Tải bản đầy đủ (.docx) (129 trang)

Luận văn thạc sĩ giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện bình giang, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.16 MB, 129 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HÀ THẢO NGUYÊN

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHUYỂN GIAO
CƠNG NGHỆ CƠ GIỚI HỐ ĐỒNG BỘ TRONG
SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH
HẢI DƯƠNG

Ngành:

Phát Triển Nơng Thôn

Mã Số:

8340410

Người Hướng Dẫn Khoa Học:

PGS.TS Nguyễn Thị Diễn


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019

1


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.


Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2019

Tác giả luận văn

Hà Thảo Nguyên

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Diễn đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kinh tế nơng nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế nông nghiệp và Phát triển
nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong quá trình
học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ huyện Bình Giang, tỉnh Hải
Dương, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông - Viện Khoa học Nông nghiệp
Việt Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.


Hà Nội, ngày

tháng năm 2019

Tác giả luận văn

Hà Thảo Nguyên

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng....................................................................................................................... viii
Danh mục biểu đồ..................................................................................................................... ix
Danh mục hình và hộp.............................................................................................................. x
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... xi
Thesis abstract........................................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 3


1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................ 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 4

1.4.

Những đóng góp mới của đề tài................................................................................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn....................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận về chuyển giao cơng nghệ cơ giới hố đồng bộ trong sản
xuất lúa......................................................................................................................... 5


2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản............................................................................................ 5

2.1.2.

Vai trò của cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất lúa ............................................... 7

2.1.3.

Đặc điểm chuyển giao cơng nghệ “cơ giới hố đồng bộ” trong sản xuất lúa . . .8

2.1.4.

Nội dung chuyển giao cơng nghệ “cơ giới hố đồng bộ” trong sản xuất
lúa................................................................................................................................ 12

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giao công nghệ “cơ giới hoá đồng
bộ” trong sản xuất lúa.............................................................................................. 15

2.2.

Cơ sở thực tiễn về chuyển giao công nghệ cơ giới hoá đồng bộ trong sản

xuất lúa....................................................................................................................... 18

iii



2.2.1.

Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới................................................... 18

2.2.2.

Thực tiễn ở Việt Nam............................................................................................... 24

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho địa phương......................................................... 24

2.2.4.

Một số nghiên cứu có liên quan............................................................................. 25

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 28
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................................. 28

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên.................................................................................................... 28

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................................ 32


3.2.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 33

3.2.1.

Phương pháp tiếp cận............................................................................................... 33

3.2.2.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu..................................................................... 34

3.2.3.

Phương pháp thu thập số liệu.................................................................................. 34

3.2.4.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu................................................................ 36

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................................. 37

Phần 4. Kết quả nghiên cứu................................................................................................ 39
4.1.

Thực trạng chuyển giao công nghệ cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất
lúa


39

4.1.1.

Xây dựng bộ máy chuyển giao công nghệ............................................................ 39

4.1.2.

Đánh giá về nhu cầu cơng nghệ “cơ giới hố đồng bộ” trong sản
xuất lúa

4.1.3.

Phương pháp chuyển giao cơng nghệ “cơ giới hố đồng bộ” trong sản
xuất lúa

4.1.4.

45

Kết quả của chuyển giao công nghệ “cơ giới hoá đồng bộ” trong sản
xuất lúa

4.2.

41

49

Các yếu tố ảnh hưởng tới chuyển giao cơng nghệ cơ giới hố đồng bộ

trong sản xuất lúa

54

4.2.1.

Yếu tố về cơ chế chính sách của huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương .............54

4.2.2.

Năng lực của hệ thống khuyến nơng huyện Bình Giang.................................... 58

4.2.3.

Cách thức tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ “cơ giới hố đồng
bộ” trong sản xuất lúa tại huyện Bình Giang

4.2.4.

61

Bản chất của cơng nghệ “cơ giới hố đồng bộ” tác động đến kết quả sản

xuất lúa của huyện Bình Giang 66

iv


4.2.5.


Yếu tố đặc điểm kinh tế xã hội của người dân trồng lúa tại huyện Bình
Giang 70

4.3.

Giải pháp tăng cường chuyển giao cơng nghệ cơ giới hố đồng bộ trong

sản xuất lúa

77

4.3.1. Điều kiện để chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất
lúa tại huyện Bình Giang

77

4.3.2.

Giải pháp về cơ chế chính sách.............................................................................. 77

4.3.3.

Giải pháp về nâng cao năng lực chuyển giao cho khuyến nông địa phương . .77

4.3.4.

Giải pháp về nâng cao trình độ cho người dân.................................................... 78

4.3.5.


Giải pháp về tổ chức thực hiện............................................................................... 79

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................ 82
5.1.

Kết Luận..................................................................................................................... 82

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 83

5.2.1.

Đối với Nhà nước..................................................................................................... 83

5.2.2.

