Tải bản đầy đủ (.docx) (122 trang)

Luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro trong cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.51 KB, 122 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ THU HIỀN

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Hữu Ảnh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng



năm 2017

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thu Hiền

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi
đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự
giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc đến Thầy giáo PGS.TS. Lê Hữu Ảnh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ mơn Tài chính, Khoa Kế tốn và QTKD - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Chi nhánh Thái Nguyên đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017


Tác giả luận văn

Phạm Thị Thu Hiền

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan.................................................................................................................................. i
Lời cảm ơn...................................................................................................................................... ii
Mục lục............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... v
Danh mục bảng............................................................................................................................ vi
Danh mục sơ đồ.......................................................................................................................... vi
Trích yếu luận văn..................................................................................................................... vii
Thesis abstract............................................................................................................................ ix
Phần 1. Mở đầu............................................................................................................................. 1
1.1.

Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................. 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 2


Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro trong cho vay đối với
Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại..................4
2.1.

Cơ sở lý luận................................................................................................................. 4

2.1.1.

Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng

thương mại.................................................................................................................... 4
2.1.2.

Rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương

mại...................................................................................................................................... 9
2.1.3.

Quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại. 15

2.2.

Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................... 40

2.2.1.

Quản trị rủi ro ở các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam................40

2.2.2.


Bài học kinh nghiệm về giải pháp quản trị rủi ro tín dụng................42

2.2.3.

Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài............................... 42

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu..................................... 43
3.1.

Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội
44

3.1.1.

Q trình hình thành và phát triển.................................................................. 44

3.1.2.

Mơ hình tổ chức và quản lý của Chi nhánh Thái Nguyên..................45

3.2.

Những thuận lợi và khó khăn của MB thái nguyên đối với quản trị rủi ro

cho vay........................................................................................................................... 45
3.3.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 47

iii



3.3.1.

Phương pháp thu thập tài liệu.......................................................................... 47

3.3.2.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu..................................................... 48

3.3.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu............................................................................ 38

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.................................................................... 49
4.1.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần

Quân đội - Chi nhánh Thái Nguyên................................................................ 49
4.1.1.

Hoạt động huy động vốn...................................................................................... 49

4.1.2.

Hoạt động cho vay................................................................................................... 51

4.2.


Thực trạng công tác quản trị rủi ro cho vay Doanh nghệp vừa và nhỏ tại

Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thái Nguyên
............................................................................................................................................ 52

4.2.1.

Thực trạng tín dụng cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng

Thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thái Nguyên................. 52
4.2.2.

Thực trạng rủi ro trong cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng

Thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thái Nguyên................. 56
4.2.3.

Thực trạng công tác quản trị rủi ro cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại

Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thái Nguyên
............................................................................................................................................ 58

4.2.4.

Đánh giá công tác quản trị rủi ro cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại

Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thái Nguyên
............................................................................................................................................ 72

4.3.


Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro cho vay khách hàng Doanh

nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - Chi

nhánh Thái Nguyên................................................................................................. 77
4.4.

Định hướng và một số giải pháp nhằm nhằm tăng cường quản trị rủi ro cho

vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần

Quân đội - Chi nhánh Thái Nguyên................................................................ 85
4.4.1.

Nhóm giải pháp trực tiếp nhằm tăng cường quản trị rủi ro..............86

4.4.2.

Nhóm giải pháp bổ trợ nhằm tăng cường quản trị rủi ro................... 92

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 94
Tài liệu tham khảo..................................................................................................................... 97
Phụ lục............................................................................................................................................. 98


iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CIC
CN
CNH
CSH
DA
DNNN
DNVVN
HĐQT
KD
KH
KT
NH
NHNN
NHNTCP
NHTM
NN-TS
PA
QHKH
QLN
QLRR
SXKD
TCKT
TCTD
TD
TM-DV
TNHH

TS
TSĐB
TSTC

Trung tâm thơng tin tín dụng
Chi nhánh
Cơng nghiệp hố
Chủ sở hữu
Dự án
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hội đồng quản trị
Kinh doanh
Khách hàng
Kinh tế
Ngân hàng
Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng thương mại

VIETINBANK

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

XDCB

Xây dựng cơ bản

Nông nghiệp - Thủy sản


Phương án
Quan hệ khách hàng
Quản lý nợ
Quản lý rủi ro
Sản xuất kinh doanh
Tổ chức kinh tế
Tổ chức tín dụng
Tín dụng
Thương mại dịch vụ

Trách nhiệm hữu hạn
Tài sản
Tài sản cố định
Tài sản thế chấp

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Xếp hạng của Mood

Bảng 2.2.

Xếp loại rủi ro dựa

Bảng 2.3.

Phân loại nợ dựa tr


Bảng 4.1.

Tình hình huy động
– Chi nhánh Thái N

Bảng 4.2.

Tổng hợp tình hình

Bảng 4.3.

Số lượng DNVVN v

Bảng 4.4.

Cơ cấu dư nợ theo

Bảng 4.5.

Cơ cấu dư nợ theo

Bảng 4.6.

Cơ cấu dư nợ theo

Bảng 4.7.

Tình hình nợ q
Thương mại cổ ph

2014-2016 .............

Bảng 4.8.

Tình hình trích lập
Qn Đội - Chi nhá

Bảng 4.9.

Kết quả chấm điểm
vừa và nhỏ tại Ngâ
Thái Ngun năm 2

Bảng 4.10. Tình hình trích lập dự phịng tại MB Thái Ngun .....................................

Bảng 4.11. Tình hình xử lý nợ đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
thương mại cổ ph
2014 – 2016 ...........

