Tải bản đầy đủ (.docx) (132 trang)

Luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro dịch vụ cho vay tại phòng giao dịch nguyễn gia thiều, ngân hàng thương mai cổ phần công thương việt nam, chi nhánh KCN quế võ, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (636.98 KB, 132 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THÀNH KIÊN

QUẢN TRỊ RỦI RO DỊCH VỤ CHO VAY TẠI PHÒNG
GIAO DỊCH NGUYỄN GIA THIỀU, NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM,
CHI NHÁNH KCN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh ứng

Mã ngành

dụng 8340102

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Phí Thị Diễm
Hồng TS. Nguyễn Thị
Thủy


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tác giả cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được


cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn

Nguyễn Thành Kiên

i


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, đến nay Tác
giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh với đề tài: “Quản
trị rủi ro dịch vụ cho vay tại Phòng giao dịch Nguyễn Gia Thiều Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam, Chi nhánh KCN Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh”.
Trước hết, Tác giả xin chân thành cảm ơn Khoa Quản trị kinh doanh Bộ mơn Kế
tốn tài chính, Học viện Nơng Nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ Tác giả trong suốt
quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phí Thị Diễm Hồng, TS. Nguyễn
Thị Thủy – người đã định hướng, chỉ bảo và hết lịng tận tụy, dìu dắt Tác giả trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các anh, chị, em tại Phòng giao
dịch Nguyễn Gia Thiều Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh KCN
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất, giúp đỡ Tác giả trong thời gian
thu thập tài liệu nghiên cứu cũng như trong quá trình hồn thành luận văn này.
Tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ Tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
khoa học.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn


Nguyễn Thành Kiên

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt......................................................................................................vi
Danh mục bảng................................................................................................................vii
Trích yếu luận văn............................................................................................................. x
Thesis abstract.................................................................................................................xii
Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................1

1.2.1.

Mục tiêu chung.................................................................................................... 1

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể....................................................................................................2


1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................2

1.4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.............................................................3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro dịch vụ cho vay tại ngân
hàng thƣơng mại..................................................................................................4
2.1.

Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro dịch vụ cho vay của ngân hàng thương
mại.......................................................................................................................4

2.1.1.

Rủi ro dịch vụ cho vay của ngân hàng thương mại.............................................4

2.1.2.


Quản trị rủi ro dịch vụ cho vay của ngân hàng thương mại.............................. 15

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro dịch vụ cho vay của ngân hàng
thương mại........................................................................................................ 25

2.2.

Cơ sở thực tiễn...................................................................................................29

2.2.1.

Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng tại Phịng giao dịch Mỹ Đình,
ngân hàng Viettinbank chi nhánh Từ Liêm, Hà Nội......................................... 29

2.2.2.

Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Quế Võ,
Vietcombank Chi nhánh Bắc Ninh....................................................................30

iii


2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho PGD Nguyễn Gia Thiều VietinBank, Chi
nhánh KCN Quế Võ.......................................................................................... 31

Phần 3. Đặc điểm phòng giao dịch nguyễn gia thiều và phƣơng pháp nghiên

cứu........................................................................................................................33
3.1.

Đặc điểm phịng giao dịch nguyễn gia thiều..................................................... 33

3.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển của của Phòng giao dịch Nguyễn Gia
Thiều Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh KCN Quế
Võ......................................................................................................................33

3.1.2.

Cơ cấu tổ chức của Phòng giao dịch Nguyễn Gia Thiều Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh KCN Quế Võ................................ 34

3.1.3.

Tình hình hoạt động kinh doanh của Phòng giao dịch......................................36

3.2.

Phương pháp nghiên cứu...................................................................................43

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu............................................................................ 43

3.2.2.


Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu.......................................................... 44

3.2.3.

Hệ thống các chỉ tiêu phân tích......................................................................... 45

Phần 4. Kết quả nghiên cứu.............................................................................................47
4.1.

Thực trạng dịch vụ cho vay và rủi ro dịch vụ cho vay tại phòng giao dịch
Nguyễn Gia Thiều, ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt
Nam, chi nhánh KCN Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh..................................................47

4.1.1.

Thực trạng cho vay tại Phòng giao dịch............................................................47

4.1.2.

Tỷ lệ và cơ cấu nợ xấu tại phòng giao dịch.......................................................50

4.2.

Thực trạng quản trị rủi ro dịch vụ cho vay tại phòng giao dịch Nguyễn Gia

Thiều 52
4.2.1.

Thực trạng quản trị rủi ro dịch vụ cho vay tại Phòng........................................52


4.2.2.