Đối với các đơn vị tham gia chuyển giao cơng nghệ.......................................... 83

5.2.3.

Đối với UBND huyện Bình Giang......................................................................... 83

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 85
Phụ lục....................................................................................................................................... 87

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BNN

Bộ Nông nghiệp

BVTV

Bảo vệ thực vật

CB

Các bộ

CBKN

Cán bộ khuyến nơng

CGH

Cơ giới hóa

CGHNN

Cơ giới hóa nơng nghiệp

CN


Cơng nghiệp

cs

Cộng sự

đ

đồng

ĐB

Đồng bộ

ĐBSCL

Đồng bằng sơng Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng sơng Hồng

ĐVT

Đơn vị tính

Ha

Hecta


HTX

Hợp tác xã

Kg

Kilogram

KH&CN

Khoa học và cơng nghệ

MH

Mơ hình

NDT

Nhân dân tệ

NN & PTNT

Nơng nghiệp và phát triển nông thôn

PRA

Participatory Rural Appraisal, phương pháp đánh giá nhanh
nông thơn có sự tham gia của người dân

vi



Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

PTNT

Phát triển nông thôn



Quyết định

QL

Quốc lộ

QML

Quy mơ lớn

QMN

Quy mơ nhỏ

QMTB

Quy mơ trung bình


SL

Số lượng

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật

TT

Thành tiền

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp



Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

USD

Đô la mỹ

XDCB


Xây dựng cơ bản

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Mức độ (%) cơ giới hóa một số khâu chủ yếu................................................. 13
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai trong huyện............................................................. 31
Bảng 4.1. Nhu cầu tham gia hoạt động chuyển giao cơng nghệ cơ giới hóa đồng
bộ trong sản xuất lúa........................................................................................... 42
Bảng 4.2. Số hộ được tham gia chuyển giao cơng nghệ cơ giới hóa đồng bộ
trong sản xuất lúa................................................................................................ 43
Bảng 4.3. Số lớp đào tạo tập huấn về chuyển giao cơ giới hóa đồng bộ .......................45
Bảng 4.4. Đánh giá của các hộ dân về các lớp tập huấn.................................................. 46
Bảng 4.5. Số mơ hình được thực hiện từ năm 2016 – 2018 ............................................ 47
Bảng 4.6. Số lượt tham quan được thực hiện từ năm 2016 -2018 .................................. 48
Bảng 4.7. Kết quả chuyển giao công nghệ “cơ giới hóa đồng bộ” tại huyện
Bình Giang........................................................................................................... 49
Bảng 4.8. Số hộ điều tra áp dụng cơ giới hóa.................................................................... 50
Bảng 4.9. Sản lượng và năng suất lúa khi áp dụng cơ giới hóa đồng bộ .......................50
Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa áp dụng cơ giới hóa đồng bộ ................. 51
Bảng 4.11. Đánh giá của các hộ điều tra về tuyên truyền và quảng bá mở rộng
chuyển giao cơng nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa .................. 56
Bảng 4.12. Thực trạng về đội ngũ cán bộ khuyến nông trên địa bàn huyện ..................58
Bảng 4.13. Đánh giá của các hộ điều tra về cán bộ khuyến nông................................... 59
Bảng 4.14. Đánh giá của các hộ điều tra về khuyến nông viên cơ sở ............................. 60
Bảng 4.15. Các loại giống và vật tư đã hỗ trợ và người dân đối ứng .............................. 62
Bảng 4.16. Đánh giá những chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật của mơ hình ............................ 64
Bảng 4.17. Hiệu quả kinh tế so sánh giữa mô hình với sản xuất đại trà .........................67
Bảng 4.18. Các yếu tố về đặc điểm cơ bản của người dân trồng lúa .............................. 71

Bảng 4.19. Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến hộ nông dân trong việc ra quyết
định áp dụng công nghệ vào trong sản xuất.................................................... 72
Bảng 4.20. Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hộ nông dân trong việc ra quyết
định áp dụng công nghệ vào trong sản xuất.................................................... 74

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Diện tích đất trồng lúa áp dụng cơ giới hóa đồng bộ .................................. 42
Biểu đồ 4.2. Lý do không tham gia chuyển giao cơ giới hóa đồng bộ của hộ ...............44
Biểu đồ 4.3. Đánh giá của người dân tham gia mơ hình................................................... 47
Biểu đồ 4.4. Hiệu quả đánh giá của hộ khi ứng dụng công nghệ và TBKT trong
sản xuất lúa

ix

52


DANH MỤC HÌNH VÀ HỘP
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Bình Giang................................................................ 28
Hộp 4.1. Tham quan mơ hình tại Hà Nam........................................................................... 49
Hộp 4.2. Sự quan tâm đến chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật .......................... 55
Hộp 4.3. Cơ chế chính sách trong chuyển giao cơng nghệ đối với doanh nghiệp ........55
Hộp 4.4. Cơ chế chính sách trong thu nhập và phúc lợi cho cán bộ khuyến nông .......56
Hộp 4.5. Tham gia xây dựng mơ hình trình diễn................................................................ 61
Hộp 4.6. Rủi ro về công nghệ................................................................................................ 65
Hộp 4.7. Tổ dịch vụ khuyến nông......................................................................................... 66
Hộp 4.8. Đánh giá của các hộ dân về năng suất và chất lượng lúa áp dụng cơ

giới hóa đồng bộ

69

Hộp 4.9. Đánh giá của các hộ dân về giá bán của lúa áp dụng cơ giới hóa đồng bộ ....70

