Tải bản đầy đủ (.docx) (134 trang)

Luận văn thạc sĩ tăng cường thanh tra ngân sách ấp huyện trên địa bàn tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.26 KB, 134 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN BÁ TIẾN

TĂNG CƯỜNG THANH TRA NGÂN SÁCH CẤP
HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Lê Ngọc Hướng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bầy trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Bá Tiến

i


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, ngồi sự nỗ lực của bản
thân, tơi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý
báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn, Bộ mơn Phân tích định lượng - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Ngọc Hướng đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn.

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các cơ quan Thanh tra tỉnh Hưng
Yên, UBND các huyện và thành phố đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số
liệu, tư liệu khách quan giúp tơi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã
động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài nghiên cứu.

Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Bá Tiến

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh muc tư viêt tăt.................................................................................................................... v
Danh mục bảng............................................................................................................................. vi
Trích yếu luận văn...................................................................................................................... vii
Thesis abstract............................................................................................................................. ix
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.2.1.


Mục tiêu chung.............................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 2

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................... 3

1.5.

Những đóng góp mới của luận văn.................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu....................................................................................................... 4
2.1.


Cơ sở lý luận.................................................................................................................. 4

2.1.1.

Một số khái niệm........................................................................................................... 4

2.1.2.

Nội dung và quy trình thanh tra ngân sách cấp huyện.........................15

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng thanh tra ngân sách cấp huyện........................ 22

2.2.

Cơ sở thực tiễn........................................................................................................... 27

2.2.1.

Thanh tra ngân sách ở một số nước trên thế giới................................... 27

2.2.2.

Thanh tra ngân sách cấp huyện ở Việt Nam............................................... 30

2.2.3.

Các bài học kinh nghiệm trong tăng cường thanh tra ngân sách cấp huyện


trên địa bàn tỉnh Hưng Yên................................................................................... 34
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 36
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.............................................................................. 36

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên tỉnh Hưng Yên..................................................................... 36

iii


3.1.2.

Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên.......................................................... 37

3.1.3.

Đặc điểm tổ chức hành chính cơ quan Thanh tra tỉnh Hưng Yên...42

3.2.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 51

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu............................................................. 51

3.2.2.


Phương pháp thu thập dữ liệu............................................................................ 52

3.2.3.

Phương pháp phân tích.......................................................................................... 53

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.............................................................................. 53

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận..................................................................... 55
4.1.

Thực trạng thanh tra ngân sách cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. 55

4.1.1.

Thực trạng công tác khảo sát, xây dựng kế hoạch thanh tra ngân sách

cấp huyện....................................................................................................................... 55
4.1.2.

Thực trạng công tác tiến hành các nội dung thanh tra ngân sách cấp

huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.................................................................... 58
4.1.3.

Thực trạng hiệu quả hoạt động thanh tra NSNN cấp huyện tại tỉnh


Hưng Yên....................................................................................................................... 71
4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh tra ngân sách huyện trên địa bàn

tỉnh Hưng Yên.............................................................................................................. 81
4.3.

Giải pháp tăng cường hoạt động thanh tra ngân sách huyệntrên địa bàn

tỉnh Hưng Yên.............................................................................................................. 86
4.3.1.

Định hướng chung.................................................................................................... 86

4.3.2.

Các giải pháp cụ thể................................................................................................. 87

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................ 101
5.1.

Kết luận.......................................................................................................................... 101

5.2.

Kiến nghị....................................................................................................................... 102

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 104


iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

HĐND

Hội đồng nhân dân

LĐNN

Lao động nơng nghiệp

NĐ-CP

Nghị định – Chính phủ

NN

Nơng nghiệp

NS


Ngân sách

NSNN

Ngân sách nhà nước

PCTN

Phòng chống tham nhũng

PL

Pháp lệnh

QĐ-BTC

Quyết định - Bộ Tài Chính

QĐ-TTT

Quyết định – Thanh tra tỉnh

QH

Quốc hội

SL

Sắc lệnh


TT-TTCP

Thơng tư - Thanh tra chính phủ

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình phát triển và cơ cấu kinh tế tỉnh Hưng Yên năm 2013 - 2015
39

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động tỉnh Hưng Yên qua các năm 2013 - 2015
41

Bảng 3.3. Trình độ cán bộ thanh tra của Thanh tra tỉnh Hưng Yên năm 2016 51
Bảng 4.1. Đánh giá của cán bộ thanh tra về quy trình thực hiện thanh tra 57
Bảng 4.2. Dự toán và thực hiện chi ngân sách cấp tỉnh Hưng Yên qua 3 năm
2013 – 2015............................................................................................................... 58
Bảng 4.3. Dự toán chi ngân sách năm 2016 của tỉnh Hưng Yên......................59
Bảng 4.4. Dự toán chi NSNN các huyện, thành phố của tỉnh Hưng Yên
năm 2016................................................................................................................... 60

