Tải bản đầy đủ (.docx) (151 trang)

Luận văn thạc sĩ nâng cao vai trò phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã hội huyện tân lạc, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 151 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI THỊ DIỆU THÚY

NÂNG CAO VAI TRÒ PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU
SỐ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI
HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HỊA BÌNH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Ngô Thị Thuận

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn



Bùi Thị Diệu Thúy

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên
của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, tơi xin được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu
sắc tới PGS.TS. Ngô Thị Thuận - người giáo viên đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều
cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề
tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ mơn phân tích định lượng Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn – Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới các đồng chí trong Ban lãnh đạo UBND huyện
Tân Lạc, các cán bộ nhân viên, chun viên cơng tác tại các phịng, ban chun mơn
của huyện Tân Lạc; các tổ chức chính quyền, tổ chức đoàn thể và hộ dân các xã Địch
Giáo, xã Thanh Hối và xã Mỹ Hòa đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên, khuyến khích tơi
hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn

Bùi Thị Diệu Thúy


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt......................................................................................................vi
Danh mục bảng................................................................................................................vii
Danh mục hình.................................................................................................................ix
Danh mục hộp..................................................................................................................................... x
Trích yếu luận văn............................................................................................................xi
Thesis abstract................................................................................................................................. xiii
Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung.................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể....................................................................................................3


1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................3

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn......................................................................4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn....................................................................................5
2.1.

Cơ sở lý luận........................................................................................................5

2.1.1.

Một số khái niệm................................................................................................. 5

2.1.2.

Vai trò của giới.....................................................................................................8


2.1.3.

Đặc điểm của phụ nữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam........................................... 10

2.1.4.

Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã hội...................14

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữdân tộc thiểu số trong phát
triển kinh tế xã hội.............................................................................................15

2.2.

Kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số
trên thế giới và Việt Nam.................................................................................. 19

2.2.1.

Vai trò của phụ nữ ở khu vực Châu Á............................................................... 19

2.2.2.

Một vài nét về vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế
xã hội ở Việt Nam............................................................................................. 22

iii



2.2.3.

Kinh nghiệm thực tiễn ở một số địa phương của Việt Nam.............................. 24

2.2.4.

Bài học kinh nghiệmrút ra.................................................................................31

2.2.5.

Các cơng trình nghiên cứu có liên quan............................................................ 31

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................33
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................ 33

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên............................................................................................. 33

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................. 35

3.1.3.

Tình hình phát triển kinh tế............................................................................... 39

3.2.


Phương pháp nghiên cứu...................................................................................42

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu.......................................................................................42

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu............................................................42

3.2.3.

Phương pháp xử lý dữ liệu và phân tích thơng tin.............................................46

3.2.4.

Hệ thống các chỉtiêu nghiên cứu....................................................................... 46

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận......................................................................48
4.1.

Thực trạng vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã
hội huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình

48

4.1.1.

Tổng quan về phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình.............48


4.1.2.

Thực trạng vai trị của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã
hội huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình

4.1.3.

Thực trạng triển khai và thực hiện các hoạt động nâng cao vai trò phụ nữ
dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã hội huyện Tân Lạc

4.2.

57
86

Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát
triển kinh tế xã hội huyện Tân Lạc

89

4.2.1.

Nhóm yếu tố bên ngồi......................................................................................89

4.2.2.

Nhóm yếu tố bản thân người phụ nữ.................................................................95

4.3.


Các giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát
triển kinh tế xã hội huyện Tân Lạc

4.3.1.

97

Quan điểm, định hướng quy hoạch đào tạo bồi dưỡng bố trí sử dụng cán
bộ nữ 97

4.3.2.

Các giải pháp..................................................................................................... 98

Phần 5. Kết luận và kiến nghị........................................................................................102
5.1.

Kết luận............................................................................................................102

iv


5.2.

Kiến nghị......................................................................................................... 104

5.2.1.

Đối với nhà nước............................................................................................. 104


5.2.2.

Đối với các cấp chính quyền tại địa phương................................................... 105

5.2.3.

Đối với gia đình...............................................................................................105

Tài liệu tham khảo..........................................................................................................106
Phụ lục..............................................................................................................................109

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

DT


Dân tộc

DTTS

Dân tộc thiểu số

ĐVT

Đơn vị tính

HĐND

Hội đồng nhân dân

HPN

Hội phụ nữ

LHPN

Liên hiệp phụ nữ

LHPNVN

Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

NXB

Nhà xuất bản


PN

Phụ nữ

SX

Sản xuất



Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

VSLA

Mơ hình cổ phần tài chính tự quản

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Phân biệt giữa giới

Bảng 2.2.