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hà Thảo Nguyên
Tên luận văn: Giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ
trong sản xuất lúa tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
Chuyên ngành: Phát triển nông thôn

Mã số: 8620116

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển
giao cơng nghệ cơ giới hố đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải
Dương, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ cơ giới hoá
đồng bộ trong sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nơng thơn có sự tham gia của người dân
(PRA - Participatory Rural Appraisal), phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp
phỏng vấn chuyên gia để phỏng vấn và thu thập các thông tin liên quan.
Điều tra phỏng vấn 01 cán bộ cấp tỉnh, 02 cán bộ lãnh đạo thuộc đơn vị chuyển
giao, 05 cán bộ cấp huyện, xã và 80 hộ nông dân sản xuất lúa (theo quy mô sản xuất)
để thu thập các thông tin liên quan.

Kết quả chính và kết luận
Hiện nay trên địa bàn huyện vùng sản xuất lúa cơ bản đã tập trung, quy mơ sản
xuất lớn khơng cịn manh mún. Cơ giới hóa dần thay thế lao động trong sản xuất nông
nghiệp. Nhu cầu tham gia chuyển giao và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất
lúa tương đối khá nhưng số hộ được tham gia chưa nhiều.
Đã chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ cho người dân trên địa bàn
huyện thông qua các hoạt động tập huấn, xây dựng mơ hình trình diễn và tham quan.
Năng suất lúa trung bình khi áp dụng cơ giới hóa đồng bộ đạt 61,05 tạ/ha (tăng
7,16 tạ/ha so với áp dụng cơ giới hóa khơng đồng bộ). Việc áp dụng cơ giới hóa đồng
bộ làm giảm chi phí cơng lao động, tăng hiệu quả kinh tế cho hộ, hiệu quả đồng vốn
tăng gần gấp 2 lần so với sản xuất lúa áp dụng cơ giới hóa khơng đồng bộ.
Hệ thống chuyển giao đã dần hoàn thiện và ngày càng xã hội hóa với nhiều các
kênh tham gia chuyển giao và hệ thống chuyển giao của các Viện nghiên cứu và doanh
nghiệp đang là những yếu tố nổi bật và được nhiều nông dân biết đến.

xi


Một số công nghệ và tiến bộ kỹ thuật mới về cơ giới hóa trong sản xuất lúa đến
người nơng dân rất thành công thông qua việc xây dựng mô hình và đào tạo tập huấn, tổ
chức hội nghị tham quan đầu bờ phù hợp với nhu cầu của nông dân trên địa bàn huyện.

xii


THESIS ABSTRACT
Name of student: Ha Thao Nguyen
Major: Rural Development

Code: 8620116


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Thesis title: The solution to enhance the transfer of synchronous mechanization
technology in rice production in Binh Giang district, Hai Duong province.
Research purposes
Based on the analysis and assessment of the situation and factors affecting the
transfer of synchronous mechanization technology in rice production in Binh Giang
district, Hai Duong province, proposed solutions to enhance transfer Synchronized
mechanization technology in rice production in the study area.
Research Methods
Using PRA - Participatory Rural Appraisal method, group discussion method
and expert interview method to interview and collect relevant information.
Investigation interviewed 01 provincial officers, 02 leaders of transfer units, 05
district and commune officials and 80 rice farmers (according to production scale) to
collect relevant information mandarin.
Main results and conclusions
Currently, in the district, the area of basic rice production has been
concentrated, large scale production is no longer fragmented. Mechanization gradually
replaced labor in agricultural production. The need to participate in the transfer and
application of synchronous mechanization in rice production is relatively good, but the
number of households participating is not much.
Synchronized mechanization technology has been transferred to people in the
district through training activities, building demonstration and sightseeing models.
The average yield of rice when applying synchronous mechanization reached
61.05 quintals/ha (an increase of 7.16 quintal/ha compared with the application of
asynchronous mechanization). The application of synchronous mechanization reduced
labor costs, increased economic efficiency for households, and capital efficiency increased
almost twice compared to rice production, applying asynchronous mechanization.

