Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã hội tại xã phổng lái huyện thuận châu tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.01 KB, 117 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------  -------

PHAN THỊ QUỲNH TRANG

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TẠI
XÃ PHỔNG LÁI - HUYỆN THUẬN CHÂU –
TỈNH SƠN LA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


HÀ NỘI – 2016

2


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------  -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TẠI
XÃ PHỔNG LÁI - HUYỆN THUẬN CHÂU –
TỈNH SƠN LA


Tên sinh viên

: Phan Thị Quỳnh Trang

Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp
Lớp

: K57 KTNNA

Niên khóa

: 2012 - 2016

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền


HÀ NỘI – 2016

4


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
là trung thực và chưa hề được bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Phan Thị Quỳnh Trang


i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Kinh tế & Phát
triển nông thôn – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã hết lòng giúp đỡ và truyền
đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo PGS.TS
Nguyễn Thị Minh Hiền, giảng viên bộ môn Phát triển nông thôn - khoa Kinh tế &
Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo UBND xã Phổng Lái; các bác, các
chú, các anh, chị trong UBND xã và các hộ gia đình tại xã Phổng Lái đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã động
viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Phan Thị Quỳnh Trang

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Phụ nữ DTTS là nguồn lực lớn đóng vai trò quan trọng tác động lớn đến quá

trình phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tác động tới nhiều mặt và có ảnh hưởng
trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương nơi họ đang sinh sống.
Phổng Lái là xã miền núi thuộc huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La, bà con nơi đây đã
và đang nỗ lực cùng nhau vươn lên từng bước phát triển tạo nên một xã thuộc nhóm
các xã phát triển nhất huyện Thuận Châu, trong đó phải kể đến sự đóng góp lớn và
tích cực của các chị em phụ nữ tại địa phương. Tuy tiềm năng của chị em phụ nữ
DTTS đã được tạo điều kiện phát huy nhưng vẫn chưa được phát huy hết do có sự
cản trở của nhiều yếu tố: Điều kiện tự nhiên xã hội, phong tục tập quán lạc hậu,
quan niệm về bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại... Xuất phát từ thực trạng trên, tôi
quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài: “Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong
phát triển kinh tế xã hội xã Phổng Lái huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La”.
Đề tài bao gồm 4 mục tiêu cụ thể: 1) Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn
về vai trò của phụ nữ DTTS trong phát triển kinh tế xã hội 2) Đánh giá thực trạng
vai trò của người phụ nữ DTTS trong phát triển kinh tế xã hội tại xã 3) Phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế
xã hội tại xã Phổng Lái trong thời gian qua 4) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao vai trò của người phụ nữ DTTS trong phát triển kinh tế xã hội xã phổng Lái
huyện thuận Châu tỉnh Sơn La. Các thông tin thứ cấp được thu thập từ UBND xã
Phổng Lái trên các sách báo, tạp chí, các báo cáo của các cơ quan đã được công bố
(UBND, phòng thống kê, ban địa chính xã, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông
dân xã...), các thông tin sơ cấp được thu thập từ 70 hộ dân tộc, trong đó có 20 hộ
dân tộc Kinh, 20 hộ dân tộc H’Mông và 30 hộ dân tộc Thái. Các phương pháp phân
tích thông tin gồm: Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp thống kê so sánh,
phương pháp phân tích sơ đồ VENN và câu chuyện đường đời.
Qua tìm hiểu, ta thấy phụ nữ DTTS có vai trò quan trọng trong phát triển
kinh tế trong tất cả các hoạt động như phát triển kinh tế hộ: Trong trồng trọt, chăn
nuôi, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ, chị em phụ nữ tham gia vào hầu hết
iii



