Tải bản đầy đủ (.docx) (147 trang)

Luận văn thạc sĩ giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện yên thế, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.83 KB, 147 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VI THẾ SƠN

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA
CỦA THANH NIÊN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ


CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ

KHĂN HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH
BẮC GIANG
Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Hồ Ngọc Ninh


NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả


nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được
sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ khóa học nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Vi Thế Sơn

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, ngoài sự
cố gắng nỗ lực của bản thân, tơi cịn nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các
thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Hồ Ngọc Ninh, giảng viên
Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian giúp đỡ tơi
trong suốt q trình thực tập và hồn thiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và
hồn thành luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới Tỉnh đoàn thanh niên, Ban Dân tộc, Văn phòng
UBND tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện, Huyện đồn, các phịng ban chun mơn; cấp
ủy, chính quyền, Đồn thanh niên các xã đặc biệt khó khăn; cán bộ Đoàn, đoàn viên,
thanh niên và nhân dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.

Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến kích tơi trong suốt
q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Vi Thế Sơn

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................. 1
Lời cảm ơn................................................................................................................................. ii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................. vi
Danh mục bảng....................................................................................................................... vii
Danh mục hộp ý kiến.............................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... x
Thesis abstract........................................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 2
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................... 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3
1.5.

Đóng góp mới của luận văn……………………………………………….........4

Phần 2. Tổng quan tài liệu................................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận................................................................................................................ 5

2.1.1. Một số khái niệm cơ bản........................................................................................... 5
2.1.2. Nội dung tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế .................................. 8
2.1.3. Các giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát triển
kinh tế........................................................................................................................... 9
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của thanh niên trong phát triển

kinh tế......................................................................................................................... 11
2.2.

Cơ sở thực tiễn về sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ...........14

2.2.1. Các chính sách liên quan đến thanh niên trong phát triển kinh tế ở các
xã đặc biệt khó khăn................................................................................................ 14
2.2.2. Một số chính sách đối với các xã đặc biệt khó khăn hiện nay của tỉnh
Bắc Giang.................................................................................................................. 22

iii


2.2.3

Kinh nghiệm tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế tại vùng
khó khăn ở một số địa phương ở Việt Nam......................................................... 26

2.2.4. Bài học kinh nghiệm cho huyện Yên Thế về sự tham gia của thanh niên
trong phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn............................................ 29
2.3.

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài .......................... 31

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 32
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................................. 32

3.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................................... 32

3.1.2. Đặc điểm kinh tế -xã hội.......................................................................................... 33
3.2.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 43

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.................................................................................. 43
3.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu................................................................. 44
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu................................................................................ 44
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................................. 45
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận...................................................................... 47
4.1.

Thực trạng tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc

biệt khó khăn huyện yên thế, tỉnh bắc giang........................................................ 47
4.1.1. Tình hình triển khai một số chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh
tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện n Thế................................ 47
4.1.2. Tình hình thực hiện các chương trình, dự án của đồn thanh niên trong
phát triển kinh tế huyện Yên Thế........................................................................... 51
4.1.3. Kết quả thực hiện các chính sách và giải pháp hỗ trợ thanh niên tham
gia phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện Yên Thế ....................53
4.1.4. Thực trạng tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc
biệt khó khăn huyện Yên Thế................................................................................. 63
4.1.5. Kết quả của thanh niên tham gia phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó
khăn huyện Yên Thế................................................................................................ 79
4.1.6. Đánh giá chung về sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở
các xã đặc biệt khó khăn huyện n Thế............................................................. 83
4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của thanh niên vào

phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện yên thế ............................. 85

4.2.1. Năng lực của tổ chức Đoàn thanh niên và cán bộ Đoàn..................................... 85

iv


4.2.2. Các yếu tố thuộc về bản thân thanh niên.............................................................. 87
4.2.3. Cơ chế, chính sách liên quan thanh niên............................................................... 90
4.2.4. Phong tục tập quán................................................................................................... 91
4.2.5. Môi trường sống........................................................................................................ 91
4.3.

Giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh
tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện Yên Thế, tỉnh bắc giang.......................... 92

4.3.1. Quan điểm và định hướng....................................................................................... 92
4.3.2. Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát
triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện Yên Thế................................... 92
Phần 5. Kết luận và kiến nghị......................................................................................... 100
5.1.

Kết luận.................................................................................................................... 100

5.2.