The transfer system has been gradually improved and increasingly socialized

with many channels participating in the transfer and the transfer system of research
institutes and enterprises are outstanding factors and are well known to many farmers.

xiii


A number of new technologies and technological advances in mechanization in
rice production to farmers have been very successful through model building and
training, organizing field visits to meet the needs the demand of farmers in the district.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lịch sử phát triển của xã hội đã khẳng định, nông nghiệp là một trong hai
ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội. Hiện nay và trong tương lai, nơng
nghiệp vẫn đóng vai trị vơ cùng quan trọng đời sống và trong sự phát triển kinh tế
nông thôn. Ngành nơng nghiệp có vai trị và vị trí hết sức quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân, là nền tảng góp phần ổn định và phát triển xã hội. Muốn tiến
hành sự nghiệp cơng nghiệp hố – hiện đại hố đất nước thì việc tiến hành cơng
nghiệp hố – hiện đại hố trong lĩnh vực nơng nghiệp giữ vai trị quan trọng hàng
đầu. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính
sách hỗ trợ tiến hành cơng nghiệp hố, phát triển kinh tế - xã hội khu vực nơng
thơn. Trong đó đáng chú ý là vấn đề cơ giới hố nơng nghiệp, đây là yếu tố tác
động trực tiếp đến việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra là phải làm thế nào để nâng cao
chất lượng, hạ giá thành sản phẩm trong đó có nơng sản xuất khẩu để cạnh tranh
trên thị trường nơng sản. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp để đạt
được mục tiêu này. Nhưng năm gần đây chủ trương của chính phủ ln hướng tới

tái cơ cấu ngành nơng nghiệp và trong đó cơ giới hố trong sản xuất nơng nghiệp
ln được quan tâm và ưu tiên hàng đầu. Một số chính sách nhằm đẩy mạnh cơ
giới hố trong sản xuất nơng nghiệp đã được ban hành như: Quyết định số
3642/QĐ-BNN-CB ngày 08 tháng 09 năm 2015 về “Phê duyệt đề án đẩy mạnh cơ
giới hố sản xuất nơng nghiệp tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp”; Quyết
định số 4485/QĐ-BNN-CB ngày 02 tháng 11 năm 2015 về “Ban hành kế hoạch
hành động thực hiện đề án đẩy mạnh cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp phục vụ tái
cơ cấu ngành nông nghiệp”.
“Cánh đồng mẫu lớn” từ thực tiễn đã trở thành phong trào được Bộ Nông
nghiệp và PTNT phát động ngày 26/3/2011 tại Thành phố Cần Thơ, được các tỉnh
Nam Bộ và từ năm 2012 các tỉnh phía Bắc hưởng ứng mạnh mẽ, điển hình như
một số tỉnh: Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Bắc Giang,.. Đây được coi là một
hướng đi quan trọng trong sản xuất lúa gạo nói riêng, sản xuất trồng trọt nói
chung. Song song với việc cánh đồng mẫu lớn ra đời và phát triển thì yêu cầu về
việc đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất là yêu cầu tất yếu đối với bà con nông dân
sản xuất lúa hiện nay.

1


Trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước xu thế chuyển dịch
mạnh cơ cấu lao động nông thơn sang cơng nghiệp, xây dựng và dịch vụ địi hỏi phải
có máy móc thay thế lao động thủ cơng. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức, nếu
không có những giải pháp hữu hiệu để đẩy nhanh cơ giới hố đồng bộ trong nơng
nghiệp. Cơ giới hố đem lại các tác động tích cực đến sản xuất như giảm chi phí làm
đất, hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích được nâng cao. Hơn nữa, việc áp dụng
cơ giới hố vào sản xuất cịn làm giảm rất nhiều công lao động và giá thành nên đã
khuyến khích người dân sản xuất nơng nghiệp trở lại thay vì bỏ hoang ruộng đất do
chi phí th lao động q cao. Ngoài ra, cơ giới hóa nơng nghiệp có ý nghĩa lớn trong
việc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng

phát triển sản xuất hàng hóa và là một trong những nội dung của Chương trình mục
tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
Tuy nhiên, việc thực hiện cơ giới hố đồng bộ trong sản xuất nơng nghiệp còn
nhiều hạn chế, trước hết thể hiện ở sự phát triển cịn thiếu sự bền vững, cơ giới hóa
mới chỉ tập trung vào cây lúa ở khâu làm đất. Các khâu gieo mạ, cấy bằng máy, phun
thuốc vẫn chưa áp dụng được cơ giới hoá. Nhiều nơi cơ giới hố chỉ mang tính hình
thức, chưa đồng bộ dẫn đến hiệu quả mang lại chưa cao. Trong khi đó, ngành cơ khí
trong nước chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp, nhiều chủng loại máy
nông nghiệp phải nhập khẩu. Các loại máy nông nghiệp hiện nay được sử dụng

