Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

Luận văn thạc sĩ hoàn thiện công tác tự chủ tài chính tại trường đại học thể dục thể thao bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.27 KB, 110 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN NGỌC TOẠI

HỒN THIỆN CƠNG TÁC TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC
NINH

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Nga


NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Bắc Ninh, ngày

tháng


Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Toại

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Bùi Thị Nga người đã trực
tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành
luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới tập thể các thầy cơ giáo Khoa Kế tốn và QTKD
và các thày cơ khác đã truyền đạt kiến thức cũng như giúp đỡ tơi trong suốt q trình
học tập tại trường để tơi có đủ kiến thức để thực hiện nghiên cứu đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc
Ninh đã tạo điều kiện cho tơi tiếp cận nhanh, chính xác nhất nguồn số liệu của trường
và những giúp đỡ quý báu khác trong q trình tơi thực hiện nghiên cứu đề tài tại đây.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ở bên động viên chia sẻ và
tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu luận văn này./.
Bắc Ninh, ngày tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Toại

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt....................................................................................................v
Danh mục bảng.................................................................................................................vi
Danh mục sơ đồ...............................................................................................................vii
Trích yếu luận văn..........................................................................................................viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài............................................................................2

1.3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..........................................................................2

Phần 2. Tổng quan tài liệu.................................................................................................3
2.1.

Cơ sở lý luận về tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp cơng lập...............................3

2.1.1.


Khái quát về đơn vị sự nghiệp công lập.............................................................. 3

2.1.2.

Khái quát về tự chủ tài chính trong các trường đại học.......................................5

2.2.

Cơ sở thực tiễn cơng tác tự chủ tài chính.......................................................... 23

2.2.1.

Kinh nghiệm thực hiện việc tự chủ tài chính tại trường Đại học Thương Mại. 23

2.2.2.

Kinh nghiệm thực hiện việc tự chủ tài chính tại trường đại học Bách
khoa Hà Nội...................................................................................................... 24

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra khi thực hiện tự chủ tài chính tại các trường
đại học thực hiện tự chủ tài chính..................................................................... 25

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu.............................................27
3.1.

Khái quát về trường đại học thể dục thể thao Bắc Ninh....................................27


3.1.1.

Vị trí địa lý và quá trình phát triển.................................................................... 27

3.1.2.

Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của nhà trường.................................................. 29

3.1.3.

Cơ cấu tổ chức của nhà trường..........................................................................31

3.2.

Phương pháp nghiên cứu...................................................................................33

3.2.1.

Phương pháp thu thập thơng tin.........................................................................33

3.2.2.

Phương pháp tính toán và tổng hợp số liệu.......................................................33

iii


3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu...........................................................................34


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận......................................................................36
4.1.

Tình hình triển khai thực hiện tự chủ tài chính của nhà trường........................ 36

4.1.1.

Tình hình thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tại Trường..........37

4.1.2.

Tình hình thu nhập của cán bộ, viên chức.........................................................37

4.1.3.

Các biện pháp thực hành tiết kiệm và tăng thu..................................................37

4.1.4.

Đặc điểm cơ bản của cán bộ lấy ý kiến điều tra................................................ 38

4.2.

Tình hình thực hiện các nội dung tự chủ tài chính của nhà trường................... 40

4.2.1.

Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ.....................................................................40


4.2.2.

Tự chủ trong việc lập dự tốn kinh phí..............................................................42

4.2.3.

Tự chủ trong quản lý, khai thác các nguồn thu................................................. 45

4.2.4.

Tự chủ trong quản lý và sử dụng nguồn kinh phí..............................................49

4.2.5.

Phân phối kết quả tài chính trong năm và sử dụng các quỹ.............................. 53

4.2.6.

Tự chủ trong quản lý và sử dụng tài sản............................................................55

4.3.

Đánh giá cơng tác tự chủ tài chính của trường đại học thể dục thể thao
Bắc Ninh

58

4.3.1.

Những kết quả đạt được.....................................................................................58


4.3.2.

Tồn taịvà nguyên nhân...................................................................................... 60

4.4.

Giải pháp nâng cao tự chủ tài chính ở trường đại học TDTT Bắc Ninh...........65

4.4.1.

Mục tiêu và phương hướng phát triển tại Trường đaịhocc̣ TDTT Bắc Ninh......65

4.4.2.

Giải pháp hồn thiêṇ cơng tác t ự chủ tài chính tại Trường đaịhocc̣ TDTT
Bắc Ninh

66

Phần 5. Kết luận và kiến nghị..........................................................................................78
5.1.