Bảng 4.5. Tình hình chi ngân sách tỉnh Hưng Yên qua 3 năm 2013 – 2015 63
Bảng 4.6. Tình hình chi ngân sách các huyện, thành phố của tỉnh Hưng Yên qua
3 năm 2013 -2015 65
Bảng 4.7. Đánh giá về thu chi ngân sách cấp huyện ở địa phương...............66
Bảng 4.8. Kết quả hoạt động thanh tra ngân sách cấp huyện trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên.................................................................................................................. 67
Bảng 4.9. Kết quả hoạt động thanh tra NSNN cấp huyện tại các huyện điều tra. 68
Bảng 4.10. Đánh giá của cán bộ điều tra về hoạt động thanh tra ....................72
Bảng 4.11. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động thanh tra...................... 73
Bảng 4.12. Ý kiến của cán bộ điều tra về vấn đề nâng cao quản lý NSNN cấp

huyện tại địa phương......................................................................................... 74
Bảng 4.13. Ý kiến của cán bộ điều tra về tăng cường hoạt động thanh tra NSNN

cấp huyện.................................................................................................................. 75
Bảng 4.14. Ý kiến của cán bộ điều tra về nguyên nhân hiệu quả hoạt động thanh

tra chưa cao............................................................................................................. 77
Bảng 4.15. Đánh giá của cán bộ huyện về cán bộ thanh tra tỉnh.....................82
Bảng 4.16. Đánh giá của cán bộ thanh tra về cán bộ huyện được thanh tra
.............................................................................................................................................................. 83

Bảng 4.17. Trình độ cán bộ thanh tra và cán bộ huyện......................................... 84
Bảng 4.18. Ý kiến của cán bộ điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thanh

tra NSNN cấp huyện............................................................................................ 84


vi



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1.

Tên tác giả: Nguyễn Bá Tiến

2. Tên luận văn: “Tăng cường thanh tra ngân sách cấp huyện trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên”
3. Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

4. Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam

Trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay, với một cơ chế chính
sách quản lý tài chính chưa được chuyển biến kịp thời để đáp ứng cho yêu cầu quản lý
ngân sách nhà nước thì hiện tượng tham ơ, tham nhũng, lãng phí, thất thốt đang diễn ra
một cách công khai, trầm trọng, gây nên những thiệt hại rất lớn cho đất nước. Ngành
thanh tra được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ như là một cơng cụ quan trọng trong
cơng cuộc phịng chống tham nhũng, lãng phí, thất thốt. Tuy nhiên vẫn cịn bộc lộ nhiều
điểm yếu và khó khăn. Việc thanh tra ngân sách cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
cũng không phải ngoại lệ. Vì vậy chúng tơi tập trung phân tích đánh giá thực thực trạng
và phân tích các yếu tố ảnh hưởng, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác
thanh tra ngân sách cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới. Tương
ứng với đó là mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về thanh tra
nhà nước đối với công tác quản lý và sử dụng ngân sách cấp huyện; (2) Đánh giá thực
trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác thanh tra ngân sách cấp huyện
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; (3) Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác thanh
tra ngân sách cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hưng n, thực hiện tốt cơng tác phịng chống
tham nhũng, lãng phí và thất thốt trên địa bàn.


Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ
cấp để đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ nguồn
báo cáo văn bản liên quan báo cáo dự tốn; Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, giao
chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước và báo cáo quyết tốn ngân sách hàng năm; Báo cáo
cơng tác thanh tra; Kết luận thanh tra ngân sách huyện. Số liệu sơ cấp được thu
thập bằng các công cụ điều tra, khảo sát các đối tượng cán bộ thanh tra tỉnh, cán bộ
liên quan đến quản lý ngân sách huyện tại 03 huyện bao gồm: Yên Mỹ, Kim Động, Ân
Thi. Chúng tôi sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh,
phương pháp cho điểm xếp hạng, phương pháp chuyên gia để đánh giá thực trạng
thanh tra ngân sách cấp huyện cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thanh
tra ngân sách cấp huyện tại 03 huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

vii


Qua đánh giá thực trạng thanh tra ngân sách cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên cho thấy những hạn chế trong việc thanh tra ngân sách cấp huyện đó là công tác lập
kế hoạch thanh tra, công tác chuẩn bị thanh tra chưa tốt, nội dung thanh tra chưa đầy
đủ, việc khảo sát xây dựng đề cương chưa được coi trọng đúng mức dẫn đến đề cương,
kế hoạch thanh tra chưa xác định được trọng tâm, trọng điểm vì vậy khi tiến hành thanh
tra gặp nhiều khó khăn trong khâu thẩm tra, xác minh, kết luận; các hành

vi cản trở, chống đối, bất hợp tác của đối tượng thanh tra thể hiện thông qua rất
nhiều thủ đoạn tinh vi như: không cung cấp, cung cấp không đúng, không đầy đủ
thông tin tài liệu, tẩu tán, tiêu hủy chứng cứ, cố tình dây dưa kéo dài thời gian làm
việc, hoặc tạo ra nhiều khó khăn, cản trở hoạt động của Đồn thanh tra. Các yếu tố
chính ảnh hưởng đến thanh tra ngân sách cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
bao gồm: (1) Cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra; (2) Sự phối hợp của cơ quan,
tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động thanh tra; (3) Dư luận, tiêu cực xã hội;

(4) Việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra; (5) Ý thức và năng lực, trình độ của
cán bộ tham gia hoạt động thanh tra. Trong các yếu tố này chúng tôi thấy năng lực
trình độ của cán bộ thanh tra là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất, quyết định đến hiệu
quả thanh tra ngân sách cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Thông qua nghiên cứu chúng tôi đưa ra những giải pháp tăng cường thanh tra
ngân sách cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên như sau: (1) Tiếp tục xây dựng, hoàn
thiện thể chế pháp luật về thanh tra; (2) Nâng cao chất lượng và hiệu quả cuộc thanh tra;

