Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Luận văn thạc sĩ xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất nông nghiệp huyện naxaithong, thủ đô viêng chăn, lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 79 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BOUNKHAM PHENGSA

XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ

ĐÁNH GIÁ ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN
NAXAITHONG, THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, LÀO

Ngành:
Mã số:
Người hướng dẫn khoa học:


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa được bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin tham khảo và các trích dẫn sử dụng trong luận
văn này đều được ghi nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày 27 tháng 09 năm 2018
Tác giả luận văn

Bounkham Phengsa

i



LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả nghiên cứu này. Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban
Giám đốc Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý đất
đai, những người đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và những định hướng
đúng đắn trong học tập và tu dưỡng đạo đức, tạo tiền đề tốt để học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Cao Việt Hà - trưởng khoa
Quản lý đất đai - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi. Cô đã dành nhiều thời gian và tâm
huyết tận tình hướng dẫn chỉ bảo tơi trong suốt q trình nghiên cứu và thực hiện luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Sở Tài ngun và mơi trường
Thành phố Viêng chăn; Các đồng chí lãnh đạo UBND huyện Naxaithong, các đồng chí
phịng Tài ngun và mơi trường, phịng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn, và
nhân dân các bản đã tạo điều kiện về thời gian để cung cấp số liệu giúp tôi thực hiện
luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã quan
tâm giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và trong thời gian tiến hành nghiên
cứu tới khi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 27 tháng 09 năm 2018
Tác giả luận văn

Bounkham Phengsa

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii

Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... v
Danh mục bảng......................................................................................................................... vi
Danh mục hình......................................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................. viii
Thesis abstract............................................................................................................................ x
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu..................................................................................................... 3
2.1.

Tình hình nghiên cứu về đánh giá đất đai............................................................... 3

2.1.1.


Khái niệm đất đai (Land)........................................................................................... 3

2.1.2.

Các nghiên cứu về đánh giá đất đai trên thế giới.................................................. 3

2.2.

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trong đánh giá đất theo fao............................ 11

2.2.1.

Khái niệm đơn vị bản đồ đất đai............................................................................ 11

2.2.2.

Khái niệm bản đồ đơn vị đất đai............................................................................ 12

2.2.3.

Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai............................................................ 13

2.3.

Tình hình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và các ứng dụng trong sử dụng

đất ở nước CHDCND Lào...................................................................................... 14
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu................................................................... 17
3.1.


Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 17

3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 17

3.3.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 17

3.3.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Naxaithong, thủ
đơ Viêng Chăn.......................................................................................................... 17

3.3.2.

Tình hình sử dụng đất của huyện Naxaithong, thủ đô Viêngchăn ....................17

iii


3.3.3.

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Naxaithong........................................... 17

3.4.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 18


3.4.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp................................................................... 18

3.4.2.

Phương pháp điều tra thực địa................................................................................ 18

3.4.3.

Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai..................................................... 18

3.4.4.

Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu .................................................. 19

Phần 4. Kết quả nghiên cứu................................................................................................ 20
4.1.

Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội................................................................... 20

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên.................................................................................................... 20

4.1.2.

Một số đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện
Naxaithong


29

4.2.

Tình hình sử dụng đất của huyện naxaithong, thủ đô Viêng Chăn ................... 30

4.2.1.

Hiện trạng sử dụng đất huyện Naxaithong năm 2017........................................ 30

4.2.2.

Tình hình quản lý đất đai huyện Naxaithong....................................................... 32

4.3.

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Naxaithong........................................... 33

4.3.1.

Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu đất đai............................................................ 33

4.3.2.

Xây dựng các bản đồ đơn tính................................................................................ 35

4.3.3.

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng phương pháp chồng xếp bản đồ..........47


4.4.

Đề xuất giải pháp nâng cao độ phì nhiêu đất nơng nghiệp huyện
Naxaithong.

53

4.4.1.

Các loại sử dụng chính huyện Naxaithong........................................................... 53

4.4.2.

Các giải pháp nâng cao độ phì nhiêu đất.............................................................. 54

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................ 56
5.1.

Kết luận...................................................................................................................... 56

5.2.

Kiến nghị................................................................................................................... 56

Tài liệu tham khao................................................................................................................... 58
Phụ lục....................................................................................................................................... 61
Phụ lục 1. Một số đặc tính đánh giá độ phì nhiêu.............................................................. 61
Phụ lục 2. Thang điểm đánh giá............................................................................................ 61

iv



Chữ viết tắt
CSDL
ĐGĐĐ
ĐVĐĐ
FAO
GIS
LUT
LMU
LUM
TPCG
UBND
USDA

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Tình hình dân số, lao động của huyện Naxaithong qua 03 năm
(2015 – 2017) 24
Bảng 4.2. Một số cơ sở hạ tầng chủ yếu của huyện Naxaithong ..................................... 25
Bảng 4.3. Cơ cấu kinh tế của huyện Naxaithong giai đoạn 2015 – 2017 ......................27
Bảng 4.4. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Naxaithong qua 03 năm
(2015 – 2017) 31
Bảng 4.5. Tổng hợp các chỉ tiêu phân cấp đánh giá đất của huyện Naxaithong,
thủ đô viêng chăn

35


Bảng 4.6. Bảng phân loại, mô tả và thống kê các loại đất huyện Naxaithong ..............36
Bảng 4.7. Diện tích các loại đất theo đơn vị hành chính huyện Naxaithong ................38
Bảng 4.8. Phân cấp, mô tả và thống kê chỉ tiêu độ dốc huyện Naxaithong ...................39
Bảng 4.9. Diện tích chỉ tiêu độ dốc theo đơn vị hành chính huyện Naxaithong ..........41
Bảng 4.10. Diện tích đất theo cấp độ phì nhiêu.................................................................. 43
Bảng 4.11. Diện tích đất có độ phì nhiêu khác nhau theo đơn vị hành chính huyện
Naxaithong

43

Bảng 4.12. Diện tích đất theo cấp thành phần cơ giới....................................................... 45
Bảng 4.13. Diện tích đất theo cấp thành phần cơ giới và theo đơn vị hành chính
huyện Naxaithong