Kiến nghị................................................................................................................. 101

5.2.1. Đối với Đảng, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương................................. 101
5.2.2. Đối với Đảng bộ, UBND tỉnh Bắc Giang........................................................... 101

5.2.3. Đối với các cơ quan chính quyền, đồn thể ở địa phương ............................... 102
5.2.4. Đối với tổ chức Đoàn và đoàn viên, thanh niên huyện Yên Thế.................... 102
Tài liệu tham khảo................................................................................................................ 104
Phụ lục................................................................................................................................... 107

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CLB

Câu lạc bộ

CSXH

Chính sách xã hội

ĐBKK

Đặc biệt khó khăn


ĐVTN

Đồn viên thanh niên

HĐND

Hội đồng nhân dân

KD-DV

Kinh doanh – Dịch vụ

KHKT

Khoa học kĩ thuật

KHCN

Khoa học công nghệ

KT-XH

Kinh tế - xã hội

LLCT

Lý luận chính trị

MTTQ


Mặt trận Tổ quốc

NN và PTTN

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBDT

Ủy ban dân tộc

UBND

Ủy ban nhân dân

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình

Bảng 3.2.

Tình hìn

(2013- 2
Bảng 3.3.

Kết quả

đoạn 20
Bảng 4.1.

Tình hìn

nghề, tạo
Bảng 4.2.

Đánh gi

niên phá
Bảng 4.3.


Giải quy

tín dụng
Bảng 4.4.

Số lượng

thị trấn t
Bảng 4.5.

Đánh gi

phát triể
Bảng 4.6.

Thực trạ
đặc biệt

Bảng 4.7.

Thực trạ

theo tình
Bảng 4.8.

Đánh gi
vào sản

Bảng 4.9.


Thực trạ

sản xuất
Bảng 4.10.

Thực trạ

sản xuất
Bảng 4.11.

Đánh gi
bộ khoa

Bảng 4.12.

Thực trạ

phát triể
Bảng 4.13.

Tình hìn

quản lý t

vii


Bảng 4.14. Khó khăn của thanh niên trong vay vốn phát triển sản xuất .......................74
Bảng 4.15. Thanh niên tham gia các mơ hình kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn
huyện Yên Thế 78

Bảng 4.16. Thực trạng thanh niên ở các xã đặc biệt khó khăn tham gia xây dựng
mơ hình phát triển kinh tế

77

Bảng 4.17. Thanh niên tiếp cận thông tin trong phát triển kinh tế ................................. 81
Bảng 4.18. Nguồn gốc đất sử dụng để phát triển kinh tế................................................. 80
Bảng 4.19. Thu nhập bình qn từ các mơ hình kinh tế của thanh niên điều tra ở
các xã đặc biệt khó khăn huyện Yên Thế

80

Bảng 4.20. Thu nhập bình qn từ các mơ hình kinh tế của thanh niên điều tra,
theo đối tượng thanh niên

81

Bảng 4.21. Đánh giá của thanh niên về những rủi ro trong sản xuất ............................. 82
Bảng 4.22. Quyết định đầu tư mở rộng sản xuất của thanh niên .................................... 83
Bảng 4.23. Trình độ học vấn của cán bộ Đoàn ở các xã điều tra................................... 86
Bảng 4.24. Trình độ học vấn của ĐVTN ở các xã điều tra.............................................. 88

viii


DANH MỤC HỘP Ý KIẾN
Hộp 4.1. Ý kiến của ĐVTN tham gia tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật ...........69
Hộp 4.2. Ý kiến của cán bộ Đoàn về vốn vay phát triển kinh tế ...................................... 71
Hộp 4.3. Ý kiến của cán bộ Đồn trong việc xây dựng mơ hình kinh tế ........................75
Hộp 4.4. Ý kiến về năng lực của cán bộ Đoàn.................................................................... 87

Hộp 4.5. Ý kiến về năng lực của bản thân thanh niên....................................................... 89

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tác giả: Vi Thế Sơn
Tên đề tài: “Giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong
phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang”.
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60.62.01.15