Đặc điểm kinh tế, v

Bảng 3.1.

Tình hình đất đai hu

Bảng 3.2.

Dân số, lao động và

Bảng 3.3.

Giá trị và cơ cấu cá

2015 – 2017 ..........
Bảng 3.4.

Đặc điểm 3 xã đại d

Bảng 3.5.

Phương pháp thu th

Bảng 3.6.

Phương pháp thu th

Bảng 4.1.

Số lượng phụ nữ hu


đoạn 2015 – 2017 .
Bảng 4.2.

Số lượng phụ nữ hu

2017 ......................
Bảng 4.3.

Số lượng phụ nữ hu

dân tộc giai đoạn 20
Bảng 4.4.

Số lượng phụ nữ hu
tác chính quyền và

Bảng 4.5.

Trình độ phụ nữ tro

và đồn thểgiai đoạ
Bảng 4.6.

Thơng tin chung về

Bảng 4.7.

Thơng tin về phụ n


Bảng 4.8.

Người quyết định v

theo nhóm hộ dân t
Bảng 4.9.

Người quyết định v

tra theo nhóm hộ dâ
Bảng 4.10. Người ra quyết định và thực hiện các khâu trong kinh doanh dịch vụ

ở các hộ theo nhóm
Bảng 4.11. Vấn đề thừa kế tài sản đất đai ở các hộ dân tộc thiểu số ..............................
Bảng 4.12. Phụ nữ dân tộc thiểu số với vai trò tái sản xuất ...........................................
Bảng 4.13. Phụ nữ dân tộc thiểu số đối với khả năng tiếp cận và quản lí nguồn lực .....

vii


Bảng 4.14. Đánh giá sự hài lòng của phụ nữ dân tộc thiểu số trong tiếp cận và
quản lý các nguồn lực 83
Bảng 4.15. Sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu số trong các hoạt động cộng
đồng

84

Bảng 4.16. Sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu số trong các tổ chức chính
quyền và đồn thể xã 86
Bảng 4.17. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu

số trong phát triển kinh tế xã hội huyện Tân Lạc

90

Bảng 4.18. Các yếu tố bản thân người phụ nữ dân tộc thiểu số ảnh hưởng tới vai
trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã hội

viii

95


DANH MỤC HÌNH
Biểu đồ 4.1.
Biểu đồ 4.2.
Biểu đồ 4.3.
Biểu đồ 4.4.
Biểu đồ 4.5.
Biểu đồ 4.6.
Biểu đồ 4.7.
Biểu đồ 4.8.
Biểu đồ 4.9.
Biểu đồ 4.10. Tỷ lệ sự tham gia của phụ nữ các dân tộc trong tiếp cận và quản lý

ix


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Sự tham gia ý kiến của phụ nữ dân tộc Mường trong gia đình........................63
Hộp 4.2. Ý kiến của Chủ tịch Hội phụ nữ huyện Tân Lạc..............................................73

Hộp 4.3. Ý kiến của chồng trong việc chia sẻ việc nhà cùng với vợ.............................. 77
Hộp 4.4. Ý kiến của chủ tịch xã Địch Giáo về vấn đề bình đẳng giới............................84
Hộp 4.5. Nhận thức của người dân về vấn đề bình đẳng giới.........................................91
Hộp 4.6. Ý kiến của phụ nữ dân tộc thiểu số về việc ra quyết định các công việc
lớn trong gia đình

92

Hộp 4.7. Ý kiến của phụ nữ dân tộc thiểu số về vấn đề sức khỏe...................................96

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bùi Thị Diệu Thúy
Tên luận văn: Nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã
hội huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số:8340410

Tên cở sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở đánh giá thực trạng vai trị và phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong
phát triển kinh tế xã hội huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình; nghiên cứu đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế - xã hội
huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu chọn 3 xã trong tổng số 23 xã và 1 thị trấn của huyện Tân Lạc làm

điểm nghiên cứu, gồm các xã Địch Giáo, xã Thanh Hối và xã Mỹ Hịa. Trong thu thập
thơng tin sơ cấp, nghiên cứu điều tra khảo sát ngẫu nhiên 90 hộ ở 3 xã nghiên cứu (mỗi
xã 30 hộ) thuộc các thành phần dân tộc khác nhau: dân tộc Thái, dân tộc Mường và dân
tộc Kinh; với phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi và câu hỏi mở. Thông tin sau khi
thu thập được xử lý và phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so
sánh trên phần mềm Excel.
Kết quả nghiên cứu và kết luận:
Nghiên cứu đánh giá vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Tân Lạc tập trung
vào 3 vai trị chính của phụ nữ dân tộc thiểu số: vai trò trong sản xuất, vai trò tái sản
xuất, và vai trò cộng đồng. Kết quả cụ thể như sau:
-

