Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đánh cầu trái cao tay trong môn cầu lông cho sinh viên chuyên ngành GDTC trường đại học vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.54 KB, 36 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thể dục thể thao là tổng hoà các giá trị vật chất và tinh thần được
sáng tạo ra trong q trình phát triển xã hội lồi người trong lĩnh vực hoàn
thiện thể chất con người. Nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển tồn diện có tri
thức, có đạo đức và hoàn thiện về thể chất. Tăng cường sức khoẻ cho nhân
dân, nâng cao trình độ thể chất, góp phần làm phong phú đời sống và tinh
thần, giáo dục con người để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc,
thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá hiện - đại hoá đất nước.
Trong điều kiện hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế và cũng như sự vượt bậc của khoa học trên nhiều lĩnh vực, đã tạo
nên thành tựu quan trọng có tác động mạnh mẽ tới đời sống xã hội của con
người trên nhiều mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực thể dục thể thao. Vì vậy
trong nhiều thập niên trở lại đây, thể thao thế giới đã chứng kiến nhiều kì
tích và kỉ lục được xác lập điều đó đã làm cho thể thao trở nên ngày càng
hấp dẫn, lôi cuốn, nhiều người tham gia tập luyện củng cố và nâng cao sức
khoẻ.
Ngày nay trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
và sự hội nhập của kinh tế thế giới. Đảng và nhà nước luôn qua tâm đến
trình độ dân trí, giáo dục cho mọi tầng lớp nhân đân nhằm tạo ra con người
mới phát triển một cách tồn diện về Đức – Trí - Thể - Mỹ.
Ở Việt Nam, do điều kiện khách quan về kinh tế và chính trị. Vì vậy
thể thao nước nhà hội nhập khá muộn so với khu vực và thế giới. Song
những năm gần đây thể thao Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc
thể hiện ở bảng thành tích vang dội trên đấu trường khu vực và thế giới.


2

Đặc biệt trên đấu trường Olimpic, Việt Nam tranh tài ở nhiều môn


như: Võ, cầu lông, thể dục, cử tạ, bắn súng, bóng bàn. Trong đó đặc biệt
phải kể đến môn cầu lông. Đây là lần đầu tiên cầu lông Việt Nam được
tham gia hai nội dung đơn nam và đơn nữ và cũng là lần đầu tiên một tay
vợt Việt Nam đã từng xếp hạng 9 thế giới. Thành công này một lần nữa
khẳng định tiềm lực và hướng đi đúng của nghành thể dục thể thao nước
nhà. Để duy trì và phát triển hơn nữa những thành tích đã đạt được, thể
thao Việt Nam phải quan tâm chú trọng hơn đến việc phát hiện và đào tạo
vận động viên cấp phong trào để làm tiền đề cho vận động viên cấp cao.
Đặc điểm nổi bật của cầu lông là lối đánh sinh động và tốc độ, kết
hợp với điểm rơi biến hoá, sự điêu luyện kỹ thuật phối hợp ở mọi vị trí. Cơ
sở của một trận đấu là nhịp độ nhanh, năng lực tốc độ, phản ứng kịp thời,
khả năng phối hợp vận động với ý chí tập trung cao và sự ổn định về tâm
lý. Vì vậy trong quá trình giảng dạy và huấn luyện cần hồn thiện các phẩm
chất năng lực, các mặt của trình độ giảng dạy và hấn luyện nhằm đảm bảo
người tập đạt hiệu quả cao.
Trong giảng dạy và huấn luyện có nhiều kỹ thuật được vận dụng như:
Kỹ thuật phát cầu, kỹ thuật đập cầu, kỹ thuật đánh cầu trái cao tay, kỹ thuật
treo cầu…
Trong đó đặc biệt là kỹ thuật đánh cầu trái cao tay được xem là kỹ thuật
quan trọng trong lối đánh tấn cơng có thể nhanh chóng dứt điểm góp phần tạo
nên chiến thắng. Trong q trình học tập tìm hiểu và quan sát thực tiễn quá
trình tập luyện cầu lông của sinh viên chuyên nghành K47A- GDTC tôi nhận
thấy kỹ thuật đánh cầu trái cao tay đang ở trình độ thấp và chưa cao. Vì vậy tôi
mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập
nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đánh cầu trái cao tay trong môn cầu lông
cho sinh viên chuyên nghành GDTC Trường Đại học Vinh”.


3


MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Dựa trên cơ sở phân tích và tổng hợp những cơ sở lý luận và thực tiễn.
Thông qua các phương pháp khoa học để từ đó đi sâu nghiên cứu và lựa
chọn ra hệ thống các bài tập áp dụng có hiệu quả trong q trình giảng dạy
và huấn luyện nhằm nâng cao kỹ thuật đánh cầu trái cao tay cho sinh viên
chuyên nghành GDTC - Trường Đại học Vinh nói riêng và cho người tập
cầu lơng nói chung.
1. Lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đánh cầu trái cao
tay cho sinh viên chuyên nghành GDTC -Trường Đại học Vinh.
2. Đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài tập đã lựa chọn nhằm nâng cao hiệu quả
kĩ thuật đánh cầu trái cao tay cho sinh viên chuyên nghành GDTC Trường Đại
học Vinh.


4

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Nguồn gốc và chức năng của TDTT
1.1.1. Nguồn gốc của TDTT
TDTT xuất hiện, hình thành và phát triển cùng xã hội lồi người đó
là cơ sở sinh tồn của tất cả mọi hoạt động, là hoạt động cơ bản nhất. TDTT
trở thành biện pháp quan trọng để chuẩn bị cho lao động mà lao động là
điều kiện tự nhiên để đảm bảo cuộc sống. Xã hội loài người phát triển nên
TDTT cũng theo đà đó mà phát triển cho nên TDTT là một hiện tuợng xã
hội nó là một phạm trù vĩnh cửu. Với ý nghĩa xuất hiện cùng với sự xuất
hiện của xã hội loài người sẽ tiến triển theo tiến trình của xã hội sẽ tồn tại
mãi mãi như những điều kiện tất yếu của điều kiện sản xuất. TDTT được
phát sinh trong những điều kiện sinh hoạt vật chất nhất định của xã hội đặc
biệt là săn bắt.