Thực trạng khảo sát hoạt động quản trị rủi ro dịch vụ cho vay tại Phòng
giao dịch............................................................................................................ 67

4.3.

Đánh giá về thực trạng quản trị rủi ro dịch vụ cho vay tại phòng giao dịch
Nguyễn Gia Thiều............................................................................................. 71

4.3.1.

Những kết quả đạt được.....................................................................................71

4.3.2.

Những tồn tại và nguyên nhân...........................................................................74

4.4.

Đề xuất các giải pháp.........................................................................................79

4.4.1.

Định hướng phát triển, hoàn thiện quản trị rủi ro dịch vụ cho vay tại
Phòng giao dịch Nguyễn Gia Thiều trong thời gian tới....................................79

iv



4.4.2.

Một số giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro dịch vụ cho vay tại Phòng giao
dịch Nguyễn Gia Thiều

80

Phần 5. Kết luận và khuyến nghị....................................................................................89
5.1.

Kết luận..............................................................................................................89

5.2.

Khuyến nghị...................................................................................................... 90

5.2.1.

Khuyến nghị với nhà nước................................................................................ 90

5.2.2.

Khuyến nghị với Vietinbank..............................................................................91

Danh mục tài liệu tham khảo...........................................................................................93

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CBTD

Cán bộ tín dụng

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

KCN

Khu cơng nghiệp

NHTM

Ngân hàng thương mại

PGD

Phịng giao dịch

QTRR

Quản trị rủi ro

TCTD


Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Các dấu hiệu nhận di

Bảng 2.2.

Một số nguyên nhân

Bảng 2.3.

Tỷ lệ khấu khừ đối v

Bảng 3.1.

Tình hình huy động

2018 ..........................
Bảng 3.2.

Tình hình dư nợ tín


2018...............................
Bảng 3.3.

Kết quả một số hoạt

Bảng 3.4.

Thu nhập lãi thuần c

Bảng 4.1.

Số lượng khách hàn

2018 ..........................
Bảng 4.2.

Dư nợ cho vay giai đ

Bảng 4.3.

Nợ xấu cho vay của

Bảng 4.4.

Tổng hợp kết quả th

Bắc Ninh .................
Bảng 4.5.


Biểu hiện rủi ro dịch

Bảng 4.6.

Bảng tiêu chí chẩm đ

Bảng 4.7.

Điểm tiêu chí quan h

Bảng 4.8.

Tổng hợp điểm và xế

Bảng 4.9.

Bảng tổng hợp kế

khách hàng cá nhân .
Bảng 4.10. Bảng chấm điểm quy mô doanh nghiệp .......................................................
Bảng 4.11. Thang điểm xếp loại doanh nghiệp ..............................................................
Bảng 4.12. Thang điểm xếp loại khách hàng doanh nghiệp ...........................................
Bảng 4.13. Bảng xếp hạng mức độ rủi ro khách hàng doanh nghiệp
Bảng 4.14. Tỷ lệ giữa giá trị các khoản nợ xấu so với tổng

giai đoạn 2016 – 201
Bảng 4.15. Bảng tổng hợp dự phòng rủi ro, giai đoạn 2016 – 2018 ...............................
Bảng 4.16. Tổng hợp kết quả đánh giá của cán bộ ngân hàng về nội dung hồ sơ, các
thủ tục chuẩn bị của dịch vụ cho vay và tiêu chuẩn duyệt/quyết định cho
vay hiện nay tại Phòng giao dịch .................................................................


vii


Bảng 4.17. Tổng hợp kết quả đánh giá của khách hàng về thủ tục khi vay vốn tại
PGD Nguyễn Gia Thiều

69

Bảng 4.18. Tổng hợp kết quả đánh giá của khách hàng về mức độ khó khăn của
mình ở khâu chuẩn bị hồ sơ, thủ tục đi vay tại PGD 70
Bảng 4.19. Tổng hợp kết quả đánh giá của khách hàng về cán bộ ngân hàng/cán bộ
tín dụng của PGD khi thụ lý/nhận và thẩm định hồ sơ xin vay vốn 70
Bảng 4.20. Tổng hợp kết quả đánh giá của khách hàng về mức độ thỏa mãn giá trị
vay của mình tại PGD 71

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 2.1.
Sơ đồ 2.2.
Sơ đồ 3.1.
Biểu đồ 3.1.
Biểu đồ 3.2.