Trong vai trò sản xuất với các hoạt động sản xuất được nghiên cứu gồm: trồng

trọt, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ, họ tham gia đóng góp tích cực vào tất cả các khâu
làm việc, họ nhận được sự giúp đỡ ngày càng nhiều từ người chồng và người thân trong
gia đình nhưng do trình độ học vấn của người phụ nữ dân tộc thiểu số còn thấp nên việc
quyết định mua giống, mua công cụ, trang thiết bị nông nghiệp hầu như là do người
chồng mua.
-

Trong vai trò tái sản xuất: những cơng việc lớn trong gia đình như làm nhà,

đứng tên các tài sản lớn, vay vốn do chồng quyết định là chủ yếu, hướng phát triển kinh
tế gia đình, định hướng cho con cái đã có sự tham gia của cả 2 vợ chồng chứ khơng chỉ
riêng một mình chồng quyết định… Người vợ là người đảm đương chính các công việc

xi



dọn dẹp nội trợ, tuy nhiên đã và đang dần có sự phụ giúp của người chồng, trong hoạt
động chăm sóc con cái, thể hiện một sự tiến bộ đáng kể trong suy nghĩ của người chồng

các dân tộc thiểu số.
-

Trong hoạt động xã hội cộng đồng: phụ nữ dân tộc thiểu số cũng đã được tham

gia nhiều tổ chức đoàn thế, tham gia các hoạt động lễ hội… đặc biệt tỉ lệ tham gia đã
khơng cịn khiêm tốn như trước. Trong 2 dân tộc thiểu số nghiên cứu khảo sát, chị em
phụ nữ dân tộc Mường được tham gia quyết định và thực hiện cùng chồng chiếm tỉ lệ
nhiều hơn phụ nữ dân tộc Thái.
Thực trạng triển khai các hoạt động nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số
huyện Tân Lạc được nghiên cứu phân tích ở các nội dung: thực hiện bình đẳng giới, cơng
tác bồi dưỡng và đào tạo, và chính sách phát triển cán bộ ở phụ nữ dân tộc thiểu số.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số
trên địa bàn. Ba yếu tố ảnh hưởng lớn nhất trong sản xuất là yếu tố sức khoẻ, khả năng
tiếp cận nguồn lực, quan niệm và nhận thức về bình đẳng giới; trong gia đình các yếu tố
sức khoẻ, phong tục tập quán, nhận thức về vấn đề bình đẳng giới ảnh hưởng lớn nhất;
trong hoạt động xã hội yếu tố sức khoẻ, nhận thức về vấn đề bình đẳng giới, trình độ
học vấn ảnh hưởng lớn nhất.
Nâng cao vai trò người phụ nữ dân tộc thiểu số là vô cùng quan trọng cho phát
triển chung của gia đình và xã hội, do đó cần thực hiện tốt các giải pháp như nâng cao
trình độ học vấn, xoá bỏ thành kiến và xem thường phụ nữ như trước đây để tiến tới một
xã hội công bằng phù hợp với nhân phẩm con người..., giúp người dân tộc thiểu số mới
phát huy được hết tiềm năng ẩn kín để cống hiến cho sự phát triển xã hội và sự giàu
mạnh, hạnh phúc gia đình.

xii



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Bui Thi Dieu Thuy
Thesis title: Enhancement the role of ethnic minority woman in socio-economic
development in Tan Lac District, Hoa Binh province
Major:Economics Manage

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Base on evaluation current situation and analysis factor affecting Enhancement
the role of ethnic minority woman in socio-economic development in Tan Lac District,
Hoa Binh province. The study recommended solution to boost the role of ethnic
minority woman in socio-economic development.
Materials and Methods
The study choosing three communes in total 23 communes and one town of Tan
Lac district were study site, including Dich Giao, Thanh Hoi and My Hoa. The study
interviewed 90 household sharing in difference ethnic: Thai, Muong and Kinh people.
Structure and semi-structure questionnaire were applied. Data and information were
analysis by descriptive and comparative method.
Main findings and conclusions
The study focusses on three main role of ethnic minority woman including:
produce, reproduce and social role. The result following:
The produce role is cultivation, livestock and business. Woman actively involved
all steps of production and they received more supports for their husband and other
member in their family. The decision on buying seed, equipment, agricultural tools was
conducted by their husband because of woman had low education.
The reproduce: the importance work in the family such as building house, main

assets representative, loan was mainly decided by husband, household economy
orientation, children education direction had involved of both wife and husband. The
wife responded house working, however, husband supported in look after children, it
means that there is significant progress in husband’s mine in minority ethnic.
Social activity: Minority ethnic woman involved in many unions, festival
activities, especially, the ratio participate was not limitation like previous period. In two
minority ethnic study, the ratio of Muong woman decided and implemented with their
husband greater than Thai woman.