Trong thời cổ xưa, con người sống thành từng bầy lớn sinh sống
bằng săn bắt là bộ phận kinh tế sản xuất ra vật phẩm tiêu dùng chủ yếu nhất
của thời đó. Ngay cả trong q trình giải quyết những vấn đề thiết thân:
Ăn, ở, mặc, … của mình. Tất cả mọi hoạt động của con người đều phục vụ
săn bắn. Nhờ săn bắn con người kiếm được thức ăn và một số vật phẩm
tiêu dùng. Chính vì vậy muốn có được thức ăn và được sống an tồn, họ
ln phải đấu tranh với thiên tai và thú dữ, con người phải biết leo trèo, lội
qua sông suối… Hay nói cách khác săn bắn là cuộc thi giữa con người với
con vật về sức nhanh, sức mạnh, sức bền. Thực tế đấu tranh khốc liệt để
sinh tồn đó buộc con người phải biết chuẩn bị dạy và học. Đây chính là
điều kiện khách quan để TDTT ra đời, mặt khác do hoạt động tư duy có rất


5

sớm những kinh nghiệm hoạt động của con người được lặp lại nhiều lần
trong cuộc sống và dần dần được tích luỹ lại đã làm cho con người nhận
thức được hiện tượng tập luyện, vì họ hiểu rằng chạy càng nhiều thì chạy
càng nhanh, càng dẻo dai hiệu quả của sự săn bắn càng tốt hơn.
Vì vậy trong quá trình lao động con người nhận thấy việc tập luyện
là cần thiết để chuẩn bị cho lao động, để lao động được khoẻ dẻo dai bền
bỉ. Cho nên người ta tập động tác tương tự như ném, leo trèo dần dà q
trình lao động và tập luyện con người đã tích luỹ kinh nghiệm và truyền từ
đời này sang đời khác. Đây chính là điều kiện chủ quan của sự ra đời
TDTT. Vậy chức năng vốn có của TDTT là chuẩn bị cho lao động, đi trước
lao động. Trong thời kỳ này TDTT mang tính thực dụng trực tiếp cùng với
sự phát triển của loài người đặc biệt là sự phát triển của khoa học kỹ thuật
ngày càng phát triển nó làm giảm nhẹ sức lao động của con người. Vì vậy,
vai trị TDTT lại mang tính gián tiếp nó chuẩn bị thể lực cho con người.
Ngồi ra nó cịn nhiều vai trò chức năng khác như: Thể dục chữa bệnh, thể

dục nghề nghiệp, thể dục vệ sinh.
1.1.2. Chức năng của TDTT
Chức năng của thể dục thể thao được hiểu là những thuộc tính khách
quan vốn có của nó trong sự tác động tới con người, tới quan hệ giữa con
người với nhau, trong sự thoả mãn và phát triển nhu cầu nhất định của con
người và xã hội.
Chức năng của thể dục thể thao khơng phải tự nó được thực hiện mà
thơng qua sự hoạt động tích cực của con người, nhằm sử dụng những giá trị
văn hoá tương ứng chỉ có trực tiếp tập luyện thì chức năng của thể dục thể
thao mới được phát huy.


6

Cũng như bất kỳ một chức năng nào khác, chức năng thể dục thể
thao khơng thể tách rời hình thức, mà trên cơ sở đó chúng được biểu hiện
hình thức. Đó là cấu trúc thể dục thể thao xã hội, là sự phân biệt các bộ
phận thể dục thể thao thành phần. TDTT bộ phận liên hệ với nhau theo quy
luật và có liên hệ với các lĩnh vực cơ bản của con người tạo thành cấu trúc
TDTT chung và coi như là một hiện tượng xã hội.
Chức năng đặc thù của TDTT
Chức năng giáo dưỡng: Nhằm hình thành cho thế hệ trẻ kỹ năng kỹ
xảo vốn vận động cơ bản quan trọng trong cuộc sống và trang bị tri thức
chuyên môn.
Chức năng thể thao: Khai thác và mở rộng giới hạn khả năng thể lực
và các khả năng liên quan trực tiếp với con người và thể hiện ở thể thao
thành tích cao.
Chức năng giải trí và hồi phục sức khoẻ: Nhằm chống lại mệt mỏi,
đáp ứng nhu cầu cảm xúc và hồi phục sức khoẻ.
Chức năng chung của TDTT: Chức năng của thể dục thể thao liên

quan một cách khách quan đến những tác động không chỉ về mặt thể thao
mà cả về mặt phẩm chất tâm lý nhân cách. Vì vậy chức năng đặc thù khơng
thể tách rời những chức năng văn hoá giáo dục chung của nó, bao gồm các
chức năng sau
Chức năng thẩm mĩ: Thoả mãn con người về tăng cường sức khoẻ,
phát triển thể chất cân đối hồn thiện, giá trị cuả nó cịn gắn với tín hấp
dẫn sự hồn thiện cái đẹp của các hiện tượng (trong đó có bản thân con
người), trong lĩnh vực này, đặc biệt là thể thao đỉnh cao, biểu diễn và nhiều
giá trị khác thu được nhờ tập luyện TDTT.


7

Chức năng chuẩn mực hoá: Thể hiện ở sự đánh giá trình độ chuẩn bị
thể lực, trình độ tài nghệ thể thao, trình độ hồn thiện thể chất, nó khơng
chỉ đánh giá mà còn là định hướng cho mỗi cá nhân trên con đường tiếp tục
hoàn thiện ( tiêu chuẩn rèn luyện và tiêu chuẩn đẳng cấp thể thao). Bên
cạnh đó nó cịn có những chuẩn mực về đạo đức, tư tưởng, pháp lý tổ
chức…Cho đến kỹ thuật, thể chất… Được xã hội thừa nhận và thực thi hợp
pháp thành một thể chế xã hội về thể dục thể thao.
Chức năng thông tin: TDTT không những là vật dẫn những thơng tin
có ích đối với xã hội lồi người trong lĩnh vực này còn là vật chuyển tải những
giá trị của TDTT sang những con người, tập thể, đất nước và thế hệ khác. Một
trong những phong trào TDTT sôi động và đông đảo, một kỉ lục thế giới… Là
những cột mốc chứa đựng nhiều giá trị về văn hoá chung, tư tưởng, khoa học,
phương pháp… Hơn thế, hoạt động thể dục thể thao còn là nguồn gốc của
những tri thức mới lạ.
1.1.3. Vị trí và đặc điểm của cầu lông
Cầu lông là môn thể thao quan trọng như các mơn thể thao khác. Nó
xuất hiện từ rấy sớm khoảng hơn 2000 năm, với đặc trưng cơ bản là thi đấu