Kết luận..............................................................................................................78

5.2.

Một số kiến nghị làm cơ sở thực hiện tốt tự chủ tài chính................................ 79

Tài liệu tham khảo........................................................................................................... 83

Phụ lục.............................................................................................................................85

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CBVC

Cán bộ viên chức

CNH, HĐH

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

GD-ĐT

Giáo dục - Đào tạo


HS

Học sinh

KBNN

Kho bạc nhà nước

KPCĐ

Kinh phí cơng đồn

KT

Kinh tế

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NS

Ngân sách

NSNN

Ngân sách Nhà nước

SNCL


Sự nghiệp công lập

SV

Sinh viên

TDTT

Thể dục thể thao

TSCĐ

Tài sản cố định

XH

Xã hội

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1

Tình hình cán bộ của trường năm 2013-2015............................................32

Bảng 3.2

Quy mô đào tạo của trường Đại học TDTT Bắc Ninh...............................32


Bảng 3.3.

Bảng đánh giá 5 mức độ Likert..................................................................35

Bảng 4.1.

Độ tuổi của cán bộ cho ý kiến đánh giá..................................................... 38

Bảng 4.2.

Kinh nghiệm công tác cán bộ cho ý kiến đánh giá.....................................38

Bảng 4.3.

Trình độ cán bộ cho ý kiến đánh giá.......................................................... 39

Bảng 4.4.

Bảng đánh giá ý kiến về Quy chế chi tiêu nội bộ.......................................42

Bảng 4.5.

Dự tốn thu kinh phí đào tạo giai đoạn 2013-2015....................................43

Bảng 4.6.

Bảng đánh giá ý kiến về công tác quản lý thu............................................44

Bảng 4.7.


Tổng hợp kinh phí NSNN cấp giai đoạn 2013-2015..................................45

Bảng 4.8.

Mức thu học phí giai đoạn 2013-2015....................................................... 46

Bảng 4.9.

Thu sự nghiệp khác giai đoạn 2013-2015.................................................. 47

Bảng 4.10. Bảng chi tiết nguồn thu sự nghiệp giai đoạn 2013-2015............................47
Bảng 4.11. Mức đảm bảo chi hoạt động thường xuyên giai đoạn 2013-2015..............49
Bảng 4.12. Tổng hợp các khoản chi thường xuyên giai đoạn 2013 - 2015..................50
Bảng 4.13. Bảng đánh giá ý kiến về công tác quản lý chi............................................52
Bảng 4.14. Chênh lệch thu - chi thường xuyên giai đoạn 2013-2015.......................... 54
Bảng 4.15. Bảng đánh giá ý kiến về công tác phân phối kết quả tài chính và sử
dụng quỹ

55

Bảng 4.16. Bảng đánh giá ý kiến về công tác quản lý tài sản...................................... 56
Bảng 4.17.

Tổng hợp chi lương tăng thêm giai đoạn 2013-2015................................60

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ số 3.1. Sơ đồ hình thành và phát triển nhà trường................................................ 29

Sơ đồ 3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường Đại học TDTT Bắc Ninh...................... 31

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Ngọc Toại
Tên Luận văn: Hồn thiện cơng tác tự chủ tài chính tại trường Đại học Thể dục Thể
thao Bắc Ninh.
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng
cơng tác tự chủ tài chính tại trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh giai đoạn 20132015, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác tực chủ tài chính của
trường trong những năm tới. Đề tài đi sâu vào mục tiêu cụ thể là góp phần hệ thống hóa
cơ sở lý luận và thực tiễn về tài chính và cơng tác tự chủ tài chính của các đơn vị sự
nghiệp công lập trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo. Phân tích đánh giá thực trạng cơng
tác tự chủ tài chính tại trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh. Từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác tự chủ tài chính của trường trong những năm tới.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tài chính và cơng tác tự chủ
tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo. Đề tài đi
sâu nghiên cứu 6 nội dung cơng tác tự chủ tài chính là: Xây dựng Quy chế chi tiêu nội
bộ; Tự chủ trong việc lập và thực hiện dự toán thu, chi; Tự chủ trong quản lý và khai
thác các nguồn thu; Tự chủ trong quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí; Phân phối kết
quả tài chính trong năm và sử dụng các quỹ; Tự chủ trong quản lý và sử dụng tài sản.
Đề tài đưa ra phương pháp thu nhập dữ liệu thứ cấp qua các báo cáo tài chính
của trường, các văn bản chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ, các bài báo
đăng trên tạp chí chuyên ngành… và thu thập dữ liệu sơ cấp bằng điều tra qua phiếu hỏi