xiii


The current implementation activities to strengthen the role of woman minority
ethnic in Tan Lac district following: Equity gender, training and educational, and
development policies in woman minority ethnic.
There are several factors affecting strengthen the role of woman minority ethnic
in district. Three main factors in produce are health, access resource ability, conception
and awareness about gender equality; in family health element, culture, aware about
gender equality are the most impact; in the social activities, health, aware about gender
equality, educational are the most effective.
Strengthen the role of woman minority ethnic is vital importance to family and
social development, thus needing implementation solution like enhancing educational,
removing prejudice and disregard woman like previous period onward social right
suitable with personality…, helping minority ethnic bring into play all potential
distribute to social development and the wealth of the family.

xiv


PHẦN 1.MỞ ĐẦU

1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


Việt Nam Phụ nữ chiếm một nửa dân số và có 83% số phụ nữ ở độ tuổi

lao động tham gia lực lượng lao động. Tính đến hết năm 2011, tỷ lệ phụ nữ biết
chữ là 92%; 80% số phụ nữ, trẻ em gái ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu
số được đi học đúng tuổi. Tỷ lệ nữ sinh viên chiếm hơn 50%; 30,53% số phụ nữ
là thạc sĩ và 17,1% tiến sĩ. Theo xếp hạng năm 2012 của Liên hợp quốc về chỉ số
bất bình đẳng giới (GII), Việt Nam xếp thứ 47/187 quốc gia, được cải thiện đáng
kể so với vị trí 58/136 quốc gia năm 2010 (Nguyễn Thị Tư Vụ, 2015).
Hiện nay, ở nước ta, nếu xét cơ cấu theo giới thì tỷ lệ nam giới thấp hơn nữ
giới. Ở vùng miền núi cũng có xu hướng này nhưng độ chênh lệch cơ cấu giữa nam
và nữ nhỏ hơn (0,7%).Tuy nhiên, xét riêng với đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ nam
giới rất thấp, chỉ chiếm 42,8%, trong khi tỷ lệ nữ giới chiếm 57,2%. Một số dân tộc
có độ chênh lệch giữa nam và nữ rất cao: Xtiêng 16,88%, Mnơng 16,42%; Chu Ru,
Tà Ơi, Lơ Lô hơn 16%, Khmer 15,88%, RaGlay 15,72%. Những con số này cho
thấy phụ nữ dân tộc thiểu số giữ vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi (Nguyễn Thị Tư Vụ, 2015).

Tuy vậy, trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội
nhập kinh tế quốc tế, vai trò của phụ nữ tại vùng dân tộc và miền núi còn nhiều
mặt hạn chế, đồng thời lại có những vấn đề mới đặt ra với nhiều thách thức. Do
còn bị ảnh hưởng của tư tưởng trọng nam hơn nữ cho nên phụ nữ dân tộc thiểu số
bị hạn chế hơn nam giới về cơ hội học tập, có việc làm và thu nhập; số phụ nữ
thiếu việc làm ngày càng tăng; tỷ lệ phụ nữ không biết chữ, phụ nữ nghèo còn
cao và bị ràng buộc bởi một số phong tục, tập quán lạc hậu; tỷ lệ phụ nữ tham gia
lãnh đạo, quản lý thấp, chưa tương xứng với năng lực và sự phát triển của lực
lượng lao động nữ. Nguồn cán bộ nữ hẫng hụt ở một số lĩnh vực, tỷ lệ cán bộ nữ
sụt giảm; định hướng lãnh đạo, chính sách, phương pháp cơng tác vận động phụ

nữ dân tộc thiểu số còn thiếu, không sát hợp với từng đối tượng, khu vực, vùng,
miền, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu mới (Nguyễn Thị Tư Vụ, 2015).
Tân Lạc là huyện miền núi phía Bắc thuộc tỉnh Hịa Bình.Người dân nơi
đây đã và đang cùng nhau từng bước nỗ lực vươn lên, đóng góp vào sự phát triển