môn thể thao này đang được phát triển mạnh trên thế giới, châu Á và đặc
biệt là khu vực Đông Nam Á. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của lịch
sử, cầu lơng thế giới đã có nhiều thay đổi về luật thi đấu, lối đánh, kỹ thuật
và chiến thuật. Trong những năm gần đây cầu lông thế giới không ngừng
phát triển về cách đánh, kỹ thuật mới không ngừng ra đời. Cũng như các
môn thể thao khác, việc phát triển mơn cầu lơng là điều có ý nghĩa xã hội
to lớn.
Đặc điểm nổi bật của cầu lông là lối đánh sôi động và tốc độ, kết hợp
với điểm rơi biến hoá, sự điêu luyện kỹ thuật phối hợp ở mọi vị trí trên sân.


8

Cơ sở của một trận đấu là nhịp độ nhanh, năng lực tốc độ, phản ứng kịp
thời ở mọi tình huống. Khả năng phối hợp vận động với một ý chí tập trung
cao độ và bản lĩnh tâm lý thi đấu vững vàng. Thành tích thi đấu gắn liền
với quá trình diễn biến tâm lý phức tạp của vận động viên. Quyết đốn,
dũng cảm, mưu trí, vững vàng là những phẩm chất tâm lý chủ yếu của vận
động viên cầu lông.
Đối với thể thao Vệt Nam cầu lông chiếm một vị trí quan trọng trong
hoạt động văn hố TDTT của quần chúng nhân dân lao động, được Đảng
và Nhà nước quan tâm phát triển, thu hút được nhiều lứa tuổi và nhiều
thành phần than gia.Vì vậy những năm gần đây cầu lơng Việt Nam có
những bước tiến bộ rõ rệt. Lần đầu tiên cầu lơng Viêt Nam có tay vợt xếp
hạng 9 thế giới. Thể hiện bước phát triển đúng hướng của cầu lông Việt
Nam.
1.2. Cơ sở sinh lý của các tố chất vận động
1.2.1. Cơ sở sinh lý của tố chất sức nhanh
Khái niệm: Sức nhanh là khả năng thực hiện một động tác trong một
khoảng thời gian ngắn nhất. Sức nhanh như là một tố chất thể lực nó biểu

hiện ở hai dạng: Đơn giản và phức tạp.
Dạng đơn giản của sức nhanh bao gồm: Thời gian phản ứng, thời
gian của một động tác đơn lẻ, tần số hoạt động cục bộ.
Dạng phức tạp của sức nhanh là thời gian thực hiện các hoạt động
thể thao phức tạp khác nhau. Các dạng đơn giản của sức nhanh liên quan
chặt chẽ với kết quả của sức nhanh ở dạng phức tạp. Thời gian phản ứng,
thời gian của một động tác đơn lẻ hoặc tần số động tác cục bộ càng cao thì
tốc độ thực hiện các hoạt động phức tạp sẽ càng cao. Song các dạng biểu
hiện sức nhanh đơn giản lại phát triển tương đối độc lập với nhau. Thời


9

gian phản ứng có thể rất tốt, nhưng động tác riêng lẻ lại chậm, hoặc tần số
động tác lại thấp. Vì vậy sức nhanh là tố chất tổng hợp của ba yếu tố cấu
thành, là thời gian phản ứng, thời gian của một động tác riêng lẻ và tần số
dao động.
Yếu tố quyết định tốc độ của tất cả các dạng sức nhanh là độ linh
hoạt của các quá trình thần kinh và tốc độ co cơ.
Độ linh động của các quá trình thần kinh: Thể hiện khả năng biến đổi
nhanh chóng giữa hưng phấn và ức chế trong trung tâm thần kinh. Ngồi
ra, độ linh hoạt thần kinh cịn bao gồm cả tốc độ dẫn truyền xung động
trong các dây thần kinh ở ngoại vi. Sự thay đổi nhanh chóng giữa hưng
phấn và ức chế làm cho nơron vận động có khả năng phát xung động với
tần số cao và làm cho đơn vị vận động thả lỏng nhanh, đó là yếu tố tăng
cường tốc độ và tần số động tác.
Tốc độ co cơ: Tốc độ co cơ phụ thuộc trước tiên vào tỉ lệ sợi cơ
nhanh và sợi cơ chậm trong bó cơ, các cơ có tỉ lệ sợi cơ nhanh cao, đặc biệt
là sợi cơ nhanh nhóm II - A có khả năng tốc độ cao hơn.
Cơ sở sinh lí để phát trển sức nhanh:

Là tăng cường độ linh hoạt và tốc độ dẫn truyền hưng phấn ở trung tâm
thần kinh và bộ máy vận động, tăng cường sự phối hợp giữa các sợi cơ và
các cơ, nâng cao tốc độ thả lỏng cơ. Do đó để phát triển sức nhanh cần sử
dụng các bài tập có tần số cao, trọng tải nhỏ và thời gian nghỉ dài.
1.2.2. Cơ sở sinh lý của tố chất sức mạnh
Khái niệm: Sức mạnh là khả năng khắc phục trọng tải bên ngoài
bằng sự căng cơ.
Sức mạnh cơ phụ thuộc vào:


10

Số lượng đơn vị vận động (sợi cơ) tham gia vào căng cơ ( tỉ lệ sợi cơ
tham gia IIb, số lượng cơ tham gia).
Chế độ co của đơn vị vận động (sợi cơ) đó.
Chiều dài ban đầu của sợi trước lúc co.
Cơ sở sinh lý của phát triển sức mạnh là tăng cường số lượng đơn vị
vận động tham gia vào hoạt động, đặc biệt là các đơn vị vận động nhanh,
chứa các sợi nhóm II có khả năng phì đại cơ lớn. Để đạt được điều đó, phải
tập các bài tập có trọng tải lớn để gây được hưng phấn mạnh đối với các
đơn vị vận động nhanh có ngưỡng hưng phấn thấp. Khi muốn phát triển
đặc biệt khả năng sức mạnh ( tăng lực co cơ tối ta) thì trị số sức cản phải
bằng 70 – 100% mức co đẳng trường tối đa của riêng nhóm cơ đó.
Để phát triển tối đa sức mạnh – tốc độ, người ta sử dụng hai phương
pháp cơ bản: Phương pháp gắng sức tối đa và bài tập lặp lại tối đa.
1.2.3. Cơ sở sinh lý của tố chất sức bền
Khái niệm: Sức bền là sức có khả năng thực hiện lâu dài một hoạt
động nào đó. Khái niệm sức bền như một tố chất thể lực, vì vậy có tính
tương đối cao, nó được thể hiện trong một loạt hoạt động nhất định. Hay
nói cách khác sức bền là một khả năng chuyên biệt thể hiện khả năng thực

hiện lâu dài một hoạt động chuyên môn nhất định.
Sức bền không chỉ phụ thuộc vào tiềm lực năng lượng của con người
mà còn phụ thuộc vào việc biết cách dự trữ năng lượng đó một cách tiết
kiệm.
Tính kinh tế phụ thuộc vào: - Cường độ hoạt động cơ.
- Kỹ thuật của hành vi vận động.
- Phương án chiến thuật lựa chọn.


11

Trong đó tiềm năng năng lượng của hoạt động sức bền phụ thuộc chủ
yếu vào:
- Khả năng hấp thụ oxy tối đa (Vo2max) của cơ thể.
- Khả năng duy trì lâu dài mức độ hấp thụ oxy cao.
Mức đội hấp thụ Vo2max càng cao thì cơng suất hoạt động càng lớn
và dễ dàng, vì vậy hoạt động càng được lâu hơn. Như vậy về bản chất, sức
bền chính là khả năng hấp thụ oxy tối đa của cơ thể.
1.2.4. Cơ sở sinh lý của tố chất khéo léo
Khái niệm: Sự khéo léo là khả năng thực hiện những động tác phối
hợp phức tạp, và khả năng hình thành những động tác mới phù hợp với yêu
cầu của vận động.
Về bản chất, sự khéo léo là khả năng hình thành những đường liên hệ
tạm thời đảm bảo cho việc thực hiện những động tác vận động phức tạp, vì
vậy nó có liên quan đến việc hình thành kỹ năng vận động.
Sự khéo léo được biểu hiện dưới ba hình thái chính:
- Trong sự chính xác của động tác về khơng gian.
- Trong sự chính xác của động tác khi thời gian thực hiện động tác bị
hạn chế.
- Khả năng giải quyết nhanh và đúng những tình huống xuất hiện bất

ngờ trong hoạt động các yếu tố ảnh hưởng, khéo léo được coi là tố chất vận
động loại 2. Phụ thuộc vào sự phát triển các tố chất khác như sức mạnh,
sức nhanh, sức bền, mức độ phát triển khéo léo liên quan chặt chẽ với trạng
thái chức năng của hệ thần kinh trung ương.


12

Chương2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Gồm 26 sinh viên khoá 47A chuyên nghành GDTC -Trường Đại học Vinh.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết tốt nhiệm vụ đặt ra của đề tài tôi sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu sau.
2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
Đây là phương pháp quan trọng và cần thiết cho việc nghiên cứu đề
tài, việc đọc tìm hiểu các tài liệu có liên quan và ghi chép những thông tin
cần thiết giúp tôi nắm được thông tin một cách cơ đọng nhất để hồn thành
tốt đề tài.
Trong q trình nghiên cứu tơi đã trực tiếp đọc và tham khảo một số
sách chuyên môn như: Các tài liệu sinh lý học TDTT, tâm lý học, kỹ thuật
cơ bản trong cầu lông, phương pháp nghiên cứu khoa học, toán học thống
kê, lý luận TDTT… Qua tham khảo các tài liệu này giúp tơi rất nhiều trong
q trình nghiên cứu đề tài.
Việc tham khảo các tài liệu chuyên môn, các giáo án chương trình
giảng dạy và huấn luyện của các giáo viên và huấn luyện viên giúp tôi xây
dựng được hệ thống các bài tập có khoa học và cơ sở lý luận để nâng cao
tính hiệu quả của kỹ thuật đánh cầu trái cao tay cho sinh viên chuyên
nghành GDTC - Trường Đại học Vinh.



13

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn và toạ đàm
Để có cơ sở thực tiễn và thông tin cần thiết sát thực trong việc xây
dựng cơ sở thực tiễn của các bài tập chúng tôi sử dụng phương pháp hỏi,
phỏng vấn trực tiếp các nhà chuyên môn, các huấn luyện viên, vận động
viên và giáo viên giảng dạy cầu lông họ là những người có kinh nghiệm
thực tiễn, phong phú.
Tổ chức phỏng vấn và toạ đàm giữa các nhà chuyên môn về vấn đề
quan tâm giúp tơi có thêm cơ sở thực tiễn và tăng độ tin cậy cho số liệu, để từ
đó xác định được cơ sở thực tiễn và lựa chọn các bài tập ứng dụng trong
nghiên cứu đề tài.
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Phương pháp này được sử dụng trong q trình nghiên cứu của đề tài
tơi tiến hành quan sát đối tượng nghiên cứu để kiểm tra quá trình tập luyện
và đánh giá hiệu quả ứng dụng của các hệ thống bài tập.
Phương pháp này giúp tôi nhận ra những thiếu sót và yếu kém khi
thực hiện kỹ thuật của sinh viên chuyên nghành để từ đó xây dựng hệ thống
bài tập có hiệu quả.
2.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Đây là phương pháp sử dụng để đánh giá kết quả của hai nhóm thực
nghiệm và đối chứng để từ đó khẳng định được hiệu quả của hệ thống các
bài tập đã lựa chọn. Phương pháp thực nghiệm sư phạm làm tăng độ chính
xác và khách quan của đề tài.
Tôi tiến hành lựa chọn 26 sinh viên chun nghành K47A - GDTT.
Trong q trình thực nghiệm tơi đã sử dụng phương pháp so sánh song song.
Hai nhóm thực nghiệm và đối chứng được tập luyện trong điều kiện và thời
gian giống nhau.



