủ

PTNT

Phát triển nơng thơn

BVTV

Bảo vệ thực vật

KHKT

Khoa học kỹ thuật

BQ

Bình qn

NN


Nơng nghiệp

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

TTCN

Tiểu thủ cơng nghiệp

GTSX

Giá trị sản xuất

ĐVT

Đơn vị tính

TB

Trung bình

TL

Trả lời

XDMH

Xây dựng mơ hình


AD

Áp dụng



Lao động

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của tỉnh Hải Dương trong 3 năm
(2013 – 2015) 36
Bảng 3.2. Tình hình hộ, nhân khẩu và lao động của tỉnh Hải Dương trong 3 năm
(2013 – 2015) 39
Bảng 3.3. Kết quả sản xuất một số mô hình cây trồng của tỉnh Hải Dương .................41
Bảng 3.4. Kết quả sản xuất một số vật nuôi của các mô hình trên địa bàn tỉnh
Hải Dương năm 2015 42
Bảng 3.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của tỉnh Hải Dương 3 năm (2013 - 2015) .....46
Bảng 3.6. Số lượng cán bộ khuyến nông và nông dân được điều tra ............................. 50
Bảng 4.1. Nguồn nhân lực của Trung tâm khuyến nông Hải Dương năm 2015 ..........59
Bảng 4.2. Nguồn kinh phí và tình hình sử dụng nguồn kinh phí của Trung tâm
Khuyến nơng 3 năm (2013 – 2015)

61

Bảng 4.3. Một số hình thức thông tin tuyên truyền thực hiện qua 3 năm .....................63

Bảng 4.4. Điểm mạnh yếu của phương pháp thông tin tuyên truyền ............................. 64
Bảng 4.5. Kết quả công tác tập huấn và chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất trong
3 năm 2013 – 2015

67

Bảng 4.6. Sự phù hợp của các lớp tập huấn Khuyến nông Hải Dương (N =90) ..........69
Bảng 4.7. Năng lực cán bộ khuyến nông qua hoạt động tập huấn .................................. 70
Bảng 4.8. Đánh giá của hộ nông dân về năng lực cán bộ khuyến nông (N=90) ..........71
Bảng 4.9. Kết quả xây dựng mơ hình trồng trọt trình diễn của hệ thống khuyến
nông Hải Dương qua 3 năm (2013 – 2015)

73

Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế tính cho 1ha mơ hình lúa TBR225 và đại trà BC15 ........74
Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế cho 1ha hành sử dụng phân DAP....................................... 75
Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế mơ hình ni gà an tồn sinh học....................................... 76
Bảng 4.13. Hiệu quả kinh tế mơ hình ni ghép cá Chép V1 là chính........................... 77

vi


Bảng 4.14. Đánh giá chất lượng các mơ hình trình diễn của hộ điều tra về khả
năng áp dụng 79
Bảng 4.15. Đánh giá của hộ điều tra về hiệu quả và chất lượng của các mơ hình
trình diễn

80

Bảng 4.16. Đánh giá về chính sách đầu tư xây dựng mơ hình trình diễn .......................80

Bảng 4.17. Đánh giá về chính sách hỗ trợ nhân rộng mơ hình ở địa phương ................ 81
Bảng 4.18. Kết quả nâng cao chất lượng cung ứng giống cây trồng mới vào sản
xuất ở các xã nghiên cứu năm 2013 – 2015

83

Bảng 4.19. Kết quả nâng cao chất lượng cung ứng giống vật nuôi mới vào sản
xuất ở các xã nghiên cứu năm 2013 – 2015

85

Bảng 4.20. Đánh giá của hộ điều tra về hiệu quả và chất lượng đưa giống mới vào
sản xuất

88

Bảng 4.21. Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến hộ nông dân trong việc ra quyết
định áp dụng giống mới vào trong sản xuất

89

Bảng 4.22. Độ tuổi của nông hộ ảnh hưởng đến việc ra quyết định tham gia xây
dựng mơ hình điểm

91

Bảng 4.23. Trình độ học vấn của nơng hộ điều tra ảnh hưởng đến việc tham gia
xây dựng mơ hình trình diễn

92


Bảng 4.24. Đánh giá của đội ngũ cán bộ khuyến nông về công tác khuyến nông ........93
Bảng 4.25. Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hộ nông dân trong việc áp dụng
giống mới vào sản xuất 94
Bảng 4.26. Đánh giá của cán bộ khuyến nông về sự phù hợp của các yếu tố chính
sách trong hoạt động khuyến nơng thời gian gần đây 96

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Sơ đồ 2.1.

Mối quan hệ giữa nhà nước, khuyến nơng, người dân................................ 10

Hình 3.1.

Bản đồ vị trí tỉnh Hải Dương.......................................................................... 34

Sơ đồ 4.2

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khuyến nông Hải Dương thể hiện

qua sơ đồ
Sơ đồ 4.3.