47

Bảng 4.14. Số lượng và đặc tính các đơn vị đất đai huyện Naxaithong.......................... 49
Bảng 4.15. Nhóm đất xám feralit (G1)................................................................................. 50
Bảng 4.16. Nhóm đất xám gley (G2).................................................................................... 51
Bảng 4.17. Nhóm đất xám bạc màu (G3)............................................................................. 51
Bảng 4.18. Nhóm đất phù sa trung tính ít chua (G6) ......................................................... 52
Bảng 4.19. Các loại / kiểu sử dụng đất trên các LMU của huyện Naxaithong ..............53

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.......................................................... 13
Hình 4.1. Sơ đồ tự nhiên của huyện Naxaithong................................................................ 20
Hình 4.2. Sơ đồ loại đất huyện Naxaithong – thủ đơ Viêngchăn ..................................... 37

Hình 4.3. Sơ đồ độ dốc đất huyện Naxaithong – thủ đô Viêngchăn ................................ 40
Hình 4.4. Sơ đồ độ phì nhiêu đất huyện Naxaithong, thủ đơ Viêngchăn ........................44
Hình 4.5. Sơ đồ thành phần cơ giới đất huyện Naxaithong, thủ đơ Viêngchăn .............46
Hình 4.6. Chồng xếp bản đồ đơn vị đất đai......................................................................... 47
Hình 4.7. Sơ đồ đơn vị đất đai huyện Naxaithong, thủ đô viêngchăn ............................. 48

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bounkham Phengsa
Tên luận văn: “ Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất nông nghiệp
huyện Naxaithong, thủ đô Viêng chăn, Lào”
Chuyên ngành: Quản Lý Đất Đai

Mã Số: 8850103

Tên Cơ Sở Đào Tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt
Nam Mục tiêu nghiên cứu
- Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện
Naxaithong, thủ đô Viêng chăn, nước CHDCND Lào.

Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu thứ cấp về điều
kiện tự nhiên đất đai, điều kiện kinh tế xã hội, các loại bản đồ như: Loại đất; Độ phì

nhiêu; Thành phần cơ giới; Độ dốc.
- Phương pháp điều tra sơ cấp: Điều tra thực địa về tình hình sản xuất nhằm
lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
- Phương pháp xây dựng bản đồ đơn tính: Trên cơ sở số liệu, tài liệu đã thu

thập, điều tra, ứng dụng công nghệ GIS xây dựng các loại bản đồ đơn tính.
- Phương pháp phân tích khơng gian của GIS: Sử dụng công nghệ GIS, chồng
ghép các bản đồ đơn tính để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, các kết quả thu được thể

hiện bằng các loại bản đồ.
- Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu: Sử dụng phần mềm Excel để
tổng hợp, phân tích, thống kê các số liệu. Dùng ArcGIS để xử lý các số liệu thuộc tính,

phân tích, thống kê và mô tả các đơn vị đất đai.
Kết quả chính và kết luận
1. Naxaithong là một huyện đồng bằng, nằm ở phía Đơng nam của Thủ đơ Viêng
Chăn, Trên địa bàn huyện nhiều tuyến giao thông đường bộ huyết mạch của tỉnh chạy

qua là điều kiện thuận lợi tạo ra nhiều cơ hội cho huyện trong việc giao lưu kinh tế,
văn hóa, kinh tế, chính trị và thu hút đầu tư.
2. Naxaithong có tổng diện tích tự nhiên 88.387,79 ha. Trong cơ cấu sử dụng đất
năm 2017 của huyện đất nông nghiệp chiếm 25,45 %, đất lâm nghiệp chiếm 64,92%,

đất phi nông nghiệp 13,126 ha, chiếm 15,50%, đất chưa sử dung chiếm 36,91% tổng
diện tích đất tự nhiên.

viii


3. Bản đồ đơn vị đất đai huyện Naxaithong tỷ lệ 1/25.000 được xây dựng cho

diện tích khảo sát 34.710,30 ha trên cơ sơ 4 chỉ tiêu phân cấp, gồm: Loại đất, độ phì,
độ dốc, thành phần cơ giới. Kết quả thu được là: Huyện có 22 đơn vị đất đai với 59
khoanh đất. Đơn vị đất đai số 13 có diện tích lớn nhất là 7.109,87 ha chiếm 20,48%
diện tích khảo sát. Đơn vị đất đai nhỏ nhất là đơn vị số 6 với diện tích 1,06ha.

4. Hiện tại huyện Naxaithong có 5 loại sử dụng đất chính là: đất chuyên lúa, đất

chuyên lúa rau màu, đất chuyên rau màu, đất cây ăn quả và đất cây công nghiệp ngắn
ngày. Để nâng cao độ phì nhiêu của đất cần chú trọng các giải pháp sau: bón thêm
phân hữu cơ (trừ đất đen và đất lầy); bón phân khống hợp lý; bón vơi với các loại đất
xám, đất phù sa chua, đất gley; Với các loại đất lầy, đất xám gley, đất phù sa gley cần
cải thiện hệ thống thoát nước mặt, tiêu nước ngầm; Cải thiện hệ thống tưới cho đất
xám, xám bạc màu và phù sa trung tính ít chua.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Bounkham Phengsa
Thesis title: “Land unit mapping for the evaluation of agricultural land in Naxaithong
district, Vientiane, Lao PDR.”
Major: Land management

Code: 8850103

Education institution: Vietnam National University of
Agriculture Research Objectives
To study Compiling the land unit map for the evaluation of agricultural land
and prosing the mea sures for soil fertility improvement and rational
Materials and Methods
- Method of collection secondary data: collecting secondary data of natural soil

conditions, socioeconomic conditions and some types of map namely soil map, soil
fertility map, soil texture map, slope map.
- Method of primary survey: conduct survey on the prodution situation of local


area to choose the criterial for for land unit map compilation figure out the targets
arranged for LUM.
- Construction method of base maps: using soil map as base map, convert the
collected data into ArcGIS data type, enter the attribute data for base map.
- Method of building attribute map: based on collected data, documents, using
GIS techlonogy to build attribute map.
- GIS Spatial Analysis method: using GIS techlonogy to overlay the attribute
maps to LUM and results shown by the maps
- Data aggregation and processing method: Microsoft Excel plays the main role

to aggreate, analyze and process data. ArcGIS is used to handle attribute data, as well
as analyze, collect and describe land units.
Results and conclusions
- Build 4 attribute maps for 4 hierarchical criteria: soil type; soil fertility; soil
textures; slope.
- The application of GIS, particularly ArcGIS, built land unit maps for Naxaithong
district including 22 land units with totally 59 land plots at scale of 1/25.000.