14

Nhóm thực nghiệm: Tập luyện hệ thống bài tập đã lựa chọn nhằm
nâng cao kỹ thuật đánh cầu trái cao tay.
Nhóm đối chứng: Vẫn tập luyện hệ thống bài tập thông thường trong
các buổi tập.
Sau thời gian tập luyện với hai hệ thống bài tập khác nhau tôi tiến
hành kiểm tra và so sánh kết quả thông qua các test kiểm tra kết quả được
trình bày ở phần kết quả nghiên cứu
2.2.5. Phương pháp toán học thống kê
Là phương pháp làm tăng độ tin cậy của kết quả và tránh được tính
chủ quan trong q trình nghiên cứu của đề tài.
Các thuật tốn được sử dụng:
X =

Tính số trung bình thống kê:

Trong đó:

X

∑ Xi
n

: Là giá trị trung bình cộng

Xi: Là giá trị thành tính từng cá thể
n: tổng số cá thể

Tính số phương sai(n<30)
δ x2 =

∑ ( Xi − X

So sánh số trung bình:(n<30)

A

) 2 + ∑ ( Xi − X B ) 2

nA + nB − 2

t=

XA−XB
2
2
δA δB
+
nA nB


15

Nếu/T/ tính < /T/ bảng thì sự khác biệt khơng có ý nghĩa ở ngưỡng
xác suất P=5%.
Nếu /T/ tính > /T/ bảng thì sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất
P=5%.
2

δ = δX

Độ lệch chuẩn:

Tính hệ số tương quan:

r =

∑( xi − X )( yi −Y )
∑( xi − X ) .∑( yi −Y )
2

2

Tính hệ số biến sai:

Cv

δ
x
= X

.100%

Cv > 10% số liệu không đồng đều.
Cv < 10% số liệu đồng đều.
2.3. Địa điểm nghiên cứu
Tại sân cầu lông - nhà tập đa chức năng – trường Đại học Vinh.
2.4. Tổ chức nghiên cứu
2.4.1. Thời gian nghiên cứu:

Đề tài được nghiên cứu từ 09/2009 đến 05/2010 được chia làm ba giai
đoạn:
Giai đoạn 1:(từ 9/2009 đến 10/2009)
Đọc tham khảo tài liệu lựa chọn đề tài giải quyết nhiệm vụ 1.
Giai đoạn 2:(từ 10/2009 đế 12/2009)
Xây dựng đề cương giải quyết nhiệm vụ 2.
Giai đoạn 3:(từ 1/2010 đến 5/2010)
Hoàn chỉnh đề tài và chuẩn bị báo cáo.
Để hoàn thành đề tài này đúng thời gian, tôi lần lượt giải quyết từng
nhiệm vụ.


16

Tìm đọc tài liệu liên quan tới đề tài, hỏi phỏng vấn các chuyên gia,
các thầy cô giao trong khoa GDTC.
Bố trí thời gian địa điểm để kiểm tra đánh giá năng lực trình độ của
hai nhóm: Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
Địa điểm: Tại sân cầu lơng nhà tập đa chức năng, trường Đại Học Vinh.
Đối tượng đánh giá: 26 sinh viên lớp 47A – GDTC, được chia làm
hai nhóm: Nhóm thực nghiệm (n=13SV), nhóm đối chứng (n=13SV).
Chuẩn bị: Người phục vụ, sân cầu lông, vợt, bàn ghế, bút và các vận
dụng khác.

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN


17


3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lựa chọn bài tập nhằm nâng cao
hiệu quả kỹ thuật đánh cầu trái cao tay trong môn cầu lông
Cầu lông là mơn thể thao có vị trí quan trọng như các môn thể thao
khác thu hút được nhiều người tham gia tập luyện và thi đấu. Với đặc trưng
là thi đấu, môn thể thao này đang được phát triển mạnh trên thế giới đặc
biện là ở các nước Đông Nam Á. Cầu lông thể hiện ở sự phong phú và đa
dạng về lối đánh, sử dụng các kỹ thuật, vận dụng điêu luyện các chiến
thuật. Dựa trên nền tảng các kỹ thuật đã đạt đến mức điêu luyện của vận
động viên.
Ngày nay cầu lông không chỉ dừng lại ở lối đánh đơn thuần mà địi
hỏi vận động viên phải có kỹ thuật cơng thủ tồn diện, kết hợp với sức
mạnh và điểm rơi một cách hợp lý.
Do vậy, trong công tác giảng dạy và huấn luyện đòi hỏi người giáo
viên huấn luyện viên không những hiểu sâu rộng cơ sở thực tiễn của việc
lựa các bài tập mà còn phải nắm một cách chắc chắn về tâm sinh lý và trình
độ chun mơn của vận động viên, để từ đó đề ra được phương hướng và
xây dựng được các bài tập hợp lý và có hiệu quả.
3.1.1. Cở sở lý luận của huấn luyện thể lực
Muốn dành được kết quả cao trong thi đấu một trong những yếu tố
quyết định đến thành tích của vận động viên ngồi việc kỹ thuật cá nhân
điêu luyện thì vận động viên phải có một nền tảng thể lực tốt. Thể lực là
tiền đề, là cơ sở để vận động viên phát huy tốt nhất kỹ thuật và khả năng
thực hiện chính xác những động tác kỹ thuật khó, phức tạp. Q trình
chuẩn bị thể lực cho vận động viên, không chỉ chú ý đến tố chất thể lực
chuyên môn, mà phải biết kết hợp giữa huấn luyện thể lực chung và thể lực
chuyên mơn, để vận động viên có thể lực tồn diện nhất.