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả:

Nguyễn Thành Kiên

Tên luận văn: “Quản trị rủi ro dịch vụ cho vay tại Phòng giao dịch Nguyễn Gia Thiều
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh KCN Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh”.
Ngành: Quản trị kinh doanh ứng dụng

Mã số: 8340102

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hoạt động cho vay là một trong
các hoạt động chính tạo ra lợi nhuận cho NHTM. Tuy nhiên đây cũng là một trong
những hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng. Để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay trong giai đoạn hiện nay với
sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, các NHTM cần phải có những chiến lược kinh
doanh dài hơn với phương châm phát triển một cách bền vững, và quan tâm nhiều hơn
đối với công tác quản trị rủi ro dịch vụ cho vay. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài:
“Quản trị rủi ro dịch vụ cho vay tại Phòng giao dịch Nguyễn Gia Thiều Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh KCN Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh” có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn thiết thực. Mục tiêu nghiên cứu đề tài (1) Hệ thống cơ sở lý luận và
thực tiễn về quản trị rủi ro dịch vụ cho vay các NHTM hiện nay; (2) Đánh giá thực trạng
quản trị rủi ro dịch vụ cho vay tại Phòng giao dịch Nguyễn Gia Thiều Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam, Chi nhánh KCN Quế Võ thời gian vừa qua; (3) Đề xuất một số
giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro dịch vụ cho vay khách hàng tại Phòng
giao dịch Nguyễn Gia Thiều Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh KCN
Quế Võ.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu thứ cấp: là các bài báo, tài liệu, bài viết liên quan đến các quản

trị rủi ro dịch vụ cho vay của các NHTM từ các quy định của ngân hàng nhà nước, của
các NHTM được thu thập từ sách, tạp chí, internet… Bản báo cáo kết quả kinh doanh
của PGD Nguyễn Gia Thiều Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh KCN
Quế Võ. Các nguồn dữ liệu sơ cấp này chủ yếu điều tra khảo khảo sát khách hàng đang
vay vốn tại PGD Nguyễn Gia Thiều Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi
nhánh KCN Quế Võ thông qua phát phiếu điều tra được gửi đến trực tiếp cho cán bộ
ngân hàng và khách hàng. Đối với cán bộ ngân hàng tổng số phiếu điều tra phát ra là 6
phiếu, tổng số phiếu thu về 6 phiếu; số phiếu hợp lệ 6 phiếu. Đối với khách hàng tổng số
phiếu điều tra phát ra với các khách là 100 phiếu (khách hàng doanh nghiệp 30 phiếu và
khách hàng cá nhân 70 phiếu), tổng số phiếu thu về 100 phiếu; số phiếu hợp lệ 100

x


phiếu. Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp phân tích số liệu như phương pháp
phân tích mơ tả, so sánh, phương pháp đồ thị.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu Quản trị rủi ro dịch vụ cho vay tại Phòng giao dịch Nguyễn Gia
Thiều Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh KCN Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
cho thấy: năm 2016 tổng số lượt khách hàng là 730 lượt, đến năm 2017 tăng lên là 970 lượt
và năm 2018 đã đạt được tổng số 1.376 lượt, tăng thêm 406 lượt so với năm 2017. Tỷ lệ nợ
quá hạn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng dư nợ cho vay. Có thể nói hoạt động tín dụng
của PGD là khá ổn định, tỷ lệ nợ quá hạn năm 2016 và 2017 rất thấp đối với cả 2 nhóm là
khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Đối với khách hàng doanh nghiệp tổng số
nợ xấu trong năm 2016 là 0,31 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 0,62% trong tổng dư nợ, năm 2017 tỷ lệ
nợ xấu giảm đi còn 0,26 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 0,43% trong tổng dư nợ. Tuy nhiên năm 2018
mặc dù tổng dư nợ tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp gần như khơng tăng nhưng có
một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nên tỷ lệ nợ xấu tăng lên đáng kể
ở mức 0,68 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 1,12% trong tổng dư nợ. Dự phòng rủi ro đối với hoạt


động cho vay của PGD Nguyễn Gia Thiều đã phản ánh đúng thực trạng hoạt động tín
dụng, việc tăng trích lập “dự phịng chung” là điều tất yếu trong tăng trưởng hoạt động
cho vay. Phòng giao dịch Nguyễn Gia Thiều Vietinbank, Chi nhánh KCN Quế Võ luôn
luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác QTRR dịch vụ cho vay. Chính vì vậy
hoạt động QTRR dịch vụ cho vay tại PGD được quan tâm đúng mức và thực hiện tương
đối hiệu quả. Tuy nhiên, do quy mô PGD nhỏ nên chưa có bộ máy QTRR riêng biệt mà
chỉ được thực hiện chủ yếu bởi lãnh đạo phòng và nhân viên tín dụng. Để làm tốt cơng
tác QTRR dịch vụ tín dụng địi hỏi giữa các bộ phận đặc biệt là nhân viên quản lý tín
dụng phải có các thông tin cần thiết, kỹ năng và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ vững
vàng, đồng thời phải được phân tách trách nhiệm cụ thể.
Để quản trị rủi ro dịch vụ cho vay tại Phòng giao dịch Nguyễn Gia Thiều Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh KCN Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới
thì hệ thống các giải pháp cần được thực hiện bao gồm: (1) Kiểm tra chặt chẽ hồ sơ, thông
tin khách hàng và trong cơng tác thẩm định tín dụng đảm bảo chính xác; (2) Thành lập bộ
phận QTRR tín dụng và hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để việc đo lường,
đánh giá mức độ rủi ro được đầy đủ và chính xác hơn; (3) Tăng cường cơng tác kiểm sốt
rủi ro; (4) Tăng cường nhân lực tín dụng cả về số lượng và chất lượng;...