(3) Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ
thanh tra; (4) Tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền về thanh
tra; (5) Tăng cường quản lý ngân sách cấp huyện.
Để thanh tra ngân sách huyện một cách đồng bộ, có hiệu quả đề
nghị Nhà nước bổ sung quyền hạn, nhiệm vụ cơ quan thanh tra, cơ chế
phối hợp, ban hành chế tài cụ thể và xử lý nghiêm những trường hợp
không thực hiện đúng các quy định về quản lý ngân sách nhà nước.

viii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Ba Tien
Thesis title: Strengthening district budget inspection in Hung Yen province

Major: Economic Management

Code:

60.34.04.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)


During a transition period to market economy nowadays, an rapid increase of
corruption, wastages and leakages has caused a huge damage to the development of a
country. In Vietnam, the inspecting authorities are assigned by the Government and Party
to play important roles in fighting against the corruption, wastages and leakages,
however, the results and performance are still limited. The inspection of the district
budget is not exceptional in Hung Yen province. Therefore, we focused on assessing the
current situation and identifying influential factors, and then proposed solutions to
strengthen inspecting activities of district budget in Hung Yen province in the next time.
Correspondingly, the specific objectives included: (1) Systematizing theory and practice
on state inspections toward the management and use of district budget; (2) Assessing
the current situation and analyzing factors influencing district budget inspection in Hung
Yen province; (3) Proposing solutions for strengthening district budget inspection
fighting against the corruption, wastages and leakages in Hung Yen province.

In this study primary and secondary data were both used for our
analyses. The secondary data were collected from the reports and documents of
budget estimates, socio-economic situation, annual budget plan and final
settlement, inspecting activities, inspecting results of district budget. Meanwhile
we collected the primary data by investigating the provincial inspectors, officials
related to district budget management in three districts including Yen My, Kim
Dong and An Thi. Descriptive and comparative statistics and ranking method
and consultancy were applied to assess the current situation and factors
influencing district budget inspection in the three districts in Hung Yen province.
The results showed that some limitations in the districts budget inspection
existed. Firstly, plan and preparation for the inspection were not well designed when the
plan design of the inspection about the contents and key aspects were not fully
identified. This resulted in inspection activities in the reality faced a lot of difficulties in
terms of verification and conclusion of issues related to the districts budget. Secondly,
the Inspection Groups’ work was negatively influenced or even hindered by the


ix


inspected subjects. These inspected subjects had no cooperation in providing
information required or even delivered wrong information. Moreover, they even
deleted documents and erased evidence related to budget management, or tried
to delay the inspection work with their non-cooperation. In addition, the main
factors influencing district budget inspection in Hung Yen province were
discovered as: (1) The legal fundamental for the inspection activities; (2) The
coordination of agencies, organizations and individuals involved in the
inspection activities; (3) The public attention and opinion toward budget
inspection; (4) The organization and direction of inspection activities; (5)
Awareness and capacity and qualifications of personnel involved in the
inspection. In these factors, we found that the qualifications of inspectors were
the most important to the district budget inspection in Hung Yen province.

On the findings above, some solutions were proposed to improve
efficiency of the district budget inspection in Hung Yen province as: (1)
finalyzing legal institutions and regulations on inspection; (2) improving
quality and efficiency of inspection activities; (3) improving capability of
inspectors through training activities; (4) boosting communication activities
about inspection; (5) strenghthening the management of district budget.
In order to improve the efficiency of district budget inspection, it is
suggested that inspection agencies should have more power to implement their
tasks. In addition, it is necessary to have cooperation mechanism between
inspection agencies and relevant parties (i.e. inspected subjects) and to regulate
specific sanctions against legal violation on state budget management.

x



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay, với một cơ chế
chính sách quản lý tài chính chưa được chuyển biến kịp thời để đáp ứng cho yêu
cầu quản lý ngân sách nhà nước thì hiện tượng tham ơ, tham nhũng, lãng phí, thất
thốt đang diễn ra một cách công khai, trầm trọng, gây nên những thiệt hại rất lớn
cho đất nước. Ngân sách nhà nước chúng ta có được từ nguồn thu trong nước và
từ nguồn thu do được tài trợ hoặc đi vay ở nước ngồi. Do vậy, nếu như tệ nạn
tham ơ, tham nhũng, lãng phí, thất thốt khơng bị đẩy lùi, thì ngân sách của nhà
nước bỏ ra không những không tạo hiệu quả kinh tế để phát triển đất nước mà còn
tạo ra một sự bất tín nhiệm từ các nước trên thế giới, ảnh hưởng đến vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế; đồng thời làm giảm những nguồn tài trợ của các nước
phát triển dành cho Việt Nam, tạo gánh nặng trả nợ cho thế hệ mai sau.

Như vậy, việc phịng chống tham nhũng, lãng phí, thất thốt hiện
nay được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, xem như đây là nhiệm
vụ để bảo vệ sự sống còn của Đảng, của Nhà nước và của cả dân tộc.
Ngành thanh tra được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ như là một cơng cụ
quan trọng trong cơng cuộc phịng chống tham nhũng, lãng phí, thất thốt, những
vấn đề mà trong thời gian qua gây bức xúc, làm xói mịn niềm tin của quần chúng
nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Mục đích hoạt
động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để
kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa,
phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực
hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao
hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.