Tên cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu chung của luận văn là trên cơ sở đánh giá thực trạng
tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện
Yên Thế, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường và thu hút sự tham gia của
thanh niên trong phát triển kinh tế góp phần nâng cao đời sống của người dân ở địa
bàn nghiên cứu.
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như thu thập số liệu sơ
cấp và thứ cấp; phương pháp thống kê mô tả; và phương pháp thống kê so sánh
nhằm thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đề ra.
Một số giải pháp hiện nay huyện Yên Thế đang thực hiện để thu hút sự tham
gia của thanh niên phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn như: tập huấn
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào phát triển sản xuất; Giải quyết việc làm cho thanh
niên; Tư vấn, định hướng nghề nghiệp; và đào tạo nghề cho lực lượng thanh niên.
Nhìn chung, các giải pháp này bước đầu đã đem lại một số kết quả tốt giúp thanh
niên các xã đặc biệt khó khăn tiếp cận được với các nguồn lực (vốn, khoa học kỹ
thuật, thông tin..) để phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập và đời sống. Bên cạnh
những kết quả đạt được thì các giải pháp thu hút sự tham gia của thanh niên trong

phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện n Thế cịn gặp một số khó
khăn và trở ngại như điều kiện kinh tế -xã hội của các địa phương còn hạn chế nên
thiếu các nguồn lực hỗ trợ cho thanh niên phát triển kinh tế; năng lực của cán bộ
đồn cơ sở cịn hạn chế, và một số chính sách cho thanh niên ở vùng đặc biệt khó
khăn chưa thực sự hợp lý.
Kết quả nghiên cứu về thực trạng thanh niên tham gia vào phát triển kinh tế
trong thời gian qua ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Yên Thế cho thấy,
thanh niên tham gia vào phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế nhất định: (i) Thiếu

x


kiến thức quản lý kinh tế; kỹ thuật sản xuất; còn chưa mạnh dạn áp dụng tiến bộ
KHKT vào sản xuất, kinh doanh; (ii) Thiếu vốn cho thanh niên vay để đầu tư sản
xuất kinh doanh; nguồn vốn vay từ các ngân hàng cịn ít do thiếu tài sản thế chấp;
các thủ tục cho vay vốn rườm rà, chất lượng tín dụng của các ngân hàng cịn nhiều
hạn chế; (iii) Thiếu nguồn lực hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên các hoạt động
hướng nghiệp, tạo việc làm cho thanh niên cịn hạn chế; cung cấp thơng tin về thị
trường cịn ít được quan tâm; (iv) Thiếu nguồn lực để hỗ trợ xây dựng các mơ hình
kinh tế; giúp đỡ thanh niên phát triển kinh tế thông qua phong trào “Thanh niên thi
đua sản xuất kinh doanh giỏi”; (v) Công tác quản lý nhà nước, việc cải cách thủ
tục hành chính thực hiện cơ chế dành cho thanh niên cịn thiếu sự phối hợp. Tổ
chức đồn thanh niên chưa có nhiều giải pháp thu hút đoàn viên, thanh niên tham
gia vào các hoạt động ở địa phương, đặc biệt trong phát triển kinh tế; một số cán
bộ đoàn cơ sở cịn yếu về chun mơn, nghiệp vụ nên việc cụ thể hóa các phong
trào của đồn cịn hạn chế.
Một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát
triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện Yên Thế trong thời gian tới gồm:
Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ thuật sản xuất cho cán bộ và đoàn thanh
niên; Tăng cường huy động vốn cho thanh niên vay để phát triển sản xuất; phát

triển các mơ hình kinh tế; tăng cường các yếu tố thúc đẩy sự tham gia của thanh
niên phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho thanh niên.

xi


THESIS ABSTRACT
Name of author: Vi The Son
Thesis title: “Solutions for enhancing the participation of youths in
economic development in especially difficult communes in Yen The district, Bac
Giang province”.
Major: Agricultural economics

Code: 60.62.01.15

Name of the educational institution: Vietnam National University of
Agriculture
The general objective of the research is to evaluate how youths participated
in economic development in especially difficult communes in Yen The district, and
then to propose solutions for enhancing and attracting youth participation in
economic development, thereby helping to improving living standards of local
people at the study site.
The thesis employed several research methodologies such as primary data
collection and secondary data collection; descriptive statistics and comparative
statistical analysis in order to fulfill the research objectives.
During the study period, Yen The district was implementing some solutions
for attracting youth participation in economic development in especially difficult
communes as follows: Organizing training sessions to transfer advanced
techniques of production; Creating employment opportunities for young people;
Providing career guidance service; and Providing vocational training for young

people. In general, these solutions have brought about positive results, helping the
youth in especially difficult communes to gain access to various resources (capital,
science and technology, information, etc.) for economic development as well as for
income and living standard enhancement. Despite the achievements, the above
solutions for attracting youth participation in economic development in especially
difficult communes in Yen The district still had some limititations, such as the lack
of resources for supporting youths in economic development which was resulted
from the fact that local economic and social conditions of the communes were
limited; limited capacities of the local