1


chung của huyện; trong đó, có một phần đóng góp không nhỏ của phụ nữ dân tộc
thiểu số tại các địa phương trong huyện. Tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số
là rất lớn, tuy nhiên, thời gian quan, phụ nữ dân tộc thiểu số mới được tạo điều
kiện để phát triển ở một số lĩnh vực; họ vẫn chưa phát huy hết được vai trị của
mình do sự cản trở của nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên xã hội, phong tục tập
quán lạc hậu, quan niệm về bất bình đẳng giới vẫn cịn tồn tại, vấn đề việc làm,
trình độ sản xuất, thu nhập...lànhững vấn đề bức xúc đối với phụ nữ dân tộc thiểu
số. Bên cạnh đó, phụ nữ dân tộc thiểu số chính là những người trực tiếp tham gia
các hoạt động kinh tế - xã hội, nhưng họ lại có rất ít cơ hội, điều kiện để tiếp thu
khoa học kỹ thuật. Trình độ học vấn cịn thấp, phải đảm nhận nhiều cơng việc
trong gia đình và ni dạy con cái, tất cả đã làm hạn chế năng lực sản xuất của
phụ nữ. Do đó, việc khai thác để phát huy tiềm năng của lực lượng lao động nữ
sẽ góp phần đáng kể vào sự phát triển của mỗi địa phương.
Đã có nhiều nghiên cứu về vai trị của phụ nữ nói chung và phụ nữ dân tộc
thiểu số nói riêng ở các tỉnh thành khác nhau trong nước như: Mẫn Bá Đạt (2013)
nghiên cứu về vai trị của phụ nữ nơng thơn trên địa bàn huyện Phú Lương;
Nguyễn Thị Hải Yến (2014) nghiên cứu về vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số
trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai… Tuy nhiên, trên địa bàn huyện
Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình, cho đến nay chưa có cơng trình nghiên cứu nào về phụ
nữ dân tộc thiểu số.
Vì vậy, việc nghiên cứu nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số là rất
cần thiết, nhằm phát huy tiềm năng, tạo điều kiện, cơ hội cho phụ nữ dân tộc

thiểu số hịa nhập, góp phần tích cực vào sự phát triển của địa phương. Chính
thực tế đó đã thơi thúc tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nâng cao vai trò của phụ
nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã hội huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa
Bình”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng vai trị và phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến việc nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã
hội huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình; nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân
Lạc, tỉnh Hịa Bình.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Hệ thống hóa một phần cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của phụ nữ

dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã hội;
-

Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao

vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã hội huyện Tân Lạc,
tỉnh Hịa Bình thời gian qua;
-

Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ


nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã hội huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình
thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên

quan tới vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã hội của
huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình.
+

Đối tượng khảo sát của đề tài:

Các nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số:phụ nữ dân tộc Mường, phụ nữ dân

tộc Thái, phụ nữ dân tộc Kinh...
+
Các lĩnh vực phát triển: Kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, gia
đình...
+
Các tổ chứcđồn thể có liên quan đến phụ nữdân tộc thiểu số: Hội
phụ nữ,

Đảng, Đồn, chính quyền địa phương các cấp...
+

Các cơ chế chính sách có liên quan đến phụ nữ dân tộc thiểu số.


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vivề nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứuthực trạng vai trò của phụ

nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã hội. Sự tham gia của người phụ nữ dân
tộc thiểu số trong các lĩnh vực hoạt động xã hội và phát triển kinh tế. Các tác động
ảnh hưởng tới vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số; giải pháp để phát huy tiềm năng,
nâng cao vai trò phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình.
-

Phạm vi về khơng gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu trên phạm vi toàn

huyện Tân Lạc. Một số nội dung chuyên sâu được khảo sát ở một số xã đại diện.

-

Phạm vivề thời gian:

+ Các dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ năm


3


2015 – 2017;
+
Các dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thu thập trong năm
2017;


+

Các giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2018 – 2020.