Conclusions
Naxaithong is a district heavily depended on agricultural production, with a total

x


agricultural land area of 25.45%, forestry land occupies 64.92% total area of the
district (statistics 2017).
In the previous years, the use of land in Naxaithong distic a great advance. A
large amount of land was put into exploiting and using. The use of land in the studied
area got more and more closed and managerment and attention.

Thanks to the application of GIS, particularly the ArcGIS, there were 4 the
matic maps built for 4 criteria: soil type (10 land units); soil fertility (3 levels); soil
textures (3 levels); slope (3 levels). A land unit map including 22 land units with
totally 59 plots of land was built. The largest is LMU18 with 7.109,87 ha in area and
the smallest is LMU 13 with the area of 1,6ha.
The research area includes 4 main land use types, namely: LUT 2 rice, LUT 2 rice –
1 cash crop, LUT 2 cash crops – 1 rice, LUT 2 rice – 2 cash crops; LUT cash crops, LUT
short term industrial tree, LUT fruit tree. Based on the described land units, some
orentation on the agricultural land improvement in Naxaithong district were propesed.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là một tài nguyên vô cùng quý giá đối với mọi ngành sản xuất đặc
biệt là sản xuất nông nghiệp. Để sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả cao và lâu bền là
vấn đề hết sức quan trọng khơng những đối với hiện tại mà cịn cả trong tương lai.
Những năm gần đây, do sức ép của gia tăng dân số và nhu cầu phát triển của
xã hội, đất nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ suy giảm cả về số lượng và chất
lượng. Con người đã và đang khai thác quá mức tài nguyên đất đai nhằm phục vụ
cuộc sống mà chưa có nhiều các biện pháp hợp lý để bảo vệ đất đai, giữ gìn cân
bằng sinh thái và bảo vệ mơi trường. Trong khi đó tiềm năng đất đai là có hạn, do
vậy việc sử dụng đất nông nghiệp hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng đất cần
được đặc biệt coi trọng.
Ở Lào, Luật Đất đai đã ra đời năm 2003 nhưng quá trình sử dụng đất vẫn

mang tính tự phát, chưa phù hợp với khoa học và phát triển bền vững đã gây nên
nhiều vấn đề phức tạp đến công tác sử dụng và bảo vệ quỹ đất nơng nghiệp cho
tồn xã hội và đất nước. Trong thời gian qua (trước năm 2005) việc sử dụng đất

nơng nghiệp chưa có hệ thống quy hoạch sử dụng đất các cấp, vậy hiệu quả trong
sử dụng đất còn thấp. Đến năm 2005 Nhà nước Lào đã đề cập đến việc phân vùng
nông lâm nghiệp cấp huyện trong toàn quốc là việc ưu tiên và cấp bách. Bộ Nông
Lâm nghiệp của Lào đã giao cho Viện nghiên cứu Nơng lâm nghiệp chủ chì thực
hiện cơng việc phân vùng nơng lâm nghiệp cấp huyện trong tồn quốc trên các cơ
sở dữ liệu đã có. Việc sử dụng số liệu đất cấp tỉnh để đánh giá đất đai cho cấp
huyện là chưa hợp lý, chưa đúng với tiềm năng đất đai trên thực tiễn.
Trên thực tế, nghiên cứu xây dựng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý là
một công việc cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo định hướng
phát triển bền vững và hội nhập quốc tế của CHDCND Lào nói chung và thủ đơ
Viêng Chăn nói riêng.
Huyện Naxaithong, Thủ đơ Viêng Chăn có tổng diện tích đất tự nhiên
88.387,79 ha trong đó diện tích đất nơng nghiệp có 22.579 ha chiếm 22,83%. Diện
tích đất ở là 3.303 ha, đất công nghiệp 55,87 ha, đất lâm nghiệp và rừng tự nhiên
57.384,14 ha 244,34 ha còn lại là trồng rau và cây ăn quả… Đất nông

1


nghiệp có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và sản xuất
hàng hoá phục vụ người tiêu dùng trong toàn huyện. Trong những năm qua đã có
sự chuyển đổi đất nơng nghiệp sang đất khác và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố, đơ thị hố và cơng nghiệp hố làm ảnh
hưởng lớn đến quỹ đất nơng nghiệp.
Trong những năm qua với sự nỗ lực của chính quyền địa phương và nhân dân
cũng đã đạt được những kết quả nhất định trong sản xuất, có thể đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của huyện, tuy nhiên sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Việc canh
tác phần lớn dựa trên kinh nghiệm, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Việc sử dụng đất
nơng nghiệp cịn nhiều bất cập và sử dụng quỹ đất chưa được chú trọng, đưa các
tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất chưa đáng kể là nguyên nhân

làm cho hệ thống sản xuất nơng nghiệp khơng lâu bền.
Việc bố trí các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp đúng mục đích trong cơ
cấu đất đai hợp lý sẽ thúc đẩy các ngành, lĩnh vực phát triển ổn định và sử dụng
đất hiệu quả và bền vững. Để sử dụng đất nông nghiệp hợp lý với tiềm năng của
đất thì việc tiến hành đề tài: “Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá
đất nông nghiệp huyện Naxaithong, thủ đô Viêng Chăn, Lào” là vô cùng cần
thiết và cấp bách.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cho huyện Naxaithong, thủ đô Viêng Chăn