18


Q trình hình thành, hồn thiện và phát triển các tố chất thể lực như
sức nhanh, sức mạnh, sức bền, độ khéo léo và mềm dẻo của bản thân có
mối quan hệ chặt chẽ với sự hình thành các kỹ năng kỹ xảo vận động và
mức độ phát triển của các cơ quan trong cơ thể.
3.1.1.1. Tố chất tốc độ và linh hoạt
Đặc điểm nổi bật của môn cầu lông là lối đánh sôi động và tốc độ,
kết hợp với điểm rơi biến hoá, sự điêu luyện kỹ thuật phối hợp ở mọi vị trí.
Vì vậy trong thi đấu cũng như tập luyện cầu lơng cần có khả năng phán
đốn nhanh, phản ứng nhanh, động tác và phương hướng biến đổi nhanh
đặc biệt là động tác vung tay, gập cổ tay… Chỉ có như thế mới dành được
thời cơ và thế chủ động trong mỗi trận đấu.
Tố chất tốc độ chun mơn hố: Các vận động viên cũng như những
người tập phải có đó là tốc độ phản ứng nhanh, tốc độ của các động tác đơn
lẻ. Chẳng hạn khi đánh cầu cần tốc độ để vung tay kết hợp với sự nhuần
nhuyễn của lực cẳng tay và cổ tay để có góc độ thích hợp khi tiếp xúc cầu.
Đánh cầu với tốc độ nhanh sẽ đưa đối phương vào thế bị động. Tốc độ di
chuyển trong môn cầu lông có sự khác biệt lớn so với các mơn thể thao khác.
Do động tác di chuyển và vung tay tới vị trí đánh cầu khơng theo một chu
kỳ, vì vậy trong tập luyện và thi đấu cầu lông người ta phải điều chỉnh tốc
độ, biên độ, điểm tiếp xúc cầu, phạm vi di chuyển của chân và mức độ dùng
sức khi đánh cầu để đạt hiệu quả cao.
Tính linh hoạt và khéo léo: Là khả năng phối hợp giữa các bộ phận
cơ thể một cách thuần thục. Sự linh hoạt khéo léo trong vận động là năng
lực cần thiết trong tập luyện cũng như trong thi đấu cầu lơng. Nó thể hiện ở
khả năng thiết lập một vận động nhịp điệu để đáp ứng nhu cầu khi hoàn
thành một động tác khéo léo. Mặt khác tính linh hoạt được đánh dấu bởi


19


tốc độ chuyển từ động tác kỹ thuật này sang động tác kỹ thuật khác ở mức
độ nhanh hay chậm, phán đốn tính năng của cầu đến một cách chính xác.
Người tập có tính linh hoạt cao bao giờ qua trình thần kinh, thời gian phản
ứng cũng rất nhanh và nhạy bén, sự chuyển hoá hưng phấn và ức chế
nhanh, năng lực điều tiết của hệ thần kinh trung ương với các cơ quan vận
động lớn.
3.1.1.2. Tố chất sức bền chuyên môn
Sức bền là khả năng thực hiện lâu dài một hoạt động nào đó, hay
nói cách khác là khả năng chống lại mệt mỏi khi vận động . Mỗi mơn thể
thao đều có u cầu sức bền mang tính chất chuyên môn riêng biệt, đối
với cầu lông cũng vậy, khả năng duy trì trận đấu mà địi hỏi người tập
phải di chuyển liên tục thay đổi vị trí liên tục khi thi đấu thực hiện các
động tác bật nhảy đánh cầu, tốc độ xử lý nhanh liên tục của tay… Những
kỹ thật này được thực hiện liên tục và duy trì với cường độ cao trong suốt
quá trình tập luyện và thi đấu. Sự giảm sút về sức bền mạnh và sức bền
nhanh trong quá trình tập luyện và thi đấu thể hiện năng lực sức bền của
vận động viên còn thấp điều này tất yếu sẽ dẫn đến hiệu quả thi đấu không
cao. Trong thi đấu, vận động viên phải di chuyển nhanh, đánh cầu liên tục
từ phải, trái, trước sau, đánh cầu cao thấp phải khéo léo chọn vị trí thích
hợp để có thể tấn cơng phịng thủ một cách tốt nhất. Để duy trì được như
vậy khi tập luyện cầu lông cần phải chú ý phát triển sức bền chuyên môn
cho vận động viên, đây là yếu tố hàng đầu quyết định đến thành tích của
vận động viên.
3.1.2. Chiến thuật
Chiến thuật là sự tổng hợp các phương pháp sử dụng thủ pháp kỹ
thuật phù hợp với nhiệm vụ thi đấu hay nhằm đạt được một mục đích nào


20


đó. Vận dụng chiến thuật phải có mục đích trên cơ sở phát huy ưu điểm,
che dấu được nhược điểm của bản thân để tấn công vào yêu điểm và hạn
chế điểm mạnh của đối phương. Với phương châm lấy tấn cơng làm chính,
kết hợp với phịng thủ tích cực, chủ động tạo điều kiện thắng lợi trong thi
đấu. Khi gặp thuận lợi phải nhanh chóng áp đảo đối phương không bỏ lỡ
thời cơ giành tỷ số. Chiến thuật là thực hiện hợp lý khả năng và sức mạnh
của vận động viên. Sử dụng tối đa sai lầm của đối phương, thay đổi hành vi
che dấu ý đồ của mình không cho đối phương biết. Đồng thời phát hiện ra ý
đồ chiến thuật của đối phương để tìm cách phản công lại và giành lợi thế
trong thi đấu. Khi gặp sự bất lợi phải bình tĩnh, dần dần tìm cơ hội để dành
lại thế chủ động.Vận động viên có được chiến thuật tốt sẽ đạt được sự biến
hoá và năng lực thích ứng ở mọi trận đấu để giành được thắng lợi.
Trong thi đấu cầu lông để giành được chiến thắng trong thi đấu, vận
động viên cần biết vận dụng những phương pháp thi đấu hợp lý nhất, tìm ra
những động tác và phương pháp hiệu quả nhất trong từng điều kiện vận
dụng các pha đánh cầu gây được bất ngờ cho đối phương, tạo được tình
huống, thời cơ có lợi cho mình.
Sự nhanh trí, sáng tạo biết đánh giá nhanh, chính xác tình huống
phức tạp, đốn trước được hậu quả của nó. Sự vận dụng nhanh các động tác
kỹ chiến thuật một cách độc lập.
Quá trình huấn luyện chiến thuật là quá trình tác động sư phạm để
hình thành và phát triển ở vận động viên các phương pháp giải quyết nhiệm
vụ hợp lý nhất, trên cơ sở đó nâng cao năng lực chuyên môn nhằm đạt hiệu
quả trong quá trình thi đấu. Vì vậy việc huấn luyện đào tạo vận động viên
công tác bồi dưỡng năng lực tư duy chiến thuật rất quan trọng. Nhiệm vụ
hàng đầu của huấn luyện là huấn luyện nâng cao các chất lượng kỹ thuật,