xii


Youth union officals, and the fact that some policies for youths in especially
difficult areas were not really reasonable.
The study of youth participation in economic development in especially
difficult communes in Yen The district in recent years shows that there were some
specific limitations of the youth participation in economic development as follows:
(i) The young people did not understand economic management and production
techniques; and they were not confident in applying scientific and technological
advances into production and business; (ii) Lack of lending to youths for
production and business investment; limited bank lending due to limited assets that
can be used as collaterals for banks; complex lending procedures, and banks’ credit
quality still need improvement; (iii) Lack of resources for providing vocational
training and creating employment opportunities for young people; and little
attention had been paid to providing market information; (iv) Lack of resources for
supporting the development of economic models; and for helping young people to
develop local economics through the youth movement “Young people compete to
achieve good production and business results”; (v) State management and the
reform of administration procedure for youths were not really harmonized. Youth

Union did not have many solutions for attracting members and young people to
participate in local activities, especially in economic development; some local
youth union officials had low capacities, so they had difficulties in implementing
and practicing various youth movements well.
Some possible solutions for enhancing youth participation in economic
development in especially difficult communes in Yen The district in the future that
can be put forward include: Providing more training sessions for improving
production techniques for local officials and the youth unions; Improving capital
mobilization so that young people can have access to capital lending for investing
in production; Developing different economic models; Enhancing factors that help
to promote the participation of youths in economic development and help to
provide employment opportunities for the young.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thanh niên là lực lượng đông đảo hoạt động trên nhiều lĩnh vực của đời
sống xã hội, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Thanh niên là người chủ tương lai
của nước nhà. Thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do
các thanh niên”. Đất nước ta đã và đang tiếp tục hội nhập ngày càng sâu rộng vào
nền kinh tế các quốc gia trong khu vực và toàn cầu. Trong những năm gần đây, từ
trong thực tiễn hoạt động sôi nổi của tuổi trẻ trên khắp các lĩnh vực đã xuất hiện
nhiều thanh niên tiên tiến, nhiều tổ chức Đồn xuất sắc, góp phần to thắm thêm
truyền thống vẻ vang của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Nhiều hoạt
động có ý nghĩa của Đồn tiếp tục được mở rộng như “Xung kích phát triển triển
kinh tế, xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập
nghiệp”… đã tạo được dấu ấn tốt đẹp trong đời sống xã hội.

Trước tình hình đó, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Giang tiếp tục khẳng
định, thanh niên và cơng tác thanh niên có vai trị, vị trí đặc biệt quan trọng và to
lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhằm phát huy sức trẻ,
xung kích, tình nguyện và trí tuệ của các lực lượng thanh niên tích cực đóng góp
xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, góp phần
vào sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng quê hương Bắc
Giang ngày càng giàu mạnh, văn minh.
Trong những năm tới, tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Yên Thế nói
riêng sẽ bước vào một giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) mới với nhiều
cơ hội cũng như phải đối đầu với nhiều thách thức do quá trình hội nhập kinh tế
mang lại. Để chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH trên
cơ sở cân đối nguồn lực, tính tốn các tác động bên trong cũng như bên ngoài, làm
cơ sở cho lãnh đạo huyện chỉ đạo các ngành phối hợp chặt chẽ nhằm khai thác, sử
dụng tối đa các nguồn lực để xây dựng và phát triển KT-XH hiệu quả và bền vững.
Tuy nhiên, sự tham gia của thanh niên vào các hoạt động phát triển kinh tế
của huyện cịn có những hạn chế nhất định nhất là ở các địa bàn khó khăn, cụ thể

1


như: thanh niên còn thiếu kiến thức, kỹ năng; do thiếu vốn, kinh nghiệm sản xuất;
việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh còn hạn chế; nguồn vốn
vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN và PTNT Việt Nam dành cho
thanh niên phát triển kinh tế chưa đáp ứng được nhu cầu của thanh niên; đặc biệt
một số cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành đồn thể chưa quan tâm đúng mức
đến vai trị của thanh niên trong phát triển kinh tế ở địa phương. Vì vậy, Đồn
thanh niên cần có những giải pháp nhằm tăng cường nguồn lực hỗ trợ cho thanh
niên trong phát triển kinh tế ở địa phương khó khăn trong thời gian tới. Xuất phát
từ yêu cầu thực tiễn nêu trên và nhận thức sâu sắc về vai trò của thanh niên trong
q trình phát triển kinh tế, tơi tiến hành ngiên cứu đề tài: “Giải pháp tăng cường

sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các
xã đặc biệt khó khăn huyện Yên Thế, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường và
thu hút sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế góp phần nâng cao đời
sống của người dân ở địa bàn nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia và các giải pháp
thu hút sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế.
-