các khâu, ngay cả có những công việc nặng nhọc chị em cũng phải làm, tuy nhiên tại
xã Phổng Lái, xu hướng người chồng, người đàn ông trong gia đình giúp đỡ chị em
phụ nữ nhiều hơn, sự bình đẳng giữa nam và nữ cũng ngày càng tăng. Tuy có nhiều
chuyển biến trong ra quyết định và thực hiện, số lượng và tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng
bàn bạc ra quyết định trong các khâu của hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh
dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỉ lệ cao hơn so với tỷ lệ người chồng quyết định,
tuy nhiên với các quyết định liên quan đến nhà cửa, chuyện đại sự, đứng tên sổ đỏ, đi
vay vốn… các công việc cần có người có hiểu biết, mang tính đại diện cho gia đình
quyết định như mua công cụ vật tư nông nghiệp, mua giống, đi họp chính quyền,…
đều do người chồng quyết định chiếm tỷ lệ lớn nhất, tỉ lệ vợ quyết định chiếm rất ít,
riêng các công việc nội trợ, dọn dẹp, đi họp phụ huynh cho con, người vợ là người
đảm đương chính. Người đàn ông đã đỡ mang nặng tư tưởng phong kiến cổ lạc hậu,
việc bắt buộc phải có con trai đã không còn là điều bắt buộc phải có với mỗi hộ, tỉ lệ
bình quân chồng giúp vợ chiếm 29,7%. Do thời gian làm nhiều việc trong sản xuất và
tái sản xuất mà người phụ nữ được tham gia các lớp tập huấn của địa phương cũng
như tiếp nhận thông tin trên báo đài ít hơn so với người chồng làm khả năng của chị
em bị hạn chế nhiều hơn so với người chồng. Trong hoạt động xã hội cộng đồng: Phụ
nữ DTTS tham gia các hoạt động lễ hội, phong trào xã hội chiếm tỉ lệ cao, tuy nhiên
tỉ lệ phụ nữ DTTS tham gia vào bộ máy chính quyền vẫn còn khiêm tốn, vẫn còn
nhiều ông chồng không muốn vợ tham gia hoạt động xã hội bởi họ muốn vợ nhà lo
phát triển kinh tế, chăm sóc con cái không thể tham gian nhiều. Cả 2 DTTS có tỷ lệ
người vợ được tham gia quyết định giúp đỡ chồng ít hơn DT Kinh. Trong 2 DTTS,
DT H’Mông có tỷ lệ người vợ được tham gia quyết định cũng như giúp đỡ trong thực
hiện sản xuất có chiều hướng tích cực hơn DT Thái, đó là điểm đáng mừng với chị
em. Tóm lại qua điều tra về sự phân công lao động giữa nam và nữ ta thấy vị trí vai
trò của người phụ nữ được nâng lên rất nhiều…Tuy nhiên sự bất bình đẳng vẫn còn
tồn tại và gây ảnh hưởng không nhỏ đến vai trò của chị em phụ nữ DTTS trong phát
triển kinh tế - xã hội.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới vai trò của người phụ nữ DTTS trong phát
triển kinh tế xã hội, làm hạn chế, kìm hãm đi rất nhiều tiềm năng của người phụ nữ

iv


như trình độ học vấn thấp, phong tục tập quán lạc hậu, khả năng tiếp cận nguồn lực
hạn chế, sức khỏe, điều kiện địa bàn sinh sống, quan điểm về bất bình đẳng giới…
Có nhiều tổ chức ảnh hưởng tới người phụ nữ DTTS trong phát triển kinh tế
xã hội như là HPN, UBND xã… Các tổ chức này tạo điều kiện cho chị em phát
triển về mọi mặt, tuy nhiên không phải người phụ nữ nào cũng có được cơ hội để
phát triển đó chính là hạn chế của các tổ chức đối với phụ nữ.
Từ những vấn đề trên, tôi đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò
của người phụ nữ DTTS, phát huy tiềm năng vốn có của họ để xây dựng quê hương
đất nước ngày một giàu đẹp, đặc biệt là vấn đề bất bình đẳng giới được giải quyết.

v


MỤC LỤC
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM.................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................................i
...........................................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................................ii
..........................................................................................................................................................ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN.......................................................................................................................iii
MỤC LỤC...........................................................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................................................x
DANH MỤC HỘP..............................................................................................................................xii
PHẦN I MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..............................................................................................3

1.2.1 Mục tiêu chung.................................................................................................................3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.................................................................................................................3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................................4
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.....................................................................................5
2.1 Cơ sở lý luận ...........................................................................................................................5
2.1.1 Một số khái niệm có liên quan..........................................................................................5
2.1.2 Vai trò giới trong phát triển kinh tế, xã hội ......................................................................7
2.1.3 Đặc điểm chung của người phụ nữ DTTS ở Việt Nam ......................................................9
2.1.4 Nội dung đánh giá vai trò của phụ nữ DTTS trong phát triển kinh tế xã hội...................13
2.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hội
.................................................................................................................................................14

vi


2.2 Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................................17
2.2.1 Một vài nét về vai trò của phụ nữ DTTS trong phát triển kinh tế xã hội ở trên thế giới.17
2.2.2 Một vài nét về vai trò của phụ nữ DTTS trong phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam......19
2.2.3 Bài học kinh nghiệm trong phát huy vai trò của phụ nữ DTTS trong phát triển kinh tế xã
hội trên thế giới.......................................................................................................................22
2.2.4 Bài học kinh nghiệm trong phát huy vai trò của phụ nữ DTTS trong phát triển kinh tế xã
hội ở Việt Nam.........................................................................................................................24
2.2.5 Các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với phụ nữ DTTS..........................................26
PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VẦ PHƯƠNG PHÁP ............................................................................28
NGHIÊN CỨU...................................................................................................................................28
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ...............................................................................................28
3.1.1 Điều kiện tự nhiên..........................................................................................................28
3.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội ................................................................................................29