21


chiến thuật. Vận dụng nó kết hợp huấn luyện kỹ thuật với chiến thuật sẽ
nâng cao chất lượng huấn luyện. Huấn luyện kỹ thuật phải theo yêu cầu
nhất định của huấn luyện chiến thuật và huấn luyện kỹ thuật để làm nền
tảng cho huấn luyện chiến thuật. Song huấn luyện kỹ thuật và chiến thuật
không thể thay thế cho nhau. Huấn luyện chiến thuật được sắp xếp theo tỷ
lệ nhất định, qua tập luyện lặp đi lặp lại nhiều lần trong từng giai đoạn khác
nhau của thời kỳ huấn luyện.
Đặc điểm của cầu lơng là tính đối kháng, tính linh hoạt cao, vì vậy yêu
cầu hoạt động của hệ thống thần kinh của người tập phải hưng phấn nhanh,
ức chế kịp thời. Sự chuyển nhanh quá trình hưng phấn và ức chế làm cho
người tập nhanh chóng biến thành năng lực khống chế. Việc huấn luyện biến
hoá linh hoạt, phong phú và đa dạng đối với người tập cầu lông khơng
những nâng cao năng lực chuyển hố và ức chế để củng cố các phản xạ có
điều kiện. Phương pháp huấn luyện này có lợi cho vận động viên nắm vững
chiến thuật trong thi đấu.
3.1.3. Tâm lý
Sự hoạt động tích cực của các vận động viên, người tập, tình huống
thay đổi nhanh, sự đan xen thành công hay thất bại, sự căng thẳng về thể
lực, sự tác động của dụng cụ, sân bãi, tính chất cuộc thi đấu, khán giả… khi
thể hiện cảm xúc của mình đối với những việc diễn ra trên sân tất cả điều
đó làm cho cầu lông trở thành một trong những môn thể thao giàu cảm xúc
nhất, tính đặc trưng khơng chỉ biểu hiện rõ ở những trạng thái tâm lý tích
cực và tiêu cực, mức độ hồi hộp và cả sự diễn biến tỷ số trong quá trình thi
đấu cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi đột ngột trạng thái cảm xúc. Trận đấu
càng quan trọng thì diễn biến tâm lý càng phức tạp. Vì vậy, trong tập luyện
và thi đấu người tập khơng những nắm vững các yếu tố kỹ thuật, chiến


22


thuật, thể lực thì một yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực và thành
tích thi đấu của vận động viên là yếu tố tâm lý.
Trong thi đấu thể thao ở vận động luôn diễn ra các trạng thái tâm lý:
Trạng thái tâm lý trước thi đấu, trạng thái tâm lý trong thi đấu và trạng thái
tâm lý sau thi đấu.
Trạng thái tâm lý trước thi đấu còn gọi là trạng thái khởi thi. Cơ sở
tâm lý của nó là càng gần đến thời điểm thi đấu, mức độ căng thẳng tâm lý
càng tăng lên. Trong những điều kiện thuận lợi nhất, mức căng thẳng cảm
xúc tối ưu trùng với thời điểm xuất phát, đó là trạng thái sẵn sàng thi đấu.
Trạng thái tâm lỹ sẵn sàng thi đấu ảnh hưởng tới hoạt động của vận động
viên trong thi đấu làm cho họ thể hiện tối đa trình độ chun mơn và tâm lý
của mình. Nếu sự căng thẳng tâm lý kéo dài thì sự căng thẳng tăng dần trở
thành trạng thái sốt xuất phát. Nó là trạng thái bất lợi bởi vì trạng thái sốt
xuất phát có thể chuyển đột ngột sang trạng thái thờ ơ. Trạng thái thờ ơ là
kết quả căng thẳng quá mức phản ánh mức độ thấp về hoạt tính thần kinh
và tâm lý của vận động viên.
Trạng thái tâm lý trong thi đấu: Thi đấu thể thao đặt ra những yêu
cầu rất lớn đối với sự căng thẳng thể chất, thần kinh và tâm lý của vận động
viên. Sự căng thẳng đó có thể đạt tới mức tối đa. Trong thi đấu còn xảy ra
trạng thái “cực điểm” và trạng thái “ hô hấp lần hai”.
Trạng thái tâm lý sau thi đấu thông thường vận động viên rung động
với thành tích đã đạt được và tạo nên những cảm xúc tốt họ cảm thấy hạnh
phúc, sung sướng, tự tin vào năng lực của mình và mong muốn được tiếp
tục tập luyện và thi đấu. Nhưng nếu kết quả bị thất bại sẽ gây ra ở vận động
viên tâm lý buồn chán, tiêu cực, thất vọng, xấu hổ, đau khổ làm tiêu tan sức
lực, lãnh đạm và mất lịng tin ở mình.