63

Hình thức chuyển giao kỹ thuật mới đến người dân................................... 66


viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
-

Tên tác giả: Nguyễn Thị Mai Lan

-

Tên luận văn: “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh

Hải Dương”
- Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
-

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mục đích nghiên cứu của luận văn: Nhằm đánh giá thực trạng hoạt động

khuyến nông những năm qua, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất
lượng hoạt động khuyến nông trong những năm tiếp theo tại Hải Dương.
+

Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:

Phương pháp chọn mẫu khảo sát: Chọn cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện và


khuyến nông viên cơ sở, chọn xã đại diện, chọn hộ đại diện. Trên các kết quả thu thập
được từ cán bộ khuyến nông và hộ nông dân, nghiên cứu tiến hành phân tích và xử lý
số liệu đưa ra nhận định và đánh giá về hoạt động khuyến nông trên địa bàn cùng các
giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông ở Hải Dương
+

Phương pháp thu thập dữ liệu:

Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu này bao gồm: Các thông tin về điều kiện tự
nhiên kinh tế xã hội, cũng như tình hình dân số lao động, đất, kết quả sản xuất nông
nghiệp, kết quả tổ chức hoạt động khuyến nông … được lấy từ các báo cáo tổng kết
hoạt động khuyến nông qua các năm của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trạm Khuyến
nông huyện, Niên giám thống kê, Internet, sách,…
Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho quá trình nghên cứu gồm: Số liệu mới được tiến
hành thu thập qua điều tra, phỏng vấn đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp và hộ nông
dân ở các xã đã được chọn làm điểm nghiên cứu. Các hình thức thu thập sử dụng trong
nghiên cứu bao gồm: phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra, thảo luận nhóm và hội
thảo có sự tham gia của các nhóm đối tượng khác nhau.
+

Phương pháp phân tích thông tin: Phương pháp thống kê mô tả, phương

pháp so sánh, phương pháp chuyên khảo.

ix


Các kết quả nghiên cứu đã đạt được:
+


Nghiên cứu đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giải pháp

nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông: khái niệm khuyến nông, khái niệm chất
lượng và chất lượng công tác khuyến nông. Nội dung, vai trị, ngun tắc và phương pháp
hạot động của khuyến nơng. Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông,
các nhân tố tác động đến giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông.
+

Thực trạng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông

ở tỉnh Hải Dương trong thời gian qua, những kết quả đã đạt được trong công tác nâng
cao chất lượng hoạt động thông tin tuyên truyền, công tác tập huấn và chuyển giao kỹ
thuật vào sản xuất, chất lượng hoạt động xây dựng mơ hình trình diễn và tổ chức nhân
rộng mơ hình, chất lượng đưa giống mới vào sản xuất.
+
Phân tích nhân tố ảnh hưởng chất lượng hoạt động khuyến nơng chủ yếu đó là
yếu tố về điều kiện tự nhiên như thời tiết khí hậu khắc nghiệt, chất lượng đất và nguồn
nước, tình hình sâu bệnh hại và giống, yếu tố về khả năng tiếp cận dịch vụ của người
dân như về độ tuổi, trình độ học vấn, yếu tố từ phía cán bộ khuyến nơng, yếu tố thị
trường và yếu tố về kinh phí và cơ chế chính sách về khuyến nông.
+
Từ những kết quả mà nghiên cứu đã phân tích về các giải pháp nâng cao chất
lượng hoạt động khuyến nông trên địa bàn, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp
nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông ở Hải Dương thời gian tới cần tập trung
vào các nội dung chủ yếu sau: giải pháp trong hoạt động thôn tin, tuyên truyền; giải
pháp trong bồi dưỡng, đào tạo và tập huấn; giải pháp trong xây dựng mơ hình và
chuyển giao khoa học cơng nghệ; giải pháp trong tư vấn và dịch vụ; đào tạo bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng khuyến nông cho cán bộ khuyến nông.

x



MAIN THESIS EXTRACT

-

Author Name: Nguyen Thi Mai Lan

Thesis title: “Solutions to improve the quality of agricultural extension
activities in Hai Duong”
- Specialization: Economic Management
-

Code: 60.34.04.10

Training Facility Name: Viet Nam National University Of Agriculture

Research purpose of the thesis: In order to assess the status of the extension
work of the past year, suggest some key measures to improve the quality of
agricultural activities in the coming years in Hai Duong.
-

The research methods were used:

+
Survey Sampling method: Select the extension staff at provincial, district and
grassroots extension staff, commune chosen representatives, representative selection
of households. On the results obtained from extension officers and farmers,
researchers conducted the analysis and processing of data, the least and the assessment
of extension activities in the province and improve the quality of solutions extension

of activities in Hai Duong.
+

Methods of data collection:

Secondary data for research include: The information on the conditions of socioeconomic nature, as well as the situation of the working population, land, agricultural
production results, results organize promotion activities agriculture ... taken from the
final report through extension activities of the Center for agriculture in the province,
district extension Station, Statistical Yearbook, Internet, books, ...
Primary data service of choking rescue process include: New data is collected
through surveys, interviews, extension staff and farmers at all levels in the communes
were selected as study sites. The collection forms used in the study include direct
interviews with questionnaires, group discussions and workshops with the
participation of different groups.
+
Information analysis method: The method described statistics, comparative
method, monographic approach.
The research results were achieved:

xi


+
Research has codified a number of theoretical issues and practical solutions to
improve the quality of agricultural extension activities: concept extension, the concept
of quality and quality extension work. Content, roles, principles and methods of
extension haot. The solutions improve the quality of agricultural extension activities,
the factors affecting quality solutions to improve agricultural extension activities.
+
Status of implementation of measures to improve the quality of agricultural

extension activities in Hai Duong province in recent years, the results achieved in the
work of raising the quality of information and communication activities, training
activities and technology transfer into production, quality construction activities and
demonstrations organized replication, putting new strains on the quality of production.
+
Analysis of factors affecting the quality of extension activities were factors
mainly on natural conditions such as weather and extreme climate, soil and water
quality, pest and disease situation and the same, factors access to services of people
such as age, education level, elements from extension agents, factors and market
factors and the mechanism for funding agricultural policy.
+
From the results that research has analyzed the solutions enhance the quality
of agricultural activities in the area, researchers have proposed a number of measures
to improve the quality of agricultural extension activities in Hai Duong future should
focus on the following major contents: solutions in rural activities to propagate;
solutions in training, training and training; solutions in modeling and transfer of
science and technology; solutions in consultancy and services; professional training,
operations, methods, skills extension to extension workers.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một quốc gia mà nông nghiệp gắn liền với cuộc sống của 70%
dân số nông thôn và chiếm tới gần 50% lực lượng lao động cả nước. Nông nghiệp
là một ngành sản xuất có vai trị vơ cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nó
góp phần vào sự ổn định và tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nông nghiệp không chỉ
cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu thiết yếu của con người mà còn là

nguồn cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho các ngành công nghiệp chế biến.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập
cho người nông dân. Để giải quyết những vấn đề trên ngồi đầu tư vốn và tích cực
áp dụng kỹ thuật tiến bộ mới vào trong sản xuất thì người nơng dân cần phải được
trang bị những thơng tin và xử lý thông tin một cách tốt nhất. Thực tế hiện nay
nông dân Việt Nam của chúng ta đang thiếu kiến thức trong sản xuất trên chính
thửa ruộng của mình, do vậy họ cần được đào tạo rèn luyện tay nghề để nâng cao
kiến thức, được tiếp cận những kỹ thuật tiến bộ mới nhằm giúp họ sản xuất kinh
doanh có hiệu quả, góp phần vào cải thiện đời sống cho họ. Muốn đạt được điều
này cần có sự hỗ trợ của khuyến nông để giúp họ giải quyết những khó khăn, thắc
mắc thường gặp trong sản xuất (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2013).
“Tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, đẩy mạnh chăn nuôi gắn
với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới để đẩy nhanh q trình hiện đại
hố nơng nghiệp, nơng thơn. Thực hiện có hiệu quả nội dung Nghị quyết Trung ương
7 (khố X) về nơng nghiệp, nơng dân, nông thôn. Phấn đấu giá trị sản xuất nông, lâm
nghiệp, thuỷ sản giai đoạn 2011 - 2015 tăng bình quân 2,6%/năm. Tăng cường đầu tư
và có chính sách phù hợp hỗ trợ đầu tư cho vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, nhất
là xây dựng hạ tầng, thuỷ lợi, giống, công nghệ. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, ổn định diện tích đất trồng lúa đến năm 2015 là 60.000 ha. Đổi mới hoạt động
các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi
tập trung và kinh tế trang trại” (Tỉnh uỷ Hải Dương, 2010).

“Khuyến nông đã trở thành người thầy, người bạn thân thiết với nông dân,
giúp nguời nông dân phát triển sản xuất, tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật
nuôi. Không chỉ nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện đời sống kinh tế của người

1


nông dân cùng gặp gỡ, chia xẻ kiến thức và hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển cộng