3.1.3 Đánh giá chung về thuận lợi và khó khăn của xã Phổng Lái trong phát triển kinh tế xã hội
.................................................................................................................................................36
3.2 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................................37
3.2.1 Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu........................................................37
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu, thông tin........................................................................38
3.2.3 Phương pháp xử lí và phân tích số liệu...........................................................................41
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu phân tích ............................................................................................42
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................................................44
4.1 Thực trạng vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hội ....................................44
4.1.1 Thông tin chung về các hộ điều tra.................................................................................44
4.1.2 Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ...............................................................47
4.1.3 Vai trò của phụ nữ trong gia đình...................................................................................57
4.1.4 Vai trò của phụ nữ trong các hoạt động xã hội cộng đồng.............................................63
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ dân tộc trong phát triển kinh tế xã hội tại xã
Phổng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La..................................................................................68

vii


4.2.1 Nhóm yếu tố bên ngoài.................................................................................................69
Ảnh hưởng của các bên liên quan đến vai trò của phụ nữ......................................................73
4.2.2 Nhóm yếu tố bản thân người phụ nữ.............................................................................76
4.3 Định hướng và một số giải pháp để phát huy và nâng cao vai trò của người phụ nữ dân tộc
thiểu số........................................................................................................................................79
4.3.1 Quan điểm định hướng..................................................................................................79
4.3.2 Đề xuất một số giải pháp chủ yếu...................................................................................80
.........................................................................................................................................83
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................................84
5.1. Kết luận.................................................................................................................................84
5.2. Kiến nghị...............................................................................................................................86

5.2.1 Đối với nhà nước............................................................................................................86
5.2.2 Đối với các cấp chính quyền tại địa phương..................................................................86
5.2.3 Đối với gia đình...............................................................................................................86
DANH MỤC THAM KHẢO.................................................................................................................88
PHỤ LỤC..........................................................................................................................................91

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tên đầy đủ

BQ

Bình quân

BQNK

Bình quân nhân khẩu

DTTS

Dân tộc thiểu số

HND

Hội nông dân


HPN

Hội phụ nữ

NS

Năng suất

SL

Số lượng

TC-CĐ-ĐH

Trung cấp cao đẳng đại học

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

PN DTTS

Phụ nữ dân tộc thiểu số

UBND

Ủy ban nhân dân

ix



DANH MỤC BẢNG
..........................................................................................................................................................ii
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................................................3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................................3
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.....................................................................................5
2.1 Cơ sở lý luận ...............................................................................................................................5
Bảng 2.1 Đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của hai nhóm hộ DTTS.................................11
2.2 Cơ sở thực tiễn .........................................................................................................................17
Bảng 2.2 Lực lượng lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp..........................................20
Bảng 2.3 Số lượng phân bổ lực lượng năm 2013.............................................................20
PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VẦ PHƯƠNG PHÁP ............................................................................28
NGHIÊN CỨU...................................................................................................................................28
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ...................................................................................................28
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất của xã Phổng Lái qua các năm.......................................30
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của xã Phổng Lái qua các năm............................32
Bảng 3.3 Tình hình chăn nuôi của xã Phổng Lái qua các năm..........................................33
Bảng 3.4 Tình hình trồng trọt của xã Phổng Lái qua các năm..........................................34
3.2 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................................37
Bảng 3.5 Phương pháp chọn đối tượng điều tra.............................................................38
Bảng 3.6 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp.........................................................39
Bảng 3.7 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp...........................................................40
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................................................44
4.1 Thực trạng vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hội .......................................44
Bảng 4.1 Tình hình chung của các nhóm hộ điều tra.......................................................45
Bảng 4.2 Thông tin về phụ nữ từ các nhóm hộ điều tra...................................................47