Bảng 4.12. Các nhân tố ảnh hưởng (từ môi trường) tới Quản trị Rủi ro cho vay
khách hàng DNVVN

Bảng 4.13. Các nhân tố ảnh hưởng (từ Khách hàng) tới Quản trị Rủi ro cho vay
khách hàng DNVVN

Bảng 4.14. Các nhân tố ảnh hưởng (từ MB) tới Quản trị Rủi ro cho vay khách
hàng DNVVN tại M

Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức của MB Thái Nguyên ..........................................................


vi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Thị Thu Hiền
Tên luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội - Chi nhánh Thái Nguyên
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60.34.01.02

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu các nội dung của quản trị rủi ro trong cho vay Doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Đồng thời đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quản trị rủi
ro cho vay khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân
đội chi nhánh Thái Nguyên, từ đó đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm tăng cường
quản trị rủi ro cho vay khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại đơn vị.

Phương pháp nghiên cứu:
Quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại có thể hiểu là q trình
tác động có tổ chức, có hướng đích của nhà quản trị ngân hàng lên các đối tượng
quản trị và đối tượng kinh doanh nhằm mục tiêu phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu
rủi ro trong kinh doanh. Từ đó, nâng cao mức độ an tồn, khả năng sinh lời và đạt
các mục tiêu tăng trưởng trong ngắn hạn và dài hạn của mỗi ngân hang thương mại.
Luận văn nghiên cứu các nội dung của Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay

Doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm:
-


Nhận diện rủi ro tín dụng
Đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng
Kiểm sốt rủi ro tín dụng
Xử lý rủi ro tín dụng

Để nghiên cứu và đánh giá thực trạng Quản trị rủi ro trong cho vay
Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi
nhánh Thái Nguyên tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm:

-

Phương pháp thống kê mô tả

-

Phương pháp so sánh

vii


Kết quả chính và kết luận:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng Quản trị rủi ro cho vay khách hàng
Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
chi nhánh Thái Nguyên, tác giả đề xuất giải pháp tăng cường Quản trị rủi
ro cho vay khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại đơn vị bao gồm:
-Tăng cường nhận diện rủi ro tín dụng : Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
chi nhánh Thái Nguyên cần thiết phải tăng cường hơn nữa công tác nhận dạng rủi ro tín
dụng, việc thiết lập bộ phận nghiên cứu, phân tích dự báo kinh tế tại Hội sở chính và các
Chi nhánh là điều hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay, khi mà các biến động kinh tế
diễn ra hàng ngày rất sơi động, khó lường. Bộ phận này sẽ có nhiệm vụ tổng kết những

rủi ro thường xảy ra và đúc kết hệ thống thành các nhóm dấu hiệu nhận biết nhằm giảm
áp lực cho cán bộ tín dụng và tập trung hơn vào chuyên mơn.

-

Tăng cường đo lường rủi ro tín dụng: Cần thực hiện sửa đổi, bổ sung bộ

chỉ tiêu phi tài chính trong xếp hạng tín dụng khách hàng, Nâng cao quyền hạn, trách
nhiệm và năng lực cho Khối Kiểm soát và phê duyệt tín dụng, Nghiên cứu và xây
dựng phương pháp đo lường rủi ro tín dụng theo hướng lượng hóa rủi ro
-

Tăng cường kiểm sốt rủi ro tín dụng: cần tăng cường cơng tác kiểm sốt

trong q trình cấp tín dụng, định kỳ hàng tháng hoặc quý phải thực hiện đo lường
rủi ro tín dụng và đối chiếu với kết quả đo lường trước khi cho vay. Nếu có sai khác
phải tìm hiểu rõ nguyên nhân xuất phát từ khách quan hay chủ quan và có biện pháp
thích hợp và kịp thời để hạn chế rủi ro và Tăng cường cơng tác kiểm tốn nội bộ.

Tăng cường xử lý rủi ro tín dụng: cần tăng cường các biện pháp
xử lý nợ có vấn đề, Nâng cao chất lượng thẩm định tài sản đảm bảo, sử
dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay.

viii


THESIS ABSTRACT
Author: Pham Thi Thu Hien
Thesis title: Risk management in lending to small and medium enterprises in
the Military Commercial Joint Stock Bank Branch of Thai Nguyen province.


Major: Business Administration

Code: 60 34 01 02

Educational organization: Vietnam National University of
Agriculture Research objectives:
The thesis has researched about the contents of risk management on
lending to small and medium enpterprises. Evaluating the current situation
and analyzing the impact factors at risk management in lending to small and
medium enterprises in in the Military Commercial Joint Stock Bank Branch of
Thai Nguyen province, thus proposed to orient and some solutions to
improve risk management in lending to small and medium enterprises.

Research methods:
Credit risk mangament in the commerical bank can be acknowledge as
an effective process that was organized, targeted of the executive
administrator to objectives in order to decrease risk percentage in running
business. Therefore, increasing the grade of safety, profitability and achieve
the growth goals in the short and long term of each commercial bank.