Nhằm đóng góp một phần nhỏ bé của mình trong cơng cuộc phịng
chống tham nhũng, lãng phí và thất thốt mà Đảng và Nhà nước đang
quyết tâm thực hiện, cũng như để đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội,
tác giả chọn đề tài:"Tăng cường thanh tra ngân sách cấp huyện trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp.

1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Góp phần hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về thanh tra nhà nước đối với
công tác quản lý và sử dụng ngân sách cấp huyện. Đánh giá thực thực trạng và
phân tích các yếu tố ảnh hưởng, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác
thanh tra ngân sách cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hố lý luận và thực tiễn về thanh tra nhà
nước đối với công tác quản lý và sử dụng ngân sách cấp huyện.
Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
công tác thanh tra ngân sách cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác thanh tra
ngân sách cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, thực hiện tốt công
tác phịng chống tham nhũng, lãng phí và thất thốt trên địa bàn.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và
thực tiễn liên quan đến công tác thanh tra ngân sách cấp huyện.
Đối tượng khảo sát: một số đơn vị đại diện cấp huyện sử
dụng ngân sách nhà nước. Các cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra và

các cán bộ phụ trách công tác thu - chi ngân sách cấp huyện.
Ngồi ra, đề tài cịn tiến hành nghiên cứu đối với các văn bản quy phạm
pháp luật quản lý ngân sách cấp huyện, công tác thanh tra, hoạt động thanh tra
ngân sách cấp huyện; các tài liệu, văn bản, báo cáo có liên quan đến hoạt động
thanh tra ngân sách cấp huyện, kinh nghiệm thanh tra ngân sách cấp huyện.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu quản lý ngân sách cấp huyện
và cơng tác thanh tra ngân sách cấp huyện, trong đó tập trung chủ
yếu vào công tác thanh tra chi ngân sách cấp huyện do công tác chi
ngân sách bộc lộ nhiều điểm yếu và phát sinh nhiều sai phạm.
Yên.

Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hưng

Phạm vi thời gian: Các thông tin, số liệu nghiên cứu được thu thập
trong

2


03 năm từ năm 2013 đến năm 2015; số liệu điều tra tại thời điểm
hiện tại. Đề tài thực hiện từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 10 năm
2016. Các giải pháp đề xuất thực hiện đến năm 2020.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thanh tra ngân sách cấp huyện là gì?
Thanh tra ngân sách cấp huyện bao gồm các nội dung và đặc điểm gì?
Thực trạng thanh tra ngân sách cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên?

Yếu tố nảo ảnh hưởng đến thanh tra ngân sách cấp huyện trên

địa bàn tỉnh Hưng Yên?
Giải pháp nào tăng cường thanh tra ngân sách huyện trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới?
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Đề tài sẽ đóng góp cơ sở lý luận về thanh tra ngân sách cấp
huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Đề tài đóng góp các giải pháp nhằm tăng cường cơng tác
thanh tra ngân sách huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm thanh tra
Thanh tra có nghĩa là "nhìn vào bên trong" chỉ là một sự xem xét
từ bên ngoài vào hoạt động của một đối tượng nhất định. Là sự bị
kiểm soát đối với đối tượng bị thanh tra trên cơ sở thẩm quyền (quyền
hạn và nghĩa vụ) được giao nhằm đạt được mục đích nhất định. Thanh
tra mang tính quyền lực, thơng qua cơng tác thanh tra thường là phát
hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định (Hoàng Phê, 2000).
Từ những nghĩa như vậy, thanh tra với vai trò là danh từ chung có thể
được hiểu là một thực thể pháp lý, một thiết chế nhà nước về thanh tra để chỉ cơ
quan, tổ chức thanh tra hoặc bộ phận, lĩnh vực thanh tra nhất định. Tùy thuộc
vào chế độ chính trị, cấu trúc Nhà nước hoặc quan niệm về quyền lực mà các
quốc gia hiện đại đã sử dụng thiết chế thanh tra theo những cách khác nhau. Có
quốc gia chỉ sử dụng thanh tra nhà nước (thanh tra của Quốc hội); thanh tra của
Chính phủ (thanh tra hành pháp); kiểm tốn; có quốc gia chỉ sử dụng thanh tra
chuyên ngành; có quốc gia sử dụng thanh tra như một lực lượng cảnh sát (hoặc

bán cảnh sát) hoặc phân về các ngành quản lý để phục vụ quyền lực.

Đồng thời, thanh tra với ý nghĩa là một động từ còn là khái niệm để
chỉ hoạt động kiểm tra, kiểm soát của cơ quan, tổ chức, người được giao
nhiệm vụ, quyền hạn nhằm xem xét và phát hiện, ngăn chặn với những gì
trái với quy định của các tổ chức, cá nhân là đối tượng của thanh tra.
Trong Pháp lệnh Thanh tra năm 1990, hoạt động thanh tra của các tổ
chức Thanh tra được xác định là một chức năng thiết yếu của cơ quan
quản lý Nhà nước. Điều 8 Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 quy định nhiệm
vụ của các tổ chức thanh tra nhà nước là: "thanh tra việc thực hiện chính
sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của các cơ quan, tổ chức
và cá nhân, trừ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan Điều
tra, Kiểm sát, Toà án và việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý
vi phạm hợp đồng kinh tế của cơ quan trọng tài kinh tế".