x



Bảng 4.3 Người quyết định và thực hiện các khâu trồng trọt của các hộ theo nhóm hộ
dân tộc.............................................................................................................................50
Bảng 4.4 Người quyết định và thực hiện các khâu chăn nuôi của các hộ dân tộc theo
nhóm hộ dân tộc..............................................................................................................52
Bảng 4.5 Người ra quyết định và thực hiện các khâu trong kinh doanh dịch vụ ở các hộ
theo nhóm hộ dân tộc.....................................................................................................55
Bảng 4.6 Phụ nữ DTTS đối với vai trò tái sản xuất...........................................................61
Bảng 4.7 Phụ nữ DTTS đối với khả năng tiếp cận và quản lí nguồn lực ...........................62
Bảng 4.8 Sự tham gia của phụ nữ DTTS trong các tổ chức chính quyền và đoàn thể xã.. 63
Bảng 4.9 Vai trò của phụ nữ DTTS với các hoạt động xã hội cộng đồng..........................64
Bảng 4.10 Mức độ tham gia thảo luận trong các cuộc họp cộng đồng của người phụ nữ
DTTS ..............................................................................................................................66
Bảng 4.11 Thời gian làm việc của vợ và chồng đối với các hoạt động..............................67
Bảng 4.12 Sự đóng góp thu nhập chính vào gia đình ở các hộ điều tra...........................67
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ dân tộc trong phát triển kinh tế xã hội tại xã
Phổng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La......................................................................................68
Bảng 4.13 Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới vai trò của phụ nữ DTTS trong phát triển
kinh tế xã hội...................................................................................................................70
Bảng 4.14 Các yếu tố bản thân người PN DTTS ảnh hưởng tới vai trò của phụ nữ DTTS
trong phát triển kinh tế xã hội.........................................................................................76
Bảng 4.14 Các yếu tố bản thân người PN DTTS ảnh hưởng tới vai trò của phụ nữ DTTS trong phát
triển kinh tế xã hội...........................................................................................................................76
4.3 Định hướng và một số giải pháp để phát huy và nâng cao vai trò của người phụ nữ dân tộc
thiểu số............................................................................................................................................79
.........................................................................................................................................83
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................................84
5.1. Kết luận....................................................................................................................................84
5.2. Kiến nghị...................................................................................................................................86
DANH MỤC THAM KHẢO.................................................................................................................88


xi


1. Bộ tư pháp (2016). “xây dựng chính sách đặc thù đối với phụ nữ dân tộc thiểu số”. Chuyên mục
văn bản điều hành ngày 23/01/2016. Nguồn: moi.aspx?ItemID=7191. Ngày truy cập: 02/03/2016...............................................................88
1. Bộ tư pháp (2016). “xây dựng chính sách đặc thù đối với phụ nữ dân tộc thiểu số”. Chuyên mục
văn bản điều hành ngày 23/01/2016. Nguồn: moi.aspx?ItemID=7191. Ngày truy cập: 02/03/2016...............................................................88
6.Hoàng Dũng, Nhật Quỳnh, Huy Hoàng (2015). “Chủ tịch nước: VN sẽ sát cánh cùng LHQ bảo đảm
quyền bình đẳng giới”. Chuyên mục chính trị của báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam ngày
28/09/2015. Nguồn: Ngày truy cập: 06/03/2015......................................................88
6.Hoàng Dũng, Nhật Quỳnh, Huy Hoàng (2015). “Chủ tịch nước: VN sẽ sát cánh cùng LHQ bảo đảm
quyền bình đẳng giới”. Chuyên mục chính trị của báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam ngày
28/09/2015. Nguồn: Ngày truy cập: 06/03/2015......................................................88
8.Huyền Trang (2014). “Quyền của phụ nữ trong hệ thống pháp luật Việt Nam”. Bản tin cải cách
hành chính 12/10/2014. Nguồn: />ItemID=5503. Ngày truy cập: 04/03/2016.......................................................................................88
8.Huyền Trang (2014). “Quyền của phụ nữ trong hệ thống pháp luật Việt Nam”. Bản tin cải cách
hành chính 12/10/2014. Nguồn: />ItemID=5503. Ngày truy cập: 04/03/2016.......................................................................................88
32.Ý Thu (2015). “Chính sách tín dụng cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số: Còn bất cập”. Bản tin xã
hội của báo Quảng Ngãi ngày 17/12/2015. Nguồn:
Ngày truy cập: 02/03/2016...................................................91
32.Ý Thu (2015). “Chính sách tín dụng cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số: Còn bất cập”. Bản tin xã
hội của báo Quảng Ngãi ngày 17/12/2015. Nguồn:
Ngày truy cập: 02/03/2016...................................................91
PHỤ LỤC..........................................................................................................................................91