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Nghiên cứu luận giải và phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của
phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã hội, làm rõ các nội dung trong
vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số.
Đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển
kinh tế xã hội huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình: vai trị trong sản xuất, tái sản xuất
và sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu số trong cộng đồng.Nghiên cứu chỉ ra sự
khác nhau ở phụ nữ dân tộc Mường và phụ nữ dân tộc Thái trong vai trò phát
triển kinh tế xã hội. Xác định được các yếu tố khách quan, chủ quan có ảnh
hưởng đến vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã hội.
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số
trong phát triển kinh tế xã hội huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình trong thời gian tới,
trong đó tập trung vào các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, khó khăn
trong việc nâng cao vai trị của phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Tân Lạc.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm giới tính và giới
Khái niệm “giới tính” và “giới” được giải thích tại Điều 5 của Luật bình
đẳng giới, cụ thể:
Giới tính là khái niệm chỉ sự khác biệt đặc điểm sinh học giữa nam giới
và nữ giới mang tính khơng thay đổi. Nữ giới có chức năng sinh lý học như tạo

ra trứng, mang thai, sinh con và cho con bú bằng bầu sữa mẹ. Nam giới có chức
năng tạo ra tinh trùng về mặt sinh lý học nữ giới khácvới nam giới (Quốc hội,
2006).
-

Giớilà khái niệm chỉ đặc điểm, vị trí, vai trị của nam và nữ trong tất cả

các mối quan hệ xã hội. Do đó, vai trị của giới có sự biến động và thay đổi qua
khơng gian, thời gian (Trần Thị Quế và cs., 1999).
Khái niệm giới và giới tính giúp ta phân biệt đặc điểm của phụ nữvà nam
giới để hiểu rõ thực chất và cơ chế hình thành các đặc điểm đó. Sự khác nhau
giữa “giới tính và “giới” được thể hiện qua các nội dung sau:
Bảng 2.1. Phân biệt giữa giới và giới tính
Tiêu chí
Đặc trưng cơ bản
Nguồn hình thành
Bản chất
Tính thay đổi
Nguồn: Trần Thị Quế và cs. (1999)

Như vậy có thể thấy, giới tính và giới có một số điểm khác nhau như sau:
-

Giới tính là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về phương diện

sinh học, có sẵn từ khi sinh ra, đồng nhất và không biến đổi(trừ trường hợp có sự
can thiệp của y học). Ví dụ nam giới có thể làm thụ thai, phụ nữ có thể sinh con
và cho con bú(Trần Thị Quế và cs., 1999).
-


Khác với giới tính, giới khơng mang tính bẩm sinh mà được hình thành

trong quá trình sống, học tập của con người từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành.

5


Nói cách khác, giới được thể hiện thơng qua các hành vi được hình thành từ sự
dạy dỗ và thu nhận từ gia đình, cộng đồng và xã hội, là vị trí, vai trị của nam và
nữ mà xã hội mong muốn, kỳ vọng ở phụ nữ và nam giới liên quan đến các đặc
điểm và năng lực nhằm xác định thế nào là một người nam giới hay một phụ nữ
(hoặc trẻ em trai, trẻ em gái) trong một xã hội hay một nền văn hóa nhất định. Ví
dụ: phụ nữ làm nội trợ, thêu thùa, chăm sóc con cái, nam giới xây dựng nhà cửa,
làm kinh tế, chính trị...Những hành vi này không phải là hành vi hay kỹ năng
bẩm sinh mà do họ được xã hội, gia đình, cộng đồng dạy dỗ để làm việc đó vì xã
hội cho rằng như vậy là phù hợp với thiên chức phụ nữ hoặc nam giới (Trần Thị
Quế và cs., 1999).
-

Giới: Là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa

nam giới và phụ nữ. Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ
nữ và nam giới các đặc điểm giới khác nhau. Bởi vậy, các đặc điểm giới rất đa
dạng và có thể thay đổi được(Văn phịng Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt
Nam, 2010).
2.1.1.2.Khái niệm dân tộc thiểu số
Tùy theo từng bộ môn, lĩnh vực nghiên cứu hay quan điểm của mỗi quốc gia,
dân tộc thiểu số là thuật ngữ có nhiều định nghĩa khác nhau trên thế giới. Đáng chú

ý năm 1992, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua thuật ngữ “dân tộc thiểu

số„trên cơ sở dựa vào quan điểm của Gs. Francesco Capotorti (đặc phái viên của
Liên hợp quốc) đã đưa ra vào năm 1977:“Dân tộc thiểu số là thuật ngữ ám chỉ
cho một nhóm người: (a) cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền mà
họ là cơng dân của quốc gia này; (b) duy trì mối quan hệ lâu dài với quốc gia mà
họ đang sinh sống; (c) thể hiện bản sắc riêng về chủng tộc, văn hóa, tơn giáo và
ngơn ngữ của họ;(d) đủ tư cách đại diện cho nhóm dân tộc của họ, mặc dù số
lượng ít hơn trong quốc gia này hay tại khu vực của quốc gia này; (e) có mối
quan tâm đến vấn đề bảo tồn bản sắc chung của họ, bao gồm cả yếu tố văn hóa,
phong tục tập quán, tơn giáo và ngơn ngữ của họ (Lê Xn Trình, 2015).
Có thể thấy “Dân tộc thiểu số„ là một khái niệm được sử dụng phổ biến ở
nhiều lĩnh vực, ngành khoa học khác nhau trên thế giới, trong đó có khoa học
pháp lý. Trên thực tế, khái niệm “Dân tộc thiểu số„ chỉ có ý nghĩa biểu thị tương
quan về dân số trong một quốc gia đa dân tộc (Lê Xuân Trình, 2015).