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thanh Kien
Thesis title: Loan service risk management at Nguyen Gia Thieu Transaction Office,
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Que Vo Industrial Park
Branch, Bac Ninh Province
Major: Application business administration

Code: 8340102


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
In the bank's business operations, lending is one of the main activities that
generate profits for commercial banks. However, this is also one of the potentially risky
activities, directly affecting the Bank's business operations. To prevent risks in lending
activities in the current period with fierce competition in the market, commercial banks
need to have longer business strategies with the motto of sustainable development, and
concern. more for loan service risk management. Therefore, the study of the topic: "Risk
management of loan services at Nguyen Gia Thieu Transaction Office, Vietnam Joint
Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Que Vo Industrial Park Branch, Bac
Ninh Province" has theoretical meaning and Practical practices. Research objectives of
the thesis (1) System of theoretical and practical basis for risk management of lending
services for commercial banks today; (2) Assessing the status of loan service risk
management at Nguyen Gia Thieu Transaction Office, Vietnam Joint Stock Commercial
Bank for Industry and Trade, Que Vo Industrial Park Branch recently; (3) Proposing
some solutions to improve the risk management service for customers at Nguyen Gia
Thieu Transaction Office of Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and
Trade, Que Vo Industrial Park Branch.
Materials and Methods
Collection of secondary data: are articles, documents and articles related to the risk
management of lending services of commercial banks from the regulations of the state bank
and commercial banks collected from books , magazines, internet ... Report on business
results of Nguyen Gia Thieu Transaction Office of Vietnam Joint Stock Commercial Bank
for Industry and Trade, Que Vo Industrial Park Branch. These primary sources of data
mainly surveyed customers who borrowed capital from Nguyen Gia Thieu Transaction
Office of VietinBank, Que Vo Industrial Park Branch through issuing questionnaires sent
directly to the staff. bank and customer set. For bank officials, the total number of issued
questionnaires is 6 votes, 6 votes in total; valid votes 6 votes. For customers, the total
number of questionnaires issued to the guests is 100 votes (enterprise customers 30 votes


xii


and individual customers 70 votes), the total number of votes collected 100 votes; valid
votes 100 votes. Research using some methods of data analysis such as method of
description analysis, comparison, graph method.
Main findings and conclusions
Research results of risk management of loan services at Nguyen Gia Thieu
Transaction Office, Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Que
Vo Industrial Park Branch, Bac Ninh Province showed that in 2016 the total number of
customers was 730, By 2017, it will increase to 970 and 2018 has reached a total of
1,376 arrivals, an increase of 406 times compared to 2017. Overdue debt ratio accounts
for a very small proportion of the total outstanding loans. It can be said that the credit
activity of PGD is quite stable, the overdue debt ratio in 2016 and 2017 is very low for
both groups of business customers and individual customers. For corporate customers,
the total bad debt in 2016 was 0.31 billion VND, accounting for 0.62% of total
outstanding loans, in 2017, the ratio of bad debt decreased to 0.26 billion VND,
accounting for 0, 43% of total outstanding loans. However, in 2018, although the total
credit balance for corporate customers almost did not increase, some businesses suffered
losses, so the ratio of bad debts increased significantly at VND 0.68 billion. 1.12% of
total outstanding loans. Risk provision for lending activities of Nguyen Gia Thieu
Transaction Office reflects the true situation of credit activities, the increase in "general
provision" is indispensable in the growth of lending activities. Transaction Office
Nguyen Gia Thieu Vietinbank, Que Vo Industrial Park Branch are always aware of the
importance of risk management for loan services. Therefore, the operational risk
management service of PGD is paid due attention and implemented quite effectively.
However, due to the small scale of PGD, there is no separate QTRR apparatus, but it is
only implemented mainly by department leaders and credit officers. In order to do well
the required credit risk management service among special departments, the credit
management staff must have the necessary information, strong professional skills and

knowledge, and must be assigned separation of specific responsibilities.
In order to promote loan service risk management at Nguyen Gia Thieu Transaction
Office of VietinBank, Que Vo Industrial Park Branch, Bac Ninh Province in the coming
time, the system of solutions should be implemented including : (1) Strictly check
records, customer information and credit evaluation to ensure accuracy; (2) Establish
credit risk management department and complete the internal credit rating system for
measuring and assessing the risk level more fully and accurately; (3) Strengthen risk
control; (4) Strengthening credit human resources in both quantity and quality; ...