của nước CHDCND Lào.
- Trên cơ sở tính chất của các đơn vị đất đai đưa ra định hướng sử dụng đất

phù hợp.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Naxaithong trên diện tích đất nơng
lâm nghiệp.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Đã xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai tỷ lệ 1/25.000 và đánh giá mức độ
thích hợp đất đai của các đơn vị bản đồ đất đai theo yêu cầu sử dụng đất một số
loại sử dụng đất chính huyện Naxaithong, thủ đơ Viêngchăn.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI
2.1.1. Khái niệm đất đai (Land)
Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan, đất đai được định nghĩa là: "Một
vùng đất xác định về mặt địa lý, một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc

tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đốn được của
sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như: khơng khí, đất (thổ nhưỡng),
điều kiện địa chất, thuỷ văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động hiện nay
và trước đây của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính này ảnh hưởng có
ý nghĩa tới việc sử dụng vạt đất đó của con người trong hiện tại và tương lai".
Theo FAO (1976), thì đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái bao
gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng
nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất đai bao gồm: Khí hậu;
Dáng đất/địa mạo, địa hình; Đất (thổ nhưỡng); Thủy văn; Thảm thực vật tự nhiên
bao gồm cả rừng; Cỏ dại trên đồng ruộng; Động vật tự nhiên; Những biến đổi của
đất do các hoạt động của con người;…
Từ những định nghĩa trên ta có thể hiểu một cách đơn giản: Đất đai là một
vùng lãnh thổ có ranh giới, vị trí cụ thể và có các thuộc tính tổng hợp về các yếu tố
tự nhiên, kinh tế, xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, con người và các hoạt
động sử dụng đất của con người đối với đất đai.
2.1.2. Các nghiên cứu về đánh giá đất đai trên thế giới
Từ những thập niên 50 của thế kỷ XX, việc đánh giá khả năng sử dụng đất được
xem như là bước nghiên cứu kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm đất. Xuất phát
từ những nỗ lực riêng lẻ của từng quốc gia, về sau phương pháp đánh giá đất đai
(ĐGĐĐ) được nhiều nhà khoa học hàng đầu trên Thế giới và các tổ chức quốc tế quan
tâm. Do vậy đã trở thành một trong những chuyên ngành nghiên cứu quan trọng và
đặc biệt gần gũi với những nhà quy hoạch, người hoạch định chính sách đất đai và
người sử dụng (Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 1995).

Mấy chục năm gần đây đánh giá đất đai đã được nhiều nhà khoa học của
nhiều nước trên Thế giới quan tâm, tập trung nghiên cứu nhằm tìm ra những sở
khoa học cho cơng tác ĐGĐĐ. Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng công tác

3



ĐGĐĐ trong việc quản lý, sử dụng, cải tạo và bảo vệ được nguồn tài nguyên đất,
từ những năm 70 của thế kỷ XX, nhiều nhà khoa học của nhiều nước trên Thế giới
đã tập trung nghiên cứu nhằm xây dựng một phương pháp ĐGĐĐ chung, có tính
khoa học cao, đồng thời khắc phục được tình trạng thống nhất trên Thế giới về
công tác đánh giá đất đai. Năm 1972, đề cương ĐGĐĐ đã được phác thảo và được
công bố vào năm 1973. Sau đó, năm tại Hội nghị ở Rome đề cương ĐGĐĐ năm
1973 đã được các chuyên gia đầu về ĐGĐĐ bổ sung, biên soạn lại và hình thành
nội dung phương pháp ĐGĐĐ đầu tiên của FAO được cơng bố năm 1976 và sau
đó liên tục được bổ sung, chỉnh sửa và từng bước hồn thiện.
Nhìn chung cơng tác ĐGĐĐ trên Thế giới đã đạt được nhiều thành tựu lớn
trong công tác nghiên cứu khoa học cũng như áp dụng ngồi thực tế sản xuất nơng,
lâm nghiệp. Hiện nay, những kết quả và thành tựu về ĐGĐĐ đã được tổng kết
trong phạm vi hoạt động của các tổ chức Liên hợp quốc và coi đó như tài sản tri
thức chung của nhân loại. Có thể khái quát một số phương pháp ĐGĐĐ của các
nước trên thế giới như sau:
2.1.2.1. Tình hình đánh giá đất đai ở Liên Xơ (cũ)
Ớ Liên Xô cũ việc phân hạng và ĐGĐĐ đã bắt đầu xuất hiện từ trước thế kỷ

XIX, tuy nhiên đến những năm 60 của thế kỷ XX, việc phân hạng mới được quan
tâm và triển khai trên cả nước theo quan điểm ĐGĐĐ của Dokuchaev (1846 1903). Phương pháp ĐGĐĐ của Liên Xô (cũ) được ứng dụng theo 2 hướng là
đánh giá chung và riêng. Đơn vị ĐGĐĐ là các chủng, loại đất. Quy định đánh giá
đất có tưới, đất được tiêu úng, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ thâm canh và cỏ
chăn thả (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998).
Nguyên tắc đánh giá mức độ sử dụng đất thích hợp là phân chia khả năng sử
dụng đất đai trên tồn lãnh thổ theo các nhóm và các lớp thích hợp.
- Nhóm đất thích hợp được phân chia theo điều kiện vùng sinh thái đất đai tự

nhiên trên phạm vi vùng rộng lớn.
- Lớp đất thích hợp là những vùng được tách ra theo sự khác biệt về loại hình


thổ nhưỡng như: Điều kiện địa hình, mẫu chất, thành phần cơ giới và chế độ nước.
Trong cùng một lớp sẽ có sự tương đồng về điều kiện sản xuất, khả năng ứng dụng
kỹ thuật cũng như các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất.
Quy trình ĐGĐĐ này bao gồm 3 bước: Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng, khả
năng sản xuất của đất đai và kinh tế sử dụng đất.

4


-Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng (So sánh các loại thổ nhưỡng theo tính chất tự nhiên).