ý
kiến đánh giá cán bộ, giảng viên của trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc
Ninh. Sau
đó sử dụng ứng dụng Excel để tổng hợp lại, phân tích và xử lý thông tin. Đề tài sử dụng
các phương pháp phân tích số liệu: phương pháp thống kê mơ tả; phương pháp chuyên
gia, phương pháp so sánh; phương pháp thang đo 5 mức độ Likert.

viii


Kết quả chính và kết luận
Qua nghiên cứu thực trạng cơng tác tự chủ tài chính của trường Đại học Thể dục
Thể thao Bắc Ninh cho thấy trong giai đoạn 2013-2015 vừa qua đã đạt được những
thành tích đáng kể, góp phần đảm nguồn lực tài chính phục vụ nhiệm vụ chính trị của
Nhà trường. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những mặt hạn chế cần khắc phục trong thời
gian tới như: Cơ cấu chi tiêu còn chưa hợp lý; Cơng tác quản lý tài cịn chưa thực sự tốt;
Cơng tác khai thác các nguồn thu sự nghiệp chưa thực sự hiệu quả...
Căn cứ vào đánh giá thực trạng công tác tự chủ tài chính của trường đề tài đã chỉ
ra kết quả đạt được, những tồn tại cần khắc phúc và nguyên nhân từ đó đề tài đã đề xuất
07 nhóm giải pháp để hồn thiện cơng tác tự chủ tài chính của trường Đại học Thể dục
Thể thao Bắc Ninh trong thời gian tới.

ix


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Ngoc Toai
Research name: Perfection of the finance autonomy task at Bac Ninh Sport
University
Specialized: Business Administration

Code: 60.34.01.02
Training Facility Name: Vietnam National University of Agriculture
Research purposes
The general research goal of theme are based on the analysis, assessment of the
situation of the finance autonomy task at Bac Ninh Sport University period 2013-2015,
which proposed solutions to Perfection of finance autonomy of the university in the
coming years. Theme going into specific objectives that contribute codified theoretical
basis, practical work on finance and finance autonomy of public service units in the
field of Education and Training. The analysis, assessment of the situation of the finance
autonomy task at Bac Ninh Sport University. Which proposed a number of measures to
Perfection of finance autonomy of the university in the coming years.
Research Methods
The theme was codified theoretical basis, practical work on finance and finance
autonomy in the public service units in the field of Education and Training. The theme
was depth researched 6 content of the finance autonomy: Develop internal spending
rules; Autonomy in the formulation and implementation of revenue and expenditure;
Autonomy in the management and exploitation of revenue; Autonomy in the
management and use of funds; Distribution of finance results for the year and the use of
funds; Autonomy in the management and use of asset.
The theme given income method of secondary data through the university's
finance reporting, documents the policies of the Party and Government, the articles
published in professional journals… and primary data collected through survey
questionnaires through staff feedback, lecturer at Bac Ninh sport university. Then use
Excel application to summarize, analyze and process information. The theme using data
analysis methods: Statistical described methods; professional method, comparative
method; scale of 5 levels Likert method.

x



Main results and conclusions
By studying the situation of the finance autonomy task at Bac Ninh Sport
University show that in the period 2013-2015 has recently achieved significant
accomplishments, contribute to ensuring finance resources to serve the political tasks of
the university. But there are still drawbacks to be overcome in the near future as: The
structure of spending has been inadequate; Finance management was not good; Business
operators of business revenues are not effective...
Based on the assessment of the situation of the finance autonomy of the
university, the theme has shown results, the need to remedy exists and causes. Since
then the theme has proposed 07 solutions to perfect the finance autonomy task of Bac
Ninh Sport University in the next time.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế, yêu cầu bắt buộc đối với nền kinh
tế nước ta. Trong quá trình hội nhập trên, nền kinh tế tri thức góp phần tạo ra
nguồn lực con người có vai trị quyết định đến sự phát triển kinh tế đất nước. Vì
vậy, để thực hiện thành cơng q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước,
nền kinh tế khơng bị tụt hậu và theo kịp sự phát triển của thế giới trên các lĩnh
vực, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đầu tư cho sự phát triển giáo dục - đào
tạo, coi “Giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Tuy nhiên, trong điều kiện
ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, nhu cầu chi cho phát triển kinh tế ở các linh
vực giao thông, xây dựng, y tế, khoa học công nghệ.... và cho giáo dục - đào tạo
là rất lớn và khơng ngừng tăng lên. Vì vậy, nguồn ngân sách Nhà nước đang bị
quá tải và không thể đáp ứng đủ các nhu cầu chi trong đó có giáo dục - đào tạo.
Điều này địi hỏi và buộc Nhà nước phải có chính sách để thu hút, tranh thủ các
nguồn tài chính hỗ trợ cho đào tạo, bao gồm cả thực hiện xã hội hoá giáo dục đào tạo với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, nâng cao khả năng