Đánh giá thực trạng tham gia và các giải pháp thu hút sự tham gia của

thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện Yên Thế, tỉnh
Bắc Giang thời gian qua.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của thanh niên trong phát
triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
-

Đề xuất hoàn thiện các giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của thanh

niên trong phát triển kinh tế các xã đặc biệt khó khăn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc
Giang trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Hiện nay, những giải pháp nào đang được áp dụng nhằm thu hút sự tham
gia của thanh niên vào phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện

2



Yên Thế, tỉnh Bắc Giang? Những khó khăn trong việc áp dụng các giải pháp này là
gì?
-

Thực trạng tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc

biệt khó khăn huyện Yên Thế như thế nào? Đâu là những thuận lợi và khó khăn
của thanh niên trong phát triển kinh tế các xã đặc biệt khó khăn huyện Yên Thế,
tỉnh Bắc Giang?
-

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia của thanh niên trong phát

triển kinh tế các xã đặc biệt khó khăn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang?
Đâu là những giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường sự tham gia của thanh
niên trong phát triển kinh tế các xã đặc biệt khó khăn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc
Giang?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan

đến giải pháp thu hút sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã
đặc biệt khó khăn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
-

Đối tượng khảo sát là thanh niên, tổ chức Đoàn, các cơ quan, đơn vị ở địa


phương có liên quan đến sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các
xã đặc biệt khó khăn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng tham gia của

thanh niên và các giải pháp thu hút sự tham gia của thanh niên trong phát triển
kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn thời gian qua, trong đó tập trung cho các xã Tiến
Thắng, Đồng Hưu của huyện Yên Thế. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự
tham gia của thanh niên vào phát triển kinh tế và từ đó đề xuất giải pháp tăng
cường sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó
khăn của huyện n Thế.
-

Phạm vi khơng gian

Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vị các xã đặc biệt khó khăn của
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, đặc biệt là 2 xã Tiến Thắng và Đồng Hưu.
- Phạm vi thời gian

3


+

Số liệu thứ cấp liên quan đến sự tham gia của thanh niên trong phát triển

kinh tế các xã đặc biệt khó khăn ở địa bàn nghiên cứu được thu thập giai đoạn năm

2013 – 2015.
+
2015.

Số liệu sơ cấp điều tra các đối tượng nghiên cứu được thu thập trong năm
+ Thời gian thực hiện đề tài: 5/2015 – 5/2016.

1.5. Đóng góp mới của luận văn
-

Luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham

gia và các giải pháp thu hút sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế nói
chung và các xã đặc biệt khó khăn nói riêng; Luận văn đã tổng quan các bài học
kinh nghiệm của một số địa phương trong thu hút sự tham gia của thanh niên ở các
xã đặc biệt khó khăn phát triển kinh tế để làm cơ sở cho địa bàn nghiên cứu.
-

Luận văn đã đánh giá thực trạng tham gia và các giải pháp thu hút sự tham

gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện Yên
Thế, tỉnh Bắc Giang thời gian qua; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia
của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện Yên Thế,
tỉnh Bắc Giang; và đã đề xuất hoàn thiện các giải pháp nhằm tăng cường sự tham
gia của thanh niên trong phát triển kinh tế các xã đặc biệt khó khăn huyện Yên
Thế, tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.