23


Vì vậy huấn luyện tâm lý cho vận động viên cầu lông là một nhiệm
vụ rất cần thiết và quan trọng trong q trình đào tạo, là một khâu khơng
thể thiếu được trong quá trình giảng dạy, huấn luyện trực tiếp môn cầu lông
và phải được rèn luyện ở mọi lúc mọi nơi.
3.1.4. Cơ sở lý luận của kỹ thuật đánh cầu trái cao tay
Kỹ thuật đánh cầu trái cao tay là kỹ thuật tấn công quan trọng. Được
sử dụng khi đánh trả những quả cầu của đối phuơng đánh sang cao ở bên
trái. Đặc điểm của kỹ thuật đánh cầu trái cao tay biểu hiện như sau:
Khi thấy đối phuơng đánh cầu cao sang bên trái thì lấy chân trái làm
trụ, chân phải buớc lên truớc sang trái một buớc. Thân trên cũng quay vịng
lưng huớng về phía đánh cầu. Đồng thời tay phải cầm vợt đưa từ trước sang
trái lên cao, đầu vợt chúc xuống, khuỷu tay cao hơn vai. Góc tạo thành giữa
cẳng tay và cánh tay là một góc vng. Khi hai chân đã cố định thì nhanh
chóng lăng vợt từ sau ra trước lên cao. Cánh tay gần như duỗi thẳng, thân
người cũng xoay nhanh từ trái sang phải để phối hợp lực đánh cầu. Điểm
tiếp xúc cầu ở trên cao chếch bên trái, góc độ tiếp xúc cầu tuỳ theo ý đồ
chiến thuật đánh cầu.
Khi học tập và vận dụng kỹ thuật đánh cầu trái cao tay cần phải chú
ý những điểm sau:
- Di chuyển buớc chân kịp thời và đúng vị trị, kết hợp với thân trên,
tay cầm vợt là vấn đề then chốt khi đánh cầu.
- Sử dụng lực đánh cầu hợp lý, khi tấn cơng theo ý đồ sử dụng góc độ
vợt và điểm tiếc xúc của vợt, mặt phải, mặt trái của vợt một cách hợp lý để
tạo lợi thế.
- đánh cầu vừa phải mạnh, vừa phải vững chắc, tốc độ nhanh mạnh,
xung lực lớn, biến đổi góc độ, nhịp độ và điểm rơi để tạo lợi thế chủ động.


24


- Khả năng phát lực của toàn thân và phối hợp nhịp nhàng giữa chân,
lưng và tay đồng thời xoay người nhanh là yếu tố quan trọng của kỹ thuật
đánh cầu trái cao tay.
Đây là một kỹ thuật khó và phức tạp bởi vì vận động viên vừa phải
thực hiện nhiệm vụ tấn công của những quả đánh ở bên trái vừa phải điều
cầu theo ý đồ chiến thuật để đưa đối phương vào thế bị động có lợi cho
mình.
Phát triển trình độ cầu lơng phải đề cập đến sự phát triển theo con
đường phức tạp hố kỹ thuật. Chính vì vậy, trong quá trình tập luyện thi
đấu mỗi người phải thực hiện tốt các kỹ thuật đơn lẻ và vận dụng nhiều
miếng chiến thuật khác nhau, phù hợp với đối tượng và tình huống thi đấu.
Nhưng trên thực tế khơng có một vận động viên nào lại hồn thiện được tất
cả kỹ thuật ở mức độ như nhau, mỗi vận động viên phải biết phát huy sở
trường của mình cùng với việc sử dụng được một kỹ thuật tấn công sắc bén
để giành được điểm và hỗ trợ cho tình huống tiếp theo.
Lịch sử phát triển cầu lơng đã cho thấy rằng, một vận động viên
muốn đạt thành tích cao trong thi đấu ngồi cơng thủ tồn diện thì yếu tố
tâm lý cũng đóng vai trị hết sức quan trọng. Thực tế cho thấy, xu hướng
đánh cầu hiện nay là: Tích cực tấn cơng, sử dụng các cú đánh để dứt điểm
nhanh chóng thể hiện tính ưu việt.
Trong thi đấu các vận động viên có đẳng cấp cao ở Việt Nam thường
sử dụng lối đánh tấn cơng là chính điều đó đã đưa lại cho họ những thứ
hạng cao ở các giải thi đấu lớn. Như vậy, đã chứng tỏ được uy lực và tầm
quan trọng của lối đánh tích cực tấn cơng tồn diện. Muốn chiến thắng thì
vận động viên chỉ có một con đường duy nhất là phải tích cực tấn cơng và
nhanh chóng dứt điểm. Vậy vấn đề đặt ra là làm sao phải tăng cường được
khả năng dứt điểm và tiết kiệm thể lực cho vận động viên trong thi đấu.


25


Qua nghiên cứu, thao khảo các tài liệu chuyên môn và qua q trình
quan sát thi đấu tơi nhận thấy việc vận dụng hợp lý kỹ thuật đánh cầu trái
cao tay là miếng chiến thuật cơ bản trong thi đấu cầu lông, sử dụng động
tác này linh hoạt và hiệu quả sẽ làm cho đối phương bị động và giao động
về mặt tâm lý và ảnh huởng trực tiếp đến kết quả và thành tích thi đấu của
vận động viên.
Trên đây là cơ sở giúp cho giáo viên, người tập hiểu đúng nguyên lý
đánh cầu và sử dụng kỹ thuật đánh cầu có hiệu quả như thế nào. Nhung
trên thực tế không phải người tập nào cũng sử dụng tốt và có hiệu quả kỹ
thuật này, khi quan sát quá trình tập luyện, học tập của các sinh viên
chuyên ngành truờng Đại học Vinh tôi nhận thấy:
- Cuờng độ sử dụng bài tập đánh cầu trái cao tay chưa cao.
- Khối luợng các bài tập đánh cầu chưa lớn.
- Nhiều nguời sử dụng kỹ thuật đánh cầu chưa đuợc nhuần nhuyễn.
- Nội dung và hình thức tập luyện cịn hạn chế và đơn điệu.
Dựa trên cơ sở lý luận và quá trình quan sát thực tiễn tập luyện của
sinh viên chuyên ngành GDTC truờng Đại học Vinh và đã nghiên cứu và lựa
chọn ra một hệ thống các bài tập để nhằm nâng cao hiệu quả trái cao tay.
Tôi đã thực hiện lấy ý kiến phỏng vấn của huấn luận viên, vận động
viên và giáo viên giảng dạy cầu lông, kết quả thu đuợc cụ thể như sau:
- Số phiếu phát ra: 30 phiếu.
Đối tượng là các huấn luyện viên, vận động viên, giáo viên giảng
dạy cầu lông ở Nghệ An. Kết quả đuợc trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Kết quả phỏng vấn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả
đánh cầu trái cao tay.
Số người lựa chọn



×