tự chủ cho các cơ sở giáo dục - đào tạo qua đó giảm nhẹ gánh nặng cho ngân
sách Nhà nước đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.
Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh là đơn vị sự nghiệp công lập
hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Từ khi nhà nước ban hành Nghị định
43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 và tiến tới thực hiện Nghị định 16/2015/NĐCP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy nhân sự và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng, đến nay trường
đã rất tích cực thực hiện và đổi mới cơ chế quản lý tài chính nói chung và cơng
tác kế tốn nói riêng, đã chủ động khai thác tối đa các nguồn thu, nâng cao hiệu
quả các khoản đầu tư, tích cực cân đối thu chi đảm bảo tự chủ về tài chính thực
hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao và khơng ngừng nâng cao đời sống cán bộ
công nhân viên. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nhà trường, nhu cầu về tài
chính ngày một gia tăng, sự cạnh tranh trong lĩnh vực đào tạo rất gay gắt, trong
khi nguồn ngân sách nhà nước cấp ngày một hạn chế, do vậy đòi hỏi nhà trường
cần phải có các giải pháp hữu hiệu hơn nữa giúp giúp cho tình hình tài chính
được ổn định từ đó nâng cao mức độ tự chủ tài chính, thực hiện tốt các nhiệm vụ.

1


Vì vậy, học viên đã lựa chọn đề tài “Hồn thiện cơng tác tự chủ tài chính
tại trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh” làm đề tài Luận văn thạc sỹ
cuối khóa học.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề tài nghiên cứu thực trạng cơng tác tự chủ tài chính tại Trường Đại học
Thể dục Thể thao Bắc Ninh giai đoạn 2013-2015, từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm hồn thiện cơng tác chủ tài chính của trường trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác tự chủ tài
chính của các đơn vị sự nghiệp cơng lập trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo.

Phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác tự chủ tài chính tại Trường Đại
học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện tự chủ tài chính tại Trường
Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh.
1.3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu việc thực hiện tự chủ
tài chính tại Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh trong giai đoạn 20132015.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: nghiên cứu thực trạng công tác thực hiện tự chủ tài
chính của Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại trường Trường Đại học Thể dục
Thể thao Bắc Ninh.
Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu từ năm 2013 đến năm
2015.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
CƠNG LẬP
2.1.1. Khái quát về đơn vị sự nghiệp công lập
2.1.1.1. Khái niệm
Đơn vị sự nghiệp công lập là đơn vị được xác định bởi các tiêu thức cơ
bản sau:
lập,

Là các đơn vị cơng lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành


(Đơn vị dự tốn độc lập, có con dấu, tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo
quy định của Luật kế toán) hoạt động cung cấp dịch vụ công trong các lĩnh vực
giáo dục, khoa học công nghệ, mơi trường, y tế, văn hóa thể dục thể thao, sự
nghiệp kinh tế, dịch vụ việc làm. (Bộ tài chính, Thơng tư 71 năm 2006)
Được nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo chi phí hoạt động thường
xuyên để thực hiện các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao.
Đơn vị sự nghiệp được Nhà nước cho phép thu một số loại phí, lệ phí
nhất định trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ để bù
đắp chi phí hoạt động, tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức.
-

Có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

2.1.1.2. Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập
Theo Nghị định 43 năm 200, đơn vị sự nghiệp cơng lập có nhứng đặc
điểm sau:
Đơn vị SNCL là các đơn vị sự nghiệp, do vậy đặc điểm hoạt động trước
hết giống với các đơn vị sự nghiệp nói chung đồng thời cũng có những đặc điểm
riêng của một đơn vị hoạt động có thu, nên cơ chế quản lý tài chính cũng có một
số đặc điểm riêng nhất định. Các đặc điểm đó là:
Đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật:
được nhà nước thành lập, có trụ ở riêng, có tên gọi riêng, có con dấu riêng, có tài
khoản riêng và đảm bảo trước pháp luật về hoạt động của mình.
Hoạt động theo nhiệm vụ chính trị, chun mơn được giao, khơng vì
mục đích sinh lợi.