đồng, góp phần tạo nên một diện mạo mới cho phát triển nông nghiệp” (Trần Văn
Hạnh, 2005).
“Trọng tâm khuyến nông ưu tiên thúc đẩy phát triển các sản phẩm hàng hóa,
chủ lực có lợi thế và có thị trường tiêu thụ của từng vùng, từng địa phương, đồng
thời tiếp tục quan tâm khuyến nơng đối với vùng sản xuất khó khăn, các hộ nghèo
và đồng bào dân tộc thiểu số. Đổi mới nội dung hoạt động khuyến nông đồng bộ
trên 4 lĩnh vực trụ cột: thông tin tuyên truyền; đào tạo huấn luyện; xây dựng mơ
hình trình diễn, chuyển giao; và tư vấn dịch vụ khuyến nơng. Tăng tỷ lệ kinh phí
đầu tư cho các hoạt động khuyến nông thường xuyên, tăng khả năng tiếp cận của
dịch vụ khuyến nông của các hộ nông dân.Trong từng lĩnh vực khuyến nông, kết
hợp chặt chẽ giữa các nội dung khoa học kỹ thuật và nội dung về kinh tế. Về kỹ
thuật, công nghệ: Lựa chọn, tuyên truyền và trình diễn các tiến bộ kỹ thuật, cơng
nghệ có ưu việt nổi trội, phù hợp với điều kiện sinh thái, kinh tế - xã hội của từng
địa phương, có khả năng nhân rộng trong thực tiễn” (Trung tâm Khuyến nơng
Quốc Gia, 2014).
Hệ thống khuyến nơng được hình thành và đi vào hoạt động từ năm 1993.
Trong 20 năm qua khuyến nơng đã khẳng định được vai trị trong phát triển nông
nghiệp, nông thôn với nội dung hoạt động khuyến nông rất rộng bao gồm tất cả các
mặt trồng trọt, chăn ni, ni trồng thuỷ sản….Với mục đích giúp người
nông dân phát triển trên mọi lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên chất
lượng của hoạt động khuyến nông ở một số nơi vẫn chưa cao, chưa đáp ứng nhu
cầu của người dân, chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao. Mà nguyên nhân chủ yếu
là do chất lượng nguồn nhân lực, phương pháp hoạt động, trình độ quản lý….của
các Trung tâm, Trạm khuyến nông và khả năng tiếp thu, áp dụng những
tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất của từng hộ nông dân, từng
thơn, xóm cịn nhiều hạn chế (Trung tâm Khuyến nơng Quốc gia, 2013).
“Do hoạt động khuyến nơng cịn bộc lộ nhiều hạn chế như chưa xuất phát từ
nhu cầu nông dân; chưa đáp ứng hết các kiểu nông hộ đặc biệt là những hộ nghèo.
Công tác đánh giá hoạt động khuyến nông chỉ dừng lại ở đánh giá năng suất và
chất lượng mơ hình trình diễn, khơng có đánh giá xem nơng dân có hiểu và áp

dụng những kiến thức được tập huấn vào sản xuất như thế nào. Liệu nơng dân có
tiếp tục mở rộng sản xuất trong những năm tiếp theo hay không, cũng như

2


các điều kiện đảm bảo để mở rộng sản xuất có hiệu quả như vấn đề về vốn, lao
động, thị trường... Cơ chế quản lý hoạt động khuyến nơng cịn thiếu dẫn đến sự
chồng chéo, trùng lặp các hoạt động khuyến nơng giữa các đơn vị, tổ chức đồn
thể” (Dương Thị Lan Anh, 2008).
“Hoạt động khuyến nông chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các nhóm
đối tượng nơng dân khác nhau. Hoạt động khuyến nông mới tập trung vào xây
dựng mơ hình để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, chưa có nhiều mơ hình tổng hợp,
liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm, tổ chức quản lý sản xuất, xúc
tiến thị trường…” (Trung tâm Khuyến nơng Quốc gia, 2013).
Để tiếp tục góp phần giải quyết những vấn đề còn tồn tại của hệ thống
khuyến nông và nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông ở Hải Dương, tơi tiến
hành nghiên cứu đề tàì: “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến
nông ở tỉnh Hải Dương”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động khuyến nông những năm qua, đề
xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông
trong những năm tiếp theo tại Hải Dương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng hoạt động
khuyến nông;
-

Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động khuyến nơng ở tỉnh Hải Dương;


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động khuyến nông ở
tỉnh Hải Dương;
Đề xuất định hướng một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng
hoạt động khuyến nông ở tỉnh Hải Dương.
1.3.CÂUHỎINGHIÊNCỨU
Cơ sở lý luận về khuyến nông, chất lượng hoạt động và nâng cao chất
lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh Hải Dương?

3


Cơ sở thực tiễn về khuyến nông, chất lượng hoạt động và nâng cao chất
lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh Hải Dương?
Thực trạng chất lượng hoạt động và nâng cao chất lượng hoạt động khuyến
nông ở Hải Dương hiện nay như thế nào?
-

Yếu tố nào ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động khuyến nông?

Định hướng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh Hải
Dương?
Giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh Hải
Dương ?
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng công tác khuyến nông chủ yếu: Hoạt động thông tin tuyên truyền;
đào tạo, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; xây dựng mơ hình trình diễn; tư
vấn dịch vụ nơng nghiệp và các giải pháp nâng cao công tác khuyến nông; chủ thể
nghiên cứu là các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ về khoạt động

khuyến nơng đã thực hiện ở tỉnh; cán bộ khuyên nông tỉnh, huyện, xã, thôn và hộ
nông dân đại diện tham gia vào hoạt động khuyến nông ở tỉnh Hải Dương.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu về thực trạng
chất lượng hoạt động khuyến nông và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
hoạt động khuyến nông trong những năm tới.
-

Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Một số nội dung chuyên sâu khảo sát tại ba xã Ngơ Quyền huyện Thanh Miện, xã
Đức Chính huyện Cẩm Giàng và xã Lạc Long huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương.
Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 5/2015 đến tháng 5/2016. Số
liệu được sử dụng trong phạm vi 3 năm (2013 – 2015) và một số thông tin từ các
năm trước để phục vụ cho việc so sánh, đánh giá.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về khuyến nông
Khuyến nông là một thuật ngữ khó định nghĩa một cách chính xác bởi vì
khuyến nơng được tổ chức bằng nhiều cách khác nhau, để phục vụ nhiều mục đích
rộng rãi, do đó có nhiều quan niệm và định nghĩa về khuyến nơng, mỗi cán bộ
khuyến nơng đều có những ý niệm riêng dựa trên kinh nghiệm và tính chất cơng
việc của mình. Nói cách khác khơng thể đưa ra một định nghĩa khuyến nông duy
nhất. Dưới đây là một số định nghĩa có tính chính xác hơn cả.

Trên thế giới, từ “Extention” được sử dụng lần đầu tiên ở Anh từ những năm
1840 trong lĩnh vực phổ cập đại học với ý nghĩa là “ triển khai mở rộng” và từ
ghép “Agriculture Extention” được dịch gọn là “Khuyến nông”. Ý nghĩa chung
của thuật ngữ này là khuyến nông bao gồm việc sử dụng có suy nghĩ các thơng tin
để giúp người ta tự hình thành ý kiến và đưa ra những quyết định đúng đắn.
“Khuyến nông là phương pháp động, nhận thông tin có lợi tới người dân và
giúp họ thu được những kiến thức, kỹ năng và những quan điểm cần thiết nhằm sử
dụng một cách có hiệu quả thơng tin hoặc kỹ thuật này” (B.E. Swanson và
J.B.Claar).
“Khuyến nông là một sự giao tiếp thông tin tỉnh táo nhằm giúp nông dân
hình thành các ý kiến hợp lý và tạo ra các quyết định đúng đắn” (A.W.Van den Ban
và H.S Hawkins, 1988).
“Khuyến nơng được xem như một tiến trình của việc hoà nhập các kiến thức
khoa học kỹ thuật hiện đại, các quan điểm, kỹ năng để quyết định cái gì cần làm,
cách thức làm trên cơ sở cộng đồng địa phương sử dụng các nguồn tài nguyên tại
chỗ với sự trợ giúp từ bên ngồi để có khả năng vượt qua các trở ngại gặp phải”
(D.Sim và H.A.Hilmi, 1987).
“Khuyến nông là làm việc với nơng dân, lắng nghe những khó khăn, các nhu
cầu và giúp họ tự quyết định giải quyết vấn đề chính của họ” (Malla – A Munual
for training Field Workers, 1989).

5


“Khuyến nơng là một q trình giáo dục. Các hệ thống khuyến nông thông
báo, thuyết phục và kết nối con người, thúc đẩy các dịng thơng tin giữa nơng dân
và các đối tượng sử dụng tài nguyên khác, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và
các nhà lãnh đạo” (Falconer, J. – Forestry, A Review, 1987).
“Khuyến nông là một từ tổng quát để chỉ tất cả các công việc có liên quan
đến sự nghiệp phát triển nơng thơn, đó là một hệ thống giáo dục ngồi nhà trường,

trong đó có người già và người trẻ học bằng cách thực hành” (Thomas, G. Floes).
“Khuyến nơng là một q trình chuyển giao kiến thức, đào tạo kỹ năng và trợ
giúp những điều kiện vật chất cần thiết cho nông dân để họ có đủ khả năng tự giải
quyết được những cơng việc của chính mình nhằm nâng cao đời sống vật chất của
gia đình và cộng đồng” (Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV, Tổ chức Đồn kết quốc
tế vì Hợp tác và phát triển CIDSE, Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội sông Đà
SFDP và các Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lai Châu, Sơn La, Thái Nguyên).

Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời
giúp cho họ hiểu được những chủ trương, chính sách về nơng nghiệp, những kiến
thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin thị trường, để họ
có đủ khả năng tự giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy
mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát
triển nơng thơn mới (Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới (FAO)).


Việt Nam, khuyến nông được định nghĩa là một hệ thống các biện pháp
giáo dục cho nông dân nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao
đời sống vật chất tinh thần cho nông dân, xây dựng và phát triển nông thôn mới.
Hiểu theo nghĩa hẹp, khuyến nông là một tiến trình giáo dục người nơng dân
một cách khơng chính thức. Nó đem đến cho người nơng dân những thông tin và
lời khuyên để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Khuyến nông là sử dụng
các cơ quan, các trung tâm khoa học nông nghiệp để phổ biến, mở rộng các kết
quả nghiên cứu tới người nông dân bằng các phương pháp thích hợp để họ áp dụng
nhằm thu được hiệu quả tốt hơn (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2007).
Hiểu theo nghĩa rộng, khuyến nông là khái niệm chung để chỉ tất cả những
hoạt động hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn như hướng dẫn tiến bộ kỹ