4


Theo Điều 3, Chương I, Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 của Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thơng
qua ngày 15 tháng 11 năm 2010 có ghi rõ “Thanh tra Nhà nước là hoạt
động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách,
pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra
nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành”.
Từ khái niệm trên cho thấy, thanh tra không đồng nhất với hoạt động điều
hành, quản lý, khác với hoạt động kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ. Hoạt động thanh
tra không chỉ xem xét tính hợp lý của hành vi, của đối tượng quản lý, bản chất của
hoạt động Thanh tra không phải chỉ là phát hiện, xử lý vi phạm; mà điều quan trọng
hơn là tìm ra nguyên nhân để từ đó đề xuất các giải pháp phịng ngừa, ngăn chặn vi

phạm. Nếu cho rằng, thanh tra là phát hiện hành vi vi phạm hành chính thì đó là việc
nhận thức không đúng với bản chất của hoạt động thanh tra. Ngược lại, thanh tra
phải chỉ ra được những thiếu sót, khuyết điểm và nguyên nhân của nó và phải thực
sự trở thành tai mắt của trên, là người bạn của dưới.

2.1.1.2. Đặc điểm của hoạt động thanh tra
Công tác Thanh tra Nhà nước có những đặc điểm sau đây:
Một là, thanh tra gắn liền với quản lý Nhà nước
Quản lý Nhà nước và thanh tra có cái chung là nhân danh
quyền lực nhà nước thực hiện sự tác động lên các đối tượng bị
quản lý. Song xem xét theo cơ cấu, chức năng của quản lý thì thanh
tra chỉ là những công cụ, phương tiện để quản lý nhà nước.
Là một khâu trong chu trình quản lý, thanh tra bị ràng buộc, chế ước bởi
quản lý, nhưng đồng thời tác động trở lại, góp phần điều chỉnh cách thức,
phương pháp quản lý của chủ thể quản lý Nhà nước. Trong chu trình đó, thanh
tra phản ánh và bảo vệ mục đích của quản lý. Một thể chế hành chính và cơ chế
quản lý nhà nước sẽ không đầy đủ nếu thiếu thanh tra. Trong tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước, hoạt động có tính hiệu quả của thanh tra sẽ ngăn
chặn được nguy cơ biến dạng, tuỳ tiện, thiếu kỷ cương trong hoạt động quản lý
nhà nước. Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh: Nhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ hạn chế
được nguy cơ tham nhũng, tệ quan liêu, tăng cường được kỷ cương xã hội khi
những người cộng sản thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm soát.

5


Hai là, thanh tra ln mang tính quyền lực nhà nước
Tính quyền lực nhà nước của hoạt động thanh tra thể hiện ở
chỗ các cơ quan thanh tra nhà nước đều có quyền hạn được xác
định và khả năng thực hiện những quyền hạn đó:

-

Ra các quyết định bắt buộc thi hành đối với các đối tượng bị

thanh tra trong việc sửa chữa những thiếu sót đã bị Thanh tra phát hiện.
-

Yêu cầu có thẩm quyền giải quyết đề nghị của Thanh tra, yêu cầu truy

cứu trách nhiệm đối với những người có lỗi gây ra những vi phạm được phát
hiện, kể cả việc chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để truy tố trước pháp luật.

Trong một số trường hợp, trực tiếp áp dụng các biện pháp
cưỡng chế Nhà nước.
Tính quyền lực nhà nước trong q trình thanh tra phải được cụ thể hoá
trong chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống thanh tra, phương thức tiến
hành thanh tra, xử lý kết quả thanh tra, quan hệ giữa cơ quan thanh tra với đối
tượng bị thanh tra, sự phối hợp giữa các tổ chức thanh tra nhà nước và thanh
tra nhà nước chuyên ngành, thanh tra nhân dân. Nếu cụ thể hố một mặt nào đó
mà khơng thực hiện đồng bộ tính quyền lực nhà nước trên các lĩnh vực đều dẫn
đến hạ thấp vai trò và hiệu quả hoạt động thanh tra, hạn chế hiệu lực thanh tra.

Ba là, thanh tra có tính độc lập tương đối
Đây là đặc điểm vốn có, xuất phát từ bản chất của thanh tra. Tính độc
lập tương đối trong quá trình thanh tra được thể hiện trên các điểm sau:

-

Chỉ tuân theo pháp luật.