ở Việt Nam chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản và có giá thành rất
cao. Máy nơng nghiệp hiện nay của Việt Nam sản xuất tuy có giá thành rẻ hơn
nhưng hiệu quả lại không cao nên người dân không mấy ưa chuộng. Việc áp dụng
đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất tại các mơ hình cánh đồng lớn tại các tỉnh phía
Bắc hiện nay cịn nhiều hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu do kinh phí đầu tư lớn; quy
mơ, diện tích cánh đồng cịn nhỏ nên hiệu quả cơ giới hố cịn chưa cao. Các máy
cơ giới đa chức năng có giá thành rất cao, trung bình từ 170 triệu đến 800 triệu.
Máy cơ giới cùng loại do Việt Nam sản xuất tuy có giá thành rẻ hơn nhưng các
chức năng kém hơn so với máy nhập khẩu nên người dân không mấy tin tưởng.
Quy mơ, diện tích cánh đồng hiện nay cịn nhỏ, nhiều nơi chưa dồn điền đổi thửa,
tích tụ ruộng đất cịn gặp nhiều khó khăn nên diện tích đất sản xuất của các hộ còn
rất manh mún. Ngoài ra mức độ đầu tư cũng như phân bổ máy móc cơ giới giữa
các địa phương, các vùng không đồng đều cũng là hạn chế trong việc thực hiện áp
dụng cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất nơng nghiệp.
Bình Giang là một trong 10 huyện của tỉnh Hải Dương, có địa hình chủ yếu
là đồng bằng với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

2



Huyện Bình Giang là một trong những huyện đã thực hiện dồn điền đổi thửa thành
cơng diện tích đất canh tác rất lớn, gắn cải tạo nâng cấp hệ thống kênh mương thủy
lợi, giao thông nội đồng, từng bước tạo thuận lợi cho sản xuất. Nơng dân có trình
độ thâm canh cao về cây lúa nước. Tuy nhiên việc áp dụng và đưa các máy móc
hiện đại và các biện pháp kỹ thuật thâm canh trong sản xuất lúa tại huyện (các xã)
còn yếu, đặc biệt trong khâu gieo, cấy và thu hoạch.
Trước thực trạng trên, một số câu hỏi đặt ra là: Thực trạng chuyển giao công
nghệ cơ giới hố đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện Bình Giang hiện nay như
thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chuyển giao cơng nghệ cơ giới hố
đồng bộ trong sản xuất lúa? Chuyển giao công nghệ cơ giới hố đồng bộ có ảnh
hưởng như thế nào đến giới trong phát triển nơng thơn. Và, cần có giải pháp gì để
chuyển giao cơng nghệ cơ giới hố đồng bộ trong sản xuất lúa một cách hiệu quả?
Nghiên cứu “Giải pháp tăng cường chuyển giao cơng nghệ cơ giới
hố đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương” được
tiến hành để trả lời một cách thỏa đáng các câu hỏi trên.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của nghiên cứu này là điều tra, đánh giá thực trạng và đề
xuất giải pháp chuyển giao cơng nghệ cơ giới hố đồng bộ trong sản xuất lúa tại
huyện Bình Giang, Hải Dương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1.
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển giao cơng
nghệ cơ giới hố đồng bộ trong sản xuất lúa.
2.

Phân tích, đánh giá thực trạng, giải pháp và các yếu tố ảnh hưởng đến

chuyển giao cơng nghệ cơ giới hố đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện Bình
Giang, tỉnh Hải Dương.

3.
Đề xuất các giải pháp tăng cường chuyển giao cơng nghệ cơ giới hố
đồng bộ trong sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng chuyển
giao cơng nghệ “cơ giới hố đồng bộ” trong sản xuất lúa.

3


Đối tượng khảo sát: các tác nhân tham gia chuyển giao cơng nghệ cơ giới
hố đồng bộ, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan từ cấp huyện đến cấp xã, các
hộ nông dân... liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung:
Việc chuyển giao cơng nghệ cơ giới hố đồng bộ trong sản xuất lúa gồm
nhiều nội dung từ khâu gieo mạ đến khi ra sản phẩm là gạo đã đóng bao bì. Tuy
nhiên, thực trạng về chuyển giao cơ giới hố đồng bộ tại Hải Dương mới chỉ dừng
lại ở một số khâu như gieo mạ, cấy máy, phun thuốc BVTV, tưới tiêu, thu hoạch và
chưa đồng bộ. Các khâu chủ yếu được cơ giới hóa là khâu làm đất, tưới tiêu và thu
hoạch mới chỉ ở mức hạn chế. Ngoài ra do thời gian nghiên cứu và nguồn lực tài
chính bị hạn chế nên nghiên cứu chỉ tập trung vào hai khâu là gieo mạ, cấy máy và
thu hoạch để hoàn thiện đồng bộ cơ giới hóa trong các khâu trong sản xuất lúa.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu tiến hành trên địa bàn huyện Bình Giang,
tỉnh Hải Dương.
-

Phạm vi thời gian:


+

Thông tin thứ cấp được thu thập và tổng hợp từ năm 2015 đến 2018.