- Đánh giá khả năng sản xuất của đất (Yếu tố được xem xét kết hợp với yếu

tố khí hậu, độ ẩm, địa hình).
- Đánh giá kinh tế đất (Chủ yếu là đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của đất).

Phương pháp này quan tâm nhiều đến khía cạnh tự nhiên của đất đai, chưa
xem xét kỹ các khía cạnh kinh tế - xã hội của việc sử dụng đất.
2.1.2.2. Tình hình đánh giá đất đai ở Anh
Ở Anh có 2 phương pháp ĐGĐĐ là: Dựa vào sức sản xuất thực tế của đất đai

và dựa vào sức sản xuất tiềm tàng của đất.
- ĐGĐĐ dựa vào thống kê sức sản xuất thực tế của đất: Việc xác định khả năng

trồng cây nông nghiệp của đất phụ thuộc vào 3 nhóm yếu tố chính là: Nhóm các yếu tố
tự nhiên của đất; nhóm các yếu tố đòi hỏi các biện pháp đầu tư lớn mới khắc phục
được; nhóm các yếu tố địi hỏi người sử dụng đất thực hiện các biện pháp thông
thường như cải tạo độ chua, cung cấp chất dinh dưỡng để khắc phục đất.
- ĐGĐĐ dựa vào thống kê sức sản xuất tiềm năng của đất: Phương pháp này


chia đất thành các hạng, mỗi hạng được mô tả trong quan hệ và tác động giữa các
yếu tố hạn chế của đất với sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp.
2.1.2.3. Tình hình đánh giá đất đai ở Hoa Kỳ
Ở Hoa Kỳ, ngay từ đầu thế kỷ XX đã chú ý tới cơng tác phân hạng đất, nhằm

mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên đất. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã xây dựng
được một phương pháp đánh giá phân hạng đất đai có tên là “Đánh giá tiềm năng
đất đai”. Đánh giá tiềm năng đất đai dựa trên các yếu tố hạn chế khá phổ biến như:
Độ dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, xói mịn, tính thấm, khí hậu và các
yếu tố khác để phân chia đất đai thành các cấp, cấp phụ và đơn vị.
Hệ thống đánh giá phân loại đất đai theo tiềm năng của Hoa Kỳ được Bộ
Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đề xuất vào những năm 1960 và hiện nay có 2
phương pháp đánh giá đất đai được ứng rộng rãi đó là:
- Phương pháp ĐGĐĐ tổng hợp: Phương pháp này chia lãnh thổ thành các tổ

hợp đất (Đơn vị đất đai) và tiến hành đánh giá đất theo năng suất bình quân của
cây trồng trong nhiều năm (Thường lớn hơn 10 năm) và chú ý đánh giá đất cho
từng loại cây trồng, qua đó xác định mối tương quan giữa đất và các giống để từ đó
đề ra các biện pháp tăng năng suất.

5


-Phương pháp ĐGĐĐ từng yếu tố: Cách tiến hành là thống kê các yếu tố tự

nhiên của đất (Thành phần cơ giới, dinh dưỡng, địa hình…) để xác định tính chất
và phương pháp cải tạo đất, qua đó xác định hạng đất đồng thời cũng thống kê các
yếu tố kinh tế chi phối tới sản xuất (Chi phí sản xuất, tổng lợi nhuận, lợi nhuận
thuần túy…) lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm (Hoặc 100 %) để làm mốc so sánh

lợi nhuận ở các loại đất khác nhau.
Như vậy việc phân hạng đất đai của Hoa Kỳ mới chỉ tập trung vào các loại
cây trồng chính mà chưa đưa ra được những yêu cầu của các loại hình sử dụng đất
cụ thể nào đang được ứng dụng trong sản xuất. Tuy nhiên phương pháp này rất
quan tâm đến những yếu tố hạn chế trong quản lý và sử dụng đất có tính đến vấn
đề mơi trường. Đây chính là điểm mạnh của phương pháp nhằm mục đích duy trì
và sử dụng đất bền vững.
2.1.2.4. Tình hình đánh giá đất đai ở Ấn Độ và một số nước nhiệt đới ẩm Châu
Phi
Ở Ấn Độ và một số nước nhiệt đới ẩm Châu Phi thường áp dụng phương

pháp tham biến, có tính đến sự phụ thuộc của một số tính chất đất đối với sức sản
xuất. Các tác giả đi sâu phân tích về các đặc trưng thổ nhưỡng có ảnh hưởng đến
sức sản xuất của đất như: Sự phát triển của phẫu diện đất (Sự phân tầng, cấu trúc
đất, CEC...), màu sắc đất, độ chua, bazơ, hàm lượng mùn. Kết quả phân hạng đánh
giá đất thể hiện ở dạng cho điểm, hoặc phần trăm (%) điểm (Đào Châu Thu và
Nguyễn Khang, 1998).
2.1.2.5. Tình hình nghiên cứu phân hạng đất ở Việt Nam
Từ xa xưa, trong quá trình sản xuất người dân đã đánh giá đất đai với cách
thức hết sức đơn giản như đất “tốt”, đất “xấu”... Dưới thời phong kiến, đất được
đánh giá theo kinh nghiệm để quản lý, đánh thuế, mua bán... Đến thời phong kiến
thực dân đã có một số cơng trình nghiên cứu về đất do một số nhà khoa học người
Pháp chủ trì với ý đồ lập đồn điền, trang trại... (Nguyễn Văn Thân, 1995).
Sau năm 1954, ở miền Bắc, Vụ Quản lý Ruộng đất, Viện Thổ nhưỡng Nơng
hóa, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã nghiên cứu, phân hạng đất vùng
sản xuất nông nghiệp (áp dụng phương pháp ĐGĐĐ của Dokuchaev). Các chỉ tiêu
chính để phân hạng là tính chất và điều kiện sinh thái của vùng sản xuất nông
nghiệp. Kết quả đã phân chia đất thành 4 đến 7 hạng (Theo yêu cầu sử dụng đất)
bằng cách phân hạng đất theo giá trị tương đối của đất.