4



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về thanh niên
Luật Thanh niên số 53/2005/QH11 ngày 29/11/2005, theo Điều 1 Luật này
quy định về độ tuổi thanh niên như sau: “Thanh niên quy định là công dân Việt
Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi” (Quốc hội, 2005).
Thanh niên là thời kỳ sung sức nhất của mỗi con người về thể chất, có sự
phát triển mạnh về trí tuệ, nhạy bén, năng động, sáng tạo, có nhiều ước mơ, hoài
bão. Thanh niên nước ta là một tầng lớp xã hội rộng lớn, ln có những đóng góp
quan trọng trong các giai đoạn lịch sử phát triển của đất nước (Ban Chấp hành
Trung ương Đoàn, 2013).
Từ khái niệm và sự nhìn nhận về thanh niên mỗi ngành khoa học hoặc theo
góc độ nghiên cứu có định nghĩa theo cách hiểu khác nhau, tùy thuộc vào nội dung
hoặc cấp độ đánh giá khác nhau về thanh niên.
Thanh niên được nhìn nhận từ các nhà tâm lý học: Thanh niên gắn với các
đặc điểm tâm lý lứa tuổi và coi đây là yếu tố cơ bản để phân biệt với các lứa tuổi
khác.
Thanh niên được nhìn nhận từ góc độ xã hội học: Thanh niên là một giai
đoạn xã hội hóa – thời kỳ kết thúc giai đoạn tuổi thơ phụ thuộc, chuyển sang xác
lập vai trò cá nhân qua các hoạt động độc lập với tư cách đầy đủ của một công dân,
là một trong các chủ thể của các quan hệ xã hội.
Thanh niên theo nhìn nhận các nhà kinh tế học: Thanh niên với góc độ là
một lực lượng lao động xã hội hùng hậu, là nguồn bổ sung cho đội ngũ người lao
động trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
Thanh niên được đánh giá về mặt xã hội: Thanh niên là một bộ đông đảo
trong dân cư (Việt Nam quy định độ tuổi thanh niên từ 16 đến 30).
2.1.1.2. Khái niệm sự tham gia của thanh niên
Thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng

khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong

5


thời kỳ đẩy mạnh cơng tác nghiệp hóa, hiện đại hóa” và Nghị quyết Đại hội Đảng
tồn quốc lần thứ XI về thanh niên và công tác thanh niên; mục tiêu cơng tác Đồn
và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2012 – 2017 là: “... Tiếp tục nâng cao chất
lượng tổ chức Đoàn, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên; phát huy vai
trị xung kích cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng,
văn minh, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại vào năm 2020” (Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, 2012).
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đó, địi hỏi vai trị của thanh niên nói
chung, của các cấp bộ Đồn nói riêng cần tích cực tham gia thực hiện các nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, thanh niên tham gia vào phát triển kinh tế
thể hiện ở nội dung khác nhau: chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ trong
sản xuất; xây dựng các mơ hình kinh tế;...
Từ quan điểm trên, chúng tôi rút ra quan niệm về sự tham gia của thanh
niên như sau: Sự tham gia của thanh niên là q trình tác động làm tăng tính hiệu
quả của các hoạt động kinh tế thông qua việc huy động, sử dụng các nguồn lực
nội tại và các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài.
2.1.1.3. Khái niệm sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
X khẳng định quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác thanh niên: “Thanh niên là
rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành
bại của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây
dựng chủ nghĩa xã hội (Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 2008).
Trong tương quan xã hội, thanh niên là lực lượng đơng đảo, có tiềm năng to

lớn, đã và đang giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất
nước. Để tiếp tục phát huy truyền thống của các thế hệ cha anh, Đại hội Đoàn toàn
lần thứ IX phát động và triển khai trong toàn Đoàn và thanh thiếu nhi cả nước
phong trào “Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “Bốn
đồng hành với thanh niên lập, lập nghiệp”. Nước ta đang trong q trình đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần phải có một cách nhìn, một sự nhận thức mới
và hành động đúng đắn về những động lực của sự phát triển kinh tế - xã

6


hội ” (Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, 2012). Trong đó, phải hết sức coi trọng
nguồi lực lao động thanh niên, quan tâm đến tất cả các mặt: số lượng, chất lượng,
cơ cấu và tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động thanh niên của
các ngành, các cấp ở các địa phương (Ban Chấp hành Trung ương Đồn, 2012).
Từ những quan điểm trên, chúng tơi rút ra quan niệm về sự tham gia của
thanh niên vào phát triển kinh tế: Sự tham gia của thanh niên vào phát triển kinh
tế là các hoạt động vận động, lôi cuốn, cổ vũ thanh niên sử dụng tri thức tham gia
vào các loại hình sản xuất, kinh doanh nhằm gia tăng hiệu quả kinh tế, cụ thể:
Chuyển giao khoa học kỹ thuật; xây dựng mơ hình kinh tế; phát triển các loại hình
sản xuất; vai trị của thanh niên trong phát triển kinh tế..
2.1.1.4. Khái niệm xã đặc biệt khó khăn
Căn cứ Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2012 của Thủ
tướng Chính phủ về tiêu chí xác định thơn bản đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng
dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 – 2015 (Thủ tướng Chính phủ, 2012); Quyết
định số 2405/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư
của Chương trình 135 năm 2014 và năm 2015 (Thủ tướng Chính phủ, 2013);
Quyết định số 495/QĐ-TTG ngày 08 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ
về điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 2405/QĐ-TTg hết hiệu lực kể từ ngày Quyết