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1 Chúng tôi cùng quyết định.....................................................48
Hộp 4.2 Người phụ nữ một mình vượt khó, nuôi con ăn học..............56
Hộp 4.3 Giúp vợ những lúc rảnh rỗi còn nghỉ ngơi cho sớm...............59


xii


Hộp 4.4 Phụ nữ DTTS đã tích cực tham gia vào các hoạt động cộng
đồng......................................................................................................63
Hộp 4.5 Phụ nữ DTTS đã và đang tích cực tham gia vào phong trào thi
..............................................................................................................69
đua của xã nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn..........................................69
Hộp 4.6 Vẫn muốn có con trai để nối dõi tông đường.........................70
Hộp 4.7 Đưa ra quyết định lớn – chỉ có đàn ông mới gánh vác được..71
Hộp 4.8 Chỉ đi khám và mua thuốc khi bệnh biểu hiện rõ...................79

xiii


PHẦN I MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển kinh tế xã hội là một vấn đề quan trọng mà tất cả các quốc gia trên
thế giới đều quan tâm, hiện nay tình hình phát triển kinh tế xã hội trên toàn cầu có
nhiều biến động. Kinh tế xã hội năm 2015 diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu
có nhiều bất ổn, vẫn đối mặt với nhiều rủi ro và những nhân tố khó lường. Trong
những năm gần đây phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam có nhiều biến động và khởi
sắc, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với năm
2014. Việt Nam đã và đang từng bước khẳng định vị trí của mình trên trường quốc
tế gắn với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá và nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân. Sau thời kì đổi mới nền kinh tế xã hội của Việt Nam có
những bước phát triển tiến bộ, mức sống của người dân đã được cải thiện rõ rệt,
đánh dấu bằng khoán 10 năm 1988 coi hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, qua đó
cho thấy vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội.
Nhân tố con người là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát

triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Việt Nam là một quốc gia có nguồn lao động
dồi dào với đa dạng về dân tộc, bao gồm 54 dân tộc anh em với sự phân bố dân cư
không đều trên cả nước, tập trung chủ yếu ở miền núi và cao nguyên, ở các vùng
Trung du - miền núi Bắc bộ, khu vực Trường Sơn Tây Nguyên, cực nam Trung Bộ
và Nam Bộ. Đối với sự phát triển kinh tế xã hội, người phụ nữ dân tộc đóng vai trò
quan trọng tác động và có tầm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế xã hội, họ có vai
trò và tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội ở nơi mà họ đang sinh sống.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập với người DT nói
chung và người phụ nữ DTTS nói riêng về trình độ học vấn, sự tiếp cận thông tin,
thời tiết khí hậu, phong tục tập quán từ xa xưa để lại,... nhất là khoảng cách giới và
bất bình đẳng giới vẫn còn nhiều bất cập. Đối với phụ nữ người DTTS, phụ nữ sống
ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, họ sống với tâm lý tự ti,
cam chịu, một vài nơi vẫn còn tồn tại những suy nghĩ và hủ tục lạc hậu. Thêm vào
đó, đội ngũ cán bộ cơ sở nói chung và cán bộ nữ người DTTS nói riêng gặp nhiều
1


khó khăn do thiếu về kĩ năng hoạt động xã hội, ngôn ngữ dân tộc, không được bồi
dưỡng kiến thức kỹ năng vận động quần chúng.
Phổng Lái là một xã thuộc huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La với tổng diện tích
đất tự nhiên 9.181 ha với ba dân tộc anh em sinh sống là: Thái, H’Mông và Kinh.
Nhờ có sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và nhà nước với các chính sách hỗ trợ cho
đối tượng nghèo, dân tộc thiểu số trong tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, xã hội, chăm lo
phát triển giáo dục – đào tạo và khoa học công nghệ, hỗ trợ cho hộ nghèo, phụ nữ
hộ dân tộc vay vốn làm ăn, trợ cấp đối với gia đình thuộc chính sách (hộ nghèo, con
em thương bình liệt sĩ có công với cách mạng,…). Ngoài ra hệ thống cơ sở hạ tầng,
hệ thống điện, đường đi, trường học, trạm y tế… đã và đang được đầu tư. An ninh
khu vực ngày càng được thắt chặt và đảm bảo, đặc biệt là đẩy mạnh công tác phòng
chống ma túy, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Giữ gìn, bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, tiếp tục thực hiện xây dựng, chỉnh đốn Đảng,

nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng. Xây dựng hệ
thống chính trị trong sạch, vững mạnh, phát huy dân chủ, tăng cường kỷ cương,
thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng bộ. Như vậy, với sự đoàn kết của
nhân dân các dân tộc trong xã, cùng với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy,
HĐND, UBND xã và sự đoàn kết nhất trí phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các
ngành, Phổng Lái đã không ngừng vươn lên hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế
- xã hội và đang từng ngày vững bước đi lên trên con đường đổi mới.
Bên cạnh sự phát triển đó vẫn còn tồn tại những hạn chế gây khó dễ cho sự
phát huy tiềm năng của người phụ nữ DTTS, đó là phong tục tập quán, hủ tục lạc
hậu, phụ nữ trong gia đình không được coi trọng từ xa xưa. Đối với dân tộc Thái,
H’Mông việc phụ nữ bỏ học cấp trung học sơ sở và trung học phổ thông để lấy
chồng sớm vẫn còn tồn tại, kế hoạch hoá gia đình vẫn còn gặp nhiều hạn chế, địa
hình xã vùng núi xã còn nghèo, nguồn tiếp cận thông tin không nhiều và ít có cơ hội
được tiếp cận thông tin,... Nhận thức của người phụ nữ dân tộc Thái, H’Mông nói
chung trên cả nước và trên địa bàn nói riêng được cải thiện rõ rệt do có sự giúp đỡ
của chính quyền địa phương, các chính sách của Đảng và Nhà nước, nhưng nhìn
chung lại, người phụ nữ dân tộc vẫn còn chịu thiệt thòi, cần nghiên cứu sâu, quan
2


tâm hơn nữa. Vì vậy những câu hỏi đặt ra: phụ nữ DTTS xã Phổng Lái đóng góp
những vai trò gì vào phát triển kinh tế xã hội của gia đình và địa phương? Vai trò
trong phát triển kinh tế xã hội của người phụ nữ xã Phổng Lái chịu những ảnh
hưởng gì? Và giải pháp để nâng cao vai trò của họ tại địa bàn xã?
Xuất phát từ thực trạng nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Vai trò
của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã hội xã Phổng Lái,
huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng vai trò của người phụ nữ DTTS trong phát triển kinh tế

xã hội tại xã Phổng Lái huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La, từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao vai trò của người phụ nữ DTTS đối với phát triển kinh tế xã hội nói
chung và trên địa bàn xã nói riêng, góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của phụ nữ DTTS trong
phát triển kinh tế xã hội.
- Đánh giá thực trạng vai trò của người phụ nữ DTTS trong phát triển kinh
tế xã hội tại xã.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ đân tộc thiểu số
trong phát triển kinh tế xã hội tại xã Phổng Lái trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của người phụ nữ DTTS
trong phát triển kinh tế xã hội.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan tới vai trò của phụ
nữ trong phát triển kinh tế xã hội.
Đối tượng khảo sát của đề tài là phụ nữ DTTS, bao gồm: phụ nữ dân tộc
H’Mông, phụ nữ dân tộc Thái, phụ nữ dân tộc Kinh và các tổ chức cá nhân liên quan
đến phụ nữ DTTS (cán bộ Hội Phụ nữ xã và cán bộ xã Phổng Lái).

3


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung:
Đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ DTTS trong phát triển kinh tế xã hội
bao gồm: vai trò và sự tham gia của người phụ nữ DTTS trong các hoạt động xã hội
và vai trò và sự tham gia của phụ nữ DTTS trong phát triển kinh tế của gia đình.
Các yếu tố ảnh hưởng tới vai trò của phụ nữ DTTS trong phát triển kinh tế xã hội.
Các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy và nâng cao vai trò của phụ nữ DTTS xã

Phổng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại xã Phổng Lái, huyện
Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
- Phạm vi thời gian:
+ Số liệu thứ cấp: thu thập các số liệu đã được công bố trong khoảng thời
gian 2013-2015 và từ 2013 trở về trước.
+ Số liệu sơ cấp: thu thập trong năm 2016.
Thời gian thực hiện đề tài: 18/1 đến 18/5 năm 2016
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh
Sơn La.
- Đề một số xuất giải pháp đến năm 2020.