6


Từ sau năm 1975, việc đánh giá tài nguyên đất đai trở thành yêu cầu bức
thiết của các nhà khoa học đất và quản lý đất đai. Bản đồ đất toàn quốc tỷ lệ
1:1.000.000 đã được xây dựng cùng với một hệ thống phân loại đất có thuyết minh
chi tiết kèm theo. Bên cạnh đó, nhiều cơng trình khoa học về nghiên cứu đơn vị đất
đai cũng đã được công bố.
* Ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai theo FAO, xây dựng bản đồ đơn

vị đất đai ở Việt Nam
Năm 1983, Tổng cục Quản lý ruộng đất đã ban hành dự thảo “Phương pháp
phân hạng đất lúa nước cấp huyện”. Theo phương pháp này, đất lúa nước được
chia làm 8 hạng, chủ yếu dựa vào năng suất cây trồng là chính, ngồi ra cịn sử
dụng các chỉ tiêu như: độ dày tầng canh tác, địa hình, thành phần cơ giới... [23].
Từ những năm 1990 trở lại đây, các nhà khoa học đất Việt Nam đã nghiên
cứu, áp dụng phương pháp ĐGĐĐ của FAO vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội cụ thể ở Việt Nam. Các kết quả thu được từ những nghiên cứu này đã cho thấy
tính khả thi cao của phương pháp ĐGĐĐ của FAO và khẳng định việc vận dụng
phương pháp này như là một tiến bộ kỹ thuật cần được áp dụng rộng rãi vào Việt
Nam. Cho đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, áp dụng phương pháp
ĐGĐĐ của FAO để đánh giá tài nguyên đất đai ở các phạm vi khác nhau:
Cấp quốc gia:
Theo cơng trình ĐGĐĐ tồn quốc ở tỷ lệ 1:500.000 của Viện Quy hoạch và
Thiết kế Nông nghiệp (1993 - 1994), có 7 chỉ tiêu phân cấp bản đồ đơn vị đất đai
được dựa vào, gồm: thổ nhưỡng (13 nhóm đất); tầng dày của đất (3 cấp); độ dốc (3
cấp); lượng mưa năm (3 cấp); thuỷ văn nước mặt (trong đó có 4 cấp chế độ ngập
và 4 cấp xâm nhập mặn); tưới tiêu (2 cấp); tổng tích ơn (3 cấp). Các tác giả xây
dựng bản đồ đất đai riêng cho từng vùng sinh thái ở tỷ lệ 1:250.000, sau đó tổng
hợp lên cấp miền và cấp toàn quốc ở tỷ lệ 1:500.000. Kết quả đã xác định được

270 ĐVĐĐ ở miền Bắc và 196 ĐVĐĐ ở miền Nam, nhưng khi tổ hợp lên cấp tồn
quốc thì chỉ cịn 373 ĐVĐĐ do tính đồng nhất của một số yếu tố tự nhiên như
lượng mưa, chế độ thủy văn, độ dốc... (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998).
Cấp vùng lãnh thổ:
Chương trình đánh giá và đề xuất sử dụng đất đai vùng Tây Bắc đã xây dựng
được 230 ĐVĐĐ. Các tác giả thống kê được 157 ĐVĐĐ trên đất trống đồi

7


trọc chưa sử dụng với diện tích 3.246.395 ha. ĐVĐĐ có diện tích nhỏ nhất là 164
ha, lớn nhất là 264.068 ha. Các ĐVĐĐ cũng được thống kê theo cấp độ dốc và
tầng dày của đất (Lê Thái Bạt, 1995).
Theo Phạm Dương Ưng, Nguyễn Khang, Đỗ Đình Đài, vùng Tây Nguyên có
195 ĐVĐĐ, trong đó những đơn vị có tiềm năng NN lớn gồm 45 ĐVĐĐ thuộc
nhóm đất đỏ bazan, 32 ĐVĐĐ thuộc nhóm đất bồi tụ và đất đen vùng đồng bằng
O

và thung lũng, 35 ĐVĐĐ có độ dốc từ 0 - 15 , tầng dầy trên 100 cm. Bản đồ
ĐVĐĐ vùng Tây Nguyên tỷ lệ 1:250.000 được xây dựng từ 7 chỉ tiêu, gồm: đất và
địa chất, địa mạo, độ dốc, độ dày tầng đất, khả năng tưới tiêu, lượng mưa trung
bình năm, tổng nhiệt độ (dẫn theo Lê Quang Vịnh, 1998).
Cấp tỉnh:
Vũ Cao Thái và tập thể các nhà khoa học đất đã ĐGĐĐ và quy hoạch sử
dụng đất tỉnh Đồng Nai (1996), xây dựng bản đồ ĐVĐĐ ở tỷ lệ 1:50.000 gồm 66
đơn vị bản đồ đất đai dựa trên 6 chỉ tiêu (loại hình thổ nhưỡng, khả năng tưới, độ
dày tầng đất hữu hiệu, độ dốc, xâm nhập mặn, lượng mưa). Các tác giả đã mơ tả
chi tiết đặc tính của các ĐVĐĐ theo 15 nhóm đất và thống kê diện tích của chúng
theo các đơn vị hành chính.
Nguyễn Đình Bồng (1995) đã vận dụng phương pháp đánh giá đất thích hợp

của FAO để đánh giá tiềm năng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cho đất trồng
đồi núi trọc ở Tuyên Quang ở tỷ lệ 1:50.000. Kết quả đánh giá đã xác định và đề
xuất 153.172 ha đất trống đồi núi trọc có khả năng sử dụng vào sản xuất nông, lâm
nghiệp. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai đối với đất trống, đồi núi trọc của
tỉnh được phân thành 125 ĐVĐĐ trên cơ sở xác định 5 chỉ tiêu phân cấp để xây
dựng bản đồ ĐVĐĐ là: tổ hợp đất, địa hình, độ dốc, độ dày tầng đất, tổng lượng
mưa và tổng nhiệt độ/năm. Trong 125 ĐVĐĐ được đưa ra, thì có 70 đơn vị có
nhiều hạn chế đối với sản xuất nông, lâm nghiệp về độ dốc và tầng dày, cịn lại 55
đơn vị là ít bị hạn chế. Việc khai thác diện tích đất trống đồi núi trọc có ý nghĩa rất
lớn về mặt kinh tế và bảo vệ môi trường.
Cấp huyện:
Các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ ĐVĐĐ huyện Ơ Mơn - Cần Thơ ở tỷ
lệ 1:25.000 được Đặng Kim Sơn và nhóm tác giả (1995) xác định gồm: độ sâu
tầng phèn (4 cấp), độ dày tầng mùn (2 cấp), độ sâu ngập nước lũ (3 cấp), thời gian
ngập lụt (5 cấp), thời gian kênh nước nhiễm chua (2 cấp).