The thesis has researched a number of contents of credit risk
mangament in lending to small and medium enterprises that including:
-

Identify credit risk

-

Credit risk measurement and assessment


-

Credit risk control

-

Handling credit risk

To research and evaluating the situation of risk management in lending to
small and medium enterprises in the Military Commercial Joint Stock Bank Branch of
Thai Nguyen province, the author used some research methods including:

-

Descriptive statistics method

-

Comparative method

Main results and conclusions:
Based on the evalation of the current situation of risk management in lending to

ix


small and medium enterprises in the Military Commercial Joint Stock Bank Branch of
Thai Nguyen province, the author proposed varity solutions to enhance the risk
management for customer loans as small and medium enterprises at the unit:

-

Enhancing credit risk identification: The Military Commercial Joint Stock Bank

Branch of Thai Nguyen province need to upgrade the credit risk identification system,
set up a resreach deparment, forecast analysis about economic at the Head Office and
the Branches is extreme necessary in the current situation, especially while economic
fluctuations occurs daily very complicated and unpredictable. This department will
summarize the common risks and ntegrate the system into identification groups to
reduce pressure on credit officers and focus more on expertise.

-

Enhancing the mesurement of credit risk: it is necessary to revise the

non-financial mesuraments in customer creadit rating, increase the the authoriry,
esponsibility and capability of the Credit Control and Approval Unit Study and
develop credit risk measurement in the direction of risk quantification.
-

Enhancing credit risk control: it is necessary to improve the control in the

making credit process, monthly or quarterly, to measure the credit risk and compare
it with the measurement results before lending.If there is any differences, it is
necessary to find out the causes from objective or subjective and to take some
appropriate and timely solutions to limit risks and strengthen the internal audit.

Enhancing of credit risk management: it is necessary to improve
problem resolution measures, improve the quality of collateral
assessment, apply of insurance tools and loan security.


x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong xu thế hội nhập, sức khỏe của nền kinh tế được phản ánh rõ nét
thông qua sự lưu thơng của huyết mạch tài chính, tiền tệ, cụ thể là quá trình
vận hành của hệ thống các ngân hàng thương mại. Những khó khăn của nền
kinh tế, sự yếu kém trong quản trị doanh nghiệp đều có thể mang lại những
rủi ro khôn lường cho hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Do đó, một trong những nhiệm vụ đặt lên hàng đầu của các ngân hàng
trong bối cảnh khó khăn là hạn chế tối đa tỷ lệ nợ xấu, cố gắng đạt dưới mức
3% theo khuyến cáo của ngân hàng nhà nước. Mặt khác, sự đổ vỡ hàng loạt Quĩ
tín dụng tại Việt Nam trong những năm 1989-1990 do chất lượng các khoản cho
vay yếu kém, không thu hồi được. Những năm 1999 - 2000, cũng từ nguyên
nhân này NHNN đã đặt một số ngân hàng vào tình trạng giám sát đặc biệt,
những vụ án lớn và việc xử lý một khối lượng hàng ngàn tỷ đồng nợ tồn đọng
của các ngân hàng từ năm 2000 về trước đều bắt nguồn từ những khoản cho
vay khó địi. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 bắt nguồn từ Đơng Nam Á
đã làm cho nhiều Ngân hàng ở Châu Á bị mất hàng tỷ đô la Mỹ, bị phá sản, hoặc
buộc phải sáp nhập, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là tỷ lệ nợ quá hạn
của các Ngân hàng tăng cao. Thời điểm trước cuộc khủng hoảng, tỷ lệ nợ quá
hạn của các Ngân hàng Thái Lan là 13%, Indonesia 13%, Phillippines 14%,
Malaysia 10%. Gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế Mỹ bắt nguồn
từ làn sóng cho vay thế chấp nhà đất rủi ro cao đã minh chứng rất rõ căn
nguyên cơ bản tạo ra ở vấn đề của Ngân hàng là rủi ro tín dụng.Theo Phạm
Toàn Thiện (2009), nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng này là do các ngân
hàng lạm dụng việc cho vay bất động sản dưới chuẩn, các thủ tục thẩm định,
giải ngân hết sức lỏng lẻo dẫn đến những đối tượng khơng đủ điểm chuẩn tín

nhiệm theo xếp hạng của ngân hàng vẫn dễ dàng vay vốn với lãi suất cao và
hậu quả của cuộc khủng hoảng là ngân hàng Lehman Brothers – ngân hàng lớn
thứ tư tại Mỹ bị phá sản và hàng loạt các ngân hàng đã phải ghi nhận tổn thất
lên đến hàng chục tỷ USD như: Merrill Lynch, CitiBank, Morgan Stanley, JP
MorganVì vậy, vấn đề quản lý rủi ro tín dụng ln ln là vấn đề sống còn của
Ngân hàng thương mại.

1


Nhận thức được rủi ro tín dụng cho vay là một vấn đề hết sức quan trọng
trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, chi nhánh luôn chú trọng tới công tác quản
trị rủi ro tín dụng cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ, bên cạnh những kết quả đạt
được trong việc hạn chế và kiểm soát rủi ro, thực tế cơng tác quản trị rủi ro tín dụng
cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh vẫn còn những mặt hạn chế như:
công tác thẩm định dự án cho vay đôi khi chưa chặt chẽ, việc giám sát các khoản
vay chưa được thường xun cịn mang tính chất đối phó...Từ những lý do trên
đây, sau q trình làm việc tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - Chi
nhánh Thái Nguyên tôi chọn đề tài “Quản trị rủi ro trong cho vay đối với Doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thái
Nguyên” để nghiên cứu, với mong muốn sẽ khắc phục phần nào những hạn chế
hiện tại, đóng góp một phần nhỏ vào quá trình phát triển dịch vụ tín dụng đối với
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội nói riêng và hệ thống Ngân hàng Thương
mại cổ phần nói chung trong thời gian tới.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
-

Phân tích thực trạng quản trị rủi ro trong cho vay Doanh nghiệp vừa


và nhỏ và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro cho vay tại
Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội – Chi nhánh Thái Nguyên.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro cho
vay trong ngân hàng.
-

Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong cho vay Doanh nghiệp vừa và

nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thái Nguyên.

Đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro
trong cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại
cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thái Nguyên.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu quản trị rủi ro trong cho vay
Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại cổ phần
Quân đội - Chi nhánh Thái Nguyên.

2


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi nội dung:
Luận văn tập trung vào nghiên cứu trong trường hợp quản trị nợ xấu,
nợ quá hạn của các Doanh nghiệp Vừa và nhỏ vay vốn tại MB Thái Nguyên.


b. Phạm vi không gian:
Luân văn nghiên cứu tiến hành trên phạm vi các Doanh nghiệp
Vừa và nhỏ vay vốn tại TMCP Quân Đội - Chi nhánh Thái nguyên.
c. Phạm vi thời gian:
Số liệu nghiên cứu đề tài được thực hiện từ năm 2014 cho đến
2016. Số liệu điều tra được thu thập năm 2016.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân
hàng thương mại
2.1.1.1. Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ
a. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ
* Khái niệm
Tại Việt Nam, căn cứ theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 06
năm 2009 về trợ giúp phát triển DNVVN, DNVVN được định nghĩa như sau:
DNVVN là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật,
được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn
(tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân
đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn
vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau: chi tiết tại phụ lục 3.

* Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, thì DNVVN là loại hình doanh

nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Theo đó, loại hình doanh
nghiệp này đóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển,
xóa đói giảm nghèo… Cụ thể, về lao động, hàng năm tạo thêm trên nửa triệu
lao động mới; sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP…

Số tiền thuế và phí mà các DNVVN tư nhân đã nộp cho Nhà nước
đã tăng 18,4 lần sau 10 năm. Sự đóng góp đã hỗ trợ lớn cho việc chi
tiêu vào các cơng tác xã hội và các chương trình phát triển khác. Do
vậy, đã tạo tạo ra 40% cơ hội cho dân cư tham gia đầu tư có hiệu quả
nhất trong việc huy động các khoản tiền đang phân tán, nằm trong dân
cư, để hình thành các khoản vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên, khối DNVVN còn
tồn tại một số hạn chế cố hữu như sau:

4


Một là, về tiếp cận vốn vay: Chính phủ đã triển khai các chính sách, chương
trình hỗ trợ vốn cho các DNVVN như bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ tín dụng. Tuy nhiên,
trên thực tế mới có một số lượng nhỏ các doanh nghiệp được thụ hưởng chính
sách hỗ trợ. Phần lớn các doanh nghiệp còn lại gặp các trở ngại như sau: 55% trở
ngại do thủ tục vay (hồ sơ vay vốn phức tạp, không đủ thủ tục vay vốn đơn giản cho
các DNVVN); 50% trở ngại yêu cầu thế chấp (thiếu tài sản có giá trị cao để thế chấp,
Ngân hàng khơng đa dạng hóa tài sản thế chấp như hàng trong kho, các khoản
thu…); 80% tỷ lệ lãi suất chưa phù hợp; các điều kiện vay vốn hiện nay chưa phù
hợp với DNVVN. Khó khăn nhất vẫn là thiếu vốn cho sản xuất, kinh doanh. Hiện nay,
chỉ có 30% các DNVVN tiếp cận được vốn từ Ngân hàng, 70% cịn lại phải sử dụng
vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác (trong số này có nhiều doanh nghiệp vẫn phải

chịu vay ở mức lãi suất cao 15 - 18%). Điều kiện vay vốn hiện nay chưa phù hợp với
DNVVN, rất ít các doanh nghiệp đáp ứng được điều kiện không được nợ thuế quá
hạn, không nợ lãi suất quá hạn.

Hai là, về công nghệ: DNVVN được kỳ vọng là có thể đóng góp vào sự
phát triển của các ngành cơng nghiệp hỗ trợ, hoặc đóng vai trò là nhà cung
ứng dịch vụ, sản phẩm đầu vào cho các doanh nghiệp nước ngoài hoặc các
dự án lớn của Nhà nước. Quá trình này sẽ thúc đẩy cho các DNVVN trở thành
trụ cột để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên hiện nay, đa số
DNVVN Việt Nam chưa tham gia vào được chuỗi giá trị sản xuất tồn cầu,
trình độ khoa học cơng nghệ và năng lực đổi mới trong DNVVN của Việt Nam
còn thấp. Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học
cơng nghệ cịn rất ít. Số lượng nhà khoa học, chuyên gia làm việc trong các
doanh nghiệp chỉ chiếm 0,025% trong tổng số lao động làm việc trong khu
vực doanh nghiệp. Khoảng 80 - 90% máy móc và cơng nghệ sử dụng trong
các doanh nghiệp của Việt Nam là nhập khẩu và 76% từ thập niên 1980 1990, 75% máy móc và trang thiết bị đã hết khấu hao.
Ba là, hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp, hàng tồn kho lớn: Trong giai
đoạn khủng hoảng kinh tế, hầu hết giá nguyên liệu đầu vào của các ngành đều
tăng, trong khi giá bán sản phẩm khơng tăng. Đối với ngành có tỷ lệ nội địa hóa
thấp, phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu, phụ kiện nhập khẩu (ví dụ, sản
xuất dây và cáp điện, điện tử, cơ khí…) bị ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh.
Trong khi sức tiêu thụ của thị trường giảm sút, nhiều doanh nghiệp phải chủ
động thu hẹp sản xuất, hoạt động cầm chừng. Hàng tồn kho trong một số ngành