4


PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm có liên quan
2.1.1.1 Khái niệm về giới
Theo Trần Thị Quế (1999) và Nancy J. Hafkin: Giới là sự khác khác biệt
giữa nam và nữ về góc độ xã hội, các đặc điểm khác nhau do xã hội quyết định, các
mối quan hệ giữa nam và nữ do xã hội xác lập nên.
Theo Đỗ Kim Chung và cộng sự (2009): Giới là mối quan hệ tương quan về
vai trò, trách nhiệm, quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ, bao gồm phân
công lao động, các kiểu phân chia nguồn lợi ích, khả năng tiếp cận tới nguồn lực.
Giới là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới
và phụ nữ. Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ nữ và nam
giới các đặc điểm giới khác nhau. Bởi vậy, các đặc điểm giới rất đa dạng và có thể
thay đổi được (Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, 2005).
2.1.1.2 Khái niệm dân tộc thiểu số

Trong những quy định chung của nghị định về công tác dân tộc số
05/2011/NĐ-CP: định nghĩa “dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so
với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trên thực tế, khái niệm “dân tộc thiểu số” chỉ có ý nghĩa biểu thị tương quan
về dân số trong một quốc gia đa dân tộc. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng dân tộc, thì
khái niệm “dân tộc thiểu số” không mang ý nghĩa phân biệt địa vị, trình độ phát
triển của các dân tộc.
Như vậy, DTTS là những dân tộc có dân số ít hơn dân tộc đa số trong một
quốc gia đa dân tộc hay còn gọi là dân tộc ít người.
2.1.1.3 Khái niệm phát triển
Phát triển là một quá trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc
trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng các chiến lược và chính sách thích
hợp với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội và
5


cộng đồng dân tộc mình, tạo ra, huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên và con
người nhằm đạt được những thành quả bền vững và được phân phối công bằng cho
các thành viên trong xã hội vì mục đích không ngừng nâng cao chất lượng cuộc
sống của họ (Bùi Đình Thanh, 2015).
Phát triển là quá trình thay đổi xã hội không chỉ nhằm nâng cao trình độ của đời
sống vật chất của người dân mà còn tối đa phát triển tiềm năng con người của họ, là một
quá trình nhiều mặt: cải thiện thu nhập, thay đổi trong cơ cấu kinh tế, tiến bộ xã hội, thay
đổi trong thể chế, thậm chí cả những thay đổi trong tập tục và tín ngưỡng (Quyền Đình
Hà, 2015).
Như vậy, phát triển là quá trình lâu dài, gồm nhiều mặt có mục đích nâng cao
chất lượng cuộc sống và tiềm năng cho con người, đây là quá trình không thể thiếu
trong một xã hội.
2.1.1.4 Khái niệm phát triển kinh tế, xã hội, kinh tế xã hội.
 Khái niệm phát triển kinh tế

Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế, được xem
như là quá trình biến đổi cả về lượng và chất; nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ
quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia (Phạm Ngọc
Linh và Nguyễn Thị Kim Dung, 2011).
Phát triển kinh tế là sự gia tăng thuần tuý về mặt lượng của các chỉ tiêu kinh
tế tổng hợp: GNP, GNP/đầu người hay GDP, GDP/đầu người và biến đổi về mặt chất
của nền kinh tế - xã hội, mà trước hết là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,
HĐH và kèm theo đó là việc không ngừng nâng cao mức sống toàn dân, trình độ phát
triển văn minh xã hội (Trần Anh Phương, 2008).
Như vậy, phát triển kinh tế là quá trình tăng lên về mọi mặt bao gồm cả
sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội , là sự
thay đổi cả về số lượng và chất lượng của nền kinh tế.
 Khái niệm phát triển xã hội
Phát triển xã hội có thể hiểu là quá trình biến đổi về lượng và chất của đời
sống con người. Quá trình biến đổi của xã hội chủ yếu thể hiện ở hai mặt: sự tăng
trưởng về mức sống, chất lượng điều kiện sống của con người và sự tiến bộ về mối

6


quan hệ giữa các bộ phận được cấu trúc trong xã hội như: quan hệ giới, gia đình và
cộng đồng, giữa văn hóa truyền thống và hiện đại, giữa con người với môi trường
sổng… Tất cả những điều đó hướng tới mục tiêu một xã hội giàu đẹp công bằng,
văn minh (Lê Du Phong, 1998).
 Khái niệm phát triển kinh tế xã hội
Phát triển kinh tế xã hội là quá trình chuyển biến của nền kinh tế xã hội từ
trình độ thấp lên trình độ cao, bao gồm cả sự tăng trưởng về quy mô và sự tiến bộ
không ngừng về chất lượng của các hoạt động kinh tế - xã hội, là sự thay đổi theo
hướng tiến bộ của nề kinh tế - xã hội và cả sự cải thiện mọi mặt đời sống của dân cư
khu vực này (Lê Du Phong, 1998).