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngân hàng thương mại (NHTM) là trung gian tài chính của nền kinh tế, thực
hiện huy động các nguồn vốn trong nền kinh tế và sử dụng các nguồn vốn huy động
này để thực hiện cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế và các dịch vụ ngân hàng
nhằm tạo ra lợi nhuận. Trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hoạt động
cho vay là một trong các hoạt động chính tạo ra lợi nhuận cho NHTM. Tuy nhiên
đây cũng là một trong những hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng trực tiếp tới
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay
trong giai đoạn hiện nay với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, các NHTM cần
phải có những chiến lược kinh doanh dài hơn với phương châm phát triển một cách
bền vững, và quan tâm nhiều hơn đối với công tác quản trị rủi ro dịch vụ cho vay.
Với định hướng đó, Trong thời gian qua các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Công thương Việt Nam nói
riêng đã ngày càng hồn thiện hơn cơng tác quản trị rủi ro dịch vụ cho vay.

Phòng giao dịch Nguyễn Gia Thiều Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam, Chi nhánh KCN Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, trong những năm qua đã có tốc độ

tăng trưởng tín dụng nhanh. Điều đó, địi hỏi cơng tác quản trị rủi ro cho vay phải
theo kịp đối với tốc độ tăng trưởng tín dụng, phải đảm bảo kiểm sốt tốt tín dụng
tại Phịng để đảm bảo cho công tác phát triển bền vững cho các năm tiếp theo.
Mặc dù, việc quản lý nợ xấu, hạn chế rủi ro xảy ra trong hoạt động cho vay là
một trong các mục tiêu hàng đầu nhưng các biện pháp đã thực hiện (nhận diện rủi
ro, kiểm sốt rủi ro,..) tại Phịng vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn (vãn có
tỷ lệ nợ xuất, tỷ lệ kiểm soát đạt hiệu quả chưa cao,..), Nhận thức được mối nguy
hiểm và hậu quả của rủi ro dịch vụ cho vay của ngân hàng và những tồn tại hiện
có trong quản trị rủi ro cho vay tại Phòng giao dịch, tác giả đã lựa chọn đề tài
“Quản trị rủi ro dịch vụ cho vay tại Phòng giao dịch Nguyễn Gia Thiều
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh KCN Quế Võ, tỉnh Bắc
Ninh” để làm báo cáo nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chính của đề tài là đánh giá thực trạng Quản trị rủi ro dịch vụ cho

1


vay tại Phòng giao dịch Nguyễn Gia Thiều Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam, Chi nhánh KCN Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh từ đó đề xuất một số giải pháp
hồn thiện công tác quản trị rủi ro dịch vụ cho vay tại Phòng giao dịch.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro dịch vụ cho
vay các NHTM hiện nay.
Thứ hai, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro dịch vụ cho vay tại Phòng giao
dịch Nguyễn Gia Thiều Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh
KCN Quế Võ thời gian vừa qua.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro
dịch vụ cho vay khách hàng tại Phòng giao dịch Nguyễn Gia Thiều Ngân hàng

TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh KCN Quế Võ.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản trị rủi ro dịch vụ cho
vay tại Phòng giao dịch Nguyễn Gia Thiều Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam, Chi nhánh KCN Quế Võ.
Đối tượng điều tra: Các cán bộ Phòng giao dịch và khách hàng doanh
nghiệp, khách hàng cá nhân đang vay vốn tại Phòng giao dịch.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nội dung của báo cáo phản ánh thực trạng quản trị rủi

ro dịch vụ cho vay tại Phòng Giao dịch Nguyễn Gia Thiều, Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam, Chi nhánh KCN Quế Võ trên các nội dung cơ bản là
nhận dạng rủi ro, đo lường và đánh giá rủi ro, kiểm sốt rủi ro, dự phịng rủi ro .
Trong đó tập trung chính ở mức độ quản trị cấp Phòng Giao dịch và đi sâu vào
đánh giá các thủ tục, quy trình trong từng nội dung của quản trị rủi ro. Các nhận
định, đánh giá thông qua phiếu hỏi (phiếu phỏng vấn) của cán bộ quản lý, nhân
viên tín dụng và khách hàng cho vay của phịng sẽ là minh chứng chính cho thực
trạng quản trị rủi ro cho vay. Các thủ tục, quy định pháp lý hiện hành là cơ sở hệ
thống hóa lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro trong báo cáo.
- Phạm vi khơng gian: Đề tài nghiên cứu tại Phịng giao dịch Nguyễn Gia