+
Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát các đối tượng liên quan
vào các năm 2018 và 2019.
+

Thời gian thực hiện luận văn: từ 4/2018 đến 7/2019.

1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-

Các kết quả thu được của đề tài cung cấp dữ liệu khoa học phục vụ công tác

chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật tới người nông dân trên địa bàn nghiên
cứu nói riêng và các địa phương khác nói chung.
Kết quả của đề tài đã đưa ra được các giải pháp nhằm tăng cường chuyển
giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ đến người nơng dân và mở rộng việc áp dụng
cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hai
Dương.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CƠ GIỚI HOÁ
ĐỒNG BỘ TRONG SẢN XUẤT LÚA
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản

*

Chuyển giao công nghệ: là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc

chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao cơng nghệ
sang bên nhận công nghệ (Luật chuyển giao công nghệ, 2017).
Chuyển giao công nghệ là quá trình đưa các kỹ thuật tiến bộ đã được khẳng
định là đúng đắn trong thực tiễn vào áp dụng trên diện rộng để đáp ứng nhu cầu
của sản xuất và đời sống của con người (Đỗ Kim Chung, 2005).
*

Cơ giới hố nơng nghiệp: Thuật ngữ “Cơ giới hóa nơng nghiệp” được sử

dụng rất phổ biến trong nhiều tài liệu khoa học cũng như ở các văn bản quản lý
của nhà nước. Về mặt ngữ pháp, cơ giới hóa là một dạng danh động từ, nếu ở trong
ngơn ngữ tiếng Anh thì nó được viết bằng cụm từ “Agricultural mechanization”.
Vậy, “Cơ giới hố nơng nghiệp” là gì? Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về
“Cơ giới hố nông nghiệp” đã được đưa ra từ nhiều học giả và nhà khoa học ở
trong và ngoài nước, cụ thể:
“Cơ giới hố nơng nghiệp” được hiểu là q trình cải thiện năng suất lao động
của trang trại thông qua việc sử dụng các loại máy nông nghiệp và công cụ, dụng cụ.
Cơ giới hố nơng nghiệp liên quan đến việc cung cấp và sử dụng tất cả các nguồn
năng lượng và máy móc, từ các cơng cụ cầm tay giãn đơn đến các loại cơng nghệ máy
móc hiện đại. Con người, động vật và các loại phương tiện máy móc có thể bổ sung
cho nhau ở trong các cơ sở sản xuất (hộ, trang trại) (FAO, 1997).

CGHNN là hệ thống kỹ thuật khơng chỉ địi hỏi sự phát triển và ứng dụng
các loại máy móc tiên tiến mà cịn hợp tác chặt chẽ nhiều thành phần tham gia.
Các vấn đề môi trường, công nghiệp, xã hội và kinh tế phải được xem xét khi đầu
tư vào việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp (Ou et al., 2002).

CGHNN là việc áp dụng các loại máy móc vào sản xuất nông nghiệp với
các mức độ khác nhau, từ cơ giới hóa từng cơng việc riêng lẻ (cày đất, gieo hạt,
đập lúa) đến việc cơ giới hóa liên hoàn đồng bộ một quy trình sản xuất đối với một
loại cây trồng, vật nuôi hay một sản phẩm nông nghiệp (Đường Hồng Dật, 2014).

5


Cù Ngọc Bắc và cs. (2008) cho rằng, CGHNN là q trình thay thế lao động
thơ sơ bằng cơng cụ cơ giới, động lực của con người và gia súc bằng công cụ cơ
giới, lao động thủ công bằng công cụ cơ giới, thay thế phương pháp sản xuất lạc
hậu bằng phương pháp khoa học (Cù Ngọc Bắc và cs., 2008).
* Cơ giới hố đồng bộ:
Cơ giới hóa đồng bộ là sử dụng liên tiếp các hệ thống máy móc vào tất cả
các giai đoạn của quá trình sản xuất. Đặc trung của giai đoạn này là sự ra đời hệ
thống máy trong nơng nghiệp, đó là những tổng thể máy bổ sung lẫn nhau và hoàn
thành liên tiếp tất cả các quá trình lao động sản xuất sản phẩm ở địa phương, từng
vùng (Cù Ngọc Bắc và cs., 2008).
* Sản xuất:
Là quá trình liên kết con người dưới các hình thức tổ chức xã hội nhất định
nhằm thực hiện mục đích cải biến mơi trường tự nhiên, làm biến đổi các đối tượng
vật chất tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn và phát triển của con người (Nguyễn Văn
Tài, 2014).
Ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là: Sức lao động, đối tượng lao
động và tư liệu lao động.
Sức lao động: là tổng hợp thể lực và trí lực của con người được sử dụng
trong q trình lao động. Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động còn lao
động là sự tiêu dùng sức lao động trong thực hiện công việc.
Đối tượng lao động: là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con
người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình.