Tự mình tổ chức thực hiện các cuộc thanh tra trong các lĩnh
vực kinh tế - xã hội theo thẩm quyền đã được pháp luật quy định.
-

Ra các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý theo các quy định của

pháp luật về thanh tra, chịu trách nhiệm về quyết định thanh tra của mình.


nước ta, tính độc lập tương đối của các cơ quan thanh tra trong quá trình

thanh tra được quy định trong các văn bản pháp luật từ khi Ban thanh tra đặc biệt ra
đời (23/11/1945) đến nay, thể hiện thông qua thẩm quyền (quyền hạn và nghĩa vụ)
của các cơ quan thanh tra. Điều 5 Pháp lệnh thanh tra hiện hành quy định: "hoạt
động thanh tra chỉ tuân theo pháp luật". Mặt khác, Pháp lệnh cũng quy định cơ quan
thanh tra tiến hành thanh tra theo yêu cầu nhiệm vụ mà thủ trưởng cơ

6


quan hành chính nhà nước giao. Nếu thủ trưởng khơng sử dụng kết
quả thanh tra, không đồng ý với kết luận thanh tra thì cơ quan thanh
tra có quyền bảo lưu ý kiến và chuyển kết luận thanh tra lên cơ
quan Thanh tra cấp trên cho đến Tổng thanh tra nhà nước.
Mọi hoạt động tài phán đều mất tính cơng minh nếu xa rời cơ sở pháp
luật, nếu chịu ảnh hưởng của những quyền lực khác, kể cả quyền lực về phía
cơ quan nhà nước cấp trên khơng chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả
thanh tra. Tuy nhiên, tính độc lập của thanh tra ở đây cần được hiểu là tính
độc lập của hoạt động thanh tra nói chung và độc lập về nguyên tắc nói
riêng. Nó khác với tính độc lập trong xét xử ở Tồ án, bởi vì:


+
Thanh tra xem xét mọi việc khơng chỉ căn cứ vào tính hợp
pháp mà cả tính hợp lý;
+
Khơng phải mọi hoạt động thanh tra đều mang tính chất tài
phán;
+

Trong hoạt động thanh tra, về nguyên tắc, người có trách nhiệm,

người quyết định cuối cùng trong việc xử lý kết quả thanh tra vẫn là thủ
trưởng cơ quan quản lý hành chính nhà nước (Nguyễn Thế Lợi, 2013).

2.1.1.3. Mục đích của hoạt động thanh tra
Theo Điều 2, Luật Thanh tra năm 2010 của Quốc hội có nêu rõ, Mục đích
hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách,
pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc
phục; phịng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan,
tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích
cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Như vậy, có thể thấy rõ, hoạt động của Thanh tra Nhà nước
nhằm các mục đích chính sau:
-

Phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.

Đây là mục tiêu chủ yếu, trực tiếp của hoạt động thanh tra. Thanh tra là

hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm
bảo cho các quyết định quản lý được chấp hành, bảo đảm cho mọi
hoạt động của tổ chức, cá nhân tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật cũng là mục tiêu quan
trọng của

7


hoạt động thanh tra. Hoạt động thanh tra là xem xét việc làm của các tổ chức, cá
nhân trên cơ sở những quy định của pháp luật và tìm ra những việc làm vi phạm
và những người sai phạm để đánh giá tính chất, mức độ vi phạm, từ đó kiến
nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý những vi phạm đó.

Phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách
pháp luật để từ đó kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền
nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh các cơ chế chính sách.
Phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức và cá nhân (Nguyễn Thế Lợi, 2013).
2.1.1.4. Vị trí, vai trị của hoạt động thanh tra Nhà nước
Vị trí, vai trị quan trọng của công tác thanh tra được thể hiện trong nhiều
bài viết, bài nói, chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nhiều lúc, nhiều nơi. Tại Hội
nghị tổng kết thanh tra toàn miền Bắc tháng 4 năm 1957, Bác căn dặn “cán bộ
thanh tra giúp trên hiểu biết tình hình địa phương và cấp dưới, đồng thời cũng
giúp cho các cấp địa phương kịp thời sửa chữa, uốn nắn nếu làm sai, hoặc làm
chậm. Cho nên trách nhiệm của công tác thanh tra là quan trọng”.“Muốn chống
bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy; muốn biết các nghị quyết có được thi hành
khơng, thi hành có đúng khơng; muốn biết ai ra sức làm, ai làm cho qua chuyện,
chỉ có một cách là khéo kiểm soát”. Bác Hồ cũng chỉ rõ vị trí và vai trị đặc biệt

của thanh tra trong hoạt động của nhà nước và đời sống xã hội: “Thanh tra là tai
mắt của trên, là người bạn của dưới”- đây là quan điểm có ý nghĩa chỉ đạo thực
tiễn rất sâu sắc, Người đã ví thanh tra quan trọng như tai mắt của con người như bộ phận cấu thành cơ thể con người, là phương tiện cực kỳ trọng yếu giúp
cho con người nhận thức và phát triển trí tuệ.

Vị trí, vai trị của cơng tác thanh tra cũng luôn được thể hiện
cụ thể trong các văn bản pháp luật về thanh tra, nhất là từ Pháp lệnh
Thanh tra năm 1990 đến Luật Thanh tra năm 2004 và mới đây nhất là
Luật Thanh tra năm 2010. Được xem như một khâu quan trọng của
quản lý nhà nước, công tác thanh tra có vai trị và ý nghĩa sau đây:
Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước
Tổ chức thực hiện quyết định và kiểm tra việc thực hiện quyết định là
những giai đoạn tiếp theo của quá trình quản lý. Các giai đoạn này gồm những
công việc như: truyền đạt quyết định; lập kế hoạch tổ chức; điều chỉnh quyết

8


định; kiểm tra việc thực hiện quyết định và tổng kết tình hình thực hiện quyết
định. Ở đây kiểm tra được hiểu là hình thức tác động có hướng đích nhằm quan
sát cả hệ thống để phát hiện những sai lệch so với yêu cầu đề ra, tìm ra nguyên
nhân và từ đó có những giải pháp phù hợp đảm bảo để đối tượng bị quản lý tự
điều chỉnh hoạt động để đạt tới mục tiêu mà chủ thể quản lý đã xác định.