định này có hiệu lực (Thủ tướng Chính phủ, 2014); Quyết định số 204/QĐ-TTg
ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách các
xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an tồn khu vào diện đầu tư của Chương
trình 135 năm 2016 (Thủ tướng Chính phủ, 2016).
Theo tiêu chí quy định của Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg ngày 18 tháng
7 năm 2012 và Quyết định số 204/QĐ-TTg ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Thủ
tướng Chính phủ; tại Điều 3, Xã thuộc vùng dân tộc và miền núi được xác định
theo 3 khu vực: Xã khu vực III là xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất:
Tiêu chí xã khu vực III: Xã khu vực III là xã có ít nhất 4 trong 5 tiêu chí sau: (a)
Số thôn đặc biệt khó khăn cịn từ 35% trở lên (tiêu chí bắt buộc); (b) Tỷ lệ hộ
nghèo và cận nghèo từ 45% trở lên; trong đó tỷ lệ hộ nghèo phải từ 20% trở lên;
(c) Có ít nhất 3 trong 5 điều kiện sau: Đường trục xã, liên xã chưa được nhựa hóa,
bê tơng hóa; Cịn có ít nhất một thơn chưa có điện lưới quốc gia; Chưa đủ phịng
học cho lớp tiểu học hoặc các lớp học ở thôn theo quy định của Bộ Giáo

7


dục và Đào tạo; Trạm y tế xã chưa đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế; Nhà văn
hóa xã chưa đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hố, Thể thao và Du lịch; (d) Có
ít nhất 2 trong 3 điều kiện sau: Còn từ 30% số hộ chưa có nước sinh hoạt hợp vệ
sinh; Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo nghề trên 60%; Trên 50% cán bộ chuyên
trách, công chức xã chưa đạt chuẩn theo quy định; (đ) Có ít nhất 2 trong 3 điều
kiện: Còn từ 20% số hộ trở lên thiếu đất sản xuất theo quy định; Chưa có cán bộ
khuyến nơng, khuyến lâm, khuyến ngư xã đạt chuẩn; Dưới 10% số hộ làm nghề
phi nơng nghiệp.
Như vậy, các xã đặc biệt khó khăn được xác định là các xã có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn nhất.
2.1.2. Nội dung tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế
2.1.2.1. Chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ

Tổ chức các hoạt động tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật,
công nghệ mới giúp thanh niên tiếp cận ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh.
Các ban, ngành chức năng lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp
với điều kiện ở địa phương nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm có giá trị
kinh tế cao.
-

Tích cực tun truyền, vận động đoàn viên, thanh niên chuyển đổi cơ cấu

cây trồng, vật nuôi.
Thông qua các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, bồi dưỡng
chuyên môn, các hoạt động khuyến nơng góp phần nâng cao trình độ sản xuất của
thanh niên.
2.1.2.2. Xây dựng các mơ hình kinh tế
Hướng dẫn đoàn viên, thanh niên thành lập các câu lạc bộ khuyến nông,
thanh niên làm kinh tế giỏi; xây dựng các hình thức liên kết sản xuất, kinh doanh;
thành lập các mơ hình tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên.
Đồn thanh niên các cấp tổ chức triển khai, khai thác và sử dụng hiệu quả
các nguồn vốn vay từ các Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN và PTNT, Quỹ Quốc
gia giải quyết việc làm 120, trong đó ưu tiên các nguồn vốn ưu đãi dành cho ở các
xã đặc biệt khó khăn.
Cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để phát
triển và nhân rộng các mơ hình kinh tế do thanh niên làm chủ nhằm giải quyết

8


việc làm tại chỗ, tăng thu nhập ổn định cuộc sống cho đồn viên, thanh niên, góp
phần thực hiện tốt các chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Tổ chức các hoạt động tham quan thực tế tại các mơ hình kinh tế tiêu biểu