6



thuật, định hướng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giúp người nơng dân hiểu biết chính
sách, pháp luật nhà nước, phát triển khả năng tự quản lý, điều hành và tổ chức các
hoạt động xã hội, tăng cường liên kết cộng đồng nông thôn (Trung tâm Khuyến
nông Quốc gia, 2007).
Khuyến nơng là cách giáo dục ngồi học đường cho nơng dân, đó là q trình
vận động, quảng bá, khuyến cáo người nông dân theo nguyên tắc tự nguyện, không
áp đặt. Đây cũng là quá trình tiếp thu kiến thức và kỹ năng một cách dần dần và tự
giác của người nơng dân (Trung tâm Khuyến nơng Quốc gia, 2007).
Tóm lại, khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân,
đồng thời giúp họ hiểu được chủ trương, chính sách về nơng nghiêp, những kiến
thức về kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, những thông tin thị trường, để họ có đủ khả
năng tự giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản
xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nơng
thơn.
2.1.1.2. Khái niệm chất lượng
Chất lượng nói chung và chất lượng sản phẩm dịch vụ nói riêng là một phạm
trù khá phức tạp và có nhiều quan điểm khác nhau về phạm trù này. Có rất nhiều
quan điểm khác nhau về chất lượng, sự khác nhau xuất phát từ quan điểm nghiên
cứu, điều kiện và mục tiêu nghiên cứu. Hiện nay có một số khái niệm về chất
lượng sản phẩm, dịch vụ đã được các chuyên gia chất lượng đưa ra như sau:
Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản cùa sự vật (sự việc)
…làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác (Từ điển tiếng
Việt phổ thơng).
Chất lượng là mức hồn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối,
dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản (Oxford Pocket Dictionary).
Chất lượng là tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thoả mãn nhu
cầu người sử dụng (Tiêu chuẩn Pháp NF X 50 - 109).
Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực
thể (đối tượng) đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm

ẩn (ISO 8402).
"Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu" (theo Juran - một Giáo sư người Mỹ).

"Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định" Theo Giáo
sư Crosby.

7


"Chất lượng là sự sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất" Theo
Giáo sư người Nhật – Ishikawa.
Khái niệm về chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9000:2005 sau đây
với tính khái quát, tính ứng dụng cao nên được chấp nhận rộng rãi và thống nhất
chung về định nghĩa chất lượng sản phẩm:
“Chất lượng sản phẩm là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có của
sản phẩm đáp ứng các u cầu” ( Nguyễn Đình Phan, 2008).
Quan điểm của quản trị doanh nghiệp hiện đại cho rằng “Chất lượng sản
phẩm là mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tại một thời điểm xác định,
được đo bằng các thuộc tính khác nhau” (Đỗ Cơng Nơng, 2010).
Về chất lượng dịch vụ có một số quan điểm nghiên cứu sau:
Theo ISO 8402, “ Chất lượng dịch vụ là tập hợp các đặc tính của một đối
tượng, tạo cho đối tượng đó khả năng thoả mãn những yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm
ẩn” (Nguyễn Xuân Điền, 2008).
Một số quan điểm khác lại cho rằng “Chất lượng dịch vụ là sự thoả mãn
khách hàng được đo bằng hiệu số giữa chất lượng mong đợi và chất lượng thực tế
đạt được.
2.1.1.3. Khái niệm chất lượng cơng tác khuyến nơng
Nếu dưới góc độ nhà cung ứng dịch vụ (ví dụ các tổ chức khuyến nơng) mà
nói, chất lượng dịch vụ một cách đơn giản, dễ hiểu chính là dịch vụ tốt, xấu, hay,
dở. Nghĩa thơng thường chất lượng dịch vụ cao chính là dịch vụ tốt, ngược lại,

chất lượng dịch vụ thấp chính là dịch vụ không tốt. Chủ thể đưa ra quan điểm dịch
vụ tốt hay xấu ở đây chính là lực lượng khách hàng (người thụ hưởng) của doanh
nghiệp hoặc của tổ chức. Chất lượng dịch vụ cao thì khách hàng hoặc đối tượng
hưởng thụ cho rằng dịch vụ tốt, chất lượng không cao khách hàng nói khơng tốt,
vậy trường hợp này dịch vụ khơng thay đổi theo chiều hướng tích cực có thể dẫn
đến đình trệ hoạt động của tổ chức.
Nơng nghiệp bao gồm các hoạt động ni trồng thuộc nhóm các hoạt động
sản xuất nhưng khuyến nông lại là hoạt động dịch vụ. Loại dịch vụ này được coi là
dịch vụ hỗ trợ đối với sản xuất nông nghiệp nhằm làm cho sản xuất nông nghiệp
đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn. Do đó, chất lượng hoạt