Thiều Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh KCN Quế Võ, địa

2


chỉ: 253 Nguyễn Gia Thiều, Phường Tiền An, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian:


01/2019-05/2019 với các số liệu sử dụng minh họa về đặc điểm hoạt động, quy
mơ và kết quả kinh doanh của Phịng giao dịch từ năm 2016 đến 2018, các số
liệu điều tra minh họa cho thực trạng quản trị rủi ro cho vay được thực hiện quý
1 năm 2019.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Sau khi nghiên cứu sản phẩm là một bản Luận văn hoàn thiện trong đó góp
phần hệ thống hóa lý luận về quản trị rủi ro dịch vụ cho vay trong công tác quản
trị rủi ro dịch vụ cho vay trong các NHTM.
Trên cơ sở các nghiên cứu về phân tích thực trạng cơng tác quản trị rủi ro
dịch vụ cho vay tại Phòng giao dịch Nguyễn Gia Thiều Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam, Chi nhánh KCN Quế Võ, Luận văn chỉ ra những kết quả đã đạt
được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, từ đó tác giả đưa ra một số giải
pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro dịch vụ cho vay tại PGD, việc đưa
ra được các giải pháp một cách cụ thể sẽ giúp phòng hoàn thành được các mục
tiêu phát triển trong hiện tại và tương lai.
Kết quả nghiên cứu cũng sẽ là tài liệu tham khảo cho các NHTM trên địa
bàn và có thể là tài liệu tham khảo, hướng nghiên cứu cho các bạn đọc quan tâm.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ
RỦI RO DỊCH VỤ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO DỊCH VỤ CHO VAY CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
2.1.1. Rủi ro dịch vụ cho vay của ngân hàng thƣơng mại

2.1.1.1 Ngân hàng thương mại và các hoạt động cho vay của ngân hàng thương
mại


a. Ngân hàng thương mại và bản chất của ngân hàng thương mại
Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 Quốc hội nước Cộng hịa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 7 Khóa XII ngày 16 tháng 6
năm 2010, tại Điều 4 có ghi “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể
được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo
tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng
thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã”.
Như vậy có thể nói một cách tổng quát NHTM “Ngân hàng thương mại là
tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng
tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”
b. Các hoạt động chủ yếu của NHTM
NHTM là một loại hình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
tiền tệ vì mục tiêu lợi nhuận và có những hoạt động cơ bản, mang tính đặc trưng
của ngành cơng nghiệp ngân hàng như sau:
Thứ nhất, hoạt động huy động vốn
Là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi khơng
kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi. kỳ
phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo ngun tắc có hồn trả đầy
đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận. Ngoài ra Ngân hàng có thể
huy động vốn thơng qua các kênh khác như đi vay Ngân hàng TW, vay thông qua
kênh liên ngân hàng tuy nhiên nguồn vốn này thường chiếm tỷ trọng rất nhỏ
trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng do tính chất khơng ổn định của Nguồn
vốn.

4


Thứ hai, hoạt động sử dụng vốn
Đây là hoạt động chủ đạo thứ hai của Ngân hàng thương mại tập trung ở
ba nghiệp vụ chính: dự trữ, cho vay và đầu tư

- Dự trữ: là nghiệp vụ nhằm duy trì khả năng thanh toán của ngân hàng để

đáp ứng nhu cầu chi trả cho khách hàng vì người gửi có thể rút tiền bất kỳ lúc
nào. Đây là khoản mục khơng được sử dụng vào mục đích sinh lời, gần như
khơng tạo ra lợi nhuận nhưng lại đóng vai trị hết sức quan trọng vì nó là nguồn
thanh khoản chủ yếu của ngân hàng. Dự trữ có thể tồn tại ở các dạng: tiền mặt
tại quỹ của ngân hàng, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác và chứng khốn
ngắn hạn, những tài sản có tính thanh khoản cao.
- Cho vay: Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ chốt của NHTM để tạo ra

lợi nhuận, hay cho vay là bộ phận tài sản có đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân
hàng, thường chiếm 80-90% trong tổng tài sản có và đây cũng là hoạt động tiềm
ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Ngân hàng.
- Đầu tư: Ngân hàng có thể tìm kiếm lợi nhuận thơng qua hoạt động đầu tư, có

thể là đầu tư trực tiếp, hoặc đầu tư gián tiếp hoặc cả hai. Với đầu tư trực tiếp, ngân
hàng góp vốn liên doanh, liên kết, đầu tư vào trang thiết bị... chủ động tham gia vào
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Còn đầu tư gián tiếp, tùy vào mục
đích của mình mà ngân hàng sẽ đầu tư vào những loại chứng khoán khác nhau.