5


hàng tăng cao như bất động sản, vật liệu xây dựng, nông sản…, nhiều
doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải đối mặt với các khoản vay
lớn của Ngân hàng, đến hạn trả nhưng khơng có nguồn thu, khơng cịn tài

sản và khả năng huy động vốn để duy trì kinh doanh, chi phí sản xuất các
ngành chế biến và bảo quản rau, củ, quả tăng 123,2%; sản xuất các sản
phẩm từ nhựa tăng 89,1%; sản xuất kim loại đúc sẵn tăng 62,8%; sản xuất
xe có động cơ tăng 56,2%; sản xuất xi măng tăng 52,3%...
Bốn là, bất cập về trình độ quản trị và chất lượng nguồn lao động trong
các DNVVN: Theo số liệu thống kê, có tới 55,63% số chủ doanh nghiệp có trình
độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ
học vấn từ sơ cấp và phổ thơng các cấp. Cụ thể, tiến sỹ chỉ chiếm 0,66%; thạc sỹ
2,33%; tốt nghiệp đại học 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp
trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn. Về lực
lượng lao động, có tới 75% lực lượng lao động trong các DNVVN chưa qua đào
tạo chuyên môn kỹ thuật; việc thực hiện chưa đầy đủ các chính sách bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động đã làm giảm đi chất lượng công việc
trong khu vực DNVVN, do vậy các DNVVN càng rơi vào vị thế bất lợi.
Điều đáng chú ý là đa số các chủ doanh nghiệp, ngay cả những người có trình
độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo về kiến
thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp, các lớp về pháp luật trong kinh doanh..., điều
này có ảnh hưởng lớn đến việc lập chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh và
quản trị, phòng tránh các rủi ro pháp lý của các doanh nghiệp Việt Nam.

Năm là, năng lực tiếp cận với các chính sách pháp luật và thơng lệ quốc tế
trong kinh doanh: Các DNVVN cịn chưa tiếp cận được hiệu quả trong quá trình
hội nhập quốc tế. Để từng bước phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam
gia nhập tổ chức WTO, Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các chính sách pháp
luật, có thể nói hệ thống pháp luật trong kinh doanh ngày càng hoàn thiện, tuy
nhiên, năng lực tiếp cận với các văn bản và hệ thống chính sách pháp luật của
DNVVN còn nhiều hạn chế. Việc tiếp cận hạn chế này bắt nguồn từ nhiều nguyên
nhân, cả chủ quan và khách quan, phần khách quan do nội tại nền kinh tế nước
ta như cải cách hành chính diễn ra cịn chậm, chính sách kinh tế vĩ mơ thiếu ổn
định, gây mất lòng tin cho doanh nghiệp..., tuy nhiên, phần lớn là do chủ quan

các DNVVN chưa thực sự tìm hiểu các chính sách pháp luật và thơng lệ quốc tế
để nâng cao năng lực của chính mình trong kinh doanh. Đây là vấn đề rất đáng

6


lưu tâm, đòi hỏi cả Nhà nước và doanh nghiệp phải có những giải pháp
nhằm thay đổi tăng cường năng lực tiếp cận với các thơng tin, chính
sách pháp luật và thông lệ quốc tế trong kinh doanh cho doanh nghiệp.
b. Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại

* Khái niệm tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa Bên cho vay
(NH và các định chế tài chính khác) và Bên đi vay (DN và cá nhân). Trong đó, Bên
cho vay chuyển giao tài sản (vốn) cho Bên đi vay sử dụng trong một thời gian
nhất định theo thỏa thuận, Bên đi vay có trách nhiệm hồn trả vô điều kiện vốn
gốc và lãi cho Bên cho vay khi đến hạn thanh toán (Hồ Diệu, 2003).

Theo khoản 14 và 16 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12:

Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một
khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên
tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho th tài chính,
bao thanh tốn, bảo lãnh Ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết
giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong
một thời gian nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi.

Như vậy có thể hiểu tín dụng Ngân hàng đối với DNVVN là một
giao dịch về tài sản giữa Ngân hàng và DNVVN, trong đó Ngân hàng

chuyển giao tài sản cho DNVVN sử dụng trong một thời hạn nhất
định theo thoả thuận, DNVVN có trách nhiệm hồn trả vơ điều kiện
cả gốc và lãi cho Ngân hàng khi đến hạn thanh tốn.
Hoạt động tín dụng Ngân hàng đối với DNVVN ngày càng đa dạng về loại hình
cho vay, đa dạng về mục đích vay và phương thức sử dụng vốn. Chính sự đa dạng
đó đã đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn ngày càng cao của các DNVVN song cũng dẫn
đến nguy cơ rủi ro lớn hơn trong hoạt động của Ngân hàng. Chính vì thế, hoạt động
tín dụng nói chung và đối với DNVVN nói riêng của NHTM phải dựa trên một số
nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo tính an tồn và khả năng sinh lời.

*
Các hình thức cấp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
của ngân hàng thương mại
Cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường,

7


các hình thức tín dụng của Ngân hàng cũng ngày càng trở nên phong phú
và đa dạng, đáp ứng các nhu cầu khác nhau về vốn. Đối với DNVVN, Ngân
hàng thường có các hình thức tín dụng cơ bản được phân loại như sau:

Cho vay từng lần, cho vay trả góp.
Cho vay theo Hạn mức tín dụng, theo Dự án đầu tư, theo hạn mức thấu chi.

Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

Các phương thức cho vay khác.
c. Vai trị của tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
*

Tín dụng Ngân hàng là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ các DNVVN phát
triển, làm chuyển dịch cơ cấu
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, bất cứ ai cũng muốn đồng vốn
của mình sinh lời. Những người có vốn nhàn rồi sẵn sang cho vay số tiền đó
để kiếm lãi, cịn những nhà doanh nghiệp cũng vì mục đích sinh lợi của vốn
mà cần vay thêm tiền để mở rộng sản xuất. Với tư cách là trung gian dẫn
vốn, Ngân hàng đã giải quyết mâu thuẫn đó. Với hoạt động đi vay để cho vay,
Ngân hàng đã tạo cơ hội cho các chủ DNVVN muốn mở rộng sản xuất kinh
doanh hay thực hiện một số dự án kinh doanh có thể vay vốn để thực hiện.

Tín dụng Ngân hàng tác động điều tiết sự di chuyển vốn đầu tư làm
bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận thúc đẩy sự phát triển của các DNVVN, tín
dụng Ngân hàng ln chuyển hướng đầu tư vào những doanh nghiệp có
tỷ suất lợi nhuận cao, hạn chế hoặc khơng đầu tư vào những DNVVN có tỷ
suất lợi nhuận thấp. Qua đó tín dụng Ngân hàng làm thay đổi quan hệ về
cung - cầu hàng hóa và thay đổi cơ cấu ngành nghề kinh tế.

*
Tín dụng Ngân hàng góp phần tăng nguồn vốn, nâng cao khả
năng cạnh tranh của các DNVVN
Một trong những quy luật khách quan của cơ chế thị trường là cạnh tranh
và quy luật này ngày càng quan trọng, quyết định rất lớn đến sự tồn tại và phát
triển của các doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng. Tuy nhiên do những
đặc điểm, tính chất của mình, DNVVN gặp khơng ít những khó khăn trong việc
phát triển thị phần, tạo niềm tin, tạo hình ảnh trong khi vị thế của các doanh
nghiệp lớn trong và ngồi nước đã ổn định và có chỗ đứng trên thị trường, vì
vậy xu hướng hiện nay của các DNVVN là tìm cách liên doanh, liên kết nhằm bổ
sung và hồn thiện những hạn chế của mình, đặc biệt là hạn chế về vốn.

8



Mặc dù vậy, để đầu tư phát triển lớn, liên doanh, liên kết thơi chưa đủ
vì vốn tự có thường hạn hẹp, khả năng tích tụ thấp cần mất nhiều năm
mới có được đủ vốn nhưng khi đó cơ hội làm ăn có thể khơng cịn nữa.
Do đó các DNVVN thường xuyên tìm cách huy động vốn từ mọi thành
phần kinh tế, trong đó chủ yếu là nguồn tín dụng Ngân hàng. Khi vốn
được giải ngân, sức mạnh tài chính của DNVVN tăng lên thì các DNVVN
cũng có cơ hội thực hiện được mục đích của mình, mở rộng phát triển
sản xuất kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường, tạo thế cạnh tranh.

2.1.2. Rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân
hàng thương mại
2.1.2.1. Khái niệm
Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN
Việt Nam: “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động
Ngân hàng của các tổ chức tín dụng do khách hàng khơng thực hiện
hoặc khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Hiểu một cách đơn giản, rủi ro tín dụng đối với DNVVN là khả
năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho Ngân hàng do DNVVN
không trả, không trả đầy đủ hay không trả đúng hạn nợ gốc và lãi vay.
2.1.2.2. Đặc điểm rủi ro tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Xuất phát từ đặc điểm của các DNVVN như quy mô vốn và tài sản nhỏ bé,
sổ sách và báo cáo kế tốn khơng rõ ràng, minh bạch; sử dụng công nghệ lạc
hậu không sản xuất kinh doanh; trình độ tay nghề cơng nhân viên cũng như
trình độ quản trị của chủ doanh nghiệp còn ở mức thấp… Do đó, quan hệ tín
dụng giữa DNVVN với các Ngân hàng thương mại có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, về quy mơ tín dụng: rất thấp nếu tính bình qn trên
một DNVVN

Thứ hai, về thời hạn tín dụng: chủ yếu là vay ngắn hạn.
Thứ ba, về đảm bảo tín dụng: hầu hết các DNVVN phải có tài
sản đảm bảo khi vay vốn các Ngân hàng thương mại.
Thứ tư, về mục đích sử dụng vốn vay: chủ yếu sử dụng bổ sung vốn lưu động

Thứ năm, về lãi suất: ít được ưu đãi lãi suất, lãi suất theo sự ấn
định của các Ngân hàng thương mại do DNVVN chưa có sự tín
nhiệm cao từ các Ngân hàng thương mại.

9


Thứ sáu, về khả năng hoàn trả nợ vay: DNVVN dễ gặp khó khăn
trong việc trả nợ vay khi có sự biến động trên thị trường tài chính,
tiền tệ như: lạm phát, khủng hoảng kinh tế, tài chính…
Với đặc điểm của các DNVVN và tín dụng Ngân hàng đối với
các DNVVN, nên quan hệ tín dụng giữa DNVVN với các Ngân hàng
thương mại tiềm ẩn các rủi ro sau đây:
-

Tình trạng thông tin bất cân xứng làm cho Ngân hàng không

nắm bắt được các dấu hiệu rủi ro của DNVVN một cách tồn diện và
đầy đủ, do đó các Ngân hàng dễ bị mất vốn khi quyết định cho vay.
-

Các DNVVN, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ thường kinh doanh dựa vào

mối quan hệ quen biết mà manh mún nên Ngân hàng khó phát hiện được các
rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi đã giải ngân.