8


Bản đồ ĐVĐĐ huyện Gia Lâm tỷ lệ 1:25.000 của Vũ Thị Bình (1995) có 20
ĐVĐĐ với gần 200 khoanh đất được xác định với 6 chỉ tiêu phân cấp gồm: loại
đất (G), thành phần cơ giới (T), điều kiện tưới (I), điều kiện tiêu (F), ngập úng (L),
độ phì (P).
Theo nghiên cứu của Đồn Cơng Quỳ (2000), tổng diện tích đất điều tra của
huyện Đại Từ - Thái Nguyên là 48.801,20 ha bao gồm 680 khoanh và 52 đơn vị
đất đai trên cơ sở xác định 8 chỉ tiêu phân cấp để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
bao gồm: nhóm đất, thành phần cơ giới, địa hình tương đối, độ dốc, độ cao, độ dày
tầng đất, chế độ tưới tiêu.
Đỗ Nguyên Hải (2000) đã nghiên cứu đề tài “Đánh giá đất và hướng sử dụng
đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn - Bắc Ninh”. Nghiên

cứu này đã xác định được 25 đơn vị đất đai trên cơ sở xác định 6 chỉ tiêu phân cấp,
đó là: loại đất, thành phần cơ giới, địa hình, độ phì, chế độ tưới và ngập úng.
Từ năm 1998 đến 2008, Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa đã tiến hành xây dựng
bản đồ đơn vị đất đai ở tỷ lệ 1:10.000 hoặc 1:25.000 cho nhiều huyện thuộc các
tiểu vùng khác trong chương trình ĐGĐĐ và quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp,
đã xác định một số chỉ tiêu như sau: loại hình thổ nhưỡng; độ dốc (đối với vùng
đồi núi); địa hình tương đối; độ sâu xuất hiện tầng glây (đối với vùng đồng bằng);
thành phần cơ giới; khả năng tưới, tiêu; độ phì nhiêu của đất.
Các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả tiến hành trên nhiều đối tượng và
phạm vi nghiên cứu khác nhau đã chứng tỏ việc xác định các chỉ tiêu xây dựng bản
đồ ĐVĐĐ phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên của từng vùng. Các vùng khác nhau có
số lượng cũng như loại chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ cũng khác nhau. Các chỉ
tiêu được lựa chọn phản ánh đặc thù của vùng nghiên cứu đồng thời cũng phản ánh
mức độ và phạm vi nghiên cứu.
* Xác định các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Việc lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ ĐVĐĐ là rất quan
trọng, yêu cầu phản ánh được ở mức cao nhất các yếu tố liên quan đến chất lượng
đất đai nhằm trả lời các đòi hỏi về yêu cầu của các loại hình sử dụng đất, trên cơ sở
dựa vào các dữ liệu về đất đai trong hệ thống sử dụng đất.
Cơ sở lựa chọn các chỉ tiêu và phân cấp tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu và
phạm vi sử dụng của chương trình đánh giá đất đai, song phải đảm bảo được các
nguyên tắc chung trong xác định các ĐVĐĐ mà FAO đã đề ra.

9


Theo chỉ dẫn của FAO, để đánh giá các đặc tính đất đai ở phạm vi vùng có
diện tích khơng lớn lắm và có các đặc điểm khí hậu tương đồng, có thể đi sâu lựa
chọn các yếu tố thổ nhưỡng như: tính chất của đất (loại đất, các tính chất vật lý,
hóa học của đất), các đặc tính về địa hình (độ dốc, dáng đất, địa hình tương đối, độ

cao), các tính chất về nước (tình hình tưới, tiêu, úng ngập), tính chất phân bố của
thực vật và động vật. Các yếu tố trên có ý nghĩa ảnh hưởng quyết định đến sức sản
xuất và khả năng sử dụng đất. Trong đó có những yếu tố ảnh hưởng rất mạnh (yếu
tố trội), và cũng có những yếu tố ảnh hưởng yếu (yếu tố thường) tới khả năng và
hiệu quả sử dụng đất. Nếu sử dụng được nhiều yếu tố để xác định các ĐVĐĐ thì
kết quả thu được có độ chính xác cao hơn và sẽ có nhiều đơn vị bản đồ đất đai.
Tuy nhiên, cũng sẽ rất khó khăn trong việc đánh giá và phân hạng thích hợp, vì có
q nhiều đơn vị bản đồ đất đai mặc dù sự sai khác về tính chất đất giữa chúng là
không đáng kể và điều này không mang ý nghĩa lớn cho thực tiễn sử dụng đất.
2.1.2.6. Nhận xét về đánh giá đất đai trên Thế giới
ĐGĐĐ làm cơ sở cho cơng tác quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả và bền
vững. Mỗi phương pháp ĐGĐĐ trên Thế giới đều có sự khác nhau về mức độ chi
tiết, phương thức và hệ thống phân vị. Tuy nhiên các phương pháp ĐGĐĐ của các
nước đều có những điểm giống nhau như sau:
- Đều nhằm mục đích chung là hướng tới quản lý và sử dụng đất đai hợp lý,

hiệu quả và lâu bền.
- Hệ thống phân vị khép kín cho phép ĐGĐĐ từ khái quát đến chi tiết trên

quy mô lãnh thổ quốc gia, vùng, các đơn vị hành chính và cơ sở sản xuất (Nguyễn
Đình Bồng và cs., 1995).
- Mỗi phương pháp đánh giá đều có những thích ứng linh hoạt, trong xác

định các đặc tính và các yếu tố hạn chế có liên quan trong q trình ĐGĐĐ. Do đó
có thể điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, từng địa phương
(Đỗ Nguyên Hải, 2000).
- Đối tượng ĐGĐĐ là toàn bộ quỹ đất với các mục đích sử dụng khác nhau.