Đây là các hoạt động kinh doanh ngồi tín
dụng như: dịch vụ thanh tốn, đại lý, tư vấn, bảo lãnh, cho thuê tài sản…
nhằm tạo ra các khoản thu nhập tăng thêm năng lực tài chính cho các NHTM.
Xu thế chung hiện nay các ngân hàng tập trung hoàn thiện tốt hơn các dịch vụ
của mình nhằm khơng ngừng tăng nhanh tỷ lệ thu dịch vụ trong tổng thu nhập
của ngân hàng.
- Hoạt động dịch vụ khác:

c. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Hoạt động cho vay: Là nghiệp cụ cơ bản trong hoạt động kinh doanh của

Ngân hàng thương mại, đây là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng
cho vay giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời
gian nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi.
Nguyên tắc cho vay
Nguyên tắc cho vay của NHTM được quy định rõ tại Điều 4 Thông tư
39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi

5


nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do NHNN Việt Nam ban hành
như sau:
Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được thực hiện
theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, phù hợp với quy định tại
Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan bao gồm cả pháp luật về
bảo vệ môi trường.
Khách hàng vay vốn tổ chức tín dụng phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục
đích, hồn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với tổ chức tín dụng.
- Nguyên tắc vay đúng mục đích: Sau khi được chấp thuận cho vay, người

được cho vay phải sử dụng vốn theo đúng với mục đích vay được thể hiện trong
hồ sơ vay vốn.
- Nguyên tắc trả nợ gốc và lãi tiền vay: Khi trả, người được cho vay sẽ phải

trả cả gốc lẫn lãi cho phía Ngân hàng. Tiền lãi có thể trả theo kỳ theo thỏa thuận
giữa hai bên trong hồ sơ vay vốn.
- Nguyên tắc trả đúng hạn: Người được cho vay phải có nghĩa vụ trả cả tiền

lãi lẫn tiền gốc đúng thời hạn đã thỏa thuận. Nếu vượt quá thời hạn mà người
được cho vay vẫn chưa trả thì phải bị phạt theo điều khoản đã ký từ trước.

(NHNN, 2016).
Quy trình cho vay
Quy trình tín dụng thơng thường gồm 05 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
Đây là bước căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng và rất quan trọng giúp
thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo, được thực hiện
ngay khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn. Một bộ hồ
sơ đề nghị cấp tín dụng cần thu thập từ khách hàng các thông tin sau: Thông tin
khách hàng, khả năng thanh tốn, kế hoạch kinh doanh, báo cáo tài chính, chứng
từ khác theo quy định.
Giai đoạn 2: Phân tích và phê duyệt tín dụng
Ngân hàng tập trung phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách
hàng về nhu cầu vay vốn, điều kiện cho vay, thời gian vay, thời gian thanh tốn,
khả năng hồn trả, khả năng thu hồi vốn vay cả gốc dựa trên các quy trình, quy
định của Ngân hàng trung ương.

6


Sau khi thẩm định hồ sơ vay của khách hàng, ngân hàng sẽ quyết định phê
duyệt cho vay hay từ chối khoản vay đó. Đây là khâu quan trọng trong quy trình
tín dụng vì nó ảnh hưởng lớn đến các bước tiếp theo cũng như uy tín và hiệu quả
hoạt động tín dụng của khách hàng. Để hạn chế sai lầm, trong khâu quyết định
tín dụng ngân hàng thường chú trọng vấn đề thu thập và xử lý thông tin một
cách đầy đủ, chính xác, từ đó làm cơ sở để ra quyết định. Nếu chấp nhận cho
vay, ngân hàng sẽ hướng dẫn khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thực hiện các
bước tiếp theo. Nếu từ chối cho vay, ngân hàng sẽ có văn bản trả lời và giải thích
lý do cho khách hàng.
Giai đoạn 3: Giải ngân
Ngân hàng đồng ý giải ngân khi khách hàng hoàn thiện các thủ tục bảo