Tư liệu lao động: là một vật hay các vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác
động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động
thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Tư liệu lao động lại gồm bộ phận
trực tiếp tác động vào đối tượng lao động theo mục đích của con người (tức là
cơng cụ lao động, các máy móc để sản xuất), và bộ phận gián tiếp cho quá trình
sản xuất. Trong tư liệu lao động, cơng cụ lao động giữ vai trị quyết định đến năng
suất lao động và chất lượng sản phẩm.
* Sản xuất lúa:
Dựa vào khái niệm sản xuất ở trên, ta có thể đưa ra khái niệm sản xuất lúa
như sau:

6


Sản xuất lúa là quá trình liên kết con người dưới các hình thức tổ chức xã
hội như hợp tác xã, hội nơng dân nhằm thực hiện mục đích cải biến đất đai, biến
đổi các đối tượng vật chất là nước, khơng khí,... theo nhu cầu về lượng thực của
con người.
2.1.2. Vai trị của cơ giới hố đồng bộ trong sản xuất lúa
Đã có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước khẳng định tầm quan trọng
của việc đẩy mạnh cơ giới hoá đồng bộ. Theo quan điểm của các nhà khoa học, có
sự gia tăng đáng kể về cường độ canh tác do sử dụng máy kéo và thủy lợi như một
hệ quả tất yếu của quá trình cơ giới hóa. Việc gia tăng cường độ sản xuất trong
nơng nghiệp chủ yếu là do tác động của sự sẵn có về nguồn nước thủy lợi và
phương tiện cơ giới. Vai trị của cơ giới hố nơng nghiệp cũng đã được ghi nhận đó
là làm gia tăng sức sản xuất cùng với sự phát triển hệ thống tưới tiêu, đầu vào sinh
học và hóa học, giống năng suất cao, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (Singh,
2001) Điều này đã được chứng minh qua cuộc Cách mạng xanh tại Ấn Độ - một
trong những thành tựu vĩ đại nhất trong lịch sử của thế kỷ XX, đó là thúc đẩy
mạnh mẽ việc áp dụng cơ giới trên quy mô lớn tại các trang trại nhỏ, vừa và lớn

của Ấn Độ (Madras, 1975).
CGHNN được xem như một loại thuốc chữa bách bệnh cho nền nông
nghiệp. Segun R. Bello cho rằng việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nơng
nghiệp góp phần sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào, cụ thể là tăng năng suất lao
động; tăng năng suất đất đai và giảm chi phí sản xuất. Bên cạnh việc làm giảm
mức độ nặng nhọc của lao động và chi phí sản xuất, cơ giới hố đồng bộ trong
nơng nghiệp cịn làm tăng thu nhập thơng qua cải thiện năng suất và chất lượng
trên một đơn vị diện tích (ha) hoặc mở rộng diện tích canh tác (Bello, 2012).
CGHNN bao hàm việc sử dụng nhiều nguồn lực và cải thiện các loại nông
cụ và trang thiết bị sản xuất của trang trại nhằm giảm sự nhàm chán của công việc
đồng áng mang tính tuyền thống trước đây, đồng thời nâng cao năng suất nơng
nghiệp với chi phí thấp nhất.
Cơ giới hố đồng bộ trong sản xuất nơng nghiệp ln gắn liền với sự tăng
trưởng của sản xuất nông nghiệp, nhiều loại máy móc thiết bị cũng đã được đưa
vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp để thay thế lao động thủ công, giải quyết
khâu lao động nặng nhọc, tính thời vụ, giảm tổn thất trong nơng nghiệp, đặc biệt là
trong sản xuất lúa.

7


Từ các nghiên cứu trên ta thấy được vai trò của cơ giới hoá đồng bộ trong
sản xuất lúa được thể hiện chủ yếu qua các điểm sau:
-

Gia tăng cường độ canh tác, tăng sức sản xuất.

Sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào: lao động, đất đai, phân bón, thuốc