Các phương pháp đánh giá đều coi đất đai là một vật thể tự nhiên gồm các yếu tố:
Thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu và động, thực vật.

Việc nhấn mạnh những yếu tố bất lợi của đất và xác định các biện pháp bảo
vệ đất theo phương pháp đánh giá đất của Hoa Kỳ là rất có ý nghĩa trong việc tăng
cường bảo vệ môi trường sinh thái và sử dụng đất bền vững.

10


2.2. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI TRONG ĐÁNH GIÁ ĐẤT
THEO FAO
2.2.1. Khái niệm đơn vị bản đồ đất đai
Theo FAO năm 1976 đơn vị bản đồ đất đai được định nghĩa như sau: “Đơn vị
bản đồ đất đai là một vùng hay một vạt đất trong đó có sự đồng nhất của các yếu tố tự
nhiên và có sự phân biệt của một hoặc nhiều yếu tố tự nhiên so với các vùng lân cận”.

Như vậy, đơn vị bản đồ đất đai là một vạt hay một khoanh đất được xác định
cụ thể, được thể hiện trên bản đồ, có những tính và tính chất đất đai riêng biệt thích
hợp đồng nhất cho từng loại hình sử dụng đất, có cùng điều kiện quản lý đất, cùng
một khả năng sản xuất và cải tạo đất. Mỗi đơn vị đất đai có chất lượng đủ để tạo
nên một sự khác biệt với các đơn vị đất đai khác nhằm đảm bảo sự thích hợp của
chúng với các loại sử đất khác nhau.
Các đơn vị bản đồ đất đai được xác định cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Đảm bảo tính đồng nhất tối đa, các chỉ tiêu phân cấp phải được xác định rõ.
- Có ý nghĩa thực tiễn trong đánh giá thích hợp cho các loại hình sử dụng đất

được lựa chọn.
- Các đơn vị bản đồ đất đai phải thể hiện được trên bản đồ.
- Các đơn vị bản đồ đất đai phải được xác định một cách đơn giản dựa trên

các đặc điểm của nó.
- Các đặc tính và tính chất của các đơn vị bản đồ đất đai phải là các đặc tính,


tính chất khá ổn định.
* Tính chất đất đai
Tính chất đất đai: Là các thuộc tính của đất đai mà chúng ta có thể đo đếm và
ước lượng được. Các tính chất đất đai có thể có như là: Độ đốc, tầng dày đất, độ
thoát nước, thành phần cơ giới đất, độ chua (pH), phần trăm các chất dinh dưỡng
(N, P, K), …
Tính chất đất đai được dùng để phân biệt các LMU với nhau và để mô tả các
đặc tính đất đai. Vì vậy 1 tính chất đất đai có thể ảnh hưởng cùng lúc đến một vài
đặc tính đất đai và từ đó sẽ ảnh hưởng đến tính thích hợp khác nhau. Ví dụ như:
Thành phần cơ giới đất, độ dốc,...
* Đặc tính đất đai
Đặc tính đất đai (một số tài liệu khác sử dụng thuật ngữ chất lượng đất đai)

11


là: tính chất phức tạp của đất đai thể hiện những mức độ thích hợp khác nhau cho 1
loại hình sử dụng đất cụ thể. Đặc tính (chất lượng) đất đai của các LMU chính là
câu trả lời trực tiếp cho các yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất
(LUT). Thơng thường nó phản ánh nội tại của rất nhiều tính chất đất đai. Các ví vụ
về đặc tính đất đai có thể có là: Mức độ xói mịn, chế độ nhiệt, chế độ ẩm, khả
năng thoát nước, chế độ cung cấp dinh dưỡng, mức độ sâu của lớp đất, địa hình
ảnh hưởng đến xói mịn hoặc cơ giới hố, mức độ ngập, độ phì nhiêu của đồng cỏ,
giao thơng thuận lợi,…
Như vậy đặc tính đất đai chính là các thuộc tính của đất đai tác động đặc biệt
đến tính thích hợp của đất đó đối với các loại sử dụng đất riêng biệt.
2.2.2. Khái niệm bản đồ đơn vị đất đai
Bản đồ đơn vị đất đai là một loại bản đồ chuyên đề được xây dựng trên cơ sở
chồng xếp các loại bản đồ đơn tính về các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng tới chất

lượng đất đai. Các khoanh/vạt đất được thể hiện trên bản đồ đơn vị đất đai sau khi
chồng xếp được gọi là “ đơn vị bản đồ đất đai – LMU”.
Trước đây bản đồ đơn vị đất đai chủ yếu được xây dựng bằng phương pháp
thủ công (chồng ghép trên bàn kính và khoanh bằng tay). Cùng với sự phát triển
của công nghệ thông tin và hệ thông thông tin địa lý - GIS cho phép người sử dụng
có thể chồng xếp các bản đồ đơn tính một cách dễ dàng, nhanh chóng với độ chính
xác cao. Các loại bản đồ đơn tính phục vụ xây dựng bản đồ đơn vị đất thường
dùng trong GIS là:
- Bản đồ đất (bản đồ thổ nhưỡng)
- Bản đồ địa hình hoặc độ dốc.
- Bản đồ khí hậu; tài nguyên nước; chế độ nước
- Bản đồ thảm thực vật; hiện trạng sử dụng đất;... số lượng và nội dung bản

đồ đơn tính phụ thuộc vào việc xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất
đai. Các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai được xác định dựa vào các căn cứ
sau:
- Đặc điểm tự nhiên vùng nghiên cứu.
- Mục tiêu nghiên cứu của dự án đánh giá đất đai.
- Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất được chọn.

12


×