Việt Nam, theo Nghị định số 05/2011/NĐ-CP Nghị định về Cơng tác

dân tộc, có giải thích: “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với

6


dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(Chính phủ, 2011).
Như vậy có thể hiểu, dân tộc thiểu số là những dân tộc có dân số ít hơn
dân tộc đa số trong một quốc gia đa dân tộc hay còn gọi là dân tộc ít người (Lê
Xn Trình, 2015).
*

Đặc điểm dân tộc thiểu số


Dân tộc thiểu số thường được nhận biết thơng qua những đặc trưng chủ
yếu sau đây:
-

Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế. Đây là đặc trưng quan

trọng nhất của dân tộc. Các mối quan hệ kinh tế là cơ sở liên kết các bộ phận, các
thành viên của dân tộc, tạo nền tảng vững chắc của cộng đồng dân tộc (Lê Xn
Trình, 2015);
-

Có thể cư trú tập trung trên một vùng lãnh thổ của một quốc gia, hoặc cư

trú đan xen với nhiều dân tộc anh em. Vận mệnh dân tộc một phần rất quan trọng
gắn với việc xác lập và bảo vệ lãnh thổ đất nước (Lê Xn Trình, 2015);
-

Có ngơn ngữ riêng và có thể có chữ viết riêng (trên cơ sở ngơn ngữ

chung của quốc gia) làm công cụ giao tiếp trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hóa,
tình cảm…(Lê Xn Trình, 2015);
-

Có nét tâm lý riêng (nét tâm lý dân tộc)biểu hiện kết tinh trong nền văn

hóa dân tộc và tạo nên bản sắc riêng của nền văn hóa dân tộc, gắn bó với nền văn
hóa của cả cộng đồng các dân tộc (quốc gia dân tộc) (Lê Xuân Trình, 2015).
* Khái niệm phụ nữ dân tộc thiểu số
Phụ nữ dân tộc thiểu số là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng phụ nữ thuộc

các thành phần dân tộc có số lượng dân cư ít hơn người Kinh (tộc người đa số)
sinh sống ở các khu vực của nước ta. Nói cách khác, đây là cách nhìn nhận, tiếp
cận dưới góc độ “giới” soi rọi vào các yếu tố văn hóa, kinh tế, xã hội các thành
phần dân tộc sinh tụ, làm ăn trong môi trường tự nhiên – vùng núi và môi trường
xã hội – dân tộc thiểu số. Trong quá trình lịch sử của các tộc người với những
diện mạo bản sắc văn hóa đa dạng, phụ nữ là “thành viên” quan trọng, vừa là chủ
thể, vừa là người thụ hưởng những giá trị văn hóa tộc người, góp phần làm đậm
đà bản sắc dân tộc “cá tính tộc người” và làm giàu vốn văn hóa dân tộc quốc gia
(Nguyễn Thị Hải Yến, 2014).

7


2.1.1.3. Khái niệm bình đẳng giới và bất bình đẳng
giới a. Khái niệm bình đẳng giới
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trị ngang nhau, được tạo điều
kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của
gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó (Văn phịng
Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, 2010).
Các yếu tố cấu thành bình đẳng giới gồm:Quan tâm đến sự khác biệt về
giới tính giữa nam và nữ cũng như những bất hợp lý về giới có thể tồn tại trên
thực tế; chú trọng đến tác động của phong tục, tập quán như là những nguyên
nhân sâu xa và cơ bản của tình trạng phân biệt đối xử; các chính sách, pháp luật
khơng chỉ quan tâm đến những quy định chung mà còn quan tâm đặc biệt đến các
quy định thể hiện được hai khía cạnh: phân biệt hợp lý yếu tố ưu tiên, bình đẳng
hoặc vừa ưu tiên, vừa bình đẳng cho một nhóm cụ thể hoặc là nam hoặc là nữ để
đạt được bình đẳng giới trên thực tế(Văn phịng Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ
Việt Nam, 2010).
b. Khái niệm bất bình đẳng giới
Bất bình đẳng giới là sự phân biệt đối xử với nam, nữ về vị thế, điều kiện