3


Được thu một số loại phí, lệ phí từ hoạt động của mình như: học phí,

viện phí... từ cá nhân, tập thể sử dụng các dịch vụ do đơn vị cung cấp. Do vậy,
nguồn tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu khơng chỉ có kinh phí từ NSNN
cấp mà cịn có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp khác.
Chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan chủ quản (Bộ, ngành, Uỷ ban nhân
dân tỉnh, thành phố). Đồng thời chịu sự quản lý về mặt chuyên môn của các Bộ,
ngành chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực hoạt động sự nghiệp và chính
quyền địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở và hoạt động.
Các sản phẩm do đơn vị sự nghiệp công lập tạo ra đều mang tính bền
vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần
cho xã hội.
-

Hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập luôn gắn liền và bị chi phối bởi

các chương trình phát triển của nhà nước trong từng thời kỳ. Mục tiêu các chương
trình phát triển kinh tế xã hội của nhà nước chi phối tới mục tiêu, nhiệm vụ, phạm

vi

hoạt động và nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp.

2.1.1.3. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
Thực tế có rất nhiều các tiêu thức để phân loại đơn vị sự nghiệp công lập.
Dựa vào những căn cứ nhất định, đơn vị sự nghiệp công lập được phân loại như sau:

Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động: Đơn vị sự nghiệp được phân theo ngành
kinh tế, kỹ thuật như đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo; đơn vị sự nghiệp y tế;
đơn vị sự nghiệp văn hố thơng tin; đơn vị sự nghiệp thể dục, thể thao...
Căn cứ và chủ thể quản lý: Đơn vị sự nghiệp được phân thành đơn vị sự
nghiệp do trung ương quản lý và đơn vị sự nghiệp do địa phương quản lý.

Căn cứ vào mức tự đảm bảo chi phí thường xun, đơn vị sự nghiệp
cơng lập được sắp xếp vào một trong 3 loại.
2.1.1.4. Vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển của Kinh tế - Xã
hội
Đơn vị sự nghiệp cơng lập có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống
xã hội. Thông qua việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ nhà nước giao, các đơn
vị đã thực hiện tốt các mục tiêu do nhà nước đặt ra trong từng thời kỳ như: mục
tiêu nâng cao dân trí, phổ cập giáo dục, sức khoẻ cộng đồng, nâng cao đời sống
văn hoá tinh thần...

4


Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực, cung cấp
các dịch vụ công về giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, kinh tế, khoa hocc̣
cơng nghê...c̣có chất lượng cho xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho nhân dân và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
Thông qua hoạt động sự nghiệp các đơn vị sự nghiệp cơng lập được phép thu
phí, lệ phí theo quy định của Nhà nước góp phần tăng cường nguồn lực cùng với
NSNN đẩy mạnh đa dạng hóa và xã hội hố nguồn cung cấp các dịch vụ cơng.

2.1.1.5. Khái niệm, vai trị của trường Đại học cơng lập
Theo Luật giáo dục đại học ban hành tháng 6/2012, trường Đại học công
lập là cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước đầu
tư xây dựng, cung cấp trang thiết bị dạy học, bố trí cán bộ, cơng chức quản lý và
đội ngũ nhà giáo giảng dạy... và thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân
về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy
chế thi cử và hệ thống văn bằng.
Đại học cơng lập có vai trò lớn trong sự ổn định và phát triển kinh tế xã
hội, thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ của quốc gia và phát triển đất

nước trên các mặt sau:
Đại học công lập là nơi cung cấp các dịch vụ công về giáo dục, đào tạo
ra lực lượng lao động có trình độ cao, có tư duy linh hoạt, mềm dẻo, có khả năng
cập nhật kiến thức mới để thích nghi với sự thay đổi của mơi trường lao động.
Đại học cơng lập giữ vai trị chủ đạo trong việc tham gia đề xuất và thực
hiện các đề án, chương trình lớn phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của đất
nước.
Đại học cơng lập góp phần tăng cường nguồn lực, đẩy mạnh đa dạng
hóa và xã hội hóa nguồn lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Đại học công lập luôn là lực lượng nịng cốt thực hiện nhiệm vụ chính
trị của Đảng, Nhà nước. Có nhiệm vụ đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho
q trình Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.
2.1.2. Khái qt về tự chủ tài chính trong các trƣờng đại học
2.1.2.1. Khái niệm, phân loại, mục tiêu, nguyên tắc, điều kiện thực hiện tự chủ
tài chính
-

Khái niệm tự chủ.