Việc tìm ra và áp dụng các giải pháp phù hợp phụ thuộc rất nhiều yếu
tố, trong đó có yếu tố thuộc về chất lượng và hiệu quả của hoạt động kiểm
tra. Muốn cho công việc kiểm tra có kết quả, cần có những kế hoạch rõ ràng,
làm căn cứ cung cấp những chỉ tiêu xác đáng cho việc kiểm tra; sắp xếp tổ
chức khoa học, hợp lý nhằm xác định chính xác nhiệm vụ của từng bộ phận,
cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch. Cần tiến hành thường xuyên và kết

hợp linh hoạt nhiều hình thức kiểm tra: kiểm tra lường trước, kiểm tra những
điểm trọng yếu, kiểm tra trực tiếp, kiểm tra gián tiếp, kiểm tra định kỳ, kiểm
tra bất thường, kiểm tra từ trên xuống, kiểm tra từ dưới lên.

Thực chất thanh tra là một phương thức của kiểm tra, là chức năng
của quản lý, là công cụ của người lãnh đạo, người quản lý. Trong quá
trình thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà
nước nhất thiết phải tiến hành hoạt động thanh tra đối với việc thực hiện
các quyết định mà mình đã ban hành. Đó là một khâu khơng thể thiếu
được trong q trình hoạt động quản lý Nhà nước. Chính vì vậy thanh tra
được xác định là chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước.
Thanh tra góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Để quyết định quản lý Nhà nước được các cơ quan, tổ chức và cá
nhân chấp hành một cách chính xác, đầy đủ thì các cơ quan, cá nhân đã ban
hành quyết định phải đề ra quy trình thực hiện quyết định. Trong quy trình đó
khơng thể thiếu được hoạt động thanh tra, kiểm tra. Thanh tra, kiểm tra là để
đánh giá, nhận xét tình hình và kết quả thực hiện quyết định quản lý; để kiểm
nghiệm lại chính nội dung và chất lượng quản lý; khi cần thiết phải bổ sung,
sửa đổi, thậm chí phải huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định quản lý.

Thanh tra là một phương thức bảo đảm pháp chế XHCN
Với tư cách là một chức năng của quản lý Nhà nước, thanh tra chính là hoạt
động xem xét việc làm của các cơ quan, tổ chức cá nhân có đúng chính sách, pháp
luật hay khơng. Nếu họ làm sai hoặc làm chậm thì giúp họ sửa chữa và làm cho
đúng. Mục đích của thanh tra là phát huy nhân tố tích cực, phịng ngừa xử lý những
vi phạm, bảo đảm để các cơ quan, tổ chức và cá nhân tuân thủ và chấp

9



hành một cách chính xác, đầy đủ và nghiêm chỉnh pháp luật Nhà nước. Muốn có
pháp chế cần phải làm cho mọi người hiểu biết pháp luật. Mặc dù công tác tuyên
truyền và giáo dục pháp luật không phải là chức năng chính của thanh tra,
nhưng thơng qua hoạt động của mình, cơng tác thanh tra đã góp phần tích cực
vào việc giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu đúng và chấp hành nghiêm
chỉnh pháp luật và đó cũng là một hoạt động bảo đảm tăng cường pháp chế.

Tuy nhiên, trong thực tế khơng ít trường hợp, mặc dù hiểu rõ pháp
luật nhưng vẫn vi phạm pháp luật. Trong những trường hợp đó, u cầu
khách quan địi hỏi thanh tra phải có hình thức xử lý nghiêm khắc hơn,
mạnh mẽ hơn. Xử lý mạnh mẽ, nghiêm khắc hơn là để cho đối tượng
quản lý phải sửa chữa những vi phạm pháp luật và việc xử lý đó cịn có
tác dụng lâu dài đến đối tượng quản lý đó, cũng như mang tính chất răn
đe đối với các đối tượng quản lý khác. Người này sửa chữa để người kia
tránh và như thế rõ ràng càng làm cho pháp chế được tăng cường.
Vai trò của các cơ quan thanh tra trong việc đảm bảo pháp chế xã hội chủ
nghĩa bằng các hình thức xử lý nghiêm khắc và mạnh mẽ đã được thể hiện ngay
từ Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 thành lập Ban Thanh tra đặc biệt. Tại Sắc
lệnh này quy định Ban thanh tra đặc biệt có toàn quyền nhận các đơn khiếu nại
của dân; điều tra, hội chứng, xem xét các tài liệu giấy tờ của UBND hoặc các cơ
quan của Chính phủ cần thiết cho cơng việc giám sát; đình chức, bắt giam bất
cứ nhân viên nào trong UBND hay của Chính phủ đã phạm lỗi.