2.1.1.5 Khái niệm vai trò giới
Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu về phụ nữ: Vai trò giới là tập
hợp những hoạt động và hành vi ứng xử mà nam giới và phụ nữ học được và thể
hiện trong thực tế, dựa trên mong đợi từ phía xã hội ở một người, tùy thuộc người
đó là phụ nữ hay nam giới. Các vai trò giới đa dạng (tùy thuộc vào vị trí và bối
cảnh), thay đổi theo thời gian (tương ứng với sự thay đổi của các điều kiện và hoàn
cảnh) và thay đổi theo sự thay đổi trong quan niệm xã hội (tương ứng với việc chấp
nhận hoặc không chấp nhận một hành vi ứng xử vai trò nào đó. Là những hoạt động
khác nhau mà xã hội mong nuốn phụ nữ và nam giới thực hiện.
Như vậy: Vai trò giới là những công việc và những hoạt động cụ thể mà phụ
nữ và nam giới thực tế đang làm, thường đây là công việc mà xã hội trông chờ ở
mỗi cá nhân với tư cách là đàn ông hay đàn bà.
2.1.2 Vai trò giới trong phát triển kinh tế, xã hội
Vai trò giới được quyết định bởi các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội. Phụ nữ và
nam giới thường có 3 vai trò giới như sau:
2.1.2.1 Vai trò sản xuất
Là các hoạt động làm ra sản phẩm, hàng hoá hoặc dịch vụ để tiêu dùng và
trao đổi thương mại. Đây là những hoạt động tạo ra thu nhập, được trả công. Cả phụ
nữ và nam giới đều có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất, tuy nhiên do những
định kiến trong xã hội nên mức độ tham gia của họ không như nhau và giá trị công
7


việc họ làm cũng không được nhìn nhận như nhau. Xã hội coi trọng và đánh giá cao
vai trò này.
2.1.2.2 Vai trò tái sản xuất
Là các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ... Giúp tái sản xuất dân số và
sức lao động bao gồm sinh con, các công việc chăm sóc gia đình, nuôi dạy và chăm
sóc trẻ con, nấu ăn, dọn dẹp, giặt giũ, chăm sóc sức khoẻ gia đình… Những hoạt
động này là thiết yếu đối với cuộc sống con người, đảm bảo sự phát triển bền vững

của dân số và lực lượng lao động; tiêu tốn nhiều thời gian nhưng không tạo ra thu
nhập, vì vậy mà ít khi được coi là “công việc thực sự”, được làm miễn phí, không
được các nhà kinh tế đưa vào các con tính. Xã hội không coi trọng và đánh giá cao
vai trò này. Hầu hết phụ nữ và trẻ gái đóng vai trò và trách nhiệm chính trong các
công việc tái sản xuất.
2.1.2.3

Vai trò lãnh đạo và tham gia các hoạt động cộng đồng

Bao gồm một tổ hợp các sự kiện xã hội và dịch vụ (thăm hỏi động viên gia
đình bị nạn trong thảm họa, thiên tai; nấu cơm hoặc bố trí nhà tạm trú cho những
gia đình bị mất nhà ở; huy động cộng đồng đòng góp lương thực, thực phẩm cứu trợ
người bị nạn…). Công việc cộng đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển
văn hoá tinh thần của cộng đồng, có lúc nó đòi hỏi sự tham gia tình nguyện, tiêu tốn
thời gian và không nhìn thấy ngay được, có lúc nó lại được trả công và có thể nhìn
thấy được.Vai trò cộng đồng chia làm hai loại :
-

Vai trò tham gia cộng đồng

Thể hiện ở sự tham gia của cả nam và nữ trong các hoạt động cộng đồng. Hoạt
động cộng đồng rất đa dạng, tuỳ theo bản sắc riêng có của từng cộng đồng như các
hoạt động chung của cộng đồng: Xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý tài sản công,
tham gia vào lễ hội, văn hoá, giáo dục, y tế, quản lý nguồn nước, quản lý và bảo vệ
rừng, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường ở cộng đồng. Thường thì phụ nữ tham
gia vào các hoạt động như: Lễ hội, giáo dục, mầm non, y tế cơ sở, kiếm củi, lấy
nước, quản lý tài nguyên thiên nhiên. Trừ các hoat động y tế, giáo dục, y tế cơ sở thì
các hoạt động còn lại là các công việc không được trả công và là việc làm có tính tự

8



×