-

Khả năng tài chính của các DNVVN bị hạn chế, cụ thể là vốn tự

có thấp do đó khi gặp khó khăn thì dễ bị mất tính thanh khoản, dẫn
đến việc thu hồi nợ vay của Ngân hàng sẽ gặp khó khăn.
-

Việc sử dụng vốn sai mục đích của các DNVVN cũng làm nảy

sinh các rủi ro mất vốn của Ngân hàng. Các DNVVN thường sử dụng
vốn vay cho mục đích cá nhân và gia đình.
-

Các DNVVN kinh doanh thường phụ thuộc vào một số khách

hàng lớn, khi những khách hàng này gặp khó khăn thì DNVVN cũng
khó khăn theo, từ đo gặp rủi ro cho Ngân hàng.
Khả năng quản trị tài chính yếu kém của DNVVN cũng làm nảy
sinh các rủi ro cho Ngân hàng trong việc thu nợ vay đúng hạn.
-

2.1.2.3. Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín
dụng a. Nguyên nhân thuộc về khách hàng
-

Do khách hàng có năng lực tài chính hạn chế, tài sản để bảo đảm

tiền vay nói chung giá trị thấp hoặc khơng có tính thanh khoản, khơng đủ
khả năng tổ chức dây chuyền sản xuất kinh doanh khép kín, qui mơ sản

xuất nhỏ, manh mún, khả năng cạnh tranh thấp, khơng có khả năng áp
dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật các cơng nghệ cao,… Vì vậy khi
gặp rủi ro thì cũng rất khó khăn trong việc khắc phục hậu quả.

10


-

Trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý yếu kém, trình độ hiểu biết cịn

hạn chế, thơng tin về thị trường thiếu hoặc chắp vá, đầu tư theo phong trào, theo
thói quen, thiếu điều kiện học hành trao đổi kinh nghiệm, nâng cao hiểu biết trình độ,
khơng tính toán chọn các phương án đầu tư hiệu quả, thời điểm tiêu thụ sản phẩm
có lợi nhất dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, rất dễ bị lỗ…

-

Điều kiện sản xuất kinh doanh khó khăn, địa bàn sản xuất khó

khăn, thiếu các cơ sở hỗ trợ thị trường vốn, thị trường chế biến, thị
trường tiêu thụ, đối tượng đầu tư kém hiệu quả lại manh mún, dàn trải…
-

Do người vay vốn sử dụng vốn sai mục đích. Người vay vốn sản xuất kinh

doanh mặt hàng này đem sản xuất mặt hàng khác, vay hộ nhau, vay cho tập thể sử
dụng, vay ngắn hạn nhưng lại sử dụng vào mục đích dài hạn. Đa phần những trường
hợp như vậy sẽ làm mất vốn, ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ ngân hàng.


-

Do tình trạng một khách hàng vay nhiều tổ chức tín dụng, vay ở

tổ chức tín dụng này để trả cho tổ chức tín dụng khác, vay đảo nợ…
-

Ngồi ra cịn có yếu tố chủ quan khác khơng hiểu biết pháp luật, do sử

dụng lãng phí vốn vay, chây ì, khai tăng giá trị tài sản bảo đảm để được vay vốn
nhiều hơn, hoặc dùng một tài sản để vay vốn nhiều lần, nhiều nơi. Cố tình lừa đảo
không chịu trả nợ ngân hàng, do mắc các tệ nạn xã hội như đề đóm, cờ bạc…
Nguyên nhân thuộc về người vay vốn luôn gây ra những tổn thất lớn nhất
trong tín dụng vay vốn. Tăng cường tiếp cận khách hàng, đánh giá đúng khả năng
trả nợ của khách hàng. Tìm các biện pháp tích cực phù hợp để hạn chế các rủi ro do
khách hàng. Tăng cường chất lượng công tác kiểm tra, giám sát nợ mà quan trọng
là ngăn chặn các rủi ro nguyên nhân chủ quan, không chỉ giúp vay vốn tăng thêm
hiệu quả kinh doanh mà cịn góp phần giảm thiểu rủi ro cho NHTM.

b. Nguyên nhân thuộc về bản thân ngân hàng
-

Chính sách đầu tư chưa đúng, thủ tục chưa phù hợp như: Quá tập trung vào

một loại cho vay, hoặc thủ tục hồ sơ pháp lý phức tạp, điều kiện cho vay q khó
khăn, điều kiện vay trả khơng thuận tiện. Điều đó có thể dẫn đến việc người vay vốn
trì hỗn trả nợ vì sợ khơng vay lại được hoặc vì sợ mất thời gian và ngại đi xa.

-


Do chất lượng cơng tác thẩm định, phân tích tín dụng của ngân

hàng cịn kém hiệu quả. Khơng đánh giá đúng mức độ rủi ro cả về
phương diện người vay và dự án xin vay vốn. Quá tin vào giá trị tài sản
bảo đảm, hoặc máy móc áp dụng các mức cho vay không cần bảo đảm.

11


-

Do ngân hàng khơng kiểm sốt được tình hình sử dụng vốn sai mục

đích, kém hiệu quả. Khơng nắm bắt kịp thời tình hình biến động tài sản bảo
đảm tiền vay ở từng thời kỳ cũng như tình hình biến động kinh tế - xã hội.

Do trình độ cán bộ ngân hàng hạn chế, chủ quan, do cán bộ
tín dụng quá tải, do chính sách cán bộ chưa tốt, do cán bộ tiêu cực,
tham ô, do cả nể thân quen…
-

Do sự thiếu hỗ trợ giữa các tổ chức tín dụng trong việc thu thập

thơng tin liên quan đến q trình cấp vốn, sử dụng và thu hồi vốn cho vay.
Tình trạng này có nguy cơ tăng lên cùng với việc ngày càng có thêm
nhiều tổ chức tín dụng dẫn đến tính cạnh tranh có xu hướng tăng lên.
-

Do năng lực tài chính của NHTM cịn hạn chế, khả năng khắc phục hậu


quả, xử lý rủi ro kéo dài, không đủ nguồn lực để chống đỡ rủi ro cũng như
đẩy nhanh q trình đổi mới cơng nghệ ngân hàng, tổ chức mạng lưới thông
tin thuận tiện, không đủ điều kiện triển khai các sản phẩm, dịch vụ an tồn.