đảm tín dụng bằng tài sản tại ngân hàng. Tuy nhiên, với các khoản vay mà tài
sản đảm bảo hình thành từ vốn vay thì tài sản đó chỉ được xác định quyền sở hữu
thuộc về khách hàng để thế chấp hay cầm cố khi ngân hàng đã giải ngân. Do đó,
với những khoản vay này ngân hàng đã chấp nhận giải ngân trước khi có tài sản
đảm bảo. Vì lí do đó, để bảo đảm quyền lợi của mình, các ngân hàng đã soạn
thảo các văn kiện tín dụng để khách hàng ký cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các
nghĩa vụ thế chấp tài sản tại ngân hàng ngay khi quyền sở hữu tài sản được xác
lập. Giai đoạn này có tính chất quan trọng về mặt pháp lý, thể hiện qua các văn
kiện tín dụng đã ký kết với khách hàng.
Giai đoạn 4: Giám sát tín dụng
Giám sát tín dụng mang tính chất quan trọng nhằm bảo đảm cho tiền vay
được sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm sốt rủi ro tín dụng, phát hiện và
chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ
sau này. Với các khoản vay có tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay, q trình
giám sát tín dụng cần được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc đặc biệt trong
giai đoạn hồ sơ pháp lý của tài sản chưa hồn thiện. Cán bộ tín dụng theo sát tiến
độ hình thành tài sản và hoàn thiện thủ tục pháp lý liên quan đến quyền sở hữu
của khách hàng đối với tài sản như cam kết; yêu cầu khách hàng thực hiện cam
kết trước khi giải ngân, cùng khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan
đến việc thế chấp hay cầm cố tài sản tại ngân hàng và đăng lý giao dịch bảo đảm
theo quy định.
Quy trình cho vay được sơ đồ hóa gồm 5 giai đoạn, cụ thể như sau:

7


Hồ sơ xin vay
của khách hàng
Giai đoạn 1
Lập báo cáo

thẩm định

Trưởng/Phó phịng
Giai đoạn 2
Kiểm tra,
xét duyệt
Vượt thẩm quyền

Chi nhánh

Giai đoạn 3

Giai đoạn
N 4

Giám
sát
tín
dụng
Giai đoạn 5T
B
q


thanh lý

hợp đồng

Sơ đồ 2.1. Quy trình cho vay của ngân hàng
thƣơng mại

Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (2013)

8


Giai đoạn 5: Thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng
Đây là khâu kết thúc của quy trình tín dụng bao gồm những việc như thu
nợ khách hàng theo những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng; tái
xét hợp đồng tín dụng; thanh lý hợp đồng tín dụng khi khách hàng đã hồn tất
các nghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi, lưu hồ sơ vay vốn của khách hàng vào kho lưu
trữ. Trong trường hợp đến hạn trả nợ mà khách hàng khơng có khả năng trả nợ
thì ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn để có
biện pháp xử lý thích hợp nhằm bảo đảm thu hồi nợ. (Nguyễn Thùy Linh, 2018).
Các sản phẩm cho vay của NHTM
Đối tượng của sản phẩm tiền vay là hết sức đa dạng nhưng tập trung chủ
yếu vào hai đối tượng chính là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp
với rất nhiều hình thức khác nhau.
- Dành cho khách hàng cá nhân
+ Cho vay mua nhà.
+ Cho vay kinh doanh bất động sản.
+ Cho vay mua ô tô.
+ Vay tín chấp.
- Dành cho khách hàng doanh nghiệp
+ Cho vay ngắn hạn: Là hình thức cấp tín dụng kỳ hạn tối đa 12 tháng đáp

ứng nhu cầu vay vốn gắn liền mục đích vay, phương án kinh doanh cụ thể.
+ Hạn mức tín dụng ngắn hạn: Là hình thức cấp tín dụng trong đó doanh

nghiệp được quyền rút theo hạn mức tín dụng đã được cấp trong một khoảng
thời gian nhất định (tối đa không quá 12 tháng).

+ Thấu chi: Là hình thức cấp tín dụng trong đó cho phép doanh nghiệp chi

vượt số tiền có trên tài khoản thanh tốn của mình.
+ Cho vay dự án mới: Cung cấp nguồn vốn dài hạn cho các dự án đầu tư

mới trong tất cả các lĩnh vực kinh tế khác nhau.
2.1.1.2. Khái niệm rủi ro, rủi ro dịch vụ cho vay của ngân hàng thương
mại a. Khái niệm rủi ro
Rủi ro là một khái niệm phổ biến, tuy nhiên lại có nhiều quan điểm khác
nhau về rủi ro. Những trường phái khác nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những

9


×