5


+
“ Tự chủ” là tự điều hành, quản lý mọi công việc của cá nhân hoặc tổ
chức mà không bị cá nhân tổ chức khác chi phối. (Từ điển tiếng việt, Viện ngôn
ngữ học năm 2009).
+“Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công” là các quy định về quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự
và tài chính của đơn vị sự nghiệp cơng (Chính phủ, Nghị định 16 năm 2015).
+

Tự chủ đại học là quyền tự do và mức độ tự do được đưa ra quyết định
riêng và những điều bắt buộc trường đại học phải thực hiện trong việc sử dụng
quyền tự do này. Bản chất của tự chủ là sự phân chia quyền lực nhà nước tới
trường Đại học. Phạm vi quyền tự chủ thay đổi theo thời gian nhưng nó đều gắn
với lĩnh vực học thuật, quản trị điều hành, pháp luật và những vấn đề tài chính.
Qua phân tích trên ta thấy tự chủ tài chính là một yếu tố, một thẩm quyền
của tự chủ Đại học. Nó là khái niệm được sử dụng khi đồng thời quan tâm đến
vấn đề tài chính và quyền tự chủ.
Vậy tự chủ tài chính là việc cơ quan quản lý cấp trên cho phép đơn vị
cấp dưới được phép chủ động điều hành, tự quyết các hoạt động tài chính trong
khn khổ pháp luật về quản lý tài chính với mục đích nâng cao hiệu quả hoạt
động của đơn vị.
Cùng với việc trao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị, cơ quan cấp trên
cũng yêu cầu đơn vị được trao quyền tự chủ phải tự chịu trách nhiệm về quyền tự
quyết của mình. Đơn vị phải thực hiện tự đánh giá và tự giám sát việc thực hiện
các quy định theo đúng quy định của pháp luật về quản lý tài chính và lĩnh vực
khác được trao quyền tự chủ, sẵn sàng giải trình và cơng khai hố các hoạt động
của mình đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình. Tự chủ và
tự chịu trách nhiệm luôn gắn liền với nhau để nâng cao hiệu quả hoạt động của
các đơn vị và đảm bảo hoạt động đó ln đúng theo quy định của pháp luật.
Khi nói tới tự chủ trong giáo dục, người ta nhấn mạnh tự chủ về tài chính,
tự chủ chương trình, tự chủ tuyển sinh, tự chủ về chỉ tiêu tuyển sinh, tự chủ kiểm
tra đánh giá chất lượng giáo dục; quyết định phương thức đào tạo, tự chủ cho
giáo viên trong trường; tự chủ cho học sinh, sinh viên trong việc lựa chọn ngành
học, môn học, thày dạy.
-

Phân loại đơn vị sự nghiệp

Theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, căn cứ


6


vào nguồn thu sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp được phân loại để thực hiện quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính như sau (Chính phủ, Nghị định 43 năm
2006).
+
Đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) tự bảo đảm chi thường xuyên ( Mức
tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên từ 100% trở lên) – Loại 1
+
Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (Mức
tự đảm bảo chi thường xuyên từ 10% đến dưới 100%) – Loại 2.
+
Đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm chi thường xuyên ( Mức tự đảm
bảo chi thường xuyên dưới 10% ) – Loại 3.
Việc phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định trên, được ổn định trong
thời gian 3 năm, sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp.
Trong thời gian ổn định phân loại, trường hợp đơn vị sự nghiệp có thay
đổi chức năng, nhiệm vụ, tổ chức thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét
điều chỉnh phân loại lại cho phù hợp.
Cách xác định để phân loại đơn vị sự nghiệp:

M

ho

Dựa trên cách xác định mức tự đảm bảo chi hoạt động thường xuyên trên
cho thấy số thu sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp càng tăng trong khi tổng số chi
hoạt động thường xun khơng đổi hoặc giảm xuống thì mức độ tự chủ càng cao.