để giúp thanh niên được học tập kinh nghiệm.
2.1.2.3. Phát triển sản xuất, kinh doanh
Thanh niên là chủ thể trong phát triển kinh tế và có ý nghĩa quan trọng
quyết định tăng tính hiệu quả của các hoạt động kinh tế thông qua huy động, sử
dụng nguồn lực của gia đình và địa phương. Trong đó thanh niên trong phát triển
kinh tế được chia thành hai nhóm như sau:
*
Thanh niên ở cùng bố mẹ: Họ tham gia đóng góp ý kiến, bàn bạc với các
thành viên trong gia đình để đưa ra hình thức phát triển sản xuất, kinh doanh đối
với gia đình. Do vậy, họ giới hạn một phần về quyền quyết định sản xuất nên có sự
ảnh hưởng đến phát triển kinh tế gia đình.
*
Thanh niên là chủ gia đình: Họ có vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt
động trong gia đình, chủ động đưa ra các quyết định đến việc đầu tư sản xuất, kinh
doanh, phát triển kinh tế gia đình. Vì vậy, thanh niên là chủ gia đình thì sự ảnh
hưởng trong quản lý điều hành sản xuất có tính quyết định nhiều hơn.
2.1.3. Các giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát triển
kinh tế
2.1.3.1. Giải pháp tổ chức các hoạt động tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật

Tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, các hoạt động
khuyến nông cho thanh niên. Hằng năm, Đồn thanh niên chủ trì, phối hợp các
ban, ngành chức năng xây dựng nguồn kinh phí cho các lớp tập huấn trung hạn, dài
hạn để thanh niên tham gia học tập.
Tổ chức các hoạt động tham quan mơ hình kinh tế điển hình để thanh
niên có điều kiện học hỏi, sáng tạo trong q trình tự áp dụng tại địa phương.
2.1.3.2. Giải pháp dạy nghề, hướng nghiệp
Chủ trì xây dựng các chương trình dạy nghề, hướng nghiệp phù hợp với
nhu cầu thực tế của thanh niên. Phối hợp tổ chức mở các lớp dạy nghề ngắn hạn
cho thanh niên khu vực nông thôn.

Tổ chức các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp cho thanh niên, đặc biệt là
đoàn viên, thanh niên chuẩn bị học hết THPT.

9


2.1.3.3. Giải pháp giải quyết việc làm
-

Tổ chức Đoàn thanh niên cần chủ động đề xuất với các ngành chức năng,

kết nối với các công ty, doanh nghiệp tổ chức ký kết các chương trình tiếp nhận
thanh niên sau khi kết thúc khóa đào tạo nghề.
-

Đẩy mạnh cơng tác tun truyền, vận động thanh niên xuất khẩu lao động

ở nước ngồi.
-

Hỗ trợ phát triển các loại hình sản xuất kinh doanh nhằm tạo việc làm cho

từng đối tượng thanh niên. Trong đó, chú trọng các ngành nghề tiểu thủ cơng
nghiệp, ngành nghề truyền thống, kinh doanh nhỏ,...
2.1.3.4. Giải pháp hỗ trợ vay vốn và phát triển kinh tế
Vốn là một nguồn lực quan trọng để phát triển sản xuất kinh doanh. Do đặc
thù của sản xuất nông nghiệp là chu kỳ sản xuất kinh doanh, rủi ro cao nên hiện
nay việc vay vốn để phát triển sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Đồn Thanh niên
cần phối hợp với các ngành chức năng thực hiện một số nội dung sau:
-


Tạo cơ chế thuận lợi việc vay vốn như tăng mức cho vay bình quân, hỗ trợ

cho các dự án vay vốn điển hình được vay lượng vốn lớn.
-

Thời hạn vay phù hợp với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, cho vay

theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của từng loại sản phẩm, trong đó tính tốn thời
gian để mua sắm vật tư trước khi sản xuất và thời điểm bán sản phẩm.
-

Cấp ủy, chính quyền các cấp cần có sự hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách

bằng hình thức hỗ trợ thành lập Quỹ tín dụng nhân dân, Quỹ hỗ trợ thanh niên phát
triển kinh tế.
-

Lồng ghép vốn thực hiện các chương trình, dự án đã và đang thực ở địa

phương như dự án phát triển cây ăn quả, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản... để hỗ trợ
thanh niên được vốn vay ưu đãi phát triển kinh tế.
2.1.3.5. Giải pháp xây dựng mơ hình phát triển kinh tế
-

Hướng dẫn đoàn viên, thanh niên thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã

thanh niên, tổ TK&VV, trong đó tập trung xây dựng các mơ hình làm kinh tế thanh
niên sản xuất kinh doanh giỏi.
-


Tổ chức Đoàn thanh niên hướng dẫn đoàn viên, thanh niên thực hiện

chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi.

10


×