và cơ hội bất lợi cho nam, nữ trong việc thực hiện quyền con người, đóng góp và
hưởng lợi từ sự phát triển của gia đình, của đất nước(Văn phịng Trung ương Hội
liên hiệp phụ nữ Việt Nam, 2010).
Hay nói cách khác, bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt với nam giới
và phụ nữ tạo nên các cơ hội khác nhau, sự tiếp cận các nguồn lực khác nhau, sự
thụ hưởng khác nhau giữa nam và nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội(Văn
phòng Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, 2010).
Các dạng tồn tại bất bình đẳng giới: gánh nặng cơng việc, sự phân biệt đối
xử, bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, những định kiến dập khuôn và bạo lực trên
cơ sở giới tính(Văn phịng Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, 2010).
2.1.2. Vai trò của giới
Trong cuộc sống, nam và nữ đều tham gia vào mọi hoạt động của đời sống
xã hội, tuy nhiên mức độ tham gia của nam và nữ trong các loại công việc là
khác nhau do những quan niệm, các chuẩn mực xã hội quy định. Những công
việc mà họ đảm nhận được gọi là vai trò giới(Văn phòng Trung ương Hội liên

8


hiệp phụ nữ Việt Nam, 2010).
Vai trò giới: là tập hợp các hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi ở nam và
nữ liên quan đến những đặc điểm giới tính và năng lực mà xã hội coi là thuộc về
nam giới hoặc thuộc về phụ nữ (trẻ em trai hoặc trẻ em gái) trong một xã hội
hoặc một nền văn hố cụ thể nào đó (Văn phịng Trung ương Hội liên hiệp phụ
nữ Việt Nam, 2010).
Vai trò giới được quyết định bởi các yếu tố kinh tế, văn hố, xã hội.Phụ nữ
và nam giới thường có 3 vai trò giới như sau:
Vai trò sản xuất là các hoạt động làm ra sản phẩm, hàng hoá hoặc dịch
vụ để tiêu dùng và trao đổi thương mại. Đây là những hoạt động tạo ra thu nhập,
được trả công. Cả phụ nữ và nam giới đều có thể tham gia vào các hoạt động sản

xuất, tuy nhiên do những định kiến trong xã hội nên mức độ tham gia của họ
không như nhau và giá trị công việc họ làm cũng khơng được nhìn nhận như
nhau. Xã hội coi trọng và đánh giá cao vai trò này (Văn phòng Trung ương Hội
liên hiệp phụ nữ Việt Nam, 2010).
Vai trò tái sản xuất là các hoạt động chăm sóc, ni dưỡng, dạy dỗ...giúp
tái sản xuất dân số và sức lao động bao gồm sinh con, các cơng việc chăm sóc gia
đình,ni dạy và chăm sóc trẻ con, nấu ăn, dọn dẹp, giặt giũ, chăm sóc sức khoẻ
gia đình… Những hoạt động này là thiết yếu đối với cuộc sống con người, đảm
bảo sự phát triển bền vững của dân số và lực lượng lao động; tiêu tốn nhiều thời
gian nhưng không tạo ra thu nhập, vì vậy mà ít khi được coi là “cơng việc thực
sự”, được làm miễn phí, khơng được các nhà kinh tế đưa vào các con tính. Xã hội
khơng coi trọng và đánh giá cao vai trị này. Hầu hết phụ nữ và trẻ gái đóng vai
trị và trách nhiệm chính trong các cơng việc tái sản xuất (Văn phòng Trung ương
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, 2010).
-

Vai trò cộng đồng: bao gồm một tổ hợp các sự kiện xã hội và dịch vụ: ví dụ

như thăm hỏi động viên gia đình bị nạn trong thảm họa, thiên tai; nấu cơm hoặc bố
trí nhà tạm trú cho những gia đình bị mất nhà ở; huy động cộng đồng địng góp
lương thực, thực phẩm cứu trợ người bị nạn… Cơng việc cộng đồng có ý nghĩa quan
trọng trong việc phát triển văn hoá tinh thần của cộng đồng. Có lúc nó địi hỏi sự
tham gia tình nguyện, tiêu tốn thời gian và khơng nhìn thấy ngay được. Có lúc nó lại
được trả cơng và có thể nhìn thấy được (ví dụ: là thành viên phân phối hàng cứu trợ
sau bão) (Văn phòng Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, 2010).

Cả nam và nữ đều có khả năng tham gia vào cả ba loại vai trò trên. Tuy

9



×