Tóm lại, sự vi phạm pháp luật đã, đang và sẽ còn là một thực tế với
nhiều lý do khác nhau. Để giải quyết vấn đề này, chủ thể quản lý có thể áp
dụng nhiều biện pháp từ giáo dục, thuyết phục đến cưỡng chế. Các biện
pháp đó đều có thể được thực hiện thông qua công tác thanh tra, qua thanh
tra có thể đánh giá được một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đó chấp hành
pháp luật như thế nào, có vi phạm pháp luật hay khơng, vi phạm ở mức độ
nào... Từ đó đề ra những biện pháp xử lý thích hợp. Do vậy, thanh tra là một

phương thức bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa (Nguyễn Thế Lợi, 2013).

Cũng theo Luật Thanh tra năm 2010 có quy định tại Điều 20, Mục
3 như sau: “Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý
nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật”.

10


Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân
cấp tỉnh, hoạt động theo định hướng của Thanh tra Nhà nước; vì
vậy nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh được chia thành:
Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó;
Yêu cầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
(sau đây gọi chung là sở), Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo về công
tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra;

Chỉ đạo công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra
hành chính đối với Thanh tra sở, Thanh tra huyện;
-

Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định


xử lý về thanh tra do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh đưa ra.
Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

-

Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền

hạn của sở, của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thanh tra đối với doanh nghiệp
nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập;

Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm của
nhiều sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao;

Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và
quyết định xử lý sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện khi cần thiết.
Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại,
tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về cơng tác
phịng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham
nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
2.1.1.5. Ngân sách Nhà nước cấp huyện
Căn cứ vào Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 của Quốc hội và Nghị

11



định số 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

Luật Ngân sách nhà nước:
Ngân sách huyện là quỹ tiền tệ tập trung của huyện được hình thành
bằng các nguồn thu và đảm bảo các khoản chi trong phạm vi huyện.
Ngân sách cấp huyện thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Ngân
sách Nhà nước trên phạm vi địa bàn huyện. Đó là mối quan hệ giữa ngân
sách với các tổ chức, cá nhân trong quá trình phân bổ, sử dụng các nguồn
lực kinh tế của huyện. Ngân sách cấp huyện khơng có bội chi ngân sách.
Ngân sách cấp huyện có vai trị rất quan trọng trong hoạt động kinh tế, xã
hội, an ninh, quốc phịng. Ngân sách cấp huyện là cơng cụ quan trọng của chính
quyền cấp huyện trong việc ổn định, phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.
Chi ngân sách huyện là việc Nhà nước cấp huyện phân phối và sử dụng
quỹ ngân sách nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước, đáp ứng
nhu cầu đời sống kinh tế - xã hội theo các nguyên tắc nhất định. Chi ngân sách
huyện gồm các khoản chi chủ yếu: Chi đầu tư phát triển theo phân cấp, chi
thường xuyên đảm bảo hoạt động của bộ máy quản lý cấp huyện, chi bổ sung
cho ngân sách cấp dưới, và chi chuyển nguồn của huyện.

Nguồn thu Ngân sách cấp huyện bao gồm
Các nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng 100%

+

+

Thuế Nhà đất.

+


Thuế môn bài.

+

Thuế chuyển quyền sử dụng đất.

+

Thuế sử dụng đất nông nghiệp.

+

Tiền sử dụng đất.

+

Tiền cho thuê hoặc bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước.

+

Lệ phí trước bạ.

+

Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết.

Thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các tổ chức kinh tế, thu từ quỹ

dự trữ tài chính của địa phương, thu nhập từ quỹ đóng góp của địa phương.


+
Viện trợ khơng hồn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức
khác, các cá nhân nước ngoài trực tiếp cho địa phương.

12


+

Các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp và các khoản thu

khác nộp vào ngân sách Nhà nước của địa phương theo quy định của pháp luật.

+

Thu từ quỹ đất cơng ích và thu hoa lợi công sản khác.

+
Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của
pháp luật.

+
Đóng góp của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài
nước theo luật định.
+

Thu kết dư ngân sách địa phương.

+


Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ %
+
Thuế giá trị gia tăng (Không kể hàng hoá nhập khẩu) loại thuế
này chủ yếu đánh vào các doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh cá
thể, chiếm trên 50% tổng thu của ngân sách trên toàn huyện.
+

Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nội dung chi ngân sách cấp huyện
Nội dung của các khoản chi ngân sách cấp huyện bao gồm
các khoản chi như sau:
Chi đầu tư phát triển theo phân cấp;
Chi các khoản đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án do huyện quản lý
cho các lĩnh vực: giáo dục – đào tạo và dạy nghề; khoa học và cơng nghệ; y tế;
dân số và kế hoạch hóa gia đình; văn hóa thơng tin; phát thanh, truyền hình,
thơng tấn; thể dục thể thao; bảo đảm xã hội; hoạt động kinh tế; bảo vệ mơi
trường; quốc phịng an ninh; quản lý hành chính. Ngồi ra cịn có chi đầu tư và
hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ cơng ích do nhà
nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo
quy định của pháp luật; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;

Chi thường xuyên đảm bảo hoạt động của bộ máy quản lý cấp huyện:

Các khoản chi cho các hoạt động các lĩnh vực sự nghiệp giáo
dục – đào tạo và dạy nghề; khoa học và công nghệ; y tế; dân số và
kế hoạch hóa gia đình; văn hóa thơng tin; phát thanh, truyền hình,
thơng tấn; thể dục thể thao; bảo vệ mơi trường do huyện quản lý;

Chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế do huyện quản lý;

13


×