8


động khuyến nông cần được tiếp cận theo hướng chất lượng dịch vụ phục vụ sản
xuất nông nghiệp.
Từ những phân tích trên có thể đưa ra quan niệm về chất lượng hoạt động
khuyến nông như sau “Chất lượng của hoạt động khuyến nông là mức độ thỏa
mãn nhu cầu của bà con nông dân của các tổ chức khuyến nông trong q trình
cung cấp các dịch vụ khuyến nơng”.
Chất lượng của hoạt động khuyến nông được xác định bằng các thuộc tính cụ
thể như mức độ dễ tiếp cận, dễ hiểu, dễ thực hiện của các chương trình cụ thể. Mặt
khác, chất lượng hoạt động khuyến nơng cịn được đo bằng kỹ năng, trình độ của
các chuyên gia, kỹ sư trong các hoạt động tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao kỹ
thuật cơng nghệ cũng như tính thích hợp của các chương trình, phương pháp được
áp dụng trong hoạt động khuyến nơng.
Trên thực tế, nhu cầu có thể thay đổi theo thời gian, vì thế, cần xem xét định
kỳ các yêu cầu chất lượng để có thể bảo đảm lúc nào sản phẩm của doanh nghiệp
làm ra cũng thoả mãn tốt nhu cầu của người tiêu dùng. Các nhu cầu thường được
chuyển thành các đặc tính với các tiêu chuẩn nhất định. Nhu cầu có thể bao gồm

tính năng sử dụng, tính dễ sử dụng, tính sẵn sàng, độ tin cậy, tính thuận tiện và dễ
dàng trong sửa chữa, tính an tồn, thẩm mỹ, các tác động đến mơi trường. Phong
tục, tập quán của một cộng đồng có thể phủ định hồn tồn những thứ mà thơng
thường người ta xem là có chất lượng. Một cách tổng quát, chúng ta có thể hiểu
chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu. Sự phù hợp này phải được thể hiện trên cả 3
phương diện, mà ta có thể gọi tắt là 3P đó là:
(1)Performance hay Perfectibility: hiệu năng, khả năng hồn thiện; (2) Price: giá
thoả mãn nhu cầu: (3)Punctuallity: đúng thời điểm.
Như vậy chất lượng khuyến nông nghĩa là khả năng làm thoả mãn nhu cầu về
các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới; các chủ trương đường lối chính sách của Đảng,
Nhà nước; các thơng tin chính trị, xã hội, kinh tế thị trường trong nước và trên thế
giới; Nâng cao tay nghề, khả năng tự chủ, tự quyết định sản xuất, quản lý kinh tế...
cho người nông dân của các cán bộ khuyến nơng.
2.1.2. Vai trị, ngun tắc và phương pháp hoạt động của khuyến nơng
2.1.2.1. Vai trị của khuyến nông
+

Khuyến nông là cầu nối giữa khoa học và thực tiễn

9


Nhà nước
Nhu cầu của người dân
Cơ quan
nghiên cứu
Vi
ện
Tr
ường

Tr
ung tâm
- Doanh
nghiệp

Chính sách

Khuyến nơng
TBKT

Nhu cầu

KN nhà
nước
KN phi
chính phủ

KN cơng
ty, DN

Sơ đồ 2.1. Mối quan hệ giữa nhà nước, khuyến nông, người dân
Dương Thị Lan Anh (2008)

Chiều thứ nhất, các tiến bộ KHKT do các viện, trung tâm nghiên cứu phát
minh, người nông dân khơng có điều kiện tiếp cận. Vì vậy mà cán bộ khuyến nơng
tiếp thu những kỹ thuật đó sau đó thu hút sự tham gia, truyền bá những kiến thức
lại cho nông dân (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2007).
Chiều thứ hai, cán bộ khuyến nơng tìm hiểu, nắm được tâm tư nguyện vọng
nhu cầu của người dân phản ánh đến các cơ quan nghiên cứu để nghiên cứu ra
những kỹ thuật tiến bộ phù hợp với nhu cầu và điều kiện của nông dân. Thực hiện

mục tiêu đáp ứng những cái mà nông dân cần.
+ Huy động nguồn lực đầu tư cho sản xuất
Huy động sự tham gia của nơng dân, của các cấp chính quyền từ trung ương
đến địa phương quan tâm tới công tác khuyến nông để đạt mục tiêu xã hội hóa
khuyến nơng. Huy động được vốn từ nhiều nguồn, từ sự tiết kiệm của người dân,
từ các hộ giúp nhau, từ các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngồi nước (Trung
tâm Khuyến nơng Quốc gia, 2007).
+

Thúc đẩy sự hợp tác giữa các cơ quan, ban ngành và doanh nghiệp trong

xã hội.
Sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các nhà sản xuất đầu vào, đầu ra, marketing…tạo ra
mạng lưới sản xuất tiêu thụ hợp lý, làm cho việc sản xuất có hiệu quả hơn đem lại
lợi ích cho cả người sản xuất và tiêu dùng.