-

Do cơng tác tổ chức điều hành chưa phù hợp, cơ chế vật chất chưa

đáp ứng yêu cầu an toàn, tiện lợi, phương tiện vận chuyển cịn thiếu.

c. Ngun nhân từ phía mơi trường kinh doanh
-

Do thiên tai, bão lụt và những tai hoạ từ điều kiện tự nhiên khác. Đối với

hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Thiên tai,
dịch bệnh xảy ra hàng năm gây biết bao thiệt hại cho nền kinh tế xã hội và làm
tăng thêm rủi ro cho tín dụng. Thiên tai, dịch bệnh là nguyên nhân khách quan,
song vẫn có những yếu tố chủ quan làm tăng thêm mức độ trầm trọng của thiên
tai như: nạn sử dụng quá tuỳ tiện các hố chất, nạn xả chất thải khơng xử lý bừa
bãi, phát triển các cơ sở sản xuất, nuôi trồng tập trung quá mức… làm phá vỡ
cân bằng sinh thái, tăng thêm tình trạng ơ nhiễm mơi trường.

-

Do những biến động của nền kinh tế. Tình trạng yếu kém của nền kinh

tế Việt Nam hiện nay như: Sản xuất chưa ổn định, khả năng cạnh tranh thấp,
thị trường tài chính tiền tệ chưa hoàn thiện… sẽ tác động trực tiếp đến quá
trình sản xuất kinh doanh của người vay vốn. Điều đó làm cho các doanh

nghiệp, người vay vốn cũng sẽ thiếu chủ động trong sản xuất kinh doanh,
hiệu quả sử dụng vốn vay đã thấp lại bị giảm sút và kết quả làm tăng rủi ro
cho tín dụng vay vốn. Những biến động bất thường trong chu kỳ kinh tế cũng
có thể gây bất lợi đối với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và của
người vay vốn, do đó có thể sẽ làm tăng rủi ro tín dụng.

12


-

Do mơi trường pháp lý chưa hồn chỉnh, ý thức tơn trọng pháp luật cịn

hạn chế như: Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm, thủ tục xin
cấp các giấy tờ pháp lý phức tạp, bừa bãi, thời gian thụ án, thi hành án thường
quá dài, không nhất quán… cùng với việc không hiểu biết về pháp luật, khơng
tơn trọng luật pháp, tạo khó khăn cho việc thu hồi vốn vay của NHTM.
-

Do chính sách cơ chế quản lý nhà nước, những thay đổi về chính trị,

pháp luật, ngoại giao, địa giới hành chính hay thay đổi về chính sách quản lý đất
đai, thay đổi qui hoạch… cùng với các biến động trên thị trường quốc tế trong
từng thời kỳ, đều có tác động trực tiếp, gián tiếp đến tình hình sản xuất kinh
doanh của các đơn vị kinh tế, người vay vốn và rủi ro của NHTM cả ở hai chiều…

d. Nguyên nhân từ thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, dịch bệnh
Đây là những rủi ro mà cả khách hàng lẫn Ngân hàng đều không lường trước
đối với khoản tín dụng của mình, khách hàng gặp khó khăn ảnh hưởng đến khả
năng trả nợ vay Ngân hàng. Đối với khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh thì cũng

phải có thời gian để ổn định lại q trình kinh doanh thì mới có khả năng trả nợ
Ngân hàng, cịn với các khách hàng có tiềm lực yếu thì khoản tín dụng có khả năng
rất cao lâm vào tình trạng nợ xấu. Mặc dù loại rủi ro này có thể được hạn chế bằng
cách mua bảo hiểm, tuy nhiên khi loại rủi ro này xảy ra, khách hàng và cả Ngân hàng
cũng phải mất nhiều thời gian để lấy được khoản tiền bảo hiểm từ các công ty bảo
hiểm để thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay Ngân hàng.

2.1.2.4. Tác động của rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng gây ra những hậu quả nghiêm trọng không những đối với
hoạt động của Ngân hàng mà cịn đến tồn bộ nền kinh tế của một quốc gia:

a. Hậu quả của rủi ro tín dụng tới hoạt động của Ngân hàng thương mại
- Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của Ngân hàng thương mại
Trong xu thế mở cửa và cạnh tranh gay gắt hiện nay, hầu như tất cả các Ngân
hàng thương mại Việt Nam đều cố gắng mở các điểm giao dịch tại các vùng, địa bàn
trên toàn lãnh thổ Việt Nam, và đưa ra những chương trình sản phẩm dịch vụ, phục
vụ tốt nhất cho khách hàng của mình. Hoạt động Ngân hàng bao giờ cũng đặt chữ
tín lên hàng đầu, hạn chế tối đa tất cả các thông tin xấu hay không hay trên các
phương tiện truyền thông đại chúng ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng. Nếu
một Ngân hàng thương mại có tỷ lệ nợ xấu trên tổng nợ lớn, có những thơng tin về
việc Ngân hàng không thu hồi được nợ hoặc Ngân hàng đó bị Ngân hàng nhà nước
đưa vào diện kiểm sốt đặc biệt thì uy tín của Ngân hàng

13


×