bảo vệ thực vật

Tăng năng suất lao động, giảm mức độ nặng nhọc của lao động, giảm chi
phí sản xuất.
Giảm tổn thất trong nông nghiệp, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm,
tăng thu nhập cho người nông dân.
Ngoài ra, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp sẽ giải quyết
được tình trạng thiếu lao động nơng nghiệp do nguồn lao động từ lĩnh vực nông
nghiệp di chuyển sang lĩnh vực phi nông nghiệp
2.1.3. Đặc điểm chuyển giao cơng nghệ “cơ giới hố đồng bộ” trong sản xuất
lúa
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các loại cây trồng vật nuôi (cơ thể
sống), đa dạng về chủng loại, có đặc điểm sinh trưởng và phát triển khác nhau.
Đồng thời, chúng được phân bố ở các vùng sinh thái sản xuất khác nhau. Do vậy,
cơ giới hoá đồng bộ bị chi phối bởi đối tượng sản xuất nông nghiệp một trong
những đặc trưng cơ bản của sản xuất nông nghiệp. Việc áp dụng cơ giới hoá, đặc
biệt là cơ giới hoá đồng bộ sẽ khác nhau đối với từng loại cây trồng, vật ni hoặc
cũng có thể khác nhau giữa cùng một loại cây trồng, vật nuôi trong điều kiện sinh
thái khác nhau. Nhận định về đặc điểm này trong sản xuất nông nghiệp ở Việt
Nam, các nhà khoa học tại Hội thảo “Đẩy mạnh cơ giới hố nơng nghiệp và công
nghiệp chế tạo máy nông nghiệp” (được tổ chức tại Hà Nội ngày 22/09/2016) cho
rằng, tỷ lệ cơ giới hố có sự chênh lệch giữa cây lúa và các cây trồng khác. Đối với
cây lúa, việc áp dụng cơ giới hố có thể thực hiện trong rất nhiều khâu, công đoạn
như: làm đất, gieo mạ khay, cấy máy, phun thuốc trừ sâu và thu hoạch. Bên cạnh
đó mức độ cơ giới hố khơng đồng đều giữa các vùng miền, địa bàn, còn rất thấp ở
những vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực nhà vườn, sản xuất hộ
quy mô nhỏ, khiến cho năng suất lao động, năng suất nông nghiệp và khả năng áp
dụng cơ giới hố đồng bộ chung của cả nước cịn thấp.
Cơng tác chuyển giao cơng nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa
nhằm giúp nông dân đẩy mạnh sản xuất, giải phóng sức lao động của con người.

8



Mục đích của chuyển giao cơng nghệ cơ giới hóa đồng bộ là: (1) Đẩy mạnh sản
xuất lúa theo hướng hàng hóa, góp phần xây dựng nơng thơn mới và liên kết thị
trường cho sản phẩm lúa; (2) Nâng cao thu nhập của người nông dân, giải quyết
các nhu cầu vật chất cơ bản của họ; (3) Nâng cao nhận thức của người nơng dân về
áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa;


Công tác chuyển giao công nghệ cơ giới hóa đồng bộ chỉ có thể hiệu quả

khi kết quả chuyển giao được nông dân chấp nhận, tồn tại bền vững trong cộng
đồng, góp phần cải thiện thu nhập và đời sống của nông dân.
Cùng với các yếu tố đầu vào thơng thường (giống, phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật...), cơ giới hóa đồng bộ đóng vai trị như một đầu vào thiết yếu và vơ cùng
quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, cơ giới hố đồng bộ khơng phải
là yếu tố nguồn lực riêng lẻ như các loại đầu vào sản xuất nông nghiệp thơng
thường, mà nó bao gồm chuỗi các cơng cụ, dụng cụ, máy móc khác nhau được sử
dụng hầu hết ở các công đoạn sản xuất (FAO, 2013).
Việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp địi hỏi đầu tư ban đầu
lớn – một đặc điểm khác biệt so với các loại đầu vào thông thường. Thực tế cho
thấy, chi phí đầu tư mua sắm các phương tiện cơ giới trong sản xuất nông nghiệp
cao gấp nhiều lần so với đầu tư các loại đầu vào khác. Các khoản mục chi phí cho
cơ giới hóa trong nơng nghiệp bao gồm lao động, chi phí gia súc sử dụng sức kéo
(chi phí thức ăn, thú y...), chi phí vận hành các phương tiện cơ giới (nhiên liệu, sửa
chữa, khấu hao và lãi suất...) (FAO, 2013).
Cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất lúa
nói riêng diễn ra ở 3 cấp độ khác nhau là: (1) Cơ giới hoá dựa vào sức lực con
người; (2) Cơ giới hoá dựa vào sức kéo của động vật; (3) Cơ giới hố dựa vào các
phương tiện máy móc.

Cơ giới hóa dựa vào sức lực của con người: ở cấp độ này, các phương tiện
thủ công (dụng cụ cầm tay và máy móc được sử dụng bằng tay) được thực hiện bởi
sức mạnh cơ bắp (muscle power) của con người. Dụng cụ cầm tay có đặc điểm là
dễ sản xuất, sử dụng và sửa chữa với chi phí thấp. Tuy nhiên, dụng cụ cầm tay
không thể đáp ứng nhu cầu của con người trong việc mở rộng quy mô sản xuất.
Hiện nay, cấp độ cơ giới hóa này vẫn còn được áp dụng khá phổ biến ở các nước
cận sa mạc Sahara, Châu Phi. Trong khi đó, số lượng nơng hộ áp dụng cấp độ cơ
giới hóa này đã giảm xuống đáng kể ở các nước Châu Á.

9


×