10


+

Tăng cường khối đồn kết cơng - nơng - thương, thông qua sự giúp đỡ của

Nhà nước, các tổ chức xã hội, các cơ quan nghiên cứu khoa học, tổ chức tín dụng,
các trung tâm và cán bộ khuyến nơng để làm tốt từ khâu sản xuất, chế biến, tiêu
thụ một cách tốt nhất nâng cao chất lượng sản phẩm và thu nhập cho các khối kinh
tế, tạo việc làm cho người lao động (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2007).

+


Góp phần xóa đói giảm nghèo thơng qua các hoạt động của khuyến nơng

nhằm nâng cao trình độ người sản xuất, nâng cao năng lực cho nông dân, nâng cao
năng suất cây trồng, vật nuôi, hiệu quả sản xuất qua đó nâng cao thu nhập cho
nơng dân (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2007).
2.1.2.2. Nguyên tắc hoạt động khuyến nông
Xuất phát từ nhu cầu của nông dân và yêu cầu phát triển nơng nghiệp của
nhà nước.
Phát huy vai trị chủ động, tích cực và sự tham gia tự nguyện của nông dân
trong hoạt động khuyến nông.
Liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, cơ sở nghiên cứu khoa học, các
doanh nghiệp với nông dân và giữa nông dân với nơng dân.
-

Xã hội hố hoạt động khuyến nơng, đa dạng hố các dịch vụ khuyến nơng

để huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngồi tham gia
hoạt động khuyến nơng.
-

Dân chủ, cơng khai, có sự giám sát của cộng đồng.

Nội dung, phương pháp khuyến nơng phù hợp với từng vùng miền, địa bàn
và nhóm đối tượng nông dân, cộng đồng dân tộc khác nhau.
Qua thực tế cơng tác thì để nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nơng thì ta
có thể tổng kết được những nguyên tắc sau:
Nguyên tắc tự nguyên dân chủ và cùng có lợi: Đây là một nguyên tắc quan
trọng, kể từ sau “Khốn 10” thì người nơng sân được giao quyền tự chủ trong sản
xuất kinh doanh, nên cán bộ khuyến nông cũng phải tự nguyện giúp đỡ người nông
dân cho dù nhiệm vụ có khó khăn vất vả. Khuyến nông không được áp đặt mệnh

lệnh không nên chạy theo thành tích gị ép nơng dân. Và khuyến nơng

11


không làm thay cho nông dân mà chỉ giúp đỡ họ về cách thức, phương diện kỹ
thuật, thông tin để họ tự mình hồn thành cơng việc.
Ngun tắc khơng bao cấp nhưng hỗ trợ: Bao cấp là cho không nông dân
điều này là hồn tồn khơng nên vì nếu cho khơng như vậy thì người dân sẽ ỷ lại
Nhà nước, ít có trách nhiệm với việc làm của mình nên năng suất lao động thấp
dẫn đến khơng có hiệu quả. Do đó khuyến nơng chỉ nên hỗ trợ một phần giúp đỡ
nơng dân để họ tự mình vươn lên và có ý thức cố gắng phấn đấu. Sự nỗ lực của
nơng dân là nhân tố bên trong mang tính chất quyết định và khuyến nơng là nhân
tố bên ngồi rất quan trọng. Khuyến nông như một chất xúc tác của một phản ứng
hố học, khi có chất xúc tác thì phản ứng hoá học sẽ xảy ra với tốc độ nhanh hơn.
Khuyến nông - chất xúc tác đã giúp nông dân có cơ hội thực hiện tốt và nhanh một
cơng việc nào đó họ đang quan tâm và mở rộng quy mơ áp dụng.

Ngun tắc làm tốt vai trị cầu nối và thông tin hai chiều: Khuyến nông phải
làm tốt nguyên tắc này vì trình độ kiến thức xã hội của nơng dân cịn hạn chế nên
phải tăng cường truyền đạt thơng tin cho họ. Mặt khác cũng nhờ đó có thể biết
được những tâm tư nguyện vọng của người nông dân.
Nguyên tắc công khai công bằng: Khuyến nông hoạt động công khai, tạo
điều kiện giúp đỡ cho mọi thành viên, mọi tầng lớp nông dân, đực biệt là những
đối tượng nơng dân nghèo khó làm ăn kém hiệu quả.
Ngun tắc phù hợp với đường lối chủ trương chính sách của Đảng và
Chính phủ: Mọi chương trình dự án nếu phù hợp với đường lối chủ trưởng chính
sách của Đảng và Chính phủ thì nội dung khuyến nơng đó tiến hành thuận lợi và
khả năng thành công là khá cao. Ngược lại thì nội dung khuyến nơng khó có thể
thực hiện được.

Nguyên tắc khuyến nông không hoạt động độc lập mà phối hợp với các
ngành, các cấp, các tổ chức và dịch vụ hỗ trợ.
2.1.2.3. Phương pháp hoạt động khuyến nông
Hiện nay dựa vào phương thức tác động từ cán bộ khuyến nông đến hộ nông
dân, phương pháp khuyến nông được chia làm 3 nhóm là phương pháp cá nhân,
phương pháp nhóm, phương pháp thơng tin đại chúng.

12


×