Vì vậy để tăng cường khả năng tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp nói chung
và trường đại học nói riêng giải pháp làm sao để hệ số tự đảm bảo chi hoạt động
thường xuyên đạt tiến tới bằng hoặc lớn hơn 100% thì mức độ tự chủ của đơn vị
sự nghiệp ngày càng cao.
Mục tiêu thực hiện cơ chế tự chủ và tự chủ tài chính (Chính phủ, Nghị
định 43 năm 2006)
*

Mục tiêu cơ chế tự chủ

+
Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị trong việc tổ chức
công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hồn
thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch
vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu

7


nhập cho người lao động.
+
Tăng tính chủ động, năng động trong việc điều hành các hoạt động của
các đơn vị trong đó có hoạt động tài chính nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng là
nâng cao chất lượng dịch vụ GD-ĐT .
+
Thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, huy động sự đóng góp của
cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động giáo dục, từng bước giảm dần bao
cấp của nhà nước.
+
Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp

giáo dục, Nhà nước vẫn quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp giáo dục ngày
càng phát triển đảm bảo cho các đối tượng chính sách – xã hội, đồng bào dân tộc
thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ giáo
dục ngày càng tốt hơn
.+ Phân biệt chức năng quản lý nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp với cơ
chế quản lý nhà nước đối với cơ quan hành chính nhà nước.
*
Mục tiêu tự chủ tài chính cũng gắn với mục tiêu thực hiện cơ chế tự chủ
nói chung đó là:
+
Tăng cường quản lý sử dụng tài sản, khai thác, quản lý sử dụng nguồn
lực tài chính đúng mục đích hiệu quả, thực hành tiết kiệm chống lãng phí , nhằm
thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.
+
Chủ động phát huy mọi nguồn lực để cung cấp cho XH dịch vụ với chất
lượng cao đồng thời tăng nguồn thu từng bước giải quyết vấn đề thu nhập cho
cán bộ công nhân viên, giảm dần sự phụ thuộc từ NSNN.
-

Nguyên tắc tự chủ

+
Hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đối với hoạt động sản xuất hàng hoá,
cung cấp dịch vụ (gọi tắt là hoạt động dịch vụ) phải phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ được giao, phù hợp với khả năng chuyên mơn và tài chính của đơn vị.
+

Thực hiện cơng khai, dân chủ theo quy định của pháp luật.

+

Thực hiện quyền tự chủ phải gắn với tự chịu trách nhiệm trước cơ quan
quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết định của mình; đồng
thời chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+
Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá
nhân

8


theo quy định của pháp luật.
lập

Điều kiện thực hiện tự chủ tài chính trong trường đại học cơng

+ Có quyết định thành lập cơ sở giáo dục đại
học. Đáp ứng các yêu cầu vềnguồn lưcc̣ như sau :
+
Có cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đào tạo, đảm bảo mơi trường sư
phạm, an tồn người học, người dạy và người lao động ( Nhà, đất, giảng đường,
phịng học thí nghiệm, Ký túc xá, thư viện, trang thiết bị, nhà xưởng...)
+
Có chương trình đào tạo và giáo trình tài liệu giảng dạy, học tập
theo
quy định.
+
Có đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về
chuyên môn nghiệp vụ, đủ số lượng, chất lượng, đồng bộ về cơ cấu.
+
Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định đảm bảo duy trì và phát triển

hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
+

Có quy chế tổ chức hoạt động và các quy định đảm bảo tổ chức hoạt động

có nguyên tắc theo đúng các quy định quản lý của nhà nước. Có năng lực quản lý
vững mạnh thông qua việc xây dựng hệ thống các quy chế làm việc và các công cụ
quản lý hiệu quả, đặc biệt ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lý.

+
Có năng lực nghiên cứu, chuyển giao cơng nghệ. Có khả năng xây
dựng các chương trình nghiên cứu độc lập và thu hút các nguồn kinh phí lớn đầu
từ lớn cho nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu hàn lâm cơ bản.
+
Có năng lực thực hiện cung cấp các dịch vụ khoa học công nghệ và các
dịch vụ khác để tăng nguồn thu.
+
Có nguồn thu đáng kể ngồi nguồn ngân sách nhà nước cấp cho chi
thường xuyên.
+
Có tư duy đổi mới dám làm, dám chịu trách nhiệm của người đứng đầu.
Có đồn kết nhất trí cao và sự nhận thức đầy đủ trong tập thể cán bộ, giảng viên
về công tác tự chủ tài chính.
2.1.2.2 Vai trị của tự chủ tài chính
Cho đến nay, cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập
thực hiện theo tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ-CP đã trải qua hơn 9 năm. Có thể
nói 9 năm qua việc áp dụng cơ chế tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp


9



công lập theo tinh thần của Nghị định 43 đã thu được nhiều kết quả quan trọng
không chỉ ở phương diện tài chính mà cả phương diện hoạt động sự nghiệp của
đơn vị. Trong đó tự chủ tài chính là một trong các quyền của cơ chế tự chủ nói
chung (Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ; quyền tổ chức bộ
máy, biên chế; quyền tự chủ tài chính) có vai trị quan trọng quyết định đến sự
thành công việc thực hiện cơ chế tự chủ. Vai trị đó thể hiện:
Hoạt động sự nghiệp ở các đơn vị năng động, sáng tạo, hiệu quả, chất
lượng hơn. Bộ máy được tổ chức lại gọn nhẹ, công việc của đơn vị được tiến
hành một cách trôi chảy. Công tác tài chính, kế tốn ở các đơn vị sự nghiệp công
lập bước đầu đã đi vào nề nếp, thu chi của đơn vị có nhiều biến chuyển tích cực.
Tự chủ tài chính cho phép đơn vị thực hiện quyền tự chủ tự chịu trách
nhiệm tổ chức bộ máy và biên chế: Các đơn vị sự nghiệp được thành lập các tổ
chức sự nghiệp trực thuộc để hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp
với chức năng nhiệm vụ được giao, phù hợp với phương án tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và phải tự đảm bảo kinh
phí hoạt động. Để tổ chức bộ máy phù hợp phải căn cứ vào khả năng tài chính
đảm bảo cho bộ máy đó hoạt động.
Tự chủ tài chính cho phép đơn vị thực hiện quyền tự chủ thực hiện
nhiệm vụ. Tự chủ động quyết định các biện pháp thực hiện đảm bảo chất lượng,
tiến độ. Tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn khả
năng của đơn vị và đúng quy định của pháp luật. Việc thực hiện quyền tự chủ này
đòi hỏi phương thức chi tiêu, định mức chi tiêu phải phù hợp đáp ứng yêu cầu
cơng việc. Vì vậy tự chủ tài chính đáp ứng u cầu đó.
Tự chủ tài chính góp phần huy động tối đa mọi nguồn lực để tạo nguồn
tài chính chi tiêu cho đơn vị theo quy định của pháp luật.
Tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản, nguồn lực tài chính đúng
mục đích, có hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Đảm bảo cơng bằng trong đơn vị; khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi,

thu hút được nhân tài, tạo điều kiện hoàn thành nhiệm vụ được giao, cán bộ viên
chức yên tâm công tác. Tự chủ tài chính tác động làm thay đổi nhận thức, thái độ
và hành động mỗi cán bộ. Giúp họ thấy được quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ
của mình trong đơn vị.

10


2.1.2.3. Nội dung cơng tác tự chủ tài chính (Chính phủ, Nghị định 43 năm
2006)
a. Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ
Quy chế chi tiêu nội bộ là một cơng cụ quản lý tài chính tại đơn vị tự chủ
tài chính, giúp đơn vị kiểm sốt các hoạt động thu, chi của đơn vị. Quy chế chi
tiêu nội bộ quy định các nội dung, tiêu chuẩn, định mức thu, chi của từng hoạt
động cũng như quy định cơ chế phân phối, sử dụng kinh phí tiết kiệm khi thực
hiện tự chủ tài chính. Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng trên cơ sở các quy
định tài chính của Nhà nước và hoạt động đặc thù của đơn vị mà Nhà nước cho
phép đơn vị được chủ động chi tiêu (Phần Nhà nước chưa quy định). Mục đích
của Quy chế chi tiêu nội bộ:
Tăng cường quyền chủ động, trách nhiệm trong quản lý và chi tiêu tài
chính của Thủ trưởng đơn vị;
Tạo quyền chủ động cho cán bộ, viên chức trong đơn vị hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao;
-

Quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức, mức chi thống nhất trong đơn

vị, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu
quả và tăng cường cơng tác quản lý;
-


Là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị; thực

hiện kiểm soát của KBNN; cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ
quan thanh tra, kiểm toán theo quy định;
Tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản, nguồn lực tài chính đúng
mục đích, có hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
-

Đảm bảo cơng bằng trong đơn vị; khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi,

thu hút được nhân tài, tạo điều kiện hoàn thành nhiệm vụ được giao, cán bộ viên
chức yên tâm công tác.
b. Tự chủ trong việc lập dự tốn kinh phí
-

Lập dự tốn: là cơ sở để cơ quan chủ quản xem xét quyết định đơn vị sự

nghiệp có thu tự đảm bảo tồn bộ chi phí hay tự đảm bảo một phần chi phí hoạt
động thường xuyên; quyết định mức kinh phí NSNN hỗ trợ hoạt động thường
xuyên. Đối với các nguồn kinh phí khác, đơn vị sự nghiệp có thu lập dự tốn theo
quy định hiện hành.

11


×